Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

lợi nhuận và các đề xuất nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần truyền thông quảng cáo và đầu tư thắng thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 46 trang )

:
LỜI MỞ ĐẦU
“Thị trường là chiến trường của thời bình, một chiến trường đòi hỏi sự thông minh,
hiểu biết nhiều hơn là ý chí quật cường”. Vấn đề lớn nhất được đặt ra cho các doanh
nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay không chỉ dừng lại ở sản xuât sản
phẩm phù hợp nhu cầu mà còn là hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh để làm sao không bị thua trên chính sân nhà và ngày
càng tiến xa hơn vào thị trường thế giới.
Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển thì
doanh nghiệp đó phải tạo ra doanh thu và lợi nhuận bởi vì doanh thu và lợi nhuận
không chỉ phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh mà còn là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu
chất lượng khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong từng thời kỳ hoạt động. Như vậy, doanh thu và lợi nhuận chính là mối
quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tình hình lợi nhuận
của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ hoàn
thành kế hoạch và mức độ tăng trưởng, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến doanh thu và
lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó đề ra các biện pháp, chính sách để phát huy nhân tố
tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu cực, không ngừng nâng cao lợi nhuận và
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc đánh giá, xem xét một cách khoa học tình
hình doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giúp cho nhà quản trị tránh được những
nhận định sai lầm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra những
quyết định đúng đắn phát triển hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Qua thời gian học tập ở trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM được sự hướng dẫn
của thầy Nguyễn Tấn Minh, đồng thời trong quá trình thực tập được sự giúp đỡ của
các anh chị phòng Kế toán công ty Cổ Phần Truyền Thông Quảng Cáo và Đầu Tư
Thắng Thắng, em đã quyết định chọn đề tài:
“Lợi nhuận và các đề xuất nâng cao lợi nhuận của công ty Thắng Thắng” là đề
tài báo cáo tốt nghiệp của mình.
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 1 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG
QUẢNG CÁO VÀ ĐẦU TƯ THẮNG THẮNG
1.1 Giới thiệu về công ty và quá trình hình thành và phát triển của công ty Thắng
Thắng
1.1.1 Giới thiệu về công ty
Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG
QUẢNG CÁO VÀ ĐẦU TƯ THẮNG THẮNG
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: THANG THANG INVESTMENT AND
ADVERTISING COMMUNICATION JOINT STOCK COMPANY
Tên công ty viết tắt : THANG THANG JSC
Ngày thành lập : 29/2/2008
Giấy chứng nhận ĐKKD số : 4103009502 do Sở kế hoạch và đầu tư TPHCM
cấp.
Vốn điều lệ :3.000.000.000 VND
Trong đó : Hiện kim là 3.000.000.000VND
Địa chỉ trụ sở chính : 40/34 Lữ Gia Cư xá Lữ Gia, Phường 15, Quận11,
TPHCM.
Điện thoại :(08) 3866 9893 - 6296 5232
Fax : (08) 62965233
Email :
Website : www.winwingift.org
Công ty có các phân xưởng:
- Phân xưởng 1: 6/7 Tô Ký, Xã Thới Tam Thôn, H.Hóc Môn.
Tel: (08)8839 024
- Phân xưởng 2: 19/2 Tô Ký, Xã Trung Chánh, H.Hóc Môn.
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 2 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
Tel: (08)2502 921
- Phòng sơn: 6/11 Tô Ký, Xã Thới Tam Thôn, H.Hóc Môn.
Tel: (08)8839 128

Chủ tịch hội đồng quản trị: ông Trương Đại Thành
1.1.2 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty cổ phần truyền thông quảng cáo và đầu tư Thắng Thắng là
một cơ sở nhỏ thành lập trước năm 1995 ở Hóc Môn gồm hai phân xưởng với vài chục
công nhân ở cả hai phân xưởng và một số máy móc thiết bị chuyên sản xuất hàng nhựa
công nông nghiệp với hình thức hộ kinh doanh cá thể có số vốn ban đầu là
300.000.000 Đ, đặt tên là cơ sở Phát Trí.
Ngày 20/3/2006 có quyết định thành lập Công ty TNHH DỊCH VỤ VÀ ĐÀO TẠO
PHÁT TRÍ từ cơ sở Phát Trí sau khi đã có đủ giấy phép kinh doanh với lực lượng
công nhân vài chục người và số vốn điều lệ là 300.000.000 Đ. Bấy giờ do bà Võ Thị
Lai làm Giám đốc. Ngành nghề kinh doanh chính là: Tư vấn đầu tư (trừ tư vấn tài
chính, kế toán). Tư vấn du học. Đào tạo nghề. Dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ
chức hội chợ triển lãm. Dịch vụ dịch thuật. Kinh doanh lữ hành nội địa. Đại lý phát
hành sách, báo, tạp chí, lịch, văn hoá phẩm có nội dung đựoc phép lưu hành. Mua bán
văn phòng phẩm. Sản xuất và mua bán sản phẩm nhựa gia dụng (trừ tái chế phế thải).
Chế tạo khuôn mẫu cơ khí (trừ gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện). Mua bán
lắp đặt panô quảng cáo, bảng hiệu, hộp đèn, chữ nổi. Mua bán lương thực, thực phẩm,
rượu, bia, nước giải khát, hàng kim khí điện máy. Sản xuất gia công, mua bán hàng
may mặc, vải sợi, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ (không chế biến gỗ, gia công hàng đã
qua sử dụng và tẩy nhuộm, hồ, in). Trang trí nội, ngoại thất. Sản xuất và mua bán nón
bảo hiểm, phụ tùng xe gắn máy (trừ gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện, luyện
cán cao su) Dịch vụ vẽ trang trí, in bao bì (trừ in lụa, in tráng bao bì kim loại). Kinh
doanh dịch vụ quảng cáo thương mại.
Đến ngày 29/2/2008 Công ty TNHH DỊCH VỤ VÁ ĐÀO TẠO PHÁT TRÍ chính
thức chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần và đổi tên doanh nghiệp thành Công
ty CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ ĐẦU TƯ THẮNG THẮNG với
số vốn điều lệ tăng từ 300.000.000 VNĐ ban đầu lên 3.000.000.000 VNĐ, hai phân
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 3 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
xưởng ở Hóc Môn cũng trang bị thêm nhiều máy móc hiện đại hơn để phục vụ sản

