Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (new)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.67 KB, 53 trang )

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM
********************
NỘI DUNG
Phần 1: Khái quát chung về quỹ đầu tư chứng khoán
1- Sự hình thành và phát triển của các quỹ đầu tư chứng khoán
2- Khái niệm và phân loại
3- Vai trò của các quỹ đầu tư
4- Lợi thế của các quỹ đầu tư
Phần 2: Hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán trên TTCK Việt Nam
1- Sự cần thiết hình thành các qũy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
2- Một số vấn đề pháp lý liên quan
3- Tình hình chung về sự hoạt động của các quỹ đầu tư
4- Hoạt động thực tế của một số quỹ đầu tư trên TTCK Việt Nam
5- Những kết quả đạt được
Phần 3: Giải pháp thúc đẩy hình thành và nâng cao hiệu quả hoạt động của
các quỹ đầu tư chứng khoán trên TTCK Việt Nam
1- Những thuận lợi trong việc thành lập và hoạt động
2- Những khó khăn gặp phải
3- Đề xuất giải pháp thúc đẩy sự hình thành, phát triển và nâng cao hiệu quả
hoạt động.
Lời mở đầu:
Thị trường chứng khoán Việt Nam được chính thức ra đời sau khi Chính phủ ký
quyết định 48/CP ngày 11-7-1998, cùng với sự ra đời của trung tâm giao dịch chứng
khoán tp HCM và Hà Nội. Đầu những năm 2000 là năm vàng của những người có vốn đổ
vào thị trường chứng khoán bởi “mua gì cũng thắng” khi có những kỷ lục vn-index. Tuy
nhiên sự đầu tư ồ ạt và thiếu hiểu biết cũng như tâm lý “ăn theo” đã khiến thị trường
chứng khoán Việt Nam thăng trầm, chao đảo thậm chí trong những năm 2009, 2010,
2011 thị trường trở nên “lạnh ngắt”.
Thị trường chứng khoán mới nổi, hiểu biết của nhà đầu tư còn hạn chế, thị trường
thực sự cần có những nhà đầu tư chuyên nghiệp nhiều hơn. Có thể nói quỹ đầu tư chứng


khoán là một trong những nhà đầu tư có tổ chức và mang tính chuyên nghiệp cao_điều
thực sự cần ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Qũy đầu tư chứng khoán tham gia thị
trường với hai tư cách: tổ chức phát hành ra các chứng chỉ quỹ để thu hút vốn và tổ chức
dùng tiền thu hút được để đầu tư chứng khoán.
Trên thế giới đã có hàng chục ngàn quỹ đầu tư đang hoạt động và trở thành định
chế tài chính trung gian ưu việt trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên ở Việt Nam các
quỹ đầu tư thực tế chưa được quan tâm nhiều và còn mới mẻ đối với nhiều “người đầu tư
chứng khoán”. Do đó việc tìm hiểu và tìm ra những biện pháp giúp thúc đẩy sự hình
thành và phát triển của các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam để thị trường chứng
khoán Việt Nam hoạt động tốt và lành mạnh hơn là điều cần thiết.
Phần 1 : Khái quát chung về quỹ đầu tư chứng khoán.
1. Sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư:
Để thực hiện việc đầu tư - kinh doanh chứng khoán trên thị trường tài chính, đòi
hỏi công chúng và các nhà đầu tư không chỉ có kiến thức về chứng khoán và thị trường
chứng khoán (TTCK) mà còn phải thường xuyên quan tâm, theo dõi, bám sát thực trạng,
phân tích xu hướng phát triển của thị trường vốn. Để làm được điều này đòi hỏi các nhà
đầu tư phải tiến hành khảo sát thực tiễn, thu thập thông tin, tài liệu để tiến hành phân tích
từng chứng khoán cụ thể, lập và quản lý danh mục đầu tư… nhằm hạn chế rủi ro, nâng
cao hiệu quả vốn đầu tư.
Với lĩnh vực nghiệp vụ, chuyên môn đặc biệt này, chỉ những chuyên gia và các
nhà đầu tư chuyên nghiệp mới có thể thực hiện được. Vì vậy, mâu thuẫn giữa nhu cầu
đầu tư với khả năng hạn chế về tri thức, thông tin và công nghệ đã được giải quyết bởi
quá trình hợp tác và phân công lao động xã hội trong hoạt động đầu tư - kinh doanh
chứng khoán. Từ nhu cầu thực tiễn đã dẫn đến sự hình thành từng bước những mối quan
hệ kinh tế tất yếu trên cơ sở của sự phân công và phối hợp những quan hệ về sở hữu
vốn, quản trị và điều hành việc sử dụng vốn đầu tư một cách có tổ chức Cùng với nó,
những người chủ sở hữu vốn đầu tư thành lập những tổ chức tài chính dưới mô hình
như: “quỹ đầu tư”, “công ty đầu tư”, “công ty quản lý quỹ đầu tư”
Quỹ đầu tư (QĐT) và công ty quản lý quỹ đầu tư (CtyQLQ) ra đời xuất phát từ
nhu cầu nội tại của thị trường tài chính và khi TTCK đã phát triển ở mức độ nhất định.

Thực tiễn đã chứng minh rằng, mặc dù TTCK đã xuất hiện từ giữa thế kỷ XV nhưng các
QĐT, CtyQLQ mới chỉ bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và phát triển mạnh mẽ từ
giữa thế kỷ XX đến nay.
QĐT và CtyQLQ thường được hình thành một cách tuần tự, từ đơn giản đến phức
tạp, quy mô từ nhỏ đến lớn và mô hình tổ chức - quản lý ngày càng hoàn thiện, phạm vi
hoạt động từ quốc gia đến quốc tế. Lịch sử phát triển của các QĐT, CtyQLQ cho thấy,
mô hình khởi điểm là các QĐT tập thể, chưa phải là pháp nhân, sau đó là thời kỳ phát
triển của các QĐT dưới dạng công ty theo mô hình “đóng” rồi mới xuất hiện và phát
triển dưới mô hình “mở”.
2. Khái niệm và phân loại
A .Khái niệm:
Quỹ đầu tư hay còn gọi là công ty uỷ thác đầu tư là định chế tài chính thực hiện
việc huy động vốn của ngươì tiết kiệm thông qua việc bán các chứng chỉ góp vốn. Quỹ
này đặt dưới sự quản trị chuyên nghiệp và được đầu tư vào các chứng khoán vì lợi ích
của các nhà đầu tư. Những người đầu tư vào quỹ có thể là các thể nhân hoặc các tổ chức
kinh tế, nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ, ít am hiểu về thị trường chứng khoán.
Thực chất đây là hình thức chung vốn đầu tư giữa các cá nhân, các tổ chức nhằm tăng
tính chuyên nghiệp của việc đầu tư tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro và các chi phí liên
quan đến quá trình đầu tư.
B. Phân loại:
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư với các tên gọi khác
nhau như: quỹ đầu tư cá nhân, quỹ đầu tư tập thể, quỹ đầu tư dạng đóng, quỹ đầu tư
dạng mở… Có được sự phân loại như thế là do dựa vào một số tiêu chí khác nhau như
đối tượng người đầu tư , mục đích đầu tư, cơ cấu tổ chức…
 Căn cứ vào cách thức huy động vốn.
Có hai loại:
 Quỹ đầu tư dạng mở (open- end funds).
Quỹ đầu tư dạng mở còn được gọi là quỹ tương hỗ (mutual funds). Khác với quỹ
đầu tư dạng đóng, các quỹ đầu tư dạng mở luôn phát hành thêm những cổ phiếu mới để
tăng thêm vốn và cũng sẵn lòng chuộc lại những cổ phiếu đã phát hành. Các cổ phiếu của

