Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phục hồi hức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 23 trang )

PHCN trẻ chậm phát triển trí tuệ
PGS.TS. Vũ T Bích Hạnh
Mục tiêu:
1. Trình bày được định nghiã, mức độ nặng của CPTTT.
2. Mô tả nguyên nhân, dấu hiệu phát hiện và tiêu chuẩn chẩn
đoán CPTTT.
3. Trình bày nguyên tắc can thiệp cho trẻ CPTTT
Sự phát triển tâm thần vận động của trẻ bình thường
3-5 tháng: khóc khi khó chịu, khi đói. Biết cười đáp lại
Biết hóng chuyện, đưa mắt liếc theo vật chuyển động.
Biết lẫy, nắm đồ vật.
6-12 tháng: Nhận người quen -lạ
Chơi với đồ chơi
Tạo các âm thanh ba ba
Hiểu lời nói đơn giản, đáp ứng với từ “không”
Tìm kiếm đồ vật bị biến mất.
Đi chập chững
12-36 tháng: Hiểu mệnh lệnh đơn giản, nói câu 2-3 từ
Bắt chước các hành động, xúc ăn, cầm cốc uống
Đi tốt, biết chạy
36- 60 tháng: Nói các câu hoàn chỉnh
Chơi đóng vai tưởng tượng
Phân biệt màu sắc, phải trái, biết so sánh to nhỏ
Tự đi vệ sinh, mặc và cởi quần áo
Leo cầu thang, biết nhảy lò cò.
1
1. Khái niệm chậm phát triển trí tuệ
Chậm phát triển tinh thần hay còn gọi là khó khăn về học, hoặc
chậm khôn là khái niệm để chỉ những trường hợp phát triển trí tuệ
chậm và ở mức thấp hơn so với độ tuổi, ở một số hoặc tất cả các kỹ
năng thích ứng.


Kỹ năng thích ứng bao gồm:
giao tiếp, tự chăm sóc, vui chơi,
tự kiểm soát bản thân, hành vi,
ứng xử, khả năng nhận thức, học
vấn, việc làm, giải trí, sức khoẻ,
an toàn cá nhân
2. Các mức độ chậm phát triển tinh thần
2.1. Có 4 mức độ chậm phát triển:
* Nhẹ: (IQ từ 50-70) Nhóm này chiếm khoảng 85% trẻ bị CPTTT,
còn được gọi là nhóm “hoà nhập được”. Những trẻ này thường có khó
khăn về học vấn, chỉ học tới lớp 6-7. Sau này thành người lớn, họ có
khả năng học nghề và sống một cách độc lập. Tuy vậy, đôi khi họ
cũng cần một chút hỗ trợ và chỉ dẫn.
* Vừa: ( IQ khoảng 35- 49). Nhóm này còn được gọi là “huấn luyện
được”, chiếm khoảng 10% số trẻ bị CPTTT. Hầu hết trẻ này có thể
học được kỹ năng giao tiếp trong thời kỳ niên thiếu. Lớn lên, họ có thể
tự chăm sóc bản thân, về học vấn, chỉ đạt dưới lớp 2. Sau này họ có
khả năng học được nghề thợ nhưng cần hỗ trợ tương đối.
2
* Nặng: ( IQ từ 20-34); số này chiếm khoảng 3-4%. Trẻ học được rất
ít kỹ năng giao tiếp lúc niên thiếu, ở tuổi học đường. Về học vấn, trẻ
chỉ có thể làm quen với các chữ cái và học đếm.
* Rất nặng: (IQ dưới 20); số này chiếm khoảng 1-2%, cần sự trợ giúp
thường xuyên và môi trường sống được sắp xếp chặt chẽ. Vận động,
tự chăm sóc và giao tiếp có thể được cải thiện nếu được dạy dỗ, huấn
luyện lâu dài.
2.2. Phát hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ:
o Trẻ chậm lẫy, chậm ngồi, chậm đi hơn so với trẻ cùng tuổi
o Việc ăn uống vệ sinh, tắm giặt và các hoạt động hàng ngày đều
không làm được giống như các trẻ cùng tuổi khác.

