Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nghiệp vụ môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán t.p hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.38 KB, 52 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “ giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh nghiệp vụ môi giới tại Công ty cổ phần Chứng khoán T.p Hồ
Chí Minh” là công trình nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài
liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Các số liệu, kết quả trình bày trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, nếu sai
em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và kỷ luật trước khoa và nhà trường.
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
TS Kiều Hữu Thiện, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa
luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tài chính, Trườg Học
viện ngân hàng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn
kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá
trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời
một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán T.p
Hồ Chí Minh đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Công
ty, giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công
ty cổ phần chứng khoán T.p Hồ Chí Minh luôn dồi dào sức khỏe, đạt được
nhiều thành công tốt đẹp trong công việc và trong cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn!
SVTH: Nguyễn Thị Dung
iii
MỤC LỤC
iv
LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động từ năm 2000.
Trải qua hơn 10 năm đi vào hoạt động, với bao thăng trầm thử thách, thị trường
chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Quy mô thị trường
ngày một mở rộng thể hiện ở sự gia tăng số lượng các công ty niêm yết, tỷ lệ vốn
hoá thị trường, sự gia tăng số tài khoản của các nhà đầu tư. Cùng với sự phát triển
của thị trường, số lượng CTCK ra đời cũng ngày một nhiều hơn. Sự cạnh tranh giữa
các CTCK đang ngày càng trở nên quyết liệt hơn đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam
đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, kinh tế thế giới khó khăn như
hiện nay. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển thì các CTCK không còn cách nào
khác là phải tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đa dạng hoá, nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vu khách hàng. Nghiệp vụ môi giới là một trong
những nghiệp vụ quan trọng góp phần vào sự phát triển của công ty chứng khoán.
Công ty cổ phần chứng khoán T.p Hồ Chí Minh được thành lập năm 2003.
Qua quá trình thực tập tại HSC em nhận thấy, sau 9 năm đi vào hoạt động, công ty
đã đạt được những kết quả cao.Khả năng cạnh tranh của công ty được khẳng định
qua những năm hoạt động của công ty. Vì vậy e chọn đề tài chuyên đề “Giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh nghiệp vụ môi giới tại công ty cổ phần chứng
khoán T.p Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được hoàn thiện với ba mục tiêu như sau:
1
Thứ nhất, hệ thống lại các vấn đề lý thuyết về công ty chứng khoán và năng
lực cạnh tranh nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán.
Thứ hai, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh nghiệp vụ môi giới của
công ty cổ phần chứng khoán T.p Hồ Chí Minh, qua đó tìm ra những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh nghiệp vụ môi giới
của công ty.
Thứ ba, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nghiệp vụ
môi giới của công ty cổ phần chứng khoán T.p Hồ Chí Minh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng khả năng cạnh tranh nghiệp vụ môi giới HSC và giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh nghiệp vụ môi giới của HSC.
• Phạm vi nghiên cứu:
Tình hình hoạt động kinh doanh, đánh giá năng lực cạnh tranh nghiệp vụ môi giới
HSC 2008-2011 và định hướng trong thời gian tới
4. Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan về năng lực cạnh tranh nghiệp vụ môi giới của công ty
chứng khoán T.p Hồ Chí Minh– HSC
Chương 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh nghiệp vụ môi giới của công ty cổ phần
chứng khoán T.p Hồ Chí Minh– HSC
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nghiệp vụ môi giới của công ty
cổ phần chứng khoán T.p Hồ Chí Minh– HSC
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGHIỆP VỤ
MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1 Tổng quan về CTCK
1.1.1 Khái niệm
Theo khoản 1 điều 2 “Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính) :
“ Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh
chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng
khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư
chứng khoán.”.
1.1.2 Phân loại CTCK
1.1.2.1Theo hình thức tổ chức
Các công ty chứng khoán có nhiều loại hình tổ chức như: công ty cổ phần,
công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh

nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp liên doanh…
Đối với Việt Nam, hiện nay tồn tại ba hình thức pháp lý của công ty chứng khoán:
• Công ty cổ phần
• Công ty trách nhiệm hữu hạn
1.1.2.2Theo hình thức kinh doanh
Bao gồm:
3
• Công ty đầu tư ngân hàng
• Công ty môi giới
• Công ty kinh doanh chứng khoán không nhận hoa hồng
• Công ty giao dịch phi tập trung
• Công ty kinh doanh chứng khoán
• Công ty dịch vụ đa năng
1.1.3 Các nghiệp vụ CTCK
Theo quy định luật chứng khoán 2006 , vốn điều lệ để tham gia các hoạt động kinh
doanh chứng khoán là :
- Nghiệp vụ môi giới chứng khoán : 25 tỷ đồng
- Nghiệp vụ tự doanh : 100 tỷ đồng
- Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành : 165 tỷ đồng
- Nghiệp vụ tư vấn đầu tư : 10 tỷ đồng
- Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán : 0 tỷ đồng
Theo chủ đích của đề tài, hoạt động chủ yếu của công ty và giới hạn của đề
tài nên em chỉ đi sâu vào nghiệp vụ mô giới chứng khoán.Các phần nghiệp
vụ khác em xin phép được bỏ qua hoặc đề cập vắn tắt.
1.2 Hoạt động môi giới chứng khoán
1.2.1 Khái niệm
Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán,
công ty chứng khoán lúc này đóng vai trò là trung gian mua bán chứng khoán cho
khách hàng để hưởng hoa hồng, làm dịch vụ nhận các lệnh mua, bán chứng khoán
4

của khách hàng, chuyển các lệnh mua bán đó vào Sở giao dịch chứng khoán và
hưởng hoa hồng môi giới.
Hoạt động môi giới tuân theo một số nguyên tắc : ký kết hợp đồng dịch vụ với
khách hàng, mở tài khoản chứng khoán cho khách hàng, nhận các lệnh mua hoặc
bán chứng khoán, thanh toán và quyết toán các doanh vụ, cung cấp các giấy chứng
nhận chứng khoán.
1.2.2 Phân loại
1.2.2.1 Theo dịch vụ cung cấp
• Môi giới toàn phần:
 Khái niệm: là loại môi giới trọn gói, ngoài việc xử lý các lệnh mua bán
chứng khoán cho khách hàng còn cung cấp hàng loạt các dịch vụ khác như:nghiên
cứu đầu tư, xây dựng mục tiêu đầu tư trong ngắn hạn và dài hạn, quản lý danh mục
đầu tư… với mục đích bảo vệ và tạo giá trị tăng thêm cho khách hàng.
• Môi giới bán phần hay môi giới chiết khấu:
 Khái niệm: Là loại môi giới cũng thực hiện các giao dịch mua bán cho khách
hàng và them một số các dịch vụ gia tăng hạn chế khác.
Do vậy trách nhiệm của môi giới bán phần sẽ không cao như môi giới toàn phần,
khoản hoa hồng họ nhận cũng thấp hơn nhiều môi giới toàn phần.
1.2.2.2 Theo hoạt động của nhà môi giới
• Môi giới thông thường: thực hiện các giao dịch cho khách hàng và hưởng các
khoản hoa hồng mà khách hàng trả cho họ.
• Môi giới lập giá: khi một chứng khoán giao dịch trên sàn trở nên khan hiếm
hay rơi vào tình trạng khó giao dịch, Sở giao dịch yêu cầu các nhà tạo lập thị trường
tiến hành giao dịch các chứng khoán này từ tài khoản cá nhân hoặc tài khoản công
ty của họ với các chào bán hay chào mua trên thị trường.
5
1.2.3 Quy trình
• Phát triển cơ sở khách hàng:
Tìm kiếm khách hàng là phương pháp truyền thống để phát triển cơ sở khách hàng.
Có nhiều phương pháp tìm kiếm khách hàng khác nhau. Mỗi phương pháp đều có

