Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN PHÚ HƯNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.04 KB, 55 trang )

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
PHÚ HƯNG.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán
Phú Hưng.
1.1.1. Giới thiệu về công ty.
-Tên công ty : Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Phú Hưng.
-Tên tiếng anh: Phu Hung Securities Corporation.
-Tên viết tắt : PHS
-Khẩu hiệu: Thịnh Vượng Trường Tồn
-Khẩu hiệu tiếng Anh: Phu Hung Brings You Fortune
-Địa chỉ hội sở : Tầng 5, Tòa nhà Lawrence S. Ting, số 801 Nguyễn Văn Linh, Phường
Tân Phú , Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
-Điện thoại: (84-8)5413 5479-Fax: (84-8) 5413 5472.
- Website: www.phs.vn - Email:
- Ngành nghề kinh doanh:
• Môi giới chứng khoán
• Tự doanh chứng khoán
• Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
• Lưu ký chứng khoán
• Bảo lãnh phát hành chứng khoán
-Vốn điều lệ: 347,450,000,000 đồng
-Logo:
1
1
1.1.2. Lịch sử hình thành và những sự kiện quan trọng.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS) tiền thân là Công ty Cổ phần
Chứng khoán Âu Lạc, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
4103005552 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15 tháng
11 năm 2006 với vốn điều lệ ban đầu là 22,68 tỷ dồng . Ngày 01 tháng 12 năm
2006, PHS được Ùy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động kinh
doanh số 23/UBCK-GPHĐKD, với các nghiệp vụ :Mội giới chứng khoán, tự doanh


chứng khoán, lưu ký chứng khoán. PHS được thành lập và đăng ký thành viên từ
rất sớm, hiện PHS là thành viên thứ 12 của Trung tâm lưu ký .Cổ đông sáng lập của
PHS là nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán.
Đầu năm 2008 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của
Công ty thông qua sự kết hợp tác chiến lược với Công ty Cổ phần CX Technology. Đối
tác chiến lược CX Technology đã có nhiều năm kinh nghiệm đầu tư tại Việt Nam với
nhiều dự án lớn, trong đó phải kể đến dự án đầu tư vào Công ty CX Technology Việt
Nam từ năm 1996. Việc hợp tác này càng khẳng định hơn nữa về nền tảng vững
chắc của Phú Hưng.
Với mục tiêu phát triển thành một trong những công ty chứng khoán hàng
đầu VIệt Nam, Ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên PHS đã không ngừng
phấn đấu từng bước phát triển đều trên hai mặt chất và lượng , thu hút được sự
quan tâm của các nhà đầu tư và từng bước tăng mức vốn điều lệ và khẳng định vị
thế của mình trên thị trường chứng khoán . Từ một công ty chứng khoán với quy
mô nhỏ, sau hơn ba năm hoạt động , Phú Hưng đã không ngừng phát triển đều trên
cả hai mặt chất và lượng , thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư và từng bước
tăng mức vốn điều lệ để khẳng định vị trí của mình trên thị trường chứng khoán.
Hình 1.1 Biến động Vốn điều lệ qua các năm
Tính đến thời điểm 31/3/2010, trên 2 Sở giao dịch Công ty Chứng khoán Phú
Hưng là một trong số 25/105 công ty đạt được vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng trở lên.
Thị phần môi giới trong quý 1/2010 của công ty đạt 1,14% giá trị giao dịch trên 2
sàn.Đến 31/03/2010 công ty đang quản lý 16.423 tài khoản trong đó có 28 tài
khoản của các tổ chức. Công ty hiện có 12 chi nhánh và phòng giao dịch tại các
2
2
trung tâm kinh tế lớn trên cả nước.
PHS là một trong số các công ty chứng khoán đầu tiên đạt yêu cầu kỹ thuật
kết nối giao dịch trực tuyến với HOSE và đạt yêu cầu về mặt hệ thống để áp dụng
giao dịch trực tuyến với HNX.
Với những thế mạnh và chiến lược bền vững Công ty hướng tới mục tiêu:

Cung cấp các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tạo dựng sự
tín nhiệm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
1.1.3 Một số dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của PHS.

Ngày 15/11/2006: CTCP chứng khoán Phú Hưng tiền thân là công ty cổ phần
chứng khoán Âu Lạc được thành lập ngày 15 tháng 11 năm 2006 với vốn
điều lệ 22,68 tỷ đồng.

Tháng 12/2006: Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt
động kinh doanh với 4 nghiệp vụ: môi giới, tự doanh, tư vấn tài chính và đầu
tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán. Tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng.

Ngày 18/12/2006: Công ty trở thành thành viên chính thức của Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bổ sung nghiệp vụ
bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Năm 2008: Hợp tác chiến lược với công ty cổ phần CX Technology, Đài Loan.

Tháng 9/2008: Vốn điều lệ tăng lên 100 tỷ đồng.

Ngày 23/01/2009: Công ty cổ phần Chứng khoán Âu Lạc đổi tên thành Công
ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng.

Ngày 17/03/2009: Tạm hoãn tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng và rút nghiệp
vụ bảo lãnh phát hành.

Ngày 28/04/2009: Vốn điều lệ tăng lên 135 tỷ đồng.

Ngày 24/06/2009: Công ty chính thức trở thành thành viên hệ thống đăng ký
giao dịch UPCoM của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.


Ngày 24/09/2009: Trở thành thành viên của hệ thống giao dịch Trái phiếu
chính phủ.

Ngày 12/01/2010: Tăng vốn điều lệ từ 135 tỷ lên 300 tỷ đồng.

Ngày 09/06/2010: Chính thức giao dich trên sàn giao dịch Chứng khoán Hà
Nội.

Tháng 10/2012: Thay đổi đăng ký kinh doanh. Vốn điều lệ là 347,45 tỷ đồng.
1.2.Chức năng, nhiệm vụ và hạn chế của Công ty cổ phần chứng khoán Phú
Hưng (PHS).
3
3
1.2.1. Chức năng:
PHS tự hào không những cung cấp các dịch vụ thông thường của một công ty
chứng khoán mà còn mang đến cho khách hàng dịch vụ hỗ trợ vượt trội, tạo khác
biệt và lợi thế cạnh tranh riêng.
1.2.2.Nhiệm vụ của PHS:

Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa
những xung đột lợi ít trong nội bộ Công ty và trong giao dịch với người có
liên quan.

Ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách
hàng; cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng.