xuất và cạnh tranh trên thị trường như: 8 máy ép nhựa 160 – 220 tấn cùng một số máy
sơn, sấy, hấp. Đội ngũ công nhân cũng tăng lên về số lượng lẫn chất lượng, với tay
nghề được nâng cao do công ty áp dụng một số nghiệp vụ đào tạo và dạy nghề cho
công nhân. Bà Võ Thị Lai không còn là Giám Đốc mà trở thành thành viên của Hội
Đồng Quản Trị với số cổ phần và tỷ lệ vốn góp nêu trên. Thay vào đó, ông Trương Đại
Thành được bầu làm Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc cho đến bây
giờ. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất nón bảo hiểm, quà tặng, các sản phẩm
từ da và giả da.
Qua nhiều năm phấn đấu và khẳng định mình từ một cơ sở nhỏ nay công ty cổ
phần TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ ĐẦU TƯ THẮNG THẮNG đã trở thành
một doanh nghiệp khá nổi tiếng chuyên sản xuất nón bảo hiểm, nhiều mặt hàng quà
tặng với mẫu mã đa dạng, phong phú được nhiều người tiêu dùng và các doanh nghiệp
lớn biết đến.
1.2 Nhiệm vụ chức năng và định hướng, kế hoạch phát triển
1.2.1 Chức Năng
Chức năng chính của công ty là sản xuất Nón bảo hiểm
Đào tạo công nhân lành nghề
Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại
1.2.2 Nhiệm vụ
Làm đầy đủ các thủ tục về đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật. Tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật và nhà nước.
Thực hiện đúng chế độ tài chính kế toán theo qui định của pháp luật.
Làm tròn nhiệm vụ đối với ngân sách Nhà nước về việc kê khai và nộp thuế.
Tận dụng tốt công suất máy móc thiết bị, giảm tối thiểu thời gian ngừng máy nhằm
đạt hiệu quả sản xuất tốt nhất.
Tìm kiếm đơn đặt hàng, lập kế hoạch sản xuất cụ thể, đảm bảo chất lượng và giao
hàng đúng thời hạn.
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 4 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động theo qui định của pháp luật và của

nhà nước.
Đối với công ty: phải kinh doanh có lãi để đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thêm nhiều
chi nhánh. Công ty phải luôn đổi mới mẫu mã và tính giá thành hạ để đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng.
1.3 Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
Hiện nay công ty chủ yếu sản xuất và phân phối sản phẩm tại miền Nam và miền
Trung, trong tương lai công ty dự định mở rộng chi nhánh ra khắp cả nước, tiếp tục là
trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Và tất nhiên là tiếp tục
phấn đấu hơn nữa nhằm tạo niềm tin đối với khách hàng thông qua chất lượng sản
phẩm và uy tín trong kinh doanh. Công ty sẽ luôn nỗ lực để thoả mãn nhu cầu của
khách hàng một cách tốt nhất so với các đối thủ cạnh tranh.
Không những phấn đấu trở thành nhà sản xuất hàng đầu về nón bảo hiểm và sản
phẩm quà tặng trong nước, mà sắp tới công ty sẽ là nhà nhập khẩu hàng hóa từ các
nước như Trung Quốc, Thái lan….
1.4 Một số ngành nghề chính của công ty
Dịch vụ, đào tạo, sản xuất và kinh doanh trực tiếp.
Dịch vụ - thương mại: Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại sản phẩm công
ty sản xuất ra và môi giới những sản phẩm mà công ty không trực tiếp sản xuất. Chịu
trách nhiệm việc in ấn bao bì, logo lên sản phẩm khuyến mãi.
Ví dụ: sản phẩm pha lê -thủy tinh, gốm- sứ, đồ gỗ…
Đào tạo nghề.
Sản xuất nhựa gia dụng: Sản xuất sản phẩm đồ nhựa, văn phòng phẩm, nón bảo
hiểm
Nhập khẩu sản phẩm của Trung quốc, Thái lan theo nhu cầu của khách hàng
1.5 Giới thiệu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
1.5.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 5 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
Biểu 1.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty
(Nguồn: Phòng nhân sự)

1.5.2 Lực lượng lao động của công ty
Lực lượng lao động của công ty bao gồm:
Nhân viên văn phòng: 20 người.
Công nhân trực tiếp sản xuất ở 3 phân xưởng: 115người.
• Hội đồng quản trị (5 người): là cơ quan quản lý của công ty, có quyền nhân
danh công ty trước pháp luật, thực hiện việc bầu ra Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng
giám đốc.
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 6 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM
SOÁT
TRỢ LÝ TỔNG
GIÁM ĐỐC
P. HÀNH
CHÁNH
NHÂN SỰ
P. CHĂM SÓC
KHÁCH
HÀNG
P. SALES VÀ
MARKETING
QUẢN ĐỐC
PHÂN
XƯỞNG
P. KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH
CHUYÊN
VIÊN TÀI

