Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

giải pháp tăng cường hoạt động thương mại của việt nam với trung quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.61 KB, 111 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ tiếng việt
ACFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
EU Liên minh châu Âu
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
G8 Nhóm 8 nước công nghiệp phát triển
GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GMS Các nước tiểu vùng sông MêKông
ODA Vốn viện trợ phát triển chính thức
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
NDT Đồng nhân dân tệ
USD Đồng đô la Mỹ
TCTK Tổng cụ thống kê Việt Nam
TQ Trung Quốc
VN Việt Nam
XNK Xuất nhập khẩu
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng biểu:
Bảng 1.1 : Chi phí sản xuất.

13


Bảng 1.2 : Chi phí so sánh.

13
Bảng 1.3: Thương mại Thailand - Trung Quốc giai đoạn
2000 - 2006.

24
Bảng 1.4: Thương mại Trung Quốc - Myanmar giai đoạn
2002 - 2006.

28
Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP theo ngành.

32
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2007.

35
Bảng 2.3: Cơ cấu và tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa.

46
Bảng 2.4: Cơ cấu và tăng trưởng nhập khẩu.

48
Bảng 2.5a: Kim ngạch thương mại Việt Nam với Trung Quốc trong
giai đoạn 1995 - 2007.
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

51
Bảng 2.5b : Tốc độ tăng trưởng XK và NK của Việt Nam với Trung

Quốc giai đoạn 2001 - 2007.

51
Bảng 2.6: Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc năm 2007.

54
Bảng 2.7: Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2007.

56
Bảng 2.8a: Cơ cấu kinh tế các tỉnh biên giới với Trung Quốc trong
năm 2004.

64
Bảng 2.8b: Cơ cấu kinh tế các tỉnh biên giới với Trung Quốc trong
năm 2007.

64
Bảng 3.1: Lộ trình cho 3 nhóm có thuế suất trên 15%, từ 5-15% và
dưới 0%.

72
Hộp đen:
Hộp 2.1 - Tác động kép của giá dầu tăng cao.

31
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Hộp 2.2 - Thị trường chứng khoán trong nước.

34

Hộp 2.3 - Các quyết định, nghị quyết liên quan tới kinh tế cửa khẩu.