những lợi thế và bất lợi riêng. Những phương pháp tìm kiếm khách hàng thông
dụng nhất là :
 Sự chỉ đạo từ công ty hoặc các tài khoản được chuyển nhượng lại
 Các lời giới thiệu về khách hàng
 Mạng lưới kinh doanh
 Các chiến dịch viết thư
 Các cuộc hội thảo
 Gọi điện làm quen
1.2.4 Vai trò
Vai trò của công ty chứng khoán nói chung,cũng như vai trò của nghiệp vụ mô
giới nói riêng là rất to lớn đối với thị trường kinh tế,là cầu nối của DN và nhà đầu
tư…Những vai trò bao gồm:
• Đại diện cho CTCK cũng như khách hàng
Nhờ CTMGCK, số vốn nhỏ lẻ từ các cá nhân, tổ chức được tập hợp lại để đầu tư
cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
• Giảm chi phí giao dịch
Do lợi thế của việc chuyên môn hóa, môi giới chứng khoán giúp giảm thiểu chi phí
giao dịch
6
Ngoài ra, CTCK còn làm trung gian kết nối bên mua, bê bán làm giảm đáng kể chi
phí tìm kiếm đối tác, chi phí soạn thảo, giảm sát thực thi hợp đồng.
• Hỗ trợ cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ trên thị trường
Hoạt động môi giới cung cấp những ý tưởng thiết kế sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu
khách hàng. Về lâu dài sẽ cải thiện được tính đơn điệu của sản phẩm dịch vụ, nhờ
đó giúp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thị trường, cơ cấu khách hàng…
• Hình thành môi trường pháp lý, sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật: hoạt động
MGCK góp phần hoàn thiện pháp lý cho hoạt động kinh doanh CK.
1.3 Năng lực cạnh tranh nghiệp vụ môi giới CTCK
1.3.1 Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.3.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh
vực và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến
có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”.
Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động
ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành
được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần
thưởng hay những thứ khác.
1.3.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và
lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ hấp dẫn người
tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị
trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường”.
1.3.2 Năng lực cạnh tranh nghiệp vụ môi giới CTCK
7
1.3.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá
• Các chỉ tiêu định tính
 Trình độ công nghệ
 Chất lượng nguồn nhân lực
 Chất lượng sản phẩm dịch vụ môi giới
 Thương hiệu, uy tín công ty
 Năng lực quản trị kinh doanh
 Chiến lược kinh doanh của công ty
• Các chỉ tiêu định lượng
 Tình hình hoạt động công ty
Hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán là tiêu chí quan trọng phản ánh khả
năng cạnh tranh nghiệp vụ môi giới của công ty đó trên thị trương chứng khoán. Để
đánh giá được năng lực cạnh tranh nghiệp vụ môi giới của CTCK, ta thông qua các
nhóm chỉ tiêu sau:
-Doanh số từ hoạt động môi giới: là tổng giá trị giao dịch khớp lệnh tại một công ty
chứng khoán.

