Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.27 KB, 97 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Phát triển các làng nghề truyền thống và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của
các làng nghề đang là một vấn đề thu hút được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà
nước ta trong những năm gần đây. Vai trò của việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm
của các làng nghề truyền thống ngày càng được thấy rõ nhất là đối với một nền
kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam với lực lượng lao động nông thôn vẫn còn
chiếm tỷ trọng cao. Sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam mặc dù đã
bước đầu tiến ra và xâm nhập được vào nhiều thị trường và khu vực lớn trên thế
giới nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng năm còn khá khiêm tốn so với nhiều mặt
hàng xuất khẩu khác và chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất vốn có của nước
ta về mặt hàng này. Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu các sản phẩm của các làng
nghề truyền thống trong những năm gần đây sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng
hơn về nguyên nhân của tình trạng này, và đưa ra được những giải pháp khắc
phục. Chính vì vậy, em xin lựa chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống Việt Nam” làm đề
tài để thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
2.Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu khóa luận này gồm:
- Nghiên cứu và làm rõ các vấn đề về làng nghề truyền thống, ngành nghề
truyền thống và sản phẩm của các làng nghề truyền thống Việt Nam hiện nay.
- Tìm hiểu bài học kinh nghiệm phát triển sản xuất tại các làng nghề truyền
thống của Thái Lan và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phân thực trạng xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống
trong những năm gần đây; trên cơ sở phân tích đưa ra được các đánh giá và đề
xuất kiến nghị góp phần đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề truyền
thống trong những năm tới.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các làng nghề truyền thống Việt Nam,
các sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề truyền thống Việt Nam cụ thể là các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ.


4. Phạm vi nghiên cứu.
Do hạn chế về thời gian và nguồn tài liệu nên việc nghiên cứu khóa luận của
em tập trung chủ yếu nghiên cứu trong phạm vi:
Thời gian : từ năm 2000 đến nay.
Không gian: tại các làng nghề truyền thống tiêu biểu ở vùng Bắc Bộ
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong khóa luận em sử dụng chủ yếu là phương pháp tập hợp và hệ thống
hóa các số liệu thu thập được sau đó tiến hành so sánh, phân tích làm rõ vấn đề
nghiên cứu.
6. Kết cấu của khóa luận.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và phần phụ lục, khóa luận được chia làm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về làng nghề truyền thống Việt Nam và sản phẩm của
của làng nghề truyền thống.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền
thống Việt Nam hiện nay.
Chương 3 : Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề
truyền thống.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
VÀ SẢN PHẨM CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG.
I. KHÁI NIÊM CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
1. Khái niệm làng nghề truyền thống
Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia : “làng nghề Việt Nam, làng
nghề truyền thống, làng nghề thủ công, hoặc làng nghề cổ truyền , thường
được gọi ngắn là làng nghề, là những làng mà tại đó hầu hết dân cư tập trung
vào một nghề duy nhất nào đó; nghề của họ có tính chuyên sâu cao và mang lại
nguồn thu nhập cho dân làng.”
Theo cách hiểu khác:“làng nghề thủ công truyền thống là trung tâm sản
xuất hàng thủ công truyền thống, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình
chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản

xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và
nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã
hội và gia tộc”.
Sự liên kết, hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kỹ thuật và đào tạo thợ trẻ giữa
các gia đình cùng dòng tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử hình thành
và phát triển nghề nghiệp đã hình thành làng nghề ngay trên đơn vị cư trú là làng
xóm của họ. Tại các làng nghề truyền thống, không nhất thiết phải là toàn bộ cư
dân của làng làm nghề truyền thống, những người thợ thủ công cũng đồng thời là
người nông dân. Nhưng yêu cầu chuyên môn hoá cao đã tạo ra những người thợ
chuyên sản xuất làng nghề truyền thống ngay tại làng quê mình, hay ở một nơi
tập trung khác.
2. Tiêu chí để được công nhận là làng nghề truyền thống của Việt Nam
Trong thông tư số 16/2006/TT – BNN về việc hướng dẫn thực hiện một số
nội dung của Nghị định số 66/2006 NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về
phát triển ngành nghề nông thôn Bộ NN & PTNN đã đưa ra các tiêu chí công
nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như sau:
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Nghề đã xuất hiệ tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận.
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nghề gắn liền với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Làng nghề truyền thống được công nhận khi:
- Đạt đủ các tiêu chí của làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống được

công nhận thẹo quy định của thông tư này.
- Đồi với những làng chưa đạt tiêu chuẩn thứ nhất và thứ hai của tiêu chí
công nhận làng nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận
theo quy định trên thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.
3. Đặc điểm của làng nghề truyền thống Việt Nam.
3.1. Các làng nghề tuyền thống đã được hình thành, tồn tại và phát triển từ
lâu đời ở nước ta.
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng năm trước
đây, nhiều nghề thủ công đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình
thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm
lúc nông nhàn, những lúc không phải vụ mùa chính. Kinh tế của người Việt cổ
trước đây chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa nước mà nghề làm lúa không phải
lúc nào cũng có việc. Thông thường chỉ những ngày đầu vụ, hay những ngày cuối
vụ thì người nông dân mới có nhiều việc để làm, những ngày còn lại thì nhà nông
rất nhàn hạ, rất ít việc làm. Đến nay, dù xã hội đã có rất nhiều đổi thay song tình
trạng đó của nhà nông vẫn là phổ biến. Theo thống kê tỷ lệ sử dụng lao động ở
nông thôn mới chỉ đạt 65%, thời gian nông nhàn còn lớn (nguồn : tạp chí sức
sống Việt – Hiệp hội làng nghề Việt Nam). Từ thực tế đó, nhiều người đã bắt đầu
tìm kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn
và những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, và về sau là để tăng thu nhập cho gia đình.
Theo thời gian nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện rõ vai trò to lớn của nó, mang
lại lợi ích thiết thực cho cư dân. Ví dụ như việc sản xuất ra các dùng bằng mây,
tre, lụa phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ cho sản xuất. Nghề phụ
từ chỗ chỉ phục vụ cho nhu cầu riêng đã trở thành hàng hoá để trao đổi, đã mang
lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ
lúa. Từ chỗ một vài nhà làm, nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó
mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau hình thành nên
những làng nghề đựơc gìn giữ và lưu truyền đến ngày.
3.2. Các làng nghề trung chủ yếu ở vùng Bắc Bộ.
Khu vực Bắc Bộ là nơi có số lượng các làng nghề chiếm ưu thế hơn hẳn so

