Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

nghiên cứu bài thuốc đông y xg1 điều trị xơ gan còn bù do rượu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.37 KB, 59 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xơ gan là một quá trình viêm lan toả với xơ hoá, đảo lộn cấu trúc bình
thường của gan dẫn tới hình thành các nhân có cấu trúc không bình thường.
Xơ gan là một bệnh thường gặp ở Việt nam cũng như trên thế giới. Theo tài
liệu của tổ chức y tế thế giới thì tỷ lệ tử vong do xơ gan ở các nước từ 10 đến
20 / 100.000 dân[29].[30].
Xơ gan do nhiều nguyên nhân như các bệnh gan mạn tính, bệnh đường
mật, xơ gan do rượu. Do sự phát triển của xã hội, xơ gan do rượu ngày càng
phổ biến. Hằng năm ở Mỹ tiêu tốn trên 1.6 tỷ USD cho xơ gan do rượu, là
loại chiếm 44% tử vong do xơ gan ở Mỹ [2]. ở Anh xơ gan là nguyên nhân
của 6000 người chết hàng năm và xơ gan rượu chiếm khoảng 80% trong
tổng số xơ gan [43]. Tại Việt nam xơ gan do rượu ngày càng nhiều và chiếm
khoảng 20% trong các nguyên nhân xơ gan [19]. Hậu quả cuối cùng của xơ
gan do rượu là K gan. Xơ gan do rượu nếu không đuợc điều trị sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khoẻ và nhân cách con người. Hiện điều trị xơ gan còn bù
do rượu hàng đầu là bệnh nhân phải bỏ rượu và dựng các thuốc bảo vệ tế
bào gan, tăng cường chức năng gan. Tuy nhiên giá thành của những thuốc
này còn cao.
Hiện nay nền Y học của thế giới rất quan tâm tới việc nghiên cứu các
dạng thuốc có nguồn gốc thảo mộc như Sylymarin chiết xuất từ cây ké có tác
dụng bảo vệ tế bào gan và gần như không có độc tính, được biết đến như một
dược phẩm hàng đầu điều trị gan ở châu Âu thế kỷ XVI, Chophyton chiết
xuất từ cao Actiso có tác dụng điều trị hỗ trợ chứng hoàng đản rất tốt. Nền Y
học cổ truyền nước ta từ xưa cũng có nhiều bài thuốc hay sử dụng cây cỏ,
nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên điều trị các bệnh lý gan mật và còn
được truyền đến tận ngày nay như “Tiêu dao tán”, “Nhân trần ngũ linh tán”,
“Nhân trần cao thang” [6]
1
Gần đây ở Trung Quốc cũng có nhiều công trình nghiên cứu các vị
thuốc, bài thuốc điều trị xơ gan có hiệu quả như bài “ Kháng nguyên thang”,
“Sơ can kiện tỳ thang” , “Hoạt can thang” [10].


ở nước ta cũng có một số chế phẩm chiết xuất từ thảo mộc điều trị bệnh
lý gan mật có hiệu quả như Livbilnic chiết xuất từ Diệp hạ châu, cao Actiso,
trà tan Diệp linh [32]. Tuy nhiên chưa có chế phẩm nào điều trị xơ gan còn
bù do rượu.
Xuất phát từ tình hình điều trị xơ gan nói chung và xơ gan còn bù do
rượu nói riêng chúng tôi bước đầu nghiên cứu bài thuốc Đông y XG1 điều trị
xơ gan còn bù do rượu với các mục tiêu sau:
1. Xác định độc tính cấp của bài thuốc Đông y XG1
2. Đánh giá tác dụng của bài thuốc đông y XG1 trên một số chỉ tiêu
lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân xơ gan còn bù do rượu
3. Khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc Đông y XG1
2
CHƯƠNG 1
Tổng QUAN
1.1 QUAN NIỆM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ BỆNH XƠ GAN VÀ XƠ
GAN CÒN BÙ DO RƯỢU
Bệnh xơ gan được công bố lần đầu tiên vào năm 1819 do nhà lâm sàng
học người Pháp R.T Laennec mô tả khi mổ tử thi người lính nghiện rượu.
Năm 1891 Banti mô tả xơ gan bắt đầu từ lách to có trước.[ 31].[32]
Xơ gan là bệnh thường gặp ở Việt nam cũng như trên thế giới. Xơ gan do
nhiều nguyên nhân như các bệnh gan mạn tính, bệnh đuờng mật, nghiện rượu.
Theo số liệu thống kê ở Mỹ, năm 2003 có hơn 2 triệu người mắc bệnh gan do
rượu và gây tử vong 27.035 người, và ở Anh là 7,6 trường hợp tử vong/ 100
ngàn dân. Hàng năm ở Mỹ tiêu tốn trên 1,6 tỷ USD để điều trị cho bệnh nhân
xơ gan do rượu, song tỷ lệ tử vong vẫn chiếm 44% trên tổng số ca tử vong do
xơ gan ở Mỹ. Trong các nguyên nhân gây xơ gan ở Mỹ thuộc nhóm tuổi từ 35
đến 54 thì rượu chiếm phần lớn và xơ gan rượu đứng thứ 4 trong nguyên nhân
gây tử vong ở nam giới, thứ 5 ở nữ giới. Theo nghiên cứu của Esteban Mezey
xơ gan xảy ra với tỷ lệ cao ở lứa tuổi từ 45 đến 64 và 2 loại chủ yếu là xơ gan
do rượu và xơ gan do vi rút: 63% ở người trên 60 tuổi và 27% ở người trẻ