44
Hộp 2.4 - 3 sự kiện thương mại nổi bật năm 2007.

62
Hộp 3.1 - Hiệp định khung thỏa thuận về lộ trình cắt giảm thuế quan.

74
Hình vẽ:
Hình 2.1: Xuất khẩu ngoài dầu thô theo bạn hàng.

47
Hình 2.2: Giá nhập khẩu trung bình một số mặt hàng.

49
Hình 2.3: Các nguồn nhập khẩu.

50
Hình 2.4: Cơ cấu xuất khẩu sang Việt Nam theo địa phương
năm 2006.

60
Hình 2.5: Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam theo địa phương
năm 2006.

61
Hình 2.6: Thị phần xuất khẩu của công ty Hạ Long - SIMEXCO.
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


63
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
1.1 - Đặt vấn đề (tại sao chọn đề tài).
Trung Quốc là quốc gia láng giềng “ núi liền núi, sông liền sông” có
quan hệ thương mại truyền thống với Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã xác
định Trung Quốc là đối tác thương mại chiến lược chính trong thời gian tới,
đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì thế, với tiềm
năng phát triển kinh tế mạnh mẽ, vị trí địa lí gần kề, Trung Quốc vừa là bạn
hàng tiềm năng vừa là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Viêt Nam trong quan
hệ thương mại song phương.
Trung Quốc cũng là quốc gia đi trước Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Thông qua hoạt động phát triển thương mại với Trung
Quốc, Việt Nam có thể học tập nhiều bài học kinh nghiệm của Trung Quốc
đối với quá trình mở cửa nền kinh tế. Trung Quốc gia nhập WTO từ năm
2001, trước chúng ta 5 năm. Kể từ khi gia nhập WTO, thương mại Trung
Quốc cực kỳ phát triển và thực tế hiện nay Trung Quốc thực sự đã có một vị
thế không nhỏ trên nền kinh tế thế giới. Trung Quốc đang dần ảnh hưởng
đến thế giới. Đạt được thành quả này Trung Quốc đã có các chính sách hội
nhập từng bước thích hợp. Kinh nghiệm của Trung Quốc sẽ là một trong
những bài học quý giá đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, bắt đầu từ phát triển thương mại hàng hóa.
Do đó chúng ta cần nghiên cứu về thương mại hai nước để tìm ra
những giải pháp hiệu quả phát triển mối quan hệ thương mại Việt Nam -
Trung Quốc vì sự phát triển bền vững của hoạt động ngoại thương Việt
Nam.
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2 - Tính cấp thiết cần nghiên cứu đề tài.
Việt Nam đang có những bước tiến vững chắc trong quá trình hội
nhập kinh tế thế giới. Thương mại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Tuy
nhiên, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hội nhập. Vị thế
của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới chưa thực sự được khẳng định.
Chúng ta đang trong giai đoạn gia nhập WTO, liệu thương mại Việt Nam sẽ
tận dụng cơ hội này như thế nào? Liệu các doanh nghiệp Việt Nam có nắm
bắt được cơ hội này để có thể khai thác được một thị trường rộng lớn là
Trung Quốc hay không? Hàng hóa Việt Nam khi đi vào thị trường này sẽ
như thế nào, cạnh tranh với hàng hóa các nước khác và hàng hóa của Trung
Quốc ra sao? Liệu chúng ta có bị chi phối bởi người bạn láng giềng vĩ đại
này hay không?
Những vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh Việt
Nam và Trung Quốc đều là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới -
WTO. Nếu không có những phân tích đúng đắn thì Việt Nam sẽ ngày càng
gặp nhiều bất lợi trong phát triển các hoạt động ngoại thương với Trung
Quốc.
Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan đó mà em xin đưa ra đề tài:“
Giải pháp tăng cường hoạt động thương mại của Việt Nam với Trung
Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ” để nghiên cứu làm báo
cáo thực tập chuyên ngành. Nhằm đóng góp một phần vào hệ thống lí luận
và thực tiễn trong quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc
Trong quá trình nghiên cứu đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của
TS. Nguyễn Thị Kim Dung và các cán bộ phụ trách hướng dẫn thực tập tại
cơ quan ( đ/c Đỗ Thu Trang). Do trình độ nghiên cứu có giới hạn nên trong
quá trình viết bài không thể tránh khỏi sai sót. Kính mong nhận được sự
đánh giá của thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn.
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Điểm mới của đề tài: Đề tài đã cập nhật thông tin và đưa ra những
phân tích mới nhất về tình hình thương mại của Việt Nam nói chung và tình
hình quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc nói riêng (trước và sau khi Việt
Nam gia nhập WTO). Đồng thời đề tài còn cập nhật tình hình phát triển kinh
tế của Việt Nam sau một năm gia nhập vào WTO.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ là hoạt động thương mại của Việt
Nam với Trung Quốc. Chủ yếu là những hoạt động giao thương chính ngạch
( xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình), ngoài ra còn đề cập đến các hoạt động
giao thương biên mậu.
Đề tài sẽ chủ yếu tập trung xem xét, phần tích hoạt động thương mại
của Việt Nam với Trung Quốc trong khoảng thời gian kể từ khi Trung Quốc
gia nhập WTO đến nay. Và phạm vi nghiên cứu chủ yếu ở tầm vĩ mô ( riêng
vấn đề xuất nhập khẩu, không đề cập tới vấn đề gia công chế biến, hoạt động
tái sản xuất).
3. Phương pháp nghiên cứu.
Trên giác độ lịch sử kinh tế, để giải quyết vấn đề nghiên cứu, tác giả
chủ yếu sử dụng và kết hợp sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử.
- Phương pháp lôgíc.
- Phương pháp thông kê.
- Phương pháp phân tích so sánh, phân tích thực chứng…
4. Tên và kết cấu đề tài.
Tên đề tài: “ Giải pháp tăng cường hoạt động thương mại của Việt
Nam với Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”.
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Kết cấu đề tài gồm 3 chương ngoài phần mở đầu và kết luận.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động thương mại
quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 2: Thực trạng tình hình thương mại của Việt Nam với
Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2007.
Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động thương
mại của Việt Nam với Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của
giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Kim Dung đã giúp em hoàn thành bài
viết này. Em cũng xin cảm chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của đ/c Đỗ Thu
Trang - cán bộ hướng dẫn thực tập tại Ban Dự báo, Viện Chiến lược Phát
triển đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như quá trình thu thập,
phân tích, góp ý tài liệu viết bài.
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1 - Cơ sở lý thuyết của hoạt động thương mại quốc tế.
1.1.1 - Khái niệm thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa dịch vụ qua biên giới
quốc gia hoặc lãnh thổ, đó là một hoạt động nằm trong khâu lưu thông hàng
hóa. Khái niệm thương mại quốc tế có nội dung lớn hơn khái niệm ngoại
thương. Đối tượng của thương mại quốc tế không chỉ gồm các hàng hóa vật
chất mà còn bao gồm cả các dịch vụ liên quan chặt chẽ đến hàng hóa thông
thường như dịch vụ kĩ thuật, mua bán phát minh sáng chế, dịch vụ vận tải,
thương mại điện tử và các dịch vụ thương mại quốc tế khác.
Khái niệm thương mại quốc tế thực sự được dùng nhiều nhất cùng với
sự hình thành của GATT, ngày nay là WTO. Khái niệm này gắn với nội
dung điều chỉnh của GATT đó là thương mại quốc tế. Năm 1948, GATT
được thành lập, Hiệp định này chủ yếu điều tiết thương mại hàng hóa hữu
hình. Từ đó đến nay, thương mại quốc tế đã phát triển nhanh chóng và mở