quỹ được bán trực tiếp cho công chúng, không qua thị trường chứng khoán. Muốn mua
cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng mở, không phải qua môi giới. Do đó tạo cơ hội cho bất kỳ
ai cũng có thể tham gia và trở thành chủ sở hữu của quỹ. Quỹ cho phép các nhà đầu tư
bán lại chứng chỉ đầu tư cho Quỹ bất cứ lúc nào theo giá trị tài sản ròng cùng chứng
chỉ(Net asset value pershare_NAV) chứ không theo giá thị trường trong một thời gian
luật định.
NAV= (Tổng giá thị trường của tài sản quỹ đầu tư- Nợ)/ Tổng số chứng chỉ đang
lưu hành
Vì quỹ mở liên tục mua bán cổ phần nên lượng tiền trong quỹ phục vụ cho hoạt
động đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu các nhà đầu tư rút vốn đồng loạt dưới sự tác
động của các yếu tố trên thị trường.
 Quỹ đầu tư dạng đóng( Closed – end funds).
Đây là quỹ đầu tư mà theo điều lệ quy định, thường chỉ tạo vốn qua một lần bán
chứng khoán cho công chúng. Quỹ đầu tư dạng đóng mang tính chất giống như một công
ty cổ phần thông thường có thể phát hành cổ phiếu thông thường, cổ phiếu ưu đãi hoặc
trái phiếu. Quỹ không được phát hành thêm bất kỳ một loại cổ phiếu nào để huy động
thêm vốn và cũng không mua lại các cổ phiếu đã phát hành. Số cổ phiếu đó được mua đi
bán lại trên thị trường chứng khoán cũng như cổ phiếu của các công ty khác. Muốn mua
bán cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng đóng này người muốn mua hoặc muốn bán phải liên hệ
với môi giới và phải trả tiền hoa hồng cho mỗi dịch vụ cũng như mua bán các loại cổ
phiếu khác.
Giá thị trường cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng đóng phụ thuộc vào lượng cung cầu
cũng như khi áp dụng đối với các loại chứng khoán khác chứ không trực tiếp liên quan
đến giá trị tài sản ròng( NAV – Net Asset Value) của mỗi cổ phần. Thông thường giá
chứng chỉ quxy đóng thấp hơn NAV ở mức chiết khấu D
D= (NAV-MV)/NAV
NAV_Net asset value per share
MV_ Gía thị trường của 1 chứng chỉ
Quỹ đầu tư dạng đóng dùng số vốn của mình đầu tư vào các doanh nghiệp hay thị
trường chứng khoán. Sau đó lại dùng số tiền và vốn lãi thu được để đầu tư tiếp. Như vậy,

quy mô vốn của loại quỹ này chỉ có thể tăng lên từ các khoản lợi nhuận thu được mà thôi.
Bảng so sánh hai loại quỹ: Quỹ đóng và quỹ mở
Chỉ tiêu Quỹ đầu tư mở Quỹ đầu tư đóng
Số lượng chứng
khoán lưu hành
Luôn thay đổi Cố định
Chào bán cho công
chúng
Liên tục Một lần
Việc mua lại Có mua lại Không mua lại
Nơi mua bán chứng
chỉ của quỹ
Mua bán trực tiếp tại
quỹ qua công ty quản lý quỹ
Cổ phiếu giao dịch
trên thị trường chứng khoán
tập trung và OTC
Mối quan hệ giữa
giá mua và giá trị tài sản
ròng NVA
Giá mua = NVA +
phí giao dịch
Giá mua được xác
định bởi cung cầu trên thị
trường
 Căn cứ vào đối tượng người tham gia quỹ.
Có hai loại:
 Quỹ đầu tư tư nhân: Là loại hình quỹ đầu tư được hình thành do một số tổ
chức và cá nhân góp vốn và thuê công ty quản lý quỹ nhằm mục đích đầu tư vốn của
mình một cách có lợi nhất và đảm bảo quản lý chặt chẽ vốn đầu tư.

Xuất phát từ nguồn vốn huy động ở một số ít tổ chức và cá nhân có quan hệ với
nhau, nên các quỹ này có thể đầu tư vào các dự án dài hạn, có tiềm năng phát triển cao
và chịu đựng được mức rủi ro lớn. Các quỹ này thường đầu tư vào chứng khoán của
những công ty này phát triển đến mức độ nhất định, họ có thể thu hồi vốn bằng cách bán
lại phần vốn góp hoặc những chứng khoán mà họ nắm giữ.
Có nhiều dạng quỹ đầu tư tư nhân trong đó có hai loại quỹ điển hình và phổ biến
trên thị trrường vốn thế giới là:
- Quỹ phòng ngừa rủi ro: Là hình thức chung vốn đầu tư, vốn của các thành viên
được góp lại với mục đích kinh doanh chứng khoán. Các quỹ phòng ngừa rủi ro đều có
chiến lược kinh doanh riêng và đầu tư vào rất nhiều các công cụ tài chính khác nhau.
- Quỹ đầu tư mạo hiểm: Quỹ huy động vốn chủ yếu từ các tổ hợp công nghiệp lớn
và các định chế tài chính lớn. Hình thức đầu tư chủ yếu ban đầu của quỹ là đầu tư trực
tiếp. Tuy nhiên, từ những năm 80 hình thức đầu tư đã thay đổi. Việc tiến hành đầu tư
được thực hiện thông qua các nhà quản lý đầu tư tư nhân chuyên nghiệp, người đứng thay
mặt cho các nhà đầu tư là các định chế tài chính tiến hành việc đầu tư.
 Quỹ đầu tư tập thể: Là loại quỹ mà số lượng đầu tư tham gia góp vốn
đông hơn quỹ đầu tư riêng lẻ, tất cả mọi người có thể tham gia. Đó là những người tiết
kiệm, những người đầu tư chuyên nghiệp, những người đầu tư nhỏ và phần lớn là các cá
nhân- những người không có kiến thức chuyên sâu về đầu tư. Quỹ đầu tư tập thể là những
quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Quỹ này phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư ( Nếu quỹ đó
là công ty cổ phần), hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư ( Nếu quỹ đó là quỹ góp vốn chung).
 Căn cứ theo mục tiêu và đối tượng đầu tư.
 Quỹ đầu tư cổ phiếu.
Quỹ đầu tư cổ phiếu là quỹ đầu tư hoàn toàn vào một chủng loại cổ phiếu nhất
định, như cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Trong quỹ lại có thể được phân ra theo
từng loại cổ phiếu thường. Chẳng hạn như cổ phiếu của các công ty đang tăng trưởng, cổ
phiếu của các công ty đang hoạt động trong ngành công nghiệp. Tuỳ theo mục tiêu đầu tư
của mình, người đầu tư có thể chọn các quỹ đầu tư thích hợp.
 Quỹ đầu tư trái phiếu.
Quỹ đầu tư trái phiếu tập trung đầu tư vào các loại trái phiếu khác nhau nhằm tạo

ra mức lợi nhuận và rủi ro có thể chấp nhận được. Các quỹ này cũng giống như các quỹ
đầu tư cổ phiếu chỉ khác về chính sách đầu tư. Một số quỹ tập trung vào trái phiếu có
mức độ tín nhiệm cao, trong khi đó một số quỹ khác lại tập trung vào những trái phiếu có
mức độ tín nhiệm được đánh giá ở mức độ khác nhau hoặc đầu tư vào những chứng
khoán nợ có rủi ro cao nhưng kỳ vọng lợi nhuận cao. Có thể phân quỹ đầu tư trái phiếu
thành các loại: Quỹ đầu tư trái phiếu chính phủ, quỹ đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp,
quỹ đầu tư từ trái phiếu nội địa, quỹ đầu tư từ trái phiếu nước ngoài.
 Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ.
Quỹ đầu tư vào thị trường tiền tệ nhằm vào các công tcụ tài chính như: Tín phiếu,
thương phiếu, kỳ phiếu, hối phiếu. Sự ổn định của quỹ phụ thuộc vào thái độ ứng xử của
các nhà đầu tư, khi thị trường chứng khoán phát triển mạnh, người đầu tư rút tiền trên thị
trường tiền tệ để đầu tư vào đầu tư trên thị trường chứng khoán.
 Quỹ đầu tư kết hợp.
Quỹ đầu tư kết hợp có thể kết hợp giữa cổ phiếu, trái phiếu, và các loại tài sản
khác như bất động sản…
 Căn cứ và mục đích đầu tư.
 Quỹ tăng trưởng: Đầu tư vào cổ phiếu của các công ty kinh doanh thành
đạt. Mục tiêu chính là tăng giá trị của các khoản đầu tư chứ không nhằm vào dòng cổ tức
thu được. Người đầu tư vào các quỹ này quan tâm đến việc giá cổ phiếu đang lên hơn là
khoản thu từ cổ tức.
 Quỹ tăng trưởng thu nhập: Quỹ này đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu thường
có giá trị cao đồng thời có mức cổ tức ổn định. Kiểu quỹ này muốn kết hợp cả hai yếu tố
tăng vốn trung, dài hạn và dòng thu nhập ổn định trong ngắn hạn.
 Quỹ thu nhập: Để có được thu nhập ổn định, quỹ giành phần lớn vốn để
đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi lẫn công cụ đầu tư có thu nhập thường xuyên ổn
định.
 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức điều hành.
 Quỹ đầu tư dạng công ty( Corporate fund ).
Theo mô hình này, quỹ đầu tư được xem là một pháp nhân đầy đủ, nhường người
góp vốn vào quỹ trở thành các cổ đông và có quyền bầu ra hội đồng quản trị quỹ. Đây là

