Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.15 KB, 49 trang )

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC
CỦA INTEL TẠI VIỆT NAM
QUÁCH TẤT KIÊN (TRƯỞNG NHÓM)
Bộ Giáo dục và Đào tạo
49 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Telephone (84)-04- 8684271 Fax (84)-08- 8697285
Email: or
Hà Nội - tháng 12, 2007
1
NHÓM ĐÁNH GIÁ
1. Quách Tất Kiên–Vụ GDTrH, Bộ GD&ĐT (Trưởng nhóm)
2. Nguyễn Thanh Bình,Viện NCSP, ĐHSP Hà Nội
3. Vũ Thị Sơn, Viện NCSP, ĐHSP Hà Nội
4. Nguyễn Kim Dung, Viện NCSP, ĐHSP Hà Nội
5. Nguyễn Thị Hằng, Viện NCSP, ĐHSP Hà Nội
Ngoài ra còn có các cộng tác viên là nhà khoa học, cán bộ Sở, giáo viên tham gia chương
trình được mời tham gia một số công việc trong quá trình đánh giá nhưng không được liệt
kê trong danh sách trên đây.
2
MỤC LỤC
TÓM TẮT 4
I. MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ 7
II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI ĐÃ ĐẶT RA 7
1. ITP trong giai đoạn 2004-2007 đã mang lại những lợi ích cho những đối
tượng nào ? 7
2. Có những thay đổi gì đã diễn ra trong thực tiễn dạy học và quản lý dạy học ở
các trường tham gia ITP? 7
3. Những lí do nào đã hỗ trợ hoặc cản trở hiệu quả tác động ITP trong thực tế?
7
4. Làm thế nào để ITP có những tác động tốt hơn đối với thực tiễn dạy học ở


trường phổ thông của Việt Nam? 9
5. Những chủ trương, chính sách, các chương trình nào của Bộ đã, đang và sẽ
ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả triển khai ITP? 9
III. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU MINH CHỨNG CHO CÁC CÂU TRẢ LỜI 11
1. ITP trong giai đoạn 2004-2007 đã mang lại những lợi ích gì và cho những
đối tượng nào? 11
2. Có những thay đổi gì đã diễn ra trong thực tiễn dạy và học ở các trường tham
gia vào Chương trình dạy học của Intel? 18
3. Những lí do đã hỗ trợ hoặc cản trở việc triển khai ITP 22
4. Làm thế nào để Chương trình dạy học của Intel có những tác động tốt hơn
đối với thực tiễn dạy và học ở trường phổ thông của Việt Nam? 34
5. Những chủ trương, chính sách, các chương trình của MOET đã, đang và sẽ
ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả triển khai ITP 37
IV. PHỤ LỤC 40
3
TÓM TẮT
Năm 2004, ITP (Intel Teach Program) đã được triển khai thí điểm thành công ở
các trường phổ thông của Việt Nam. Sau khi thí điểm thành công, Ministry of Education
and Training of Vietnam (MOET) và Intel Semiconductor Company Ltd., Hanoi
Representative Office (Intel) kí Bản thoả thuận (Agreement) triển khai chính thức ITP
trong 3 năm 2005, 2006 và 2007. Năm nay là năm kết thúc giai đoạn 3 năm hợp tác triển
khai chính thức ITP. Chương trình đánh giá này nhằm mục đích tổng kết 4 năm triển khai
ITP vừa qua. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở giúp Intel và MOET triển khai hiệu quả hơn
ITP tại Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
Đến nay, ITP đã tiến hành bồi dưỡng được khoảng 8.000 GV (giáo viên), tại 170
trường, thuộc 17 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Chương trình đánh giá đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của các đối tượng tham
gia; thu thập các báo cáo, công văn, tư liệu liên quan; Tham gia các hội nghị, hội thảo
liên quan đến ITP.
Sau khi nghiên cứu, xử lí dữ liệu, về tổng quan cho thấy ITP đã được triển khai

thành công, hiệu quả trong các trường phổ thông của Việt Nam. Chương trình được các
đối tượng tham gia đánh giá cao. ITP là một điểm sáng trong bức tranh tổng thể về đổi
mới PPDH (Phương pháp dạy học) và ứng dụng ICT vào dạy học của MOET trong giai
đoạn vừa qua.
Những hạn chế của ITP là không nhiều và hoàn toàn có thể khắc phục được.
Chương trình đánh giá cũng đã đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục hạn chế, nâng
cao hơn nữa hiệu quả, tác động của ITP trong giai đoạn tiếp theo.
Những số liệu, tư liệu, thông tin thu thập được trong quá trình khảo sát, đánh giá
là khá lớn. Mặt khác, nhóm đánh giá mong muốn trình bày báo cáo ngắn gọn, súc tích và
tập trung vào mục tiêu của Chương trình đánh giá. Do vậy, báo cáo được trình bày theo
hướng trả lời các câu hỏi đã đặt ra cho Chương trình đánh giá; Sau đó sử dụng các số
liệu, tư liệu, thông tin thu thập, khảo sát được để minh chứng cho câu trả lời; Một số số
liệu quan trọng, các mẫu phiếu khảo sát được đưa vào phần Phụ lục để quý vị tham khảo
khi cần thiết.
Nhóm đánh giá xin trân trọng cám ơn và mong nhận những ý kiến đóng góp của
quý vị.
Nhóm đánh giá
4
TỪ VIẾT TẮT
MOET Bộ Giáo dục và Đào tạo
DOET Sở Giáo dục và Đào tạo
BOET Phòng Giáo dục và Đào tạo
THPT Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
TH Tiểu học
ST Giảng viên cao cấp
MT Giáo viên cốt cán
PT Giáo viên cấp trường
CNTT Công nghệ Thông tin
GV Giáo viên

HS Học sinh
HSBD Hồ sơ bài dạy
PPDH Phương pháp dạy học
ITP Chương trình dạy học của Intel
TTTH Trung tâm tin học
ICT Công nghệ thông tin và truyền thông
GD Giáo dục
RTA Đơn vị thực thi chương trình
ITGS Khoá học khởi đầu
PPCT Phân phối chương trình
PBL Dạy học theo dự án
CT Chương trình
SGK Sách giáo khoa
BD bồi dưỡng
5
6
MOET
64 DOETs
547 BOETs2400 Trường THPT
24000 trường THCS và trường Tiểu học
HỆ THỐNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ
Mục tiêu của việc đánh giá tình hình triển khai Chương trình Intel Teach trong các trường
phổ thông của Việt Nam là: Xác định những thành công và hạn chế của Chương trình,
xác định được những thuận lợi và khó khăn đối với việc triển khai Chương trình, chỉ ra
được yếu tố hỗ trợ và yếu tố cản trở đối với Chương trình để đề xuất được các phương
hướng, biện pháp để nâng cao hiệu quả và mở rộng quy mô triển khai Chương trình
trong giai đoạn tiếp theo.
II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI ĐÃ ĐẶT RA
1. ITP trong giai đoạn 2004-2007 đã mang lại những lợi ích cho những đối tượng

nào ?
ITP đã mang lại lợi ích cho các đối tượng sau:
+ Các cấp quản lý giáo dục: MOET, DOETs (Departement of Education and Training),
BOETs (Bureaus of Education and Training);
+ Hiệu trưởng các trường;
+ MTs (Mater Trainer), PTs (Participant Teacher);
+ HS (học sinh);
+ Những đối tượng khác: Phụ huynh HS, Các TTTH (Informatics Technology Center)
của DOET.
+ Nâng cao hiệu quả của việc triển khai ITP trong các trường sư phạm (Khối
Preservice).
2. Có những thay đổi gì đã diễn ra trong thực tiễn dạy học và quản lý dạy học ở các
trường tham gia ITP?
Những thay đổi về dạy học và quản lý dạy học ở các trường phổ thông mà ITP
mang lại bao gồm:
+ Sự thay đổi về nhận thức, phương hướng ứng dụng ICT (Informatics and
Communication Techology) để đổi mới PPDH của các cấp quản lý GD;
+ Thay đổi thái độ của lãnh đạo nhà trường đối với ứng dụng ICT để đổi mới PPDH;
+ Thay đổi cách quản lý dạy học;
+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, Kĩ năng ICT của giáo viên (GV);
Tạo ra động cơ, sự nhiệt tình trong đổi mới PPDH, ứng dụng ICT trong dạy học trong đội
ngũ GV, kể cả GV có thâm niên cao.
+ Mang lại bầu không khí thi đua tích cực trong nhà trường: tạo không khí thi đua đổi
mới PPDH, ứng dụng ICT giữa các GV (GV), giữa các học sinh (HS) và giữa GV với
HS.
+ Gắn liền hoạt động giáo dục của nhà trường với thực tiễn của nhà trường, của cộng
đồng và của xã hội. Tạo được sự đồng thuận, sự ủng hộ của phụ huynh HS và các đơn vị
bên ngoài.
3. Những lí do nào đã hỗ trợ hoặc cản trở hiệu quả tác động ITP trong thực tế?
 Những nguyên nhân dẫn đến thành công:

