Toán 5
TIẾT 95: CHU VI HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn như trong SGK (tính thông
qua đường kính và bán kính)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ vẽ một hình tròn
- Cả GV và HS chuẩn bị mảnh bìa cứng hình tròn bán kính 2cm
- Tranh phóng to hình như trong SGK (trang 97)
- Một thước có vạch xăng-ti-mét và mi-li-mét có thể gắn được trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi một HS vẽ một bán kính và một
đường kính trong hình tròn trên bảng
phụ, so sánh độ dài đường kính và bán
kính.
- HS thực hiện vẽ. Trả lời
- Đường kính dài gấp 2 lần bán kính.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn học tập
Hoạt động 1: Giới thiệu công thức và quy tắc tính chu vi hình tròn
a) Tổ chức hoạt động trên đồ dùng trực
quan
- GV: Lấy 2 mảnh bìa hình tròn có bán
kính 2cm giơ lên và yêu cầu HS lấy hình
tròn đã chuẩn bị để lên bàn, lấy thước có
chia vạch xăng-ti-mét và mi-li-mét ra.
- HS lấy hình tròn và thước đã chuẩn bị để
lên bàn theo yêu cầu của GV
- Yêu cầu các em thảo luận nhóm; tìm
cách xác định độ dài đường tròn nhờ
thước chia xăng-ti-mét và mi-li-mét.
- HS thảo luận nhóm bàn
- Đại diện nhóm trình bày
- GV giới thiệu: Độ dài đường tròn là chu
vi của hình tròn đó.
- Độ dài đường tròn bán kính 2cm bằng độ
dài đoạn thẳng AB
- Chu vi của hình tròn bán kình 2cm đã
chuẩn bị bằng bao nhiêu?
- Chu vi của hình tròn bán kính 2cm
khoảng 12,5 đến 12,56cm
b) Giới thiệu công thức tính chu vi hình
tròn
- Trong toán học, người ta có thể tính
được chu vi của hình tròn đó (có đường
kính là 2
×
2 = 4cm) bằng công thức
sau:
- HS nghe, theo dõi
Toán 5
4
×
3,14 = 12,56(cm)
↓
↓
↓
Đường kính
×
3,14 = Chu vi
- Gọi HS nhắc lại - HS nhắc lại: Muốn tính chu vi của hình
tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14
- GV chính xác hóa công thức và ghi
bảng:
C = d
×
3,14
C là chu vi hình tròn
d là đường kính của hình
tròn
- HS ghi vào vở công thức:
C = d
×
3,14
C là chu vi hình tròn
d là đường kính của hình tròn
- Đường kính bằng mấy lần bán kính?
Vậy có thể viết công thức dưới dạng
khác như thế nào?
- d = r
×
2 vậy ta có:
C = r
×
2
×
3,14
C là chu vi hình tròn
r là bán kính hình tròn
- Yêu cầu phát biểu quy tắc - HS nêu thành quy tắc
c) Ví dụ minh họa
- GV chia đôi bảng và ghi 2 ví dụ lên
bảng
- Gọi 2 HS lên bảng làm 2 ví dụ trong
SGK; HS dưới lớp làm ra nháp.
- HS làm bài vào nháp
Ví dụ 1: Chu vi của hình tròn là:
6
×
3,14 = 18,84 (cm)
Ví dụ 2: Chu vi của hình tròn là:
5
×
2
×
3,14 = 31,4 (cm)
- Gọi HS nhận xét bài của bạn - HS nhận xét
- Nhận xét chung
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính chu vi
khi biết đường kính hoặc bán kính.
- HS nhắc lại:
C = d
×
3,14
C = r
×
2
×
3,14
- Lưu ý HS đọc kỹ đề để vận dụng đúng
công thức.
Hoạt động 2: Rèn kỹ năng tính chu vi hình tròn.
Bài 1:
- Gọi một HS đọc đề bài - Một HS đọc đề
- Yêu cầu HS làm bảng con; 3 HS lên làm
bảng phụ
Đáp số: a) 1,884cm
b)7,85cm
c) 2,512cm
- GV chữa bài
- GV chú ý: Khi số đo cho dưới dạng
phân số có thể chuyển thành số thập
phân rồi tính.
Bài 2:
Toán 5
- Gọi một HS đọc yêu cầu của đề bài - Một HS đọc
- Bài tập này có điểm gì khác với bài 1? - Bài 1 cho biết đường kính, bài 2 cho biết
bán kính.