tổ chức cao nhất trong quỹ đứng ra thuê công ty quản lý quỹ và giám sát việc tuân thủ
hoạt động của hai tổ chức này. Trong đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản các tài
sản quỹ, nhận hoặc giao chứng khoán cho quỹ khi thực hiện lệnh giao dịch. Còn công ty
quản lý có trách nhiệm cử người điều hành và sử dụng vốn của quỹ để đầu tư vào các
chứng khoán hay các tài sản sinh lợi khác. Mô hình quỹ đầu tư tổ chức dưới dạng công ty
thường được sử dụng ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, tiêu biểu là thị
trường Mỹ và Anh.
 Quỹ đầu tư dạng tín thác (Trust fund )
Theo mô hình này, quỹ đầu tư không được xem là một pháp nhân đầy đủ, mà chỉ
là quỹ chung vốn giữa nhưỡng người đầu tư để thuê các chuyên gia quản lý quỹ chuyên
nghiệp đâù tư sinh lợi. Theo mô hình này, vai trò của công ty quản lý quỹ khá nổi bật. Đó
là tổ chức đứng ra thành lập và sử dụng vốn thu được thông qua việc phát hành các chứng
chỉ đầu tư để đầu tư vào những nơi có hiệu quả nhất. Ngân hàng giám sát đóng vai trò là
người bảo quản an toàn vốn và tài sản của người đầu tư, Giám sát các hoạt động của công
ty quản lý quỹ trong việc tuân thủ điều lệ quỹ đầu tư. Mô hình quỹ đầu tư tổ chức dưới
dạng tín thác được sử dụng ở các thị trường chứng khoán mới nổi. Đặc biệt là các TTCK
đang phát triển ở Châu á.
3. Vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán.
 Vai trò đối với các nhà đầu tư.
Đa dạng hoá danh mục đầu tư – phân tán rủi ro: Việc phân tán rủi ro đối với một
khoản tiền khiêm tốn sẽ vấp phải vấn đề trị giá của các chứng khoán trong danh mục đầu
tư, nhất là các chứng khoán đựoc niêm yết trên sở giao dịch thường được giao dịch theo
lô chẵn. Các khoản vốn nhỏ ấy tuy vậy lại có thể phân tán rủi ro một cách dễ dàng khi
chúng được tập trung lại trong một Quỹ đầu tư. Khi đó tất cả các nhà đầu tư dù lớn hay
nhỏ đều được tham gia chung vào mọi dự án đầu tư của Quỹ, cùng chia sẻ rủi ro và lợi
nhuận.
Tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý và đầu tư: Quỹ đầu tư với các nhà tư vấn
đầu tư chuyên nghiệp, nhân viên có trình độ và kiến thức chuyên sâu, với nguồn thông tin
đa dạng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với các nhà đầu tư riêng lẻ
Giảm thiểu chi phí do lợi ích về quy mô: Các chi phí về thông tin, chi phí hành

chính, trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư riêng lẻ sẽ giảm thiểu khi được xử lý tập trung.
Quỹ với tư cách là nhà đầu tư lớn luôn nhận được các ưu đãi về chi phí giao dịch cũng
như dễ tiếp cận với các dự án hơn.
Tăng tính thanh khoản cho tài sản đầu tư: Việc chuyển đổi tài sản thành tiền mặt
với chi phí thấp nhất trong thời gian ngắn nhất luôn là tiêu chí hàng đầu đối với mỗi nhà
đầu tư. Chứng chỉ Quỹ đầu tư chính là một loại chứng khoán, do vậy, người đầu tư hoàn
toàn có thể mua bán nó trên thị trường chứng khoán hoặc bán lại cho bản thân Quỹ (nếu
là Quỹ đầu tư dạng mở).
Thuận tiện cho người đầu tư: Người đầu tư có thể mua hoặc bán chứng chỉ Quỹ
đầu tư trực tiếp hoặc thông qua môi giới, trung gian. Việc mua bán có thể thông qua thư
tín, điện thoại hay hệ thống mạng máy tính. Các nhà đầu tư có thể thoả thuận với Quỹ để
tái đầu tư tự động (automatic reinvestment) hoặc phân chia lợi nhuận theo từng thời kỳ.
Nhà đầu tư còn được Quỹ cung cấp các dịch vụ như thông tin và tư vấn.
 Vai trò đối với nhà quản lý vốn.
Nhận được nguồn vốn với chi phí huy động thấp: Việc tiếp cận các nguồn vốn tiết
kiệm nhỏ từ các cá nhân qua hệ thống ngân hàng luôn phải đối phó với những thủ tục
rườm rà (đảm bảo khoản vay với các chứng từ tài chính và tài sản …). Thông qua Quỹ
đầu tư, việc huy động vốn chỉ đơn thuần là phát hành chứng khoán với chi phí giảm đáng
kể.
Nhận được các thông tin tư vấn quản lý, marketing và tài chính: Quỹ đầu tư cung
cấp các thông tin tài chính, tư vấn về kế hoạch tài chính, marketing và các mối quan hệ
với các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp khác. Lợi ích này của Quỹ đầu tư được đặc
biệt đánh giá cao với các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và nhất là trong
các nền kinh tế chuyển đổi.
Tiếp cận nguồn tài chính dài hạn: Lợi ích này thu được do sự kết hợp các công cụ
huy động vốn của Quỹ. Đó là các loại chứng khoán do Quỹ phát hành, cùng với hoạt
động của thị trường chứng khoán cho phép trao đổi, mua bán các loại chứng khoán đó.
Sự kết hợp này khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có khả năng đầu
tư dài hạn, cung cấp nguồn tài chính vô cùng cần thiết cho sự phát triển lâu dài của doanh
nghiệp.