với các vùng khác trong cả nước ( chiếm khoảng 79% tổng số làng nghề của cả
nước), đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Hồng chiếm tới 43% trong tổng số
làng nghề của cả nước, tiếp theo là đến khu vực Miền Trung ( Chiếm khoảng
15%) và Miền Nam ( chiếm khoảng 6%) ). (Nguồn: Hiệp hội làng nghề Việt
Nam). Các làng nghề nước ta thường nằm gần các con sông lớn để thuận tiện cho
việc đi lại, vận chuyển buôn bán và thông thương.
3.3. Tại mỗi làng nghề truyền thống đều có một “ông tổ nghề”.
“ Ông tổ nghề” là người nắm giữ những bí quyết sản xuất, kỹ thuật làm
nghề từ các thế hệ cha ông truyền lại, họ cũng đồng thời là nguời truyền nghề lại
cho các thế hệ sau với phương thức truyền nghề chính là kèm cặp Chính từ sự
truyền nghề này mà đã tạo ra được những nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành
nghề cho các làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay.
3.4. Mỗi làng nghề truyền thống là một nét tinh hoa văn hoá độc đáo của
dân tộc.
Làng nghề truyền thống không chỉ là nơi lưu truyền, gìn giữ những kỹ thuật
làm nghề mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá vật chất và phi vật chất,
những di tích lịch sử có giá trị vô giá còn lại cho đến ngày nay. Chính các làng
nghề truyền thống đã góp phần làm phong phú thêm nền văn hoá của dân tộc.
3.5 Việc sản xuất tại các làng nghề chủ yếu vẫn dựa vào lao động thủ công
là chủ yếu.
Một đặc điểm khác biệt giữa việc sản xuất ở các làng nghề với các ngành
nghề khác là mặc dù khoa học công nghệ đã rất phát triển, các ngành nghề hầu
như đã chuyển sang sản xuất với những dây chuyền máy móc hiện đại thì ở các
làng nghề truyền thống vẫn lưu giữ được phương thức sản xuất từ thời cha ông để
lại cách đây hàng trăm năm. Việc sản xuất tại các làng nghề truyền thống vẫn chủ
yếu dựa vào đôi bàn tay của người thợ thủ công. Tại một số làng nghề tuy đã có
sử dụng máy móc vào nhiều khâu có thể thay thế trong quá trình sản xuất song
những khâu chính thì vẫn phải qua bàn tay của người thợ.
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SẢN PHẨM CỦA CÁC LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG.

1. Khái niệm về sản phẩm của làng nghề truyền thống
Với một hệ thống làng nghề phong phú và đa dạng trải dài khắp đất nước có
thể nói rằng sản phẩm của các làng nghề truyền thống tại Việt Nam cũng rất đa
dạng và phong phú.
Có thể hiểu: “sản phẩm của các làng nghề truyền thống là những mặt hàng
được sản xuất thủ công là chủ yếu, công nghệ, bí quyết sản xuất các sản phẩm
này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và liên tục được hoàn thiện đến
ngày nay”.
Nhờ những bàn tay khéo của người thợ thủ công kết hợp với việc ứng dụng
công nghệ mới vào những khâu có thể trong quá trình sản xuất đã làm cho sản
phẩm của các làng nghề truyền thống không ngừng được cải thiện về chất lượng,
kiểu dáng phong phú, mẫu mã và chủng loại ngày càng đáp ứng được nhu cầu
của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước.
Một số sản phẩm tiêu biểu:
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng
Sản phẩm gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ
Sản phẩm mây tre đan
2. Đặc điểm sản phẩm của các làng nghề truyền thống.
2.1. Được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta.
Quá trình phát triển của sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống luôn gắn
liền với những thăng trầm trong lịch sử của xã hội Việt Nam. Kinh nghiệm kỹ
năng sản xuất các sản phẩm này được lưu giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ
kia. Ở nước ta hiện nay có khoảng 200 sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác nhau,
trong đó có nhiều sản phẩm đã có lịch sử phát triển rất lâu đời như: lụa Hà Đông
có hàng nghìn năm lịch sử, mây tre đan Phú Vinh có trên 700 năm, gốm Bát
Tràng có lịch sử hơn 500 năm
2.2. Công nghệ sản xuất ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống
còn mang tính thủ công.
Hầu hết các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống
hiện nay được tạo ra chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng đôi tay khéo léo của những

người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương ( như các sản phẩm mây
tre đan, gỗ mỹ nghệ ). Chính điều này làm nên giá trị độc đáo và khác biệt cho
những sản phẩm của các làng nghề truyền thống.
2.3. Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống là một tác phẩm nghệ
thuật vừa có giá trị sử dụng, giá trị văn hoá và giá trị nhân văn sâu sắc.
Trên mỗi tác phẩm nghệ thuật này người thợ thủ công đã khéo léo phản ánh
những sinh hoạt, cảnh vật dân gian rất đỗi đời thường để rồi mỗi khi người xem
có dịp ngắm nhìn sẽ hiểu và nhận ra được ý nghĩa sâu sa ẩn chứa trong nó. Hơn
thế nữa trong giai đoạn hội nhập hiện nay khi sản phẩm của các làng nghề đã
được xuất khẩu ra thị trường nhiều nước trên thế giới thì những sản phẩm của
làng nghề còn mang một ý nghĩa to lớn nữa đó là một phương tiện hữu hiệu để ta
có thể quảng bá, giới thiệu hình ảnh, văn hoá đất nước con ngưòi Việt Nam đến
với bạn bè quốc tế.
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TẠI CÁC LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG HIỆN NAY Ở NƯỚC TA.
1. Đối với việc duy trì bản sắc văn hoá dân tộc.
Hệ thống các làng nghề truyền thống đóng một vai trò quan trọng trong việc
duy trì, bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc hiện nay. Các làng nghề truyền
thống không chỉ là nơi lưu giữ những phương thức sản xuất hàng thủ công truyền
thống mà còn là nơi lưu giữ trong nó những giá trị vật chất và phi vật chất vô giá
như những di tích, đền chùa, lễ hội, tín ngưỡng và văn hoá dân gian của vùng
nông thôn. Tại các làng nghề truyền thống nhiều giá trị văn hoá nhân văn tốt đẹp
cuả cha ông ta vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn đến ngày nay. Các sản phẩm
thủ công chính là kết tinh của tất cả những nét văn hoá tốt đẹp của dân tộc, được
tạo ra bởi óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của người thợ thủ công. Mỗi sản phẩm
thực sự là một tác phẩm nghệ thuật, trên đó người nghệ nhân làng nghề đã phản
ánh từ những vẻ đẹp của quê hương đất nước đến cuộc sống sinh hoạt đời thường
của người dân Việt. Tất cả đều rất sinh động và có hồn. Nhiều sản phẩm đã vượt
qua giá trị hàng hoá thông thường để trở thành sản phẩm văn hoá, là bảo vật được
coi là biểu tượng đẹp đẽ của truyền thống dân tộc Việt Nam.