-Doanh thu từ hoạt động môi giới: là tổng giá trị mà công ty thu được từ phí môi
giới mà khách hàng trả khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của hoạt động môi giới
của công ty.
-Chi phí từ hoạt động môi giới
Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản tiền mà CTCK đã bỏ ra để thực hiện việc cung
cấp các sản phẩm dịch vụ môi giới nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chi phí
cho hoạt động môi giới không những phản ánh số tiền mà công ty đã chi trả trong
8
hoạt động môi giới mà còn cho thấy mức độ hiệu quả của hoạt động môi giới. Nếu
chi phí cho hoạt động này mà lớn thì hoạt động môi giới là không hiệu quả, năng
lực cạnh tranh yếu.
-Lãi thu được từ hoạt động môi giới
Đây cũng là một chỉ tiêu hết sức quan trọng cho biết khả năng sinh lời của hoạt
động môi giới. Lãi từ hoạt động môi giới là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí đã bỏ ra trong hoạt động môi giới để đạt được doanh thu đó. Công thức như sau:
Lãi từ hoạt động môi giới = Doanh thu từ hoạt động môi giới – Chi phí từ hoạt động
môi giới
 Mạng lưới chi nhánh
CTCK có số lượng các chi nhánh, đại lý, phòng giao dịch càng nhiều chứng tỏ
CTCK càng lớn mạnh, nghiệp vụ môi giới phát triển. Khách hàng dễ dàng tiếp xúc
được với nhân viên môi giới CTCK để giao dịch, đầu tư, nhận tư vấn…
 Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần của công ty
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà công ty chứng khoán
chiếm lĩnh được. Thị phần là thước đo thị trường quan trọng, dẫn dầu về thị phần sẽ
đem lại thế chủ động giành vị trí hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng , có được
sự tin tưởng, hài lòng về chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng hiện có, thu hút
thêm đối tượng khách hàng và các đối tác khác, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trong
nghiệp vụ môi giới CTCK.
Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần môi giới của CTCK cho thấy vị thế,sự ổn
định và sự phát triển của nghiệp vụ môi giới công ty chứng khoán trên thị trường.

 Giá cả sản phẩm dịch vụ
Cạnh tranh về giá cả có thể coi là một phương thức cạnh tranh quan trọng, nó tập
trung vào tâm tý và yếu tố kinh tế của nhà đầu tư.
9
1.3.2.1 Các nhân tố bên ngoài
 Môi trường kinh tế
 Môi trường luật, chính trị và cơ chế chính sách
 Đối thủ cạnh tranh
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, em đã trình bày và khái quát những lý luận về công ty chứng
khoán cũng như những tìm hiểu nhất định về khía cạnh cạnh tranh nghiệp vụ môi
giới giữa các công ty chứng khoán trong quá trình hoạt động và những nhân tố có
ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán.
Những kiến thức tổng quan này chính là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá năng lực
cạnh tranh nghiệp vụ môi giới của Công ty cồ phần chứng khoán T.p Hồ Chí Minh,
để từ đó đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nghiệp vụ môi giới cho công
ty được đề cập trong Chương 2 và Chương 3.
10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGHIỆP VỤ MÔI
GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH– HSC
2.1. Khái quát về công ty cổ phần chứng khoán T.p Hồ Chí Minh
2.1.1 Tổng quan về công ty chứng khoán HSC
• Công ty cổ phần Chứng khoán T.p Hồ Chí Minh thuộc hình thức Công ty cổ
phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Tên giao dịch đối ngoại: HOCHIMINH CITY SECURITIES CORPORATION
Tên viết tắt: HSC., CORP

Trụ sở Công ty: Tầng 5,6, tòa nhà AB, 76 Lê Lai, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: 84-(8) 3823 32 99 Fax: 84-(8) 3823 33 01
Website: www.hsc.com.vn
Email:
• Người đại diện theo pháp luật của Công ty:
Ông Đỗ Hùng Việt – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty
Ngành nghề kinh doanh:
 Môi giới chứng khoán
 Tự doanh
 Bảo lãnh phát hành
 Lưu ký chứng khoán.
2.1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty chứng
khoán T.p Hồ Chí Minh
11
• HSC được thành lập ngày 23/04/2003 với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng.
• Tháng 10-2006, HSC tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng từ việc phát hành
thêm cổ phiếu với tổng mệnh giá phát hành là 50 tỷ đồng. Trong đó phát hành cho
cổ đông hiện hữu là 40 tỷ đồng và phát hành cho cán bộ công nhân viên là 10 tỷ
đồng.
• Tháng 09-2007, HSC tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng từ việc phát hành thêm
cổ phiếu với tổng mệnh giá phát hành là 100 tỷ đồng. Tháng 10- 2007, chi nhánh
Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động.
• Tháng 06-2008, HSC tăng vốn điều lệ lên 395 tỷ đồng từ việc phát hành thêm cổ
phiếu, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vững chắc với DAISHIN, một trong ba
công ty chứng khoán hàng đầu tại Hàn Quốc.
Cùng thời gian này, HSC ra mắt Trung tâm hỗ trợ khách hàng PBX và hệ thống
giao dịch trực tuyến VI-Trade cho phép mở giao dịch qua Internet
• HSC chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE)
vào tháng 5/2009 với mã chứng khoán HCM. Nâng cấp hệ thống giao dịch trực
tuyến VI-Trade và ra mắt hệ thống giao dịch trực tuyến VIP-Trade, phiên bản cao