7
+ Trước hết phải nói ITP là một chương trình được xây dựng đạt được tính khoa học,
tính hiện đại và tính sư phạm cao. Chương trình là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa PPDH,
cách tổ chức dạy học và Kĩ năng ICT; Thể hiện rõ việc dạy học lấy HS làm trung tâm.
+ ITP được giới thiệu với MOET vào đúng thời điểm MOET đang cần. Đó là thời điểm
MOET đang tập trung đẩy mạnh đổi mới PPDH và ứng dụng ICT trong nhà trường.
+ Cách thức hợp tác triển khai ITP mà MOET và Intel thực hiện là cách tiếp cận mang
tính hệ thống, bài bản. Cơ chế phối hợp chặt chẽ, sự tạo điều kiện và hiểu biết lẫn nhau
giữa 2 bên.
+ Cung cấp tài liệu đầy đủ, kịp thời và miễn phí.
+ Việc localization đã đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra.
+ Các trường học của Việt Nam đang được tăng cường đầu tư trang bị máy tính,
Internet.
+ MOET đưa môn Tin học vào giảng dạy trong nhà trường.
+ Cơ chế hợp tác của Bộ ngày càng thông thoáng. Ngày càng đánh giá cao sự hỗ trợ của
các đối tác.
+ Sự ủng hộ của MOET, DOETs, BOETs và lãnh đạo nhà trường với việc triển khai
ITP.
+ MOET tiến hành đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng đánh giá đúng năng lực, đặc
biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS.
+ STs được các chuyên gia của Intel đào tạo trực tiếp, có trình độ và kĩ năng sư phạm
tốt.
+ Các lớp bồi dưỡng MTs đạt kết quả khá tốt, đạt yêu cầu về nội dung chuyên môn và
tạo được sự đam mê, hứng thú và lòng nhiệt huyết của MTs.
+ RTA là đơn vị đã thực hiện tốt nhiệm vụ, hỗ trợ tốt cho việc triển khai chương trình.
+ Việc MOET và Intel hợp tác triển khai thêm Chương trình ITGS (Intel Teach Getting
Started Course) và ICT for Education đã giúp hỗ trợ triển khai hiệu quả hơn ITP.
 Những nguyên nhân làm hạn chế việc triển khai ITP:
+ Do MOET đang trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông nên nguồn lực, nhân lực
dành cho ITP còn hạn chế.

+ Chương trình ITP còn cồng kềnh, đòi hỏi thời gian bồi dưỡng dài, khó áp dụng vào
thực tế giảng dạy trong nhà trường.
+ STs là giảng viên đại học không sát thực tế phổ thông cho nên không hướng dẫn MTs,
PTs áp dụng vào điều kiện cụ thể của họ. Giữa nội dung tập huấn với trường học thực tế
còn có khoảng cách.
+ Kiến thức về PBL (Project Base Learning), Kĩ năng ICT của GV chưa đáp ứng được
yêu cầu của ITP.
+ Từ năm học 2006 trở về trước GV phải dạy học theo PPCT (phân phối chương trình)
của MOET. PPCT của MOET quy định tiết dạy cụ thể, không linh hoạt, không phù hợp
cho việc áp dụng PP PBL và cách tổ chức dạy học của ITP.
+ Kĩ năng ICT của HS chưa đáp ứng được yêu cầu của các giờ học áp dụng ITP.
+ Tâm lí ngại thay đổi, bảo thủ của GV khi chuyển sang cách dạy học mới.
+ Phần lớn GV, HS không có hoặc thiếu máy tính, Internet ở nhà. Ở trường thì việc sử
dụng máy tính, internet bị hạn chế, không thuận tiện. Tốc độ truy cập internet còn chậm.
+ Một số cán bộ, lãnh đạo DOETs, BOETs và hiệu trưởng nhà trường chưa nhận thức,
quan tâm đúng mức đến hiệu quả, lợi ích của việc triển khai ITP.
+ Cách dạy học của ITP phù hợp với tâm sinh lí, trình độ tư duy của HS THPT hơn là
với THCS (Trung học cơ sở), TH (Tiểu học).
8
+ Công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi tình hình triển khai ITP chưa được thường
xuyên, liên tục, chưa sâu sát, chưa toàn diện.
+ Khó khăn về kinh phí triển khai Chương trình.
+ Bên cạnh các chương trình giáo dục của Intel (Intel Education Programs), MOET còn
đang hợp tác triển khai các trường trình khác làm phân tán sự tập trung nguồn lực của
MOET cho Chương trình của Intel với Việt Nam.
+ Việc localization tuy đã đã thành công, nhưng còn chưa hoàn toàn phù hợp với thực tế
dạy học trong nhà trường.
4. Làm thế nào để ITP có những tác động tốt hơn đối với thực tiễn dạy học ở trường
phổ thông của Việt Nam?
 Giữ vững, phát huy ưu điểm hiện có, trong đó cần đặc biệt coi trọng hai

yếu tố sau đây:
+ Luôn đảm bảo ITP là chương trình khoa học, sư phạm, hiện đại và hiệu quả bằng cách
luôn cập nhật, cải tiến, hoàn thiện;
+ Giữ vững và phát huy sự phối hợp chặt chẽ, sự hiểu biết lẫn nhau giữa MOET và
Intel; Tiếp tục triển khai ITP theo cách tiếp cận hệ thống từ MOET xuống;
 Khắc phục hạn chế:
+ Tăng khả năng áp dụng vào thực tiễn của ITP;
+ Đưa ITP đến đúng nơi sẵn sàng tiếp nhận;
+ Bồi dưỡng về PPDH mới và Kĩ năng ICT cho GV trước khi tham gia ITP;
+ Nâng cao nhận thức của các cấp quản lí giáo dục, lãnh đạo nhà trường;
+ Tăng cường việc kiểm tra, giám sát;
+ Mở rộng thêm các biện pháp hợp tác triển khai ITP;
+ Phối hợp với MOET để có văn bản hướng dẫn việc chi tiết hoá PPCT ở DOETs,
BOETs và ở nhà trường tránh gây khó khăn cho việc triển khai áp dụng ITP.
+ Tập trung triển khai ITP ở THPT, hạn chế triển khai ITP ở THCS và TH.
+ Đề nghị MOET bố trí nguồn kinh phí để triển khai chương trình. Tốt nhất là lấy trong
nguồn kinh phí chi thường xuyên, ổn định hằng năm cho giáo dục.
+ Đến năm học 2008-2009 MOET hoàn thành việc triển khai chương trình các môn học
và SGK phổ thông của MOET. Sau khi hoàn thành, sẽ có thêm các nguồn lực, nhân lực
cho các chương trình đổi mới PPDH, ứng dụng ICT. Đây là thời điểm có thể đặt vấn đề
tăng cường, mở rộng việc triển khai ITP.
5. Những chủ trương, chính sách, các chương trình nào của Bộ đã, đang và sẽ ảnh
hưởng đến quy mô và hiệu quả triển khai ITP?
+ Chủ trương về đổi mới PPDH, ứng dụng công nghệ trong dạy học;
+ Chính phủ VN và MOET nói riêng ngày càng đánh giá cao sự hỗ trợ của các cá nhân,
tổ chức, công ty trong việc hỗ trợ cho ngành giáo dục;
+ Hiện nay MOET đang tiến hành cuộc vận động "nói không với tiêu cực trong thi cử
và bệnh thành tích trong giáo dục";
+ MOET thay đổi cách quản lý dạy học;
+ Việc triển khai dạy học môn Tin học ở trường TH, THCS, THPT sẽ tạo điều kiện

triển khai hiệu quả ITP;
+ MOET tiến hành biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng về đổi mới PPDH, quản lý
dạy học cho tất cả các hiệu trưởng trường THPT, tất cả GV của cả nước;
9
+ MOET có nhiều dự án trong mỗi dự án đều có phần kinh phí dành cho ứng dụng ICT
trong nhà trường;
+ Việc ban hành Luật ICT.
10
III. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU MINH CHỨNG CHO CÁC CÂU TRẢ LỜI
1. ITP trong giai đoạn 2004-2007 đã mang lại những lợi ích gì và cho những đối
tượng nào?
+ ITP đã giúp các cấp quản lý giáo dục có một biện pháp hữu hiệu để hiện thực hoá chủ
chương đổi mới PPDH và ứng dụng hiệu quả ICT trong dạy học.
 MOET:
Báo cáo tổng kết thí điểm ITP 01/2005, MOET kết luận: "Về phía MOET, qua thí
điểm Chương trình Ban điều hành và Vụ GDTrH nhận thấy rằng đây là chương trình phù
hợp với chủ trương của MOET về đổi mới PPDH; Là một biện pháp cụ thể góp phần
thực hiện việc đổi mới PPDH và đặc biệt là ứng dụng ICT để đổi mới PPDH trong trường
phổ thông. Ban điều hành và Vụ GDTrH đề nghị Lãnh đạo MOET xem xét cho triển khai
chính thức chương trình năm 2005."
Trong Agreement giữa MOET và Intel , tháng 6/2005, có ghi: "Căn cứ kết quả thí
điểm thành công ở Việt Nam năm 2004, hai bên thấy Chương trình phù hợp với Chỉ thị
58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại
hoá giai đoạn 2001-2005 và Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công
nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005."
Tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM, khi tiếp ngài Craig Barret,
Chủ tịch tập đoàn Intel, và phu nhân, Thứ trưởng MOET Nguyễn Tấn Phát đã phát biểu:
"Chương trình đang góp phần vào việc triển khai ứng dụng ICT một cách hiệu quả

