Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Nhà máy May 3 – Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.72 KB, 105 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2008
--O0O--
BẢN CAM ĐOAN
Kính gửi : Khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực
Tên tôi là : Nguyễn Thị Hoa
Lớp : Kinh tế lao động 46A
Đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Nhà máy May 3 –
Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội” là chuyên đề mà nội dung nghiên
cứu về công tác quản lý tiền lương trong doanh nghiệp. Đây là chuyên đề do
chính bản thân tôi tự làm dựa trên cơ sở thu thập số liệu từ nhà máy, các tài
liệu tham khảo chuyên ngành có liên quan và sự hướng dẫn hết sức tận tình
của thầy giáo hướng dẫn TS. Võ Nhất Trí.
Tôi xin cam đoan bản chuyên đề này hoàn toàn là do tôi tự làm, không
có sự sao chép của bất cứ chuyên đề nào cùng đề tài. Tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về những thông tin đã đưa ra.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCTCPDMHN, TCT : Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội
DGTHCV : Đánh giá thực hiện công việc
CBCNV : Cán bộ công nhân viên


ĐGTHCV : Đánh giá thực hiện công việc
TCLĐKH : Tổ chức lao động khoa học
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy May 3
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính của Nhà máy tại thời điểm
28/2/2005
Bảng 2.3: Chất lượng lao động của Nhà máy từ 2005-2007
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2005-2007
Bảng 2.5: Tổng quỹ phụ cấp lương của nhà máy may 3 năm 2007
Bảng 2.6 : Bảng kế hoạch, thực hiện quỹ tiền lương năm 2006-2007
Bảng 2.7: Mức tiết kiệm ( vượt chi) tuyệt đối quỹ tiền lương năm 2006-2007
Bảng 2.8: Sổ ghi sản lượng cá nhân
Bảng 2.9: Định mức lao động
Bảng 2.10: Hệ số lương tối thiểu
Bảng 2.11: Tiền lương hệ số 1 tháng 1/2008 của một số công nhân may tổ
may 4
Bảng 2.12: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp trách nhiệm
Bảng 2.13: Phụ cấp kiêm nhiệm công tác đảng, đoàn thể
Bảng 2.14: Tiền lương thực lĩnh của một số thành viên trong tổ nghệp vụ
tháng 12/2007
Bảng 2.15: Bảng mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tăng TLBQ
Bảng 3.1: Mẫu đánh giá phân hạng thành tích lao động gián tiếp
Bảng 3.2: Biểu kiểm tra sau là, gấp, bao gói
Bảng 3.3: Bảng tổng kết chất lượng sản phẩm
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu như hiện nay thì
nguồn nhân lực là yếu tố cạnh tranh chủ yếu trên thị trường, đóng vai trò
quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Các nguồn lực khác có
khả năng phát huy được tác dụng của mình hay không là phụ thuộc vào nguồn
lực con người. Nguồn lực con người không chỉ mang lại giá trị thặng dư cho
doanh nghiệp mà còn quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường. Chính vì vậy mà để có thể thu hút, duy trì, gìn giữ và phát
triển các nguồn lực của mình đặc biệt là nguồn nhân lực thì doanh nghiệp phải
có các chính sách phù hợp trong đó quan trọng nhất là chính sách về tiền
lương. Tiền lương vừa là một yếu tố chi phí đầu vào vừa là công cụ hữu hiệu
của hoạt động quản trị nhân sự, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của
mình. Đối với người lao động, tiền lương là phần chủ yếu trong thu nhập của
họ, động lực thúc đẩy họ làm việc hết mình, gắn bó với doanh nghiệp. Hoàn
thiện công tác quản lý tiền lương là một trong những nội dung quan trọng để
có thể phát huy vai trò của tiền lương. Tuy nhiên thì không phải doanh nghiệp
nào cũng nhận thức được vai trò của công tác quản lý tiền lương.
Trong thời gian thực tập tại Nhà máy May 3 – TCTCPDMHN, em nhận
thấy công tác quản lý tiền lương tại Nhà máy bên cạnh nhiều mặt đã đạt được
thì vẫn còn một số vướng mắc. Vì vậy, em chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác
quản lý tiền lương tại Nhà máy May 3 – TCTCPDMHN” làm đề tài chuyên
đề thực tập chuyên để của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý tiền lương của nhà máy hiện
nay, tìm ra những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế từ đó có các biện
pháp duy trì, nâng cao những mặt đạt được và khắc phục những mặt hạn chế.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về công tác quản lý tiền lương trong những năm giần
đây về các vấn đề như: cách thức xây dựng, quản lý quỹ tiền lương và các
hình thức trả lương cho người lao động tại Nhà máy May 3.
Phạm vi nghên cứu: Nghiên cứu các vấn đề trong phạm vi Nhà máy
May 3 - nhà máy thành viên của TCTCPDMHN.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp đánh giá, tổng hợp, so sánh, phân tích từ nguồn
số liệu thu thập thực tế và có sự tham khảo ý kiến các cô, chú, anh, chị trong
Tổ Nghiệp vụ.
5. Kết cấu và nội dung
Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng,
biểu, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề này được trình bày theo 3
chương:
Chương I: Lý luận chung về tiền lương
Chương II: Thực trạng công tác quản lý tiền lương tại Nhà máy May 3
- TCTCPDMHN
Chương 3 : Một số giải pháp hoàn thiện công tácquản lý tiền lương tại
Nhà máy May 3
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG
1.1. Tiền lương, các nguyên tắc trong tổ chức tiền lương
1.1.1. Khái niệm, bản chất và chức năng cơ bản của tiền lương
1.1.1.1. Khái niệm về tiền lương
Khái niệm về tiền lương rất đa dạng, có nhiều quan điểm khác nhau về
tiền lương.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), “tiền lương là sự trả công hoặc
thu nhập, bất luận hay tên gọi như thế nào mà có biểu hiện bằng tiền và được
ấn định bằng sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động,
hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia do người sử dụng lao động phải trả