cấp hơn với cổng thông tin giao dịch thời gian thực.
HSC được công nhận là một trong 4 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất
trong hơn 100 công ty chứng khoán trên cả nước.
• 2010 VCSH là 600 tỷ (xấp sỉ 77 triệu USD)
Năm 2010, HSC đạt giá trị giao dịch khớp lệnh 52,2 nghìn tỉ đồng, góp phần gia
tăng thị phần của dịch vụmôi giới lên 6%. Công ty cũng đã nâng cấp hệ thống giao
dịch trực tuyến, mở rộng thêm nhiều chức năng để giúp cho khách hàng có thể thực
hiện giao dịch qua điện thoại và Internet một cách thuận tiện.
• 2011 Vốn điều lệ lên đến 1000 tỷ, HSC được bình chọn là “Công ty chứng
khoán số 1 Việt Nam về phân tích và nghiên cứu thị trường, đứng thứ 14 trên toàn
Châu Á”. Giải thưởng do tạp chí danh tiếng Institutional Investor tổ chức.
2.1.3. Mục tiêu, chiến lược của công ty
• Mục tiêu của HSC là trở thành công ty chứng khoán đứng đầu ngành và thị trường
chứng khoán Việt Nam
12
• Chiến lược của công ty là tạo ra sự khác biệt với một đẳng cấp nổi trội, nâng cao
tính chuyên nghiệp, sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp và sự gắn kết nhân bản.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HSC
2.1.5. Các sản phẩm dịch vụ của HSC
• Môi giới
HSC là một công ty dịch vụ trọn gói về môi giới chứng khoán phục vụ cho khách
hàng cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức, HSC luôn luôn cung cấp dịch vụ và hỗ trợ
13
khách hàng với chất lượng cao nhất. HSC đã tạo nên và tận dụng sức mạnh tổng
hợp bằng cách kết hợp năng lực nghiên cứu và lợi thế về công nghệ và là một công
ty tiên phong trong các sản phẩm và dịch vụ mới nhằm đáp ứng một cách hoàn hảo
nhất những yêu cầu của khách hàng.
HSC là một công ty Môi Giới Chứng Khoán có uy tín tại Việt Nam, đội ngũ công ty
luôn hướng ra bên ngoài với các kế hoạch mở rộng phạm vi kinh doanh cả ở thị