[27].[42].[44]
Theo nghiên cứu của Arthur sự sống sót của xơ gan sau 5 năm và 10 năm
do các nguyên nhân là [37]
Nguyên nhân Sau 5 năm (%) Sau 10 năm (%)
Rượu 23 7
Virut viêm gan C 38 24
Virut viêm gan B 48 20
Tại Pháp xơ gan 80% nguyên nhân là do rượu, Không chỉ ở Pháp mà các
nước châu Âu, Mỹ nguyên nhân xơ gan do rượu cũng chiếm tỷ lệ cao và là
nguyên nhân phổ biến nhất của các bệnh gan . Theo tổ chức y tế thế giới
3
(WHO _ 1978) ở các nước này tỷ lệ tử vong do xơ gan giao động từ 10 đến
20/100 ngàn dân [ 38].[39]
Nhưng uống rượu số lượng bao nhiêu và thời gian bao lâu thì ảnh hưởng
tới gan và các bệnh gan mạn tính do rượu. Theo Thomasd lượng rượu là 40
đến 80g một ngày uống liên tục 5 đến 15 năm sẽ gây nên bệnh gan mạn tính.
Tuy nhiên không phải tất cả những người lạm dụng rượu đều gây tổn thương
gan. Tỷ lệ mới mắc của xơ gan trong số những người nghiện rượu qua mổ tử
thi vào khoảng 10 đến 15%. Mặc dù mối liên quan giữa nghiện rượu và bệnh
gan đã được biết đến từ rất lâu, nhưng cơ chế chính xác của bệnh gan vẫn
được bàn cãi. Lượng rượu trung bình ở một nhóm lớn nam giới bị xơ gan do
rượu là 160g/ngày trong tám năm. Viêm gan do rượu, một tổn thương tiền xơ
gan được phát hiện ở 4% người uống dưới 160g/ngày. Trong phần lớn trường
hợp liều nguy hiểm là trên 80g/ngày. Thời gian uống cũng rất quan trọng. Cả
xơ gan và viêm gan do rượu đều không được phát hiện ở người uống trung
bình 160g/ngày trong vòng dưới 5 năm trong khi 50% người uống với mức độ
lớn hơn trong thời gian trung bình 21 năm đã phát triển thành xơ gan.[34].
[39]
Còn ở Việt nam: xơ gan nguyên nhân chủ yếu là do virút, ngoài ra rượu cũng là
nguyên nhân đáng kể và tăng nhiều trong những năm gần đây. Theo Nguyễn Xuân

Huyên xơ gan do rượu ở Trung quốc là 11,6%, ở Việt nam vào khoảng 6% [12]
Theo nghiên cứu của Vũ Văn Khiêm, Bùi Văn Lạc, Mai Hồng Bàng cho
thấy tỷ lệ các nguyên nhân gây xơ gan như sau [19]
Do rượu 20%
Do virut viêm gan B là 55%
Do virut viêm gan C là 5%
Do rượu + virut viêm gan B là 5%
Do nguyên nhân khác là 15%
* Chẩn đoán xơ gan tiềm tàng (còn bù): Triệu chứng lâm sàng nghèo
nàn: người bệnh vẫn làm việc bình thường, chỉ có một số triệu chứng gợi ý:
4
[26].[31].[32]
- Người mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu
- Rối loạn tiêu hoá, đại tiện táo hoặc lỏng
- Bụng chướng khó tiêu
- Đau tức vùng hạ sườn phải
- Vàng da hoặc sạm da
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng
- Phù nhẹ hai chi dưới hoặc không
Các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu ngoại vi: có thiếu máu hoặc không. Nếu có thiếu máu là
thiếu máu nhược sắc - huyết sắc tố giảm, số lượng tiểu cầu giảm.
- Các xét nghiệm về chức năng gan bị suy giảm:Albumin có thể giảm,
gamma globulin tăng, tỷ lệ A/ G nhỏ hơn 1
+ Tỷ lệ Prothrombin hạ thấp
+ Cholesterol giảm
+ Các globulin miễn dịch IgG, IgM tăng cao
+ ứ mật: Bilirubin máu tăng cao
+ Transaminase ALT, AST tăng cao, rõ rệt nhất trong đợt tiến triển của xơ
gan

Để chẩn đoán xơ gan còn bù do rượu ngoài các triệu chứng chung của xơ
gan còn bù còn có một số triệu chứng và xét nghiệm hỗ trợ thêm:
- Tiền sử uống rượu kéo dài
- Xét nghiệm máu ngoại vi: thể tích trung bình hồng cầu ( MCV) có thể >
95 fl
- Các enzym AST, ALT tăng cao nhưng không nhiều bằng xơ gan do các
nguyên khác như virut, do thuốc. Tỷ lệ AST/ALT thường lớn hơn 2
- GGT tăng cao
Sự kết hợp tăng MCV và GGT huyết thanh có thể xác định 90% bệnh
nhân phụ thuộc ruợu [27 ]
5
- Hình ảnh siêu âm gan [26]
* Trong xơ gan do rượu hình ảnh siêu âm gan chủ yếu là xơ gan nốt nhỏ.
Kích thước gan lớn, các vùng cửa nối với nhau bằng các dải xơ nhỏ phân tách
tế bào gan thành những nốt nhỏ. Độ hồi âm của nhu mô gan tăng. Độ hút âm
của nhu mô gan tăng do hiện tượng thói hoá mỡ và mô xơ. Nhu mô gan thô
ráp, không đều, đôi khi bắt gặp dạng hạt do các nốt hình thành, hình ảnh các
nốt này có thể thấy hằn rõ trên thành các tĩnh mạch gan. Đường bờ gan không
đều do các nốt và dải xơ co rúm xung quanh. Góc gan trở nên tự.
* Những biến đổi của các cấu trúc mạch máu và huyết động:
+ Hình ảnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa: do hiện tượng xơ hoá trong các tiểu
thuỳ gan làm chít hẹp khoảng cửa, cản trở lưu thông ở xoang tĩnh mạch, chít
hẹp phần nào tĩnh mạch gan dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa, biểu hiện:
tăng đường kính tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách, tĩnh mạch mạc treo tràng
trên, lách to, dịch cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ cửa – chủ
+ Động mạch gan dãn và ngoằn ngoèo
- Nội soi thực quản dạ dày: dãn tĩnh mạch thực quản từ một vài tĩnh mạch
trên thành thực quản đến giãn toàn bộ tĩnh mạch trong lòng thực quản từ độ I
đến độ IV
* Điều trị

