Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

phân tích và đầu tư chứng khoán vinamilk than khoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.56 KB, 10 trang )



A. Mở đầu
Mục đích:
- Có cái nhìn sơ lược về tình hình Việt Nam và thế giới, qua đó quyết định kênh đầu tư.
- Hiểu, nắm bắt được một số khái niệm cũng như tác dụng của các chỉ số cơ bản, nhận định
được sơ bộ thị trường, cách xây dựng danh mục cổ phiếu cũng như quy luật cung cầu.
Phạm vi- giới hạn:
- Phân tích cơ bản về vấn đề chọn cổ phiếu và danh mục thông qua các chỉ số P/E, EPS và
cung cầu cổ phiếu trên thị trường.
Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp định giá thông qua P/E và EPS, và thông qua cung cầu cổ phiếu.
Giả định:
- Không phát hành thêm cổ phiếu, không mua cổ phiếu quỹ.
- Các nhà đầu tư của thị trường là thông minh, nhà đầu tư không bị sức ép về tài chính.
- Tình hình kinh tế Việt Nam cũng như thế giới sẽ có nhiều biến chuyển tích cực hơn, các
quỹ đầu tư nước ngoài sẽ giảm thiểu áp lực thu hồi tiền do nguy cơ từ khủng hoảng kinh
tế thế giới.



B. Nội dung:

1.Mục tiêu đầu tư:
Benmarch: Lợi nhuận: 13%, rủi ro 1.32%.
Lợi nhuận kỳ
vọng ( %/năm)
Độ lệch chuẩn Tỉ trọng (%) Khối lượng cổ
phiếu
vinamilk 17% 1.69 60 472
Masan 25% 2.39 10 95


Than khoáng
sản
18% 3.48 30 1240

Độ lệch chuẩn của cả danh mục đầu tư: 1,37%
Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư: 18.1%/năm.
Mức rủi ro có thể chấp nhận được phải thấp vì trong thời gian ngắn lợi nhuận kiếm được không
được lớn, nhất là trong tình hình thị trường ảm đạm này.

2.Phân tích môi trường đầu tư hiện tại:
Trong những tháng vừa qua năm 2011 kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam có những
biến động không ngừng. Ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề sản xuất kinh doanh cũng như là vấn đề
đầu tư của các nhà đầu tư. Đây cũng vừa là thách thức vừa là cơ hội cho các nhà đầu tư trong đó
có đầu tứ chứng khoán.
2.1.Kinh tế Việt Nam:

2.1.1.Tăng trưởng GDP:

Nhìn vào biểu đồ bên dưới cũng cho thấy
có sự cải thiện nhẹ tốc độ tăng trưởng GDP
theo các quý từ đầu năm 2011 đến nay. Tuy
nhiên, khả năng sụt giảm mạnh như quý
4/2008 rất khó xảy ra nhưng tăng trưởng sẽ
chậm lại và dự báo tăng trưởng GDP quý 4
đạt khoảng 6% - 6.4% và GDP cả năm sẽ ở
mức 5.8% - 5.9%, việc sụt giảm này không
ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tiêu dùng

cũng như các mặt hàng thiết yếu trong sản
xuất như than, nguyên vật liệu.







2.1.2.Lãi suất:

NHTW đã bắt đầu chú ý đến yếu tố lạm phát( tình hình thực sự là suy phát) mà căn nguyên là do
lượng vốn chạy lòng vòng trong các ngân hàng khiến cung tiền tăng( năm 2010 tác động của
chính sách tiền tệ sai lầm chiếm 6.5% trong 11.75% lạm phát), chi phí vốn bị đội lên, việc hạ lãi
suất cho vay và huy động phần nào giải quyết sự khủng hoảng này, nhưng trong dài hạn tiềm ẩn
nhiều nguy cơ, nhất là việc NHTW tạm hoãn thi hành tỷ lệ tín dụng/cho vay trong thông tư 13
và thông tư 19, nhằm giúp giảm chi phí vốn tại các ngân hàng từ đó kéo lãi suất cho vay giảm,
điều này chỉ tạm thời ổn định tình hình, nhưng khiến các ngân hàng zombie vẫn sống dật dờ, gây
nguy hiểm cho toàn hệ thống, nhất là trong tình hình ngân hàng cứu lẫn nhau, việc một ngân
hàng phá sản khiến cho toàn hệ thống chịu tác động lớn.