 Vai trò đối với nền kinh tế.
- Quỹ góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền kinh tế nói chung và sự phát
triển của hị trường sơ cấp . Trên thị trường sơ cấp,quỹ đầu tư đóng vai trò tích cực trong
việc tham gia, thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán giúp các
chủ thể, phát hành huy động vốn mmột cách hiệu quả, tạo thêm hàng hoá cho thị trường.
- Quỹ góp phần ổn định thị trường thứ cấp.
Trên thị trường thứ cấp, với những kĩ năng phân tích đầu tư chuyên nghiệp và
nguồn vốn lớn, dài hạn người đầu tư có thể tiến hành kiểm soát sự biến động giá chứng
khoán do sự mất cân đối cung - cầu tạo sự ổn định cần thiết trên thị trường thứ cấp.
- Quỹ góp phần phổ cập đầu tư chứng khoán, phát huy nội lực.
Bằng việc tiếp cận với những nguồn thông tin đa dạng cộng với chiến lược đầu tư
khoa học trong hoạt động của quỹ đầu tư khiến cho nguồn vốn đầu tư gián tiếp của quỹ
trở nên an toàn hơn; Chức năng chuyển đổi nguồn vốn tiết kiệm trong xã hội thành nguồn
vốn đầu tư trên phạm vi rộng làm cho quỹ đầu tư trở thành phương tiện rất hiệu quả trong
việc huy động vốn nhàn rỗi rộng rãi trong công chúng, phát huy nội lực phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế. Đồng thời, kỹ năng nghiên cứu, phân tích đầu tư chuyên nghiệp
của quỹ đầu tư góp phần hướng dẫn thị trường nâng cao trình độ hiểu biết cũng như kỹ
năng đầu tư chuyên nghiệp của quỹ đầu tư chứng khoán của công chúng, giúp nâng cao
tính xã hội hoá của hoạt động đầu tư.
- Hoạt động quỹ đầu tư tăng cường khả năng huy động vốn nước ngoài
Một mặt các quỹ này thu hút được lượng vốn từ nước ngoài chuyển vào đầu tư
trong nước, mặ khác, tạo nên sự đa dạng các đối tượng tham gia trên thị trường chứng
khoán, làm tăng chu chuyển vốn trên thị trường. Thông qua hoạt động cảu quỹ đầu tư
nước ngoài, các quỹ đầu tư trong nước sẽ tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, phân tích
và đầu tư chứng khoán.
4. Lợi thế của các quỹ đầu tư.
• Sự đa dạng hóa các danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro. Đây chính là ý tưởng
bỏ trứng vào nhiều giỏ. Một danh mục đầu tư được phân tán rủi ro hợp lý tường bao gồm
một số lượng tối thiểu các loại chứng khoán khác nhau để tránh rủi ro do đầu tư tập trung
vào một loại chứng khoán nào đó.

• Các tổ chức quản lý quỹ có các chuyên gia thực hiện việc phân tích kinh tế vi
mô, vĩ mô và phân tích thị trường, xây dựng các danh mục đầu tư phù hợp để đạt được
mục đích của quỹ đầu tư.
• Những danh mục đầu tư lớn được quản lý chuyên nghiệp quỹ đầu tư chịu chi
phí giao dịch thấp hơn cá nhân đầu tư kể cả cá nhân đó có ký hợp đồng mua bán và nhà
môi giới có mức phí hoa hồng thấp nhất.
Ngoài những lợi thế cơ bản trên, quỹ đầu tư còn có những lợi thế khác như mang
lại cho các nhà đầu tư dịch vụ cổ đông hữu ích, mang lại tính thanh khoăn cao và an toàn
trước các hành vi không công bằng.
Phần 2: Hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng
khoán Việt Nam
1. Sự cần thiết hình thành các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
Trên con đường hội nhập và phát triển, Việt Nam đang đứng trước một đòi hỏi rất
lớn về vốn đầu tư xã hội trong khi thị trường tài chính thì chưa hoàn thiện còn thị trường
vốn vẫn còn sơ khai. Trong khi đó:
- Những người dân đang nắm trong tay một số lượng tiền nhàn rỗi lớn lại tỏ ra
không mấy mặn mà với việc đầu tư. Họ thường chọn các phương pháp để dành phi kinh
tế như lấy tiền mặt để đi mua vàng, USD, bất động sản… những thứ mà họ có thể kiểm
soát được.
- Một bộ phận rất lớn công chúng đầu tư vào bất động sản, gây nên những cơn
sốt nhà đất hoặc nếu chưa tìm được phương án đầu tư hợp lý thì đưa tiền vào tiêu dùng.
Trong khi, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đang
đứng trước tình trạng thiếu vốn gay gắt. Khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp
vẫn còn rất thấp, phương pháp huy động vốn nghèo nàn chủ yếu trông chờ từ vốn ngân
sách và các khoản tín dụng ưu đãi từ ngân hàng. Kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời đã
tạo ra môi trường hoạt động thông thoáng cho các doanh nghiệp nhưng mức độ phát triển
còn nhiều hạn chế, quy mô còn nhỏ, chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có và các khoản vay
qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, việc tiếp cận được với
nguồn vốn ngân hàng là rất khó khăn do cơ chế ngân hàng có những đòi hỏi hết sức khắt
khe.

Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để thu hút rộng rãi công chúng tham gia
đầu tư, tăng quy mô vốn thị trường thông qua tạo lập ra các Quỹ đầu tư chứng khoán là
rất cần thiết. Sự phát triển của loại hình Quỹ đầu tư chứng khoán sẽ giúp cho thị trường
chứng khoán Việt Nam phát huy được vai trò thực sự trong việc chuyển tiết kiệm trong
nền kinh tế thành đầu tư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Sự hiện diện của Quỹ đầu tư mang lại những lợi ích cho các thị trường tiếp nhận
nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các thị trường mới nổi:
- Quỹ đầu tư cung cấp nguồn vốn dài hạn và ổn định. Nguồn vốn và chiến lược
đầu tư dài hạn của Quỹ đầu tư góp phần tăng cường khả năng huy động những nguồn vốn
dài hạn và ổn định, giảm mức độ phụ thuộc của người sử dụng vốn vào các nguồn tài
chính có tính biến động cao như nguồn tín dụng ngắn hạn do hệ thống ngân hàng cung
cấp.
- Quỹ đầu tư là đầu tư gián tiếp nên làm giảm lo ngại của chính phủ về vấn đề sở
hữu tập trung, thâu tóm doanh nghiệp của người nước ngoài đối với các doanh nghiệp
trong nước. Vì vậy, các Quỹ đầu tư (Quỹ đóng) thường được các chính phủ cho phép
tham gia đầu tư trước khi thị trường chứng khoán được mở cửa cho những người đầu tư
trực tiếp.
- Quỹ đầu tư đóng góp vào sự phát triển thị trường vốn. Những người quản lý
thường mang theo mình những kỹ năng điều hành và phân tích đầu tư chuyên nghiệp.
Người quản lý quỹ thường đòi hỏi những chuẩn mực cao trong hoạt động lưu ký, thanh
toán bù trừ, công bố thông tin và giám sát thị trường. Kết quả là cơ sở thị trường được
củng cố vững chắc.
- Quỹ cung cấp các phương tiện đầu tư đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu này, các
công ty quản lý quỹ đầu tư phát triển những sản phẩm đầu tư tài chính đa dạng và linh
hoạt về thời gian đáo hạn, tính sinh lợi và mức độ an toàn. Sự đa dạng và linh hoạt của
các phương tiện đầu tư này giúp cho việc huy động nguồn vốn trong xã hội trở nên triệt
để hơn.
- Chứng chỉ quỹ làm tăng tính thanh khoản của thị trường. Sự tham gia của
những nguồn vốn mới từ bên ngoài vào một thị trường chứng khoán thường làm tăng
mức cầu về chứng khoán, gia tăng tính thanh khoản của các chứng khoán và như vậy sẽ