- Điều trị xơ gan còn bù do rượu quan trọng nhất là phải bỏ rượu
- Chế độ ăn: ăn nhiều chất đạm (100g/ ngày) nhiều hoa quả tươi để cung
cấp vitamin. Nếu có phù cần ăn nhạt [31].[32].[33]
- Chế độ thuốc
+ Nhóm thuốc làm cải thiện chuyển hoá tế bào gan:
Glucoza đường uống hoặc đường tiêm truyền
Vitamin B, C, axit folic
Thuốc chuyển hoá mật : viên cao hoặc nước sắc Actiso
+ Thuốc bảo vệ tế bào gan: Sylimarine (Legalon ) 70mg 2 đến 6 viên/ ngày
Forter, RB 25 2 đến 4 viên/ ngày
6
+ Trường hợp bệnh nhân có rối loạn đông máu, xuất huyết dưới da, chảy
máu cam, chảy máu chân răng cần truyền máu tươi toàn phần, khối hồng cầu,
khối tiểu cầu.
* Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới về bệnh lý gan liên
quan tới rượu: Nguyễn Thị Dụ, Nguyễn Trung Cấp:“Các bệnh lý cấp tính ở
người nghiện rượu tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Bạch Mai”, Ngơ Chí
Hiếu: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hồi sức bệnh nhân có
hội chứng cai rượu”, Hồng Trọng Thảng “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, sự
biến đổi men transamynaza và gamaglutamyl transpeptidase ở bệnh gan do
rượu”. Nguyễn Thị Song Thao “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số xét
nghiệm bệnh nhân xơ gan có nghiện rượu” [11], [13], [27], [30].
Ở Việt Nam từ trước đến nay cũng có một số công trình nghiên cứu các
thuốc và vị thuốc có tác dụng tốt với bệnh gan mật như cây bồ bồ điều trị
viêm gan do virus (Nguyễn Hữu Bình-1986), bước đầu điều trị bệnh viêm gan
do virus bằng thuốc cao lỏng chống viêm gan (Vũ Nam -1988), tác dụng bài
thuốc nhân trần cao thang vào điều trị viêm gan (Trương Việt Bình - 1995)
Phạm Bỏ Tuyến (2010) “Đánh giá tác dụng của bài thuốc VIGAB điều trị
viêm gan virut B mạn tính” [28] Lê Xuân Tiến (2011) “Đánh giá tác dụng
của trà tan Diệp linh trong điều trị viêm gan virut B mạn tính” [34], Mai Thị

Kim Loan, Nguyễn Nhược Kim “Tác dụng của bài thuốc cổ phương tiêu giao
tán điều trị xơ gan còn bù”[16]
Ngoài ra nhiều loại thảo dược đã được sử dụng trong điều trị các bệnh lý
về gan như: Viêm gan mạn tính do vi rút, gan nhiễm mỡ, xơ gan nhằm cải
thiện tình trạng tổn thương hoại tử tế bào gan, giảm men gan.
Silymazine (Legalon): là một dẫn xuất từ cây ké(cây cúc gai), trong thành
phần có chứa Flavonoid, Silybimin, Silydiamin,Silychristin. Trên các nghiên
cứu tế bào và ở động vật thực nghiệm cũng như lâm sàng, thuốc có tác dụng
bảo vệ tế bào gan và hầu như không có độc tính. Legalon được coi là một
dược phẩm điều trị gan có hiệu quả ở châu Âu và thế giới từ thế kỷ XVI
7
- Biphenyl Dymethyl Dycacboxylate: là một chất tương tự như
Schisaudzin được phân lập từ quả cây ngũ vị tử. Thuốc có tác dụng làm giảm
bilirubin trong máu, làm tăng albumin, giảm gamaglobulin, giảm enzyme
ALT, cải thiện tình trạng viêm và hoại tử gan trên mô bệnh học[34].
Ngoài ra một số thuốc khác như Chophytol (chiết suất từ actiso. Trong
thành phần có Lynara Scolymus L) có tác dụng hỗ trợ nhuận mật, điều trị
chứng tăng Bilirubin trong xơ gan, viêm gan mạn tính.
1.2. QUAN NIỆM CỦA Y HỌC Cổ truyền về XƠ GAN
1.2.1 Khái niệm
Trong các y văn cổ của Y học cổ truyền không có bệnh danh xơ gan.
Nhưng qua các biểu hiện triệu chứng lâm sàng thường thấy của bệnh này như
ăn kém, đau hạ sườn phải, gan to, lách to, vàng da, vàng mắt thì bệnh được
xếp vào phạm vi các chứng “hiếp thống”, “hoàng đản”, “tích tụ”.
*Chứng hoàng đản
Trong “ Hoàng đế nội kinh”- một bộ sách kinh điển nhất của Y học Trung
hoa vào thế kỷ thứ VIII trước công nguyên ở chương “bình nhân khí tượng
luận” đã mô tả chứng bệnh có biểu hiện vàng da, vàng mắt, tiểu tiện vàng
trên lâm sàng và gọi đó là hoàng đản. Ngoài ra tập sách cũng đã đề cập tới
những nguyên nhân gây bệnh từ sự thay đổi của môi trường bên ngoài như:

Thử, Thấp, Nhiệt kết hợp với sự suy yếu chức năng của các nội tạng bên
trong mà phát bệnh. Đến thời Hán ở Trung quốc vào thế kỷ thứ II – III sau
công nguyên trong bộ sách “Kim quỹ yếu lược” đã phân Hoàng đản ra thành
5 loại: Hoàng đản, Cốc đản, Tửu đản, Nữ lao đản và Hắc đản, cũng như các
phương pháp điều trị tương ứng như thanh nhiệt trừ thấp, thẩm thấp lợi tiểu
thói hồng với các bài thuốc cổ phương điều trị có hiệu quả như “ Nhân trần
cao thang”, “Nhân trần ngũ linh tán” vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay
và được các thầy thuốc YHCT sử dụng có hiệu quả trên lâm sàng. ở Việt nam
thế kỷ thứ 14 danh y Tuệ tĩnh cũng phân Hoàng đản ra thành 5 loại, nhưng lấy
Hoàng đản thay Hắc đản và ông cũng đưa ra một số vị thuốc để điều trị như
8
Chi tử, ý dĩ, Hồng cầm trong bộ sách “Nam dựơc thần hiệu” của mình.[18 ]
*Chứng hiếp thống
Là những biểu hiện đau tức nặng vùng hạ sườn phải, một dấu hiệu cơ
năng thường gặp trong các bệnh lý gan mật như viêm gan mạn tính, xơ
gan Chứng hiếp thống: với giải nghĩa theo từ Hán Việt: “Hiếp” là vùng
mạng sườn và “ Thống” là đau: hiếp thống là đau vùng mạng sườn. Trong
sách “Linh khu” - một trong những bộ sách kinh điển của Đông y ra đời trước
công nguyên ở Trung quốc trong thiên “ Ngũ tà” có viết: Tà ở can thì mạng
sườn đau, vì mạng sườn có đường đi của can kinh [17].[18]
* Chứng tích tụ
Trong Y học hiện đại một trong những triệu chứng lâm sàng thường gặp
của xơ gan là thấy gan lách to. Trong Y học cổ truyền thuộc váo chứng “Tích
tụ”
Trong sách nội kinh nói “ Tà khí lưu động, tích tụ hình thành”. Ngay từ
thời xa xưa các nhà y học cũng nhận thấy rằng sự hình thành tích tụ là do tà
khí lưu trệ, khí huyết không thông mà gây ra. Sách Nạn kinh phân biệt giữa
tích và tụ một cách tương đối “ tích là do ngũ tạng sinh ra, tụ là do lục phủ
sinh thành, tích là âm khí tụ là dương khí ”. Trong sách Kim quỹ yếu lược đã
có những lý luận sâu về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và điều trị chứng tích