2.1.3.Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá USD/VND liên tục biến động tăng trong những tháng vừa qua. Nguyên nhân tỷ giá biến
động mạnh do sự diễn biến của giá vàng. Với những thay đổi trong điều hành thị trường vàng, kì
vọng trong thời gian tới tỷ giá sẽ không bị tác động nhiều bởi giá vàng. Trong tháng 8, Thống
đốc NHNN đã cam kết tỷ giá USD/VND sẽ không giảm quá 1% tức không quá 21.000
VND/USD vào cuối năm nay.
Tuy nhiên áp lực tỷ giá đang ngày càng tăng
lên khi sức hấp dẫn của VND đang giảm do
lãi suất huy động VND xuống 14%. Ngoài ra

tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong 7 tháng
đầu năm lên đến 25%, tương đương mức dư
nợ ngoại tệ tăng thêm khoảng 5,4 tỷ USD, các khoản vay này thường đáo hạn vào cuối năm sẽ
tạo ra một áp lực mới cho tỷ giá. Thêm vào đó, vụ việc VINASHINE( thất thoát hơn 4.5 tỷ USD,
khiến nhà đầu tư nước ngoài lỗ hơn 50% vốn) khiến cho dòng vốn đang chảy vào Việt Nam bị
ngưng trệ. Trong ngắn hạn, có thể dùng nguồn ngoại tệ dự trữ để ổn định tình hình, nhưng dài
hạn thì việc lấy lại uy tín để thu hút đầu tư nước ngoài là rất cần thiết.
2.1.4.Lạm phát:
Chỉ số giá tiêu dùng vẫn duy trì ở mức cao nhưng đã có dấu hiệu giảm tốc.





Từ nay cho đến cuối năm 2011, CPI sẽ còn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc điều chỉnh tăng
lương tối thiểu áp dụng vào ngày 1/10 và nguồn cung lương thực thực phẩm trong nước không
ổn định do bước vào mùa mưa bão. Ngoài ra, những tín hiệu tích cực như nỗ lực bình ổn giá
xăng dầu từ đây đến cuối năm, sự cộng hưởng từ xu hướng giá cả hàng hóa thế giới và yếu tố
thắt chặt tiền tệ trước đó sẽ góp phần kiềm chế lạm phát.

2.2.Kinh tế thế giới:
Kinh tế thế giới đang đứng trước nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng mới khi nguyên nhân
cơn bão tài chính vừa qua chưa giải quyêt được. Việc các “ông lớn” đang cố gắng vay mượn
thêm để cứu vãn những “zombie” khiến tình hình trong ngắn hạn có thể có chút khả quan nhưng
dài hạn vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, vụ Lehman Brothers là bài học cho những “ông
lớn” cố chấp này. Trong trung hạn, Đức và Pháp vẫn còn vốn “chính trị” khá lớn để đổ vào các
thúng lủng PIGS( Portugal, Ireland, Greece và Spain), tình hình vẫn được xem là khả quan. Cùng
lúc đó, dù đang ôm một khoản nợ khủng lồ, nhưng việc quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và ngân hàng
thế giới (WB) và các nhà lãnh đạo nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) và nhóm các
nước mới nổi hàng đầu ( BRICS) đã cam kết sẽ làm hết sức có thể để ổn định hệ thống tài chính

