Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Vị trí và tầm quan trọng của vận chuyển trong nền kinh tế và tại các doanh nghiệp. Giải pháp phát triển năng lực vận chuyển của các công ty kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.17 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐÂU………………………………………………………………..
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN ……………………………………………
1. Vận chuyển trong logistics……………………………………………………
1.1. Khái niệm vận chuyển……………………………………………………
1.2. Chức năng của vận chuyển trong logisics………………………………
1.3. Các loại hình vận chuyển hàng hoá và vai trò của nó……………………
2. Vị trí và tầm quan trọng của vận chuyển trong nền kinh tế và tại các doanh
nghiệp. ……………………………………………………………………….
2.1. Đối với nền kinh tế……………………………………………………
2.2. Đối với các doanh nghiệp. ………………………………………………
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN……………………………………………
1. Năng lực vận chuyển của các công ty kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam
1.1. Năng lực vận chuyển là gì ? . ………………………………………………
1.2. Năng lực vận chuyển của các công ty kinh doanh dịch vụ logistics Việt
Nam…………………………………………………………………………..
2. Giải pháp phát triển năng lực vận chuyển của các công ty logistics Việt Nam
C. KẾT LUẬN………………………………………………………………….
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế đang trong đà phát triển mạnh, các lĩnh vực kinh tế đều
được phát huy hết với công suất của nó. Đối với doanh nghiệp, logistics đóng vai trò
quan trọng trong việc giải quyết đầu vào và đầu ra một cách hiệu quả., thay đổi
nguồn tài nguyên đầu vào và đầu ra hoặc tối ưu hóa quá trình vận chuyển nguyên
nhiên vât liệu, hàng hóa, dịch vụ giúp giảm chi phí và làm tăng khả năng cạnh tranh
của DN.
Logistics là một ngành mới mẻ đối với Việt Nam tuy nhiên nó lại là ngành
mang lại nguồn lợi lớn cho các nước phát triển. Trong logistics thì khâu quan trọng
nhất là vận tải, nó chiếm từ 40-60% chi phí logistics. Như vậy để phát triển năng lực
dịch vụ logistics thì vận chuyển đóng vai trò cốt yếu.
Nhận thức được những điều đó nhóm 5 đã cùng nhau đi tìm hiểu và lựa
chọn đề tài: “Vị trí và tầm quan trọng của vận chuyển trong nền kinh tế và tại


các doanh nghiệp. Giải pháp phát triển năng lực vận chuyển của các công ty
kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam”.
Do hạn chế về thời gian và khả năng tiếp cận thực tế nên đề tài thảo luận
không tránh khỏi thiếu sót . Kính mong thầy cô và các bạn sinh viên quan tâm
đóng góp, bổ sung ý kiến để giúp cho đề tài thảo luận được hoàn thiện hơn .
Xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 17 tháng 12 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nhóm 5 – HQ1D - K5
A.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Vận chuyển trong logistics
1.1. Khái niệm vận chuyển
Vận chuyển hàng hóa, xét theo quan điểm quản trị logistics, là sự di chuyển
hàng hóa trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện
các yêu cầu của mua bán, dự trữ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Dưới góc độ của toàn bộ nền kinh tế, sự cần thiết của vận chuyển hàng hóa
xuất phát từ sự cách biệt về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng, mà
chủ yếu là quá trình tập trung hóa và chuyên môn hóa của sản xuất và tiêu dùng, do
đó yêu cầu vận chuyển tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống vận
tải là cầu nối để xóa đi những mâu thuẫn khách quan đó.,
1.2. Chức năng của vận chuyển trong logisics.
Xuất phát từ bản chất logistics, vận chuyển có 2 chức năng: chức năng di
chuyển và chức năng dự trữ.
- Chức năng di chuyển: Đây là chức năng chủ yếu của vận chuyển. Thực hiện
chức năng này, vận chuyển tiêu tốn các nguồn lực: Thời gian, tài chính và môi
trường.
+ Thời gian là nguồn lực chính mà vận chuyển tiêu tốn và do đó vận chuyển
hợp lý khi chi phí thời gian vận chuyển ít nhất. Chi phí thời gian vận chuyển là một
trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giá trình độ dịch vụ logistics. Tăng tốc độ vận
chuyển đảm bảo duy trì dự trữ hợp lý, giảm dự trữ trên đường và trong mạng lưới