cho người lao động theo một hợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng,
cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ
đã làm hay sẽ phải làm”
1
Đối với Việt Nam,theo quan điểm của cải cách tiền lương năm 1993:
“tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người
sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao
động trong nền kinh tế thị trường”.
Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền lương là một bộ phần cấu thành chi
phí sản xuất của người lao động, còn đối với người lao động tiền lương là một
phần cơ bản của thu nhập.
1.1.1.2. Khái niệm về công tác quản lý tiền lương
Công tác quản lý tiền lương của một doanh nghiệp hay một tổ chức nào đó
là toàn bộ những hoạt động liên quan đến việc hình thành, quản lý và phân
phối tiền lương. Những hoạt động được thực hiện trên cơ sở các quyết định
1
1. TS. Hà Văn Hội (2007), Quản trị Nhân lực, Tập 2, NxbBưu điện, tr. 144.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4
của nhà nước, của ngành có liên quan đến vấn đề tiền lương và đã được đơn
vị đăng ký với Nhà nước.
1.1.1.3. Bản chất của tiền lương
Bản chất của tiền lương thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế xã hội,
theo các diều kiện, theo nhận thức của con người.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tiền lương được định nghĩa
một cách thống nhất như sau: “Về bản chất, tiền lương dưới chủ nghĩa xã hội
là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà
nước phân phối có kế hoạch cho công nhân, viên chức phù hợp với số lượng
và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh việc
trả công cho công nhân viên chức, dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao

động nhằm tái sản xuất sức lao động”
2
Theo quan điểm trên bản chất tiền lương trong nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung có những đặc điểm sau:
- Tiền lương không phải là giá cả sức lao động vì trong thời kỳ này sức lao
động không được coi là một hàng hóa. Do đó mà tiền lương không được trả
theo đúng giá trị sức lao động, không tuân thủ theo quy luật cung cầu, dẫn đến
hiện tượng phân phối theo chủ nghĩa bình quân. Chế độ tiền lương theo quan
điểm này làm cho người lao động làm việc một cách thụ động, không kích
thích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy sáng kiến cải
tiến kỹ thuật, hết mình vì công việc.
- Tiền lương là một khái niệm thuộc phạm trù phân phối, tuân thủ những
nguyên tắc của quy luật phân phối được coi là một phần thu nhập quốc dân
nên cơ chế phân phối tiền lương phụ thuộc vào vấn đề phân phối do nhà nước
quy định, thu nhập quốc dân nhiều thì phân phối nhiều, thu nhập quốc dân ít
thì phân phối ít, tiền lương không đủ bù đắp hao phí sức lao động. Kết quả là
2
1. Phùng Thế Trường: Kinh tế Lao động. Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1986, tr.205.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5
biên chế lao động ngày càng lớn, ngân sách thâm hụt nặng nề do phải bù đắp
vào tiền lương mà tiền lương lại không bù đắp tái sản xuất hao phí sức lao
động. Do đó tiền lương không còn là yếu tố kích thích lao động, người lao
động không gắn bó với sản xuất, nhà nước mất dần đội ngũ lao động có tay
nghề cao.
Trong nền kinh tế thị trường thì tiền lương được coi là biểu hiện bằng
tiền của giá trị sức lao động, là giá cả sức lao động mà người sử dụng (nhà
nước, chủ doanh nghiệp) phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân theo
các quy luật cung – cầu, giá cả của thị trường và pháp luật của nhà nước ban
hành.