CHÍNH
CHUYÊN
VIÊN KẾ
TOÁN
TRƯỞNG
PHÂN
XƯỞNG 2
TRƯỞNG
PHÒNG
SƠN
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
BỘ PHẬN
KỸ THUẬT
TRƯỞNG
PHÂN
XƯỞNG 1
:
• Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc: điều hành công việc kinh
doanh hàng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty.
• Ban kiểm soát (3 người): thực hiện giám sát Hội đồng quản trị và Tổng giám
đốc trong việc quản lý và điều hành công ty. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung
thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong công
tác kế toán thống kê và lập báo cáo tài chính.
• Trợ lý Tổng giám đốc (1 người): hỗ trợ Tổng giám đốc trong việc điều hành
kinh doanh hàng ngày .
• Phòng Sales và Marketing (3 người):
- Phòng Sale: Tìm kiếm khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng, đàm phán ký
kết hợp đồng với khách hàng.
- Phòng Marketing: Cơ cấu tổ chức của Bộ phận Marketing: Bao gồm 1 trưởng

Marketing, 1 nhân viên lập kế hoạch Marketing, 1 nhân viên nghiên cứu thị trường.
Nhân viên phòng Marketing cũng là nhân viên Sale của công ty. Làm nhiệm vụ bán
hàng.
+ Thực hiện công tác Marketing về sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến.
+ Lập kế hoạch Marketing cho công ty.
+ Nghiên cứu thị trường: Nhân viên Marketing tìm hiểu giá các mặt hàng của đối
thủ cạnh tranh để có phương án quyết định giá bán.
+ Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề: Để biết được tình hình hoạt
động của đối thủ cạnh tranh, dựa vào đó để công ty có những kế hoạch cũng như biện
pháp nhằm tránh được những rũi ro và phát triển công ty.
• Phòng chăm sóc khách hàng (2 người):
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất từ đó có được khách
hàng trung thành và khai thác nguồn khách tiềm năng.
• Phòng Kế toán Tài chính (1 kế toán trưởng, 1 chuyên viên kế toán và 1 chuyên
viên tài chính):
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 7 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
- Công việc hạch toán tổng hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách
chính xác, kịp thời, có hệ thống
- Lập kế hoạch tài chính, kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả, tổ chức việc quản lý,
cân đối và đề nghị bổ sung vốn kịp thời để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh
được liên tục.
• Phòng hành chánh nhân sự (2 người):
- Quản lý và điều động cán bộ, công nhân viên theo sự phân công của cấp trên.
- Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, tiền lương cho cán bộ công nhân viên.
- Quản lý cơ sở vật chất.
- Soạn thảo các văn bản, quyết định quàn lý và theo dõi việc tổ chức, việc thực hiện
các quyết định đã ban hành.
- Biên tập văn bản, quản lý văn bản, lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ.

• Quản đốc phân xưởng (1 người): quản lý việc sản xuất của 2 phân xưởng và 1
phòng sơn.
• Bộ phận kỹ thuật (9 người): bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp, sửa chữa, hướng dẫn
sử dụng nhằm đạt được công suất tối đa.
1.6 Các thành công và tồn tại trong doanh nghiệp
1.6.1 Thành công
Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất, Công ty Thắng
Thắng đã đạt được rất nhiều thành công, đặc biệt là Thương hiệu nón bảo hiểm
ANODEX đã được người tiêu dùng tín nhiệm và tin tưởng.
1.6.2 Tồn Tại
Sản phẩm chất lượng tốt nhưng phòng Marketing chưa nghiên cứu hết thị trường,
chưa hiểu hết được nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Chưa có sự sáng tạo
trong chiến lược Marketing điều này làm giảm đi sức mạnh sản xuất hiện có của công
ty.
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 8 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN VÀ CÁC BIỆN PHÁP
NÂNG CAO LỢI NHUẬN
2.1 Khái niệm và vai trò của nhuận
2.1.1 Khái niệm
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và
hoạt động khác mang lại của doanh nghiệp. Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh
thu và chi phí. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mỗi Doanh nghiệp, nó được xác
định theo công thức:
Lợi Nhuận = Tổng Doanh Thu – Tổng Chi Phí
2.1.2 Vai trò của lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp có tồn tại, phát triển hay
không, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay
không? Qua đó, cho thấy lợi nhuận đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản

xuất kinh doanh. Vai trò đó được thể hiện ở các điểm sau:
- Lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng
trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện được chỉ tiêu lợi
nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được
vững chắc.
- Lợi nhuận là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế xã hội, là
nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh và làm cơ sở cho doanh nghiệp phấn đấu cải tiến quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh làm giá thành giảm hay chi phí hạ thấp từ đó làm lợi nhuận trực tiếp
Mặt khác, khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lợi nhuận thì nguồn thu của
ngân sách nhà nước sẽ tăng lên (thể hiện ở thuế thu nhập doanh nghiệp) đáp ứng nhu
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 9 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
cầu tích lũy vốn để thực hiện quá trình đầu tư phát triển kinh tế theo các chức năng của
nhà nước.
Tóm lại, lợi nhuận không những có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp nói riêng mà hơn thế nữa lợi nhuận còng có vai trò quan trọng
đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân vì lợi ích của doanh nghiệp bao giờ cũng gắn liền
với lợi ích của cả nền kinh tế xã hội. Về ý nghĩa xã hội: Lợi nhuận là tiền đề để mở
rộng phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng tiêu dung trong xã
hội, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đứng trên vị trí của doanh nghiệp: Lợi
nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định vị trí của doanh nghiệp trong một nền kinh
tế thị trường
2.2 Các bộ phận cấu thành lợi nhuận.
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phong phú và đa
dạng nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Hiểu rõ nội dung, đặc điểm của
từng bộ phận là cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi nhuận. Nếu xét theo

nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau:
2.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Là số lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.
Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp.
Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt
động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm giá thành toàn bộ sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế gián thu phải nộp theo quy định.
Bộ phận lợi nhuận này được xác định bằng công thức sau:
LN hoạt động kinh
doanh
= Doanh thu
thuần
+ Trị giá vốn
hàng bán
- Chi phí
quản lý
- Chi phí
bán hàng
Trong đó:
Doanh thu
thuần
= Doanh thu tiêu
thụ
- Các khoản giảm trừ
doanh thu
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 10 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
• Các khoản giảm trừ doanh thu: Hàng bị trả lại, giảm giá hàng bán, thuế xuất
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
Chi phí kinh doanh: Là toàn bộ chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hóa và dịch

vụ đã tiêu thụ trong kỳ, không bao gồm thuế giá trị gia tăng nếu tính theo phương pháp
khấu trừ và bao gồm thuế giá trị gia tăng nếu tính theo phương pháp trực tiếp. Chi phí
kinh doanh bao gồm:
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa và dịch vụ đã tiêu thụ trong
kỳ.
- Thuế gián thu bao gồm thuế GTGT (nếu tính theo phương pháp trực tiếp) thuế
xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu DN có sản xuất những hàng hóa thuộc diện
chịu thuế TTĐB).
2.2.2 Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – chi phí khác
Bao gồm các khoản thu nhập ngoài hoạt động tạo ra doanh thu chưa tính ở trên:
+ Thu nhập khác:
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
- Thu các khoản thu khó đòi đã bù đắp bằng khoản dự phòng hay đòi được.
- Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng.
- Thu các khoản nợ không xác định được chủ.
- Các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của những năm
trước bị bỏ xót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra
- Quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật.
- Thu từ bán vật tư hàng hóa, tài sản dôi thừa, bán công cụ dụng cụ đã phân bổ hết
giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng…
+ Chi phí khác: Là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động sản
xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp:
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 11 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
- Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định
thanh lý nhượng bán.
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Bị phạt thuế, truy nộp thuế.

- Các khoản chi phí do ghi nhầm, bỏ xót ở kỳ trước.
2.3 Phương pháp tính lợi nhuận và các tỷ suất lợi nhuận
2.3.1 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu =
îc®t¹®thuDoanh
nhuËnLîi
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí
nhưng điều kiện để có hiệu quả là tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ doanh thu.
2.3.2 Lợi nhuận trên lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu có vai trò quan trọng lớn nhất trong việc đánh giá kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với chỉ tiêu hiệu suất tiền lương, năng suất lao
động giúp ta đánh giá được chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ công
nhân viên tham gia hoạt động kinh doanh tại công ty.
2.3.3 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí =
phÝchiTæng
nhuËnLîi
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Để tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì cần hạn chế tối đa chi phí để thu lợi
nhuận nhiều nhất.
2.3.4 Tỷ suất lợi nhuận theo tổng số vốn
Tỷ suất lợi nhuận theo tổng số vốn =
vènsèTæng
nhuËnLîi
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 12 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Từ đó thấy được sự thành công trong kinh doanh của công ty đã xứng tầm với

số vốn công ty sử dụng hay chưa?
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Trong cơ chế thị trường hoạt động kinh doanh của mỗi công ty đều phải chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố tác động, các nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
kinh doanh của công ty. Muốn kinh doanh thành công thì người lãnh đạo của công ty
cũng như toàn bộ cán bộ phải nắm bắt và hiểu rõ những nhân tố tác động cũng như cơ
chế của nó để điều chỉnh hoặc thích ứng cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và các chỉ tiêu lợi nhuận của
doanh nghiệp thành các nhóm sau:
2.4.1 Các nhân tố khách quan
- Nhân tố thị trường: Thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh
nghiệp thương mại bởi vì doanh nghiệp thương mại cung cấp hàng hóa ra thị trường là
nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng để kiếm lời. Sự biến động của
cung và cầu trên thị trường ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa bán ra của doanh
nghiệp.
- Nhân tố cạnh tranh: Cạnh tranh xảy ra giữa các nhà kinh doanh cũng bán một
loại hàng hóa hoặc những loại hàng hóa có thể thay thế lẫn nhau làm ảnh hưởng đến
lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Chính sách kinh tế của nhà nước: Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Việt Nam yếu tố thuộc về mặt chính trị này có tác động tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Trong từng giai đoạn phát triển, tùy theo điều kiện cụ thể của đất
nước mà Đảng và Nhà nước ta đưa ra các đường lối, chính sách phù hợp. Sự thay đổi
này sẽ tác động tới hoạt động kinh doanh nói chung. Có thể tác động theo chiều hướng
tích cực, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Do vậy,
doanh nghiệp cần phải nắm vững sự biến động này từ đó đưa ra các quyết định phù
hợp nhằm giảm thiểu các rủi ro.
- Sự biến động giá trị tiền tệ cũng là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận
của doanh nghiệp. Khi giá trị đồng tiền trong nước thay đổi thì tỷ giá hối đoái giữa
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 13 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:

ngoại tệ và đồng tiền đó sẽ biến động tăng hoặc giảm, và điều này có ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp thương mại có hoạt động xuất khẩu. Mặt
khác, khi giá trị đồng tiền thay đổi thì sức mua của đồng tiền thay đổi dẫn đến năng
lực sản xuất kinh doanh của đồng vốn cũng thay đổi và nếu các nhà quản lý không chú
ý đến việc bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh thì có thể xảy ra hiện tượng “lãi giả
lỗ thật” trong kinh doanh.
- Sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật:
Đây là nhân tố khách quan có tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh
ở các doanh nghiệp dịch vụ sản xuất.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật có tác động vừa tích cực lại vừa tiêu cực tùy
đến ngành dịch vụ và sản xuất. Bởi vì khoa học công nghệ phát triển sẽ góp phần cho
các công ty đổi mới công nghệ và trang thiết bị lên hiện đại hơn làm cho hiệu quả sản
xuất kinh doanh sẽ tăng mạnh. Nhưng đồng thời nó lại là một thách thức đối với các
công ty dịch vụ và sản xuất của Việt Nam, các công nghệ trang thiết bị máy móc hiệt
đại rất đắt tiền, các doanh nghiệp Việt Nam không đủ kinh phí để mua về. Dẫn đến,
các công ty xí nghiệp nước ta vẫn phải sử dụng các công nghệ trang thiết bị máy móc
lạc hậu không đáp ứng được cho các loại quà tặng mới, độc và giá rẻ và như vậy các
công ty quảng cáo quà tặng của nước ngoài sẽ trúng thầu các hợp đồng lớn.
- Ảnh hưởng của các nhân tố xuất phát từ phía đối tác như: giá cả, phương thức,
thủ tục thanh toán
- Ngoài ra mức sống của người dân và sự tăng giảm thất thường của giá cả cũng
ảnh hưởng mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.4.2 Các nhân tố chủ quan
Đây là các nhân tố thuộc phạm vi doanh nghiệp quyết định trực tiếp đến việc kinh
doanh và kết quả của công ty. Lãnh đạo công ty có thể từng bước điều chỉnh tăng
cường các hoạt động tích cực và hạn chế các hoạt động tiêu cực.
- Nhân tố con người : Con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhất là trong nền kinh tế thị
trường hiện nay, khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau một cách gay gắt thì con
người lạo càng khẳng định được mình là yếu tố quyết định tạo ra lợi nhuận. Trình độ

GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 14 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
quản lý, trình độ chuyên môn cũng như sự nhanh nhạy của người quản lý trong cơ chế
thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi với một
phương án kinh doanh khả thi và trình độ tổ chức thực hiện một cách linh hoạt, mềm
dẻo sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối ưu. Bên cạnh đó, trình độ chuyên
môn và ý thức trách nhiệm trong lao động của cán bộ công nhân viên cũng rất quan
trọng quyết định đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Đối với đội ngũ cán bộ
công nhân viên có trình độ cao thích ứng với yêu cầu của thị trường. Doanh nghiệp có
thể nâng cao hiệu suất lao động từ đó tạo ra điều kiện nâng cao lợi nhuận. Khả năng về
vốn: Vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nó là
một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận
của doanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp nào
‘‘trường vốn’’, có lợi thế về vốn thì sẽ có lợi thế kinh doanh. Khả năng về vốn dồi dào
sẽ giúp doanh nghiệp dành được thời cơ trong kinh doanh, có điều kiện mở rộng thị
trường từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.
- Cơ cấu mặt hàng kinh doanh : Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để nâng cao
hiệu quả kinh tế, giảm rủi ro trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường kinh doanh
nhiều loại mặt hàng khác nhau. Từ đó cho thấy cơ cấu mặt hàng kinh doanh cũng ảnh
hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xác định một cơ cấu mặt
hàng kinh doanh hợp lý với chủng loại và tỷ trọng của mỗi loại hàng hóa phù hợp sẽ
tránh được tình trạng ứ đọng hàng hóa khi lượng hàng hóa dự trữ quá lớn so với mức
cầu của thị trường, hoặc có thể bỏ lỡ cơ hội tốt trong kinh doanh khi nhu cầu của thị
trường lớn nhưng doanh nghiệp lại dự trữ quá ít. Như vậy, qua việc nghiên cứu sự ảnh
hưởng của các nhân tố sẽ giúp cho doanh nghiệp biết phát huy những mặt tích cực và
hạn chế những mặt tiêu cực để góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp
2.5 Một số biện pháp nâng cao lợi nhuận
Việc phấn đấu tăng lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Vì vậy, các
doanh nghiệp thường xuyên tìm mọi biện pháp khai thác hết khả năng tiềm tàng trong
doanh nghiệp nhằm đạt được mức lợi nhuận hợp lý và cao nhất, phương hướng chủ

