TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Lời mở đầu
Có thể nói rằng trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì ngành nghề nào
cũng phải ra sức cạnh tranh để tồn tại phát triển và tạo lợi nhuận cao, trên cơ sở
tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Trong xu hướng hội nhập toàn cầu cần xóa bỏ
hàng rào thuế quan giữa các nước trong các khối: AFTA, ASEAN…hay gia nhập
các khối như WTO…càng đòi hỏi Nhà nước và các chủ doanh nghiệp phải có
quyết định đúng đắn trong sản xuất và kinh doanh. Khi điều hành một doanh
nghiệp người điều hành phải nắm được chính xác, kịp thời những thông tin cần
thiết về những chi phí phát sinh trong quá trình và toàn bộ các khoản khác có liên
quan đến tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
Trong sản xuất kinh doanh thì sự thắng lợi hay thất bại là vấn đề đầu tiên mà
các doanh nghiệp quan tâm vì vậy sự cạnh tranh quyết liệt đồi hỏi mỗi doanh
nghiệp phải xác định hướng sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ, quay vòng vốn sản
xuất. Doanh nghiệp phải có hàng chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, phong phú, giá
thành phù hợp. Muốn làm tốt điều này doanh nghiệp phải có một bộ máy kế toán
giỏi, có năng lực để theo dõi, ghi chép, tính toán kiểm tra toàn bộ trong quá trình
sản xuất.
Thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho các nhà
quản lý doanh nghiệp phân tích và đánh giá được tình hình sử dụng lao động, vật
tu, tiền vốn có hiệu quả hay không, có đúng với kế hoạch đã đề ra hay không để từ
đó đề ra các biện pháp thích hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy
mà việc tổ chức, quản lý chi phí sản xuất, tính toán giá thành sản phẩm là một yêu
cầu cần thiết và luôn là một trong những vấn đề bức xúc được các nhà lãnh đạo
quan tâm.
Công ty cổ phần khoáng sản Đông Dương là một doanh nghiệp ngoài quốc
doanh thuộc sở công nghiệp Tỉnh Phú Thọ chuyên sản xuất khoáng sản cho ngành
gốm sứ trong và ngoài nước. Công ty được thành lập từ một doanh nghiệp Nhà
nước bị giải thể chuyển sang thành công ty cổ phần do các cổ đông góp vốn và
sáng lập.
Ngay từ những ngày đầu sáng lập công ty gặp rất nhiều khó khăn về vốn và
tài sản nên tiến độ công việc và chất lượng chưa cao, chịu nhiều sự cạnh tranh gay
gắt của thị trường,làm thế nào để hạ giá thành sản phẩm, làm thế nào để hạch toán
đúng, chính xác, làm thế nào để tiết kiệm chi phí….Đó là những vấn đề luôn được
công ty tìm cách tháo gỡ để ngày càng phát triển. như vậy yêu cầu ban giám đốc
cùng toàn thể công nhân viên một lòng quyết tâm xây dựng công ty vững mạnh và
phát huy những tiềm năng thế mạnh sẵn có của Công ty, tìm mọi cách mở rộng
quy mô,tăng thêm chất lượng cao, hàng năm đóng góp một phần không nhỏ vào
ngân sách nhà nước. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường Công ty còn gặp nhiều
sự cạnh tranh gay gắt bởi các công ty khoáng sản khác. Làm thế nào để đứng vững
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
trên thị trường đưa công ty ngày càng phát triển, làm thế nào đẻ hạch toán đúng và
đầy đủ mọi chi phí sản xuất và hạ giá thành chính xác, làm thế nào đẻ tiết kiệm chi
phí và hạ giá thành sản phẩm, đó là những vấn đề luôn được Công ty cổ phần
khoáng sản Đông dương quan tâm và tìm cách tháo gỡ. Là một sinh viên, qua thời
gian học tập và thực tập tại đơn vị tôi nhận thức được vai trò quan trọng của công
tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong cơ chế thị trường.
Tôi đã mạnh rạn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần khoáng sản Đông dương”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Tìm hiều công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thanhf sản
phẩm của Công ty cổ phần khoáng sản Đông dương .
Đề xuất một số vấn đề nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm nguyên liệu gốm sứ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Vận dụng những kiến thức đã học ở nhà trường và thực tế, đồng thời học hỏi
thêm kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại công ty.
Tổng hợp trình bày một cách khái quát lịch sử hình thành của công ty, tình
hình tài sản, hình thức tổ chức kinh doanh , kết quả hoạt động.
Hệ thống cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty
cổ phần khoáng sản Đông dương
Đánh giá thực trạng tình hình công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại côngnty.
Đưa ra một số giải pháp đúng đắn cho phù hợp có tính khả thi nhằm hoàn
thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm của công ty cổ phần khoáng sản Đông dương.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:
Công ty cổ phần khoáng sản Đông Dương-Hạ hòa-Phú thọ.
Phạm vi thời gian
Từ ngày 24/04/2008 đến 12/08/2008
PHẦN 2:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.1 Tình hình cơ bản của công ty
2.1.1 Tình hình lao động của công ty cổ phần khoáng sản Đông Dương
Do đặc điểm sản xuất của công ty nên lao động của công ty cũng được xét
trong đặc điểm đó, lao động được phân thành hai bộ phận rõ rệt: Bộ phận sản xuất
và bộ phận kho. Theo từng công đoạn sản phẩm lao động được chia thành tổ để
theo dõi và chấm công, ở mỗi công đoạn sản xuất lại có cơ cấu lao động khác nhau
như tổ lọc, tổ sấy, tổ đóng bao nói chung các tổ đều có cả nam và nữ riêng có tổ
tuyển chọn thì nữ chiếm ưu thế hơn.