logistics, đồng thời cung cấp kịp thời hàng hoá cho khách hàng. Và do đó, tăng tốc
độ vận chuyển hợp lý sẽ đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
thương mại.
+ Vận chuyển hàng hoá gắn liền với các chi phí: phương tiện vận tải, lao
động, quản lý, hao hụt... .,có nghĩa vận chuyển hàng hoá tiêu tốn các nguồn lực tài
chính. Một phương án vận chuyển hợp lý phải đảm bảo giảm chi phí vận chuyển
đến mức thấp nhất.
+ Vận chuyển hàng hoá cũng đồng nghĩa với tiêu tốn các nguồn lực môi
trường. Vận chuyển trực tiếp tiêu tốn nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần bị cạn
kiệt như dầu mỏ, than đá..., đồng thời làm ô nhiễm môi trường không khí, gây tiếng
ồn, làm tắc nghẽn giao thông... Chính vì vậy, nhà nước rất quan tâm đến ngành giao
thông vận tải nhằm giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng của vận chuyển đến môi
trường.
- Chức năng dự trữ hàng hoá : Đây là chức năng không cơ bản gắn liền với
việc tồn trữ hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Dự trữ hàng hoá trong vận chuyển
phụ thuộc vào tốc độ và cường độ vận chuyển. Phương tiện vận tải có tốc độ càng
cao thì dự trữ trênđường càng nhỏ. Đồng thời có thể lợi dụng chức năng này để sử
dụng phương tiện vận tải dự trữ hàng hoá thay cho kho trong những trường hợp nếu
sử dụng phương tiện vận tải để dự trữ tốt hơn kho: do thiếu kho, thay kho dự trữ
ngắn ngày để tiết kiệm chi phí bốc dỡ...Nguyên tắc dự trữ trên phương tiện là đảm
bảo chất lượng hàng hoá, giảm thời gian vận động của hàng hoá với chi phí thấp.
1.3. Các loại hình vận chuyển hàng hoá và vai trò của nó
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các loại hình vận chuyển càng phong
phú. Có thể phân loại vận chuyển hàng hoá theo một số tiêu thức sau:
- Theo đặc trưng của con đường và phương tiện vận tải, có các loại hình vận
chuyển : vận chuyển đường sắt, đường thuỷ, đường bộ (ôtô), đường không (máy
bay), đường ống.Đặc điểm cơ cấu chi phí của các loại hình vận chuyển này như sau:
+ Đường sắt: Chi phí cố định cao, chi phí biến đổi thấp
+ Đường thuỷ: Chi phí cố định trung bình, chi phí biến đổi thấp
+ Đường bộ: Chi phí cố định thấp, chi phí biến đổi trung bình

+ Đường không: Chi phí cố định thấp, chi phí biến đổi cao
+ Đường ống: Chi phí cố định rất cao, chi phí biến đổi thấp nhất.
* Các đặc trưng dịch vụ và chi phí của các loại hình phương tiện vận tải
được thể hiện ở bảng :
Những đặc điểm dịch vụ và chi phí của các phương tiện vận tải
Ghi chú: Từ 1 đến 5- Từ tốt nhất đến kém nhất
- Theo đặc trưng sở hữu và mức độ điều tiết của nhà nước, có các loại hình
vận chuyển : vận chuyển riêng, vận chuyển hợp đồng và vận chuyển chung.
+ Vận chuyển riêng là loại hình vận chuyển trong đó, các doanh nghiệp
(không phải kinh doanh vận tải) có phương tiện vận tải và tự cung cấp dịch vụ vận
chuyển cho riêng mình. Vận chuyển riêng ít bị điều tiết bởi luật kinh tế, tuy nhiên
phải tuân thủ những điều luật liên quan đến di chuyển những hàng hoá nguy hiểm,
đến an toàn lao động, phương tiện, và các điều luật xã hội khác do nhà nước ban
hành.
Đặc
điểm
Phương tiện
Tốc
độ
Tính
liên tục
Độ tin
cậy
Khả năng
bảo quản
nhiều loại
hàng
Tính
linh
hoạt