yếu:
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 15 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
2.5.1 Phấn đấu giảm chi phí hoạt động kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm–hàng
hóa dịch vụ
Đây là biện pháp cơ bản nhằm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Nếu như trên thị
trường tiêu thụ, giá bán và mức thuế đã được xác định thì lợi nhuận của đơn vị sản
phẩm, hàng hóa, khối lượng dịch vụ tăng thêm hay giảm bớt là do giá thành sản phẩm
quyết định. Bởi vậy, trong kinh doanh các doanh nghiệp phải hết sức chú ý việc giảm
chi phí, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chi phí, chi thưởng, chi không đúng
với những quy định đã ban hành. Các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu hạ giá
thành sản phẩm – hàng hóa, dịch vụ.
2.5.2 Tăng thêm sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm
Đây là một biện pháp quan trọng nhằm tăng thêm lợi nhuận của doanh nghiệp. Giả
sử các điều kiện khác không thay đổi thì khối lượng sản phẩm hàng hóa – dịch vụ tiêu
thụ, cung ứng có ảnh hưởng trực tiếp tới mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Khả năng
tăng thêm sản lượng trong các doanh nghiệp hiện nay còn rất lớn, khả năng tận dụng
lao động, bố trí hợp lý lao động, tận dụng và nâng cao công suất máy móc, thiết bị còn
rất tiềm tàng. Đi đôi với tăng sản lượng sản phẩm, các doanh nghiệp còn phải chú ý
nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa – dịch vụ cung ứng. Bởi vì chất lượng sản
phẩm được nâng cao sẽ giữ được “chữ tín” đối với người tiêu dung và giá bán sẽ cao,
doanh thu sẽ tăng.
Khi lập kế hoạch sản xuất – kinh doanh, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp phải chú ý những vấn đề sau:
- Phải căn cứ vào những chỉ tiêu, định hướng lớn của nhà nước và nhu cầu thị
trường để lập kế hoạch sản xuất trên cơ sở những hợp đồng kinh tế đã ký kết, và tôn
trọng sự cam kết đó.
- Phải biết kết hợp giữa lợi ích của từng đơn vị với lợi ích của Nhà nước, không vì
chạy theo lợi nhuận mà sản xuất những mặt hàng kém phẩm chất, hoặc làm hàng giả,
hàng xấu để tung ra thị trường kiếm lời bất chính. Phải đặc biệt giữ uy tín và tôn trọng

người tiêu dùng.
- Xác định cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý, phù hợp với nhu cầu của thị
trường.
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 16 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
2.5.3 Lựa chọn, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản
Vốn sản xuất kinh doanh là điều kiện kiên quyết cho mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh. Việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những nội dung của
việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và để làm được như vậy cần thực hiện
được những bước sau:
Nhu cầu vốn cố định đầu tư trang thiết bị cho hoạt động kinh doanh cần nhiều nhất
trong giai đoạn hiện nay là công ty cần đầu tư nhiều vào các chi nhánh các kho, nên tỷ
trọng vốn cố định cần tăng hơn nữa. Hoàn thiện cơ cấu vốn của công ty theo hướng
tăng tỷ trọng vốn cố định hiện nay lên. Bên cạnh đó công ty phải chú ý tới nhu cầu vốn
lưu động phải đảm bảo vốn lưu động trong kinh doanh.
Cần kiểm tra tìm hiểu kỹ lưỡng sản phẩm, xuất xứ bạn hàng để ký kết hợp đồng
đảm bảo tính hiệu quả rủi ro, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tổ chức tốt quá trình kinh
doanh từ sản xuất, nắm bắt nhu cầu tiêu thụ sản phẩm.
Cần đẩy nhanh quá trình đầu tư vốn để thực hiện chuyển giao công nghệ, tiếp cận
với những dây chuyền hiện đại của nước ngoài.
Tổ chức nghiêm túc việc quyết toán từng hợp đồng, hạch toán lỗ lãi cho từng
phòng ban giúp giám đốc nắm chắc nguồn vốn và lời lãi.

GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 17 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ
ĐẦU TƯ THẮNG THẮNG
3.1 Phân tích tình hình quản trị tài chính của công ty từ năm 2006-2008

Công ty Cổ Phần Truyền Thông Quảng Cáo và Đầu Tư Thắng Thắng là một đơn vị
được thành lập lâu năm, bằng nỗ lực cố gắng của mình công ty đã xác định được vị thế
của mình trên thị trường bằng uy tín và chất lượng sản phẩm.
Công ty rất chú trọng trong công tác tiếp thu khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết
bị, cải tạo nhà xưởng, từng bước tiếp cận công nghệ mới, xây dựng quy trình quản lý
kỹ thuật, tăng cường quảng bá thương hiệu của công ty; đặc biệt là việc chú trọng công
tác tuyển dụng đào tạo, bố trí, sắp xếp lại lao động theo hướng chuyên sâu, chuyên
nghiệp hóa. Do đó sản phẩm của Công ty làm ra luôn tăng về số lượng, đảm bảo về
chất lượng, ngày càng có tín nhiệm với khách hàng đồng thời khẳng định được vị thế
của mình trên thị trường.
Bên cạnh đó hoạt động tài chính của Công ty lành mạnh, đảm bảo đúng các quy
định của Nhà nước; Công ty đã và đang từng bước hoàn chỉnh hệ thống tài chính kế
toán từ Công ty đến các phân xưởng đảm bảo việc hạch toán thu chi đúng quy định.
Nhờ vậy trong nhiều năm qua Công ty đã đạt được nhiều thành quả nhất định về doanh
thu và lợi nhuận.
3.1.1 Doanh thu
Trong những giai đoạn đầu khi thực hiện, doanh thu của công ty cũng chưa thật sự
tăng cao do nhận thức của khách hàng về công ty vẫn chưa được công nhận, nhưng
qua một thời gian với sự cố gắng hoàn thiện liên tục công ty đã dần dần chiếm được sự
ưu ái và tin cậy của khách hàng trên thị trường đem về một kết quả doanh thu tương
đối khả quan như sau:
Bảng 3.1: Kết quả doanh thu của Công ty từ năm 2006 – 2008
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng doanh thu 16.760.921.305 19.212.322.459 23.501.145,150
(Trích: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 18 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
Từ bảng này ta có thể vẽ được biểu đồ về doanh thu
Biểu 3.2: Doanh thu của công ty qua các năm
Doanh thu của Công ty từ năm 2006 tăng liên tục đến năm 2008 cụ thể năm 2006