tụ. [17].[18]
1.2.2 Các thể bệnh xơ gan theo y học cổ truyền
*Thể can nhiệt tỳ thấp:
- Triệu chứng: Bệnh nhân thấy trong người nóng, sắc da hơi vàng, đau tức
nặng vùng hạ sườn phải, miệng khô khát, thích ăn thức ăn mát, thích uống
nước mát, đại tiện táo bón tiểu tiện vàng đỏ. Chất lưỡi hồng râu lưỡi vàng.
Mạch trầm sác hoặc đới sác.
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt trừ thấp, sơ can kiện tỳ.
- Phương thuốc: Bài “ Nhân trần cao thang” hoặc bài “ Nhân trần ngũ linh
tán” gia giảm .[6].[18]
9
*Thể can uất tỳ hư, can tỳ bất hòa.
Triệu chứng:sắc mặt sạm tối, đầu chóng mệt mỏi, ăn kém, đau vùng gan,
tức vùng thượng vị, ợ hơi bụng chướng, đại tiện lỏng , râu lưỡi trắng mỏng,
mạch huyền tế.
Phương pháp chữa: sơ can kiện tỳ
Bài thuốc: bài tiêu giao tán gia giảm
* Thể khí trệ huyết ứ
Triệu chứng: đau vùng mạng sườn nhiều, bụng chướng người gầy, môi
lưỡi tím, mạch tế.
Pháp điều trị: hành khí hoá ứ, sơ can lý khí hoạt huyết
Bài thuốc: “tứ vật đào hồng” gia giảm hoặc bài “cách hạ trục ứ thang gia
giảm”
Trong Thiên gia diệu phương cũng có nhiều bài thuốc điều trị xơ gan có
hiệu quả như bài: “Nhất quán tiễn”, “Sơ can lợi đởm thang”, “Tam tiên vị linh
thang gia vị”, “ Hoạt can thang”, “Nhuyễn kiên súc tý thang”.[10]
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ XƠ GAN CÒN BÙ VÀ CÁC
BỆNH LÝ GAN MẬT
1.3.1 Những nghiên cứu ngoài nước.
Năm 1983 Bệnh viện Trung y Hà Bắc Trung Quốc sử dụng bài thuốc

“Kháng nguyên thang”
Đương qui 10g, Sài hồ 10g, Hổ trượng 15g, Bạch truật 10g, Bạch linh
15g, Nhân trần 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Cam thảo 6g.
Liệu trình điều trị 1 tháng (30thang).
Đã điều trị 123 ca viêm gan B mãn tính. Dựng từ 4 đến 6 liệu trình. Kết
quả ổn định 85%[10].[18]
Năm 1984 Vương Dục Quần Học viện Trung y - Thượng Hải Trung Quốc
sử dụng bài thuốc “Sơ can kiện tỳ thang” điều trị viêm gan mạn tính và xơ
gan còn bù.Gồm có:
Sài hồ 12g, Hương phụ 12g, Uất kim 15g, Chỉ xác 12g, Trần bì 12g, Sâm
10
cát lâm 15g, Xuyên khung 12g, Bán hạ chế 12g, Phục linh 15g, Bạch truật
15g, Hồng cầm 15g.
Tất cả làm thang sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần. Liệu trình điều trị
là 4 tháng.
Kết quả: điều trị 102 ca viêm gan B mạn tính: Tốt 22,5%, khá 43,14%, đỡ
14,71% và không kết quả là 19,6%[18].
Năm 1987, trên tạp chí Trung dược Trung Quốc số 9 - 60. Học viện trung
y Trung Quốc đã công bố sử dụng “Viên cam thảo” điều trị 330 ca viêm gan
B mạn tính đạt kết quả tốt 77%.
Trong đó tỷ lệ HbeAg chuyển âm tính chiếm 44,8%. Trên thực nghiệm đã
chứng minh thuốc làm giảm thoái hóa mỡ và hoại tử tế bào gan, giảm phản
ứng viêm của tổ chức gian bào, tăng tế bào gan tái sinh và hạn chế sự tăng
sinh của tổ chức liên kết [18]
Tạp chí Bệnh gan mật của Trung Quốc số 4 - 242 năm 1985 công bố sử
dụng bột Linh chi điều trị 367 ca viêm gan mạn hoạt động đã có nhận xét:
Phần lớn những triệu chứng chủ quan được cải thiện, men SGOT và SGPT
giảm với tỷ lệ 67.7%.[10]
1.3.2 Những nghiên cứu trong nước.
Năm 1999 Nguyễn Nhược Kim và Mai Thị Kim Loan [16] tại Viện y học