Bộ phận kho là bộ phận cần có số công nhân nhiều nhất đóng và vận chuyển,
bốc xếp hàng. Thường số lao động tăng khi có nhiều đơn đặt hàng, nếu số lượng
công nhân không đáp ứng đủ công ty phải thuê lao động bên ngoài.
Tình hình lao động được thể hiện qua biểu 1
Biểu 1: Tình hình lao động của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006
SL(ng) CC(%) SL(ng
)
CC(%) SL(ng) CC(%) SL(ng) CC(%) SL(ng) CC(%)
Tổng số LĐ 130 100 121 100 135 100 -9 -6,92 14 11,57
Lao động trực tiếp 120 92,3 110 90,9 123 91,11 -10 -8,33 13 11,91
Lao động nữ 70 53,84 67 55,37 85 62,96 -3 -4,82 18 26,86
Lao động nam 60 46,16 54 44,63 50 37,04 -6 -9,99 -4 -7,4
Lao động hợp đồng 100 76,9 98 81,79 103 76,29 -2 -2 5 5,1
Lao động gián tiếp 10 7,7 11 9,1 12 8,89 0 0 1 9,09
Trình độ đại học 3 30 4 36,36 5 41,67 1 33,33 1 9,09
Trình độ cao đẳng 3 30 3 27,27 4 33,33 0 0 1 33,33
Trình độ trung học 2 20 3 27,27 3 16,67 0 0 0 0
Trình độ PHCS 2 20 1 9,1 1 8,33 -1 -50 0 0
Thông qua biểu 1 ta thấy tình hình lao động trong 3 năm gần đây có sự biến
đổi không đáng kể năm 2006 tổng lao động giảm so với năm 2005 là 9 người giảm
6,92% nhưng đến năm 2007 số lao động lại tăng lên so với năm 2006 là 14 người
tức là tăng lên 11,57%. Nguyên nhân của sự tăng lao động này là do sản xuất phát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
triển, công ty nhận được nhều đơn đặt hàng mơi, tiến độ sản xuất cũng tăng lên đòi
hỏi nhu cầu lao động nhiều hơn.
Lao động trực tiếp là lao động phổ thông, trình độ tay nghề chuyên sâu theo
công việc và theo sản phẩm khoán do đó thu nhập cũng hưởng theo sản phẩm sản
xuất ra. Lao động kỹ thuật có thu nhập cao hơn lao động thô sơ, trong công ty có
cả lao động thợ nghề và lao động học việc, lao động chủ yếu là lao động hợp đồng,
tất cả công nhân đều được hưởng mọi chế độ tiêu chuẩn của công ty trong quốc
doanh.
Lao động gián tiếp nhìn chung tương đối ổn định tuy có biến đổi nhưng không
đáng kể giữa các năm, cụ thể năm 2006 so với năm 2005 lao động có trình độ đại
học đã tăng lên 1 người, tăng lên 33,33% đến năm 2006 so với năm 2005 lao động
có trình độ toàn công ty thấp do vậy công ty cần có kế hoạch đào tạo nâng cao
trình độ nhất là trong điều kiện công nghệ thông tin như hiện nay, vì khách hàng có
cả khách hàng nước ngoài.
Thu nhập bình quân của mỗi công nhân trên tháng dần dần được ổn định qua
các năm đã tăng từ 500.000đ/tháng lên 650.000đ/tháng. Đời sống công nhân viên
được nâng lên cả về vật chất và tinh thần, hàng năm công ty đều tổ chức cho công
nhân đi du lịch các nơi.
2.1.2 Tình hình tài sản của công ty
Qua mấy năm trở lại đây do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường công ty phát
triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, tạo nên bộ mặt mới cho công ty.
Nhìn chung qua 3 năm tổng tài sản của công ty biến đổi không lớn, năm 2006
so với năm 2005 tổng tài sản tăng lên 526,97 triệu đồng tăng lên 6,234%, sang năm
2007 so với năm 2006 tổng tài sản chỉ tăng được có 1,405% tức là tăng hơn năm
trước 165,19 triệu đồng, nguyên nhân của sự thay đổi này là do lượng hàng tồn kho
vào năm 2006 quá nhiều, hàng tồn kho tăng 2350,59 triệu đồng chiếm 165,3% chủ
yếu hàng chưa tiêu thụ được do chất lượng chưa đạt. Tuy nhiên đến năm 2007 tỷ lệ
hàng tồn kho đã giảm được 983,94 triệu đồng, giảm 26,08% so với năm 2006. Tài
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
sản lưu động chiếm tỷ lệ tương đối lớn 73,556% tổng tài sản vào năm 2005 sang
năm 2006 tăng lên 75,72% và giảm suống còn 70,86% tổng tài sản vào năm 2007
Về tài sản cố định qua 2 năm đầu không tăng nhưng tăng mạnh vào năm 2007
nguyên nhân là công ty chuyển trụ sở làm việc đầu tư xây dựng văn phòng khu
hành chính và xây thêm lò sấy và mua thêm máy rửa làm cho tài sản tăng thêm
472,68 triệu đồng chiếm 21,678%
Nhìn chung với tổng tài sản như vậy công ty cần có kế hoạch sử dụng tài sản
cho hiệu quả hơn.