Thu thập, tìm hiểu thông tin về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng
chấp nhận rủi ro của khách hàng, đảm bảo cá khuyến nghị, tư vấn đầu tư của
Công ty cho khách hàng phải phù hợp với khách hàng đó.


Tuân thủ các quy định bảo đảm vốn khả dụng theo quy định của Bộ Tài
Chính.

Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các
giao dịch của khách hàng và của Công ty.

Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu
chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của
Bộ Tài Chính.

Tuân thủ các quy định của Bộ Tài Chính về nghiệp vụ kinh doanh chứng
khoán.

Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy
định của pháp luật.

Thực hiện công bố thông tin theo và chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Tài
Chính.
1.3. Hệ thống tổ chức của công ty.
1.3.1. Các chi nhánh và trụ sở.
-Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà Lawrence S. Ting,Số 801 Nguyễn Văn Linh, Phường
Tân Phú, Quận 7, TP.HCM. Điện thoại: (84-8) 5413 5479 - Fax:(84-8) 5413 5472
-Website: www.phs.vn
4
4
-Sàn giao dịch: Broadway B ,102 Nguyễn Lương Bằng , Phường Tân Phú, Quận 7,
TP HCM. Điện thoại: (84-8) 5413 5478 - Fax: (84-8) 5413 5473.
Hình 1.2 Các chi nhánh của PHS
Stt Tên chi nhánh Địa chỉ

1 Chi nhánh Quận 3 Tầng 2, tòa nhà Phương Nam, 157 Võ Thị Sáu ,Phường6,Quận 3,
TP. HCM.Điện thoại:(84-8) 38208068- FAX: (84-8) 3820 8206
2 Chi nhánh Tân Bình Tầng trệt, P. G.4A, Tòa nhà E Town 2, Số 364 Cộng Hòa ,Phường
13, Quận Tân Bình, TP.HCM Điện thoại : (84-8) 3813 2401- FAX:
(84-8) 3813 2415
3 Phòng giao dịch quận 1 Tầng 7, Tòa nhà Habour View, Số 35 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.
HCM. Điện thoại : (84-8) 3915 1969 - FAX:(84-8) 3915 1970
4 Phòng giao dịch
Nguyễn Văn Cừ, Quận 1
Tầng 9, Tòa nhà Royal Center, Số 235 Nguyễn Văn Cừ, Quận 1,
TP.HCM Điện thoại:(84-8) 3938 1348 - FAX: (84-8) 3938 134.
5 Chi nhánh Hà Nội Số 3B Đặng Thái Thân, Phường Phan Chu Trinh, Quận .
Kiếm,Thành phố Hà NộiĐiện thoại: (84-4) 3933 4566 - Fax: (84-
4) 3933 4820.
6 Chi nhánh Hải Phòng Tầng 2, Tòa nhà Eliteco, Số 18 Trần Hưng Đạo, Quận Hồng Bàng,
Hải Phòng. Điện thoại: (84-31) 384 1810- Fax (84-31) 384 1801
Với chiến lược hướng tới những thị trường mục tiêu trọng tâm, PHS đã không
ngừng nâng cao chất lượng các chi nhánh ở các tỉnh các thành phố lớn như Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Hà Nội
1.3.2. Sơ đồ tổ chức tại Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng.
Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ
phần, chi tiết theo sơ đồ sau:
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức PHS
5
5
6
6
1.3.3. Chức năng nhiệm vụ chính của các bộ phận trong Công ty.
Đại hội đồng cổ đông:Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có
quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, quyết địn những vấn

đề do pháp luật và điều lệ công ty quy định.
Hội đồng quản trị
Hình 1.4 Hội đồng quản trị PHS
Hội đồng quản trị
Chủ tịch hội đồng quản trị Ông Albert Ting
Phó chủ tịch hội đồng quản
trị Ông Ho, Feng Tao (Kerwin Ho)
Thành viên Ông Harvey Chang
Thành viên Ông Chiu, Hsien-Chih (Gary)
Thành viên Bà Nguyễn Hồng Mai
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty không
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ:
• Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và hằng năm của Công
ty.
• Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào
bán của từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.
• Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn
theo quy định của Luật doanh nghiệp
• Quyết định cơ cấu tổ chức, Quy chế quản lý nội bộ của Công ty.
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với
Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác.
• Có quyền và nhiệm vụ khác theo điều lệ và quy định của pháp luật.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm
soát thực hiện giám sát hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/ Phó tổng giám đốc trong
viêc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Đại hội đồng cổ
đông về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Ban kiểm soát có ba thành
viên, nhiệm kỳ của ban kiểm soát không quá ba năm.
Ban tổng giám đốc.
7

7
Hình 1.5 :Ban tổng giám đốc PHS
Ban giám đốc
Tổng giám đốc Ông Chen Chia Ken (Jacky)
Phó tổng giám đốc Ông Võ Đăng Quang
Ban tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng giám đốc là điều
hành mọi hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty, chịu sự giám sát và trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị công ty và trước pháp luật về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc không quá ba năm, có
thể được bổ nhiệm lại với nhiệm kỳ không hạn chế.Tổng giám đốc có quyền và
nhiệm vụ:
• Tổ chức thực hiện quyết định hội đồng quản trị của công ty.
• Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
• Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, kiến nghị và ban hành quy chế quản lý
nội bộ công ty.
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ
chức danh thuộc quyền HĐQT.
• Các quyền khác theo quy định tại Điều lệ Công ty.
Kiểm soát nội bộ : Hệ thống kiểm soát nội bộ phải chịu sự điều hành, quản lý
của Tổng Giám Đốc công ty chứng khoán, có chức năng giám sát tuân thủ nhằm
đảm bảo những mục tiêu tuân thủ quy định của Luật chứng khoán và các văn bản
có liên quan, Hoạt động của công ty an toàn hiệu quả; Trung thực trong việc lập báo
cáo tài chính của công ty. Kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ kiểm soát những nội dung
sau:
• Kiểm soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ của các bộ phận kinh doanh và
người hành nghề chứng khoán.
• Kiểm soát nội bộ báo cáo tài chính.
• Giám sát tỷ lệ vốn khả dụng và các tỷ lệ an toàn tài chính.
• Bảo quản, lưu giữ tài sản của khách hàng.
• Nội dung khác theo nhiệm vụ Tỗng giám đốc công ty giao.