rộng sang cả lĩnh vực dịch vụ trong đó bao gồm cả các hàng hóa vô hình
như: ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, tư vấn… Các loại hình dịch vụ này cùng
với các vấn đề thương mại trong đầu tư và bảo hộ quyến sở hữu trí tuệ liên
quan đến thương mại đã phát triển nhanh chóng và trở thành một bộ phận
quan trọng của thương mại quốc tế. Trên cơ sở GATT, năm 1995, WTO ra
đời theo hiệp định Marrakesh. WTO hoạt động dựa trên một bộ các luật lệ
và quy tắc điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực thương mại quốc tế, được xây
dựng dựa trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản như: thương mại không có sự
phân biệt đối xử, chỉ bảo hộ bằng thuế quan, tạo dựng một nền tảng ổn định
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cho thương mại, thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán…
nhằm phát triển hơn nữa các quan hệ thương mại quốc tế, đẩy mạnh tự do
hóa thương mại toàn cầu.
Với sự ra đời của tổ chức WTO, từ ngày 1/1/1995, khái niệm thương
mại quốc tế đã được chuẩn mực hóa và sử dụng rộng rãi. Xét về đặc trưng
thì thương mại quốc tế được định nghĩa là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ
qua biên giới quốc gia. Các định nghĩa này được dùng nhiều nhất khi nhìn
vào chức năng của thương mại, vai trò của thương mại như một chiếc cầu
nối cung và cầu hàng hóa, dịch vụ về cả số lượng, chất lượng và thời gian
sản xuất. Trong nhiều trường hợp, trao đổi hàng hóa và dịch vụ còn đi kèm
với việc trao đổi các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, đặc biệt là khi đề
cập đến thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Trong bối cảnh kinh doanh quốc tế hiện đại, một cách chính xác thương mại
quốc tế được hiểu là việc mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các đối tác có
quốc tịch khác nhau.
Cơ sở của thương mại quốc tế là do yêu cầu khách quan của phát triển
và xã hội hóa lực lượng sản xuất thế giới mà nền tảng của nó dựa trên cơ sở
phân công lao động và sự trao đổi lợi thế so sánh giữa các quốc gia vì mục
tiêu phát triển của các quốc gia đó. Quan hệ thương mại quốc tế là toàn bộ

các hoạt động trao đổi, hợp tác giữa các quốc gia, giữa các khối trong lĩnh
vực thương mại dựa trên cơ sở các hiệp định thương mại, các cam kết, thỏa
thuận song phương và đa phương. Ngày nay, nhiều quốc gia phát triển theo
xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập và cùng phát triển, nên việc tăng cường
phát triển mối quan hệ thương mại quốc tế là một yêu cầu cấp thiết tất yếu.
Phát triển thương mại quốc tế chính là tăng cường các hoạt động trong
thương mại quốc tế. Trong khuôn khổ bài viết này em chỉ xin đề cập đến
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
việc tăng cường hoạt động trao đổi thương mại các hàng hóa hữu hình của
Việt Nam với Trung Quốc.
1.1.2 - Một số học thuyết về thương mại quốc tế.
1.1.2.1 - Học thuyết trọng thương ( Thomas Mun) - cơ sở đầu tiên cho hoạt
động thương mại quốc tế.
Chủ nghĩa Trọng thương phát sinh và phát triển mạnh ở Châu Âu, đặc
biệt là ở Anh và Pháp từ giữa thế kỷ 15,16,17 và kết thúc thời kì hoàng kim
của mình vào giữa thế kỉ 18.
Tư tưởng chính của học thuyết: Mỗi quốc gia muốn đạt được sự thịnh
vượng trong phát triển kinh tế thì phải gia tăng khối lượng tiền tệ. Muốn gia
tăng khối lượng tiền tệ thì con đường chủ yếu là phát triển ngoại thương, tức
là phát triển buôn bán với nước ngoài. Học thuyết cũng nhấn mạnh trong
hoạt động ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu ( tăng cường
xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu). Lợi nhuận buôn bán theo chủ nghĩa Trọng
thương là kết quả của sự trao đổi không ngang giá và lường gạt. Trong trao
đổi có một bên thua và một bên được, và trong thương mại quốc tế thì “ dân
tộc này làm giàu bằng cách hi sinh lợi ích của dân tộc kia ”. Chủ nghĩa
Trọng thương đề cao vai trò của nhà nước trong việc điều khiển nền kinh tế
thông qua “ bảo hộ ”, “ điều hướng ” và “ gia tăng hiệu năng” của nền kinh
tế trong nước. Cụ thể là những người theo học thuyết trọng thương kêu gọi
nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế như lập hàng rào thuế quan để

bảo hộ mậu dịch, có các biện pháp miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu
phục vụ cho sản xuất, cấm bán ra nước ngoài những sản phẩm thiên nhiên
như sắt, thép, sợi, lông cừu. Học thuyết còn đề xuất chính phủ nâng đỡ hoạt
động xuất khẩu như tài trợ xuất khẩu, duy trì quota, và đánh thuế nhập khẩu
cao đối với nhập khẩu hàng tiêu dùng để duy trì hiện tương xuất siêu trong
hoạt động thương mại quốc tế.
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa Trọng thương - tiêu biểu là Thomas
Mun cho rằng: lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất cho nên để tăng sức
cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường cần hạ thấp lương để giảm chi phí
sản xuất. Trong khi đó những yếu tố về năng suất lao động và công nghệ lại
không được đề cập tới như là các nhân tố để tăng sức cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường quốc tế.
Ưu điểm: Học thuyết Trọng thương đã sớm đánh giá tầm quan trọng
của thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế. Tư tưởng này đối ngược lại
với tư tưởng phong kiến lúc bấy giờ là coi trọng nền kinh tế tự cung tự cấp.
Học thuyết đã sớm nhận rõ vai trò quan trọng của nhà nước trong việc trực
tiếp tham gia vào điều tiết hoạt động kinh tế xã hội thông qua các công cụ
thuế quan, lãi suất đầu tư và các công cụ bảo hộ mậu dịch. Đây cũng là lần
đầu tiên trong lịch sử lí thuyết kinh tế được nâng lên như là lí thuyết khoa
học, khác hẳn với các tư tưởng kinh tế thời trung cổ giải thích bằng các quan
niệm tôn giáo giáo điều.
Nhược điểm: Các lí luận của học thuyết Trọng thương còn đơn giản
chưa cho phép giải thích bản chất bên trong của các hiện tượng thương mại
quốc tế.
1.1.2.2 - Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith.
Lí thuyết lợi thế tuyệt đối được Adam Smith trình bày trong tác phẩm
“ Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu có của các quốc gia”
Tư tưởng của Adam Smith về thương mại quốc tế. Thương mại đặc