đã khiến Mỹ vẫn là “AA+”.
Tình hình khủng hoảng khiến nhiều quỹ đầu tư bị tăng sức ép thu hồi tiền, khiến dòng vốn chảy
vào nhóm nước phát triển đang chậm lại, trong khi đó nhóm nước BRIC đang gia tăng ảnh
hưởng nhưng tình hình của chính họ cũng không mấy sáng sủa ( dân số, chênh lệch giàu nghèo,
phúc lợi xã hội ).
3.Chiến lược đầu tư:
Chỉ trong thời gian là 7 tuần và số tiền là 100 triệu. Đây là một khoản đầu tư trong ngắn hạn với
một số tiền không lớn. Vì vậy chúng tôi quyết định lựa chọn phương án đâu tư theo hướng tăng
trưởng. Bởi vì chúng tôi kỳ vọng tình hình thị trường chứng khoán trong những tháng tiếp theo
sẽ có những chuyển biến tốt hơn. Các yếu tố về vĩ mô trong những tháng gần đây đang có những
chuyển biến tốt nó là cơ hội để thị trường chứng khoán tăng lên.
Chính phủ đã có những tác động lên thị trường tài chính tiền tệ khiến cho lãi suất đang dần ổn
định và có xu hướng giảm xuống, tình hình lạm phát tuy là vẫn cao nhưng đã hạ nhiệt trong
những tháng gần đây (chúng tôi đã phân tích cụ thể trong phần môi trường đầu tư). Chỉ số vn-
index tăng điểm từ cuối tháng 8 được duy trì trong nửa đầu tháng 9/2011 (từ 29/8/2011 đến
26/9/2011 có 20 phiên giao dịch, trong đó có 14 phiên giao dịch tăng điểm). Tính thanh khoản
được cải thiện. Thị trường chứng khoán đã có những chuyển biến tốt hơn.
Hơn thế nữa tình hình hoạt động của các doanh nghiệp (vnm, ksh,mns) dự tính sẽ tăng trưởng tốt
hơn trong những tháng cuối năm vì đây là giai đoạn công ty bắt đầu sản xuất nhiều hàng hóa
phục vụ cho tiêu dùng những ngày lễ No-en, tết, xuất khẩu nhiều hơn. Hơn thế nữa chính sách hạ
lãi suất giảm xuống sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vay vốn phục vụ cho quá trình sản xuất
kinh doanh được tốt hơn. Dự báo trong điều kiện thuận lợi sắp tới, các doanh nghiệp sẽ phục hồi
và phát triển.
Từ nhận định trên, kỳ vọng cổ phiếu trong tương lai sẽ tăng giá là có cơ sở. Vì vậy chúng tôi
quyết định lựa chọn chiến lược tăng trưởng.


4. Xây dựng danh mục đầu tư:
4.1.Cổ phiếu KSH:
Nhìn chung trong những năm vừa qua, công ty mang tính chất tăng trưởng, doanh thu của công

ty là tăng theo từng năm. Tuy nhiên, trong từng năm thì doanh thu lại tăng trưởng mạnh vào quý
IV, như vậy công ty lại mang tính chất chu kỳ trong mỗi năm.
Ta thấy rằng theo quy luật mọi năm, doanh thu và lợi nhuận của công ty sẽ giảm trong các quý
đầu và tăng mạnh trong quý cuối năm. Trong quý 2/2011, kết quả kinh doanh hợp nhất của Tập
đoàn Khoáng sản Hamico(HOSE: KSH) giảm mạnh về doanh thu thu thuần và lãi sau thuế so
cùng kỳ năm trước. Cụ thể, doanh thu thuần chỉ đạt 8.7 tỷ đồng, giảm 54.6% và lãi ròng 2 tỷ
đồng, giảm 76.4%. Do đó ta có hi vọng rằng đúng với quy luật đó, công ty sẽ có sự tăng trưởng
trong quý 4 này.
Mặt khác: Định giá phương pháp P/E ta có P/E=17.6 và EPS =1.38.
P=P/EPS=17.6x1.38=24,288 Giá trị sổ sách: 13.24 Giá thị trường: 23 ( đơn vị: nghìn đồng )
Như vậy ta thấy rằng giá thị trường thấp hơn giá kỳ vọng. Mặt khác, quý 4 là quý tăng trưởng
mạnh. Do đó, kỳ vọng trong quý này giá sẽ tăng.
4.2.Cổ phiếu VNM:
Công ty Vinamilk là một công ty lớn với nguồn lực về tài chính vững chắc hơn thế nữa đội ngũ
quản lý của công ty cũng rất chuyên nghiệp. Sản phẩm đa dạng, chiếm một thị phần lớn nội địa
và cũng có những sản phẩm xuất khẩu trong khu vực và Mỹ, Úc. Trong những năm vừa qua,
công ty hoạt động khá hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm, kỳ vọng trong
tương lai với sự cải thiện về tình hình tài chính Việt Nam cũng như thế giới, VNM sẽ có đột phá
đáng kể trong kinh doanh.
Định giá theo chỉ số P/E: P=136.7503 (đ) (P/E=
13.57, dự tính EPS
2011
=
10.0774. Với hàm số: EPS
i
=
1.085371×n
i
- 2180.19 (trong đó EPS
i

đó là EPS của năm i. n là năm đang tính, P/E là chỉ số cung của
nghành sữa)
Định giá theo phương pháp chiết khấu luồng cổ tức:
Hàm chi trả cổ tức Y = 430*n -860000 (n là năm
chi trả cổ tức).