trường trong nước và thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, HSC cũng cung cấp những
danh mục đầu tư cá nhân và được thiết kế bảo mật để phù hợp với mục tiêu và khả
năng chấp nhận rủi ro của từng đối tượng.
Dịch vụ của HSC gồm có:
 Mở tài khoản giao dịch cho khách hàng.
 Nhận và thực hiện lệnh mua bán từ khách hàng.
 Quản lý sổ cổ đông.
 Mua bán và cầm cố chứng khoán.
 Lưu ký và đặt cọc.
 Tư vấn đầu tư.
 Môi giới chứng khoán OTC.
 Đại lý đấu giá chứng khoán.
 Tài khoản bảo chứng.
 Chứng khoán được bảo đảm.
 Môi giới những giao dịch số lượng lớn.
Ngoài ra HSC còn cung cấp những dịch vụ giá trị gia tăng như:
14
 Thông báo cho khách hàng kết quả giao dịch bằng thư điện tử hoặc điện thoại
sau mỗi phiên giao dịch.
 Cập nhật thông tin thị trường cho khách hàng bằng bản tin hằng ngày, bản tin
tuần và những báo cáo phân tích của công ty.
 Tư vấn chiến lược đầu tư cho khách hàng thông qua những phân tích về tình
hình kinh tế vĩ mô và vi mô.
 Cung cấp cho khách hàng công cụ đặt lệnh thông qua hệ thống Bloomberg.
2.2 Thực trạng hoạt động môi giới tại HSC
Trong vòng 5 năm (2005-2010), từ vị trí thứ 20, HSC đã vươn lên hàng thứ hai về
thị phần môi giới toàn thị trường.
Cụ thể, thị phần môi giới của Công ty đã tăng từ 2% năm 2007 lên 6% năm 2009.
Đến năm 2011, con số này là hơn 8% và vươn lên ngôi vị thứ hai toàn thị trường.
Hiện nay, HSC chiếm đến 25% thị phần môi giới khách hàng tổ chức (đối với nhà

đầu tư nước ngoài) và chiếm 2,6% thị phần đối với khách hàng tổ chức trên toàn thị
trường.
Bằng những chiến lược riêng, HSC đã tạo được mức lợi nhuận tốt, mặc dù điều kiện
thị trường không thuận lợi. Lợi nhuận ròng của HSC tăng mạnh từ 132 tỉ đồng năm
2007 lên 278 tỉ đồng trong năm 2009. Năm 2011, giữa lúc nhiều công ty chứng
khoán báo cáo lỗ, HSC đã công bố mức lợi nhuận gần 195 tỉ đồng,dẫn đầu thị
trường về năng lực tài chính và khả năng sinh lời.
HSC đang đứng thứ hai về thị phần môi giới trên sàn HOSE, chỉ sau SSI và đứng
đầu thị phần môi giới trên sàn HNX, một vị trí thuận lợi để Công ty hướng đến mục
tiêu số 1.
2.3 Năng lực cạnh tranh nghiệp vụ môi giới HSC
2.3.1 Các nhân tố đánh giá
15
2.3.1.1 Nhân tố định lượng
• Tình hình hoạt động công ty và hoạt động môi giới
Biểu 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của HSC
từ 2008 đến quý I 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
16
STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Qúy I
2012
1
Doanh thu môi giơí
chứng khoán
32.601 121.204 151.051
90.904 36.517
2
Doanh thu hoạt động
đầu tư chứng khoán, góp

vốn
229,535 267,795 59,435
30,345 8,635
3
Doanh thu hoạt động
bảo lãnh phát hành
chứng khoán
0 150 0
0 0
4
Doanh thu đại lý phát
hành chứng khoán
1222 53 32 0 0
5
Doanh thu hoạt động tư
vấn
4556 2674 3,974 27,943 9,699
6
Doanh thu hoạt động lưu
ký chứng khoán
0 0 0 0 415
7
Doanh thu hoạt động ủy
thác đấu giá
2941 270 0 74 0
8
Doanh thu cho thuê sử
dụng tài sản
0 0 0 0
0

9 Doanh thu khác 93479 99132 256,356 331,225
103,341
10 Các khoản giảm trừ 0 0 0 0
0
11
Doanh thu thuần từ hoạt
động kinh doanh
364,334 491,278 470,849 480,491
158,607
12
Chi phí hoạt động kinh
doanh
265,128 131,127 170,486 156,587
101,657
13
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh chứng
khoán
23,547 321,879 227,831 237,519
-2
14 Thu nhập khác 166 14,434 70 102
0
15 Chi phí khác 171 0 0 733
2
16 Lợi nhuận khác -4 14,434 70 -630
37
17
Tổng lợi nhuận trước
thuế
23,543 336,313 227,901 236,889