biệt là ngọai thương có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước Anh ghê
gớm. Nhưng theo ông nguồn gốc sự giàu có của nước Anh không phải là
ngoại thương mà là công nghiệp. Theo Adam Smith thì mỗi quốc gia nên
chuyên môn hóa vào những ngành sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối, có
nghĩa là sử dụng những lợi thế tuyệt đối cho phép họ sản xuất ra sản phẩm
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
với chi phí thấp hơn các nước khác. Chẳng hạn như tài nguyên nhiều, dễ
khai thác, lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, khí hậu ôn hòa, đất đai màu
mỡ cho sản lượng cao, chi phí thấp… Quốc gia sẽ chỉ xuất khẩu những hàng
hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối, nhập khẩu những hàng hóa mà họ không có
lợi thế tuyệt đối. Thương mại không là quy luật trò chơi bằng không mà đây
là quy luật trò chơi tích cực, theo đó các quốc gia đều có lợi trong thương
mại quốc tế.
Tuy nhiên, hạn chế của học thuyết Adam Smith ở chỗ học thuyết của
ông không cho phép giải thích được hiện tượng: Một nước có mọi lợi thế
hơn hẳn nước khác hoặc những nước không có lợi thế tuyệt đối nào cả thỉ
chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế là ở đâu? Và thương mại quốc tế
sẽ diễn ra như thế nào ở các nước này?
1.1.2.3 - Lợi thế so sánh ( David Ricardo) - quy luật chi phối hoạt động
thương mại quốc tế.
David Ricardo ( 1772 - 1823 ) là nhà duy vật, nhà kinh tế học người
Anh ( gốc Do Thái ), ông được C.Mác đánh giá là người “ đạt tới đỉnh cao
nhất của kinh tế chính trị tư sản cổ điển”. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông
là: “ Những nguyên lí kinh tế chính trị và thuế ” xuất bản năm 1817.
Tư tưởng chính của Ricacdo về mậu dịch quốc tế. Mọi nước luôn có
thể và rất có lợi khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Bởi
vì phát triển ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một
nước: chỉ chuyên môn hóa vào sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất
khẩu hàng hóa của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu của nước khác.

Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn các nước khác, hoặc bị
kém lợi thế tuyệt đối so với nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn
có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế. Vì mỗi
nước có một lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng và một số kém so
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
sánh nhất định về các mặt hàng khác. Lí thuyết mà Ricardo muốn đề cập là
thương mại quốc tế không yêu cầu sự khác nhau về lợi thế tuyệt đối. Thương
mại quốc tế vẫn có thể diễn ra khi có lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh tồn tại
bất cứ khi nào mà tương quan về lao động cho mỗi sản phẩm khác nhau giữa
hai hàng hóa. Theo quy luật này các quốc gia có thể chuyên môn hóa xuất
khẩu sản phẩm mà họ không có lợi thế tuyệt đối hơn so với một nước khác,
nhưng lại có lợi thế tuyệt đối lớn hơn giữa hai sản phẩm trong nước ( tức là
lợi thế tương đối - lợi thế so sánh) và nhập khẩu những sản phẩm mà lợi thế
tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai sản phẩm trong nước.
Ví dụ: chúng ta hãy xem xét khả năng trao đổi hai hàng hóa quần áo
và thép của hai nước Việt Nam và Nga.
Bảng 1.1 : Chi phí sản xuất
Sản phẩm
Chi phí sản xuất ( ngày công lao động)
Việt Nam Nga
Thép (1 đơn vị) 25 16
Quần áo ( 1 đơn vị) 5 4
Nguồn: Giáo trình kinh tế phát triển.
Bảng 1.2 : Chi phí so sánh
Sản phẩm
Chi phí so sánh
Việt Nam Nga
Thép theo quần áo 5 4
Quần áo theo thép 1/5 1/4