o Nhớ kém, khó tập trung vào một hoạt động, hiểu chậm về những
điều gì nghe, sờ, nhìn thấy.
o không biết chơi với đồ chơi, không chơi đóng vai
o Trẻ có thể học nói muộn hơn, nói câu đơn giản hoặc từ ngữ
nghèo nàn.
o Nếu đi học, trẻ học chậm, kém nhớ mặt chữ, số đếm khó khăn.
* Đối với trẻ nhẹ: độ tuổi THCS:
Về ngôn ngữ - ứng xử:
o Ko hiểu những lời bóng gió, ám chỉ, câu thành ngữ, câu có nội
dung , từ ngữ phức tạp
o Diễn đạt không rõ ràng về suy nghĩ, tình cảm, nhu cầu bản thân:
nói chậm, ko có đầu đuôi, có logic.
3
o Thường nói ngọng (ngọng phát triển)
o Cư xử, nói năng ngốc nghếch hơn so với tuổi.
o Thiếu kiểm soát hành vi, hay nổi cáu, đôi khi hung hãn.
Ktra: Yêu cầu trẻ kể 1 vài câu chuyện; hoặc trả lời câu hỏi tại sao?
* Suy nghĩ- Nhận thức:
o Khả năng tiếp thu, nhớ, liên hệ vận dụng kém
o Học những khái niệm cụ thể, trực quan dễ hơn.
o Giải quyết vấn đề, ra quyết định chậm kể cả việc đơn giản.
o Thể hiện: hay nói theo đuôi, hành xử a dua, thiếu suy nghĩ.
o Ktra: Ra 1 tình huống và hỏi ý kiến của trẻ
Yêu cầu trẻ phân tích hành vi, cách ăn nói, cư xử của bạn?
* Học tập:
o Các môn học yêu cầu tư duy, trí nhớ thường kém
o Viết lách, trình bày kém
o Có ưu thế các môn GD thể chất, nghệ thuật hình thể
o Vận động tinh, điều hợp vận động kém
* Tâm lý- xã hội:

o Tâm lý thường vui vẻ quá mức, thất thường hoặc rụt rè
o Có thể trầm cảm, căng thẳng, lo lắng
o Hay bị tụt lại sau bạn bè, dễ bị bỏ rơi, hoặc ít bạn
o Vụng xử lý khi bất hoà, mâu thuẫn: dễ gây gổ.
o Có thể bị trẻ khác trêu chọc, cười đùa
* Chăm sóc bản thân:
o VS cá nhân kém, ăm mặc luộm thuộm
o Tổ chức hoạt động cá nhân kém( sắp xếp
4
o Không chủ động được trong cuộc sống
* Hội chứng Down
Nguyên nhân là do bất thường của cặp nhiễm sắc thể 21. Thường gặp
những trường hợp mẹ có thai trên 35 tuổi, hoặc cha già, mẹ trẻ.
Hình dạng của trẻ
Mới đẻ: trẻ mềm ít khóc
Chậm lẫy, bò và chậm đi
Mắt lác, nhìn kém
Miệng nhỏ, luôn há, lưỡi thò ra
ngoài
Tai thấp
Tròng đen có chấm trắng như cát,
mất sau 12
th
Nếp gấp ở mi mắt
Bàn tay rộng, ngón ngắn, ngón út khoèo
Có một nếp lằn rừ (ngang bàn tay)
Cổ ngắn, phẳng, đầu nhỏ
Đôi khi bị trật khớp háng bẩm sinh
Ngón chân cái vòng vào trong
* Chứng ngu đần do suy giáp trạng

5
Trẻ mới sinh cân nặng cao, chậm lớn
ít khóc, ít vận động
Trông đần độn, thờ ơ với mọi vật, ngủ
nhiều
Thân nhiệt thường thấp
Da khô, lạnh và dầy, hay táo bón
Tóc mọc thấp trước trán
Mí mắt sưng nề
Người ngắn so với tuổi
Có khó khăn về giao tiếp
Xét nghiệm hormone tuyến giáp thấp
* Động kinh không kiểm soát được:
cũng là 1 nguyên nhân gây chậm PTTT
2.3. Chẩn đoán:
Dựa vào 3 tiêu chuẩn:
Giảm ít nhất 2 kỹ năng thích ứng
IQ dưới 70
Xảy ra trước 18 tuổi
3. Nguyên nhân
Các yếu tố nguyên nhân có thể chia thành 3 nhóm chính sau:
3.1. Di truyền: (khoảng 5%).
6
+ Đột biến nhiễm sắc thể ( ví dụ: trẻ bị Down- cặp thứ 21 hoặc đột
biến nhiễm sắc thể X của nhiễm sắc thể giới tính hoặc một số đột biến
gen khác).
3.2. những tác nhân trong quá trình phát triển
* Các yếu tố trước sinh (trong thời kỳ bào thai): chiếm khoảng 30%
thường do độc tố (mẹ ngộ độc rượu, nhiễm trùng )
* Các tác nhân xảy ra trong và sau khi sinh (10%), gồm thiểu dưỡng