Tuy nhiên trong thời đại kinh tế tri thức, bản chất của tiền lương có sự
thay đổi. Với việc áp dụng quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp, tiền
lương không chỉ đơn thuần là giá cả sức lao động nữa, tiền lương là một trong
các yếu tố làm thay đổi mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người
lao động.
* Phân biệt tiền lương và tiền công
Xét về bản chất thì tiền lương và tiền công là giống nhau, đều là giá cả sức
lao động mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động dựa trên
hao phí sức lao động trên cơ sở thỏa thuận.
Tiền lương và tiền công có biểu hiện khác nhau. Tiền lương là số tiền mà
người lao động nhận được từ người sử dụng lao động một cách ổn định, ít
biến động trong một đơn vị thời gian, thường được trả theo tháng. Tiền lương
thường được sử dụng trong khu vực nhà nước.
Tiền công là số tiền trả cho người lao động tuỳ thuộc vào số giờ làm việc
thực tế hoặc số sản phẩm làm ra hoặc khối lượng công việc hoàn thành. Tiền
công hay biến động tùy thuộc vào các yếu tố:
• Số lượng sản phẩm thực tế được sản xuất ra
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6
• Thời gian làm việc thực tế
• Khối lượng công việc thực tế đã hoàn thành
1.1.1.4. Các chức năng của tiền lương
Tiền lương có 4 chức năng chủ yếu sau đây:
 Thước đo giá trị
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, khi giá trị sức
lao động thay đổi thì tiền lương cũng phải thay đổi theo để đo lường giá trị
sức lao động. Do đó bản thân tiền lương phải phản ánh đúng giá trị sức lao
động, là thước đo giá trị. Chức năng này làm cơ sở việc thuê mướn lao động,
tính đơn giá sản phẩm.
 Tái sản xuất sức lao động

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố cơ bản (sức lao động, đối
tượng lao động, tư liệu lao động) trong đó người lao động sử dụng công cụ
lao động tác động lên đối tượng lao động để biến đổi đối tượng lao động
nhằm tạo ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của mình. Trong quá trình lao
động sức lao động của con người bị tiêu hao, để duy trì sức khỏe và cuộc sống
con người phải ăn uống và nghỉ ngơi. Do đó tiền lương phải đủ lớn để đảm
bảo những nhu cầu đó, có nghĩa là tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức
lao động, bù đắp sức lao động đã hao phí để khuyến khích tăng năng suất lao
động.
 Thúc đẩy sản xuất phát triển:
Tiền lương được trả thỏa đáng, công bằng so với sự đóng góp của người
lao động, thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của họ sẽ khuyến
khích người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất, hiệu quả làm việc,
thúc đẩy sản xuất phát triển.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7
 Tích lũy
Trong quá trình lao động người lao động nhận được tiền lương, với mức
tiền lương người lao động không những dùng để duy trì cuộc sống hàng ngày
mà còn để dự phòng cho cuộc sống khi không làm việc( khi hết khả năng lao
động hoặc gặp rủi ro bất ngờ)
1.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
1.1.2.1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương
 Đảm bảo tái sản xuất lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho người lao động.
Yêu cầu này xuất phát từ bản chất của tiền lương là biểu hiện bằng tiền
của giá trị sức lao động và đảm bảo chức năng, vai trò của tiền lương trong
đời sống xã hội.Tiền lương giữ vai trò quan trọng đối với người lao động, là
thu nhập chủ yếu của người lao động, do đó tiền lương không những phải
đảm bảo tái sản xuất sức lao động mà còn đủ để nuôi sống gia đình họ. Xã hội

ngày càng phát triển thì không những nhu cầu vật chất mà cả nhu cầu tinh
thần của con người càng đa dạng và tăng lên về chất, đòi hỏi tiền lương phải
đảm bảo để đáp ứng những nhu cầu đó.
Yêu cầu này rất quan trọng, đặt ra những đòi hỏi cần thiết khi xây dựng chính
sách tiền lương.
 Làm cho năng suất không ngừng nâng cao
Khi năng suất lao động tăng lên là là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu
quả hoạt động của tổ chức mà tiền lương lại là một đòn bẩy quan trọng để
nâng cao năng suất. Do đó yêu cẩu của tổ chức tiền lương là phải không
ngừng nâng cao năng suất lao động. Yêu cầu này cũng đòi hỏi người lao động
phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng làm việc.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8
 Cách tính đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng để mọi người dễ hiểu và kiểm tra
được tiền lương của mình và có thể dự đoán được tiền lương của mình
khi so sánh với hao phí sức lao động mà lao động bỏ ra.
1.1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
Muốn phát huy đầy đủ tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương đối với sản
xuất và đời sống phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc sau:
 Trả lương ngang nhau cho lao động ngang nhau
Nguyên tắc này rất quan trọng, đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo
lao động, đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng trong trả lương. Những lao
động có mức hao phí sức lao động ngang nhau (số lượng và chất lượng ngang
nhau) thì được trả tiền lương như nhau không phân biệt trình độ, tuổi tác, giới
tính…
Nguyên tắc này được thể hiện rõ trong thang lương, bảng lương. Những
người lao động có cùng bậc lương như nhau thì có cùng hệ số lương, những
lao động có chất lượng khác nhau thì có hệ số lương khác nhau. Tuy nhiên
hiện nay ở Việt Nam nguyên tắc này vẫn chưa được thực hiện tốt.
 Bảo đảm tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải nhanh hơn tốc