Tình hình tài sản và sự biến động của nó được thể hiện qua biểu 2:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Biểu 2: Tình hình tài sản công ty ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 2007/2005
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị
Cơ
cấu
+(-) % +(-) % +(-) %
Tổng tài sản
8450 100 8976,97 100 9103,16 100 526,97 6,234 126,19 1,405 653,16 7,73
I. Tài sản lưu động
6215,49 73,556 6797,5 75,72 6451,013 70,856 582,01 9,36 -346,49 -5,095 235,523 3,789
1. Vốn bằng tiền
1516,47 24,398 372,621 5,48 305,567 4,736 -1143,849 -75,4 -67,05 -17,995 -
1210,90
-79,85
2. Khoản phải thu
2961,53 47,647 2175,69 32,007 2846,94 44,131 -785,84 -26,53 671,25 30,85 -114,59 3,869
3. Hàng tồn kho
1422,01 22,878 3772,6 54,499 2788,66 43,228 2350,59 165,3 -983,94 -26,08 1366,65 96,17
4. Tài sản lưu động
khác
315,476 5,075 476,593 7,011 509,842 7,903 161,117 51,07 33,249 6,97 194,366 61,61
II. Tài sản cố định
2234,51 26,44 2179,47 24,27 2652,15 29,134 -55,04 -41,56 1205,899 95,27 305,812 14,12
1. Tài sản cố định
2165,8 96,925 1265,713 58,074 2471,162 93,192 -900,087 -41,56 1205,899 95,27 305,812 14,12
2. Đầu tư TC dài hạn
68,713 3,075 68,713 3,153 51,161 1,929 0 0 -17,552 -25,54 -17,552 -25,54
3. Xây dựng cơ bản
dở dang
845,05 38,153 129,38 4,878 845,05 0 -715,67 -84,68 129,3 0
(Nguồn phòng tài chính kế toán công ty)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Biểu 3: Tình hình nguồn vốn công ty ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 2007/2005
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu +(-) % +(-) % +(-) %
Tổng nguồn vốn
8450 100 8976,97 100 9103,16 100 526,97 6,234 126,19 1,405 653,16 7,73
A. Nợ phải trả
6921,54 81,91 8161,27 90,91 8421,09 92,5 123,73 17,91 259,82 3,18 1499,55 21,66
1. Nợ ngắn hạn
6321,54 91,33 7351,51 90,07 6837,71 81,19 209,76 34,95 733,62 95,53 983,38 163,89
2. Nợ dài hạn
600 8,67 809,76 9,93 1583,38 18,8 209,76 34,95 733,62 95,53 983,39 163,89
B. Nguồn vốn CSH
1528,46 18,09 815,7 9,09 682,07 7,5 -712,76 -46,63 -133,63 -16,38 -846,39 -55,37
1. Nguồn vốn
1582,46 100 815,7 100 681,692 99,9 -712,76 -46,63 -134 -16,42 -846,768 -55,37
2. Các quỹ công ty
0,378 0,05 0,378 0,378
(Nguồn phòng tài chính kế toán công ty)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
2.1.3 Tình hình nguồn vốn của công ty
Nguồn vốn được cấu thành do nợ phải trả trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn,
năm 2005 nợ ngắn hạn chiếm 91,33%. Năm 2006 là 90,07% và năm 2007 giảm
suống còn 81,19%. Tuy nhiên nợ ngắn hạn có giảm theo các năm nhưng vẫn rất
lớn có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Nếu xét về hệ số thanh
toán nhanh thì công ty có rất ít nhưng xét trên mặt khác thì công ty đã tranh thủ
đồng vốn của bạn hàng và các doanh nghiệp khác, nói cách khác khả năng chiếm
dụng vốn của công ty cao, thông qua biểu 3 ta thấy rõ điều đó.
Nhìn chung qua tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty cho thấy năng lực
tài chính của công ty còn thấp tuy nhiên trong mấy năm gần đây công ty có chiều
hướng đi lên rõ rệt do vậy công ty cần giữ vững và phát huy xu hướng này.
2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Khi đánh giá bất kỳ một công việc gì chỉ tiêu kiên quyết là kế quả trong sản
xuất kinh doanh đây là yếu tố quan trọng, đối với danh nghiệp thì lợi nhuận là mục
tiêu hàng đầu là đòn bẩy hữu hiệu thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nhờ có quá trình
đánh giá này các chủ thể quản lý kinh tế nắm bắt được tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp mình rồi tìm ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao lợi
nhuận. Là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên kết qủa sản xuất kinh doanh
được đặt lên hàng đầu.
Qua biểu 4 cho thấy kết quả sản suất kinh doanh của công ty là rất tốt lợi
nhuận khá cao và không chênh lệch giữa các năm.