Hiện nay sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề truyền thống đã được xuất
khẩu sang nhiều nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua các
năm. Việc xuất khẩu này không chỉ mang lại một nguồn lợi kinh tế đáng kể cho
các làng nghề truyền thống nói riêng, cho đất nước nói chung mà còn góp phần to
lớn để quảng bá, giới thiệu cho bạn bè quốc tế về văn hoá, đất nước và con người
Việt Nam.
Xã hội ngày càng phát triển thì việc bảo tồn và phát huy nền văn hoá dân tộc
càng phải được chú trọng, bởi văn hóa là cội nguồn, là cái gốc để chúng ta có thể
đi lên. Trước thực tế các làng nghề truyền thống đang bị mai một ngày càng
nhiều đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải chung tay góp phần bảo vệ và gìn giữ. Để
các làng nghề truyền thống bị mại một tức là chúng ta đang để dần mất đi những
nét văn hoá đa dạng và đặc sắc của dân tộc.
2. Đối với phát triển kinh tế.
2.1. Phát triển sản xuất tại các làng nghề truyền thống góp phần đẩy mạnh
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại
hoá.
Hoạt động sản xuất mặt hàng thủ công tại các làng nghề truyền thống có vai
trò tích cực làm tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
đồng thời thu hẹp tỷ trọng của các ngành sản xuất nông nghiệp ở nông thôn ngày
nay. Chính sự ra đời của các ngành thủ công đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông
thôn. Nền kinh tế nông thôn mà cụ thể ở các làng nghề truyền thống giờ đây
không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất mà còn có thêm cả các ngành tiểu
thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển. Hiện nay cơ
cấu kinh tế ở các làng nghề truyền thống đã chuyển dịch theo hướng 60 – 80% là
công nghiệp và dịch vụ, chỉ còn khoảng 20 – 40% là nông nghiệp.
2.2. Xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống
góp phần đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Trong những năm gần đây việc xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của
các làng nghề truyền thống ngày càng phát triển và đã trở thành một trong những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 1997 lần đầu hàng thủ công mỹ

nghệ của ta được xuất khẩu với kim ngach đạt 121 triệu USD, đến năm 2007 kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt 750 triệu USD ( nguồn Hiệp hội làng nghề
Việt Nam). Hiện nay mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống
Việt Nam đã có mặt tại hơn 186 quốc gia và khu vực trên thế giới trong đó chủ
yếu là ở Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc Điểm nổi bật của việc
xuất khẩu mặt hàng thủ công ở các làng nghề truyền thống đó là tỷ lệ thực thu
ngoại tệ là rất cao, có khi lên tới 98 – 99% do chúng được sản xuất với nguồn
nguyên liệu sẵn có tại các địa phương và vùng lân cận mà không cần nhập khẩu
từ nước ngoại như các mặt hàng xuất khẩu khác. Hơn nữa nguồn lao động sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề truyền thống lại dồi dào với chi phí
thuê khá rẻ.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề truyền thống là một
hướng đi rất đúng đắn mang lại một nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước. Mặc dù
từ cuối năm 2008 đến nay do tác động không tốt của cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu việc, xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề truyền thống cũng như các
ngành khác đang gặp nhiều khó khăn song theo các chuyên gia kinh tế nhận định
đây vẫn là một mặt hàng xuất khẩu tiềm năng và có lợi thế của Việt Nam.
2.3. Xu hướng kết hợp giữa du lịch – làng nghề, làng nghề – du lịch góp
phần làm phong phú thêm cho sản phẩm của ngành du lịch và tăng sức hút của
du lịch Việt Nam với du khách nước ngoài.
Với một nền văn hóa dân gian phong phú và đa dạng của hơn 54 dân tộc anh
em Việt Nam được coi là một địa điểm du lich đầy hấp dẫn đối với du khách lịch
trên thế giới. Việc phát triển du lich làng nghề đã được nhiều nước đi trước phát
triển rất thành công và để lại nhiều bài học quý báu cho Việt Nam. Hiện nay du
lich làng nghề của ta cũng đang được rất nhiều du khách nước ngoài quan tâm và
coi đây là những địa chỉ không thể thiếu trong hành trình du lich tại Việt Nam. Ở
góc độ vi mô phát triển du lich làng nghề làng nghề trực tiếp giúp cho người dân
tại các làng nghề nâng cao thu nhập cải thiện đời sống đồng thời tạo điều kiện
cho việc phát triển thêm các lĩnh vực thương mại và dịch vụ ở nống thôn. Còn ở
góc độ vĩ mô đây là một hướng đi đầy tiềm năng nhằm làm tăng sức hấp dẫn của