Nguồn: Giáo trình kinh tế phát triển.
Như vậy theo chi phí sản xuất thì Việt Nam sản xuất cả thép và quần
áo đều có chi phí cao hơn Nga. Lợi thế tuyệt đối chỉ ra rằng Việt Nam không
có khả năng xuất khẩu sản phẩm nào sang Nga. Song nếu chúng ta xem xét
theo chi phí so sánh thì chí phí sản xuất 1 đơn vị thép của Việt Nam cần 5
đơn vị quần áo cao hơn của Nga chỉ 4 đơn vị, nhưng chi phí để sản xuất 1
đơn vị quần áo ở Việt Nam cần 1/5 đơn vị thép lại thấp hơn Nga ( của Nga
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cần ¼ đơn vị quẩn áo. Điều này chỉ ra rằng Việt Nam và Nga có thể trao đổi
sản phẩm cho nhau. Nga xuất khẩu thép sang Việt Nam và Việt Nam xuất
khẩu quần áo sang Nga. Việc trao đổi này đem lại lợi ích cho cả hai nước.
Hạn chế cơ bản của học thuyết. Các phân tích của Ricardo không tính
đến cơ cấu về nhu cầu tiêu dùng của mỗi nước, cho nên đưa vào lí thuyết của
ông người ta không tính được giá tương đối mà các nước dùng để trao đổi
hàng hóa. Bên cạnh đó các phân tích của Ricardo không đề cập đến chi phí
vận tải, bảo hiểm hang hóa, và hàng rào bảo hộ mậu dịch mà các nước dựng
lên. Các yếu tố này ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của thương mại quốc
tế. Cuối cùng, lí thuyết của Ricardo không giải thích được nguồn gốc phát
sinh thuận lợi của một số nước đối với một loại sản phẩm nào đó, cho nên
không giải thích triệt để nguyên nhân sâu xa của quá trình thương mại quốc
tế.
1.1.2.4 - Học thuyết của E.Hecksher và B.Ohlin - Quy luật tỷ lệ cân đối
của các yếu tố sản xuất.
Nội dung của học thuyết. Để khắc phục những hạn chế của Ricardo,
E.Hecksher và B.Ohlin trong tác phẩm “ Thương mại liên khu vực và quốc
tế ” xuất bản năm 1933 đã cố gắng giải thích hiện tượng thương mại quốc tế
như sau: “ …Trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng đến
chuyên môn hóa các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản
xuất đối với nước đó là thuận lợi nhất…”. Nói cách khác, bằng cách thừa

nhận là mỗi sản phẩm đòi hỏi một sự liên kết khác nhau các yếu tố sản xuất
(vốn, lao động, tài nguyên, đất đai…) và có sự chênh lệch giữa các nước về
yếu tố này. Mỗi nước sẽ chuyên môn hóa trong những ngành sản xuất cho
phép sử dụng các yếu tố với chi phí rẻ hơn, chất lượng tốt hơn so với nước
khác. Như vậy, cơ sở trao đổi buôn bán quốc tế theo H - O ( Hecksher -
Ohlin) là lợi thế tương đối. Hệ số biểu thị lợi thế tương đối hay còn gọi là lợi
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thế so sánh được viết tắt là RCA ( the Coefficicent of Comperative
Advantage). Hệ số nay được xác định như sau:
Trong đó :
A
T
là giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm A của nước X ( tính
theo giá FOB).
X
T
là tổng kim ngạch xuất khẩu của nước X trong 1 năm.
A
W
là giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm A của toàn thế giới.
W
là tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới trong năm.
Nếu RCA của một sản phẩm nhỏ hơn 1 thì sản phẩm đó không có lợi
thế so sánh, không nên xuất khẩu mà nên nhập khẩu và ngược lại. Những
sản phảm có lợi thế so sánh cao là những sản phảm có RCA trong khoảng từ
2,5 đến 4,25. Còn RCA lớn hơn 4,25 là những sản phẩm có lợi thế so sánh
rất cao.
Tóm lại, học thuyết H - O khuyến khích mọi nước đều tham gia vào
quá trình thương mại quốc tế, ngay cả những nước không có lợi thế tuyệt

đối.
Hạn chế cơ bản của học thuyết. Nó không cho phép giải thích được
mọi hiện tượng thương mại quốc tế. Ví dụ:
- Có sự đảo ngược nhu cầu, sở thích về hàng hóa không đồng nhất
giữa các khu vực.
- Có sự xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo ( nhà nước tham gia bảo
hộ thị trường nội địa, tài trợ cho các nhà sản xuất nội địa).
- Chi phí về vận tải và bảo hiểm quá lớn, nhiều khi vượt quá cả chi phí
sản xuất.
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
W
W
T
T
RCA
A
X
A
=
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Kết luận chung: Nghiên cứu các học thuyết thương mại quốc tế chúng ta
rút ra những kết luận cơ bản sau:
- Phát triển thương mại quốc tế mang lại lợi ích cho mọi quốc gia,
nước giàu có cũng như nước nghèo kém phát triển.
- Cơ sở để phát triển xuất khẩu của mỗi quốc gia là phải dựa vào lợi
thế tương đối và tuyệt đối của mình và thực hiện nhập khẩu những mặt hàng
mình không có lợi thế để phát triển.
1.1.3 - Vai trò của thương mại quốc tế.
- Vai trò đối với phát triển kinh tế xã hội. Thương mại quốc tế có một
vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc dân. Một quốc gia nếu