Khối tư vấn tài chính doanh nghiệp: Phòng Tư vấn tài chính doanh
nghiệp có chức năng cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng là các
doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của Phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp bao gồm:
8
8
• Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp: Tư vấn đăng ký niêm yết, tư
vấn chào bán chứng khoán, tư vấn tái cấu trúc vốn, tư vấn đăng ký giao dịch
trên thị trường chứng khoán đại chúng công ty chưa niêm yết
• Cung cấp các dịch vụ tư vấn khác: Tư vấn chuyển đổi hình thức sở hữu doanh
nghiệp, tư vấn tổ chức đấu giá, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn mua bán, sáp
nhập doanh nghiệp, tư vấn tổ chức đại hội đồng cổ đông
Khối môi giới:
• Khối môi giới gồm có các phòng môi giới. Nhiệm vụ chính của khối môi giới:
• Mở rộng và phát triển mạng lưới khách hàng trong và ngoài nước.
• Hướng dẫn tư vấn nhà đầu tư giao dịch trên thị trường.
• Thực hiện chăm sóc, hỗ trợ khách hàng.
• Đưa ra các nhận định, nghiên cứu trong nội bộ để cung cấp cho khách hàng
môi giới.
Khối đầu tư.Khối đầu tư bao gồm bộ phận phân tích và đầu tư.
- Bộ phận phân tích: có chức năng thực hiện phân tích nền kinh tế, ngành doanh
nghiệp cũng như tập hợp, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin phục
vụ cho hoạt động nghiên cứu, phân tích. Nhiệm vụ chính của phòng như sau:
• Tập hợp, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ cho
hoạt động nghiên cứu, phân tích, chọn lọc chứng khoán.
• Đưa ra các báo cáo phân tích nhằm phục vụ cho định hướng hoạt động kinh
của Công ty, hỗ trợ hoạt động của các hoạt động của bộ phận môi giới chứng
khoán và đưa ra những khuyến nghị đối với nhà đầu tư.
• Phân tích đánh giá thị trường, thuyết trình trước nhà đầu tư về nhận định
thị trường hàng ngày, tuần. Tiếp xúc tư vấn đầu tư cho các tổ chức, cá nhân
đầu tư tại công ty.

• Phối hợp tìm hiểu doanh nghiệp, tổ chức hội thảo, thuyết trình về cơ hội đầu
tư vào các doanh nghiệp, các mã cổ phiếu, và các chủ đề khác trong nền kinh
tế.
- Bộ phận đầu tư có chức năng quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tạo lập,
sử dụng nguồn vốn của Công ty, tổ chức và thực hiện hoạt động đầu tư, tự doanh và
các hoạt động khách của Công ty. Nhiệm vụ chính của phòng bao gồm:
9
9
• Quản lý nguồn vốn:
+ Theo dõi, quản lý các nguồn lực tài chính của Công ty.
+Xây dựng kế hoạch tạo lập và sử dụng nguồn vốn của Công ty.
+Điều hòa, cân đối tài chính phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty.
• Quản lý đầu tư:
+Thu thập thông tin, thực hiện phân tích phục vụ công tác đầu tư.
+Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư.
+Thiết lập các kênh khai thác đầu tư.
+Xây dựng quan hệ đối tác với các tổ chức đầu tư.
- Bộ phận tự doanh của PHS chuyên thực hiện đầu tư vào chứng khoán( Cổ phiếu
niêm yết và chưa niêm yết, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp). Với
phương châm thận trọng, hiệu quả, PHS ch1u trọng xây dựng danh mục chứng
khoán đầu tư thỏa mãn tối ưu mục đích tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Bộ phận tự doanh của PHS cũng luôn chú trọng tuân thủ quy định của pháp luật
nhằm đảm bảo hoạt động tự doanh minh bạch, tránh xung đột lợi ích với khách
hàng.
Phòng hỗ trợ giao dịch.
Phòng hỗ trợ giao dịch thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch
chứng khoán cho nhà đầu tư:
• Mở và quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán niêm yết cho nhà đầu tư.
• Hướng dẫn, hỗ trợ và thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng.
• Chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác tổ chức thực hiện đại lý đấu giá.

• Hỗ trợ khách hàng giao dịch chứng khoán chưa niêm yết, thực hiện quản lý
cổ đông.
• Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến lưu ký chứng khoán: quản lý lưu ký
chứng khoán, thanh toán bù trừ, thực hiện quyền, giữ vai trò đầu mối kết nối
với Trung tâm lưu ký chứng khoán.
10
10
Phòng phát triển . Phòng phát triển thực hiện các công việc nhằm mở rộng
quy mô và hoạt động của công ty chứng khoán:
• Kiến nghị việc thành lập và mở rộng các chi nhánh, phòng giao dịch.
• Tìm kiếm địa điểm phù hợp, thuận lợi để thành lập chi nhánh, phòng giao
dịch
Khối hoạt động . Gồm các đơn vị phòng ban:
+ Phòng hành chính:
• Quản lý hành chính, văn thư, con dấu
• Quản lý, mua sắm tài sản cố định và công cụ lao động của Công ty.
• Thực hiện các công việc bảo vệ và an ninh.
• Đảm bảo các điều kiện cho hoạt động Công như: điện, nước, an toàn lao
động, phòng cháy chữa cháy, phương tiện vận chuyển
• Công tác lễ tân, phục vụ.
+ Phòng kế toán tài chính.
Phòng kế toán tài chính có chức năng ghi chép mọi nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Công ty, nhằm cung cấp số liệu
chính xác, kịp thời phục vụ công tác quản lý và quyết định kinh doanh của Công ty.
Nhiệm vụ chính của Phòng kế toán tài chính bao gồm:
• Xây dựng và kiểm tra chế độ báo cáo tài chính kế toán toàn hệ thống.
• Thực hiện kế toán quản trị, kế toán tổng hợp.
• Xây dựng hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng chế độ và chuẩn mực
• Thực hiện chức năng kế toán, thống kê phản ánh đầy đủ, chính xác, trung
thực, kịp thời, liên tục, có hệ thống các hoạt động tài chính, tiền vốn, tài sản,