du lịch Việt Nam đối với khác du lịch nước ngoài , giúp tăng thu ngoại tệ cho đất
nước.
3. Đối với phát triển xã hội.
3.1. Phát triển sản xuất tại các làng nghề giúp giải quyết công ăn việc làm
cho một khối lượng lớn lao động thất nghiệp tại nông thôn.
Giải quyết vấn đề việc làm cho những lao động thất nghiệp tại nông thôn
hiện nay là một vấn đề hết sức khó khăn do nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản
nhất là do mặt bằng trình độ lao động ở nông thôn còn thấp, họ không có khả
năng tiếp cận với các công việc yêu cầu có trình độ, kỹ thuật cao. Trong khi đó
lực lượng lao động tại nông thôn của nước ta lại rất dôi dào và thường xuyên
thiếu việc làm. Việc sử dụng thời gian lao động ở nông thôn Việt Nam hiện nay
chỉ đạt 65% (nguồn theo công Vũ Quốc Tuấn – CTHHLNVN – tạp chí sức sống
Việt sô 3 + 4). Chính vì thế việc thực hiện tốt các chinh sách, chủ trương phát
triển thêm nhiều ngành nghề, nhiều làng nghề ở nông thôn được xem như là một
giải pháp hữu hiệu để thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động nông
thôn. Bởi, việc sản xuất sản phẩm thủ công không đòi hỏi lao động phải có trình
độ văn hoá cao, kỹ thuật hay ngoại ngữ mà chủ yếu được sản xuất thủ công bằng
tay.
Theo thống kê của Hiệp Hội làng nghề Việt Nam hiện nay cả nước có
khoảng 2790 làng nghề, thu hút khoảng 42.000 hộ tham gia với khoảng 1.35 triệu
lao động chính và hàng triệu lao động phụ trong lúc nông nhàn.
Bảng 1: Lao động tại một số làng nghề Phía Bắc năm 2003.
Đơn vị : người
Tỉnh/ Thành phố Số lao động
Hà Tây ( trước khi sáp nhập với Hà Nội) 113.956
Nam Định 66.739
Hải Dương 35.440
Bắc Ninh 34.120
Hà Nội ( trước khi sáp nhâp với Hà Tây) 28.346
Hà Nam 21.680

Hưng Yên 12.391
Nguồn: Bộ lao động,thương binh và xã hội.
Ngoài ra, việc tạo công ăn việc làm cho những lao động nông thôn, cụ thể tại
các làng nghề còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc nữa đó là nó mang lại cơ
hội có việc làm cho nhóm đối tượng là người già, người tàn tật và trẻ em vốn là
những người có rất ít cơ hội để có thể tìm được việc làm. Theo thống kê nhóm
này chiếm khoảng 30 -35% lực lượng lao động đang làm việc tại các làng nghề.
3.2. Phát triển sản xuất tại các làng nghề truyền thống giúp nâng cải thiện
đáng kể đời sống của người nông dân góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
Trước đây ở các vùng nông thôn chỉ có đơn thuần nghề nông thu nhập của
người nông dân rất bấp bênh phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên. Từ khi việc sản
xuất tại các làng nghề truyền thống được khôi phục và quan tâm phát triển thì đời
sống của người dân nông thôn đã được cải thiện rõ rệt. Thu nhập từ việc sản xuất
hàng thủ công thường cao hơn từ 2 – 8 lần so với thu nhập từ làm nông nghiệp.
Đặc biệt từ khi sản phẩm của các làng nghề được xuất khẩu sang thị trường các
nước trên thế giới nhiều lao động chuyển hẳn từ làm nông nhiệp sang làm nghề
thủ công, nhiều hộ gia đình đã nắm bắt được thời cơ và vươn lên làm giàu ngay
tại chính quê hương của mình. Đời sống của dân tại các làng nghề đang được cải
thiện và nâng cao một cách đáng kể góp phần thu hẹp dần khoảng các giữa đời
sống nông thôn và thành thị.
IV. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TẠI CÁC LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG Ở THÁI LAN.
Thái Lan là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á nên có khá nhiều
đặc điểm phát triển tương đồng với Việt Nam. Những chính sách và đường lối
phát triển hợp lý đã giúp Thái Lan vươn lên nhanh chóng và trở thành một trong
những nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Cũng giống Việt Nam, Thái Lan có
một nền văn hoá hết sức đặc sắc, phong phú và đa dạng. Chính Phủ Thái Lan đặc
biệt quan tâm đến việc duy trì, phát triển hệ thống các làng nghề truyền thống bởi
nó giúp cho chính phủ Thái Lan rất nhiều trong việc giữ gìn văn hoá dân tộc, phát
triển du lịch và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ người

dân tại các làng nghề. Một trong những dự án thành công nhất của Chính phủ
Thái trong việc bảo vệ phát triển sản xuất tại các làng nghề truyền thống đó là dự
án “ Một làng nghề – một sản phẩm” - “One village, one product”.
1. Giới thiệu dự án “Một làng nghề – một sản phẩm” của Thái lan.
Dự án “ Một làng nghề – một sản phẩm” của Thái Lan được Chính Phủ Thái
Lan khởi xướng vào năm 2001 với những nội dung cơ bản sau:
Mục tiêu chung của dự án: Tập trung các nguồn lực và chú ý hơn đến
những sản phẩm và dịch vụ đặc thù của địa phương. Dựa trên thế mạnh của mình,
từng làng sẽ chọn và phát triển một sản phẩm đặc thù có chất lượng cao. Từ đó
giúp cho sản phẩm của các làng nghề truyền thống của Thái Lan có thể giành
được các thị trường ngách trên thế giới và được nhận biết thông qua chất lượng
cũng như tính khác biệt nhờ vào đặc thù của từng làng quê Thái.
6 Mục tiêu cụ thể của Dự án:
- Tạo ta những đặc điểm riêng biệt cho sản phẩm của địa phương để tăng
doanh số bán. Ngoài ra, để hàng hoá có thể thâm nhập vào thị trường thế giới đòi
hỏi chúng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lượng quốc tế.
- Làm sống lại, phục hồi và phát huy các giá trị truyền thống của địa phương
nhằm nâng cao hiệu kinh doanh của địa phương.
- Phát huy những tri thức của địa phương để sáng tạo ra những sản phẩm và
hàng hoá mới có tính đặc thù.
- Song song với phát triển du lịch sinh thái và du lịch làng nghề thủ công mỹ
nghệ nhằm tăng thu nhập cho địa phương.
- Xây dựng lòng tự hào dân tộc đối với các sản phẩm của Thái Lan.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương phát triển và cạnh tranh trên các thị
trường quốc tế. Điều này được thực hiện thông việc hỗ trợ thiết kế và phát triển
sản phẩm để theo kịp thay đổi thị hiếu và sở thích của thị trường.
Nguyên tắc cơ bản của Dự án: mang tính địa phương, nhưng phải tiến ra
toàn cầu, phát huy tính tự lực và sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực
Thành phần tham gia thực hiện dự án: Để chính sách quốc gia này thực sự
có tính toàn diện, hầu hết các Bộ, ngành chủ chốt của Thái Lan đều tham gia vào