thai nhi, sinh thiếu tháng, thiếu oxy, nhiễm trùng do virut, các vi
khuẩn khác và chấn thương.
*Bệnh tật trong thời kỳ tiền học đường và học đường (5%). Gồm các
yếu tố chấn thương, nhiễm trùng và nhiễm độc ( ví dụ: ngộ độc chì).
3.3. Môi trường và các bệnh lý tâm thần khác: (15-20%)
Các yếu tố này bao gồm: dinh dưỡng, xã hội, ngôn ngữ, và yếu tố kích
thích, và các rối loạn phát triển khác như chứng tự kỷ.
3,4. Phòng ngừa chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em.
- Bà mẹ khi mang thai cần ăn uống, tiêm phòng đầy đủ.
- Khám thai thường quy.
- Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế
4. Phục hồi chức năng ( PHCN)
4.1. Mục tiêu
- Kích thích sự phát triển về vận động thô.
- Kích thích sự phát triển về vận động tinh của hai bàn tay.
- Kích thích kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ.
7
- Kích thích sự phát triển trí tuệ
- Kiểm soát hành vi ứng xử
4.2. Các kỹ thuật can thiệp bao gồm:
- Vận động:
+ Xoa bóp.
+ Các kỹ thuật tạo thuận lẫy, ngồi, bò, đứng đi.
+ Các hoạt động cá nhân
- Hoạt động trị liệu
+ Huấn luyện kỹ năng vận động tinh bàn tay.
+ Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày.
+ Vui chơi
- Ngôn ngữ trị liệu
+ Kích thích kỹ năng giao tiếp sớm.

+ Huấn luyện kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ.
- Giáo dục mầm non: các chương trình ở các trường mẫu giáo…
- Thuốc: điều trị động kinh, hóc môn giáp trạng.
4.3. Nguyªn t¾c d¹y
4.3.1.Động viên / khen thưởng:
- Là một biện pháp thường xuyên được sử dụng trong giáo dục trẻ
CPTTT. Khi trẻ nhận được một phần thưởng cho một việc làm
đúng, trẻ sẽ muốn lặp lại hành động đó một lần nữa. Phần thưởng
có thể là:
8
- Một nụ cười, một cái hôn, một lời khen hoặc sự chú ý. Một thứ
mà trẻ thích: đồ chơi, hoa quả
- Một trò chơi, hoạt động trẻ thích.
Khi trẻ đã làm tốt một nhiệm vụ, có thể dừng việc khen thưởng.
4.3.2. Nhắc: bằng hành động và lời nói, giảm dần mức độ nhắc.
Muốn dạy trẻ một công việc nào đó, cần hướng dẫn trẻ theo thứ tự
sau:
- Làm mẫu hoạt động đó cho trẻ nhìn và nghe.
- Nói và giải thích cho trẻ về hoạt động đó.
- Cùng làm công việc đó với trẻ.
- Chỉ cần nói về các động tác của hoạt động đó.
4.3.3. Uốn nắn: muốn trẻ thực hiện một công việc nào đó ngày càng
tốt hơn người ta dùng khen thưởng để uốn nắn.
Đầu tiên là khen
- Khi trẻ có đáp ứng với yêu cầu đặt ra.
- Sau đó khi trẻ làm đúng với yêu cầu của công việc.
- Sau đó chỉ khen khi trẻ làm tốt công việc.
4.3.4. Chia nhỏ hoạt động thành một chuỗi để dạy
Trẻ có thể khó thực hiện một công việc nào đó một mình. Khi
muốn dạy cho trẻ một công việc nào đó, ta cần phân tích hoạt động đó