- Yêu cầu HS làm vào vở, 3 HS lên làm
bảng phụ.
Đáp số: a) 1,727cm
b) 40,82cm
c) 3,14cm
- Chữa bài
Bài 3:
- Gọi một HS đọc đề bài - Một HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào vở; 1
HS lên bảng viết tóm tắt và trình bày bài
giải.
- HS làm bài vào vở
Bài giải
Chu vi của bánh xe đó là:
0,75
×
3,14 = 2,355 (m)
Đáp số: 2,355m
- Gọi HS nhận xét - HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
B. Củng cố – dặn dò:
- Hỏi quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn,
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học ghi nhớ; chuẩn bị “Luyện tập”.
TUẦN 20
TIẾT 96: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Toán 5
- Giúp HS rèn kỹ năng tính chu vi hình tròn
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ
- Hỏi quy tắc tính chu vi hình tròn - Một HS trả lời
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Thực hành – luyện tập
Bài 1:
- Gọi một HS đọc yêu cầu của đề bài - Tính chu vi hình tròn có bán kính r
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con - 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bảng
con.
- Chữa bài - HS dưới lớp nhận xét bài của bạn và chữa
bài
Đáp số: a) 56,52m
b) 27,632dm
c) 15,7cm
- GV nhận xét chung, chữa bài
- Muốn tính chu vi hình tròn có bán kính
r ta làm như thế nào?
- Lấy bán kính nhân 2 rồi nhân với số 3,14
- Cần chú ý điều gì đối với trường hợp r
là một hỗn số?
- Cần đổi hỗn số ra số thập phân rồi tính
Bài 2:
- Cho một HS đọc yêu cầu của đề - HS đọc yêu cầu: Biết chu vi, tính đường
kính (hoặc bán kính)
- Hãy viết công thức tính chu vi hình
tròn biết đường kính của hình tròn đó.
C = d
×
3,14
- Dựa vào công thức suy ra cách tính
đường kính của hình tròn.
Suy ra d = C : 3,14
- GV xác nhận cách làm
- Tương tự: Khi biết chu vi có thể tìm
được bán kính không? Bằng cách nào?
- C = r
×
2
×
3,14
Suy ra: r = C : 3,14 :2
- GV xác nhận và yêu cầu cả lớp ghi vở
công thức suy ra.
- HS ghi vào vở 2 công thức tính nêu trên.
- Yêu cầu HS tự làm bài; gọi 2 HS lên
bảng làm bài
- HS thực hiện yêu cầu
-
Bài giải
a) Đường kính của hình tròn đó là:
15,7 : 3,14 = 5(m)
Đáp số: 5m
b) Bán kính của hình tròn đó là:
18,84 : 3,14 :2 = 3(dm)
Toán 5
Đáp số : 3dm
- Chữa bài - HS nhận xét bài của bạn trên bảng
Bài 3:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- 1 HS nêu
- Yêu cầu suy nghĩ và tự làm ý (a), thảo
luận để làm ý (b).
- HS làm bài
- Phần (b) GV có thể gợi ý nếu cần.
+ Khi bánh xe lăn được một vòng thì
người đi xe đạp đi được một quãng
đường tương ứng với độ dài nào?
+ Được một quãng đường bằng độ dài đường
tròn hay chu vi của bánh xe.
+ Vậy người đó sẽ đi được bao nhiêu mét
nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 10
vòng? 100 vòng?
+ Gấp chu vi lên 10 lần hoặc 100 lần.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. Đáp số: a) 2,041m
b) 20,41m
204,1m
- Chữa bài:
+ Gọi 2 HS đọc bài giải; yêu cầu HS
khác nhận xét và chữa bài vào vở.
+ HS làm bài vào vở
+ HS chữa bài.
Bài 4:
- Bài toán hỏi gì? - Tính chu vi hình H
- Chu vi hình H gồm những phần nào? - Lấy nửa chu vi hình tròn cộng với đường
kính hình tròn.
- Yêu cầu HS chọn và khoanh vào đáp
án đúng ở SGK
- Đáp án D.
- Chữa bài: Gọi 1 HS đọc kết quả làm
của mình; cả lớp nhận xét, ghi đáp số
vào vở
- HS chữa bài.
- Tại sao lại chọn đáp án D? - Vì nửa chu vi là:
(6
×
3,14) : 2 = 9,42(cm)
Chu vi hình H là: 9,42 + 6 = 15,42(cm)
C.Củng cố - dặn dò:
- Học thuộc quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị “Diện tích hình tròn”.