thu hút được các nhà đầu tư Việt Nam mà cho đến nay chỉ quen giữ hoặc gửi tiền của
mình vào các tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng và nhờ đó các doanh nghiệp có thể huy
động vốn một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, Quỹ đầu tư chứng khoán còn cung cấp cơ hội
cho nhà đầu tư vươn ra thị trường nước ngoài hoặc tái đầu tư khoản cổ tức và thặng dư
vốn vào quỹ.
Sự hiện diện của các Quỹ đầu tư kích thích tăng trưởng đối với các doanh nghiệp.
Các quỹ cung cấp những nguồn vốn rủi ro cao và kỹ năng quản lý khoa học, đem lại
những cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt trong lĩnh vực công
nghệ cao.
Trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, sự cần thiết của Quỹ
đầu tư còn thể hiện ở một số điểm sau:
- Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu mới thành lập
trong đó hầu hết các công ty chưa đủ uy tín và sức mạnh để hấp dẫn được các nhà đầu tư
cá nhân. Do đó, khi công chúng đầu tư chưa tích cực tham gia vào thị trường thì vai trò
của các nhà đầu tư có tổ chức như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư…
là hết sức quan trọng đối với sự ổn định của thị trường. Trên thị trường sơ cấp, những
người đầu tư có tổ chức đóng vai trò tích cực trong việc tham gia, thúc đẩy hoạt động bảo
lãnh phát hành, phân phối chứng khoán, giúp các chủ thể phát hành huy động vốn một
cách hiệu quả, tạo thêm hàng hoá cho thị trường.
- Quỹ đầu tư là một phương tiện đầu tư hiệu quả đối với những người không được
trang bị những kỹ năng đầu tư chuyên nghiệp. Trong khi đại bộ phận người đầu tư có
kiến thức về đầu tư chứng khoán còn rất hạn chế thì vai trò của Quỹ đầu tư càng trở nên
có ý nghĩa. Việc tiếp cận đối với những nguồn thông tin đa dạng cộng với những chiến
lược đầu tư khoa học trong hoạt động của quỹ khiến cho nguồn vốn đầu tư gián tiếp qua
quỹ trở nên an toàn hơn. Mặt khác, chức năng chuyển đổi nguồn vốn tiết kiệm trong xã
hội thành nguồn vốn đầu tư trên phạm vi rộng làm cho Quỹ đầu tư trở thành phương tiện
rất hiệu quả trong việc huy động vốn nhàn rỗi rộng rãi trong công chúng, phát huy nội lực
phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Đồng thời, kỹ năng nghiên cứu, phân tích đầu
tư chuyên nghiệp của quỹ sẽ góp phần hướng dẫn thị trường, nâng cao trình độ hiểu biết
cũng như kỹ năng đầu tư chứng khoán của công chúng, giúp nâng cao tính xã hội hoá của

hoạt động đầu tư.
- Việc cho phép người nước ngoài đầu tư thông qua Quỹ đầu tư có thể giảm thiểu
những ảnh hưởng tiêu cực có thể phát sinh nếu mở cửa thị trường cho người nước ngoài
đầu tư trực tiếp ngay trong giai đoạn đầu. Những ảnh hưởng tiêu cực này có thể là việc
người nước ngoài thâu tóm quyền kiểm soát công ty, hay sự rối loạn trên thị trường
chứng khoán do sự dịch chuyển đột biến của các luồng tài chính. Thêm vào đó, trước sự
giảm sút của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thì việc cho phép đầu
tư gián tiếp của nước ngoài thông qua các Quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể
được coi là một giải pháp hữu hiệu tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài,
đồng thời là bước đi phù hợp của Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường vốn quốc tế.
Quỹ đầu tư là phương tiện thuận tiện, đơn giản và linh hoạt cho phép người nước ngoài
đóng góp và tham gia vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Tóm lại, trong điều kiện hiện nay sự ra đời và hoạt động của các quỹ đầu tư
chứng khoán là một tất yếu khách quan quyết định đến sự ra đời và vận hành của thị
trường chứng khoán, góp phần tạo lập thị trường vốn, mở ra một kênh huy động vốn
trung - dài hạn phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển đất nước.
2. Một số vấn đề pháp lý liên quan
Thực tiễn ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển cho thấy, quỹ đầu tư hình thành
trong rất nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau như khai thác kim loại quý, dầu mỏ v.v., nhưng
quỹ đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán là phổ biến nhất. Ngay trong lĩnh vực chứng
khoán, sự chuyên biệt trong lĩnh vực đầu tư cũng này càng rõ nét. ở Mỹ, có khoảng 9000
quỹ đầu tư chứng khoán được thành lập dưới nhiều hình thức. Tại Hàn Quốc, riêng quỹ
đầu tư chứng khoán đầu tư vào trái phiếu đã có trên 500 quỹ khác nhau. Tại Thái Lan
hiện có trên 70 quỹ đầu tư chứng khoán, còn ở Malaysia có khoảng 17 triệu dân sở hữu
chứng khoán của quỹ đầu tư chứng khoán.
Xét một cách khái quát, mô hình quỹ đầu tư chứng khoán có những đặc điểm sau
đây:
Thứ nhất, quỹ đầu tư chứng khoán luôn dành đa số vốn đầu tư của Quỹ để đầu tư
vào chứng khoán. Đặc điểm này phân biệt quỹ đầu tư chứng khoán với các loại quỹ đầu
tư khác. Quỹ có thể xây dựng danh mục đầu tư đa dạng và hợp lý theo quyết định của các

nhà đầu tư nhằm tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Trước đây, Nghị định
144/2003/NĐ-CP quy định quỹ đầu tư chứng khoán phải dành tối thiểu 60% giá trị tài
sản của quỹ vào lĩnh vực chứng khoán. Ngoài việc chủ yếu đầu tư vào chứng khoán, quỹ
đầu tư chứng khoán cũng có thể tiến hành đầu tư vào những lĩnh vực khác như góp vốn,
kinh doanh bất động sản v.v
Thứ hai, quỹ đầu tư chứng khoán được quản lý và đầu tư một cách chuyên nghiệp
bởi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Nói một cách khác, các nhà đầu tư đã uỷ
thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán việc quản lý quỹ và tiến hành hoạt động
đầu tư chứng khoán từ số vốn của quỹ. Công ty quản lý quỹ có thể cử ra một cá nhân chịu
trách nhiệm thực hiện việc quản lý quỹ gọi là nhà quản trị quỹ. Nhà quản trị được chọn
thường phải là người có thành tích và được sự ủng hộ của đa số nhà đầu tư. Để đảm bảo
công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tiến hành hoạt động đúng như mong muốn của
các nhà đầu tư, quỹ đầu tư chứng khoán cần phải có một ngân hàng giám sát. Ngân hàng
này sẽ thay mặt các nhà đầu tư để giám sát cũng như giúp đỡ quỹ đầu tư chứng khoán
hoạt động đúng mục tiêu mà các nhà đầu tư đã đề ra, tránh tình trạng công ty quản lý quỹ
tiến hành các hoạt động đi ngược lại lợi ích của nhà đầu tư.
Thứ ba, quỹ đầu tư chứng khoán có tài sản độc lập với tài sản của công ty quản
lý quỹ và các quỹ khác do công ty này quản lý. Đặc điểm này đảm bảo việc đầu tư của
quỹ đầu tư chứng khoán tuân thủ đúng mục đích đầu tư, không bị chi phối bởi lợi ích
khác của công ty quản lý quỹ. Sự tách bạch về tài sản giữa công ty quản lý quỹ và quỹ
đầu tư chứng khoán nhằm đảm bảo công ty quản lý quỹ hoạt động quản lý vì lợi ích của
các nhà đầu tư vào quỹ chứ không vì mục đích của riêng mình. Từ yêu cầu tách bạch về
tài sản đã chi phối rất lớn đến nội dung những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ
của công ty quản lý quỹ.
Phân loại Quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán có thể được thành lập theo nhiều loại khác nhau nhằm
đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Sự phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán
trên thế giới đã dẫn đến có nhiều tiêu chí để phân loại quỹ đầu tư chứng khoán.
Phân loại theo phương thức huy động vốn và quyền quản lý
Nếu phân loại theo phương thức huy động vốn thì quỹ đầu tư chứng khoán có hai