51,466
18
Lợi nhuận sau thuế
TNDN
23,543
278,119 182,312 194,420
41,716
17
(Nguồn: Báo cáo tài chính HSC)
Thông qua bảng tồng hợp kết quả kinh doanh của HSC qua 4 năm 2008, 2009,
2010,2011 và quý I 2012 chúng ta có thể thấy: từ năm 2008 đến nay kết quả kinh
doanh của công ty khá khả quan với doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán
đạt mức cao so với các năm trước và tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đạt giá trị
dương
Năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, HSC vẫn thu lãi
23,543 triệu đồng. Năm 2009 nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được khủng hoảng
và tiếp tục đà tăng trưởng, cùng với sự hồi phục của nền kinh tế, thị trường chứng
khoán Việt Nam có dấu hiệu hồi phục, tạo đà cho các bước tăng trưởng của những
năm tiếp theo, theo đó là hoạt động của các công ty chứng khoán cũng thể hiện kết
quả kinh doanh tốt, trong số 80 công ty chứng khoán hoạt động có lãi năm 2009 có
HSC với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hoạt động kinh doanh chứng khoán so với
2008 đạt 1181%- một sự phát triển khá vượt bậc.
Năm 2010, thị trường chứng khoán thực sự khó khăn với cả các công ty
chứng khoán và các nhà đầu tư, khó khăn mang tính chất vĩ mô tác động xấu tới thị
trường , hầu hết các công ty chứng khoán đều không đạt chỉ tiêu đề ra thậm chí có
công ty còn lỗ. Nhưng HSC vẫn đạt được doanh thu không kém so với 2009 là
470,849 triệu đồng (giảm 20,429 triệu). Năm 2011 tình hình vĩ mô có khả quan hơn
chút so với năm 2010, HSC vẫn nỗ lực tăng doanh thu lên 480,491 triệu đồng (tăng
9,642 triệu đồng).
Đặc biệt quý I 2012, nhờ tận dụng được đà phục hồi của thị trường, HSC đã đạt

được doanh thu khá lớn 158,607 triệu đồng
 Nghiệp vụ môi giới tại HSC
- Doanh số từ hoạt động môi giới:
Biểu 2: Tỷ phần giá trị giao dịch khớp lệnh của HSC so với
toàn thị trường năm 2011
18
Đơn vị: đồng VN
Giá trị giao dịch tại
HSC
Tổng giá trị giao
dịch toàn thị trường
tỷ trọng (tỷ
phần) của HSC
Năm 2011 15,241,434,913,413 366,990,000,000,000 4.15%
Năm 2011 là năm chững lại với HSC, vì vậy tổng giá trị giao dịch khớp lệnh tại
HSC so với toàn thị trường chỉ ở mức tương đối 4,15%.
-Doanh thu từ hoạt động môi giới:
Biểu 3: Tỷ phần doanh thu từ hoạt động môi giới của HSC
Đơn vị: Triệu đồng
Doanh thu từ
hoạt động môi
giới môi giới
Doanh thu toàn
công ty
Tỷ phần doanh
thu từ hoạt động
môi giới
Năm 2008 32,601 364,334 8,9%
Năm 2009 121,204 491,278 24.7%
Năm 2010 151,051 470,849 32%