chứng khoán của Công ty và nhà đầu tư theo đúng chế độ quy định của pháp
luật.
• Lập báo cáo chi tiết hàng kỳ về báo cáo tài chính theo quy định của Công ty
và Pháp luật.
• Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, đăng ký, kê khai thuế theo quy chế tài
chính và quy định chi tiêu nội bộ của Công ty.
• Phòng kế toán tài chính bao gổm các bộ phận: Kế toán giao dịch, kế toán
tổng hợp, kế toán nội bộ, kho- quỹ.
11
11
Phòng Marketing : có chức năng xây dựng và phát triển thương hiệu của
Công ty thông qua tuyên truyền, quảng bá hình ảnh PHS tới công chúng và các hoạt
động khác. Phòng Marketing thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
• Xây dựng và triển khai các kế hoạch truyền thông và PR theo định hướng
phát triển của Công ty.
• Tổ chức các sự kiện, chương trình hội nghị, quảng cáo, đại hội đồng cổ đông
của Công ty.
• Tìm kiếm và xây dựng quan hệ với đối tác trong nước và quốc tế
• Xây dựng kế hoạch quảng cáo và xúc tiến quảng cáo
• Tổ chức xuất bản các ấn phẩm của Công ty.
Phòng nhân sự:thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
• Quản lý tuyển dụng và bố trí nhân sự.
• Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
• Thực hiện công tác đánh giá nhân viên theo định kỳ
• Xây dựng hệ thống tiền lương, thưởng, phụ cấp cho người lao động, thực
hiện các chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động theo luật định.
• Theo dõi biến động và thực hiện các biện pháp để ổn định và phát triển nhân
sự, nguồn lực của Công ty, xây dựng môi trường làm việc và văn hóa doanh
nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của Công ty. Với những nổ lực
trong tìm kiếm và đào tạo nguồn nhân lực, PHS tin rằng sẽ đem những dịch

vụ chuyên nghiệp nhất đến với khách hàng.
Phòng Công nghệ thông tin (IT):có chức năng thiết lập và duy trì môi
trường làm việc hiện đại, thuận tiện trong Công ty, đồng thời nghiên cứu và triển
khai các ứng dụng công nghệ mới nhằm cung cấp cho khách hàng các tiện ích và
công cụ hiện đại. Nhiệm vụ chính phòng IT bao gồm:
• Xây dựng và quản trị mạng và hệ thống nội bộ.
• Xây dựng và quản trị hệ thống an ninh, bảo mật về công nghệ thông tin.
• Quản trị các phần mềm ứng dụng nội bộ và dành cho khách hàng.
• Xây dựng và quản lý trung tâm dữ liệu.
1.4. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm dịch vụ.
1.4.1. Lĩnh vực hoạt động.
+ Nghiệp vụ môi giới .
12
12
Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng
khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Công ty chứng khoán đại diện cho khách
hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc thị trường
OTC. Vì các quyết định đầu tư do chính khách hàng đưa ra nên họ sẽ phải tự chịu
trách nhiệm về kết quả.
Hiện nay, tất cả các công ty chứng khoán ở nước ta đều đang thực hiện
nghiệp vụ này. Nhân viên phòng môi giới của các công ty chứng khoán sẽ cung cấp
thông tin về các công ty niêm yết, các thông tin thị trường cho khách hàng bên cạnh
đó họ sẽ đại diện cho khách hàng trong việc thực hiện các giao dịch.Tuy nhiên đó
mới chỉ là "môi giới giao dịch" khi thị trường phát triển thì hoạt động môi giới phải
đóng vai trò là cầu nối giữa nhà đầu tư bán chứng khoán và nhà đầu tư mua chứng
khoán, thông qua hoạt động môi giới nhà môi giới chứng khoán sẽ trở thành người
bạn, người chia sẻ những lo âu, căng thẳng và đưa ra những lời động viên kịp thời
cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư có những quyết định tỉnh táo.
+ Tự doanh chứng khoán.
Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán là quá trình tự tiến hành các

giao dịch mua bán chứng khoán cho chính mình. Đây được coi là một khoản đầu tư
của công ty bởi vì hoạt động này được thực hiện nhằm mục đích thu lợi nhuận cho
chính công ty thông qua hành vi mua bán chứng khoán với khách hàng. Nghiệp vụ
này hoạt động song hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh giao dịch cho
khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính công ty.
Hoạt động tự doanh được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên SGCK
hoặc thị trường OTC. Trên thị trường OTC hoạt động tự doanh của công ty chứng
khoán được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường. Lúc này, công ty
chứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng chứng
khoán nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán chứng khoán
với khách hàng để hưởng chênh lệch giá.
Đối với các công ty chứng khoán ở nước ta hiện nay thì chỉ có một số công ty
thực hiện hoạt động này bởi vì theo quy định của pháp luật thì muốn thực hiện
13
13
nghiệp vụ này thì công ty chứng khoán cần đáp ứng được một số yêu cầu mà đầu
tiên là phải có vốn điều lệ 12 tỷ. Đây cũng là một điều bất lợi đối với một số công ty
chứng khoán khi không có đủ điều kiện về vốn trong khi đội ngũ nhân viên có trình
độ chuyên môn và khả năng phân tích.
+ Tư vấn tài chính và đầu tư chính khoán.
Dựa trên hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình
huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành,
đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng.
Nghiệp vụ này có ý nghĩa rất quan trọng tron việc xác định danh mục đầu tư
của nhà đầu tư khi đến tư vấn tại công ty. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng không nhỏ
đến uy tín cũng như các hoạt động khác của công ty Chính vì thế cần có những
nguyên tắc sau đây:
• Chuyên viên tư vấn có kiến thức chuyên môn sâu rộng
• Không bảo đảm chắc chắn về giá trị chứng khoán
• Luôn nhắc nhở rằng những lời tư vấn có thể sẽ không hoàn toàn chính xác và

nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
• Không được cung cấp thông tin sai sự thật, không được dụ dỗ, mời gọi khách
hàng mua hay bán một loại chứng khoán nào đó.
• Không quyết định thay cho khách hàng.
• Phải tư vấn phù hợp với mục tiêu và tình hình tài chính của khách hàng.
Bên cạnh các hoạt động tư vấn về đầu tư chứng khoán các công ty chứng
khoán còn thực hiện một mảng tư vấn rất lớn đó là mảng tư vấn tài chính doanh
nghiệp.Trong mảng tư vấn về tài chính doanh nghiệp các công ty chứng khoán thực
hiện các hoạt động: Tư vấn cổ phần hoá, tư vấn niêm yết, tư vấn tái cấu trúc doanh
nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, chia
tách, sát nhập…Những mảng hoạt động này đòi hỏi đội ngũ nhân viên tư vấn của
công ty chứng khoán cần phải nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề tài chính doanh
nghiệp một cách chuyên sâu.
+ Lưu ký chứng khoán.
14
14
Lưu ký chứng khoán là việc nhận chứng khoán do khách hàng gửi, bảo quản
chứng khoán cho khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối
với chứng khoán, như: quyền bỏ phiếu; quyền nhận lãi, vốn gốc trái phiếu; quyền
nhận cổ phiếu thưởng, cổ tức bằng cổ phiếu, cổ tức bằng tiền; quyền mua cổ phiếu
phát hành thêm; quyền chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi
Chứng khoán đã được lưu ký sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký chứng
khoán đứng tên nhà đầu tư. Khi chứng khoán được giao dịch, tài khoản của nhà
đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay tờ chứng chỉ chứng
khoán.
Hệ thống lưu ký chứng khoán bao gồm Trung tâm Lưu ký chứng khoán
(TTLK) và các thành viên lưu ký. Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán, ngân
hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp
giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được TTLK chấp thuận
trở thành thành viên lưu ký.

Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký
phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán chi tiết và quản lý tách biệt tài sản cho từng
khách hàng. Chứng khoán lưu ký của khách hàng tại thành viên lưu ký là tài sản
thuộc sở hữu của khách hàng và được quản lý tách biệt với tài sản của thành viên
lưu ký. Thành viên lưu ký không được sử dụng chứng khoán trong tài khoản lưu ký
chứng khoán của khách hàng vì lợi ích của bên thứ ba hoặc vì lợi ích của chính
thành viên lưu ký.
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của công ty chứng khoán là việc thực hiện các
đợt chào bán và phân phối chứng khoán cho các doanh nghiệp cổ phần hoá ra công
chúng và thực hiện bảo lãnh. Có thể nói nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là một trong
những nghiệp vụ phổ biến ở các công ty chứng khoán, nó giúp cho tổ chức phát
hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối
chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát
hành.
15
15
Tuy nhiên ở nước ta hiện nay thì mới chỉ có một số công ty chứng khoán thực
hiện nghiệp vụ này, đó là những công ty có ngân hàng mẹ hỗ trợ rất nhiều về năng
lực, vốn, các quan hệ sẵn có.
Nghiệp vụ này gồm có 4 bước
Bước 1 : Thực hiện tư vấn
Bước 2 : Hoàn tất hồ sơ và làm thủ tục xin cấp phép bảo lãnh
• Thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành: thỏa thuận phí giao dịch, phí nhượng
bán, phí bảo lãnh.
• Ký kết hợp đồng bảo lãnh phát hành và nộp cho cơ quan quản lý.
Bước 3: Thăm dò thị trường tổ chức Road Show.
Bước 4: Phân phối và thiết kế.
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là một nghiệp vụ rất nguy hiểm và mang nhiều
rũi ro cao cho tổ chức bảo lãnh. Vì nguy cơ khó phân phối khi thị trường cho thấy

chứng khoán sắp phát hành không được ủng hộ và quan tâm của nhà đầu tư.
1.4.2. Các sản phẩm dịch vụ của công ty
+ Môi giới chứng khoánCác dịch vụ môi giới và giao dịch chứng khoán bao
gồm:
* Mở tài khoản cá nhân / tổ chức trong nước .
* Mở tài khoản cá nhân / tổ chức nước ngoài .
* Đa dạng các phương thức giao dịch chứng khoán:
• Giao dịch tại sàn.
• Giao dịch qua Internet (E-Stock).
• Giao dịch qua điện thoại (T-Stock).
• Tra cứu giao dịch qua Mobile (M-Stock).
+ Lưu ký chứng khoán
Nội dung của nghiệp vụ gồm lưu ký chứng khoán và quản lý sổ cổ đông.
* Dịch vụ lưu ký chứng khoán
16
16
• Lưu ký sổ cổ đông / Giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán .
• Điều chỉnh thông tin khách hàng .
• Rút chứng khoán .
• Chuyển khoản chứng khoán hoặc tất toán tài khoản .
• Chuyển quyền sở hữu thông qua: Cho / Biếu tặng / Thừa kế .
• Thực hiện quyền mua chứng khoán .
* Dịch vụ quản lý sổ cổ đông .
• Ở nước ta việc lưu ký có những nguyên tắc như sau:
• Tài khoản lưu ký của khách hàng phải tách biệt với tài khoản lưu ký của
công ty.
• Công ty không được sữ dụng CK trong tài khoản lưu ký của khách hàng vì lợi
ích của bên thứ 3 hoặc vì lợi ích của công ty.
• Công ty không được sử dụng tài khoản của khách hàng để thanh toán các
khoản nợ của chính mình hoặc các cá nhân khác .

+ Dịch vụ hỗ trợ tài chính
• Ứng tiền bán chứng khoán.
• Tự động chuyển nhượng tiền bán chứng khoán (T-Service).
• Giao dịch ký quỹ.
• Ứng trước tiền cổ tức.
+ Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp.
*Tư vấn cổ phần hóa: CPH là bước tiến quan trọng giúp các DN tiếp cận đối tác mới,
mở rộng thị trường PHS tư vấn cho DN lập phương án CPH theo quy định của pháp
luật hiện hành, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và chiến lược phát triển của
DN trong tương lai. Dịch vụ tư vấn CPH DN do PHS cung cấp gồm có:
• Đánh giá tổng quan và cung cấp các khuyến nghị chiến lược.
• Xây dựng kế hoạch cổ phần hóa chi tiết.
• Dự thảo Điều lệ công ty và chuẩn bị tất cả các tài liệu cần thiết.
• Thực hiện đăng ký với cơ quan thẩm quyền.
• Thẩm định giá trị doanh nghiệp.
• Giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh và tài liệu tiếp thị
khác.
• Giúp doanh nghiệp xác định và tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược
tiềm năng.
• Tổ chức đấu giá, phát hành riêng lẻ hoặc phát hành chứng khoán ra
17
17
công chúng.
• Trợ giúp DN chuyển đổi sang Công ty cổ phần, tổ chức ĐHCĐ lần đầu.
• Tư vấn sau cổ phần hóa & tư vấn thẩm định.
*Tư vấn phát hành:Đây là kênh đầu tư hiệu quả cho việc huy động vốn Dịch vụ này
đòi hỏi kiến thức chuyên ngành, kết hợp với xây dựng kế hoạch phát hành, kế hoạch
sử dụng vốn khả thi, giá chào bán hợp lý. PHS sẽ mang đến khả năng thành công
cao nhất cho đợt phát hành của DN qua các hoạt động:
• Đánh giá tình hình SXKD của DN và chọn lựa công cụ tài chính phù hợp.