loại là quỹ đại chúng (trước đây gọi là quỹ công chúng) và quỹ thành viên.
Quỹ đại chúng
Quỹ đại chúng là loại quỹ đầu tư chứng khoán được chào bán chứng chỉ quỹ ra
công chúng. Quỹ đại chúng thường không bị pháp luật giới hạn về số lượng nhà đầu tư
tối đa vào quỹ. Tuy nhiên, do số lượng các nhà đầu tư lớn nên quỹ đại chúng có nhiều
giới hạn đầu tư do pháp luật quy định nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn các nhà đầu
tư vào quỹ. Trên thế giới, quỹ đại chúng có nhiều dạng khác nhau. Cách phân loại phổ
biến dựa vào tiêu chí nghĩa vụ của quỹ đối với nhà đầu tư, theo đó, quỹ đại chúng có hai
loại là quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở.
Quỹ đại chúng dạng đóng là loại quỹ mà theo đó, quỹ không có nghĩa vụ mua lại
chứng chỉ quỹ đầu tư được phát hành ra công chúng theo yêu cầu của nhà đầu tư. Do vậy,
nhà đầu tư chỉ có thể thu hồi số vốn đầu tư bằng cách chuyển nhượng chứng chỉ quỹ đầu
tư cho nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán.
Quỹ đại chúng dạng mở là loại quỹ mà theo đó, quỹ có nghĩa vụ mua lại chứng
chỉ quỹ đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư. Loại quỹ này có số vốn và số thành viên luôn
biến động, nên thường chỉ xuất hiện ở những quốc gia có nền kinh tế và thị trường chứng
khoán phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nhật Bản v.v
Pháp luật chứng khoán ở một số quốc gia quy định, quỹ đại chúng dạng đóng chỉ
được phép phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi thành lập quỹ, còn quỹ đại
chúng dạng mở có thể phát hành chứng chỉ quỹ nhiều lần. Vấn đề này chưa được Luật
chứng khoán 2006 quy định một cách rõ ràng.
Ưu điểm của quỹ đại chúng
- Thứ nhất, quỹ đại chúng có khả năng huy động vốn rộng rãi thông qua việc chào
bán chứng khoán ra công chúng. Điều này cho phép quỹ có thể được niêm yết trên thị
trường giao dịch tập trung và như vậy, khả năng thu hút các nhà đầu tư và làm gia tăng
giá trị cho chứng chỉ quỹ. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn ưa thích loại quỹ này ở khả
năng thanh khoản cao của chứng chỉ quỹ.
- Thứ hai, quỹ đại chúng có khả năng thu hút được những nhà đầu tư nhỏ và
không chuyên nghiệp. Mặc dù từng nhà đầu tư không chuyên nghiệp có thể không có
nhiều vốn, nhưng thực tế đã cho thấy lượng vốn do những chủ thể này nắm giữ trong nền

kinh tế là rất đáng kể. Nếu quỹ thu hút được nguồn vốn này, sức mạnh tài chính của quỹ
sẽ tăng lên rất nhiều.
- Thứ ba, đối với công ty quản lý quỹ, quỹ đại chúng chính là mô hình đầu tư mà
công ty có cơ hội thể hiện hết khả năng quản lý của mình, do được các nhà đầu tư trao
quyền điều hành quỹ hàng ngày. Chính vì vậy, chiến lược đầu tư của công ty quản lý
được thực thi một cách dễ dàng hơn, thuận lợi hơn so với mô hình quỹ thành viên.
Nhược điểm của quỹ đại chúng
- Thứ nhất, quỹ đại chúng có số lượng nhà đầu tư tham gia lớn nên có thể gây ảnh
hưởng đến giá trị của quỹ vì hai nguyên nhân:
(i) Việc mua bán chứng chỉ quỹ diễn ra liên tục và do đó, có thể làm ảnh hưởng
tốt hoặc xấu đến hình ảnh của quỹ.
(ii) Đối với quỹ đại chúng dạng mở, việc số lượng nhà đầu tư và giá trị ròng của
quỹ luôn biến đổi có thể làm sai lệch các biện pháp đầu tư hoặc vi phạm các giới hạn tài
chính do pháp luật quy định
- Thứ hai, quỹ đại chúng thường chịu sự giám sát khá chặt chẽ của cơ quan quản
lý nhà nước trên quan điểm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà
đầu tư nhỏ. Pháp luật thường có những yêu cầu đối với quỹ đại chúng cao hơn so với quỹ
thành viên.
Quỹ thành viên
Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán được lập bằng vốn góp của một số nhà
đầu tư nhất định và không phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng. Nhà đầu tư vào quỹ
thành viên được gọi là thành viên góp vốn hay thành viên quỹ đầu tư. Pháp luật thường
có quy định giới hạn số lượng thành viên góp vốn của Quỹ thành viên. Luật chứng khoán
năm 2006 quy định quỹ thành viên có tối đa không quá 30 thành viên và tất cả thành viên
phải là pháp nhân. Thành viên của quỹ thông thường là những nhà đầu tư chuyên nghiệp
và có năng lực tài chính mạnh như công ty tài chính, ngân hàng hoặc doanh nghiệp bảo
hiểm. Các thành viên góp vốn có quyền tham gia quản lý quỹ nhiều hơn so với nhà đầu tư
trong quỹ đại chúng, đồng thời khả năng chịu đựng rủi ro cũng tốt hơn nên quỹ thành
viên không chịu nhiều hạn chế đầu tư như quỹ công chúng.
Ưu điểm của quỹ thành viên

- Thứ nhất, quỹ thành viên thường đưa ra những quyết định quan trọng một cách
nhanh chóng do số thành viên ít nên dễ nhóm họp hơn. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp
của những thành viên và kiến thức chuyên môn của họ là một nhân tố quyết định đến sự
thành công của quỹ.
- Thứ hai, thành viên của quỹ có quyền năng cao hơn trong điều hành quỹ so với
quỹ đại chúng. Pháp luật cũng không có những đòi hỏi khắt khe đối với quỹ trong hoạt
động đầu tư chứng khoán như đối với quỹ đại chúng.
Nhược điểm của quỹ thành viên
- Thứ nhất, quỹ thành viên thường không dành cơ hội cho những nhà đầu tư nhỏ
tham gia. Những nhà đầu tư nhỏ không thể có đủ khả năng góp những khoản vốn lớn để
đảm bảo nguồn vốn của quỹ.
- Thứ hai, quỹ thành viên không bắt buộc phải có ngân hàng giám sát, do đó, nếu
cơ chế quản lý lỏng lẻo, có thể sẽ không kiểm soát được một cách tốt nhất những rủi ro
trong đầu tư hay ngăn chặn những hành vi gian lận từ công ty quản lý quỹ hoặc của nhân
viên.
Phân loại theo tư cách chủ thể của quỹ
Phân loại theo tư cách chủ thể của quỹ thì Quỹ đầu tư chứng khoán có hai loại là
quỹ không có tư cách chủ thể và quỹ có tư cách chủ thể.
Quỹ không có tư cách chủ thể là loại quỹ do công ty quản lý quỹ thành lập và
không phải là một chủ thể pháp luật. Mọi hoạt động của quỹ đều do công ty quản lý quỹ
thực hiện trên cơ sở thoả thuận với các nhà đầu tư vào quỹ. Bản chất của quỹ đầu tư
chứng khoán không có tư cách chủ thể là một quỹ tài chính, chứ không phải là một công
ty. Tuy nhiên, nguồn vốn của quỹ lại không phải là nguồn vốn của công ty quản lý quỹ.
Nó được quản lý một cách độc lập với nguồn vốn các quỹ khác và nguồn vốn của công ty
quản lý quỹ. Theo Luật chứng khoán 2006, loại quỹ này được gọi là Quỹ đầu tư chứng
khoán.
Quỹ có tư cách chủ thể là một loại quỹ được thành lập dưới dạng công ty, gọi là
công ty đầu tư hoặc công ty đầu tư chứng khoán (investment company). Công ty đầu tư
chứng khoán là công ty cổ phần được thành lập theo sự cho phép của Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước, có hoạt động đầu tư chủ yếu vào chứng khoán. Luật chứng khoán năm