Năm 2011 90,904 480,491 19%
Qúy I 2012 36,517 137,000 26.7%
Qua bảng tỷ phần doanh thu môi giới tại HSC từ năm 2008 đến quý I 2012 có thể
thấy chất lượng hoạt động của HSC ở mảng nghiệp vụ môi giới đang ngày một tăng
lên.
Doanh thu hoạt động môi giới năm 2009, 2010, 2011 lần lượt tăng 15.8 %,
23.1% và 10.1% so với 2008 . Quý I 2012, doanh thu từ nghiệp vụ môi giới vẫn
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu toàn công ty 26.7%.
19
Qua Bảng 3 có thể thấy rõ ràng HSC đã thay đổi chiến lược kinh doanh và có
tốc độ tăng trưởng khá tốt trong doanh thu hoạt động môi giới so với các công ty
khác, năm 2009 tăng hơn 85 tỷ tương đương với 371.8%, mặc dù với diễn biến xấu
của thị trường năm 2010 và tình hình kinh doanh không khả quan của phần đa
CTCK thì HSC vẫn nỗ lực hết mình để đạt được kết quả tương đối tốt so với các
công ty khác với mức tăng gần 30 tỷ doanh thu so với 2009 ứng với tăng trưởng
124.6%. Năm 2011 doanh thu môi giới bị chậm lại, giảm 60 tỷ đồng. Tuy nhiên đên
quý I 2012, HSC đã lấy lại tốc độ tăng trưởng doanh thu môi giới tốt, cạnh tranh với
các CTCK khác.
Biểu 4: Doanh thu từ hoạt động môi giới của HSC so với các CTCK khác có
cùng quy mô
Đơn vị tính: tỷ đồng
Doanh thu từ môi
giới
2010 2011 Qúy I, 2012
HSC 151 91 36.5
SSI 176 96 28
VN Direct 105 46 15
CTS 22 61 12.6
Bảng trên là một số các công ty chứng khoán tiêu biểu của nhóm công ty có cùng
quy mô, đều chú trọng đầu tư vào mảng môi giới, có thị phần lớn trên thị trường

hiện tại. Ta thấy từ 2010 đến 2011, doanh thu từ môi giới của HSC là khá cao, chỉ
thấp hơn SSI. Qúy I 2012 đã có sự đột phá từ doanh thu môi giới của HSC, công ty
đã nỗ lực vươn lên đứng đầu với doanh thu cao hơn các CTCK khác rất nhiều 36.5
tỷ đồng. Điều này cho thấy mảng môi giới ở HSC đang rất được chú trọng nâng cao
năng lực cạnh tranh.
-Chỉ tiêu chi phí từ hoạt động môi giới
Biểu 5: Chi phí hoạt động môi giới của HSC
20
Đơn vị tính: triệu đồng
Chi phí hoạt động
môi giới môi giới
Chi phí toàn công
ty
Tỷ phần chi phí
hoạt động môi
giới
Năm 2008 6,814 265,128 2.6%
Năm 2009 26,787 131,127 20.4%
Năm 2010 31,458 203,792 15.4 %
Năm 2011 16,969 186,924 9.1%
Qúy I 2012 11,360 39,845 28.5%
-Lãi thu được từ hoạt động môi giới
Biểu 6: Lãi thu từ hoạt động môi giới HSC
Đơn vị tính: triệu đồng
Lãi thu từ hoạt
động môi giới
môi giới
Lợi nhuận toàn
công ty
Tỷ phần lãi từ

hoạt động môi
giới
Năm 2008 25,787 99,206 26%
Năm 2009 94,417 360,151 26.2%
Năm 2010 119,593 267,057 44.8 %
Năm 2011 73,935 293,567 25.2%
Qua 2 bảng trên cho thấy nghiệp vụ môi giới tuy chiếm chi phí khá lớn trong tổng
chi phí của HSC nhưng lãi thu được từ nghiệp vụ này lại đáng kể hơn cả. Năm 2010
và 2011, chi phí cho môi giới là khá thấp 15.4% và 9.1% nhưng lợi nhuận thu về lại
chiếm 44.8% và 25.2&. Điều này cho thấy môi giới là nghiệp vụ quan trọng, có sức
cạnh tranh mạnh mẽ của HSC.
21

×