• Xây dựng kế hoạch phát hành.
• Xây dựng điều lệ DN phù hợp với các chuẩn mực pháp luật hiện hành.
• Viết Bản cáo bạch, lập bộ hồ sơ chào bán.
• Thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
• Thẩm định giá trị doanh nghiệp.
• Trợ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược PR phù hợp.
• Xác định đối tác và giúp DN tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược tiềm năng.
• Tổ chức giới thiệu công ty cho công chúng.
• Thực hiện thủ tục phát hành sau khi được cấp phép.
• Đánh giá & tư vấn sau phát hành.
* Tư vấn niêm yết :Niêm yết CP sẽ giúp các DN, NĐT tăng tính thanh khoản, tạo sự
minh bạch về hoạt động SXKD trên thị trường.Việc niêm yết thành công đòi hỏi tập
trung chuyên môn một số yếu tố trọng điểm: thấu hiểu các quy định của luật pháp
về niêm yết, phân tích xu hướng hiện nay trên thị trường, thẩm định giá trị của
công ty cổ phần, tính toán việc niêm yết / giá chào bán cho NĐT. PHS hỗ trợ các DN
trong việc niêm yết thông qua các bước chủ yếu sau:

• Đánh giá tổng quan và khuyến nghị.

• Xây dựng kế hoạch niêm yết.

• Xây dựng điều lệ công ty phù hợp với điều lệ mẫu.

• Xây dựng bản cáo bạch, lập bộ Hồ sơ niêm yết.

• Thực hiện đăng ký với cơ quan thẩm quyền.

• Thực hiện đăng ký lưu ký tập trung.

• Giúp doanh nghiệp tổ chức các hoạt động giới thiệu DN tới công chúng.


• Thực hiện thủ tục niêm yết.

• Đánh giá & tư vấn sau niêm yết.
* Tư vấn sáp nhập và mua bán công ty:PHS cung cấp dịch vụ Tư vấn Sáp nhập &
Mua bán công ty cho các doanh nghiệp Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm,
18
18
chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp để đảm bảo vận hành xuyên suốt ,
hiệu quả và thành công của quá trình mua bán và sát nhập. Dịch vụ tư vấn này bao
gồm các hoạt động sau:

• Đánh giá nhu cầu kinh doanh và xác định mục tiêu Sáp nhập và Mua bán.

• Xây dựng kế hoạch tổng quan cho quá trình Sáp nhập và Mua bán.

• Xác định triển vọng khi mua bán, sáp nhập và chọn chiến lược tiếp cận thích
hợp.

• Khảo sát và đánh giá mục tiêu.

• Hỗ trợ doanh nghiệp thẩm định giá trị doanh nghiệp, xác định tỷ lệ chuyển
đổi cổ phiếu (nếu có).

• Chuẩn bị kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp.

• Chuẩn bị tất cả các tài liệu mua bán và sáp nhập cần thiết.

• Hỗ trợ đàm phán.


• Đánh giá và tư vấn sau mua bán và sáp nhập.
PHS cung cấp các phân tích độc lập, có chiều sâu về các hoạt động của
DN.Đây là những thông tin cần thiết để giúp khách hàng đưa ra các quyết định
đúng đắn dựa trên các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm cổ phần hoá, niêm yết
và phát hành, sáp nhập và mua bán, tái cơ cấu doanh nghiệp… Phú Hưng sẽ luôn
luôn mang lại một dịch vụ có chất lượng vượt trội để giúp bạn đáp ứng mục tiêu
khác nhau của mình.
* Bảo lãnh phát hành :Đây là một công cụ đắc lực cho phép các tổ chức phát hành
đảm bảo được nguồn vốn huy động mong muốn, với chi phí hợp lý Dịch vụ này đòi
hỏi kiến thức chuyên ngành trong các lĩnh vực pháp luật, tài chính – chứng khoán
và tiếp thị, với tiềm lực tài chính mạnh, mạng lưới khách hàng và đối tác rộng lớn
trong lĩnh vực đầu tư và tài chính, PHS sẽ đảm bảo cho đợt phát hành của DN đạt
được thành công cao nhất và mang DN đến với đông đảo các nhà đầu tư và đối tác
tiềm năng. Dịch vu bảo lãnh phát hành sẽ bao gồm một số hoạt động chính như sau:

• Đánh giá tình hình SXKD của DN và chọn phương án PR và tiếp cận KH phù
hợp.

• Xây dựng kế hoạch bảo lãnh phát hành.

• Thẩm định giá trị doanh nghiệp.

• Xác định đối tác và tìm kiếm các NĐT chiến lược tiềm năng.

• Tổ chức giới thiệu công ty cho công chúng và các nhà đầu tư.
19
19

• Thực hiện đợt phát hành.


• Đánh giá & tư vấn sau bảo lãnh phát hành.
1.5 Tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng .
1.5.1. Phân tích vĩ mô.
Chính phủ đã đề ra mục tiêu trong nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 và
Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012: " Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
đảm bảo anh sinh xã hội, từng bước thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế". Các biện
pháp, chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt giảm lãi suất đã áp dụng từ năm 2011
khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại trong năm 2012. Số liệu vĩ mô thống kê cho thấy
nền kinh tế trong nước vẫn đang trong giai đoạn rất khó khăn. Mặc dù CPI đã giảm
tốc, nhưng thời gian qua nhiều mặt hàng thiết yếu như y tế, giáo dục, điện, nước,
xăng dầu, chất đốt đã kịp tăng giá khiến cầu tiêu dùng suy yếu nghiêm trọng. Hàng
tồn kho ứ đọng duy trỉ ở mức cao trong khi tình hình sản xuất tiếp tục trùy trệ, số
lượng đơn hàng sụt giảm. Hàng tồn kho chậm giải quyết cùng với vấn đề nợ xấu
chậm xử lý khiến tăng trưởng tín dụng chậm lại. Thâm hụt NSNN tăng mạnh ảnh
hưởng tới an sinh xã hội, khả năng hỗ trợ kinh tế của Chính phủ, cũng như gây áp
lực lên thị trường tiền tệ. (Thông tin lấy từ báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012. Chứng
khoán An Bình).
Tiếp tục những thành tựu đạt được trong năm 2012, trong 6 tháng đầu năm
2013, môi trường kinh tế vĩ mô đã được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở
mức 2,4%, cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng
cao, đạt mức kỷ lục, giá trị VND tiếp tục được cải thiện, thanh khoản của hệ thống
ngân hàng ổn định. Trong khi tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đang
gặp khó khăn, việc duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm là
một sự cố gắng khá ấn tượng của Chính phủ, nhất là trong điều kiện các giải pháp
đề ra trong Nghị quyết 02 chưa triển khai được nhiều.Bên cạnh đó.
Bằng việc ra đời của VAMC vào tháng 7 năm 2013 đã tạo nên một lực đẩy
cho các hệ thống ngân hàng. Nợ xấu ở các ngân hàng giảm mạnh trong thời gian
qua. Và đây là một trong những yếu tố quan trọng để giúp nền kinh tế phát triển
trong thời gian tới.
20