Trong 3 năm lợi nhuận vào năm 2006 là thấp nhất do tỷ lệ giá vốn / doanh thu
cao nhất chiếm 84,99% tăng 10,65% so với năm 2005 sang năm 2007 tỷ lệ này đã
giảm đi 13,82% chứng tỏ công ty đã điều chỉnh chi phí hợp lý làm cho giá thành
sản phẩm giảm mang lại lợi nhuận cho công ty.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Biểu 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP-NLGS Đông
dương
chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Tổng doanh thu 7679,2011 10306,5225 9161,535
Các khoản giảm trừ 27,6 45,1653 36,209
2. Doanh thu thuần 7651,6011 10261,359 9125,326
3. Giá vốn hàng bán 5709,293 7860,1987 6521,0617
4. Lợi tức gộp 1942,3081 1501,1603 2604,2643
5. Chi phí bán hàng 570,9293 438,0099 1186,2923
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 685,1151 526,6119 730,026
7. Lợi tức thuần từ HĐSXKD 686,2637 536,5385 667,946
8. Lợi tức từ HĐTC - - -
9. Lợi tức bất thường 0,2163 2,1 3,1967
10. Tổng lợi tức trước thuế 466,8064 366,2742 483,2228
11. Thuế thu nhập DN phải nộp 219,6736 172,3643 187,9199
12. Lợi tức sau thuế 466,8064 366,2742 438,2228
13. Giá vốn/tổng DT (%) 74,34 84,99 71,17
14. Lợi nhận gộp/tổng DT (%) 25,29 14,56 28,42
15. Chi phí QL+BH tổng DT (%) 16,35 9,36 20,91
16. Lợi nhận thuần/tổng DT (%) 8,93 5,2 7,29
17. Lợi tức sau thuế/tổng DT
(%)
6,07 3,55 5,7
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty)
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chung
Để có kết quả cao nhất khi nghiên cứu một vấn đề gì người ta phải áp dụng
các phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu đúng đắn khoa học sẽ
mang lại sự thuận lợi cho kết quả nghiên cứu, tuy nhiên tuỳ theo đối tượng nghiên
cứu cụ thể mà lựa chọn phương pháp nghiên cứu khác nhau.
Nói chung khi nghiên cứu đối tượng nào cũng phải dựa trên phương pháp
nghiên cứu chung là phương pháp duy vật lịch sử và phương pháp duy vật biện
chứng như sau:
Nghiên cứu sự vật không trong trạng thái tĩnh mà trong quá trình biến đổi vận
động không ngừng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Nghiên cứu sự vật không phải trong trạng thái biệt lập mà phải trong mối quan
hệ ràng buộc lẫn nhau.
Nghiên cứu sự phát triển như là sự biến đổi dần dần từ số lượng sang sự phát
triển về chất lượng.
Nghiên cứu sự phát triển như là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập.
Khi nghiên cứu phải coi thực tiễn là cơ sở là động lực nhận thức là tiêu chuẩn
kiểm tra nhận thức.
2.2.2 Phương pháp chuyên môn
Ngoài phương pháp cơ bản áp dụng chung cho các môn khoa học khi tiến
hành nghiên cứu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
của công ty cổ phần khoáng sản Đông Dương, công ty đã sử dụng các phương
pháp sau:
+ Phương pháp thống kê kinh tế
Đây là phương pháp nghiên cứu hiện tượng kinh tế xã hội dựa trên cơ sở thu
thập tài liệu thứ cấp thu thập tài liệu số liệu trên cơ sở quan sát, ghi chép sổ sách
của công ty.
Tổng hợp hệ thống hoá tài liệu đó trên cơ sở thống kê, phân tích tài liệu, tình
hình biến động và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu.
+ Phương pháp kế toán
Chứng từ: Là phương pháp xác định và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ
kinh tế cụ thể.
Kiểm kê: Là phương pháp xác định số hiện có của các loại tài sản nhằm làm
cho số liệu kế toán phản ánh trung thực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tài khoản: Là phương pháp phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế
pháp sinh nhằm ghi chép theo dõi tình hình biến động của từng loại sản phẩm trong
quá trình hoạt động của công ty.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Đánh giá: Là phương pháp dùng đơn vị đo lường bằng tiền để biểu thị giá trị
của các loại tài sản trong công ty, trên cơ sở sản lượng và chất lượng của mỗi tài
sản cụ thể.
+ phương pháp tính giá thành: Là phân loại và tập hợp chi phí sản xuất theo
từng đối tượng tính giá thành, theo các khoản mục đã quy định phù hợp với từng
đối tượng cụ thể để xác định giá thành thực tế của các loại tài sản, vì chỉ có đánh
giá thành thực tế thì kế toán mới thu được những tài liệu đúng về tình trạng chính
của công ty.
+ Phương pháp só sánh.
Dùng để so sánh tình hình cơ bản của công ty để đánh giá mức độ tăng hay
giảm của các chỉ tiêu, so sánh kết quả thực hiện kế hoạch năm trước, năm sau để
thấy được tốc độ tăng lên tốc độ phát triển của quá trình sản xuất giữa các kỳ.
+ Phương pháp đối chiếu.
Qua việc xem xét, khảo sát và mô tả cảnh thực tập, tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành của công ty sẽ đối chiếu với lý luận đã học qua trường lớp, qua các
tài liệu sẽ nhận xét về tính đúng đắn, hợp lý mà công ty đã thực hiện từ đó có cơ sở
đề xuất hoàn thiện.
+ Phương pháp chuyên gia.
Là phương pháp tham khảo ý kiến của phòng kế toán công ty, các thầy giáo
hướng dẫn và các thầy cô trong khoa kinh tế và phát triển nông thôn.
PHẦN 3
HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI C
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG
3.1. Tập hợp chi phí sản xuất.
3.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Là một đơn vị kinh doanh ngoài quốc doanh ngày từ khi đầu tiên công ty xác
định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, do vậy nên các khâu tiếp theo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
đối tượng tập hợp chi phí đã xác nhận rõ dẫn đến việc tập hợp chi phí được nhanh
chóng và thuận tiện. Xác định phạm vi giới hạn sản xuất rồi tập hợp chi phí sản
xuất trong phạm vi này sẽ giúp cho việc tập hợp chi phí sản xuất chính xác, tiết
kiệm chi phí tránh tiêu hao nguyên vật liệu.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty cổ phần khoáng sản Đông
Dương ở từng phân xưởng từng tổ sản xuất khác nhau và địa điểm không tập
chung cùng một chỗ. Công ty có 2 phân xưởng lọc Cao lanh và 1 phân xưởng
tuyển chọn đá Trường thạch, phân xưởng chính là phân xưởng I.