cổ truyền Việt Nam đã dựng bài “tiêu dao gia giảm” điều trị viêm gan mạn
tính và xơ gan còn bù cho thấy kết quả tốt 56.7%, trung bình 33,3%, không có
kết quả 10%. Trong đó sau 2 tháng điều trị ALT về bình thường 46,7% và
giảm nhiều là 47%.
Phạm Đức Dương [8] dựng bài thuốc VG 99 cho bệnh nhân viêm gan B
mạn tính sau 2 tháng điều trị kết quả cho thấy 11/18 bệnh nhân chiếm tỷ lệ
61,1% ALT về bình thường, 6/18 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 33,3% men gan ALT
giảm
Năm 2000 Trần Lưu Vân Hiền và cộng sự [18] đã công bố kết quả nghiên
cứu tác dụng bảo vệ và điều trị tế bào gan chuột nhắt trắng trên thực nghiệm
11
được gây độc bằng CCl
4
của bài thuốc viêm gan (BVG). Đây là bài thuốc
kinh nghiệm của Viện Y học cổ truyền Việt Nam trong điều trị viêm gan mạn
tính có 7 vị thuốc gồm: Chó đẻ răng cưa, nhân trần, ngũ vị tử, rau má Qua
các nghiên cứu trên thực nghiệm các tác giả đưa nhận xét:
Dịch nước sắc BVG có tham gia vào cơ chế chống viêm, giải độc làm
giảm hủy hoại tế bào gan qua giảm men gan.
1.4 Tổng QUAN BÀI THUỐC ĐÔNG Y XG
1
Bài thuốc điều trị xơ gan còn bù do rượu dựa trên cơ sở bài thuốc cổ
phương “Nhân trần ngũ linh thang” gia giảm, một bài thuốc nổi tiếng trong
sách Kim quỹ yếu lược. Bài thuốc gồm các vị như sau:
Nhân trần :15g Quế chi : 06g
Bạch truật :12g Ngũ vị tử : 10g
Bạch linh :12g Thổ phục linh : 15g
Trư linh :10g Trạch tả : 12g
Trong bài thuốc Trạch tả, Trư linh, Bạch linh có tác dụng lợi thủy thẩm
thấp, Bạch truật kiện tỳ vận hóa thấp khiến thủy thấp không đình tụ được.

Quế chi tân ơn thông dương giúp bàng quang khí hóa. Nhân trần có tác dụng
kiện tỳ thanh nhiệt trừ thấp thói hồng, Thổ phục linh có tác dụng kiện tỳ trừ
thấp giải độc. Ngũ vị tử có tác dụng nâng đỡ cơ thể, bổ thận, dùng trong
trường hợp thân thể mệt nhọc, uể oải, giảm men gan.
*Nhân trần:
Cây nhân trần Việt Nam tên khoa học là Adenosma caeruleum R.Br thuộc họ
hoa mõm chó Sinopheloriacecie và cây nhân trần Trung Quốc hay nhân trần cao
tên khoa học là Atermisia capillaris Thumb thuộc họ Cúc Asteraceae [5]. [21]
Thành phần hoá học có Saponi, flavornoid, acid nhân thơm, cumarin. Tinh
dầu 1%.
Tác dụng dược lý: - Nhân trần làm tăng tiết mật rõ rệt, tăng thải độc của
gan.
- Tác dụng chống viêm trên mô hình thưc nghiệm, tác dụng kháng khuẩn
12
- Ức chế quá trình peroxy hoá tế bào gan.
- Bảo vệ gan khi bị ngộ độc bằng carbon tetraclorid.
- Điều trị rất tốt trong viêm gan mãn tính và xơ gan.
Tính vị quy kinh: vị đắng, hơi cay, vị thơm, tính bình. Vào kinh, tỳ, vị,
can đởm, bàng quang.
Tác dụng: thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu tan màu vàng da(hồng đởm), ra mồ
hôi, thông tiểu.
Chỉ định: chữa bệnh hoàng đản, mình nóng, tiểu tiện không lợi, và dùng
cho phụ nữ sau khi sinh giúp tiêu hoá tốt. Chữa các bệnh lý về gan mật [7].
[21]
* Bạch truật:
Tên khoa học: Atractylodes macroephala Koiz, thuộc họ cúc
Thành phần hoá học: trong bạch truật có tinh dầu (1.4%), có thể có
atractylol, vitamin A.
Tác dụng: bổ tỳ vị, kiện vị, sinh tân dịch, hoá thấp, chỉ tả, chữa sốt, an
thai, bổ máu. Dùng trong các trường hợp: sốt, ra mồ hôi, phù thũng, viêm ruột

mãn tính.
Theo tài liệu cổ, Bạch truật vị ngọt, tính đắng, hơi ơn, vào 2 kinh tú và vị.
Có tác dụng kiện vị, hồ trung, táo thấp, hoá đờm, lợi tiểu, làm hết mồ hôi, an
thai. Chữa tơ hư, trướng mãn, hung cách phiền muộn, tiết tả, tơ thũng, đàm
ẩm, tự hãn (mồ hôi trộm), thai khí không yên.
Chỉ định: chữa sốt ra mồ hôi, phù thũng, viêm ruột mạn tính, an thai bổ
máu
- Tẩm sao Hoàng thổ: bạch truật tẩm sao hoàng thổ thì bổ tỳ,chữa nôn
mửa, bụng chướng, an thai.
- Sao cháy: đem sao cháy thì cầm máu, ấm trung tiêu
Liều dựng: 6-12g
*Trạch tả:
Tên khoa học: Alisma plantago aquatica L, thuộc họ trạch tả
13
Thành phần hoá học: trong trạch tả có tinh dầu, chất nhựa, protit, chất bột.
Tác dụng:Vị ngọt, tính mát. Vào các kinh: thận, bàng quang
Chỉ định: chữa phù thũng, viêm thận, viêm gan mạn tính, xơ gan, sỏi thận.
*Thổ phục linh:
Tên khoa học:Similax glabra Roxh – Similax hookeri Kunt, thuộc họ hành
tỏi Liliacace.
Thành phần hoá học: trong thổ phục linh có saponin, tanin, chất nhựa,
nhiều tinh bột
Tính vị qui kinh: vị ngọt, nhạt, tính bình vào 2 kinh can và vị.
Tác dụng: trừ phong thấp, lợi gân cốt, giải độc do thuỷ ngân, chữa đau
xương, ác sang ung thũng.
Dựng nhiều trong nhân dân để giải độc cơ thể, bổ dạ dày, khoẻ gân cốt,
làm cho ra mồ hôi, chữa đau xương khớp.
Chỉ định: chữa phong thấp, gân xương đau nhức, mụn nhọt, lở ngứa, giải
độc
Liều dựng: 12-20g