chỉ sản xuất và tự cung tự cấp trong nước thì rất khó phát triển. Bởi vì chỉ có
tham gia vào thị trường quốc tế mới có thể mở rộng thị trường tiêu dùng,
mới có thể chuyên môn hóa sản xuất và đồng thời tận dụng nguồn lực từ bên
ngoài phục vụ phát triển đất nước. Thương mại quốc tế là không thể thiếu
nếu muốn nhanh chóng phát triển đất nước.
- Vai trò đối với lĩnh vực đối ngoại. Thương mại giúp các quốc gia
xích lại gần nhau hơn. Cùng chia sẽ các vấn đề kinh tế thế giới mà không thể
một quốc gia nào có thể giải quyết độc lập. Thương mại có thể mang lại cho
các quốc gia không chỉ sự phát triển kinh tế mà còn mang lại sự ổn định
trong chính trị. Nhờ có quan hệ thương mại quốc tế mà các quốc gia nhỏ
cũng có thể được các quốc gia lớn phát triển giúp đỡ trong quá trình xây
dựng đất nước. Ví dụ như nguồn vốn FDI, ODA,… chính là những điều kiện
cần thiết để một quốc gia có thể nhanh chóng phát triển đất nước.
1.2 - Phát triển thương mại quốc tế trong bối cảnh hội nhập.
1.2.1 - Nội dung và hình thức phát triển thương mại quốc tế.
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nội dung của phát triển thương mại quốc tế.
- Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ của đất nước vào thị trường quốc tế. Xuất nhập khẩu là
hình thức cụ thể của một quốc gia khi tham gia vào phân công lao động quốc
tế, đồng thời thể hiện quá trình hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền
kinh tế thế giới, thể hiện tính chất, quy mô phát triển của nền kinh tế hướng
ngoại. Trước đây, theo quan niệm truyền thống, người ta thường đánh giá
cao các quốc gia có kim ngạch xuất siêu lớn. Ngày nay, trong nền kinh tế
toàn cầu, quan điểm trên đã trở nên lỗi thời vì yêu cầu cân bằng lợi ích là
yếu tố quan trọng hàng đầu để quan hệ thương mại giữa các quốc gia có thể
phát triển nhanh và mạnh. Quan hệ thương mại quốc tế của một quốc gia
phát triển thì cũng có nghĩa kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia đó lớn,
trong đó yêu cầu về tỉ lệ nhập siêu được chú ý, tạo sự cân đối hợp lí trong

cán cân thương mại
- Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu về phạm vi địa lí. Do môi trường
kinh doanh quốc tế luôn biến động và tiềm tàng những nguy cơ rủi ro, và
cũng tránh việc quá lệ thuộc vào một hay một số thị trường nhất định, phát
triển quan hệ thương mại cần hướng tới quan hệ với các quốc gia và các thị
trường khu vực. Thị trường xuất nhập khẩu phải đa dạng, mở rộng tới tất cả
các khu vực trên thế giới, điều này cho phép các quốc gia có điều kiện mở
rộng sự lựa chọn thị trường nước ngoài một cách hợp lí trong từng thời kỳ.
Chính sự phát triển thị trường xuất nhập khẩu, tăng tỉ lệ thị phần trên
thế giới là yếu tố quan trọng thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế phát triển
sâu rộng.
- Đa dạng hóa chủng loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu ra thị trường
nước ngoài. Để đạt mục tiêu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, đòi hỏi số
lượng và khối lượng của các mặt hàng xuất khẩu phải ngày càng tăng, đồng
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thời chuyển dịch theo hướng xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng công
nghệ và chất xám cao. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa hợp lí, cơ cấu mặt
hàng phong phú đa dạng sẽ đảm bảo thị trường xuất khẩu bền vững và ổn
định.
- Tăng cường xuất khẩu các dịch vụ thu ngoại tệ. Đa dạng hóa và phát
triển các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ, đặc biệt là các dịch vụ tư vấn, dịch
vụ kĩ thuật, dịch vụ vận chuyển hàng hóa ( bằng đường biển, đường sắt,
đường hàng không, đường bộ quốc tế), dịch vụ viễn thông, xuất khẩu sức lao
động và các dịch vụ thương mại khác.
- Phát triển thương mại quốc tế theo chiều sâu. Phát triển quan hệ
thương mại quốc tế phải trên cơ sở đồng thời cả về chiều rộng và chiều sâu
của quan hệ thương mại. Trong đó tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng số
lượng các mặt hàng, phát triển thị trường xuất nhập khẩu về phạm vi địa lí
và tăng cường các dịch vụ thương mại là sự phát triển thương mại theo chiều