20
Kết luận : Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn. Nhưng với những
chính sách đường lối đúng đắn của Chính Phủ thì nhiều khả năng sẽ có sự bức phá
trong thời gian tới.
1.5.2. Phân tích thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán tăng mạnh vào những tháng đầu năm 2012. Thị
trường chứng khoán tiếp tục sôi động và tạo đỉnh cho đến đầu tháng 5/2012, VN-
Index tăng mạnh 27% với mức giao dịch bình quân hơn 62 triệu cổ phiếu mỗi phiên,
HNX- Index tăng mạnh 42,6% với giao dịch bình quân đạt hơn 65 triệu cổ phiếu mỗi
phiên. Tuy nhiên thị trường lên tiếp giảm mạnh trong những tháng sau cùng với
những "cú sốc" liên quan đến ngành ngân hàng, đặc biệt la2ACB, STB, khi ông
Nguyễn Đức Kiên, ông Trần Xuân Giá (ACB) bị bắt, ông Đặng Văn Thành (STB) từ
chức. Thị trường giảm mạnh đến gần cuối năm.
Bước sang giai đoạn năm 2013bất chấp khó khăn chung của nền kinh tế, thị
trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn có những bước phát triển đáng kể.Sự
“lên hạng” của thị trường trong mắt các NĐT nước ngoài: Trong 6 tháng đầu năm
2013, dòng vốn ngoại chảy vào TTCK có diễn biến tích cực. Tổng lượng vốn đầu tư
gián tiếp ước đạt 160 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều NĐT tổ
chức lớn đang xúc tiến các hoạt động để giải ngân vào TTCK Việt Nam. Bởi vậy,
triển vọng thu hút thêm dòng vốn ngoại của thị trường còn lớn.
Đặc biệt TTCK Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Đầu tháng 6/2013, hãng tin Reuters đã công bố dữ liệu về diễn biến của các TTCK
châu Á kể từ đầu năm 2013 đến nay. Theo đó, nếu tính theo USD, mức tăng trưởng
của TTCK Việt Nam ước đạt 23%, đứng đầu khu vực châu Á. Còn tính theo nội tệ,
mức tăng của TTCK Việt Nam đứng thứ 2 chỉ sau Nhật Bản với tỷ lệ ước đạt khoảng
24%. Ngoài ra, theo báo cáo các quỹ đầu tư đại chúng của Edmond De Rothschild,
tính từ đầu năm 2013 đến hết ngày 7/6/2013, giá trị tài sản ròng (NAV) các quỹ
đầu tư đại chúng trên TTCK Việt Nam đều tăng mạnh, xấp xỉ mức tăng của cả năm
2012. Nhìn chung, đa số các quỹ đầu tư chứng khoán đều đạt mức tăng trưởng xấp
xỉ hoặc vượt mức tăng của chỉ số VN-Index trong cùng thời kỳ (26,5%)… Điều đặc

biệt là, mức tăng bình quân của các quỹ đầu tư chứng khoán thành lập tại Việt
21
21
Nam, do công ty quản lý quỹ của Việt Nam quản lý có mức tăng tốt hơn (đạt bình
quân 24,6%, tính theo đồng USD) so với mức tăng bình quân của các quỹ đầu tư
chứng khoán do công ty quản lý quỹ nước ngoài đầu tư tại đây (đạt 22,1%). Những
yếu tố trên tạo kỳ vọng tăng trưởng trong những tháng cuối năm. (nguồn:
tapchitaichinh.vn).
1.5.3. Phân tích công ty.
+ Tình hình hoạt động năm 2012.
* Môi giới chứng khoán :Môi giới chứng khoán vẫn là hoạt động trọng tâm và quan
trọng hàng đầu trong các nghiệp vụ kinh doanh của Công ty. Cùng với việc cơ cấu
lại mạng lưới hoạt động của Công ty ,số lượng nhân viên môi giới và môi giới tập sự
hiện còn 98 người giảm so với năm 2011, tuy nhiên trong năm 2012 ,tình hình của
hoạt động môi giới lại có khởi sắc mạnh mẽ khi doanh thu hoạt động môi giới là
13.62 tỷ tăng 22.7% so với năm 2011, số lượng tài khoản của Công ty năm 2012 là
48.383 tài khoản tăng 3,79% so với năm 2011.Với đội ngũ môi giới ngày càng phát
triển về chất lượng, Công ty tin rằng đây sẽ là một trong những điều kiện giúp phát
triển mạnh năm 2013.
* Tự doanh chứng khoán .Năm 2012 tình hình đầu tư trong lĩnh vực tự doanh cũng
được công ty hết sức cẩn trọng ,giá trị và số lượng cổ phiếu được đầu tư không thay
đổi nhiều so với năm 2011. Các khoản đầu tư của công ty chủ yêu tập trung vào
những công ty niêm yết , trái phiếu chính phủ , trái phiếu Công ty
* Tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư.Năm 2012, trong hoạt động tư vấn tài chính
doanh nghiệp thì các mảng tư vấn phát hành , tư vấn niêm yết vẫn là hoạt động tư
vấn tài chính . Tuy nhiên khi mà thị trường trầm lắng và tình hình huy động vốn từ
các cổ đông bị hạn chế thì các hoạt động tư vấn truyền thống dường như không khả
quan .Do đó công ty đã đẩy mạnh vào hoạt động tái cấu trúc công ty, tư vấn mua,
bán, sáp nhập tuyển dụng và đạo tạo những nhân viên có chuyên môn ,kiến thức
thực hiện các sản phẩm tư vấn mới.

* Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Tăng cường hoạt động bảo lãnh phát hành
chứng khoán của công ty để đem lại cho khách hàng dịch vụ tối ưu nhất .
22
22
+ Phân tích các chỉ tiêu tài chính.
Hình 1.6 Bảng thể hiện sự thay đổi của một số chỉ tiêu của PHS năm 2010-
2012.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối
Tương
đối
TỔNG
TÀI SẢN
610.242.234.00
1
617.671.720.69
9 307.368.145.487 7.429.486.698 1,22% -310.303.575.212 -50,24%
NỢ
PHẢI
TRẢ
307.702.268.36
2
362.521.241.70
9 106.233.327.937 54.818.973.347 17,82% -256.287.913.772 -70,70%
VỐN
CHỦ SỞ
HỮU
302.539.965.63
9

255.150.478.99
0 201.134.817.550
-
47.389.486.649 -15,66% -54.015.661.440 -21,17%
DOANH
THU
THUẦN
143.377.982.42
6 95.798.562.139 54.488.937.171
-
47.579.420.287 -33,18% -41.309.624.968 -43,12%
LỢI
NHUẬN
GỘP 64.440.130.760 -2.418.856.080 -9.343.843.894
-
66.858.986.840 -103,75% -6.924.987.814
286,29
%
EBIT 37.030.023.999 -46.639.486.649 -101.465.661.440
-
83.669.510.648 -225,95% -54.826.174.791
117,55
%
EAT 27.633.090.027 -47.389.486.649 -101.465.661.440
-
75.022.576.676 -271,50% -54.076.174.791
114,11
%
Phân tích quy mô
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tồng tài sản công ty giảm mạnh vào năm

2012.Cụ thể: Năm 2012 tổng tài sản giảm 50,24% so với năm 2011.Tổng tài sản
công ty giảm thể hiện quy mô công ty giảm.Lí do là trong năm 2012 Chứng khoán
Phú Hưng tập trung vào một vài thị trường tiềm năng như là Hà Nội, Hải Phòng và
thành phố Hồ Chí Minh ở phía Bắc và phía Nam Việt Nam và chấm dứt hoạt động
của một số chi nhánh và phòng giao dịch ít khách hàng. Cụ thể là số lượng chi
nhánh từ 12 đã giảm xuống còn 7 chi nhánh.
23
23
Doanh thu công ty giảm mạnh qua các năm. Năm 2011 giảm 33,18% xuống
còn 95,8 tỷ đồng. Năm 2012 lại tiếp tục giảm 43,12% xuống còn 54, 5 tỷ đồng.
Doanh thu giảm là do tình hình suy thoái của toàn thị trường và sự cạnh tranh
mạnh mẽ từ các công ty bên ngoài. Hơn thế nữa là sự thay đổi liên tục của lãi suất
và xu hướng giảm kéo dài kể từ tháng 5 năm 2012.
Hình 1.7 : Biểu đồ tăng trưởng doanh thu qua các năm của PHS.
Cơ cấu vốn:
Bên cạnh đó là sự cơ cấu lại Công ty của ban lãnh đạo. Thể hiện là sự sụt
giảm rõ ràng của phần nợ phải trả.Tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn giảm
mạnh qua các năm điều này làm giảm áp lực trả nợ của công ty.
Hình 1.8. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của Công ty PHS.
Khả năng thanh toán :
Quả thật các nhóm các chỉ tiêu thanh toán của công ty tăng mạnh vào năm 2012.
Hình 1.9. Biểu đồ thể hiện các hệ số thanh toán của PHS năm 2010 đến
2012.
Nhưng nếu xem xét một cách khách quan khi so sánh chỉ tiêu này vào năm
2012 với các mã chứng khoán cùng ngành thì ta thấy chỉ tiêu này lớn hơn rất nhiều
.Cụ thể các chỉ tiêu thanh toán hiện thời và thanh toán nhanh là 25.024, thanh toán
tiền mặt là 16,278.Trong khi ở các công ty khác thì chỉ tiêu thanh toán hiện thời và
thanh toán nhanh đều nhỏ hơn 6 và thanh toán tiền mặt thì nhỏ hơn 2. Điều này
chứng tỏ công ty sử dụng vốn chưa hợp lý để lượng tiền mặt tồn động quá nhiều .
Hình 1.10 Các hệ số thanh toán của PHS và một số công ty cùng ngành.

24
24
Chỉ tiêu PHS SSI IVS CTS APS
HỆ SỐ THANHTOÁN HIỆNTHỜI
25,024 1,8064 3,2408 4,1865 5,9595
HỆ SỐ THANHTOÁN NHANH
25,024 1,8064 3,2408 4,1862 5,9595
HỆ SỐ THANHTOÁN TIỀN MẶT
16,278 0,7271 1,5948 1,3239 1,1232
Khả năng sinh lời.
Lợi nhuận của công ty giảm mạnh qua các năm. Cụ thể lợi nhuận sau thuế
năm 2011 giảm 75,022 tỷ tương đương 272,05% so với năm 2011 , năm 2012 lợi
nhuận sau thuế là -101,466 tỷ giảm 54,076 tỷ Việt Nam đồng tương đương
114,11% so với năm 2011.
Hình 1.11. Biểu đồ thể hiện EBIT và EAT của PHS qua các năm.
Nhóm các chỉ tiêu sinh lời cụ thể các chỉ số ROS,ROA,ROE bước sang giai
đoạn 2011 năm 2012 đều nhỏ hơn 0 và đặc biệt giảm mạnh vào giai đoạn năm
2012 giảm mạnh. Điều này chứng tỏ tình hình hoạt động của công ty đang gặp khó
khăn.
Hình 1.12 Nhóm chỉ số khả năng sinh lời
CHỈ SỐ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
ROS 19.27 (49.47) (186.21)
ROA 5.1 (7.72) (21.94)
ROE 13.4 (16.99) (44.47)
Hệ số an toàn tài chính:
STT Các chỉ tiêu 30/06/2013
1 Tổng giá trị rủi ro thị trường 262.505.053
2 Tổng giá trị rủi ro thanh toán 49.146.957.702
3 Tổng giá trị rủi ro hoạt động 60.000.000.000
4 Tổng giá trị rủi ro (1+2+3) 109.409.462.755

5 Vốn khả dụng 197.670.328.546
6 Tỷ lệ vốn khả dụng (5/4) 181%
Kết Luận: Nhìn chung bước sang giai đoạn năm 2011 đến năm 2012 tình hình hoạt
động công ty đang gặp nhiều khó khăn. Cụ thể là các hệ số tăng trưởng, hệ số khả
năng sinh lời, hệ số khả năng trả nợ đều xấu .Nhưng tình hình tài chính của công ty
25
25

×