Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Một số câu hỏi ôn thi môn Đường lối cách mạng của Đảng có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.38 KB, 6 trang )

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Câu 1: Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa
của sự kiện Đảng Cộng sản VN ra đời?
Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
− Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang chìm trong khủng hoảng về đường lối cứu nước, ngày 5 – 6 –
1911, Nguyễn Tất Thành rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Người sang Pháp tìm hiểu tư tưởng hòa
bình, bác ái, xã hội chủ nghĩa, dân chủ mà Pháp nói khi sang xâm lược Việt Nam . Người nghiên cứu lý
luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình và tham gia hoạt động trong Đảng Xã Hội
Pháp, sau đó trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Người đã từng bước rút ra
nhiều bài học quý báu và bổ ích cho sự lựa chọn con đường cách mạng của mình. Năm 1923, Người sang
Liên Xô gặp Lênin, luận cương của Lênin đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc trăn trở,
giúp Người hiểu sâu sắc những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc đó là con đường cách
mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội,
giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng trong nước với
phong trào cách mạng vô sản thế giới… và công tác chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
− Sự chuẩn bị về mặt chính trị:
+ Do CM thuộc địa không được sự quan tâm đúng mức của QTCS nên người đi sâu vào
nghiên cứu, tham gia vào các diễn đàn, viết báo,… để tuyên truyền về vấn đề thuộc địa, cm thuộc địa.
+ Cuối 1917, giữa lúc chiến tranh thế giới sắp kết thúc, Người trở lại Pháp. Tại đây người
lao vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân pháp, tham gia vào Đảng xã hội Pháp, lập ra hội những
người Vn yêu nước với tờ báo Việt Nam hồn để tuyên truyền giáo dục Việt kiều ở Pháp
+ Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho báo “người cùng khổ”, viết nhiều bài tuyên
truyền đăng trên tờ “Nhân Đạo” của Đảng CS Pháp, “đời sống công nhân” của tổng Liên đàon Lao động
pháp.
+ Năm 1923, Nguyễn Ái quốc rời pháp đi Matxcova để tham dự hội nghị quốc tế công
nhân, đồng thời trực tiếp học tập nghiên cứu kinh nghiệm cách mạng tháng 10 Nga và chủ nghĩa mác
lenin. Người viết bài cho báo “sự thật” của đảng CS liên xô và tạp chí Thư tín quốc tế của quốc tế cộng
sản
+ Năm 1924 người tham dự đại hội V quốc tế cộng sản và các đại hội của quốc tế công hội,
quốc tế phụ nữ, quốc tế thanh niên,…
− Sự chuẩn bị về mặt tổ chức:


+ Năm 1921, nhờ sự giúp đỡ của đảng CS pháp, nguyễn Ái quốc cùng một số chiến sĩ cách
mạng ở các nước thuộc địa của Pháp lập ra Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tập hợp tất cả những người ở
thuộc địa sống trên đất pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
+ 11/11/1924, nguyễn ái quốc đến quảng châu. Tại đây người cùng các nhà cách mạng
trung quốc, thái lan, ấn độ, thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. Việc làm này đã nêu bật tầm
quan trọng của vấn đề đoàn kết dân tộc trên toàn thế giới.
+ 6/1925, người thành lập Hội VN CM TN, hạt nhân là cộng sản Đoàn, cơ quan tuyên
truyền của Hội là tuần báo thanh niên. Đây là một bước chuẩn bị có ý nghĩa quan trọng vế mặt tổ chức
cho sự ra đời của đảng cộng sản VN
+ Từ 1925 – 1927, người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại quảng châu, đào tạo một đội
ngũ cán bộ cho CMVN
− Sự chuẩn bị về mặt tư tưởng: được thể hiện qua hai tác phẩm “đường cách mệnh” (1925) và “bản
án chế độ thực dân pháp” (1927). Hai tác phẩm này đã:
+ Vạch trần tội ác của chủ nghĩa TD đế quốc và khẳng định CN đế quốc là thù, từ đó thức
tỉnh tinh thần đấu tranh trong quần chúng nhân dân
+ Người khẳng định chỉ có CM vô sản là cách mạng triệt để vì quyền lợi của đa số
+ Người chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng vô sản ở thuộc đại và ở chính quốc.
− Lúc này ở trong nước phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhiều tầng lớp nhân dân phát
triển mạnh mẽ, phong trào công nhân đại diện công nhân đấu tranh từ tự phát lên tự giác đòi hỏi phải có
tổ chức Đảng chính trị lãnh đạo. Kết quả là năm 1929 Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc
kỳ, mùa thu 1929 An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam kỳ, 1930 Đông Dương Cộng sản Liên
đoàn được thành lập ở Trung kỳ. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có 3 tổ chức cộng sản được tuyên bố
thành lập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam . Song đó sự
tồn tại của 3 tổ chức hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ, cạnh tranh phạm
vi hoạt động, nhân sự. Yêu cầu bức thiết phải có một Đảng thống nhất lãnh đạo. Vì vậy quốc tế cử
Nguyễn Ái Quốc thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam . Năm 1930
tại Hương Cảng, Trung Quốc, Hội nghị nhất trí thành lập Đảng thống nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt
Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt …
− Đảng được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong
những năm đầu thế kỷ XX, là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và là kết

quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng. Đó là cột mốc lớn đánh dấu bước ngoặc trọng
đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam , chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy
chục năm. Cách mạng Việt Nam phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường cách mạng duy nhất đúng đắn để thực hiện mục tiêu
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam với cương lĩnh đường lối cách mạng đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam
đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.
 Ý nghĩa của sự kiện Đảng CSVN ra đời:
− Đảng CSVN ra đời với đường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng chính trị
và hành động của PTCM cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH
− ĐCSVN ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp; là kết quả của
sự truyền bá chủ nghĩa mác lenin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX; là sự
khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng mac lenin đối với CMVN.
Sự kiện đảng ra đời là 1 bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử CMVN, nó chứng tỏ giai cấp vô sản
VN đã trưởng thàh, và đủ sức lãnh đạo cách mạng
− Đảng CSVN ra đời cới Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là gp dt
theo con đường CMVS, là cơ sở để đảng ta nắm được ngọn cờ lãnh đạo ptcmvn; giải quyết được tình
trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo CM và phương hướng phát triển mới
cho đất nước VN
− ĐCSVN ra đời với chủ trương là 1 bộ phận của PTCMTG, đã tranh thủ dc sự ủng hộ to lớn của
CMTG, đồng thời góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân loại thế giới vì hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH
− Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.
Câu 2: Quy luật hình thành đảng CSVN? Quy luật này có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề xây
dựng và phát triển Đảng hiện nay?
 Quy luật hình thành ĐCSVN: sách hướng dẫn trang 31
Câu 3: Hoàn cảnh lịch sử và nội dung cơ bản của chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của
Đảng trong giai đoạn 1939-1945? Câu 15 trang 46 sách hướng dẫn
Câu 4: Những bài học kinh nghiệm cảu CMT8 1945? Sách HD trang 56 câu 19

Câu 5: Trong tác phẩm “Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng…”
 Hoàn cảnh nước ta:Từ vĩ tuyến 16 trở ra bắc, 20 vạn quân Tưởng ồ ạt tiến vào Hà Nội. Chúng kéo theo
bọn tay chân trong các tổ chức phản động như Việt Nam quốc dân đảng và VNCM đồng minh hội với âm
mưu lật đổ CQCM, thành lập CQ tay sai, trong khi đó từ vĩ tuyến 16 trở vào nam, quân anh đã mở dg cho
TDP quay trở lại xl. Lợi dụng tình hình trên, các ll phản cm như Đại Việt, TỜ rốt kít, bọn phản động
trong các giáo phái ngóc đầu dậy làm tay sai cho p, ra sức chống phá cm. ở nc ta lúc đó còn 6 vạn quân
nhật chờ giải giáp, nhưng 1 bộ phận của chúng đã theo lệnh đế quốc anh đánh bại ll vũ trang của ta, tạo
dk cho TDP mở rộng phạm vi chiếm đóng. Nền độc lập tư do of nc ta bị đe dọa nghiêm trọng
 Chủ trương của ta: Đảng ta chủ trương thực hiện sách lược lợi dụng mâu thuẫn nội bộ của địch để phân
hóa chúng, khôn khéo tránh tình thế phải đương đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc
− Sách lược hòa hoãn với Tưởng ở miền Bắc để tập trung chống Pháp ở miền Nam (9/1945-
6/3/1946): Đảng đã nhân nhượng có nguyên tắc với quân Tưởng trên một số vấn đề:
+ Về kinh tế, cung cấp lương thực cho quân Tưởng trong khi nhân dân ta đang đói kém
+ Về quân sự, chủ trương tránh xung đột, không mắc âm mưu khiêu khích của chúng
+ Về chính trị, chủ động mở rộng thành phần Chính phủ, nhân nhượng một số ghế trong
chính phủ cho đại biểu của Việt Quốc, Việt Cách là những đảng phái tay sai của Tưởng. Đảng ta tuyên bố
tự giải tán, nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật để gạt mũi nhọn tiến công của kẻ thù vào Đảng.
Nhờ vậy Đảng ta đã làm thất bại âm mưu khiêu khích của Tưởng, vô hiệu hóa hoạt động
chống phá của tay sai, tập trung chống thực dân Pháp ở miền Nam.
− Sách lược tạm hòa với Pháp để đuổi Tưởng về nước: Ngày 26/2/1946, Hiệp ước Hoa – Pháp được
kí kết, quân đội Pháp ra thay thế quân Tưởng ở miền Bắc và Pháp phải nhường cho Tưởng một số quyền
lợi, đặt cách mạng nước ta trước hoàn cảnh mới phức tạp. Đảng đã chọn giải pháp tạm thời hòa hoãn với
Pháp để đuổi nhanh quân Tưởng ra khỏi đất nước, tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng
kháng chiến chống Pháp về sau
+ 6/3/1946, Chính phủ ta kí kết với Chính phủ Pháp bản “Hiệp ước sơ bộ”, đặt cơ sở để đi
đến cuộc đàm phát kí một hiệp định chính thức
+ Nhằm tranh thủ thời gian tiếp tục chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến, Chủ tịch hồ
chí minh đã kí với CP pháp bản Tạm ước 14/9/1946
Chủ trương thương lượng kí các hiệp định với pháp là cần thiết và đúng đắn, đã đưa cách
mạng việt nam vượt qua những khó khăn nghiệm trọng, bảo vệ thành quả của CMT8, và chuẩn bị điều