thành một chuỗi các hoạt động nhỏ hơn và dạy trẻ từng hoạt động đó.
Ví dụ: uống nước gồm những động tác sau
9
Cầm cốc Đưa cốc lên miệng Uống nước Đặt cốc xuống
- Mô tả và giải thích cho trẻ các động tác
- Cầm tay trẻ, giúp trẻ uống nước.
- Khuyến khích trẻ tự làm một số động tác. Động tác nào trẻ không
làm được mới giúp trẻ cùng làm.
- Sau đó để trẻ tự làm công việc đó một mình.
4.3.5. Thiết lập lịch hoạt động hàng ngày cho trẻ
Ví dụ về một thời khoá biểu của trẻ
Thứ 2 Thứ 3 Thứ
4
Thứ
5
Thứ
6
Thứ
7
C.Nhật
6h-6h 30 Dậy, đi
VS
Dậy, đi VS
6h30- 7h Thay
quần áo
Thay quần
áo
7h- 7h30 Ăn sáng Ăn sáng
7h30 Đi học Đi học
8-16h Học ở

trường
Học ở
trường
16- 16.30 Đi học về Đi học về
16.30-18h Chơi tự
do
Chơi tự do
18h-18.30 Tắm giặt Tắm giặt
18.30-
19.30
Ăn tối Ăn tối
10
19.30-
20.30
Xem tivi Xem tivi

.

Các hoạt động hàng ngày của trẻ phải được tiến hành theo đúng
một lịch biểu. Điều này giúp trẻ dễ nhớ và dễ chấp nhận hơn những
hoạt động khác nhau. Sự lặp đi lặp lại này giúp trẻ chủ động giải quyết
nhiệm vụ, dễ dàng tham gia vào các hoạt động gia đình khác.
Cũng nên giúp trẻ thiết lập lịch hoạt động hàng tuần, lịch mùa, lịch
tháng hoặc lịch biểu các hoạt động trong năm
4.4. Các hoạt động cần thiết dạy cho trẻ:
4.4.1. Hướng dẫn trẻ em tự chăm sóc:
Hoạt động tự chăm sóc (ăn uống, vệ sinh, thay quần áo, tắm
giặt ) là cần thiết hàng đầu, giúp trẻ độc lập. Nên chọn những hoạt
động đơn giản trẻ có thể học làm được để dạy trước. Việc dạy thường
được được tiến hành ngay khi trẻ thực hiện các hoạt động đó. Nghĩa là

dùng các hoàn cảnh thực để dạy.
Dạy trẻ đánh răng tắm giặt thay quần áo
11
4.4.2. Vui chơi cho trẻ:
Vui chơi có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của trẻ em, đặc
biệt của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Qua đó, trẻ học được nhiều kỹ
năng về vận động, giao tiếp, phát triển nhận thức và giác quan
Hướng dẫn trẻ chơi cần dựa trên khả năng hiện tại của trẻ. Do vậy, cần
quan sát và đánh giá điều đó. Khả năng chơi của trẻ có thể chia thành
3 mức:
+ Chơi đơn giản: Trẻ khám
phá thế giới xung quanh thông
qua sự cảm nhận giác quan.
Các hình thức chơi ở giai đoạn
này xuất hiện từ lúc trẻ 2-3
tháng tuổi tới khoảng 18 tháng
tuổi.
Trẻ chơi bằng cách ngắm nghía, cầm đồ vật, lắc lắc, đập vật
xuống đất hay đập 2 vật với nhau. Muộn hơn, trẻ biết chồng tháp, xếp
đồ vật thành chuỗi có thứ tự, biết đun đẩy đồ chơi. Khi đã biết phân
tích và so sánh, xếp sắp đồ vật theo một chuỗi nhất định, khả năng
chơi của trẻ chuyển lên một mức cao hơn.
12
+ Chơi đóng vai -tưởng tượng:
Trẻ đã biết quan sát và bắt
chước cách cư xử, lời ăn tiếng nói và
hành động của các nhân vật xung
quanh như: bố mẹ, cô giáo, những
người thân và bạn bè khác. Trẻ đóng
vai và diễn lại những gì chúng chứng