* Ngũ vị tử:
Tên khoa học: Shiandra Chinesnis Ball,
Thuộc họ ngũ vị
Thành phần hoá học:
Trong bắc ngũ vị tử có tinh dầu(vỏ cây 2.6 đến 3.2%, hạt 1.6 đến 1.9%,
thân 0.2 đến 0.7%), mùi chanh, với thành phần chủ yếu gồm 30% hợp chất
sesquitecpen, 20% andehyt và xeton, quả chứa 11% acid xitric, 7 đến 8.5%
acid malic, 0.8% acid tatric, vitamin C, 0.12% schizandrin, thịt quả chứa
1.5% đường, tanin, chất màu, hạt chứa khoảng 34% chất béo gồm glyerit của
acid oleic và linoeic.
Tác dụng dược lý: dựng để nâng đỡ cơ thể, bổ thận, dùng trong trường
hợp thân thể mệt nhọc, uể oải, dùng chữa ho, liệt dương. Ngoài ra còn có tác
dụng làm mạnh hệ thống tim mạch, tăng biên độ co bóp của tim, kích thích hô
14
hấp. Nhiều công trình nghiên cứu gần đây cho thấy ngũ vị tử có tác dụng làm
giảm ezym transaminase trên bệnh nhân viêm gan mạn tính thể hoạt động.
Tác dụng: liễm phế, bổ thận, sáp tinh , ích khí, thu mồ hôi,sinh tân dịch,
khỏi khát, hạ suyễn
Chỉ định: chữa phế hư, ho tức ngực, đau bụng dưới tả lị lâu ngày
* Bạch linh: tên khoa học Poria cocos Wolf (pahyma haelen Rumph)
thuộc họ nấm lỗ Polyporaceca.
Thành phần hoá học: có chất đường Pachymoza, glucoza và chất khoáng.
Tính vị quy kinh: ngọt, bình vào kinh tâm, tỳ phế thận.
Tác dụng lợi niệu thẩm thấp, kiện tỳ, an thần
Ứng dụng lâm sàng:
- Lợi niệu thông lâm: chữa nhiễm trùng ở thận, bàng quang: tiểu tiện ra
máu, đỏi rắt đỏi đục,v.v
- Cầm ỉa chảy mãn tính do tỳ hư.
- An thần, đêm ngủ ít vật vã.
d) Liều lượng: 8g - 16g/1 ngày.

* Trư linh: là nấm cây Phong (Polyporus umbellatus) họ nấm lỗ
a) Tính vị quy kinh: đạm bình vào kinh thận, bàng quang.
b) Tác dụng: lợi niệu thẩm thấp.
c) Ứng dụng lâm sàng:
- Lợi niệu thông lâm: chữa viêm bàng quang, gây các chứng tiểu tiện ít, ra
máu, phụ nữ có thai đỏi rắt, viêm gan, xơ gan, gây các chứng tiểu tiện ít, vàng sẻn.
*Quế chi: Tên khoa học Cinnanomum Coureinru Nees. Thân họ long não
Lauracear. Là cành nhỏ của nhiều loại quế: quế Trung Quốc, quế thanh, quế Xây lan.
a) Tính vị quy kinh: cay ngọt, ấm vào kinh tâm, phế, bàng quang.
b) Tác dụng: chữa cảm mạo phong hàn, ơn kinh chỉ thống và ơn thông
kinh mạch, chữa đau khớp, đau dây thần kinh, hoá khí lợi tiểu.[7]. [21]
15
CHƯƠNG 2
CHẤT LIỆU, ĐốI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU
Bài thuốc đông y XG1 sử dụng trong nghiên cứu là bài thuốc cổ phương
“Nhân trần ngũ linh thang” gia giảm. Thành phần và liều lượng mỗi thang
thuốc như sau:
Nhân trần :15g Quế chi :06g
Bạch truật :12g Ngũ vị tử :10g
Bạch linh :12g Thổ phục linh :15g
Trư linh :10g Trạch tả :12g
Dạng sử dụng: Thuốc được sử dụng dưới dạng thang sắc uống. Sắc bằng
máy Extractor do hãng Kyungseo của Hàn Quốc sản xuất năm 2003, đảm bảo
chất lượng ISO 9001. Thuốc được sắc trong 3 giờ. Sau đó nước thuốc sắc
được đóng vào túi nilon bằng dây chuuyền tự động. Mỗi thang đúng được 2
túi, mỗi túi 125ml, thời gian bảo quản 30 ngày.
Thuốc được bào chế tại trung tâm dược, sắc tại khoa dược Bệnh viên y
học cổ truyền - Tổng cục hậu cần kỹ thuật Bộ công an.
2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.2.1 Nghiên cứu trên thực nghiệm
Khảo sát độc tính cấp: được thực hiện theo hướng dẫn về khảo sát độc
tính cấp thuốc y học cổ truyền của Bộ y tế số 371/QĐ-BYT ngày 12/3/1996.
Thử nghiệm được tiến hành trên động vật nhằm xác định LD
50
. Chuột nhắt
trắng chủng Swiss thể trọng trung bình 20 ± 2g do Viện vệ sinh dịch tễ Hà nội
cung cấp. Chuột khoẻ mạnh, không phân biệt giống, không mắc bệnh dùng để
nghiên cứu độc tính cấp
2.2.2. Nghiên cứu trên lâm sàng:
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh trước - sau điều trị.
16
Gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là xơ gan còn bù do rượu vào
điều trị tại Bệnh viện y học cổ truyền Bộ công an từ tháng 11/2011 đến tháng
9/2012.
2.2.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu đạt các tiêu chuẩn sau:
- Các bệnh nhân tình nguyện tham gia nghiên cứu: bệnh nhân đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán xơ gan còn bù do rượu theo YHHĐ:
+ Bệnh nhân từ 18 đến 70 tuổi, được làm các xét nghiệm công thức máu
(HC, BC,TC, MCV), sinh hóa máu (ALT, AST,GGT ), Prothrombin, siêu
âm và các Macker loại trừ xơ gan do virút, do thuốc, xơ gan do ứ mật
+ Có tiền sử uống rượu kéo dài
+ Lâm sàng: bệnh nhân mệt mỏi, đầy bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, có
thể xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng.
+Xét nghiệm: tiểu cầu giảm, MCV có thể > 95fl, AST, ALT tăng nhưng
không nhiều. Tỷ lệ AST/ALT thường lớn hơn 2. prothrombin giảm
2.2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Tuổi dưới 18 và trên 70
- Xơ gan có kết hợp do các nguyên nhân khác như do virut viêm gan