rộng. Phát triển quan hệ thương mại quốc tế theo chiều sâu là phát triển về
mặt chất lượng của các quan hệ thương mại bao gồm cả thương mại hàng
hóa và thương mại dịch vụ. Bao gồm:
(1) Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu hợp lí, đa dạng và đáp ứng được
yêu cầu ngày càng cao về chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Cơ cấu hàng
hóa xuất nhập khẩu cần phát triển theo hướng phục vụ cho những yêu cầu
của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, giảm dần xuất nhập
khẩu các sản phẩm thô, nguyên vật liệu tự nhiên, sản phẩm sơ chế, tăng tỷ lệ
xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến và các sản phẩm tinh chế hoặc chế biến
sâu. Nhập khẩu các thiết bị, công nghệ tiên tiến phù hợp với trình độ phát
triển kinh tế trong nước với tầm nhìn lâu dài. Cố gắng tiếp cận và nhập khẩu
“ công nghệ nguồn ”.
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
(2) Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu theo lượng khách hàng. Xuất
khẩu tới những khách hàng có mức tiêu dùng tương đối ổn định, khách hàng
tiềm năng. Phấn đấu tiếp cận trực tiếp với các kênh phân phối ở thị trường
nước ngoài, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tới những khách hàng là
người tiêu dùng cuối cùng, giảm dần xuất khẩu qua trung gian.
(3) Cơ cấu xuất nhập khẩu hợp lí giữa máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu cho sản xuất với các hàng hóa dịch vụ cho tiêu dùng. Ngoài ra cơ cấu
xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ hợp lí cho phép phát huy tối đa và có
hiệu quả các lợi thế của đất nước. Cuối cùng là phải tăng sự liên kết giữa các
nền kinh tế thông qua sự gắn bó giữa các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp
với đầu tư và các dịch vụ thương mại quốc tế.
Các hình thức phát triển thương mại quốc tế.
Ngày nay, các quan hệ thương mại quốc tế đã và đang phát triển theo
các hình thức chủ yếu sau.
- Phát triển quan hệ thương mại quốc tế dựa trên mối quan hệ hợp tác
song phương. Đây là mối quan hệ hợp tác được xây dựng dựa trên những

cam kết, thỏa thuận, hiệp định thương mại song phương được kí kết giữa hai
quốc gia với nhau trong các hoạt động thương mại như: xuất nhập khẩu,
thanh toán quốc tế, thuế quan…
Bất cứ quốc gia nào muốn mở cửa nền kinh tế đều phải phát triển các
quan hệ kinh tế, thương mại với các quốc gia khác, đây là mối quan hệ quan
trọng nhất, không những đối với các nước kém phát triển mà còn đối với cả
các nước phát triển. Quan hệ thương mại song phương đôi khi cũng tạo ra
những lợi thế so sánh cho hai nước trong cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên,
cũng có những hạn chế, nhất là khi phải đối diện với những nền kinh tế
mạnh và có nhiều lợi thế hơn. Đồng thời, sự phát triển các mối quan hệ
thương mại song phương đã không đủ khả năng để phối hợp sức mạnh kinh
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tế của các quốc gia nhằm giải quyết những bất đồng, hay để tạo lập một thị
trường lớn vời nhiều lợi thế hơn. Các mối quan hệ đa phương và các khối,
liên minh kinh tế khu vực hình thành và phát triển đã giúp khắc phục những
hạn chế này.
- Phát triển quan hệ thương mại quốc tế dựa trên mối quan hệ hợp tác
đa phương. Mối quan hệ này về cơ bản cũng được xây dựng dựa trên những
cam kết, thỏa thuận, hiệp định thương mại đa phương đươc kí kết. Đây là
mối quan hệ rất phong phú, đa dạng, được đan xen nhiều tầng nấc và cấp độ
khác nhau. Trong quan hệ thương mại quốc tế đa phương có các mối quan
hệ sau:
 Quan hệ thương mại giữa một quốc gia với nhiều quốc gia.
 Quan hệ thương mại giữa một quốc gia với một khối, hay một
liên minh kinh tế ( như EU, G8, ASEAN…).
 Quan hệ thương mại giữa hai khối nước với nhau ( ví dụ như
ASEAN với EU).
1.2.2 - Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến phát
triển thương mại quốc tế.