Từ năm 2014 tới 2020 tốc độ tăng trưởng cổ tức là: 15%. Vì đây là giai đoạn công ty có nhiều cơ
hội tăng trưởng cao.Từ năm 2020 về sau tốc độ tăng trưởng cổ tức là: 10% đây là giai đoạn thị
trường sữa ở Việt Nam bão hòa khi có nhiều công ty của nước ngoài tham gia vào thị trường
Việt Nam. Như vậy giá cổ phiếu sẽ là: 131929.6. Cổ phiếu của công ty đang bị thị trường định
giá thấp hơn vì vậy quyết định mua cổ phiếu này.
năm 2011

2012 2013
số cổ tức chi trả
4730 5160 5590
4.3.Cổ phiếu MSN:
Là công ty phòng vệ( thực phẩm- đồ uống-thuốc lá) nhưng mang xu hướng tăng trưởng trong dài
hạn( doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh qua các năm- xem phụ lục). Trong từng năm lại mang
yếu tố chu kì, doanh thu từng quý vẫn tăng nhưng mạnh nhất ở quý 4.
Cổ phiếu đang bị NĐT xả 1 phần để chốt lời, nhưng bán ra từ từ và kéo giá xuống đáy vào cuối
tháng 9( xem phụ lục). Theo chu kì thì quý 4 doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng mạnh nhất kéo theo
giá CP tăng theo trong khi giá đã dò đáy và đi ngang trước đó, ngoài ra việc thâu tóm Vinacafe
sẽ xảy ra vào ngày 11/10/2011( mã VCF) cho thấy tiềm năng tăng trưởng của MASAN trong
tương lai cũng như trong quý tiêu dùng mạnh này, do đó lúc này NĐT lớn sẽ hạn chế bán để thừa
cơ tình hình kinh doanh công ty tốt mà đẩy giá cao lên mức tối đa nhằm thu lợi nhuận trong quý
tăng trưởng mạnh này.
P/E=25 EPS=5.18 ( nguồn cafef.vn )
Tính theo giá trị lý thuyết thì V ≈ EPSxP/E=129.5 ( nghìn đồng/ CP )
Giá trị sổ sách P=28.38 ( nghìn đồng/CP )

Giá trị lý thuyết cao hơn giá sổ sách rất nhiều vì đối với loại cổ phiếu tăng trưởng mạnh này
chẳng có gì lạ, vì sự kì vọng quy mô cũng như doanh thu và lợi nhuận trong thời gian tới là khá
triển vọng, hiện giá ngày 27-09-2011( giá đóng cửa là 128) thấp hơn giá kì vọng.
Sau cùng, lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường trong năm nay luôn ở mức trên 10.000, thậm
chí có lúc lên đến 600.000 nên tính thanh khoản không phải là vấn đề đáng lo ngại, nhất là trong
thời kì bắt đầu tăng trưởng mạnh của năm 2011 này.
4.4.Danh mục:
- Tổng công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, mã VNM.
- Tổng công ty tập đoàn Masan, mã MSN.
- Công ty cổ phần than khoáng sản, mã KSH.
Lợi nhuận kỳ vọng ( %/năm) Độ lệch chuẩn Tỉ trọng (%) Khối lượng cổ phiếu
VNM 17% 1.69 60 472
MSN 25% 2.39 10 95
KSH 18% 3.48 30 1240

Mục tiêu chọn: rủi ro thấp, lợi nhuận ở mức chấp nhận được ( hơn mức lạm phát ).
Lợi nhuận danh mục:18.1%, rủi ro danh mục:1.37%.
5.Đánh giá danh mục đầu tư:
5.1.Cổ phiếu MSN: kì vọng 25%/năm, tương ứng 3.3%.