B,C,E xơ gan do thuốc, xơ gan lách to
- Xơ gan kết hợp với các bệnh lý khác như tim mạch, hô hấp, cơ quan tạo
máu
- Phụ nữ có thai và cho con bơ
- Bệnh nhân không tuân thủ chế độ điều trị: Trong thời gian điều trị bệnh
nhân còn tiếp tục uống rượu, bỏ thuốc 3 ngày liên tiếp, không làm đủ các xét
nghiệm
- Không hợp tác trong quá trình nghiên cứu
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
2.3.1 Nghiên cứu trên thực nghiệm
*Nghiên cứu độc tính cấp :
17
Thí nghiệm được tiến hành trên động vật nhằm xác định LD50.
- 15 chuột nhắt trắng được chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 5 con.
+ Nhóm chứng: Uống nước cất.
+ 2 nhóm nghiên cứu: uống thuốc ở các mức liều khác nhau.
Theo dõi diễn biến của chuột từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7(về hành vi, dấu
hiệu bất thường, tác dụng phụ, độc tính, sống chết).
2.3.2 Nghiên cứu trên lâm sàng:
2.3.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh trước - sau điều trị.
2.3.2.2 . Cỡ mẫu : n = 30
2.3.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu:
- Trước khi điều trị bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng làm đủ các xét
nghiệm [31].[32]
- 30 bệnh nhân trong diện nghiên cứu được uống mỗi ngày 1 thang thuốc
“Nhân trần ngũ linh thang” gia vị (ngày uống 2 lần, mỗi lần một túi ngày
uống 250ml). Thời gian uống thuốc : Ngày uống 2 lần mỗi lần 125ml. Thời
gian uống thuốc trong 30 ngày liên tiếp.
2.3.2.4.Phương pháp khám và chẩn đoán theo y học cổ truyền:

Phương pháp khám:
- Bệnh nhân sẽ được khám bệnh thông qua tứ chẩn: Vọng, văn , vấn, thiết.
Sau đó sẽ được quy nạp theo bát cương và tạng phủ.
- Chẩn đoán quy nạp bát cương và tạng phủ theo hai thể bệnh của y học cổ
truyền như sau:
18
Bảng 2.1. Phân loại theo y học cổ truyền.
Tứ chẩn Thể can nhiệt tỳ thấp Thể can uất tỳ hư
Vọng
- Sắc da vàng xạm 
- Chất lưỡi đỏ 
- Râu lưỡi vàng 
- Sắc da vàng bủng 
- Chất lưỡi nhợt 
- Râu lưỡi trắng 
Văn Tiếng nói to, thích động Tiếng nói nhỏ, đoản hơi
Vấn
- Bệnh nhân thích ăn thức ăn mát,
thích uống nước mát 
- Đau nóng vùng gan 
- Ăn kém, đầy bụng 
- Cảm giác người nóng bứt rứt 

- Đại tiện táo bón 
- Tiểu tiện nước vàng 
- Bệnh nhân thích ăn thức ăn
ấm 
- Đau tức nặng hạ sườn phải 
- Ợ hơi, đầy bụng 
- Đại tiện phân nát 

- Tiểu tiện nước trong 
Thiết
- Da lòng bàn tay, lòng bàn chân
nóng. 
- Mạch huyền đới sác hoặc sác

- Da lòng bàn tay, bàn chân hơi
lạnh 
- Mạch huyền 
2.3.2.5. Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc:
Thường xuyên theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc: Đau
đầu, chóng mặt, nổi ban dị ứng, chóng mặt buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…trong
suốt quá trình bệnh nhân uống thuốc.
2.3.2.6. Phương pháp đánh giá kết quả:
- Về lâm sàng:
+ Theo dõi hàng ngày hàng tuần và đánh giá các biểu hiện lâm sàng như:
Mệt mỏi, chán ăn, đau tức hạ sườn phải, vàng da, nước tiểu vàng, ngứa, gan
to theo các mức độ:
Hết, giảm, không giảm hoặc tăng
+ Theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc:
19
- Về cận lâm sàng:
Đánh giá sự thay đổi của các xét nghiệm: Tiểu cầu, hồng cầu, thể tích
trung bình hồng cầu, AST, ALT, GGT, bilirubin toàn phần, tỷ lệ
prothrombin , siêu âm trước và sau điều trị
- Kết quả điều trị được phân loại theo 4 mức độ: Tốt, khá, trung bình,
kém.
Bảng 2.2 Phân loại kết quả điều trị;
Phân loại Lâm sàng Cận lâm sàng
Tốt

Các triệu chứng
lâm sàng trở về
bình thường
ALT, AST,GGT,Bilirubin toàn phần,
prothrombin, tiểu cầu về bình thường.
Siêu âm tiến triển tốt
Khá
Các triệu chứng
lâm sàng giảm
nhiều
ALT, AST, GGT, bilirubin toàn phần
giảm nhiều, prothrombin và tiểu cầu tăng
nhiều. Siêu âm tiến triển theo chiều hướng
tốt lên
Trung bình
Các triệu chứng
lâm sàng giảm ít
hoặc không đổi
ALT, AST, GGT, bilirubin toàn phần
giảm ít. Prothrombin và tiểu cầu tăng ít.
Siêu âm tiến triển chậm
Kém
Các triệu chứng
lâm sàng không
giảm hoặc tăng
lên
ALT, AST, GGT, bilirubin toàn phần
không đổi hoặc tăng lên. Tiểu
cầu,prothrombin giảm so với trước điều
trị. Siêu âm không có tiến triển hoặc kém