dự án như: Văn phòng Thủ tướng, Cục phát triển kinh tế – xã hội và kinh tế quốc
gia ( NESDB), Bộ nội vụ ( vụ phát triển xã hội), Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính,
Bộ Thương mại ( cục xúc tiến thương mại), Bộ công nghiệp, Bộ y tế, Tổng cục
du lịch
Cơ chế thực hiện Dự án: Cấp lập chính sách là Nội các Chính phủ, bao
gồm: Ủy ban Quốc gia phụ trách dự án cùng 8 tiểu ban khác có trách nhiệm điều
phối chính sách và tiếp nhận nguồn tin phản hồi từ các tỉnh và quận. Các tiểu ban
cấp tỉnh phụ trách quản lý nguồn ngân sách nhà nước cấp để thực hiện dự án. Các
tiểu ban cấp quận phụ trách việc phân loại sản phẩm, hỗ trợ cộng đồng dân cư
thiết kế và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các hội đồng Làng trực tiếp đề ra và
phát triển các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đặc thù cho từng làng.Cơ chế thực
hiện dự án được xây dựng có sự phân định rõ trách nhiệm, và đề cao đến vai trò
điều phối của Chính phủ, vai trò tự quản và thực thi của địa phương và sự tham
gia của mọi tầng lớp nhân dân nên có thể đảm bảo hoạt động có hiệu quả và phát
huy được tính tự chủ của địa phương.
Bộ thương mại Thái Lan có vai trò đặc biệt trong việc tiêu thụ các sản phẩm
của Dự án. Vai trò chính của Bộ là liên kết giữa thị các thị trường địa phương và
thị trường nước ngoài, bảo vệ các tri thức của địa phương, thực hiện quyền bảo
vệ Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, thực hiện việc phát triển
marketing chiến lược, đào tạo nguồn nhân lực cho các làng và các địa phương,
phân loại đối tượng sản xuất theo tiềm năng thị trường thành ba nhóm chính là:
nhóm có khả năng xuất khẩu, nhóm tiêu thụ trong nước và nhóm chỉ tiêu thụ ở
địa phương. Một vai trò vô cùng quan trọng khác của Bộ Thương mại đó là Bộ
phải tìm xuyên tìm ra những thị trường mới và theo dõi các xu hướng phát triển
của nó
Những chính sách ưu tiên của Chính phủ Thái lan cho Dự án bao gồm:
- Ân hạn ba năm cho nông dân.
- Lập quỹ một triệu Bath cho từng làng nghề, trong đó vốn ngân sách cấp là
70 thỷ bath.
- Xây dựng mạng Internet với website www.thaitambon.com để giúp cộng

đồng sử dụng mạng điện tử.
Các giai đọan thực hiện dự án:
Giai đoạn 1: Giai đoạn lập kế hoạch.
Đây là giai đoạn tập trung hình thành mạng lưới các cơ quan điều phối của
Chính Phủ liên hệ với cộng đồng ở địa phương, chỉ định các ủy ban công tác cấp
tỉnh cấp quận và cấp làng. Đây cũng là giai đoạn tuyên truyền giáo dục cho cộng
động về tầm quan trọng và những nguyên tắc cơ bản của Dự án.
Giai đoạn 2: Giai đoạn các uỷ ban công tác xã cần phải xác định sản phẩm
đặc trưng của từng làng.
Nhiệm vụ chính của các ủy ban trong giai đoạn này là tìm kiếm và xác định
sản phẩm địa phương có tiềm năng tiêu thụ mạnh trên thị trường, từ đó sẽ chọn
và xếp thứ bậc cho các sản phẩm đặc trưng cho từng làng. Ủy ban ra soát một
cách có hệ thống các sản phẩm đã được chọn từ các làng. Vòng đầu tiên có 6430
sản phẩm của 7255 làng được đưa vào Dự án. Vòng hai có thêm 589 sản phẩm.
Các sản phẩm lại được phân thành 3 cấp: cấp A: sản phẩm có tiềm năng xuất
khẩu, cấp B: sản phẩm tiêu thị rộng rãi ở thị trường trong nước, cấp C: sản phẩm
chỉ tiêu thụ tại thị trường địa phương. Ngoài ra ủy ban quốc gia cũng phân loại 8
nhom sản phẩm dự án để tiện quản lý. Trong đó tiêu biểu có nhóm các tác phẩm
văn hóa nghệ thuật như: các sự kiện văn hóa ở địa phương, các lễ hội, những
điểm du lịch của địa phương, các di tích lịch sử và các dịch vụ du lịch. Thái Lan
xác định những nhóm sản phẩm có tiềm năng tiêu thụ mạnh trên thị trường bao
gồm: hàng mây, tre đan, đồ gốm sứ, đồ sơn mài, chạm khắc gỗ
Giai đoạn 3: Giai đoạn chú trọng và nâng cao chất lượng và phát triển sản
phẩm.
Giai đoạn này bao gồm các công việc chính sau: quản lý, thiết kế, chế biến
hay chế tạo sản phẩm, đóng gói, và lưu kho sản phẩm làm cho sản phẩm đáp ứng
được các tiêu chuẩn quốc tế. Đây là giai đoạn đòi hỏi nhiều sự hỗ trợ tài chính
cho việc cải thiện chất lượng và nghiên cứu sản phẩm: tìm hiểu các sản phẩm
đang tồn tại trên thị trường, nghiên cứu thị hiếu khách hàng, các sản phẩm tương
tự, các sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm đang chọn Từ các kết quả nghiên