độ tăng tiền lương bình quân
Tiền lương bình quân và năng suất người lao động không ngừng tăng lên
là một yêu cầu và chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Tiền lương bình quân
tăng chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu do trình độ tổ chức và quản lý
lao động ngày càng có hiệu quả, còn năng suất lao động tăng không phải chỉ
do những nhân tố trên mà còn trực tiếp phụ thuộc vào các nhân tố khách quan
như: áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tổ chức tốt
lao động và các quá trình sản xuất. Như vậy tốc độ tăng năng suất lao động có
điều kiện khách quan để lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Tuy nhiên
khi tăng năng suất lao động làm cho chi phí sản xuất giảm xuống, còn tăng
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9
tiền lương bình quân lại làm cho tăng chi phí sản xuất. Do vậy để doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì tốc độ tăng năng suất lao động phải tăng
nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Đây là nguyên tắc quan trọng khi
tổ chức tiền lương. Có như vậy mới tạo cơ sở giảm giá thành, hạ giá cả, tăng
tích lũy để tái sản xuất mở rộng.
 Đảm bảo mối qua hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động
làm việc trong các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân
Khi trả lương cho người lao động cần chú ý các vấn đề sau:
Mỗi ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân có tính chất phức tạp về kỹ
thuật khác nhau nên đối với những người lao động làm việc trong các ngành
có yêu cầu kỹ thuật phức tạp thì có trình độ lành nghề bình quân cao hơn phải
trả lương cao hơn những người lao động làm việc trong những ngành không
có yêu cầu kỹ thuật thấp hơn.
Tiền lương bình quân giữa các ngành có điều kiện lao động khác nhau
cần có sự chênh lệch khác nhau. Người lao động làm việc trong điều kiện
nặng nhọc có hại đến sức khỏe phải được trả lương cao hơn những người làm
việc trong điều kiện bình thường.
Những ngành kinh tế chủ đạo có tính chất quyết định đến sự phát triển

cuả đất nước cần có sự đãi ngộ tiền lương cao hơn nhằm khuyến khích người
lao động yên tâm, phấn khởi làm việc lâu dài ở các ngành nghề đó. Sự khuyến
khích này cũng phải phù hợp với yêu cầu của việc phân phối theo lao động
một cách có kế hoạch trong thời kỳ phát triển kinh tế.
Đối với những cơ sở sản xuất ở những vùng xa xôi hẻo lánh, điều kiện
khí hậu khó khăn, giá cả đắt đỏ, nhân lực thiếu,…Cần được đãi ngộ tiền
lương cao hơn hoặc thêm những khoản phụ cấp thì mới thu hút được người
lao động đến làm việc.
Thực hiện tốt nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong trả
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10
lương cho người lao động.
1.2. Các hình thức trả lương chủ yếu
Có hai hình thức trả lương chủ yếu là trả lương theo thời gian và trả
lương theo sản phẩm
1.2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Hiện nay hình thức trả lương này được áp dụng phổ biến trong các xí nghiệp,
nhà máy
* Khái niệm: Trả lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương căn cứ vào số
lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất ra của mỗi người và đơn giá lương sản
phẩm để trả lương cho người lao động.
* Tác dụng của hình thức trả lương theo sản phẩm:
Tiền lương người lao động nhận được phụ thuộc vào số lượng và chất lượng
sản phẩm của mỗi người sản xuất ra nên có tác dụng khuyến khích người
người lao động tích cực sản xuất, tận dụng thời gian làm việc tăng năng suất
lao động, cố gắng sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt. Như vậy năng
suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm bảo đảm thì giá thành sản phẩm sẽ
hạ, vì vậy mà hình thức trả lương này quán triệt tốt nguyên tắc phân phối theo
lao động.
- Khuyến khích người lao động gắng học tập để không ngừng nâng cao trình