đi.
2.3.3. Xử lý số liệu:
Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học theo chương
trình SPSS for Windows 16.0
20
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KỊt quả NGHIÊN CỨU TRÊN THỰC NGHIỆM :
Kết quả thử độc tính cấp
Bảng 3.1: Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của bài thuốc XG1
Nhóm Liều
(ml/Ngày)
Số chuột chỊt từ ngày 1 đến ngày thứ 7
Ngày
1
Ngày
2
Ngày
3
Ngày
4
Ngày
5
Ngày
6
Ngày
7
1 5
Uống nước
(0.5ml x 3

lần/ ngày)
0 0 0 0 0 0 0
2 5
Uống dịch
thuốc(0.5ml x2
lần/ ngày)
0 0 0 0 0 0 0
3 5
Uống dịch
thuốc (0.5ml
x3 lần/ ngày)
0 0 0 0 0 0 0

Nhận xét:
- Cho chuột uống thuốc theo liều tăng dần từ 1ml dịch thuốc sắc cô
đặc( mỗi lần 0.5 ml * 2 lần/ ngày) đến 1.5 ml dịch thuốc sắc cô đặc (mỗi lần
0.5 ml* 3 lần/ ngày) tương đương với 1 thang đến 1.5 thang/ Kg chuột / ngày.
Theo dõi chuột trong 7 ngày không thấy chuột chỊt, chuột ăn uống và hoạt
động bình thường. Không xác định được liều chết 50% (LD50) của thuốc
21
3.2. kết quả NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
CỦA BỆNH NHÂN XƠ GAN CÒN BÙ DO RƯỢU
3.2.1 Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3.2 : Phân bố tuổi và giới nhóm bệnh nhân xơ gan còn bù do rượu
Giới Nam ( n = 30 ) Nữ ( n = 0 ) Tổng
n % n % n %
18 - 29 0 0 0 0 0 0
30 - 39 1 3.33 0 0 1 3.33
40 - 49 16 53.3 0 0 16 53.3
50 - 59 10 33.3 0 0 10 33.3

≥ 60
3 10 0 0 3 10
Tổng 30 100 0 0 30 100
± SD 48.53 ± 7.89
Biểu đồ 3.1.Phân bố tuổi của bệnh nhân xơ gan còn bù do rượu

Độ tuổi
Nhận xét :
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân xơ gan còn bù do rượu là 48.53 ±
7.89, tuổi thấp nhất là 34 tuổi và cao nhất là 70 tuổi, lứa tuổi hay gặp nhất là
22
40 - 49 tuổi chiếm 53.3% . Trong nghiên cứu này 100 % là nam giới không
gặp bệnh nhân nữ giới nào.
Bảng 3.3 : Thời gian mắc bệnh của nhóm bệnh nhân xơ gan còn bù do rượu.
Thời gian mắc bệnh Số bệnh nhân ( n ) Tỷ lệ phần trăm ( % )
< 1 năm 3 10
1 - 2 năm 16 53.3
> 2 năm 11 36.7
Nhận xét :
Thời gian mắc bệnh từ 1 - 2 năm chiếm tỷ lệ cao 53.3 %. Mắc bệnh trên
2 năm chiếm 36.7 %
Bảng 3.4 : Thời gian uống rượu của nhóm bệnh nhân xơ gan còn bù do rượu
Số bệnh nhân
Thời gian
Số lượng ( n ) Tỷ lệ phần trăm ( % )
< 10 năm 3 10
10 - 20 năm 6 20
20 - 30 năm 14 46.7
> 30 năm 7 23.3
Tổng 30 100

Nhận xét:
Trong nhóm nghiên cứu số bệnh nhân có thời gian uống rượu trung bình
từ 20 -30 năm chiếm tỷ lệ cao nhất: 14 bênh nhân chiếm 46.7 %. Có 7 bệnh
nhân chiếm tỷ lệ 23% có thời gian uống rượu trung bình trên 30 năm.
Bảng 3.5 : Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh YHCT
Thể Can nhiệt tỳ thấp Can uất tỳ hư Tổng
n 20 10 30
23
% 66.67 33.33 100
Biểu đồ 3. 2: Phân loại theo thể bệnh y học cổ truyền
Nhận xét:
Số bệnh nhân thể can nhiệt tỳ thấp chiếm tỷ lệ cao hơn : 20 bệnh nhân chiếm
66.67 % so với thể can uất tỳ hư 10 bệnh nhân chiếm 33.33%.
Bảng 3.6 : Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
NghÌ nghiệp
Số bn
Cán bộ Cán bộ hưu Tự do
Tổng số bệnh
nhân
n 22 5 3 30
% 73.3 16.7 10 100
Nhận xét:
Số bệnh nhân là cán bộ và công an chiếm tỷ lệ cao 73.3 % , số bệnh nhân
là cán bộ hưu chiếm 16.7 % và nghề tự do là 10 %.
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân xơ gan còn bù do rượu.
Bảng 3.7: Tần suất của 1 số triệu chứng cơ năng và thực thể trên lâm
sàng của nhóm bệnh nhân xơ gan còn bù do rượu
Triệu chứng lâm sàng Số lượng Tỷ lệ phần trăm (%)
24
Mệt mỏi 30 100

Chán ăn 30 100
Đầy bụng, khó tiêu 30 100
Ngứa 5 16.7
Đau tức hạ sườn phải 9 30
Chảy máu chân răng, chảy máu cam 8 26.7
Sao mạch 10 33.3
Đại tiện táo 18 60
Tiểu tiện vàng 17 56.7
Đại tiện nát 8 26.7
Đại tiện lúc táo lúc nát 6 20
Vàng da vàng mắt 8 26.7
Gan to 7 23.3
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ một số triệu chứng hay gặp trong nhóm bệnh
nhân xơ gan còn bù do rượu
Nhận xét:
Các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, là những triệu
chứng thường gặp chiếm tỷ lệ 100 % trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
Triệu chứng đau tức hạ sườn phải có 9 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 30 % , chảy
máu chân răng 8 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 26.7 %, đại tiện táo có 18 bênh nhân
chiếm tỷ lệ 60 %, tiểu tiện vàng 17 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 56.7 %.
25

×