là 16.760.921.305 đồng tăng lên 23.501.145.150 đồng vào năm 2008, tăng
6.740.223.845 đồng (tăng 1.4 lần). Để có được sự tăng trưởng đáng kể như vậy là do
công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả, từ đó thu hút được sự đầu tư của một số cá
nhân và thay đổi hình thức kinh doanh chuyển đổi thành công ty cổ phần, tăng thêm
vốn điều lệ để mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút chất xám, tiếp cận được với công
nghệ hiện đại, nắm bắt được cơ hội kinh doanh, nhu cầu của thị trường.
3.1.2 Chi phí
Công ty Thắng Thắng là một công ty tương đối lớn và có khuynh hướng ngày càng
phát triển theo thời gian. Khi Công ty phát triển thì sản phẩm cũng ngày càng nhiều
đồng thời chi phí sẽ ngày càng tăng. Tuy nhiên, Công ty vẫn luôn phải kiểm soát chặt
chẽ mọi khoản chi phí để tìm ra biện pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm.
Bảng 3.3: Kết quả chi phí của Công ty qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng chi phí 2.354.850.165 2.436.651.416 3.061.686.781
(Trích: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 19 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
Từ bảng trên ta thấy chi phí của Công ty tăng dần theo các năm và được thể hiện
qua biểu đồ sau:
Biểu 3.4: Chi phí của công ty qua các năm
Năm 2006 chi phí từ 2.354.850.165 đồng tăng lên 3.061.686.781 đồng năm 2008,
ta thấy chi phí tăng lên 706.836.616 đồng (tăng 1.3 lần). Ta thấy chi phí của Công ty
cũng tăng rất nhiều trong đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp rất cao
tác động rất lớn đến việc chi phí của Công ty ngày càng tăng.
3.1.3 Lợi nhuận
Để gia tăng lợi nhuận, công ty không chỉ tạo ra các sản phẩm có giá trị vượt trội so
với đối thủ cạnh tranh, mà còn phải cung ứng có hiệu quả với giá thành thấp. Lợi thế
cạnh tranh là khả năng của công ty trong việc thực hiện một hay nhiều cách thức để
chuyển giao giá trị đến với khách hàng mục tiêu mà đối thủ cạnh tranh không thể và sẽ
không so sánh được. Khi Công ty nhận thức rõ được việc này thì sản phẩm tới tay

khách hàng sẽ nhiều hơn và cũng đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Bảng 3.5: Kết quả lợi nhuận của Công ty qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Lợi nhuận sau thuế 501.456.919 523.518.723 897.417.754
(Trích: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 20 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
Biểu 3.6: Lợi nhuận của công ty qua các năm
Ta thấy lợi nhuận của Công ty từ 501.456.919 đồng năm 2006 tăng liên tục lên
897.417.754 đồng năm 2008, tăng 395.960.835 đồng (tăng 1.78 lần). Khi thị trường
bắt đầu nóng lên với sản phẩm “Nón bảo hiểm” vào năm 2006 và cuối năm 2007 Công
ty đã nắm bắt được thị trường. Bằng chính sách chất lượng, tạo ra sản phẩm có ra trị
vượt trội và uy tín lâu năm của mình, công ty đã thỏa mãn được những khách hàng khó
tính nhất. Một nguyên nhân nữa là công ty đã làm tốt công tác chăm sóc khách hàng
mà từ đó duy trì được một lượng lớn khách hàng trung thành. Điều này đã làm cho
doanh thu của Công ty tăng và dẫn đến lợi nhuận cũng tăng theo.
3.1.4 Tốc độ biến đổi lợi nhuận của Công ty
Để đạt được hiệu quả kinh tế đòi hỏi Công ty phải xây dựng cho mình các chỉ tiêu
lợi nhuận. Mục đích của việc này là để nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn
diện và khách quan tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty, thấy được thành tích đã
đạt được và nhược điểm cần khắc phục. Qua đó thấy được tình hình chấp hành các chế
độ, chính sách về kinh tế tài chính của nhà nước và các chính sách phân phối lợi nhuận
với các doanh nghiệp.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ở Công ty Cổ Phần Truyền Thông Quảng Cáo
và Đầu Tư Thắng Thắng qua các năm được phản ánh ở bảng sau:
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 21 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
Bảng 3.7: Lợi nhuận của Công ty Thắng Thắng qua các năm (2006 – 2008)
Năm
Chỉ Tiêu

2006 2007 2008
So sánh 07/06 So sánh 08/07
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Doanh thu (tỷ đồng) 16.760 19.212 23.501 + 2.452 +14.63 +4.289 +22.32
Chi phí (tỷ đồng) 2.354 2.436 3.061 + 0.082 + 3.48 + 0.625 + 25.66
Lợi nhuận (tỷ đồng) 0.501 0.523 0.897 +0.022 +4.39 + 0.374 +71.51
Biểu 3.8: Giá trị tăng trưởng tuyệt đối 2007/2006, 2008/2007
Biểu đồ 3.9: Giá trị tăng trưởng tương đối 2007/2006, 2008/2007
Theo biểu trên ta thấy lợi nhuận đạt được của Công ty qua các năm tăng cả về số
tương đối và tuyệt đối. Cụ thể năm 2006 đạt 0.501 tỷ VNĐ, năm 2007 đạt 0.523 tỷ
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 22 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
0.4
VNĐ
So sánh 07/06 So sánh 08/07
Giá trị tuyệt đối