độ văn hóa khoa học kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm để có thể dễ dàng tiếp thu,
nắm vững và áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến.
- Góp phần thúc đẩy công tác quản lý lao động, quản lý tiền lương trong tổ
chức đồng thời nâng cao tính tự chủ, tự động trong làm việc của người lao
động.
Khi áp dụng chế độ tiền lương tính theo sản phẩm đòi hỏi có các điều kiện:
+ Xếp bậc công nhân phải chính xác
+ Phải xây dựng định mức lao động có căn cứ khoa học
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11
+ Đảm bảo tổ chức và phục vụ nơi làm việc tốt
+ Làm tốt công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm
+ Giáo dục tốt ý thức và trách nhiệm của người lao động, tăng cường
giáo dục công tác tư tưởng
Hình thức trả lương theo sản phẩm gồm các chế độ
 Chế độ trả lương theo sản phẩm trưc tiếp cá nhân
Là chế độ trả lương trong đó tiền lương được trả trực tiếp cho người
công nhân khi người đó chế tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng.
* Chế độ trả lương này áp dụng ở những nơi mà tính chất người lao động của
người công nhân tương đối độc lập và kết quả là sản phẩm hữu hình, có thể
định mức, kiểm ra sản phẩm của từng người một
* Công thức tính lương
Trong đó:
L
spcn
: Tiền lương thực tế mà người công nhân nhận được
ĐG : Đơn giá tiền lương trả cho một sản phẩm

cb
cb

s
G L T
Q
§
= = ×
S
cb
: Lương cấp bậc của công nhân trong kỳ (quý, tháng)
Q : Mức sản lượng của công nhân trong kỳ
T : Mức thời gian của công nhân trong kỳ
SP : Số sản phẩm thực tế công nhân hoàn thành
* Ưu điểm
- Tính được tiền lương trực tiếp một cách dễ dàng
- Tiền lương gắn liền trực tiếp với số sản phẩm sản xuất ra nên khuyến khích
từng cá nhân nâng cao năng suất lao động của mình.
* Nhược điểm:
- Hạn chế việc giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong tập thể, tính hiệp tác kém
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
spcn
TL G SP§
= ×
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12
- Người lao động chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm mà không chú trọng
đến chất lượng sản phẩm, do đó có thể làm lãng phí nguyên nhiên vật liệu, sử
dụng không có hiệu quả máy móc thiết bị, chất lượng sản phẩm không được
đảm bảo.
 Chế độ trả lương sản phẩm tập thể
Theo chế độ này thì tiền lương người lao động nhận được phụ thuộc
vào đơn giá tiền lương tập thể, số lượng sản phẩm tập thể chế tạo đảm bảo
chất lượng.

* Chế độ này áp dụng ở những công việc đòi hỏi nhiều người tham gia thực
hiện, công việc của mỗi cá nhân trong tập thể có liên quan đến nhau, hỗ trợ
nhau cùng hoàn thành công việc
* Công thức tính:
Trong đó: TL
tptt
: Tiền lương thực tế mà tổ nhận được
ĐG
tt
:
: Đơn giá tiền lương tập thể
( )
i
i
n n
cv
tt cv tg
i =1 i =1
sltt
S
G S × M
Q
§
= =
∑ ∑
S
cvi
: Tiền lương cấp bậc của công nhân i
Q
sltt

: Mức sản lượng của cả tổ
M
tg
: Mức thời gian của tổ
SP
tt
: Số lượng sản phẩm thực tế mà tổ hoàn thành
* Ưu điểm:
Tiền lương của cả tổ phụ thuộc vào sản phẩm làm ra của tất cá các
thành viên trong tổ nên nâng cao tinh thần hợp tác, tinh thần trách nhiệm, cá
nhân quan tâm đến lợi ích của tập thể
* Nhược điểm:
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
sptt tt tt
TL = G SP§
×
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13
- Khó đánh giá, phân biệt được mức độ đóng góp của từng thành viên trong tổ
- Không khuyến khích nâng cao năng suất lao động cá nhân, xảy ra hiện
tượng các cá nhân dựa dẫm vào nhau.
Có hai phương pháp chia lương cho các thành viên trong tổ:
• Theo hệ số điều chỉnh
• Theo thời gian- hệ số
 Ngoài ra còn có: Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp; Chế độ trả
lương theo sản phẩm khoán; Chế độ trả lương theo sản phẩm có
thưởng; Chế độ trả lương theo sản phẩm lũy tiến.
1.2.2. Hình thức trả lương theo thời gian
Hình thức này chủ yếu áp dụng cho lao động quản lý, đối với công
nhân sản xuất áp dụng ở những nơi làm việc tự động hóa, nơi sản xuất thử,
phải đảm bảo tuyệt đối về mặt chất lượng, bảo đảm an toàn cho người lao