kiến. Thông qua những hoạt động
như vậy, trẻ phát triển giao tiếp và
các kỹ năng xã hội của mình. Các hình thức chơi này diễn ra trong độ
tuổi từ 18 tháng tới khoảng 3tuổi.
+ Chơi nhóm:
Trẻ thích chơi cùng nhóm các
trẻ khác, thích chia sẻ với các bạn
cùng tuổi. Khi chơi nhóm, trẻ học
cách chấp nhận và đặt ra các quy tắc
luật lệ. Khi ấy, trẻ nhận thức được
khả năng của bản thân khi so sánh
với trẻ khác, biết chấp nhận thua
cuộc và phân biệt mạnh yếu, khôn
dại
4.4.3. Dạy trẻ giao tiếp:
Kỹ năng giao tiêp 3T
- Phát triển kỹ năng giao tiếp không lời (GT sớm)
- Dạy từ, tăng cường nhận thức bằng tranh ảnh,hình vẽ
13
- Dùng nhiều hình thức để biểu đạt ngoài lời nói
4.4.4. Học hành cho trẻ CPTTT:
Giáo dục hoà nhập là hình thức thích hợp nhất, nó giúp trên 80%
trẻ chậm phát triển có cơ hội học hành bình đẳng với các trẻ khác. Khi
đưa trẻ đến trường, có một số vấn đề cần giải quyết như: tập huấn cho
giáo viên phương pháp dạy trẻ
một số thiết bị dạy, thay đổi nhận thức
của trẻ khác và cha mẹ chúng. Ngoài
ra, cần quan tâm đến một số vấn đề
liên quan như: đưa đón, chăm sóc,
giúp đỡ trẻ sinh hoạt tại trường

4.4.5. Hoạt động nội trợ:
Lôi cuốn trẻ vào các hoạt động giúp đỡ gia đình là một trong những
nội dung huấn luyện. Đó là những hoạt động lặp đi lặp lại hàng ngày,
những gì trẻ học được sẽ phục vụ thiết thực cho bản thân trẻ. Việc lựa
chọn hoạt động nào sẽ tuỳ thuộc vào độ tuổi và khả năng của trẻ. Ví
dụ:
Chăm sóc em bé Dọn dẹp nhà cửa Lấy nước
4.4.6. Hướng nghiệp
14
Việc tạo cho trẻ lớn tuổi hơn cơ hội kiếm việc làm cũng là một nội
dung của PHCN. Trong đó, cần sự phối hợp của đa ngành nhằm tư
vấn chọn nghề, dạy trẻ học nghề, phương tiện hoạt động và vốn
liếng Nên hướng trẻ vào những công việc lao động chân tay, ít cần
đến năng lực học của trẻ. Việc làm có thể tiến hành ngay tại gia đình,
một mình trẻ hoặc với một nhóm trẻ. Mục đích đầu tiên của việc làm
là giúp trẻ có công việc thích hợp, có thu nhập. Ngoài ra, nó tạo cho
trẻ cơ hội giao tiếp, tạo dựng các mối quan hệ, giúp trẻ hội nhập xã
hội.
Ví dụ một số nghề cho trẻ chậm phát triển trí tuệ:
- Nội trợ, chăn nuôi gia súc, trồng cây, nghề thủ công đơn
giản…và thậm chí một số công việc có thu nhập tốt như vi tính,
bán hàng, bán báo…
- Các tỉnh thường có các trung tâm hướng nghiệp cho người
khuyết tật mà người chậm phát triển trí tuệ có thể tham gia. Gia
đình có trách nhiệm liên hệ với các trung tâm này để người chậm
phát triển trí tuệ có thể học các việc phù hợp với hoàn cảnh của
địa phương.
4.5. Dùng thuốc:
Có thể dùng thuốc kháng động kinh nếu trẻ bị bệnh động kinh theo chỉ
định của bác sĩ hàng ngày.