Giá (nghìn đồng)
mua
128
bán
127

Lỗ 1000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức 0.78%.
Sự sai khác so với mục tiêu là do các lý do sau:
- Có sự bán cổ phiếu không lý trí ( ông Hồ Hùng Anh bán 2 triệu cổ phiếu, lý do thu xếp
tài chính cá nhân vào ngày 7/10) và sức ép thoái vốn để thu hồi tiền do tình hình khủng

hoảng kinh tế khiến quỹ BI PrivateEquity bán 2 triệu cổ phiếu( đã bán thành công 4 triệu
cổ phiếu trước đó, vào ngày 21/9).
- Có sự phát hành thêm cổ phiếu, trái với giả định. ( ngày 19/10 phát hành thêm 30 triệu cổ
phiếu), làm loãng giá trị cổ phiếu, khối lương tăng thêm khoảng 5.5% ( Khối lượng cổ
phiếu niêm yết là khoảng 515 triệu cổ phiếu).
- Sự kiện MSN dự định niêm yết tại sàn Hong Kong và Singapore vào ngày 29/10 đã đẩy
giá tăng lên phần nào, bù vào sự mất giá do 2 nguyên nhân chính trên.
5.2.Cổ phiếu KSH: kì vọng là 18%/năm tương ứng với 2.4%.
giá( nghìn đồng)
Mua 23
Bán 22.8

Lỗ 200 đồng/1 cổ phiếu, tương ứng với mức 0.87%.
Nguyên nhân lợi nhuận cổ phiếu sai khác so với kì vọng:
- lợi nhuận quý III giảm so với giả định, khiến lợi nhuận thực tế thấp hơn kỳ vọng 3.27%.
Lợi nhuận 9 tháng đầu năm vào ngày 3-11-2011 chỉ đạt được 29% kế hoạch.
Chỉ tiêu Q3/2011 Q3/2010 Thay đổi
9 tháng đầu
2011
9 tháng đầu
2010
thay đổi
Doanh thu
thuần
13.67 17.01 -19.64% 46.63 49.62 -6.03%
LNST 1.54 7.85 -80.38% 8.93 19.55 -54.32%
bình quân ngày

30 phiên
lợi nhuận -0.000261405 -0.00781

rủi ro 0.024466005
một ngày 30 phiên
Lợi nhuận -0.00029108

-0.0087
rủi ro 0.031840107

- Hiện tại nguồn lợi nhuận chủ yếu của KSH là từ xuất khẩu, trong khi đó lượng than bán
trong nước vẫn đang thấp hơn mức giá có thể chấp nhận được, trong khi đó chính phủ
vẫn chưa có một giải pháp cụ thể nào giúp cho KSH cân đối nguồn thu chi thay vì phải
lấy xuất khẩu bù lỗ cho lượng than bán trong nước như hiện nay.
5.3.Cổ phiếu VNM: kì vọng là 17%/năm, tương ứng với 2.27%.
giá
mua 127
bán 144
Lời 17 nghìn đồng / 1 cổ phiếu, tương ứng với mức lợi nhuận 13.4%.
Sự tăng giá vượt mức kì vọng là do những nguyên nhân sau:
- VNM mua cổ phiếu quỹ khá nhiều, trái với giả định( ngày 13/10 đăng kí mua 30 nghìn cổ
phiếu, trong khi trước đó đã mua 25.63 nghìn cổ phiếu).
- Đức muốn chuyển giao công nghê chế biến sữa cho VNM.
- VNM tiếp tục đạt top 5 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, mặt cho tình hình khủng hoảnh
kinh tế hiện tại.
5.4.VN-index:


Tình hình chung của thị trường trong 30 phiên khá là bi quan, VN-index giảm 28.9 điểm chỉ
trong 30 phiên. Tình hình kinh tế vẫn chưa được cải thiện như mong đợi, cũng không có đột biến
lớn ( rủi ro hạ thấp tới 0.98%), kéo theo sự giảm sâu và tiếp tục dò đáy. NHTW đã bắt đầu nhận
thức được việc tái cấu trúc ngành ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và đầu tư. Mặt dù đã có
biến chuyển, nhưng chính sách của NHTW thường có độ trễ là 6 tháng, việc tái cấu trúc ngân

hàng nhưng tránh các biến cố lớn cũng như sự sụp đổ một số ngân hàng, nợ công dâng cao (
khoảng 58.7%/ GDP vào năm 2011), hàng loạt vụ vỡ nợ ngân hàng và công ty chứng khoán
khủng với quy mô hiện tại lên tới 5000 tỷ đồng, cùng với việc cải tổ doanh nghiệp nhà nước và
đầu tư chỉ mới mang tính chất là tiền đề, nên thị trường trong các tháng còn lại cũng như trong
ngắn hạn vẫn chưa có gì khả quan. Thêm vào đó, tình hình thế giới đang lình xình: EU khốn đốn
với thúng lủng PIGS, Mỹ với mức nợ công vượt mức 14000 tỷ USD, mặt cho IMF và BRICS đã
đồng ý chung sức cải thiện tình hình, nhà đầu tư vẫn e ngại đầu tư vào chứng khoán và ngân
hàng, thay vào đó đầu tư vào USD và vàng để tìm kiếm sự an toàn trong “mùa bão” này.
Mỗi ngày 30 phiên
Lợi nhuận 0.00419632 0.133858268

rủi ro 0.014322237
mỗi ngày 30 phiên
Lợi nhuận -0.00228 -0.06606
rủi ro 0.009807
giá
27/09/2011

437.5
08/11/2011

408.6
5.5. Danh mục: kỳ vọng 18.1%/năm, tương ứng với mức 2.41%, rủi ro ở mức 2.06%.
Lợi nhuận thực tế 7.701%, tương ứng với 7.701 triệu đồng trên tổng số 100 triệu đầu tư. Mặt dù
2 cổ phiếu KSH và MSN giảm giá, chênh lệch khá lớn so với kì vọng, nhưng việc tăng giá do
mua cổ phiếu quỹ đã kéo danh mục vượt mức lợi nhuận dự kiến. Độ lệch chuẩn có tăng do các
cổ phiếu có biến đổi khá mạnh so với kì vọng, nhưng là không đáng kể. Mặt cho thị trường có
nhiều ảm đạm, chiêu thức mua cổ phiếu quỹ có vẻ có hiệu quả trong ngắn hạn. Danh mục có
mức rủi ro thực tế cao hơn kì vọng cho thấy việc chọn loại cổ phiếu đang mua quỹ tiềm ẩn phần
nào rủi ro.



B. Kết luận:

Tóm tắt:
Các cổ phiếu MSN, KSH có sự sụt giảm khá mạnh so với kì vọng, thị trường có nhiều biến
chuyển khác với dự tính, các công ty mua cổ phiếu quỹ có thể mang lại chút sáng sủa cho cổ
phiếu, nhưng nguồn vốn bị giảm thiểu đáng kể. Trong trung và dài hạn, các cổ phiếu mạnh như
MSN có mức độ rủi ro là khá thấp và khả năng về thanh khoản cũng như suất sinh lợi cao, tuy
trong hiện tại có sự chững lại do các quyết định mở rộng quy mô qua việc phát hành cổ phiếu và
sức ép thu hồi tiền của các quỹ đầu tư nước ngoài. VNM trong ngắn hạn sẽ vẫn tăng trưởng khá
mạnh thông qua việc mua cổ phiếu quỹ, KSH vẫn còn sự chững lại do công ty phải bù lỗ bán
trong nước bằng lợi nhuận thu từ xuất khẩu.
Đề xuất chiến lược trong tương lai:
- Tình hình thị trường chứng khoán hiện tại vẫn khá ảm đảm, trong tương lai gần cũng khó
có nhiều biến chuyển lớn, nhà đầu tư chỉ nên đầu tư vào các cổ phiếu lớn và ổn định để
bảo toàn vốn, lướt sóng một số cổ phiếu tăng trưởng ( chủ yếu là cổ phiếu đang mua quỹ)
để kiếm ít lợi nhuận.
- Ngoài kênh đầu tư là cổ phiếu, trong trung và dài hạn nhà đầu tư nếu có ít thông tin và
kinh nghiệm về chứng khoán Việt Nam nên chọn USD hoặc vàng để lánh nạn qua mùa
bão và bảo toàn vốn.

×