Chi
phí
1- Đường sắt 3 4 4 2 2 3
2- Đường thủy 4 5 5 1 4 1
3- Đường bộ
(Ôtô)
2 2 2 3 1 4
4- Đường không
(máy bay)
1 3 3 4 3 5
5- Đường ống 5 1 1 5 5 2
+ Vận chuyển hợp đồng: Người vận chuyển hợp đồng cung cấp dịch vụ vận
tải cho khách hàng có chọn lọc. Cơ sở của hợp đồng là sự thoả thuận về chi phí và
dịch vụ giữa người vận chuyển và chủ hàng mà không bị nhà nước chi phối. Trong
từng thời kỳ, người vận chuyển hợp đồng bị hạn chế tuyến đường và hàng hoá vận
chuyển, do đó hạn chế lượng khách hàng và khả năng cạnh tranh trực tiếp với
những người vận chuyển chung (vận chuyển công cộng).
+ Vận chuyển chung (công cộng): Cơ sở căn bản của hệ thống vận chuyển
chung là những người vận chuyển chung (common carriers). Vận chuyển chung có
trách nhiệm cung cấp dịch vụ với mức giá chung(được qui định)cho công chúng.
Quyền hạn vận chuyển chung có thể cho mọi hàng hoá, hoặc giới hạn chuyên môn
hoá cho các loại hàng. Đồng thời người vận chuyển chung được định rõ khu vực
địa lý hoạt động.
- Theo số lượng phương tiện và mức độ tập trung vận chuyển:
+ Vận chuyển đơn thức: Chỉ sử dụng một phương tiện và với một người vận
chuyển
+ Vận chuyển đa phương thức (đa phương tiện tập trung): sử dụng nhiều ph-
ương tiện vận tải, nhưng chỉ với một chứng từ vận tải và do một tổ chức chịu trách
nhiệm.
+Vận chuyển đứt đoạn (đa phương tiện phân tán): sử dụng nhiều phương

tiện vận tải, với nhiều chứng từ vận tải và do nhiều tổ chức chịu trách nhiệm.
- Các thành phần tham gia quá trình vận chuyển hàng hoá:
Dịch vụ vận chuyển là một loại sản phẩm đặc biệt và do đó có nhiều thành
phần tham gia, bao gồm: Người giao và người nhận hang, Người vận chuyển,
Chính phủ và, công chúng.
+ Người giao hàng (shipper, còn gọi là chủ hàng): là người yêu cầu vận
chuyển hàng hoá đến địa điểm nhất định trong khoảng thời gian cho phép. Thành
phần này thực hiện các hoạt động như tập hợp lô hàng, đảm bảo thời gian cung
ứng, không để xẩy ra hao hụt và các sự cố, trao đổi thông tin kịp thời và chính
xác,.... Mục tiêu của người giao hàng là sử dụng dịch vụ vận chuyển sao cho có thể
tối thiểu hoá tổng chi phí logistics (gồm chi phí vận chuyển, dự trữ, thông tin, và
mạng lưới) trong khi đáp ứng tốt mức dịch vụ khách hàng yêu cầu.
Bởi vậy, người giao hàng cần hiểu biết về những cơ hội và khó khăn của các
phương án vận chuyển khác nhau, đồng thời cần có kĩ năng đàm phán và thương
lượng để có được chất lượng vận chuyển cao với các điều khoản hợp lí. Người gửi
và đơn vị vận tải cần xây dựng được mối quan hệ hợp tác, gắn bó trên cơ sở hai
bên cùng có lợi và phát triển bền vững.
Người nhận
ĐV vận tải
Người gửi
Chính phủ
Công chúng
Dòng hàng hóá
Dòng chứng
từ/thanh toán
Dòng thông tin

×