để đổi mới phương pháp giảng dạy của GV, đổi mới phương pháp học tập của HS và đổi
mới công tác quản lí của nhà trường.
Việc Bộ GD&ĐT hợp tác với Công ty Intel triển khai Chương trình ITP là một
biện pháp cụ thể nhằm thực hiện thành công chủ trương đẩy mạnh ứng dụng ICT trong
giáo dục."
Tại cuộc tiếp ngài Sean Maloney, Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn Intel, ngài
John Antone, Phó Chủ tịch Tập đoàn Intel, phụ trách khu vực châu á - Thái Bình
Dương, Bộ trưởng MOET Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu: Chúng tôi tin tưởng rằng,
Chương trình này sẽ góp phần phát triển đội ngũ GV có kỹ năng vững vàng trong việc
ứng dụng ICT để đổi mới PPDH và giúp HS đổi mới phương pháp học tập, nâng cao tính
chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập. Sự hỗ trợ của Chương trình giáo dục của Intel
tại Việt Nam là rất cần thiết cho giáo dục Việt Nam trên con đường hiện đại hoá.
Tại các buổi tiếp và làm việc với Lãnh đạo Intel như bà Brenda Musilli-Tổng
Giám đốc giáo dục toàn cầu của Intel, bà Page Kunie-Giám đốc chương trình ITP toàn
cầu của Intel, ngài John Price-Giám đốc nghiên cứu Chương trình GD dành cho khối phổ
thông của Intel, bà Loo Cheng Cheng-Giám đốc chương trình giáo dục của Intel khu vực
châu Á, Ông Thân Trọng Phúc-Tổng giám đốc Intel Việt Nam và ông Nguyễn Thượng
Hải-Giám đốc chương trình giáo dục của Intel Việt Nam đặc biệt trong bài phát biểu tại
Lễ Khai trương Chương trình ITP với sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, ban ngành có liên
quan, đại diện BOETs, trường phổ thông ông Lê Quán Tần, Vụ trưởng Vụ GDTrH,
trưởng Ban điều hành triển khai Chương trình giáo dục của Intel tại Việt Nam đã nhiều
lần phát biểu, đánh giá cao và hết sức ủng hộ Chương trình.
11
ITP được giới thiệu trong ít nhất 4 tài liệu của MOET. Các tài liệu này được chính
thức sử dụng để bồi dưỡng hiệu trưởng các trường THPT và giáo viên trên toàn quốc.
Có thể nói ITP đã đến VN đúng lúc MOET đang cần. Hay nói theo cách của người
Việt Nam mà ông Lê Quán Tần đã sử dụng là "Một miếng khi đói bằng một gói khi no".
 DOETs, BOETs:
Các báo cáo của DOETs, BOETs đều khẳng định tính hiệu quả, tiên phong của
ITP. DOETs đều đề nghị MOET cho phép mở rộng số lượng trường tham gia ITP trong

những năm tới.
TTTH TP.HCM đã sử dụng ITP để tập huấn cho GV của TP.HCM. Giám đốc
TTTH Huỳnh Kim Sen đã phát biểu "Tôi mặn mòi với ITP".
Tại buổi làm việc với bà Loo Cheng Cheng, giám đốc DOET Lâm Đồng phát
biểu: ITP mang đến sự đột phá về PPDH, tạo ra sự lan toả không những trong những
trường tham gia Chương trình mà còn ở những trường chưa tham gia ITP.
Tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng trị, BOET Hải Lăng đã tổ chức dạy, phổ biến ITP
cho tất cả các trường trong huyện (ngoài yêu cầu của MOET và Intel). Ở đây bài giảng
của MT Nguyễn Ngọc Huy (MT của trường THCS thị trấn Hải Lăng) đã được làm bài
giảng mẫu để các GV, cán bộ quản lý tham khảo.
Tại quận Phú Nhuận, TP.HCM, từ năm 2004 ngay khi ITP còn đang trong giai
đoạn thí điểm, BOET Phú Nhuận đã sử dụng ITP để bồi dưỡng bắt buộc cho tất cả các
trường của THCS, TH của quận. Mặc dù họ gặp nhiều khó khăn về việc đăng kí tham gia
chương trình, nhưng họ đã tự tìm cách để đưa ITP vào các trường của quận trong khi còn
chưa nhận được sự hỗ trợ kịp thời của MOET và của DOET.
 Hiệu trưởng
Báo cáo của các trường đều có chung những nhận xét tích cực, ITP đã giúp lãnh
đạo nhà trường tạo được không khí tích cực, cho họ một cách nhìn mới, một cách làm
mới hiệu quả; tạo phong trào thi đua đổi mới trong nhà trường; tạo điều kiện xã hội hoá
GD, kêu gọi được phụ huynh và các đơn vị ủng hộ, tài trợ cho hoạt động giáo dục của
nhà trường.
Hiệu trưởng trường THPT Bắc Đông Quan, Thái Bình đã trực tiếp đi tham dự lớp
bồi dưỡng MTs, khi về trường đã lập tức cho triển khai bồi dưỡng PTs. Ông tâm sự:
Chương trình khoa học, sư phạm, một cách nhìn đầy đủ về ứng dụng ICT về đổi mới
PPDH. Chương trình này là một biện pháp để tôi nâng cao trình độ đội ngũ GV, nâng cao
chất lượng học tập của HS. Với ITP tôi đã có công cụ, biện pháp để đưa nhà trường trở
thành một trong những trường trọng điểm của Thái Bình.
Hiệu trưởng trường THPT An Dương, Hải Phòng cho biết: Khi nghe MTs đi bồi
dưỡng về báo cáo và đọc tài liệu tôi thực sự ấn tượng về ITP. Tôi hiểu ngay đây là cái tôi
đang tìm kiếm và tôi lập tức cùng với MTs nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển khai áp

dụng. MOET chỉ yêu cầu nhân rộng 40 PTs nhưng tôi đã bồi dưỡng cho tất cả 120 GV
của nhà trường. Một chương trình hay như thế này thì tất cả GV của tôi đều phải được
tiếp cận.
Trường THPT Trần Đại nghĩa, TP. HCM là một trường lớn, có truyền thống về
chất lượng dạy học. Ông Nguyễn Bác Dụng hiệu trưởng đã phát biểu trong chuyến viếng
thăm của bà Loo Cheng Cheng cùng các quan chức của MOET và của DOETs TP.HCM:
Chúng tôi tìm kiếm để đổi mới PPDH, ứng dụng ICT từ lâu và đến nay đã chọn được
Intel. Từ 2004, MOET cho trường, thầy cô được tham gia ITP. Sau đó hàng năm vẫn tổ
12
chức 2 lớp bồi dưỡng nhân rộng cho PTs của nhà trường. Đã đưa việc áp dụng ITP làm
chương trình thi đua toàn trường, tạo động lực để áp dụng ITP vào dạy học trên lớp học.
GV có sự tiến bộ rõ rệt. Tôi thấy rõ Chương trình đã tạo ra không khí tích cực đổi mới
PPDH, một bầu không khí tích cực trong nhà trường của tôi.
Ông Minh, hiệu trường trường THCS Trần Văn Ơn, TP.HCM: trước khi có ITP
chúng tôi gặp khó khăn trong việc tổ chức dạy học tự chọn. Vì học môn này không ghi
điểm vào học bạ nên HS không chịu học, chán nản. Khi có ITP chúng tôi tổ chức dạy học
theo dự án, chủ đề gắn với những vấn đề thực tiễn của nhà trường. Vì vậy, GV, HS đều
hứng thú học. Bây giờ HS thích học các tiết tự chọn hơn là các tiết học khác. Không khí
học tập từ những tiết tự chọn đã tác động tích cực đến các tiết học khác. Và như vậy GV
đôi khi phải chạy theo sự phát triển của HS, vì vậy GV cũng phát triển, GV phát triển thì
lại tác động lại HS. Một sự chạy đua để tránh tụt hậu đã diễn ra tại trường của tôi.
Ông Khánh, hiệu trưởng trường THCS Giảng Võ, Hà Nội phát biểu tại cuộc làm
việc với MOET và Intel ngày 12/3/2007: Tôi đã tìm hiểu và thấy đây là chương trình rất
phù hợp, có lợi cho đổi mới PPDH vì chúng tôi đang tiến hành đổi mới PPDH. Phương
pháp trước đây làm HS thụ động tiếp thu kiến thức. Nhưng đến bây giờ chúng tôi phải
tìm mọi cách để HS tích cực lĩnh hội kiến thức. ITP là một chương trình phù hợp, hỗ trợ
chúng tôi thực hiện hiệu quả việc đổi mới PP này.
Trường THPT Bùi Thị Xuân, Lâm Đồng: Với ITP đã giúp nhà trường có cách để
phụ huynh tham gia với nhà trường trong các hoạt động giáo dục. Trong buổi làm việc
với MOET và Intel, nhà trường đã mời một PHHS đến và phụ huynh đã phát biểu: Chúng

tôi tán thành với ITP. Lơ là một chút là con em mình đã vượt mình rồi. Chúng tôi ủng hộ
việc hỗ trợ kinh phí, phương tiện để nhà trường có thêm điều kiện nâng cao chất lượng
dạy học.
Tác động của ITP còn tạo điều kiện để nhà trường tăng cường điều kiện CSVC,
kinh phí: Ông Xuân, PGĐ (Phó giám đốc) DOET Lâm Đồng cho biết: Trước đây các
trường có rất ít máy vi tính (MVT), khi tham gia và thấy lợi ích của ITP, đến 3/2007 đã
đầu tư mua thêm 2.400 MVT để trang bị cho các trường.
Các trường tham gia ITP còn được MOET, DOETs cho phép sử dụng nguồn kinh
phí của nhà trường cho việc triển khai ITP. DOET TT-Huế đã quyết định hỗ trợ kinh phí
cho các trường tham gia ITP. Mỗi khoá tập huấn nhân rộng (The training of the PTs)
được DOET hỗ trợ 5.000.000 đồng
Với sự triển khai ICT for Education, 21 trường tham gia ITP được tài trợ mỗi
trường một phòng máy tính theo Chương trình này năm 2007.
 MTs, PTs:
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Kĩ năng ICT, tạo môi trường cộng tác
làm việc, tính thân thiện, tạo điều kiện giao lưu giữa các GV.
* Qua phiếu hỏi
Tác động của ITP đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của MTs, PTs
được minh chứng bởi câu hỏi số 9: Hãy đánh giá mức độ hữu ích của từng nội dung trong
khoá bồi dưỡng ITP với việc dạy học
Ở câu hỏi này, có 9 nội dung được xin ý kiến.
13
92% MTs, PTs đánh giá các nội dung trong khoá bồi dưỡng ITP là hữu ích hoặc
rất hữu ích với họ.
Trong số 9 nội dung được hỏi, Tìm kiếm thông tin trên Internet là nội dung mà có
nhiều GV đánh giá là hữu ích và rất hữu ích: 98%. Thiết kế trang Web là nội dung có tỉ lệ
thấp nhất: 85%. (Xem thống kê chi tiết về ý kiến đánh giá mức độ hữu ích của từng nội
dung của khoá bồi dưỡng trong phụ lục ở cuối tài liệu này).
Tại câu hỏi số 13, ITP có làm thay đổi việc dạy học của thầy/cô không? Đã có
68% trả lời là có.