Các thuốc khác như bổ não, canxi, hóc môn giáp trạng…được dùng
theo chỉ định của bác sĩ.
15
4.6. Giáo dục trẻ và tư vấn cho gia đình: giải thích cho trẻ và gia
đình các điểm quan trọng sau đây:
- Giáo dục mẫu giáo, phổ thông giúp trẻ phát triển toàn diện về
thể chất và trí tuệ tạo điều kiện cho trẻ chậm phát triển trí tuệ hội nhập
xã hội ở mức cao nhất.
- Ban điều hành chương trình PHCN dựa vào cộng đồng (y tế,
giáo dục, các ban ngành khác) và cha mẹ trẻ có trách nhiệm trong việc
cho trẻ đi học mẫu giáo, phổ thông.
- Các hình thức giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ: giáo
dục hoà nhập, giáo dục đặc biệt, lớp học tình thương, học tại nhà.
- Cha mẹ có thể liên hệ với bác sỹ PHCN, kỹ thuật viên PHCN
tại các khoa PHCN của các bệnh viện trung ương- tỉnh, các trung tâm
chỉnh hình và PHCN để có được các thông tin về PHCN cho trẻ bị
chậm phát triển trí tuệ.
5. Hỗ trợ về tâm lý
- Trẻ em, người lớn bị chậm PTTT không được PHCN sớm có thể có
những vấn đề về tâm lý cần được cán bộ tâm lý hỗ trợ.
- Gia đình cần giải thích cho trẻ hiểu về tình trạng bệnh tật của trẻ,
chấp nhận và vượt qua mặc cảm của bệnh tật.
- Nhà trường cần giải thích cho các học sinh trong trường hiểu về tình
trạng bệnh tật của trẻ chậm PTTT để có sự thông cảm và giúp đỡ.
6. Các câu hỏi cha mẹ hay hỏi
16
- Con của tôi có thể đi học bình thường không?
Có thể, nếu trẻ chậm PTTT mức độ nhẹ, vừa và được can thiệp sớm
PHCN và giáo dục mẫu giáo.
- Chậm phát triển trí tuệ có lây truyền hoặc di truyền không?

Không lây truyền. Không phải tất cả mọi trường hợp chậm PTTT đều
có tính di truyền song một số gia đình có trên 2 người bị chậm PTTT.
7. Các cơ sở cung cấp dịch vụ cho trẻ chậm PTTT
- Trung tâm PHCN tại các thành phố lớn, các tỉnh.
- Các khoa PHCN của các bệnh viện trung ương- tỉnh.
- Các trường giáo dục đặc biệt tại các thành phố lớn, tỉnh.
- Các trung tâm giáo dục đặc biệt tư nhân tại các thành phố.
- Một số tỉnh có trung tâm hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật.
Kết luận: PHCN cho trẻ CPTTT nhằm tác động đến trẻ về mọi kỹ
năng thích ứng: chăm sóc bản thân, học hành, vui chơi, giao tiếp
Đây là một lĩnh vực tương đối khó khăn do kết quả chậm chạp và cần
trong thời gian dài. Cần thiết phải đánh giá được khả năng của trẻ để
chọn mục tiêu và nội dung dạy.
17
PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP 3T
Mục tiêu: sau khi học, học viên có thể:
- Mô tả lại phương phương pháp giao tiếp 3T
Để người có khó khăn về giao tiếp có nhiều cơ hội sử dụng ngôn ngữ hoặc
sửa các lỗi phát âm, chúng ta nên áp dụng nguyên tắc giao tiếp cân bằng. Khi ấy
cuộc giao tiếp có thể kéo dài, vui vẻ và sống động. Đặc biệt khi giao tiếp với trẻ
em điều này càng cần hơn vì trẻ chỉ nói về điều nó thích và nó quan tâm chứ
không phải điều người lớn muốn.
18
Nguyên tắc giao tiếp 3T
1. THEO Ý THÍCH CỦA TRẺ:
• Hãy xem trẻ thích nói về cái gì? Khi có điều gì khiến trẻ thích thú,
quan tâm, trẻ sẽ cần chia sẻ với ai đó. Nếu ta cũng quan tâm đến điều đó, trẻ sẽ
chia sẻ và nói với ta.
Ví dụ, ta muốn trẻ nhắc lại từ “ghế”, tốt hơn cả khi trẻ cần ghế ta hỏi
“Con muốn gì?”. Đương nhiên trẻ trả lời “ghế”. Hãy làm mẫu và yêu cầu trẻ