Các phân xưởng này cùng nay thi đua đẩy mạnh sản xuất cũng như nâng cao
chất lượng sản phẩm, trong từng phân xưởng các tổ sản xuất quan hệ chặt trẽ với
nhau do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được quy định chặt trẽ ở mỗi tổ sản
xuất.
Tổ lọc là lọc ép phân loại làm men A, hoặc loại B giao cho tổ sấy nửa thành
phẩm tổ sấy xong lại giao cho tổ đóng gói nửa thành phẩm, hoặc tổ rửa đá xong lại
giao cho tổ tuyển chọn, tổ tuyển chọn lại phân ra làm ba loại, loại không phải đóng
bao, có loại phải đóng bao đây là công đoạn cuối cùng để nhập kho.
Khác với chi phí sản xuất tính giá thành là sản phẩm cuối cùng sản phẩm đã
hoàn thành là (đóng bao), các tổ sản xuất không tính giá thành nửa thành phẩm mà
tính sản phẩm ở khâu cuối cùng, các tính giá thành áp dụng ở công ty là tính theo
phương pháp hệ số. Từ thành phẩm căn cứ vào một số sản phẩm tiêu chuẩn xây
dựng hệ số cho các sản phẩm khác.
Chi phí sản xuất được tập hợp từ các tổ sản xuất, phân sưởng và được phản
ánh qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Từ đó căn cứ vào chứng từ gốc kế toán sử
dụng nhật ký chung để ghi các nghiệp vụ rồi vào sổ cái tài khoản có liên quan.
Toàn bộ quá trình này được quản lý và thực hiện trên máy vi tính qua hệ
thống kế toán máy của công ty. Do sản xuất còn thủ công nên ở các tổ sản xuất,
phân xưởng không mở tài khoản chi tiết mà chỉ theo dõi trên tài khoản tổng hợp ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
phòng kế toán. Tóm lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được công ty xác định
rất chặt chẽ phù hợp với đặc điểm sản xuất hàng nguyên liệu gốm sứ.
3.1.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí
sản xuất, tại công ty cổ phần khoáng sản Đông Dương chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp được chia thành các loại sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu chính
+ Chi phí nhiên liệu
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khác
- Nguyên vật liệu chính là khâu đầu tiên trong qúa trình sản xuất, nguyên vật
liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất chủ yếu là cao lanh và đá Trường Thạch thô.
- Đất đá này công ty không tự sản xuất được mà phải mua ở các mỏ đó là mỏ
đất cao lanh và mỏ đá trường thạch của huyện Đoan Hùng và Hạ Hoà
- Nhiên liệu chủ yếu là than dùng cho lò sấy bột cao lanh sau khi cao lanh đã
được lọc để sấy khô.
- Nguyên vật liệu trực tiếp khác đối với sản phẩm là khoáng sản còn có một số
nguyên liệu khác nếu thiếu nó thì không thể tạo nên độ trắng được, đó là chất hoá
chất nguyên liệu này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong chi phí sản xuất của mỗi sản phẩm,
nó quyết định đến giá thành cũng như sự tồn tại của sản phẩm vì nó làm tăng thêm
độ trắng về chất lượng.
Từ đặc điểm trên ta có thể nhận thấy nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất chủ
yếu là đất đá thô nhiên liệu đốt, cong chất phu gia khác không đáng kể, do đó loại
chi phí này sẽ được hạch toán theo đúng đối tượng chịu chi phí theo giá thực tế của
nguyên liệu đó.
Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tới đâu được kê khai theo
phương pháp kê khai thường xuyên do đó kế toán luôn nắm sát tình hình phát sinh
của nguyên vật liệu để hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo phương
pháp hệ số, từ các định mức tiêu hao nguyên vật liệu công xây dựng các hệ số tính
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
giá thành cho từng sản phẩm. Chính từ phương pháp tính giá thành này mà tại các
phân xưởng, tổ sản xuất không mở tài khoản chi tiết theo dõi chi phí, bởi vì sản
phẩm của tổ sản xuất này lại là nguyên liệu đầu vào của tổ sản xuất kia, tiếp tục
cho đến khi tạo thành sản phẩm, chính ở giai đoạn này kế toán mới tiến hành hạch
toán giá thành sản phẩm trên tài khoản tổng hợp. Tuy nhiên đối với nguyên vật liệu
trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn thì lại mở tài khoản chi tiết để thuận lợi cho quản lý.
Tài khoản sử dụng để tập hợp nguyên vật liệu trực tiếp của công ty gồm
những tài khoản sau:
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152: Nguyên vật liệu trực tiếp
TK 1521: Nguyên vật liệu trực tiếp
TK 1521a: Nguyên vật liệu trực tiếp: Đất cao lanh
TK 1521b: Nguyên vật liệu trực tiếp: Đá trường thạch
TK 1522: Nhiên liệu: Than
TK 1523: Nguyên vật liệu trực tiếp khác: Chất hoá chất
* Cách hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp
+ Nguyên vật liệu mua ngoài trực tiếp sản xuất
Đối với hình thức nguyên vật liệu này khi mua về không nhập kho mà đưa
trực tiếp vào sản xuất phát sinh thuế VAT thì sẽ được hạch toán với tài khoản TK
133 để khấu trừ với thuế đầu ra vì công ty hạch toán thuế theo phương pháp thuế
VAT được khấu trừ, giá tính nguyên vật liệu được phản ánh đúng theo giá trị thực
tế mua về.