68% MTs, PTs trả lời ITP đã làm thay đổi cách dạy học của họ.
* Theo báo cáo của Intel Việt Nam ngày 23/8/2004, về ý kiến của MTs tại khoá
bồi dưỡng MTs (theo mẫu chuẩn toàn cầu của EDC ). Tổng số đã có 49 MTs tham gia trả
lời phiếu đánh giá. Kết quả như sau:
100% MTs cho biết những ý tưởng và kỹ năng học được trong khoá học sẽ giúp
họ ứng dụng công nghệ có hiệu quả cho các bài tập và hoạt động của HS (63.3% ở mức
độ cao, 36.7% ở mức độ vừa phải).
83.7% MTs cho biết khoá học đã cung cấp được (ở mức tương đối trở lên) những
PPDH áp dụng được với HS (câu hỏi 2b)
97.9% MTs cho biết khoá học đã giới thiệu và minh hoạ được (ở mức tương đối
trở lên) những ứng dụng công nghệ có hiệu quả đối với HS (câu hỏi 2c).
* Qua báo cáo đánh của MOET
Theo Agreement giữa MOET và Intel, MOET tiến hành đánh giá độc lập về hiệu
quả triển khai ITP và chia sẻ kết quả đánh giá của MOET với Intel.
Tại hội thảo triển khai Chương trình ITP ở TT-Huế tháng 10/2005, MOET đã
công bố kết quả:
14
97% GV cho rằng Chương trình đã cho rằng ITP là chương trình giúp họ đổi mới
PPDH theo hướng lấy HS làm trung tâm, đảm bảo tính tích cực của người học.
98% GV cho rằng ITP giúp họ có cách nhìn nhận mới, đúng đắn về ứng dụng hiệu
quả ICT trong đổi mới PPDH.
94% GV cho rằng PBL là phương pháp mới đối với họ, họ đã học được PPDH và
cách tổ chức dạy học từ Chương trình ITP.
* Qua phỏng vấn
Qua phỏng vấn, trao đổi với GV tham gia Chương trình, nếu chỉ để GV nói 3 câu
ngắn gọn, xúc tích về những ấn tượng với ITP, các GV đã phát biểu:
Thầy Nguyễn Ngọc Huy, MT của trường THCS Hải Lăng, Quảng Trị: Chương
trình quá hay. Nội dung khoa học, sư phạm. Cách bồi dưỡng rất hiệu quả.
Thầy Đoàn Hường, PTs Đà Nẵng: Nó hay ở chỗ làm cho tôi thay đổi về quan
niệm đổi mới PPDH. Tôi hiểu được thế nào là ứng dụng ICT để dạy học. Phương pháp

PBL là PPDH gây hứng thú, làm HS tích cực lĩnh hội kiến thức.
Một MT, của trường Quốc học Huế, 56 tuổi: Cả cuộc đời dạy học bây giờ tôi mới
hiểu thế nào là đổi mới PPDH, dạy học lấy HS làm trung tâm, biết thế nào là dạy học gắn
liền thực tiễn.
Mỗi khoá tập huấn đều tổ chức lấy ý kiến của MTs về những cảm nghĩ của họ,
cũng như trong quá trình phỏng vấn trao đổi trực tiếp, cho thấy có rất nhiều ý kiến của
MTs, PTs, họ đều đánh giá cao về hiệu quả của ITP đem lại cho họ về: Kĩ năng tin học
(Internet, Word, Powerpoint, Excel); về PPDH (nhất là về PBL); về cách tổ chức HS làm
việc theo nhóm; về việc thiết kế, chuẩn bị một hồ sơ bài dạy; về bộ câu hỏi định hướng
bài học; về việc quan hệ đồng nghiệp, chia sẻ chuyên môn nghiệp vụ và giao lưu với
đồng nghiệp.
 HS:
HS nhận thức rõ mục tiêu học tập, thay đổi động cơ học tập, hứng thú và hợp tác
trong học tập.
Dưới đây là cảm nhận của HS lớp 6a6 – THCS Trần Đại Nghĩa:
Dương Minh Hằng
… Mới đầu, chúng em còn rất bỡ ngỡ nên chuyện tranh cãi nội bộ trong nhóm là chuyện
rất bình thường, rồi những buổi họp nhóm chỉ vài người tham dự, những kế hoạch, dự
định dang dở mà không ai chịu bắt tay vào làm… Nhưng chính nhờ những điều đó mà
chúng em mới rút ra một kinh nghiệm : làm việc theo nhóm là bạn phải biết lắng nghe,
tôn trọng, giúp đỡ và chia sẻ lẫn nhau…
Phạm Phương Như
Qua cách học với chương trình này, em được làm việc theo nhóm, được thêm tình đoàn
kết giữa các thành viên, được tự sáng tạo, được làm việc với Thầy Cô, được nhìn thấy
thành quả của một quá trình làm việc, và quan trọng nhất được vừa học vừa chơi, có cảm
giác vào bài học hơn. Em rất thích học chương trình này…
Hà Thị Hồng Hạnh
…Tuy là hoạt động còn khá vất vả, chúng em phải họp nhóm nhiều lần, thi nhau tìm tư
liệu, phân công bố trí việc làm…Nhưng nhờ đó, chúng em đã có thể tập làm việc theo
15

nhóm, biết điều khiển, quản lý một cách độc lập, không nhờ cậy mọi người. Thứ hai,
chúng em biết làm việc cùng nhau trên máy tính, cùng nhau lựa chọn, thảo luận qua công
nghệ mạng thông tin, cùng nhau tạo nên sản phẩm của chính mình……
Ngô Anh Tuấn
Con rất thích khi được học bằng cách này vì nó giúp chúng con có được tính tự lập, tự
mày mò, suy nghĩ. Đây là một cách học rất tuyệt vời ! Qua lần vừa rồi, con càng hiểu
thêm tác dụng của nó : Giúp chúng con có tính đoàn kết, học theo nhóm giúp chúng con
gắn bó với nhau hơn và giúp ích cho sau này. Con rất mong cô đồng ý cho chúng con
được học bằng cách này
Hồ Đăng Khoa
Có lẽ trong thời đại high-tech, thế kỷ 21, HS chúng em ai chẳng thích làm việc trên máy
vi tính. Đây là cơ hội để chúng em có thể học và làm việc theo nhóm - một việc rất bình
thường tại các nước phát triển như Mỹ, Úc…Qua việc làm việc theo nhóm, chúng em sẽ
biết những ưu khuyết điểm của mình để phát huy. Thứ hai, chúng em sẽ được rèn luyện
tính đồng đội, hòa đồng với mọi người. Thứ hai, chúng em sẽ bổ sung cho nhau về kiến
thức. Cứ như vậy, chúng em sẽ càng ngày dễ dàng được tiếp xúc với những điều mới mẻ.
Em xin cám ơn mọi người đã tạo cho em một cơ hội tốt để tiếp xúc với thế giới “Công
nghệ thông tin”….
Trần Phạm Nhật Vi
Qua bài thuyết trình, em cảm thấy tổ chúng em như đoàn kết với nhau hơn. Ai cũng làm
việc thật tích cực để bài thuyết trình được tốt hơn : Người thì tìm tài liệu, người chụp
hình, người làm máy tính…Các tổ làm việc một cách độc lập, không dựa vào người
lớn…Em mong ước sau này sẽ được học nhiều lần nữa theo phương pháp này…
Nguyễn Thu Thủy
…Nếu có thể nêu lên một điều mong muốn qua bài cảm nghĩ này, em xin ước :”Bộ Giáo
dục sẽ mở mang dự án này khắp mọi miền đất nước để tất cả các HS, chủ nhân tương lai
của đất nước được khám phá những thành quả của người đi trước, noi gương theo, để sau
này trở thành những công dân tốt, những vị chủ nhân gương mẫu xây dựng đất nước giàu
mạnh”
* Qua quan sát giờ học của HS