cứu sẽ hình thành ý tưởng về kiểu dáng của sản phẩm. Chính phủ lại tiếp tục đầu
tư, hỗ trợ trực tiếp giai đoạn thiết kế ban đầu, phát triển mô hình và hoàn tất các
chi tiết để tạo ra thành phẩm. Ngoài ra, Chính phủ Thái còn hỗ trợ việc in các tài
liệu hướng dẫn sản xuất và chế tạo sản phẩm
Giai đoạn 4: Giai đoạn mở rộng thị trường cho các sản phẩm.
Giai đoạn này bao gồm hàng loạt các hoạt động có sự tài trợ lớn của Chính
phủ. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là: xây dựng các chiến lươc marketing
cho thị trường nội địa và thị trường quốc tế; lập kế hoạch hậu cần và các kênh
phân phối; thực hiện các hoạt động khuyếch trương và xúc tiến sản phẩm như:
phát triển các quan hệ với công chúng, quảng cáo thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng ;tổ chức các cuộc triển lãm thi sản phẩm trong nước, trao
giải thưởng, cấp bằng công nhận đối với các sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của địa
phương ; Chính phủ hỗ trợ mở các trung tâm chuyên mua bán các sản phẩm của
dự án ở các tỉnh gọi là “Trung tâm sản phẩm tinh xảo”; Chính phủ còn tài trợ để
tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ thương mại, đưa sản phẩm ra nước ngoài
tham dự triển lãm quốc tế. Điểm nổi bật là toàn bộ chi phí của các doanh nhân và
sản phẩm của Thái Lan đi tham dự hội chợ quốc tế được Chính phủ tài trợ gần
như hoàn toàn trừ một khoản chi phí tượng trưng.
Trong giai đoạn này đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Thương mại Điện
tử. Chính phủ Thái coi đây là một phương tiện chiến lược để mở rộng thị trường.
Để xây dựng thành công website: thaitambon.com Chính Phủ Thái đã huy động
sự vào cuộc của nhiều Bộ ngành cùng nhau tham gia: Bộ nội vụ, Tổ chức điện
thoại Thái Lan (TOT), Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp, các hợp tác xã, bộ
Thương mại. Website có cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về từng làng nghề
trên cả nước, catalogue cung cấp đặc điểm sản phẩm và giá hàng hóa, các dịch vụ
thương mại điện tử và chương trình hỗ trợ tài chính tự động tính toán chí phí vận
chuyển và thuế VAT cung nhưng các dịch vụ ngân hàng. Có ba ngân hàng tham
gia vào phát triển website là Ngân hàng Châu á, ngân hàng Thương mại Siam,
ngân hàng nông dân Thái Lan. Đội ngũ kỹ thuật website thường xuyên có mặt để
tạo thuận lợi cho các giao dịch và phục vụ tối đa người bán và người mua trên

mạng. Hiện tại, Website này đang có tới 1200 mặt hàng, được sắp xếp theo nhóm
sản phẩm như : nhóm nông sản, thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ
Hiệu quả của việc xây dựng website là khá ấn tượng, ngày càng có nhiều giao
dịch mua hàng từ nước ngoài với khối lượng lớn. Thành công của mạng Internet
đã chứng minh được rằng với những điều kiện tiên quyết như an ninh và quy định
luật pháp được đảm bảo, Internet là một kênh bán hàng có tính năng thuận tiện,
chính xác, chi phí giao dịch thấp mà lại mang lại hiệu quả giao dịch cao.
Giai đoạn 5: Giai đoạn đánh giá hiệu quả trên cơ sở các tiêu chí và chỉ số
đo hoạt động kinh doanh.
Dựa trên cơ sở của việc đánh giá các chỉ tiêu trên sẽ giúp cho các ủy ban cấp
quận, cấp tỉnh điều chỉnh cho phù hợp. Những đánh giá gần đây cho thấy một số
mặt của dự án cần được cải tiến. Các sản phẩm của Dự án cần đáp ứng hơn nữa
thị hiếu của thị trường về chất lượng sản phẩm và bao bì đóng gói. Việc quản lý
chất lượng cần được thống nhất. Hàng hóa cần được giao đúng hẹn. Nhiều sản
phẩm của dự án còn chưa có khả năng xây dựng được hình ảnh thực sự đặc trưng
cho địa phương như dựa trên yếu tố nguyên liệu, nguồn cung ứng nguyên liệu,
tính chất lịch sử của sản phẩm Những đánh giá bước đầu về hiệu quả hoạt động
của dự án đã đề ra chương trình hành động khẩn cấp bao gồm việc thực hiện
chiến dịch marketing ở cấp quốc gia và quốc tế, đàm phán ký kết hợp đòng kinh
doanh, hình thành các kênh phân phối dựa trên sự phối hợp giữa các cửa hàng
bách hóa và cac trạm xăng để thiết lập các khu vực một làng, một sản phẩm
Sau năm giai đoạn thực hiện trên các ủy ban cấp quân và tỉnh sẽ tiếp tục đề
ra các hoạt động hậu Dự án nhằm phát huy những kết quả đạt được của Dự án
đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
Dự án “ một làng nghề – một sản phẩm” là một Dự án chiến lược mang tầm
quốc gia nhằm mục đích quảng bá các sản phẩm trong nước, xây dựng hình ảnh
Thái Lan trên thị trường toàn cầu như một đất nước có nền văn hóa đặc trưng. Dự
án tiêu biêu cho liên kết có hiệu quả giữa Chính phủ, các cấp chính quyền địa
phương, các tổ chức đoàn thể, khu vực tư nhân và cộng đồng người dân để khai
thác nguồn nội lực tử cộng đồng dân cư. Một điểm nổi bật đó là Dự án đã có sử

dụng thương mại điện tử như một công cụ hữu hiệu để phát triển các sản phẩm
truyền thống giúp tấn công nghèo đói, phát triển dân trí và kinh tế vùng nông
thôn. (nguồn Sách thương hiệu hàng thủ công truyền thống Việt Nam – PGS.TS.
Nguyễn Hữu Khải)
2. Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
Qua dự án “một làng nghề – một sản phẩm” của Thái Lan có thể rút ra một
số bài học kinh nghiệm sau cho sự bảo tồn và phát triển các ngành nghề, làng
nghề truyền thống tại Việt Nam như sau:
1. Muốn thành công trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát triển các ngành nghề
truyền thống, ngành nghề truyền thống ở Việt Nam cần phải có sự tham gia vào
cuộc, phối kết hợp của Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành, chính quyền địa phương
cấp tỉnh, cấp huyện – thị, cấp xã và cấp làng. Trong đó Chính Phủ là người giữ vai
trò chỉ đạo. Chính Phủ phải có những chính sách ưu đãi cụ thể cho các làng nghề
truyền thống trong thời gian đầu khi mới khôi phục, phát triển làng nghề nhất là về
vốn, cung cấp thông tin, cơ sở hạ tầng, quảng bá sản phẩm. Chính Phủ Thái Lan đã
làm khá tốt việc này và đã mang lại một kết quả cao.
2. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề truyền thống đòi
hỏi phải có một chiến lược rõ ràng, phân định rõ trách nhiệm cho từng khâu, từng
bộ phận. Kinh nghiêm từ Thái Lan cho thấy để có thể xuất khẩu sản phẩm ra thị
trường nước ngoài Chính phủ Thái Lan đã quy đinh rất rõ vai trò của từng bộ,
từng ủy ban. Một nhân tố quyết định đến việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của
các làng nghề truyền thống đó là vai trò của Bộ thương mại trong dự án “ một
làng nghề – một sản phẩm” của Thái Lan. Chức năng của Bộ được phân định một
cách rõ ràng. Bộ thương mại Thái Lan được đánh giá có một vai trò đặc biệt
trong việc tiêu thụ các sản phẩm của Dự án. Vì thế ở Việt Nam muốn đẩy mạnh
xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề truyền thống rất cần đến sự tham gia hỗ
trợ của bộ Công thương. Bởi Bộ chính là cầu nối giữa thị trường nước ngoài với
các làng nghề sản xuất. Bộ công thương sẽ hỗ trợ giúp đỡ cho các làng nghề
trong việc tìm kiếm thi trường tiêu thụ, theo dõi xu hướng tiêu dùng cung cấp
thông tin giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ và có