1.2.2.1 - Nội dung và biểu hiện của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế.
Toàn cầu hóa về kinh tế là sự thâm nhập và phụ thuộc mạnh mẽ giữa
nền kinh tế của cả nước với nền kinh tế thế giới. Bản chất của toàn cầu hóa
đó là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia. Quá trình toàn cầu
hóa dựa trên nguyên tắc bình đẳng và các bên cùng có lợi, tức là toàn cầu
hóa mang lại lợi ích cho mọi quốc gia tham gia.
Biểu hiện chính của toàn cầu hóa đó là: (1) Chính sách đối ngoại của
các quốc gia mang tính quốc tế cao vì nó được xây dựng dựa trên những
nguyên tắc và chuẩn mực chung mang tính quốc tế. (2) Sản phẩm sản xuất
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cũng mang tính quôc tế cao. Theo báo cáo của tổ chức OECD về kinh tế đưa
ra kết luận trên 90% sản phẩm của các nước có sự tham gia sản xuất của 2
nước trở lên. Thậy vậy, gạo do nông dân Việt Nam sản xuất, nhưng phân
bón là của Indonesia, máy bơm phục vụ tưới tiêu của Trung Quốc, thuốc trừ
sâu nhập khẩu của Thái Lan… (3) Hoạt động thương mại giữa các nước gia
tăng nhanh chóng. Theo báo cáo của tổ chức WTO năm 2000: thì nếu năm
1994 tổng kim ngạch thương mại của thế giới là 8090 tỷ USD thì năm 2000
con số này tăng lên gần 14.000 tỷ USD. Nhiều nước đặc biệt là các nước
chậm phát triển cũng chủ trương lấy thị trường thế giới làm nền tảng để
hoạch định chiến lược phát triển kinh tế. Cũng theo thống kế của WTO thì
có hơn 20% sản phẩm sản xuất của các nước được đưa ra thị trường thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của một nước
với nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia vào quá trình phân công lao
động quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, cuốn hút mọi
quốc gia, dân tộc và có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - chính trị thế
giới. Như vậy hội nhập kinh tế có thế hiểu là sự liên kết về kinh tế bằng cách
xây dựng lên bức tường kinh tế chung như tự do hóa thương mại và hàng rào
thuế quan.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình tất yếu của việc phân công
lao động xã hội. Vì vậy nó không loại trừ bất kì quốc gia nào. Việt Nam
cũng là một trong những quốc gia đó. Đảng và nhà nước ta nhận diện được
tầm quan trọng của sự hội nhập nên đã chủ động hội nhập các tổ chức kinh
tế quốc tế như GATT, ACFTA.
1.2.2.2 - Tác động của hội nhập đến sự phát triển thương mại quốc tế .
- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp tăng cường mối liên kết giữa các quốc
gia trong quá trình trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ. Hội nhập kinh
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tế quốc tế tạo ra một hành lang chung về pháp lí để các quốc gia cùng tham
gia giải quyết các vấn đề kinh tế thế giới mà không một quốc gia nào có thế
đơn lẻ giải quyết. Tính đến tháng 5/2003 đã có gần 250 hiệp định thương
mại tự do song phương và khu vực được kí kết và thông báo cho WTO,
trong đó 130 hiệp định được thông báo sau năm 1995. Và tính đến năm 2005
thì tổng số hiệp định có hiệu lực là khoảng 300 hiệp định. Như vậy, có thế
thấy sự liên kết giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng chặt chẽ, đa dạng
và phức tạp.
- Nhờ có hội nhập kinh tế quốc tế mà quan hệ thương mại quốc tế của
các quốc gia phát triển mạnh mẽ và sâu rộng dựa trên cơ sở tự do hóa
thương mại và thuận lợi hóa đầu tư. Thật vậy, nhờ có hội nhập kinh tế thế
giới mà thương mại Việt Nam trong hơn 10 năm gân đây luôn có đạt được
những thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại trung bình
hàng năm là 22%. Nguyên nhân là nhờ chúng ta mở rộng được thị trường
xuất nhập khẩu nhờ tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới. Về đầu tư,
ngay trong năm 2005, số vốn mới và vốn tăng thêm đã làm cho FDI tăng lên
trên 5,6 tỷ USD, tăng 41,7% so với năm 2004. Ngoài ra cam kết ODA cũng
tăng mạnh. Nhờ vậy, kinh tế Việt Nam liên tục khới sắc duy trì tốc độ tăng
trưởng bình quân trên 8% trong nhiều năm.
- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia có nhiều cơ hội tiếp cận

với các thị trường lớn, đặc biệt là các quốc gia nhỏ. Hội nhập kinh tế quốc tế
tạo điều kiện cho các quốc gia mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa ra
khỏi biên giới. Hội nhập kinh tế khiến cho các quốc gia phải xóa bỏ đi hàng
rào thuế quan hoặc giảm hàng rào thuế quan, nhờ vậy hàng hóa của các quốc
gia sẽ được đối sử công bằng và tạo ra sức canh tranh mạnh mẽ. Nếu năm
1996 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta là 7.255 triệu USD thì năm
2006 kim ngạch xuất khẩu đã là 39.605 triệu USD, tốc độ tăng kim ngạch
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
xuất khẩu bình quân là hơn 20%/năm. Đó là nhờ có hội nhập mà chúng ta có
thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước phương tây và châu Mỹ so
với khi chúng ta chưa hội nhập thì chỉ có thể xuất khẩu sang các nước thuộc
phe XHCN.
- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước
tham gia vào thị trường thế giới, qua đó cọ xát và nâng cao được năng lực
cạnh tranh nhờ việc cải thiện kiểu dáng mẫu mã, nâng cao chất lượng sản
phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới. Đồng thời các doanh
nghiệp trong nước có điều kiện tiếp thu công nghệ quản lí tiên tiến, liên kết
với các tập đoàn kinh tế thế giới, nhằm mở rộng thị trường hơn nữa.
- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia có thể chuyển hướng
mậu dịch tự do, không bị bó hẹp trong phạm vi khu vực hoặc phạm vi các
nước liên minh mà mậu dịch có thể diễn ra trên khắp thế giới. Hàng hóa
được lưu thông thuận lợi, đặc biệt các quốc gia nhỏ có điều kiện để đưa hàng
hóa của nước mình vào thị trường các nước lớn. Ngoài ra, hội nhập giúp các
nước chuyên môn hóa sản xuất hơn, qua đó các sản phẩm có tính quốc tế
hơn.
1.3 - Kinh nghiệm của một số nước trong việc thúc đẩy hoạt động
thương mại với Trung Quốc.
1.3.1 - Kinh nghiệm của Thailand
Thailand vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với điều kiện dân

số, tự nhiên, trình độ phát triển tương đương với Việt Nam. Bắt đầu từ năm
1960 Thailand thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và
đến nay là kế hoạch lần thứ 9. Trong những năm 1970 Thailand thực hiện
chính sách “ hướng xuất khẩu”, với ASEAN, Mỹ, Nhật Bản và châu Âu là
thị trường xuất khẩu chính.
Nguyễn Trọng Phát Kinh tế phát triển – K46

×