Nhân chuyến thăm của bà Page Kunie cùng các thành viên trong đoàn của Intel tại
Việt Nam, Đoàn đã đến thăm và dự tiết học ứng dụng ITP tại trường THPT Xuân Đỉnh,
Hà Nội: HS đã trình bày và thảo luận về ảnh hưởng của chất CFC với tầng Ozon HS đã
mạnh dạn, tự tin trao đổi với bà Page Kunie. Các em còn hỏi bà Page Kunie, nếu là tổng
thống Hoa Kì thì bà có phê chuẩn hiệp ước Kyoto?
Tại trường THPT Bùi Thị Xuân, THPT chuyên Thăng Long, Lâm Đồng: HS đã
trình bày các dự án của mình trước phái đoàn Intel do là Loo Cheng Cheng dẫn đầu và
đại diện MOET, DOET, Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh HS và hơn 150 HS của
trường. HS đã tự tin trả lời, trao đổi với khách tham dự.
Đặc biệt, trong chuyến viếng thăm và dự giờ của bà Loo Cheng Cheng tại trường
THCS Trần Văn Ơn, TP.HCM HS đã trình bày một dự án tìm hiểu về đất nước Malaysia
quê hương của Bà. HS đã đề nghị bà Loo Cheng Cheng giới thiệu về đất nước, con
người, nền giáo dục của Malaysia. Bà Loo Cheng Cheng đã giới thiệu về đất nước
16
Malaysia và giới thiệu Ông Lê Quán Tần nói về hệ thống giáo dục phổ thông của
Malaysia (Ông Lê Quán Tần đã sang Malaysia thăm quan, tìm hiểu về hệ thống giáo dục
phổ thông của Malaysia). Đó là một tiết học rất tự nhiên, sôi nổi, sinh động, ở đó cả
khách mời, HS đều tham gia.
Thầy Minh hiệu trưởng trường Trần Văn Ơn phát biểu: Với cách dạy này HS học
ở nhiều nơi, nhiều chỗ chứ không chỉ ở GV. Cách học này dẫn đến một thực tế và có
những kiến thức HS còn biết trước thầy cô giáo. So với lứa HS trước (những HS không
được học theo PP ITP) thì lứa HS này năng động hơn hẳn.
 Những đối tượng khác
Phụ huynh HS
Đại diện Ban cha mẹ HS trường Bùi Thị Xuân cho biết: Con tôi và các bạn của
của nó thường xuyên liên lạc với nhau để trao đổi nội dung học tập. Nó hỏi tôi nhiều hơn,
yêu cầu giúp đỡ nhiều hơn để hoàn thành các bài học. Chỉ lơ là một chút là các cháu đã
vượt mình rồi. Các em được tăng cường về kĩ năng ICT. Sử dụng ICT, Internet để học
tập. Chúng tôi mong muốn được sự hỗ trợ tạo điều kiện để các em có điều kiện học theo
cách mới này.

Bà Trần Thị Hạnh, phụ huynh HS trường tiểu học Lê Văn Tám, Hà Nội: Con tôi
may mắn được học lớp có cô giáo đã được tập huấn ITP. Cách học nhẹ nhàng, con tôi rất
vui mỗi khi đến trường và tự giác học tập ở nhà.
TTTH của DOETs
Một tác động tích cực ngoài sự mong đợi của Chương trình đó là một số TTTH
(Trung tâm Tin học-Informatics Commucation Center) ở địa phương đã tìm được phương
hướng hoạt động của mình.
TTTH TP.HCM do ông Huỳnh Kim Sen làm Giám đốc đã là nơi tổ chức các lớp
tập huấn ITP theo yêu cầu của DOET TP.HCM và theo yêu cầu riêng của từng nhà
trường. TTTH này đã có hẳn một bộ phận chuyên trách chỉ để triển khai ITP và các
chương trình GD của Intel. Hiện nay, chương trình giáo dục của Intel đang là những
chương trình chủ lực mà TTTH này sử dụng để triển khai ứng dụng ICT ở các trường.
TTTH này đã mở một Forum cho các MTs, PTs để trao đổi về Chương trình. Bên
cạnh đó khi cần thiết TTTH này đã tổ chức các cuộc thảo luận trực tiếp hết sức sôi nổi,
hiệu quả về việc triển khai Chương trình. Thành viên nhóm đánh giá đã có lần được dự
một cuộc thảo luận như vậy tại TTTH TP.HCM.
TTTH Hải Phòng, ông Nam giám đốc cho biết: Cán bộ của TT đã tham gia lớp
MTs (mặc dù không có trong thành phần) để nắm bắt, hiểu rõ về Chương trình. ITP sẽ là
chương trình chính của chúng tôi để tiến hành bồi dưỡng GV của các trường ở HP trong
việc ứng dụng ICT đổi mới PPDH.
Ngoài ra, một số GV tham gia ITP đã được mời làm giảng viên bồi dưỡng đổi mới
PPDH cho các trường phổ thông. Ví dụ thầy Nguyễn Văn Hiền ở trường ĐHSP Hà Nội,
thầy Lê Huy Lâm (trường ĐHSP TP.HCM), thầy Tạ Viết Quý ở trường THPT Trần Đại
Nghĩa, TP.HCM, thầy Huy ở trường THCS Hải Lăng, Quảng Trị.
Khai thác tốt cơ sở vật chất máy tính, internet
Với chủ trương đẩy mạnh việc ứng dụng ICT trong nhà trường. MOET đã tiến
hành mạnh mẽ việc kết nối Internet đến trường phổ thông. Đến năm 2007 đã có 98 %
trường THPT kết nối Internet và khoảng 50% trường THCS kết nối Internet. Kinh phí
triển khai được cấp từ nguồn kinh phí quốc gia. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là hiệu quả
sử dụng, khai thác internet đã được kết nối còn hạn chế. Nhiều trường kết nối internet

17
xong không biết để làm gì. Thậm chí, trước đây đến một số trường phổ thông đã được kết
nối khi hỏi về tình hình sử dụng thì nhà trường còn không biết là hiện nay internet có còn
hoạt động hay không (vì không sử dụng nên không biết).
MOET có những dự án trang bị phòng máy tính cho các trường. Ví dụ dự án
THCS trang bị phòng máy vi tính cho khoảng 1000 trường THCS. Dự án THPT cung cấp
phòng máy tính cho khoảng 100 trường THPT. Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả đánh giá
việc khai thác sử dụng còn nhiều hạn chế.
Năm 2007, MOET đã trang bị đảm bảo 100 % trường THPT có phòng máy vi tính
kết nối Internet để tiến hành dạy học môn Tin học. Tuy nhiên, nếu các MVT trang bị chỉ
để dạy thực hành môn Tin học thì hiệu quả sử dụng sẽ thấp.
Nhưng với những trường tham gia ITP, kể từ khi có ITP MOET đã chỉ đạo DOET,
nhà trường phải tạo điều kiện để GV, HS sử dụng trang thiết bị CSVC để áp dụng ITP.
Với những trường này, HS, GV có thể đến phòng máy để chuẩn bị bài ngoài giờ lên lớp.
Ở những trường tham gia ITP, do nhu cầu sử dụng lớn, nhiều trường đã mở cửa phòng
máy cho HS, GV cả ngoài giờ làm việc như: trường Tiểu học Lê Văn Tám (Hà Nội),
trường THCS Trần Văn Ơn (TP.HCM), trường THCS Hải Lăng (Quảng Trị), trường
THPT Chu Văn An (Thái Nguyên).
Nhu cầu sử dụng máy tính, Internet đã thúc đẩy nhiều GV trang bị máy tính, kết
nối Internet tại gia đình.
Không chỉ phòng máy tính, Internet mà các phòng thí nghiệm của nhà trường cũng
đã mở cửa để HS đến tự nghiên cứu tìm tòi cho dự án của mình.
+ Việc triển khai ITP trong các trường phổ thông (khối Inservice) tạo điều kiện để nâng
cao hiệu quả việc triển khai ITP ở các trường sư phạm (khối Preservice)
Theo báo cáo đánh giá việc triển khai ITP ở các trường sư phạm thì khoảng trên
2/3 giáo sinh không có điều kiện để áp dụng ITP khi đến thực tập hoặc giảng dạy tại các
trường phổ thông. Nguyên nhân chính là các trường này chưa tham gia ITP, họ không
biết gì về ITP. Do vậy, khi triển khai ITP ở trường phổ thông ở diện rộng sẽ tạo nhiều cơ
hội hơn cho giáo viên mới (new teacher) đã được tập huấn ITP ở trường sư phạm áp dụng
ITP vào dạy học. Điều đó sẽ nâng cao hiệu quả, ý nghĩa của ITP trong khối các trường sư

phạm.
2. Có những thay đổi gì đã diễn ra trong thực tiễn dạy và học ở các trường tham gia
vào Chương trình dạy học của Intel?
+ Sự thay đổi về nhận thức, phương hướng ứng dụng ICT để đổi mới PPDH của các cấp
quản lý GD.
 Đánh giá cao vai trò của Intel trong việc hỗ trợ ngành giáo dục thực hiện mục
tiêu đổi mới giáo dục.
MOET hiện đang đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của Intel trong việc hỗ trợ ngành
giáo dục đổi mới PPDH. Với MOET, Intel không chỉ là công ty trong lĩnh vực điện tử, tin
học mà còn là đối tác rất hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục. Năm 2007 MOET đã đề xuất
Chính phủ VN tổ chức buổi lễ tuyên dương các đơn vị, cá nhân đã hỗ trợ cho giáo dục.
Buổi lễ này nhằm tôn vinh, ghi nhận những đơn vị, cá nhân đã có công với ngành giáo
dục và cũng là một hình thức thể hiện sự thay đổi của MOET trong việc tiếp nhận hỗ trợ,
viện trợ từ bên ngoài cho ngành GD. Tại buổi lễ này Ông Thân Trọng Phúc-Tổng giám
đốc Intel Việt Nam và ông Nguyễn Thượng Hải Giám đốc chương trình giáo dục Intel
Việt Nam đã vinh dự được nhận Bằng khen do Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đích thân trao tặng.
18
 Xác định được phương hướng triển khai đổi mới PPDH và đặc biệt là phương
hướng triển khai hiệu quả việc ứng dụng ICT vào dạy học.
Một cán bộ (xin không đưa tên) trong Ban điều hành triển khai ITP của
MOET tâm sự: Mình đang "bí" thì may quá có ITP. Không thì mình không biết lần mò
kiểu gì.
Hiệu quả triển khai ITP đã tạo dựng được sự tin cậy của MOET cho nên các
chương trình tiếp theo của Intel như ITGS, ICT for Education đã được đón nhận nồng
nhiệt.
 Chuyển từ tự nghiên cứu, viết tài liệu sang tiếp thu có lựa chọn và có điều
chỉnh những thành quả đã có để phục vụ việc ứng dụng ICT vào đổi mới
PPDH.
Trước khi có ITP, MOET đã bắt đầu triển khai đề án đưa tin học vào trường phổ