khả năng cạnh trạnh với sản phẩm của các nước khác trên thị trường quốc tế.
3. Để sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài được ưa chuộng và có
sức cạnh tranh cao so với sản phẩm của các nước khác, các sản phẩm xuất khẩu
cần phải được chọn lọc, phân loại kỹ càng, được thiết kế, nghiên cứu sao cho phù
hợp nhất với yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài. Kinh nghiệm từ
Thái Lan cho thấy chúng ta cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi giữa sản phẩm
của các làng nghề để từ đó làm động lực cho các làng nghề không ngừng cải tiến,
nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
4. Kinh nghiệm từ Thái lan cũng cho ta thấy rằng trong thời kỳ thông tin
điện tử hiện nay việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử là vô cùng cần thiết.
Đây là một phương tiện kinh doanh chiến lược ít tốn kém mang lại hiệu quả cao.
Việc ứng dụng thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp làng nghề khắc phục
được khoảng cách về địa lý và có thêm nhiều cơ hội giao thương.
5. Việc phát triển sản xuất tại các làng nghề truyền thống phải luôn gắn liền
với việc bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc, kết hợp
tuyên truyền giáo dục các thế hệ sau phải có ý thức tôn trọng, gìn giữ, phát huy
những giá trị quý báu đó.
6. Luôn gắn liền giữa việc phát triển các làng nghề truyền thống với du lịch,
bởi du lịch làng nghề là một sản phẩm thu hút được khá đông đảo số lượng khách
du lich trong thời gian gần đây. Thông qua du lịch các doanh nghiệp xuất khẩu tại
các làng nghề truyền thống sẽ có cơ hội thể đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng
bá và giới thiệu cho du khách tham quan về các tiêu biểu sản phẩm của làng
nghề.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN
PHẨM CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Cơ sở pháp lý làm tiền đề cho việc phát triển các làng nghề truyền
thống ở Việt Nam.
Để việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống có hiệu quả và

mang tính nhất quán cao thì rất cần có những văn bản pháp lý quy định cụ thể về
vấn đề này. Tính đến thời điểm hiện nay, liên quan đến các ngành nghề nông
thôn nói chung và cách ngành nghề thủ công mỹ nghệ nói riêng đã có nhiều văn
bản được ban hành nhưng tiêu biểu nhất là ba văn bản pháp lý sau:
- “Quyết định số: 132/2000/ QĐ - TTg” của Tướng Chính phủ bản hành
ngày 24/11/2000 về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn. Quyết
định có đề cập đến vấn đề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và quy định cụ thể về
các chủ trương phát triển ngành nghề nông thôn, đất đai, nguyên liệu phục sản
xuất, đầu tư tín dụng, thuế và lệ phí, thông tin, thị trường tiêu thụ, chất lượng sản
phẩm, lao động đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường.( phụ lục 1)
- “Nghị đinh 66/2006/ NĐ - CP” của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
07/07/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn. Nghị định có ban hành rất cụ thể
về phạm vi đối tượng áp dụng và các hoạt động ngành nghề nông thôn. Đồng thời
cũng đưa các tiêu chuẩn công nhận nghề, làng nghề, quản lý chất lượng sản phẩm
ngành nghề và các chính sách khuyến khích bảo tồn phát triển các làng nghề về
mặt bằng sản xuất, đầu tư tín dụng, xúc tiến thương mại và đào tạo nhân lực.
( Phụ lục 2)
- “Thông tư số 113/2006/TT- BTC” ban hành ngày 28/12/2006 hướng dẫn
một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn
theo “Nghị định 66/2006 /NĐ- CP” ban hành ngày 07/07/2006. Thông tư có nêu
rất rõ về các đối tượng được nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước và các
nội dung nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.(Phụ lục 3)
2.Thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay.
2.1.Cơ cấu kinh tế.
Tính đến tháng 12/2008 theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam
nước ta hiên có 2790 làng nghề xét theo tiêu chuẩn của tổ chức JAIKA và của
BNN- PTNN Việt Nam. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng Bắc
bộ, tiếp đến Nam bộ và miền Trung. Hà Nội là một trong những địa điểm tập
trung nhiều làng nghề nhất hiện nay. Sau khi sáp nhập với Hà Tây, Hà Nội hiện
có khoảng 1270 làng nghề với nhiều nghề khác nhau. Trong đó có khoảng 201

làng nghề đã được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống với nhiều nghề
có giá trị như : sơn mài, khảm trai, gốm sứ , các làng Việt cổ, làng nghề du
lịch Sự phát triển của các ngành tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đã làm thay
đổi một cách cơ bản cơ cấu sản xuất của các làng nghề tại Hà Nội nói riêng và
các làng nghề trong cả nước nói chung. Cơ cấu sản xuất tại các làng nghề hiện
nay chủ yếu theo xu hướng tăng dần tỷ trọng cảu các nghề công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp đồng thời giảm dần tỷ trọng của các ngành nghề nông – lâm
nghiệp. Ở nhiều làng nghề phát triển như Bát Tràng các ngành nông nghiệp chỉ
còn chiếm khoảng 0,2% trong khi các ngành công nghiệp chiếm tới 80 – 90% giá
trị sản xuất của toàn xã.
Bảng2: Giá trị sản xuất của các ngành tại một số làng nghề Hà Nội
Đơn vị: triệu VNĐ
Các làng nghề Nông-lâm
nghiệp
Công nghiệp
và TTCN
Thương
mại , dịch vụ
Nghề TCTT
chính
Bát Tràng 125.000
Kiêu Kỵ 80 432 27 1.012
Ninh Hiệp 225 1.170 1.320 41.700
Kim Lan 5 25 70
Yên Viên 570 360 6.500
Đình Xuyên 6,5 9,5 13
Dục Tú 180 200 65
Võng La 501 800 396 771
Cổ Loa 385 102 195 180
Vân Nội 7.125