+ Nguyên liệu nhập kho
Đối với nguyên vật liệu mua về chưa sản xuất ngay sẽ nhập kho thì giá ghi
vào sổ sẽ là giá trên hoá đơn (giá chưa có thuế VAT) cộng với các khoản chi phí
thu mua, bốc rỡ theo phương thức sau:
Giá vật liệu
nhập kho =
Giá gốc ghi trên hoá
đơn chưa có VAT +
Chi phí vận
chuyển bốc rỡ +
Thuế nhập
khẩu (nếu có)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
+ Vật liệu thuê gia công chế biến
Giá vật liệu nhập kho = Giá vật liệu gia công + Chi phí gia công và chi phí khác
Thường thì công ty phải thuê gia công chế biến nguyên vật liệu vì công xuất
của máy lọc ép không đủ cao lanh để sấy khi có nhiều đơn đặt hàng công ty phải
thuê ép cao lanh
+ Nguyên liệu tận dụng
Loại nguyên liệu này chiếm một tỷ lệ nhỏ bởi vì nếu sản phẩm đã cho lên sấy
không may bị khói than ám vào làm chuyển màu không thể cho vào tái sản xuất
được nữa, do vậy nguyên vật liệu tận dụng chỉ ở những giai đoạn nhất định.
Giá trị nguyên vật liệu thu hồi nhập lại kho được tính theo giá ước tính
Giá thực tế vật
liệu nhập kho =
Đơn giá thực tế bình
quân xuất kho +
Khối lượng
nguyên liệu
xuất kho
Trong đó:
Đơn giá thực tế bình
=
Giá trị nguyên vật liệu
tồn kho +
Giá trị thực tế vật liệu
xuất kho
Số lượng nguyên vật
liệu tồn kho +
Số lượng nguyên vật
liệu nhập kho
Ví dụ:
Ngày 03/3/2005 xuất kho đất thô cao lanh A là 15m
2
cho phân xưởng I,
phiếu xuất kho là số 22, đơn giá thực tế bình quân xuất kho là 205.000đồng/tấn
Vậy giá trị thực tế của đất cao lanh thô A xuất kho là:
15 * 205.000 = 3.075.000đ
Từ các nghiệp vụ phát sinh căn cứ vào kế hoạch sản xuất, căn cứ vào mức
tiêu hao mà tổ sản xuất hay phân xưởng để kế toán nguyên vật liệu ghi phiếu xuất
kho. Phiếu xuất kho được làm thành 3 liên có thể cho một hoặc nhiều nguyên vật
liệu khác nhau tuỳ vào nhu cầu sản xuất
Trong đó:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- 1 liên người lĩnh giữ
- 1 liên phòng tài chính kế toán
- 1 liên thủ kho giữ
Chúng ta có thể theo dõi quá trình xuất kho nguyên vật liệu thông qua phiếu
xuất kho tại công ty sau đây
Phiếu xuất kho
Ngày 03 tháng 3 năm 2005
Họ tên người nhận hàng: Hà Văn Ngư
Địa chỉ: Phân sưởng I
Lý do xuất: Để sản xuất bột cao lanh A
Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Đất cao lanh thô
A
Mét khối
15
205.000
3.075.000
…………
Mặc dù công ty mới áp dụng chế độ kế toán máy trong thời gian ngắn nhưng
nó đã phát huy vai trò mạnh mẽ của mình trong việc quản lý các số liệu, trong các
trương trình cài sẵn căn cứ vào chứng từ gốc (phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hoá
đơn giá trị gia tăng…) kế toán gõ theo lệnh để vào các sổ tương ứng rất chính xác,
sau đây là biểu mẫu về sổ nhật ký chung phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong tháng 3 năm 2005
Biểu số 5: Nhật ký chung
Quý I năm 2005
Chứng từ Diễn giải
Dòng
NKC
Đã
vào
TKĐU Số phát sinh
Số
hiệu
Ngày
tháng
Nợ Có
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
27
29
32
34
35
39
41
62
01/3/200
5
7/3/2005
10/3/200
5
19/3/2005
19/3/2005
23/3/2005
28/3/200
5
30/3/200
5
Xuất đá trường thạch A
thô phân xưởng III sản
xuất
Xuất đất cao lanh thô
A,B cho phân xưởng I
sản xuất
Xuất thanh cho phân
xưởng I để đốt lò sấy
Tiền lương cho công
nhân phân xưởng II
Khấu hao tài sản cố định
phân xưởng I
Tiền lương cho công
nhân phân xưởng I
Tiền điện phải trả cho
công nhân phân xưởng I
Tiền bảo hiểm, kinh phí
công đoàn, y tế
621
152
612
152
612
152
622
334
627
214
622
344
627
311
627
338
11.131.00
0
23.526.00
0
27.426.00
0
78.713.00
0
10.000.00
0
58.618.00
0
5.700.000
4.907.000
11.131.000
23.526.000
27.426.000
78.713.000
10.000.000
58.681.000
5.700.000
4.907.000
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty)
Từng tổ sản xuất nhưng nguyên vật liệu trực tiếp thì có. Nó được phân bổ cụ
thể chi tiết cho từng phân xưởng để theo dõi quản lý được tốt. Phòng kế toán tập
hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thông qua bảng phân bổ nguyên liệu trong
tháng .