2006 đã quy định về địa vị pháp lý của mô hình này, và đây được coi là một trong những
sự khác biệt cơ bản của Luật chứng khoán năm 2006 với những văn bản pháp luật chứng
khoán trước đây. Cuốn sách này không đi sâu vào nghiên cứu mô hình đầu tư này, mà chỉ
nghiên cứu về mô hình quỹ đầu tư không có tư cách chủ thể (hay Quỹ đầu tư chứng
khoán theo quy định của Luật chứng khoán 2006). Việc phân biệt này chỉ giúp độc giả
hiểu đầy đủ bản chất của mô hình quỹ đầu tư chứng khoán mà thôi.
Phân loại theo mục tiêu đầu tư của quỹ
Nếu phân loại theo mục tiêu đầu tư, quỹ đầu tư chứng khoán rất đa dạng về loại
hình. Sau đây xin được nêu một số loại quỹ đầu tư phổ biến trên thị trường chứng khoán
ở các nước có nền kinh tế phát triển:
Quỹ đầu tư trái phiếu
Đây là loại quỹ đầu tư mà chứng khoán do nó nắm giữ là các loại trái phiếu, bao
gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty. Đầu tư vào trái phiếu được coi là giải
pháp đầu tư khá an toàn, vì nó luôn bao hàm khả năng được hoàn trả từ phía những chủ
thể phát hành trái phiếu. Đổi lại, mức lợi tức mà quỹ thu được lại không cao nên không
phải lúc nào cũng hấp dẫn được các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các quỹ này lại có một ưu
điểm là chi phí quản lý thấp do sự ổn định của việc đầu tư, và thường được ưu đãi về thuế
hơn các lĩnh vực đầu tư khác.
Quỹ đầu tư mạo hiểm
Đây là loại quỹ đầu tư chuyên tìm kiếm và đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh
mới mẻ hoặc những công ty mới được thành lập. Việc đầu tư như vậy có thể đem đến
những rủi ro nhiều hơn cho quỹ, nhưng đổi lại, nếu thành công thì mức độ lợi nhuận sẽ
cao hơn bình thường. Nhìn chung, mặc dù gọi là đầu tư mạo hiểm nhưng việc đầu tư này
không phải là đánh bạc mà luôn có sự cân nhắc, tính toán cụ thể dựa trên những thông tin
có thể tin cậy. Trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, trình độ của quản trị viên giữ một vai trò
quyết định đến sự thành công hay thất bại của quỹ.
Quỹ đầu tư ngành kinh doanh
Quỹ đầu tư ngành kinh doanh là loại quỹ chuyên đầu tư vào chứng khoán của một
hoặc một số ngành nhất định như dầu mỏ, điện tử, công nghệ thông tin, v.v Việc đầu tư
theo ngành thể hiện mối quan tâm của nhà đầu tư và sự hiểu biết của quản trị viên về một

ngành nghề nhất định. Đôi khi, các quỹ đầu tư theo ngành sẽ đầu tư vào những ngành có
liên quan với nhau nhằm hạn chế rủi ro, ví dụ như đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ và vận tải.
Nếu dầu mỏ giảm giá thì đồng nghĩa với việc ngành vận tải sẽ làm ăn phát đạt và ngược
lại.
Quỹ đầu tư có mục tiêu đạo đức
Đây là loại quỹ đầu tư đặt mục tiêu đạo đức không thấp hơn mục tiêu lợi nhuận.
Quỹ tập trung đầu tư theo những tiêu chí đạo đức mà quỹ đặt ra. Ví dụ: quỹ có thể chỉ
đầu tư cho những doanh nghiệp sử dụng nhiều người lao động là đối tượng chính sách,
hoặc cho những doanh nghiệp trên địa bàn kinh tế còn nhiều khó khăn v.v Cần nhấn
mạnh rằng, đây không phải là một quỹ từ thiện. Đơn giản là, các nhà đầu tư mong muốn
kết hợp mục tiêu lợi nhuận với mục tiêu xã hội trong hoạt động đầu tư mà thôi.
Quỹ đầu tư chủ động
Đây là loại quỹ đầu tư mà chiến lược đầu tư thường xuyên thay đổi cho phù hợp
với sự thay đổi của tình hình đầu tư trên thị trường chứng khoán. Những quỹ đầu tư chủ
động cần đến những nhà quản trị tài ba kể cả về sách lược và chiến lược đầu tư. Hơn
những thế, thông tin và phương pháp xử lý thông tin cũng góp phần quan trọng vào thành
công của quỹ.
Quỹ đầu tư thụ động
Ngược lại với quỹ đầu tư chủ động, quỹ đầu tư thụ động coi trọng tính ổn định
của danh mục chứng khoán do quỹ nắm giữ. Quỹ tuân thủ những tiêu chí nhất định khi
xây dựng danh mục này và thường không có sự thay đổi lớn. Mặc dù có phương pháp
tiếp cận ngược hẳn với quỹ đầu tư chủ động, nhưng thực tiễn cho thấy ở Hoa Kỳ, sự
thành công của hai dạng quỹ này là ngang nhau.
Rõ ràng với cách phân loại này, không thể kể hết các loại quỹ đầu tư chứng
khoán. Thực chất, mỗi quỹ đầu tư đều có một phương thức đầu tư nhất định và điều quan
trọng là nó đem lại sự hài lòng cho các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ, chủ yếu trên hai
phương diện là phương thức đầu tư và lợi nhuận thu được.
Tham gia trong quá trình hoạt động của quỹ chủ yếu có công ty quản lý quỹ và
ngân hàng giám sát. Công ty quản lý quỹ đứng ra quản lý quỹ, phát hành chứng chỉ đầu
tư, cử người điều hành, quản lý hoạt động và chịu trách nhiệm về hiệu quả và pháp lý của

quỹ. Ngân hàng giám sát đảm nhận việc bảo quản, lưu ký các chứng khoán mà quỹ nắm
giữ để kinh doanh, lưu giữ các hợp đồng kinh tế, các chứng từ có liên quan tới tài sản của
quỹ, đồng thời giám sát hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.
Thành viên hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ, người điều hành công ty quản lý quỹ
và những người điều hành quỹ không được là cổ đông của ngân hàng giám sát.
Theo nội dung của quy chế, công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư là hai thực thể
được cơ cấu và tổ chức khác nhau. Công ty quản lý quỹ cùng lúc có thể khai sinh và quản
lý nhiều quỹ độc lập nhau, đồng thời có sự độc lập cả về tài sản, các nghĩa vụ tài chính
giữa công ty quản lý quỹ và một Quỹ đầu tư nào đó. Người điều hành quỹ là người được
công ty quản lý quỹ chỉ định để trực tiếp điều hành hoạt động của một quỹ. Trong khi
công ty quản lý quỹ được tổ chức và hoạt động như một doanh nghiệp, có đầy đủ tư cách
pháp nhân, có hội đồng quản trị và hệ thống hành chính nhân sự… thì Quỹ đầu tư là một
tập hợp có điều lệ và tài sản độc lập nhưng không có bộ máy điều hành riêng gắn trực
tiếp với nó. Quỹ đầu tư không là pháp nhân mà chỉ có đại hội những người đầu tư do
công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát triệu tập có điều kiện và tuỳ thuộc vào tình
huống được nêu trong quy chế. Các Quỹ đầu tư khi được tổ chức theo SSC thì thực chất
có thể xem là các sản phẩm của công ty quản lý quỹ đầu tư. Tuy nhiên, theo định nghĩa
của quy chế, chúng lại được xem là tài sản uỷ thác cho công ty quản lý quỹ để quản lý.
Đồng thời, quyền lợi và nghĩa vụ đối với một quỹ của công ty quản lý quỹ nào có thể
được chuyển nhượng cho một công ty quản lý quỹ khác nếu được SSC chấp thuận.
Một số quy định về cơ cấu vốn và điều kiện đầu tư của công ty quản lý quỹ và
Quỹ đầu tư được nêu trong quy chế như sau:
• Một Quỹ đầu tư chứng khoán, cả Quỹ đóng và Quỹ mở, phải đầu tư tối
thiểu 60% tổng giá trị tài sản của chúng vào chứng khoán.
• Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của một quỹ
đầu tư quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành và
không được đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của một quỹ vào chứng khoán đang lưu
hành của một tổ chức phát hành.
• Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của quỹ để cho
vay và bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào, và không được phép vay để tài trợ cho hoạt