nhắc lại từ đó rồi mới đưa ghế cho trẻ.
• Hãy mong đợi trẻ nói. Hãy chờ một chút vì trẻ nói khó hơn, chậm hơn.
Đừng nói hộ trẻ. Hãy làm tương tự khi trẻ muốn ăn thức ăn nào đó, muốn đồ
chơi hay muốn làm gì đó. Ví dụ: trẻ ngần ngừ chưa nói “đi” mà dùng tay chỉ đòi
đi. Hãy yêu cầu và chờ trẻ nói gần đúng rồi ta mới cho trẻ đi.
• Lắng nghe xem trẻ nói hoặc phát ra âm thanh gì, rồi từ đó bắt đầu đáp
ứng lại trẻ.
2. THÍCH ỨNG:
Là cách chúng ta thay đổi kiểu cách và tốc độ giao tiếp để người tàn tật hiểu ta
dễ hơn và giao tiếp với ta được dễ hơn.
• Hãy ngồi xuống thấp để mặt ta ngang mặt trẻ. Như vậy trẻ dễ quan sát
cử động của miệng ta khi phát âm.
• Khi chơi hãy lần lượt cùng chơi với trẻ. Điều đó khiến trẻ thích thú và
ta có thể kéo dài việc dạy trẻ.
Ví dụ: ta và trẻ cùng ngồi xem tranh. Ta chỉ vào tranh và nói “con gà”. Giở tiếp
tranh khác, hãy để trẻ nói “con cá”
19
• Hãy nói chậm và rõ để trẻ quan sát được cử động của miệng ta khi nói. Nếu
ta nói chậm với trẻ, trẻ cũng sẽ nói chậm lại với ta. Nói nhanh khiến trẻ khó tạo
được âm đúng.
• Đôi khi nên dùng cử chỉ, điều bộ để minh hoạ cho rõ hơn ý ta nói. Nếu trẻ
nghe kém, trẻ sẽ hiểu tốt hơn. Hãy khuyến khích trẻ dùng dấu. Điều đó giúp trẻ
giao tiếp với mọi người xung quanh tốt hơn.
3. THÊM TỪ MỚI:
• Thêm từ mới cho trẻ bằng cách cung cấp cho chúng càng nhiều thông
tin càng tốt. Có thể áp dụng các cách sau:
* Hãy nhắc đi nhắc lại những từ mà trẻ đang học và có tiến bộ. Nhắc lại sẽ tạo
thói quen và cơ hội tập âm đó nhiều hơn.
• Khi giao tiếp với trẻ tàn tật, luôn luôn phát huy trí tưởng tượng làm trò
chơi hấp dẫn, dòng thời có thể chuyển chủ đề giao tiếp. Ví dụ: khi cầm mảnh gỗ,

ta có thể kể cho trẻ nghe về miếng gỗ đó: màu sắc, độ cứng rồi tưởng tượng đó
là chiếc thuyền, rồi nói về thuyền bè
* Luôn gọi tên các vật, các sự việc diễn ra xung quanh trẻ.
Ví dụ: “Nước chảy!”
“Cái bát!”
* Hãy nhận xét và bìnhluận về mọi điều diễn ra quanh trẻ:
“Nước nóng quá!”
”Em bé mệt!”
20
2. TẬP HUẤN CHA MẸ TRẺ BỊ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ 17/5
Thời gian Nội dung Phương pháp
8h- 8h30
8h30- 9h15
9h45-9h30
9h30- 10h15
10h15-10h30
- Khái niệm và các dấu hiệu phát hiện
trẻ bị CPTTT/ mức độ CPTTT
- Mốc phát triển kỹ năng vận động thô,
vận động tinh, vui chơi và ngôn ngữ
chơi của trẻ bình thường và của trẻ
CPTTT
Giải lao lần 1
- Nguyên tắc và các hoạt động can thiệp
- Giao tiếp với trẻ theo Nguyên tắc 3T
Động não/ thảo luận
chung ở lớp
Thảo luận nhóm nhỏ
5-6 người
Truyền đạt

Xem băng video
21
10h30-10h45
10h45-11h30
11h30-13h30
13h30-14h30
14h30-14h45
14h45-16h
16h -16h30
16h30-16h45
- Quan sát băng 3T
Giải lao lần 2
Đóng vai của học viên theo cặp thực
hành 3T
Nghỉ trưa
Dạy trẻ vui chơi
Dạy trẻ tự chăm sóc và hoạt động nội
trợ
Giải lao
Can thiệp ngôn ngữ
- Tăng khả năng hiểu
- Tăng khả năng nói và tăng vốn từ
Các nhóm nhận xét và rút kinh nghiệm
làm việc nhóm
Tóm tắt và tổng kết buổi học
Học viên đóng vai
Chia nhóm thực
hành với 4 trẻ
TỔ CHỨC TẦM NHÌN THẾ GIỚI
TÀI LIỆU TẬP HUẤN

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRẺ
CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
(GIÀNH CHO CHA MẸ)
22
BIÊN SOẠN: PGS. TS .VŨ THỊ BÍCH HẠNH
ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
HÀ NỘI 201
23

×