Liên Hà 1.550 1.470 32.260
Vân Hà 84 600
Xuân Phương 6.700 650 4.300
Xuân Đỉnh 5.810
Tây Mỗ 200 325 197 3.015
Trung Văn 787
Đông Ngạc 3.549 9.349 17564
Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội
2.2. Du lịch và dịch vụ tại các làng nghề.
Làng nghề có một vai trò quan trọng trong việc phát triển du lich, giới thiệu
cho nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế những nét văn hóa đặc trưng, phong
tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Hình thức du lịch làng nghề làm
phong phú thêm cho các sản phẩm du lịch của Việt Nam.Trong giai đoạn gặp
nhiều khó khăn cho đầu ra của sản phẩm của các làng nghề như hiện nay việc kết
hợp giữa du lịch - làng nghề, làng nghề - du lịch là một hướng đi đầy tiềm năng
và hứa hẹn giúp các làng nghề có thể tồn tại và phát triển.
Lợi ích của du lịch làng nghề là khi tham gia vào các tour du lịch làng nghề
bên cạnh việc được tìm hiểu quy trình kỹ thuật làm ra các sản phẩm thủ công
truyền thống của Việt Nam, du khách còn được hoà nhập vào cuộc sống cộng
đồng ở nông thôn của người Việt, đồng thời có thể lựa chọn, mua các mặt hàng
thủ công với giá cả vừa phải. Theo thống kê của viện nghiên cứu và phát triển du
lịch hàng năm trong số 800 triệu khách du lịch trên thế giới đến với Việt Nam thì
có khoảng trên 60% trong số đó lựa chọn tham gia các tour du lịch văn hoá làng
nghề.
Nước ta hiện có tới hơn 2790 làng nghề thủ công, hệ thống các làng nghề
khá phong phú và đa dạng, nhiều làng nghề đã trở thành sản phẩm du lịch không
thể thiếu của khách du lịch nước ngoài như: làng gốm Bát Tràng ( Hà Nội), gốm
Phù Lãng, tranh Đông Hồ ( Bắc Ninh), làng khảm trai Phú Mỹ( Hà Nội), làng
chạm bạc Đồng Xâm ( Thái Bình), làng gỗ Đồng Kỵ ( Bắc Ninh), làng giấy dó
Yên Thái( Hà Nội) Ngoài Bắc Bộ khi vào đến khu vực sông Tiền, sông Hậu

chúng ta còn có hàng trăm làng trái cây dọc theo các triền sông mà ta quen gọi là
du lịch miệt vườn ở Nam Bộ với mười tám thôn vườn trầu từng nổi tiếng suốt thế
kỷ 20. Các làng nghề của nước ta thường nằm trên trục giao thông đường bộ lẫn
đường sông giúp cho các làng nghề dễ dàng luân chuyển hàng hoá đi các nơi để
tiêu thụ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các tuyến du lịch. Ngoài sức
hút về cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nét văn hoá đặc sắc các làng nghề
truyền thống còn có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng nghề lại gắn với một vùng văn
hoá hay một hệ thống du lịch.
Có thể nói tiềm năng thu hút khách lịch của các làng nghề truyền thống ở
nước ta là rất lớn song tính cho đến thời điểm này trong tổng 2790 làng nghề của
cả nước thì chỉ có khoảng 100 làng nghề được đầu tư đồng bộ vào hệ thống cơ sở
hạ tầng nhằm thu hút khách du lịch. Tiêu biểu có thể kể đến là:
- Tỉnh Hà Tây trước đây (nay thuộc Hà Nội) đã triển khai rất nhiều dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch chuyên đề làng nghề, tỉnh đã đầu tư 6,4 tỷ
VNĐ làm 8km đường vào làng nghề rèn Đa Sỹ, tiện Nhị Khê, khảm trai Chuyên
Mỹ và mây tre đan Phú Vinh, ngoài ra còn hỗ trợ 240 triệu VNĐ cho công tác
quảng bá tuyên truyền giới thiệu về các làng nghề ( nguồn: Báo Nhân dân).
- Hay như ở Bến Tre với 500km sông rạch trằng chịt, chính địa thế ấy đã tạo
cho Bến Tre hàng trăm vườn cây trái đặc sản, sân chim, nhà cổ ,tỉnh Bến Tre đã
có những chính sách khuyến khích người dân tham gia làm du lịch, gắn du lịch
với xoá đói giảm nghèo nhờ những chính sách hỗ trợ hợp lý và sự năng động của
người dân. Hiện ở Bến Tre có khoảng 29 điểm du lịch vườn dẫn đầu vực đồng
bằng sông Cửu Long. Nhiều điểm du lịch do người dân quản lý không chỉ khai
thác giá trị kinh tế vườn mà còn giới thiệu các làng nghề truyền thống và văn hóa
dân gian với du khách. Đến với các miệt vườn du khách không chỉ được thưởng
thức những đặc sản hoa trái, những món ăn hấp dẫn mà còn được thưởng thức
các chương trình đờn ca tài tử
- Các tỉnh như Bắc Ninh, Huế, Đà Nẵng tập trung vào việc xây dựng các
website giới thiệu làng nghề tạo ra cơ hội cho quảng bá thương hiệu sản phẩm và
phát triển du lich làng nghề.

- Ở Hà Nội – một trong những địa phương sở hữu nhiều làng nghề truyền
thống nhất cả nước Sở du lịch Thành Phố cũng thường xuyên mở các tour du lich
đi thăm các làng nghề đi về trong ngày với giá rất phải chăng chỉ tầm khoảng trên
dưới 300 nghìn VNĐ/ 1 hành khách. Các làng nghề cũng tự làm phong phú thêm

×