thông. Trong dự án này có một thành phần biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng
tập huấn GV. Đề án này cũng đã biên soạn được một số tài liệu về ứng dụng ICT trong
dạy học. Đó là các tài liệu đổi mới PPDH hoặc là lý thuyết chung hoặc là khai thác một
phần mềm dạy học cụ thể của một môn học cụ thể. Các tài liệu này cũng đã đáp ứng phần
nào yêu cầu của MOET. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc áp dụng rất khó khăn, hiệu quả
rất thấp.
Kể từ khi có ITP, MOET đã tổ chức thẩm định và phê duyệt làm tài liệu bồi
dưỡng. Các nhận xét của chuyên gia thẩm định của MOET đều đánh giá cao về ITP và đề
nghị cho triển khai đại trà ngay.
Cùng với quá trình tìm tòi nghiên cứu của MOET, DOETs cũng như BOETs và
các nhà trường cũng tìm kiếm, thu thập tài liệu cho chính mình. Thực tế cho thấy họ đã
mất nhiều thời gian, công sức và thậm chí là kinh phí nhưng vẫn chưa tìm được cái họ
muốn. Sự xuất hiện của ITP thật đúng lúc và họ đã nồng nhiệt tiếp nhận làm giải pháp
chính thức cho họ.
Ví dụ: DOETs TT-Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng, TP.HCM, BOET Hải Lăng (Quảng
Trị), BOET Phú Nhuận (TP.HCM): Sử dụng ITP làm chương trình chính thức của Sở
hoặc của phòng để bồi dưỡng GV.
Trường THPT Trần Đại Nghĩa, THPT Bắc Đông Quan: Sử dụng chương trình là
một phần bắt buộc đối với GV. Việc tham gia và áp dụng Chương trình là tiêu chí thi đua
của GV.
+ Thay đổi cách quản lý dạy học
 Từ năm học 2007-2008 MOET đã thay đổi cách quản lý dạy học thông qua
việc thay đổi PPCT. PPCT chuyển từ quy định chi tiết, cụ thể nội dung, thời
lượng dạy học sang chỉ quy định mục tiêu cần đạt và khung thời lượng dạy
học.
Kể từ năm 2006 trở về trước, khi trả lời phiếu xin ý kiến, trong báo cáo của các
DOETs, các trường và trong các hội thảo triển khai ITP, 100% GV tham gia đều nêu khó
khăn về việc triển khai dạy học trên lớp do phải tuân thủ PPCT của MOET. PPCT của
MOET là một bản kế hoạch dạy học, trong đó quy định nội dung, thời lượng của từng tiết
học tương ứng với từng bài học cụ thể. Tất cả GV đều phải tuân thủ, thực hiện nghiêm

túc PPCT. Cách quản lý dạy học như vậy không phù hợp với cách tổ chức dạy học của
ITP. Sự bất hợp lí của PPCT với cách dạy học mới của ITP đã khởi đầu một quá trình đòi
hỏi thay đổi cách quản lí dạy học. Và đến năm 2007 này, MOET đã thay đổi PPCT và
chuyển sang cách quản lí dạy học mới. Trong PPCT mới, MOET chỉ quy định về mục
tiêu dạy học và khung thời lượng cho từng chủ đề dạy học. Một sự thay đổi rất quan
trọng mà ITP đã góp công lớn.
19
Tương tự như vậy, trước năm 2007, trong thống kê xin ý kiến MTs, PTs của
MOET thì 97% GV cho rằng học theo cách của ITP thì tốt, HS có năng lực nhưng đi thi
thì kết quả không cao. Nguyên nhân chính là cách đánh giá hiện tại tập trung vào kiến
thức, nặng về thuộc lòng và ghi nhớ. Tiếng nói, đề xuất của GV, nhà trường và các
DOETs tham gia ITP là một yếu tố khởi đầu, yếu tố quan trọng cho việc tiến hành đổi
mới thi cử, đánh giá mà MOET đang tiến hành.
Ngược lại, bây giờ ITP lại là một biện pháp, một cách dạy học hiệu quả phù hợp
với yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá của MOET. Từ năm 2007 MOET tiến hành mạnh
mẽ việc đổi mới thi cử, đánh giá nhằm đảm bảo đánh giá đúng năng lực HS. Theo thống
kê phiếu xin ý kiến ở câu số 11: Thầy/cô tán thành với phát biểu nào dưới đây. Ở nội
dung thứ 6: Dạy học theo cách của ITP HS không đạt kết quả cao trong kì thi hiện nay thì
có đã tới 66% không tán thành với phát biểu này.
Năm 2007 đã có 66% GV không tán thành với phát biểu:Dạy học theo cách của
ITP HS không đạt kết quả cao trong kì thi hiện nay. Điều này hoàn toàn khác với những
năm 2004 và 2005: trên 90% cho rằng học theo ITP HS không đạt kết quả cao trong các
kì thi.
+ Thay đổi thái độ của lãnh đạo nhà trường đối với ứng dụng ICT để đổi mới PPDH
Báo cáo của trường THCS Hải Lăng cho biết: Công tác quản lý: nhà trường đã
từng bước Tin học hoá các công tác quản lý như: quản lý GV, quản lý HS, quản lý
điểm, Nhà trường đưa ra tiêu chí đánh giá GV đứng lớp giỏi là GV phải có sự đổi mới
PPDH mà cụ thể ở đây là biết ứng dụng PPDH của Intel vào mỗi tiết học, mỗi chủ đề
Bà Dương Thị Trúc Bạch, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai nhận
xét: ITP là một chương trình tốt, xuất phát từ ITP nhà trường đã có phong trào áp dụng

ITP. Các tổ môn thi đua với nhau, các GV thi đua với nhau tạo ra không khí thi đua sôi
động trong nhà trường. HS học rất hứng thú, trong HS cũng xuất hiện phong trào thi đua
học tập như trong đội ngũ GV.
Hiệu trưởng trường THCS Trần Văn Ơn cho biết: Với ITP, việc dạy chủ đề tự
chọn từ khó khăn, nhàm chán chuyển sang dễ dàng, hứng thú. GV và HS thi đua với
nhau. Tạo ra sự lan toả về cách dạy học mới từ môn học này sang môn học khác, từ thầy
cô này sang thầy cô khác và từ HS lớp này sang HS lớp khác. Nhà trường thấy rõ một
sinh khí mới. So với lớp HS trước không được học theo cách của ITP các em năng động
hơn hẳn. Thầy hiệu trưởng đã đồng ý để HS trường Trần Văn Ơn đã tự làm trang web
giới thiệu về nhà trường. HS là người tư vấn cho phụ huynh, các em sắp vào THCS là tại
sao nên chọn trường Trần Văn Ơn.
Hiệu trưởng trường THPT Xuân Đỉnh cho biết: Chính nhờ ITP mà nhà trường đã
xây dựng được kho dữ liệu cho từng môn học. GV soạn bài, thu tập tư liệu về môn học,
nhà trương tập trung lại và lưu trữ để sử dụng chung trong nhà trường và còn chia sẻ cho
các trường bạn. GV tham gia ITP đã được nâng cao, cập nhật về trình độ nghiệp vụ sư
phạm, PPDH và Kĩ năng ICT. GV Nhiệt tình, tự nguyện trong việc đổi mới PPDH, cách
tổ chức dạy học, ứng dụng ICT kể cả những GV có thâm niên cao và những GV trước
20
đây thờ ơ, đứng ngoài ngoài cuộc vận động đổi mới PPDH. Đặc biệt tôi thấy các giờ dạy
ứng dụng ICT thực sự hiệu quả, chắc chắn nâng cao được chất lượng giáo dục.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Kĩ năng ICT của GV. Tạo ra động cơ, sự
nhiệt tình trong đổi mới PPDH, ứng dụng ICT trong dạy học trong đội ngũ GV, kể cả GV
có thâm niên cao. Bầu không khí của nhà trường đã chuyển biến tích cực: tạo không khí
thi đua đổi mới PPDH, ứng dụng ICT giữa các GV, giữa các HS và giữa GV với HS.
Trong báo cáo đánh giá của MOET cho thấy: 98% GV đã được nâng cao Kĩ năng
ICT (đặc biệt GV đánh giá cao nội dung tìm kiếm thông tin trên Internet). 96% GV đã
được nâng cao về PPDH mới, PPDH lấy HS làm trung tâm.
Ông Hùng, Hiệu trưởng trường THPT Vũng Tàu cho biết: Trước đây thúc GV vào
phòng máy tính không được, phòng máy rỗi không biết khai thác thế nào. Bây giờ lại
phải nghĩ làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu sử dụng phòng máy của GV.