0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
So sánh 07/06 So sánh 08/07
Giá trị tương đối
:
VNĐ tăng so với năm 2006 là 0.022 tỷ tương ứng với 4.39%. Năm 2008 đạt 0.897 tỷ
đồng tăng hơn so với năm 2007 tăng 0.374 tỷ VNĐ tương ứng tăng 71.51%. Ta thấy
năm 2006 – 2007 lợi nhuận của Công ty tăng chỉ có 0.022 tỷ cho đến năm 2008 lợi
nhuận tăng lên gấp 17 lần. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng trưởng của Công ty ngày
càng cao. 
3.1.5 Nhận xét chung
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì doanh thu bán hàng thường tác
động cùng chiều với lợi nhuận tức là doanh thu bán hàng tăng thì lợi nhuận cũng tăng
và ngược lại.
Từ phân tích ở trên (phần 3.1.4) chúng ta thấy được:
- Doanh thu của Công ty tăng đều theo các năm từ năm 2006 – 2008 tăng 1.4 lần
- Chi phí của Công ty cũng tăng liên tục từ năm 2006 – 2008 đã tăng 1.3 lần
- Lợi nhuận của Công ty cũng tăng theo trong 3 năm đã tăng 1.78 lần
Chi phí tăng đáng lý ra làm cho lợi nhuận giảm nhưng đây doanh thu tăng làm cho lợi
nhuận của Công ty tăng 1.78 lần điều này cho chúng ta thấy doanh thu rất quan trọng
trong việc nâng cao lợi nhuận.
Tóm lại nhân tố tác động nhiều nhất đến sự biến động lợi nhuận là giá vốn hàng bán và
doanh thu. Tuy những nhân tố tiêu cực nhu chi phí kinh doanh làm cho lợi nhuận giảm

xuống nhưng do tác động của doanh thu tăng xa hơn hẳn nhân tố tiêu cực nên về tổng
thể vẫn làm cho lợi nhuận tăng.
3.2 Phân tích hiệu quả về lợi nhuận của Công ty từ năm 2006 – 2008
3.2.1 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Cổ
Phần Truyền Thông Quảng Cáo và Đầu Tư Thắng Thắng được thể hiện qua biểu sau:
Biểu 3.10: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (2006 – 2008)
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 23 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
Năm
Chỉ Tiêu
2006 2007 2008
So sánh 07/06 So sánh 08/07
Chênh
Tỷ lệ
(%)
Chênh
l

c
h
Tỷ lệ
(%)
Doanh thu (tỷ đồng) 16.760 19.212 23.501 + 2.452 +14.63 +4.289 +22.32
Lợi nhuận (tỷ đồng) 0.501 0.523 0.897 +0.022 +4.39 + 0.374 +71.51
Tỷ suất LN/DT 0.029 0.027 0.038 +0.009 +0.3 +0.087 +3.204
Biểu 3.11: Tình hình tăng trưởng của tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Theo biểu trên ta thấy năm 2008 là năm có tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cao
nhất và thấp nhất là năm 2007. Cụ thể năm 2008 Công ty giữ được 0.038 tỷ đồng, năm
2007 giữ được 0.027, năm 2006 công ty giữ được 0.029 tỷ đồng. Qua phân tích trên ta

thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2007 nhỏ hơn năm 2006 là 0.002 tỷ
đồng tuy nhiên doanh thu và lợi nhuận của 2007 lớn hơn 2006 nhưng do chi phí cũng
nhiều hơn nên dẫn đến việc này. Tuy nhiên đến năm 2008 thì tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu lại tăng rõ rệt. Nếu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua
chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thì ta thấy công ty ngày càng có kinh nghiệm
hơn theo việc giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận.
3.2.2 Tỷ suất lợi nhuận theo lao động
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 24 SVTT: Nguyễn Thị Thủy
:
Phân tích nhân sự theo giới tính
Lực lượng lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Chỉ tiêu Năm
1995 2006 2007 2008
Nam 23 122 134 138
Nữ 30 148 172 182
Tổng 63 270 306 320
( Nguồn : Phòng hành chánh nhân sự )
Lực lượng lao động của công ty tăng liên tục trong những năm vừa qua điều
này là do Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả và luôn chăm lo đến đời sống của
công nhân viên, họ được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an
toàn lao động. Ngoài ra công ty còn hỗ trợ đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho
công nhân viên và họ cảm thấy hướng thú với công việc nhiều hơn.
Chỉ tiêu năng suất lao động theo tiền lương ở Công ty Cổ Phần Truyền Thông
Quảng Cáo và đầu tư Thắng Thắng được thể hiện ở dưới biểu sau:
Bảng 3.12: Năng suất lao động trong hoạt động kinh doanh
của Công ty Thắng Thắng
Năm
Chỉ Tiêu
2006 2007 2008
So sánh 07/06 So sánh 08/07

Chênh
Lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Lợi nhuận (tỷ đồng) 0.501 0.523 0.897 +0.022 +4.39 + 0.374 +71.51
Số lao động (người) 270 306 320 +36 +13.33 +14 +4.58
Năng suất LĐ theo lợi nhuận 0.0018 0.0017 0.0028 -0.0001 -5.56 +0.0011 +64.7
Biểu 3.13: Năng suất LĐ theo lợi nhuận
GVHD: ThS Nguyễn Tấn Minh 25 SVTT: Nguyễn Thị Thủy

×