động của quỹ trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải cho các chi phí cần thiết.
• Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của một quỹ
để đầu tư trực tiếp vào bất động sản quá 10% giá trị tài sản của quỹ.
• Một quỹ không được nắm giữ quá 10% tổng vốn cổ phần của một công ty
không niêm yết, đồng thời không được sử dụng quá 5% tổng giá trị tài sản của quỹ để
đầu tư vào riêng tại một công ty không niêm yết nào đó.
• Một quỹ không được nắm giữ quá 30% tổng giá trị tài sản của các công ty
trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau.
• Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của các quỹ do
mình quản lý để mua quá 49% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức
phát hành (đã tham gia thị trường chứng khoán) hoặc một công ty không niêm yết.
Nếu theo các điều kiện trên ta có thể thấy rằng nó sẽ gây khó khăn cho các Quỹ
đầu tư trong quá trình hoạt động. Mục tiêu của các quỹ là hỗ trợ cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, mà hầu hết các doanh nghiệp này đều có mức vốn dưới 10 tỷ VND. Điều này
dẫn đến tỷ lệ vốn đầu tư vào một doanh nghiệp trên tổng nguồn vốn của quỹ là quá thấp
và cũng vì vậy mà quỹ đầu tư vào nhiều doanh nghiệp khác nhau. Kết quả là chi phí quản
lý cao, dẫn đến các công ty sẽ thu được lãi thấp.
Về việc giải thể của quỹ. Quỹ chỉ được giải thể trong trường hợp kết thúc thời hạn
hoạt động ghi trong điều lệ quỹ, hoặc trong trường hợp phải giải thể quỹ nhằm bảo vệ lợi
ích người đầu tư. Việc giải thể phải xin phép Uỷ ban chứng khoán nhà nước và chỉ được
chấp thuận khi phương án giải thể quỹ phù hợp với quyền lợi người đầu tư. Trong trường
hợp công ty quản lý quỹ phá sản, tài sản thuộc quỹ là của người đầu tư và không được
tính là tài sản của công ty quản lý quỹ. Không ai được sử dụng vốn hay tài sản của của
quỹ để thanh toán những khoản nợ của công ty quản lý quỹ.
Tóm lại, mặc dù quy chế công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư còn quy định nhiều
điều bất cập nhưng sự ra đời của nó mang một ý nghĩa rất lớn, là một cột mốc quan trọng
và là sự quyết tâm lớn của Uỷ ban chứng khoán nhà nước Việt Nam. Ý nghĩa của nó thể
hiện ở chỗ nó thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính nước nhà vào buổi đầu còn bỡ ngỡ,
nhất là quá trình cổ phần hoá, hợp nhất các định chế về mặt luật cho các loại công ty và
đặc biệt là sự hình thành của thị trường chứng khoán.

3. Tình hình chung về sự hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán trên
TTCK Việt Nam:
Thời kỳ sôi động của hoạt động huy động quỹ đầu tư thành lập theo Luật Chứng
khoán Việt Nam (gọi là “Quỹ đầu tư trong nước” để phân biệt với các quỹ đầu tư thành
lập theo luật pháp khác) là từ tháng 7/2006 tới tháng 3/2008, khi có tới 20 quỹ đầu tư
trong nước được thành lập với tổng vốn huy động hơn 13.500 tỷ đồng (trong đó có 4 quỹ
đại chúng).
Đây cũng là thời kỳ bùng nổ của TTCK Việt Nam với sự tăng trưởng thần kỳ cả
về quy mô cũng như số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và niêm yết.
Từ tháng 3/2008 tới nay, cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình huy động
quỹ trong nước của các công ty quản lý quỹ (QLQ) gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ có 3 quỹ
đầu tư được thành lập trong năm 2010 với tổng số vốn huy động 800 tỷ đồng, đưa tổng số
quỹ trong nước lên con số 23. Như vậy, trong số 47 công ty QLQ thành lập theo Luật
Chứng khoán, chỉ có 13 công ty lập được quỹ trong nước và thực hiện nghiệp vụ QLQ,
còn các công ty QLQ khác chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư cho
các NĐT trong và ngoài nước. Về tính chất nguồn vốn, 23 quỹ đầu tư trong nước chủ yếu
huy động nguồn vốn nội địa, duy nhất quỹ đầu tư thành viên của CTCP QLQ đầu tư FPT
có hơn 51% vốn góp từ NĐT nước ngoài.
Ba năm trở lại đây, việc huy động vốn từ các NĐT trong nước trở nên hết sức khó
khăn do sự thiếu hụt vốn của các tổ chức nội địa, áp lực lãi suất cao và diễn biến TTCK
kém hấp dẫn. Trong khi đó, các NĐT nước ngoài sau khủng hoảng tài chính lại đang
chuyển hướng tìm kiếm cơ hội đầu tư sang các thị trường mới nổi như Việt Nam. Trong
ba năm vừa qua, có hơn 8.100 NĐT tổ chức và cá nhân nước ngoài đã mở tài khoản giao
dịch chứng khoán tại Việt Nam. Riêng trong năm 2010, đã có 289 tổ chức và 950 cá nhân
nước ngoài được cấp mã số giao dịch, tăng 25,5% và 6,7% so với năm 2009 (theo Trung
tâm Lưu ký chứng khoán – VSD).
Thống kê không chính thức cho thấy, số lượng quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam
khá đông đảo, khoảng hơn 400 quỹ, trong khi quỹ thành lập trong nước còn quá nhỏ bé,
cả về số lượng và quy mô vốn quản lý. Các quỹ đầu tư vào Việt Nam, tính tới thời điểm
này, chủ yếu dưới hình thức công ty đầu tư hoặc quỹ đầu tư của NĐT nước ngoài thành

lập tại nước thứ ba là các thiên đường thuế như Cayman Islands, Bermuda, British Virgin
Island và sau đó mở tài khoản đầu tư vào Việt Nam với tư cách một NĐT nước ngoài đầu
tư gián tiếp.
- Năm 2011 Theo báo cáo của Rothschilds, hiệu quả đầu tư của các quỹ đầu tư
trong nước, nước ngoài tại Việt Nam đều cho kết quả không tốt, với NAV giảm trung
bình gần 24%, song hành với diễn biến xấu của TTCK VN.
Trong số 17 quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hai quỹ ETF là FTSE Vietnam
Index ETF (XFVT- sàn London) và Market Vectors Vietnam ETF (VNM-NY) có NAV
giảm mạnh nhất, khi lần lượt giảm 48,4% và 40,8% (đến19/12).
Kế đến là quỹ Vietnam Emerging Equity Fund với NAV giảm tới 30%; Vietnam
Azalea Fund giảm 29,2% tính đến cuối tháng 11; các quỹ khác NAV giảm từ gần 20%
đến gần 30%. tính đến ngày 30/11, VinaCapital Vietnam Opportunity Fd (VOF) được
xem có kết quả khả quan nhất khi NAV chỉ giảm có 8,5%.
NAV giảm mạnh khiến giá chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư niêm yết trên thị
trường chứng khoán quốc tệ cũng giảm sâu. Điều này khiến tỷ lệ chiết khấu NAV so với
giá chứng chỉ quỹ nới rộng hơn. Trong đó, giá chứng chỉ quỹ của DWS Vietnam Fund
thấp hơn NAV 47,1% (tính đến 30/11), Vietnam Equity Holding (-49,4%), Vietnam
Infrastructure Ltd (-59,1%), VinaCapital Vietnam Opportunity Fd (-40,9%).
Với 4 quỹ đầu tư trong nước có mức sụt giảm NAV trung bình 29,5%, trong
đó NAV của MAFPF1 giảm 24% (tính đến 11/12), PRUBF1 (-14,1%), VFMVF1 (-
41,1%), VFMVF4 (-38,9%). Tỷ lệ chiết khấu NAV so với giá chứng chỉ quỹ của 4 quỹ
trên từ 38,8-49,6%, tính đến giữa tháng 12/2011.
Có 2 quỹ chuyên mua bán cổ phần chưa niêm yết (Private Equity) gồm PCA
Vietnam Segregated Portfolio và Vietnam Resource Investments có NAV giảm rất thấp,
với mức giảm 5,2% và 4%. Tuy nhiên, tỷ lệ chiết khấu giữa NAV với giá chứng quỹ lên
tới 47,5%, tính đến tháng 11/2011.

×