Tại huyện Hải Lăng, Quảng Trị: Nhà trường cùng địa phương và BOET đã đầu tư
máy vi tính, projector, kết nối Internet, và các cơ sở vật chất liên quan, nhưng nhìn
chung vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của GV và HS.
THCS Hải Lăng: Sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ: Đa số GV đón nhận chương
trình một cách hồ hởi, thảo luận rất nhiệt tình trong các buổi sinh hoạt chuyên môn về
cách dạy học dựa trên dự án.
Các MTs trở về nhà trường đương nhiên được lãnh đạo nhà trường coi là người
tiên phong trong đổi mới PPDH và ứng dụng ICT vào dạy học. Ở trường THPT An
Dương Hải Phòng, MTs trở về trước tiên là "tập huấn" cho hiệu trưởng và phó hiệu
trưởng nhà trường. Thầy hiệu trưởng đã ngồi nghe, sau khi đã hiểu ông đã cùng với MTs
lập kế hoạch triển khai có các GV trong trường.
Nhiều MTs được tín nhiệm cử đi thi GV dạy giỏi ví dụ như: Cô Hường ở trường
THPT Xuân Đỉnh (Hà Nội), cô Giang ở trường THPT Trương Định (Hà Nội), cô Nhi ở
trường THPT Nguyễn Huệ (TT.Huế). Một số GV được các trường bạn mời đến trao đổi
kinh nghiệm về ứng dụng ICT trong đổi mới PPDH như thầy Quý trường Trần Đại Nghĩa
(TP.HCM), thầy Huy ở trường THCS Hải Lăng (Quảng Trị).
Trong báo cáo của các trường, phần lớn đều cho thấy:
o Các tiết học đã có những chuyển biến tích cực theo hướng lấy HS làm trung
tâm một cách thực thụ.
o Chuyển từ không có nhu cầu khai thác, sử dụng phòng máy tính, internet
chuyển sang khai thác hiệu quả, tự nguyện.
o Các MTs, PTs được coi là những người tiên phong trong việc đổi mới PPDH,
ứng dụng hiệu quả ICT để dạy học.

+ Gắn liền hoạt động giáo dục của nhà trường với thực tiễn của nhà trường, của cộng
đồng, xã hội. Tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của phụ huynh HS.
Tại trường THCS Trần Văn Ơn, GV đã cho HS thiết kế trang trí bể bơi của nhà
trường và phương án thiết kế của HS đã được Hiệu trường nhà trường đồng ý triển khai.
HS cũng đã lập trang web để giới thiệu về nhà trường, tư vấn việc lựa chọn trường cho
phụ huynh, học sinh cấp học dưới.

Phương pháp của ITP đã làm phụ huynh HS, các tổ chức đoàn thể quan tâm nhiều
hơn đến việc học hành của con, đến các điều kiện để tổ chức hoạt động dạy học của nhà
trường. Nhiều buổi học của HS đã có sự tham gia của phụ huynh, các tổ chức đoàn thể
trong và ngoài nhà trường.
21
Tại trường THCS An Khương, TP.HCM GV đã áp dụng cách tổ chức dạy học của
Intel để HS nhà trường tìm cách hỗ trợ một HS của nhà trường có hoàn cảnh khó khăn.
Kết quả đã HS đã kêu gọi được sự trợ giúp của cộng đồng, các nhà hảo tâm giúp đỡ em
HS này.
3. Những lí do đã hỗ trợ hoặc cản trở việc triển khai ITP
Những nguyên nhân dẫn đến thành công của Chương trình:
+ Trước hết phải nói ITP là một chương trình được xây dựng đạt được tính khoa học,
hiện đại và sư phạm. Chương trình là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa PPDH, cách tổ chức
dạy học và ICT. Thể hiện rõ việc dạy học lấy HS làm trung tâm.
Trước khi triển khai MOET đã thành lập hội đồng thẩm định gồm các nhà khoa
học, các nhà quản lý giáo dục, GV có kinh nghiệm. 100% các thành viên của Hội đồng đã
cho ý kiến đánh giá cao tính khoa học, tính sư phạm và tính hiện đại của ITP. Với kết
luận của Hội đồng thẩm định, MOET đã có văn bản chính thức phê duyệt sử dụng ITP
làm tài liệu bồi dưỡng GV nhằm phục vụ cho việc đổi mới PPDH, ứng dụng ICT trong
dạy học.
Trong báo cáo của MOET tại các hội thảo đều khẳng định sự tích hợp hài hoà giữa
PPDH, ICT và cách tổ chức dạy học của ITP.
Trong các lớp bồi dưỡng MTs, khi được xin ý kiến sau mỗi ngày học đã có rất
nhiều MTs phát biểu thể hiện sự bất ngờ, thú vị với nội dung ITP. Một MTs, 51 tuổi,
trong buổi tổng lễ bế mạc lớp MTs năm 2005 tại Đà Nẵng đã phát biểu: Tôi chưa thấy
một chương trình nào hay như thế này. Bây giờ tôi mới hiểu được thế nào là dạy học lấy
HS làm trung tâm.
+ ITP được giới thiệu với MOET vào đúng thời điểm MOET đang tập trung vào đổi
mới giáo dục và khi đó MOET đang thiếu những chương trình hiện đại, phù hợp. Đặc
biệt là khi đó MOET còn đang tìm kiếm cách thức để triển khai hiệu quả ICT vào trường

học.
MOET tiến hành đổi mới giáo dục ở cả đại học và các trường phổ thông. Đến nay
đã triển khai thay sách giáo khoa đến lớp 11 THPT, đang ở giai đoạn cuối của đổi mới
Chương trình, nội dung, thiết bị dạy học. Trong quá trình đổi mới Chương trình, nội
dung, thiết bị dạy học MOET đã nhận ra tầm quan trọng của PPDH. PPDH và ứng
dụng Công nghệ mới là một phần không thể tách rời và là một phần quan trọng cho thành
công của đổi mới giáo dục ngày nay. Chính vì vậy, thời điểm này đang là giai đoạn mà
MOET tập trung mạnh mẽ vào PPDH và ứng dụng Công nghệ trong dạy học.
Mặt khác, đội ngũ GV, cán bộ quản lí giáo dục là một yếu tố quyết định của chất
lượng dạy học, quyết định sự thành công của việc triển khai đổi mới giáo dục. Chính vì
vậy, hiện nay MOET đang tập trung vào việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ GV, cán bộ quản lí giáo dục.
Để tiến hành đổi mới PPDH, ứng dụng công nghệ trong dạy học, MOET tiến hành
nghiên cứu, tìm kiếm cách thức, tài liệu phù hợp, hiệu quả để bồi dưỡng GV, cán bộ quản
lí giáo dục.
MOET đã xây dựng và triển khai Đề án dạy học Tin học và ứng dụng ICT trong
trường phổ thông giai đoạn 2001-2006. Tuy nhiên, qua báo cáo của MOET cho thấy hiệu
quả của việc triển khai ứng dụng ICT của Đề án này cò rất hạn chế.
Trong bối cảnh đó, ITP đã được giới thiệu và được tiếp nhận nồng nhiệt. MOET
đã sử dụng ITP như là một biện pháp hữu hiệu để triển khai ứng dụng ICT đổi mới
PPDH.
22
+ Cách thức hợp tác triển khai ITP mà MOET và Intel thực hiện là cách tiếp cận mang
tính hệ thống, bài bản (từ MOET, đến DOETs, đến BOETs, đến trường, đến GV và HS).
Cơ chế phối hợp chặt chẽ, sự tạo điều kiện và hiểu biết lẫn nhau giữa 2 bên.
Ở VN MOET là cơ quan quản lí, chỉ đạo triển khai tất cả các chương trình giáo
dục trong nhà trường. Việc ITP tiếp cận hệ thống từ trên xuống: từ MOET đến DOETs,
rồi đến BOETs, đến các trường và đến GV, HS là cách tiếp cận tốt nhất, hiệu quả nhất để
triển khai Chương trình.
Đây là một quy trình triển khai rất phù hợp với mô hình quản lí của MOET hiện

nay. Đây là cách tiếp cận mang tính hệ thống, chính quy và bài bản. Cách tiếp cận này
tạo được lòng tin, uy tín với địa phương khi tham gia chương trình. Chính cách triển khai
từ MOET xuống là yếu tố quan trọng mang lại những thành công trong việc triển khai
Chương trình.
Thêm nữa, việc Intel thuê riêng một đơn vị như RTA chuyên theo dõi, hỗ trợ việc
triển khai là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo việc thực thi đúng kế hoạch ở
địa phương. RTA là một yếu tố mới trong mô hình quản lý, triển khai công việc mà
MOET vẫn thực hiện từ trước tới nay. Chính yếu tố mới này đã cho thấy sự khác biệt của
việc triển khai ITP. RTA đã hỗ trợ đắc lực trong việc đôn đốc địa phương, các trường
thực hiện đúng kế hoạch, hiệu quả chương trình.
MOET và Intel có Agreement rất cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của mỗi bên và cơ
chế phối hợp hành động. Việc thành lập Ban điều hành của MOET với sự tham gia của
Giám đốc GD Intel VN là một sự thể hiện về cơ chế phối hợp chặt chẽ và tôn trọng lẫn
nhau.
Sự tôn trọng và thực thi nghiêm túc Agreement là cơ sở ban đầu để hai bên có
được sự thống nhất, hiểu biết và hợp tác tốt như hiện nay. Tất cả các hoạt động liên quan
đến ITP MOET đều xin ý kiến và chỉ tiến hành khi Intel nhất trí.
Chính cách tiếp cận hệ thống từ cơ quan quản lí từ cấp trên xuống và sự phối hợp
chặt chẽ đã làm cho ITP trở thành là chương trình do MOET chủ trì, chủ động triển khai
và Intel trở thành đối tác hỗ trợ đắc lực cho MOET. Chính vì vậy, trong một lần đồng trả
lời phỏng vấn các nhà báo cùng với ông Lê Quán Tần, Vụ trưởng Vụ GDTrH, ông Thân
Trọng Phúc, tổng Giám đốc Intel Việt Nam đã nói: Cứ nói là ITP là của Intel nhưng thực
ra tôi đâu có nắm được bao nhiêu, ông Tần hiểu rõ ITP hơn chúng tôi, đây là Chương
trình của MOET mới đúng.
+ Cung cấp tài liệu đầy đủ, kịp thời và miễn phí.
Kể từ khi triển khai ITP thí điểm năm 2004 đến nay, Intel cung cấp miễn phí tài
liệu và CD kèm theo cho từng trường tham gia, mỗi GV 01 bộ. Đây là một ưu điểm của
Chương trình ITP. 100% lãnh đạo nhà trường và 100% GV được hỏi đều khẳng định đã
nhận đủ tài liệu và kịp thời cho lớp bồi dưỡng PTs cũng như lớp bồi dưỡng MTs.
+ MOET ngày càng đẩy mạnh việc đổi mới PPDH, ứng dụng ICT vào dạy học, tăng