kiện bước vào cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
Câu 6: Nội dung cơ bản của chính cương đảng lao động việt nam được thong wa tại đại hội đảng
lần II (2.1951) câu 23/67 sách HD
Câu 7: Hoàn cảnh lịch sử, vị trí, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng: CM
XHCN ở miền Bắc và CMDTDCND ở miền Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toán quốc lần
thứ III của Đảng (9/1960)
− Trong giai đoạn này, đất nước ta bị chia làm 2 miền: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến
lên xây dựng CNXH và là căn cứ địa chung cho cả nước; miền Nam tiếp tục đấu tranh chống Mỹ xâm
lược. đất nước gặp nhiều khó khăn: kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu do bị chiến tranh tàn phá nặng
nề, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Lúc này đây thì kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta
chính là đế quốc Mỹ.
− Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960 đã hoàn chỉnh đường
lối chiến lược chung của CMVN trong giai đoạn mới:
+ Nhiệm vụ chung: tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình,
đẩy mạnh CMXHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh CMDTDCND ở miền Nam, thực hiện thống nhất
nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất độc lập dân
chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế
giới.
+ Nhiệm vụ chiến lược: CMVN trong gđ hiện tại có 2 nv chiến lược: một là tiến hành
CMXHCN ở MB, hai là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực
hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
+ Mối quan hệ của CM ở 2 miền: do cùng thực hiện một mục tiêu chung nên “Hai nhiệm
vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau”
+ Vai trò, nhiệm vụ của CM mỗi miền đối với CM cả nước: giáo trình trang 105
Câu 8: Những quan điểm của Đảng về CNH, HĐH trong thời kì đổi mới? Sách HD trang 94
Câu 9: Định hướng phát triển các ngành các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh
CNH, HĐH được Đại hội Đảng lần thứ X (2006) xác định? Câu 36 trang 99 sách hướng dẫn
Câu 10: Quá trình hình thành tư duy lý luận của Đảng về kinh tế thị trường? Câu 39 sách hướng
dẫn
Câu 11: Vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn coi

trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị. Tại sao?
Vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp
công nhân, đại biểu trung thành lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là
một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng lại là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị. Vai trò
lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau:
Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế-
xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng.
Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Đường lối, chủ trương,
quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương,
chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể. Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước và
bộ máy của Nhà nước, đồng thời kiểm tra việc Nhà nước thực hiện các Nghị quyết của Đảng.
Đảng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng.
Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng việc xác định đường lối, chính sách cán bộ, lựa chọn, bố trí, giới
thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và các đoàn thể quần chúng và các
tổ chức chính trị - xã hội.
Ngoài ra, Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêu gương, làm công tác vận động
quần chúng, lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ
 việc đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng đối với hệ thống chính trị phải luôn được coi trọng
Câu 12: Làm rõ nhận định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội phát triển. Câu 60 trang 169 sách HD
Câu 13: Quan điểm cả Đảng “Xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến
bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển”. Ý nghĩa của quan điểm
này(trang 168 giáo trình)
Có thể nói, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là mục tiêu "kép" của sự phát triển
bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt tới. Nhưng trên thực tế, đây là bài toán khó
mà không phải nước nào cũng có thể đưa ra lời giải thỏa đáng. Bởi lẽ để biến mục tiêu tốt đẹp đó thành
hiện thực thì phải có hàng loạt điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết, phải giải quyết nhiều mối
quan hệ có lúc là mâu thuẫn với nhau trong một mô hình kinh tế cụ thể.
Cụ thể hóa quan điểm tổng quát của Đảng về "tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển" thành một số nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội có thể và cần phải làm tiền đề và điều kiện cho nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện vật chất để
thực hiện công bằng xã hội, ngược lại thực hiện tốt công bằng xã hội lại trở thành động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Không thể có công bằng xã hội trên cơ sở một nền kinh tế thiếu hụt chỉ đủ cung cấp cho
dân chúng một cuộc sống "giật gấu vá vai", "khéo ăn mới no, kheo co mới ấm". Cũng không thể có một
nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có hiệu quả cao và bền vững trong một xã hội với đa số dân chúng thấp
kém về trí tuệ, ốm yếu về thể chất và một bộ phận đáng kể lực lượng lao động thất nghiệp, nghèo đói, bị
đẩy ra ngoài lề xã hội.
Hai là, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi tăng trưởng kinh tế đến đâu phải thực
hiện ngay công bằng xã hội đến đấy. Không thể chờ đợi đến khi kinh tế đạt đến trình độ phát triển cao
mới thực hiện công bằng xã hội, càng không hy sinh công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế
đơn thuần vì lợi ích của một thiểu số. Muốn vậy, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới bảo đảm công
bằng xã hội; mỗi chính sách bảo đảm công bằng xã hội đều phải góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
dù trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hoặc lâu dài.
Ba là, thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, đa sở hữu phải triệt để
khắc phục những tàn dư của chế độ phân phối bình quân, "cào bằng", chia đều các nguồn lực và của cải
làm ra, bất chấp chất lượng, hiệu quả của sản xuất, kinh doanh và sự đóng góp công sức, trí tuệ, tài sản
của mỗi người cho sự phát triển chung của đất nước, như sai lầm của thời kỳ trước đổi mới. Càng không
thể dồn phần lớn của cải làm ra để thực hiện các chính sách bảo đảm công bằng xã hội vượt quá khả năng
mà nền kinh tế cho phép. Bởi như vậy sẽ làm giảm những điều kiện cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, khiến cho kinh tế trì trệ, suy thoái và rốt cuộc không thực hiện được các chính sách xã hội theo hướng
công bằng. Do đó, trong mỗi bước đi, mỗi thời điểm cụ thể của quá trình phát triển phải tìm ra đúng mức
độ hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội sao cho hai mặt này không cản trở, triệt tiêu lẫn
nhau mà trái lại chúng có thể hỗ trợ cho nhau.
Bốn là, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa không thể tách rời với phát triển văn hóa. Nhiệm vụ rất quan trọng đặt ra hiện nay là phải làm sao
đưa các nhân tố văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực hoạt động và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước
ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, phải tập trung xây dựng và hình
thành cho được một đội ngũ đông đảo những nhà kinh doanh có văn hóa.

Năm là, để thực hiện được tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm công bằng xã hội trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan
trọng. Do tác động của các quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu, kinh tế thị trường có mặt mạnh cơ bản là
luôn kích thích việc cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình sản xuất kinh doanh. Nhưng vì bị chi phối bởi
động cơ lợi nhuận, kinh tế thị trường không tránh khỏi các yếu tố tự phát vô chính phủ, dẫn đến suy thoái
hoặc khủng hoảng kinh tế chu kỳ và nhất là không thể tự động dẫn đến công bằng xã hội. Do đó, Nhà
nước xã hội chủ nghĩa phải biết tận dụng mặt mạnh của cơ chế thị trường để giải phóng và phát triển sản
xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phải kết hợp sử dụng các công cụ pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế
hoạch và sức mạnh vật chất của khu vực kinh tế nhà nước để khắc phục những thất bại của cơ chế thị
trường nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững; đồng thời, phải bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ lợi
ích chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân.
Câu 14: nội dung của đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của đảng CSVN trong giai đoạn
hiện nay? Câu 68, 69 sách HD

×