Biểu 6: Bảng phân bổ nguyên liệu trong tháng 3/ 2005
TK ghi có TK 152
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TK 1521 TK 1522 TK 1523 Tổng TK152
I. Tài khoản 621. chi
phí nguyên vật liệu
trực tiếp
1. Phân xưởng I
2. Phân xưởng II
3. Phân xưởng III
411.628.00
0
411.628.00
0
64.768.000
14.693.000
37.768.000
12.307.000
476.396.000
426.312.000
37.768.000
12.307.000
II. Tài khoản 627 chi
phí sản xuất chung
1. Phân xưởng I
2. Phân xưởng II
3. Phân xưởng III
3.488.169 27.621.000
13.302.000
8.037.694
6.281.306
31.109.169
13.302.000
8.037.694
6.281.306
Tổng chi phí 411.628.00
0
68.256.169 27.621.000 476.369.000 31.109.169
Nhìn vào bảng phân bổ nguyên vật liệu ta có thể nắm bắt được tốc độ, quy
mô sản xuất của từng phân xưởng từ đó điều chỉnh cho hợp lí .Trong tháng 3 chi
phí nguyên vật liệu phân bố chủ yếu vào phân xưởng 1. Nguyên nhân là do phân
xưởng này là phân xưởng chính ,quy mô cả về chiều rộng và chiều sâu. Chính vì
vậy công ty cần điều chỉnh để phát triển tương đối giữa các phân xưởng.
Căn cứ vào cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành, căn cứ vào
bảng phân bố nguyên vật liệu cũng như chi phí trên tài khoản 621 và tải khoản 152.
Từ đó kế toán chi phí giá thành kết chuyển vào tài khoản tính giá thành của công
ty: TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Các định khoản như sau:
Nợ TK 621: 476.396.000
Có TK 152: 476.396.000
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí và kết chuyển sang tài khoản chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành.
Nợ TK 154: 476.3963000
Có TK 621: 476.396.000
Kế toán sử dụng hệ thống tài khoản và sơ đồ chữ T để hạch toán tuy nhiên
khi sử dụng hệ thống kế toán này chỉ cần khai thác các thông só yêu cầu là chế độ
làm việc tự động của máy tiến hành một cách nhanh chóng.
TK 152 TK 621 TK 154
476.396.000 476.396.000
3.1.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo một cách nói ngắn gon hạch toán
tiền lương và các khoản trích theo lương ở các doanh nghiệp là một vấn đề phức
tạp. Bởi đó chính là quản lý lao động – quản lý nhân sự. Có quản lý nhân sự tốt
mới thúc đẩy sản xuất, làm cho người lao động yên tâm sản xuất, tuy nhiên mức
lương nhận được cũng phải sứng đáng với công sức bỏ ra. Công ty cổ phần khoáng
sản Đông Dương là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất nên rất chú ye
đến vấn đề này. Chi phí nhân công ở công ty bao gồm những tài khoản sau:
+ Chi phí tiền lương:
Sản xuất hàng khoáng sản theo công nghệ thủ công, từ khâu đầu đến khâu
cuối hoàn toàn qua đôi bàn tay của người công nhân, do đó chi phí nhân công chủ
yếu là tiền lương.
+ Bảo hiểm xã hội:
Được công ty trích lập để tài trợ cho công nhân viên phòng khi đau ốm, bệnh
tật, tai nạn rủi ro…
+ Bảo hiểm y tế:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Phục vụ cho công nhân viên khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ…
+ Kinh phí công đoàn:
Luôn được công ty quan tâm, tổ chức công đoàn của công ty nằm trong sự chỉ
đạo của công đoàn công ty cổ phần khoáng sản Đông Dương, thường xuyên có các
hoạt động của tổ chức lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất và tình hình lao động công ty áp dụng hai hình
thức trả lương.
Trả lương theo sản phẩm.
Trả lương theo thời gian.
Hình thức trả lương chủ yếu là trả lương theo sản phẩm, tiền lương được trả
theo bộ phận, từng bộ phận có đơn gía sản phẩm khác nhau. Quản đốc phân xưởng
tập hợp theo dõi công việc của công nhân của các tổ sản xuất rồi tổng hợp tại
phòng kế toán hành chính để tính lương.
Quy trình tính và thanh toán lương tại công ty.