cường đầu tư trang bị máy tính, Internet.
Năm học 2008-2009 đã được Phó Thủ trưởng-Bộ trưởng MOET đặt trọng tâm là
năm đổi mới PPDH và ứng dụng Công nghệ trong dạy học.
MOET đang tiến hành biên soạn tài liệu về đổi mới giáo dục phổ thông để bồi
dưỡng cho GV, hiệu trưởng các trường phổ thông.
ITP ngày càng phù hợp với điều kiện của các trường phổ thông VN. Nguyên nhân
là do MOET đã đang và sẽ tiếp tục đầu tư trang bị máy tính, Internet cho các trường phố
thông. Theo báo cáo của MOET, hiện có 2.435 trường THPT, trong đó 99% các trường
THPT đã có ít nhất 01 phòng máy tính với 25 MVT được kết nối Internet (trung bình 34
23
MVT/trường). Và với khoảng trên 6000 trường THCS, TH có phòng máy tính, kết nối
Internet để dạy học. Như vậy, có thể nói số lượng các trường đủ điều kiện về máy vi tính
và Internet để tham gia ITP là rất lớn.
+ Cơ chế hợp tác của Bộ ngày càng thông thoáng. Ngày càng đánh giá cao sự hỗ trợ của
các đối tác.
Như ở trên đã nêu, MOET đánh giá cao sự hỗ trợ của Intel cho ngành giáo dục. Sự
tin cậy của MOET vào các chương trình GD của Intel, sự hợp tác chặt chẽ, hiểu biết lẫn
nhau giữa hai bên đã, đang và sẽ tiếp tục là yếu tố tích cực, quan trọng để triển khai hiệu
quả ITP cũng như các chương trình hợp tác khác giữa MOET và Intel.
+ Việc triển khai dạy học môn Tin học ở trường phổ thông đã kéo theo việc trang bị
phòng máy tính kết nối internet, tuyển GV Tin học và HS được trang bị Kĩ năng ICT.
Điều này làm cho số lượng các trường đủ điều kiện để tham gia ITP tăng vọt; GV và HS
có Kĩ năng ICT sẽ giúp triển khai ITP dễ hơn và hiệu quả hơn.
Việc triển khai dạy học môn tin học ở trường phổ thông của Việt Nam đã dẫn đến
các trường có GV chuyên môn Tin học. Đội ngũ GV Tin học là một nguồn lực tốt giúp
nâng cao trình độ Kĩ năng ICT của GV nhà trường. Vì vậy, Kĩ năng ICT của đội ngũ GV
được nâng cao cũng tạo điều kiện để triển khai tốt hơn ITP. HS được học tin học, có Kĩ
năng ICT cũng sẽ tạo điều kiện để triển khai hiệu quả, thuận lợi ITP trên lớp.
+ Sự ủng hộ của MOET, DOETs, BOETs và lãnh đạo nhà trường với việc triển khai
ITP.

PTTg-Bộ trưởng MOET Nguyễn Thiện Nhân mới nhậm chức được khoảng 1 năm
nay nhưng đã 02 lần trực tiếp tiếp phái đoàn của Intel đến thăm và làm việc với MOET
về chương trình giáo dục của Intel trong trường phổ thông. Điều đó thể hiện sự quan tâm,
đánh giá cao của ngài PTTg-Bộ trưởng tới sự hợp tác giữa MOET với Intel. Hơn nữa,
việc MOET đề xuất để chính phủ Việt Nam tổ chức tuyên dương và tặng bằng khen cho
các đơn vị, cá nhân đã hỗ trợ MOET đã là bằng chứng sự coi trọng, đánh giá cao sự hợp
tác, hỗ trợ từ các đối tác cho giáo dục. Chính trong buổi lễ long trọng này Chủ tịch nước
Nguyễn Minh Triết đã trực tiếp trao bằng khen cho ông Thân Trọng Phúc và ông Nguyễn
Thượng Hải của Intel Việt Nam để ghi nhận đóng góp của Intel, trong đó đóng góp quan
trọng nhất là Chương trình ITP.
Cũng giống như MOET, DOETs và các nhà trường cũng tích cực ủng hộ, tiếp
nhận ITP. Thực hiện chủ trương của MOET về đổi mới PPDH, đánh giá đảm bảo thực
chất năng lực, chống bệnh thành tích trong giáo dục, DOETs đã nhận thức được việc
triển khai ITP là cho chính họ chứ không chỉ là làm theo yêu cầu của MOET. Vì vậy,
nhiều DOETs cũng như các nhà trường đã có những biện pháp cụ thể để triển khai hiệu
quả, thực chất ITP. Ví dụ: TP.HCM, Lâm Đồng, TT-Huế, Đà Nẵng đã cấp kinh phí, đưa
ITP thành Chương trình chính thức, phát động phong trào thi đua ứng dụng ITP.
Cũng như các DOETs, nhiều trường đã xác định được đổi mới PPDH, đánh giá
đúng thực chất năng lực HS là chìa khoa cho việc nâng cao vị thế, uy tín của nhà trường.
Với những trường này, ITP thực sự là phương tiện để họ đạt mục tiêu chất lượng dạy
học. Có thể kể đến một số trường điển hình như: THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT
Trương Định, THPT Bắc Đông Quan, THPT Chu Văn An
+ MOET thực hiện mạnh mẽ việc đổi mới đánh giá nhằm đánh giá thực chất năng lực
của HS. Đặc biệt việc đổi mới PPCT đã tháo gỡ khó khăn về khung thời gian cho việc áp
dụng ITP.
Như đã nêu ở trên, trước đây GV tham gia ITP đều gặp khó khăn khi áp dụng do
PPCT và cách kiểm tra đánh giá. Nhưng từ 2007 PPCT đã thay đổi theo hướng mở để
dành quyền chủ động cho GV, đồng thời MOET đang tiến hành đổi mới đánh giá, thi cử
24
theo hướng đảm thực chất, trung thực, công bằng. Chính sự thay đổi sẽ giúp cho việc áp

dung ITP trên lớp được thuận lợi hơn.
Sự đổi mới quản lý dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá đã chuyển ITP từ khó
khăn trong việc áp dụng, HS học theo ITP đi thi không đạt kết quả cao sang ITP là một
biện pháp hiệu quả, điển hình cho đổi mới PPDH phù hợp với cách quản lý dạy học mới
và HS học theo ITP sẽ dành kết quả cao trong các kì thi, kiểm tra hiện nay.
+ STs được các chuyên gia của Intel đào tạo trực tiếp, có trình độ và kĩ năng tốt.
Trong báo cáo đánh giá của MOET tại các lớp bồi dưỡng MTs, có 03 nội dung
được xin ý kiến: 1. Hiệu quả truyền đạt nội dung kiến thức của STs; 2. Sự nhiệt tình của
STs; 3. Phương pháp truyền đạt của STs. Có 04 mức độ đánh giá cho mỗi nội dung là:
Tốt, khá, trung bình và kém. Với trên 300 MTs tham gia đánh giá, có trên 96% MTs đánh
giá mức tốt (mức tối đa) ở cả 3 nội dung trên.
Ngoài ra, sau mỗi ngày học các MTs đều viết cảm nhận về ngày học và nộp lại
cho ban tổ chức lớp tập huấn. Đã có rất nhiều những lời nói ca ngợi về trình độ, kĩ năng
sư phạm và sự nhiệt tình của STs.
Ví dụ: Tôi thấy mệt nhưng lại là một ngày tuyệt vời. Nhưng STs còn tuyệt vời
hơn.
Đọc tài liệu thì thấy khó và thấy chán. Nhưng nghe cho giảng tôi thấy dễ hiểu và
thấy hay quá. Cám ơn STs!
STs hướng dẫn giúp tôi dễ dàng theo học, mặc dù tôi biết quá ít về ICT.
+ Các lớp bồi dưỡng MTs đạt kết quả tốt, đạt yêu cầu về nội dung chuyên môn và tạo
được sự đam mê, hứng thú và lòng nhiệt huyết của MTs.
Trong báo cáo của Intel, kết quả khoá học rất tích cực cụ thể là:
100% học viên nói những ý tưởng và kỹ năng học được trong khoá học sẽ giúp họ
ứng dụng công nghệ có hiệu quả cho các bài tập và hoạt động của HS (63.3% ở mức độ
cao, 36.7% ở mức độ vừa phải).
87.8 % học viên thấy họ có thể thực thi những PPDH tăng cường tính độc lập của
HS (so với trước khoá học là 44.9%) – câu hỏi 3a.
100% học viên sẽ giới thiệu khoá học này cho đồng nghiệp (77% chắc chắn và
23% có thể).
83.7% học viên thấy khoá học đã cung cấp được (ở mức tương đối trở lên) những

PPDH áp dụng được với HS (câu hỏi 2b)
97.9% học viên nói khoá học đã giới thiệu và minh hoạ được (ở mức tương đối trở
lên) những ứng dụng công nghệ có hiệu quả đối với HS (câu hỏi 2c).
Trong phiếu điều tra, mục 16: Là MT, tôi gặp những khó khăn (mục này dành
riêng cho MTs),trong câu này có 02 nội dung: 1. Chưa nắm vững nội dung ITP nhưng
phải đứng lớp bồi dưỡng PTs; 2. Chưa biết cách bồi dưỡng lại cho đồng nghiệp. Đã có
299 MTs tham gia trả lời, kết quả như sau:
25

×