động. Những nơi khó định mức lao động, định mức lao động tốn kém hoặc
không hiệu quả như công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, sữa chữa máy
móc thiết bị.
Hình thức này đã khắc phục được hạn chế của hình thức trả lương theo
sản phẩm là giúp cho người lao động có điều kiện quan tâm đến chất lượng
sản phẩm mà họ làm ra và giảm được chi phí định mức công việc khi áp dụng
hình thức trả lương theo sản phẩm.
Có 2 chế độ trả lương trong hình thức trả lương theo thờigian
 Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn
* Là chế độ trả lương mà tiền lương của người lao động được nhận căn cứ
vào mức lương tối thiểu và thời gian làm việc thực tế
* Công thức tính lương:
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14
s l min
tg cb
c
H × TL
TL = × T = S × T
N
®
TL
tg
: Tiền lương thực tế người lao động nhận được
H
sl
: Hệ số lương cấp bậc, chức vụ của người lao động
S
cb
: Tiền lương cấp bậc tính theo thời gian

N

: Ngày công làm việc theo chế độ
TL
min
: Tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định
* Ưu điểm: Người lao động quan tâm đến chất lượng công việc, khuyến khích
nâng cao trình độ, hoàn thành đầy đủ thời gian làm việc
* Nhược điểm: Không gắn kết giữa số lượng và chất lượng mà người lao
động đã tiêu hao trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, do đó mà khi trình độ
tự giác, ý thức trách nhiệm của người lao động chưa cao thì sẽ không khuyến
khích người lao động sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc, tiết kiện nguyên
vật liệu, sử dụng có hiệu quả công suất máy móc thiết bị
 Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng
Là chế độ trả lương kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian giản
đơn và tiền thưởng khi người lao động hoàn thành hoặc vượt mức các chỉ tiêu
về số lượng và chất lượng theo quy định
L
ct
= L
đg
+ thưởng
Chế độ này đã hạn chế được nhược điểm của chế độ trả lương theo thời
gian giản đơn. Tiền lương của người lao động không những phụ thuộc vào
trình độ lành nghề, thời gian làm việc thực tế mà còn phụ thuộc vào thành tích
công tác của họ. Chính vì vậy mà tạo động lực cho người lao động học hỏi,
nâng cao trình độ chuyên môn, quan tâm đến hiệu quả làm việc của mình
1.3. Quỹ tiền lương
1.3.1. Khái niệm, phân loại quỹ tiền lương
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 15
* Khái nệm: “Quỹ tiền lương là tổng số tiền dùng để trả cho người lao động
trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) do cơ quan hay doanh nghiệp
quản lý”.
* Phân loại quỹ tiền lương
- Căn cứ vào mức độ ổn định của tiền lương, quỹ tiền lương chia ra 2 loại
+ Quỹ tiền lương ổn định (quỹ tiền lương cơ bản, quỹ tiền lương cấp bậc),
tính dựa vào thang lương tức là dựa vào trình độ chuyên môn của người lao
động.
+ Quỹ tiền lương biến đổi gồm tiền thưởng và phụ cấp.
- Căn cứ vào sự hình thành và sử dụng quỹ tiền lương.
+ Quỹ tiền lương kế hoạch: Là tổng số tiền lương (bao gồm cả cố định và
biến đổi) mà người sử dụng lao động dự tính trả cho người lao động khi họ
hoàn thành nhiệm vụ được giao trong điều kiện bình thường.
(3)
Quỹ tiền lương
kế hoạch được tính dựa vào quỹ tiền lương cố định và quỹ tiền lương thực
hiện chuyển thời kỳ trước.
+ Quỹ tiền lương thực hiện: Tổng số tiền đã chi thực tế trong thời gian tương
ứng với quỹ tiền lương kế hoạch
- Căn cứ theo đơn vị thời gian:
+ Quỹ tiền lương theo giờ = Tổng số giờ
×
tiền lương trả 1 giờ, bao gồm quỹ
lương cấp bậc và các khoản cộng thêm nếu có (phụ cấp ca đêm, phụ cấp tổ
trưởng sản xuất, tiền lương trả thêm cho công nhân sản xuất hưởng lương sản
phẩm trả theo đơn giá lũy tiến…)
+ Quỹ tiền lương ngày : gồm quỹ tiền lương giờ cộng với các khoản tiền trả
cho những giờ không làm việc do luật quy định (tiền lương trả cho những giờ
độc hại, tiền lương cho thời gian nghỉ cho con bú)

3
(). TS. Trần Xuân Cầu (2002), Giáo trình Phân tích Lao động khoa học, Nxb Lao động – Xã hội, tr.141.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 16
+ Quỹ tiền lương tháng (năm): Gồm quỹ tiền lương ngày cộng với các khoản
phải trả cho người lao động như: Thời gian nghỉ phép, phụ cấp thâm niên…)
1.3.2. Lập kế hoạch quỹ tiền lương
* Quỹ tiền lương được tính theo công thức sau
( )
kh b mindn cb pc vc
V L ×TL × H +H +V 12tháng
®
 
 

= ×
Trong đó:

V
kh
:Tổng quỹ lương kế họach
L
đ
b
:Lao động định biên
TL
mindn
:Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn
trong khung quy định
TL

mindn
= TL
min
(1 + K
đc
)
K
đc

= K
1
+ K
2
K
đc
:Hệ số điều chỉnh tăng thêm
K
1
: Hệ số điều chỉnh theo vùng
K
2
: Hệ số điều chỉnh theo ngành
H
cb
:Hệ số lương cấp bậc công viêc bình quân
H
pc
:Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn
giá tiền lương
V

vc
:Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa
tính trong định mức lao động tổng hợp
* Đơn giá tiền lương: Là chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm, bao
gồm tất cả chi phí phải trả cho người lao động khi họ tạo ra một sản phẩm
Đơn giá tiền lương của doanh nghiệp được xây dựng theo 4 phương pháp:
- Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm ( hoặc sản phẩm quy đổi)
- Đơn giá tiền lương trên doanh thu
- Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17
- Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận
1.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý tiền lương
Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương là hết sức cần thiết đối với cả người
người lao động, doanh nghiệp và xã hội.
* Đối với người lao động.
Tiền lương là rất quan trọng đối với người lao động, bởi vì tiền lương
là phần thu nhập chủ yếu để nuôi sống bản thân và gia đình họ. Vì vậy nếu
tiền lương người lao động được thỏa đáng, công bằng sẽ là động lực làm việc,
kích thích khả năng sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, họ gắn
bó với doanh nghiệp hơn từ đó nâng cao năng suất lao động, mang lại hiệu
quả cao cho doanh nghiệp. Khi mục tiêu của doanh nghiệp đạt được lại có
điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, tạo
động lực kích thích người lao động.
Ngược lại nếu người sử dụng lao động không trả lương hợp lý cho
người lao động, sẽ gây cảm giác không an tâm cho họ, họ cho rằng tiền lương
mình nhận được không công bằng, không tương xứng với hao phí sức lao
động mà mình bỏ ra, từ đó gây nên cảm giác chán nản, không có động lực làm
việc. Về lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng di chuyển lao động, nhất là đội ngũ lao
động giỏi, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Bên cạnh đó, tiền lương người lao động kiếm được ảnh hưởng đến địa
vị, giá trị, uy tín đối với gia đình, doanh nghiệp và xã hội. Tiền lương không
chỉ ảnh hưởng đến vật chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của người lao
động.
* Đối với doanh nghiệp
Tiền lương là một phần tương đối lớn trong chi phí sản xuất của doanh
nghiệp. Khi tiền lương tăng lên hay giảm xuống sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá
cả, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà mục tiêu cuối cùng của các
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18
doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuân tức là tối thiểu hóa chi phí sản xuất,
trong đó tối thiểu hóa chi phí tiền lương là cần thiết. Để thực hiện được mục
tiêu đó, doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản lý tiền lương để nâng
cao năng suất lao động, giảm chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm từ đó
giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường, mở rộng sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp có điều kiện mở rộng
sản xuất kinh doanh đồng thời cũng có điều kiện để quan tâm đến lợi ích của
người lao động nhiều hơn. Khi lợi ích của người lao động được đảm bảo bằng
các mức lương thỏa đáng sẽ tạo nên sự gắn kết giữa người lao động với mục
tiêu và lợi ích của doanh nghiệp, người lao động tự giác, làm việc có trách
nhiệm hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nâng cao.
Ngoài ra, đối với doanh nghiệp, tiền lương còn là công cụ để thu hút,
duy trì, gìn giữ lao động giỏi, có khả năng phù hợp với công việc của tổ chức.
* Đối với xã hội:
Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương sẽ giúp nâng cao năng suất, đời
sống vật chất và tinh thần của người lao động, từ đó nâng cao sức mua các
hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, kích thích tăng trưởng và phát triển kinh
tế. Mặt khác khi tiền lương ổng định, người lao động an tâm làm việc, sẽ
giảm được gánh nặng xã hội về các mặt: Việc làm, tệ nạn xã hội, đói nghèo,
bệnh tật… góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân

lực.
Bên cạnh đó, tiền lương đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc
dân thông qua thuế thu nhập, góp phần tăng nguồn thu của chính phủ, giúp
chính phủ điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG
TẠI NHÀ MÁY MAY 3 – TCTCPDMHN
2.1. Một số đặc điểm của nhà máy ảnh hưởng đến công tác quản lý tiền
lương
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần Dệt May
Hà Nội và của Nhà máy may 3
* Quá trình hình thành và phát triển của TCT
TCTCPDMHN tiền thân là Nhà máy Sợi Hà Nội được chính thức bàn
giao, hoạt động ngày 21 tháng 11 năm 1984, được xây dựng nhờ sự ký kết
hợp đồng giữa TECHNO – IMPORT Việt Nam và hãng UNIONMATEX
(CHLBĐ) ngày 7/4/1978, hoạt động ngày 21 tháng 11 năm 1984. Ngay từ đầu
thành lập, Nhà máy Sợi đã được Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép kinh doanh
xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch Quốc tế là HANOSIMEX vào
tháng 6/1990.
30/4/1991: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên thành Xí nghiêph Liên
hiệp Sợi – Dệt kim Hà Nội.
19/6/1995: Bộ Công nghiệp quyết định đổi tên thành Công ty Dệt Hà Nội.
28/3/2000: Bộ Công nghiệp quyết định đổi tên thành Công ty Dệt May
Hà Nội.
Từ năm 2005 đến nay Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội) trong sản
xuất kinh doanh bị chi phối bởi một số đặc điểm, tình hình sau:
Năm 2004 được phép của Chính phủ, Bộ Công nghiệp đã ra quyết định
(số 177 ngày 30/12/2004) chuyển Công ty Dệt May Hà Nội sang thí điểm tổ
chức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.

Để hình thành cơ cấu tổ chức và tiến hành hoạt động theo mô hình mới,
Hanosimex đã tiến hành cổ phần hóa một số đơn vị thành viên để trở thành
các Công ty con, Công ty liên kết như các Công ty cổ phần Dệt Hà Đông
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 20
Hanosimex, May Đông Mỹ Hanosimex, Dệt may Hoàng Thị Loan. Năm 2005
nhận quản lý và thực hiện tiếp phần dự án xây dựng Trung tâm Dệt Kim Phố
Nối B do Vinatex chuyển sang và sau khi hoàn thành đã di dời Nhà máy Dệt
nhuộm ở Hà Nội sang sáp nhập vào dự án và thành lập Trung tâm Dệt kim
Phố Nối.
Ngày 11/01/2007 Bộ Công nghiệp đã quyết định thành lập Tổng Công ty
Dệt may Hà Nội trên cơ sở Công ty Dệt May Hà Nội thuộc Tập đoàn Dệt
May Việt Nam.
Tháng 10/2007 TCT tiến hành cổ phần và 28/12/2007 Đại hội cổ đông
quyết định đổi tên TCT thành Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội.
Như vậy, với việc tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công
ty con, Hanosimex đã có 03 Công ty cổ phần là các Công ty con; các đơn vị
còn lại là các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ.
Được đánh giá là một số ít doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt may
Việt Nam, hơn 20 năm xây dựng và phát triển TCTCPDMHN luôn đảm bảo
mức tăng trưởng hơn 20%/ năm, sản phẩm của TCT nhiều năm liền được bình
chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, nhiều giải thưởng trong nước và quốc
tế. Thị trường xuất khẩu sản phẩm ngày được mở rộng, hiện nay đã có 36
nước có quan hệ buôn bán với HANOSIMEX: Mỹ, khối EU, Nhật Bản, hàn
Quốc, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, các nước ASEAN.
* Quá trình hình thành và phát triển của Nhà may May 3
Nhà may May 3 là một trong những nhà máy hạnh toán phụ thuộc của
TCTCPDMHN, được thành lập ngày 1 tháng 11 năm 2001 với chức năng
chuyên sản xuất sản phẩm dệt thoi cho xuất khẩu và nội địa như: Quần Jean
người lớn 5 túi, Quần Jean trẻ em, áo bò dài tay, áo bò ngắn tay, bộ váy áo trẻ

em, bộ quần áo người lớn… Tuy là một nhà máy mới thành lập so với các nhà
máy may khác nhưng với sự đồng lòng, sự cố gắng của ban lãnh đạo, cán bộ
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 21
công nhân viên Nhà máy May 3 đã không ngừng trưởng thành và phát triển,
đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của TCT.
2.1.2. Đặc điểm về bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy: Được tổ chức theo mô hình
trực tuyến. Mô hình này tương đối gọn nhẹ và hợp lý gồm một Giám đốc và 1
Phó Giám đốc cùng với các bộ phận chức năng và các tổ sản xuất. Sơ đồ tổ
chức bộ máy quản lý của Nhà máy May 3 được thể hiện như sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy May 3
Là một thành viên thực thuộc TCT, có quy mô tương đối nhỏ, chịu sự
quản lý trực tiếp của TCT, cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý của nhà máy
theo mô hình này là phù hợp.
* Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Sau đây là chức năng, nhiệm vụ của một số bộ phận trong nhà máy:
• Giám đốc Nhà máy
- Chức năng
Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế Lao động 46A
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
T


n
g
h
i


p

v

,

k


t
h
u

t
T


c
h

t

l
ư

n
g
T



b

o

t
o
à
n
T


c

t
T


m
a
y
T


h
o
à
n

t
h

à
n
h
,

đ
ó
n
g

k
i

n
T


p
h

c

v

×