Bảng chấm công Phòng kế toán
Bảng thanh toán
lương ở phân
xưởng
Lưu chứng từ Kế toán tổng
hợp
Thủ quỹ phát
tiền
Giám đốc
duyệt chi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Biểu 7
Đơn vị: CTCP-NLGSĐD Bảng chấm công
Bộ phận PXI-Tổ lọc Tháng 3 năm 2008
S
TT
Họ và tên 2 3 4 5 6 7 CN 2 3 4 5 6 7 CN 2 3 4 5 6 7 CN 2 3 4 5 6 7 CN 2 3 4
1 Hà Thị An x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 27
2 Lê Mai Hạnh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - x x x x x x 26
3 Nguyễn Thu
Hà
x x x x x x x x x - - - x x x x x x x x x x x x x x x 24
4 Lê Ngọc Anh x x x x x x x x x x x x x x x x - - x x x x x x x x x 25
5 Lê Thị Hải x x x x x x x x x x x x x x x x x x - - - - - - - x x 20
6 Mè Thị Thắm x x - x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
7 Tô Đăng Trung - - - x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 24
8 Chu Thị Thuý x x x x x x x x x x x x - - - - - - x x x x x x x x x 21
9 Chu Văn Đồng x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 27
10 Hà Ngọc Thanh x x x x x x - - - x x x x x x x x x x x x x x x x x x 24
11 Lê Minh Tuấn x x - x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
12 Lê Minh Hương x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - - - - x 23
13 Mai Đức Anh x x x x x x - - - x x x x x x x x x x x x x x x x x x 24
14 Hà Thị Oanh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 27
15 Ngô Thị Diệp x x x x x x x x - x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Biểu 8: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Đơn vị: CTCPNLGSĐD Tháng 3 năm 2008
Bộ phận : PXI-Tổ lọc
STT Họ và tên Ngày công Lương Các khoản khấu trừ
Ứng Bảo hiểm Điện
1 Hà Thị An 27 683.100 200.000 35.500 7.500 440.100
2 Lê Mai Hạnh 26 657.800 6.000 651.800
3 Nguyễn Thu Hà 24 607.200 32.500 574.700
4 Lê Ngọc Anh 25 632.500 5.900 626.600
5 Lê Thị Hải 20 506.000 250.000 47.700 208.300
6 Mè Thị Thắm 26 657.800 47.700 6.700 603.400
7 Tô Đăng Trung 24 607.200 17.400 9.100 580.700
8 Chu Thị Thuý 21 531.300 17.400 10.800 503.100
9 Chu Văn Đồng 27 683.100 17.400 665.700
10 Hà Ngọc Thanh 24 607.200 400.000 17.400 189.800
11 Lê Minh Tuấn 26 657.800 300.000 35.500 10.500 311.800
12 Lê Minh Hương 23 581.900 35.500 5.300 541.100
13 Mai Đức Anh 24 607.200 250.000 47.700 7.600 301.900
14 Hà Thị Oanh 27 683.100 9.300 673.800
15 Ngô Thị Diệp 26 657.800 35.500 622.300
(Nguồn phòng tài chính kế toán)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Trình tự quy trình như sau:
Các tổ sản xuất theo dõi thời gian sản xuất cũng như sản phẩm thực hiện của
mỗi công nhân, tập hợp chở thành các bảng chấm công của các tổ rồi tập hợp về
quản đốc phân xưởng, tại đây quản đốc phân xưởng tập hợp thành một bảng thanh
toán lương chung cho toàn phân xưởng rồi gửi lên phòng kế toán. Phòng kế toán
sẽ tính lương hàng tháng cho từng bộ phận, từng công nhân. Sau khi trình giám
đốc duyệt chi thủ quỹ sẽ phát lương. Khi nhận lương công nhân đều phải ký vào
bản lương, bảng lương sẽ được lưu làm chứng từ gốc để hạch toán vào chi phí
nhân công trực tiếp.
- Cách tình lương ở công ty
+ Tính tiền lương theo sản phẩm được áp dụng trực tiếp cho công nhân trực
tiếp sản xuất:
Tiền lương =
Sản phẩm
Khối lượng sản phẩm x
hoàn thành
Đơn gía lương
sản phẩm đó
Ví dụ: Tháng 3/2008 anh Lê Ngọc Khanh ở tổ sây thuộc PXI sấy được 167 tấn
cao lanh men A với đơn giá sấy 5.000đ/tấn
Tiền lương sản phẩm của anh Thành tháng 3/2008 là
167 tấn x 5.000đ/tấn = 835.000đ
Quản đốc phân xưởng sẽ tiến hành tập hợp tiền lương của từng tổ sản xuất
thành bảng chung, các tổ đối chiếu xem có chính xác hay không sau đó trình lên kế
toán tài chính.
Biểu 9: bảng đơn giá tiền lương sản phẩm tại phân xưởng
STT Nội dung công việc Sản phẩm thực
hiện (tấn)
Đơn gía tiền
lương (đồng)
Tiền lương
sản phẩm
1
2
3
Công nhân tổ lọc cao lanh
Tổ sấy cao lanh
Tổ rửa đá trường thạch
1.005
2.171
1.769
10.000
5.000
15.000
10.050.000
10.855.000
26.535.000
N Tổng số
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Căn cứ vào bảng đơn giá này kế toán sẽ tiến hành hạch toán tiền lương cho
công nhân.
+ Tính lương theo thời gian: Cách hạch toán này ít đựơc dùng mà chủ yếu tập
hạch toán tiền lương theo sản phẩm tuy nhiên khi phát sinh thì kế toán cũng hợp
vào tài khoản chi phí nhân công trưc tiếp, hạch toán lương theo thời gian chỉ tính
cho các ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ tết.
Tiền lương thời gian
của một công nhân =
trong tháng
Mức lương thời gian
bình quân một ngày x
của một công nhân
Số ngày
nghỉ lễ, tết,
nghỉ phép
Trong đó:
Mức lương thời gian
bình quân 1 ngày của =
1 công nhân
290.000 x Hệ số cấp bậc
Số ngày chế độ
Ví dụ: Anh Nguyễn Trâu Oánh là lao động PXI tổ đóng bao tháng 3/2008 anh
Oánh nghỉ phép 8 ngày với hệ số lương của anh là 2,14 vậy lương thời gian tháng
3/2008 cảu anh Oánh là:
290.000 x 2,14
26
x 8 = 190.953 đồng
Theo cách tính trên kế toán tính lương thời gian cũng như lương sản phẩm của
toàn bộ công ty sau đó hạch toán vào các tài khoản có liên quan, ngoài lương ra
công ty còn có các khoản trích theo lương đó là các khoản phải trả khác tính theo
phần trăm trong quỹ lương cơ bản và quỹ lương thực tế BHXH, BHYT, KPCĐ…
Hệ thống tài khoản được công ty sử dụng để hạch toán tiền lương và các
khoản theo lương gồm:
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp của công ty
TK 335: Tiền lương phải trả cho công nhân viên
TK 338: Các khoản phải trả theo lương