Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn một vài biện pháp trong công tác chủ nhiệm ở trường bán công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.55 KB, 16 trang )

SKKN. GV : Lê Thừa Thành THPT BC NGUYỄN HIỀN TP ĐĂ NẴNG
Kính gửi các Thầy cô đọc SKKN này :
+ SKKN này đã được Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng xếp loại C trong năm học 2006-2007
và được bảo lưu kết quả trong năm học 2007-2008
+ Một số dẫn chứng về những việc làm cụ thể trong công tác chủ nhiệm ( đặc biệt là
việc vận động Hội PHHS giúp đỡ các em HS nghèo, việc giáo dục một số HS cá biệt
thành công,… ) do liên quan đến tên tuổi của người thật và việc thật , rất không hay
khi nêu ra đây nên tôi đã xóa đi
+ Tài liệu này khi thực hiện xong trên bảng nháp viết tay , tôi đã nhờ một số học
sinh đánh vi tính nên có nhiều bảng mã và font chữ khác nhau. Các thầy cô khi cóp
về , đọc có thể gặp tình huống một số đoạn bị mã hoá không đọc được, thì các thầy
cô hãy chuyển về mã và font chữ thích hợp
+ Trường tôi dạy nay đã chuyển qua hệ công lập, nhưng tôi vẫn giữ nguyên gốc
SKKN này vào thời điểm tôi thực hiện là còn hệ BC ( tháng 1 năm 2007)
+ Hi vọng tài liệu này của tôi sẽ có được một phần nhỏ nào đó có ích cho các thầy cô
trong phong trào viết SKKN. Thế là tôi đã cảm thấy vui và hạnh phúc lắm rồi !
Chào thân ái các thầy cô khắp mọi miền của đất nước !
Đà Nẵng , ngày 04 tháng 10 năm 2008

LÊ THỪA THÀNH
Tên đề tài :
KÝ HIỆU :
1
SKKN. GV : Lê Thừa Thành THPT BC NGUYỄN HIỀN TP ĐĂ NẴNG
MỘT VÀI BIỆN PHÁP TRONG
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG BÁN CÔNG
LOẠI ĐỀ TÀI : KINH NGHIỆM GIÁO DỤC
Tác giả : Lê Thừa Thành
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị : Trường THPTBC Nguyễn Hiền
Đăng ký ngày : Góp ý ngày :


Kiểm tra thực tế ngày : Hoàn chỉnh bài viết ngày:
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI :
TỔ CHUYÊN MÔN HỘI ĐỒNG KHGD NHÀ TRƯỜNG
Nhận xét:









Xếp
loại:

Ngày tháng năm 2007.
Tổ Truởng CM
Nội dung đề tài:





Chất lượng thực
hiện :



Ý kiến đề xuất :




Xếp loại
:
Ngày tháng năm 2007.
HIỆU TRƯỞNG
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài - Mục đích của đề tài:
Nhiệm vụ của Ngành Giáo dục - Đào tạo là đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam thành
những công dân có tri thức khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại và đạo đức cách
2
SKKN. GV : Lê Thừa Thành THPT BC NGUYỄN HIỀN TP ĐĂ NẴNG
mạng trong sáng , đủ sức gánh vác sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta
hiện nay là: “ Xây dựng một nước Việt Nam XHCN với mục tiêu: “ Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
Trong Nhà trường, người trực tiếp làm thiên chức đào tạo con người ấy
không ai khác hơn là người thầy giáo - với hai nhiệm vụ thường xuyên phải thực
hiện là làm giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm
Trong Điều lệ trường Trung học, điều 29 : Nhiệm vụ của giáo viên ghi rõ :
“ Giáo viên chủ nhiệm còn có những nhiệm vụ sau đây :
a) Tìm hiểu và nắm rõ học sinh lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo
dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp
b) Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh, chủ động phối hợp các giáo
viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh , các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo
dục học sinh
c) Nhận xét đánh giá và xếp loại học sinh cuối học kỳ và cuối năm học; đề
nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề xuất danh sách học sinh được lên lớp
thẳng; phải thi lại ; phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè ; phải ở lại lớp ;

hoàn chỉnh việc ghi điểm vào sổ điểm và học bạ học sinh.
d). Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất (nếu có tình hình đặc biệt) về tình hình
của lớp với Hiệu trưởng ”
Qua đó ta thấy rằng : Bên cạnh công tác truyền thụ mở mang kiến thức cho
học sinh của một giáo viên bộ môn, thì công tác quản lý giáo dục các em của một
người làm giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu
ở trong các nhà trường trung học.
Từ năm 1991 - 1992 vì mục đích xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá các loại
hình trường lớp cũng như giải quyết nhu cầu học tập của đông đảo con em :
Trường bán công dân lập, tư thục ra đời nhằm chung sức với trường công lập trong
đào tạo giáo dục học sinh và chia sẻ gánh nặng với ngân sách Nhà nước. Trường
bán công cơ bản là một trường phổ thông như các trường công lập khác, nhưng
cạnh đó các trường bán công còn có một số đặc thù, sắc thái riêng của nó. Công
tác giảng dạy và chủ nhiệm ở các trường bán công cũng vì thế có một số điều
khác biệt so vời trường công lập.
Là một giáo viên công tác ở một trường bán công đã được một số năm và
thường xuyên được làm nhiệm vụ GVCN. Trong quá trình làm việc tôi đã có
nhiều trăn trở: Làm thế nào dể có thể nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm ?
3
SKKN. GV : Lê Thừa Thành THPT BC NGUYỄN HIỀN TP ĐĂ NẴNG
Tôi đã cố gắng suy nghĩ, tìm tòi trao đổi, học hỏi các bạn đồng nghiệp trong công
tác này và trong thực tế công việc, đã hình thành nên một số biện pháp cụ thể. Vì
thế, tôi thực hiện đề tài này với tên gọi là:
“ MỘT VÀI BIỆN PHÁP
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG BÁN CÔNG “
Trên tinh thần học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, nay tôi mạnh dạn trình bày
những suy nghĩ , cách làm của tôi trong công tác này và hy vọng tìm được một
tiếng nói chung của đồng nghiệp trong công tác chủ nhiệm ở trường BC. Đó chính
là lý do và mục đích của đề tài tôi đã chọn.
2. Phương pháp nghiên cứu:

Để tiến hành làm đề tài này, tôi đã đọc các sách và tài liệu có liên quan đến
công tác chủ nhiệm , dùng lý luận để phân tích tình hình đặc điểm cụ thể của một
lớp học cũng như xây dựng nên các biện pháp thực hiện .
Bên cạnh đó, qua những buổi sinh hoạt toạ đàm về công tác CN do nhà trường
tổ chức, thông qua các báo cáo của các thầy cô giáo có nhiều thành công trong
công tác CN của nhà trường như Cô Tuyết Hồng ,Thầy Tùng Sơn Tôi đã chú ý
lắng nghe và chọn lọc những kinh nghiệm hay, phù hợp với tình hình đặc điểm của
học sinh tôi chủ nhiệm để áp dụng vào quá trình thực hiện công tác CN của mình .
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I . NẮM ĐƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM :
Trước hết , khi tiếp nhận lớp tôi cho các em làm tóm tắt lý lịch để qua đó tổng
kết một số thông tin cơ bán như : Sỉ số học sinh đầu năm, bao nhiêu nam , nữ ,
tổng số đoàn viên, học sinh thuộc diện gia đình diện chính sách , học sinh mồ côi ,
con giáo viên , hoàn cảnh kinh tế gia đình (diện giàu có khá giả, diện trung lưu,
mức sống trung bình , diện khó khăn, xoá đói giảm nghèo, ). Qua nhiều năm làm
công tác CN ở trường THPTBC Nguyễn Hiền, tôi tổng kết được một số điều như
sau :
+ Đặc điểm chung : của học sinh tuyển vào trường THPT BC Nguyễn Hiền
là không đạt điểm tuyển vào các trường công lập , có tổng điểm thi tốt nghiệp thấp
hơn nhiều so với học sinh các trường Công lập, thậm chí ngay cả đối với trường
Trần Phú cũng là một trường BC. Lực học của các em đa phần chỉ ở mức trung
bình và yếu , nhất là ở các môn tự nhiên, Ngoại ngữ, Văn , điều này kéo theo một
hệ quả tất yếu là việc rèn luyện tu dưỡng của các em có phần bị hạn chế
+ Một đặc điểm khác của các trường BC nói chung và trường Nguyễn Hiền
nói riêng là học sinh phải nộp học phí khá cáo so với các trường Công lập. Điều
4
SKKN. GV : Lê Thừa Thành THPT BC NGUYỄN HIỀN TP ĐĂ NẴNG
này cũng là vấn đề khó khăn cho phụ huynh và học sinh, nhất là đối với các em
học sinh con nhà nghèo, đời sống kinh tế gia đình gặp khó khăn. Nhà trường phải
tiến hành thu nộp về kho bạc nhà nước trong từng tháng, GVCN có trách nhiệm

như thế nào về vấn đề này đối với học sinh thuộc lớp mình phụ trách?
+ Tình hình kinh tế XH ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng
khấm khá và được cải thiện, nhưng cũng từ đó mà các tệ nạn XH ngày một xuất
hiện và đã một phần len lỏi vào đời sống học đường ! Nguy hiểm nhất là lối sống
buông thả đua đòi, ăn chơi, ma tuý mại dâm. Tuổi trẻ học sinh, nhất là đang ở độ
tuổi PTTH rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ và sa ngã - Điều này lại dễ xảy ra với các em
học sinh mà việc học tập có phần bị hạn chế , chưa xác định được rõ ràng động cơ
học tập, dễ nản chí buông xuôi Trách nhiệm của nhà trường và của thầy cô giáo ,
nhất là GVCN vì thế mà nặng nề hơn.
+ Phần lớn PHHS đều quan tâm đến con em mình , tuy vậy, cũng có một bộ
phận PH hầu như khá thờ ơ, chẳng lo lắng gì đến việc học tập tu dưỡng của các
em, có tư tưởng “ khoán trắng” cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em
học hành. Cha mẹ không được thuận hoà trong cuộc sống gia đình, thậm chí còn
có cảnh ly dị, ly thân. Có em do cha mẹ mất sớm nên thiếu thốn tình cảm. Cũng có
PH phải lo làm ăn, cũng có trường hợp chính PH lại lâm vào cảnh nghiện ngập,
rượu chè , mà từ đó thiếu sự quan tâm săn sóc đến gia đình, bỏ mặc con
cái Những điều đó lại thêm một gánh nặng cho nhà trường, mà trực tiếp là giáo
viên chủ nhiệm !
Xác định được nhiệm vụ, trách nhiệm của một GVCN, tôi đã đề ra các
tiêu chí phấn đấu của các lớp tôi chủ nhiệm như sau :
1) Có nề nếp, kỷ luật trật tự. Thực hiện tốt nội quy của nhà trường. Chấp
hành tốt các chủ trương, quy định của cấp trên như luật ATGT, Phòng
Chống các TNXH, ma tuý trong trường học
2) Hưởng ứng và tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào, các hoạt động
XH, từ thiện, công tác đền ơn đáp nghĩa do nhà trường, Quận đoàn ,
Thành đoàn và các Tổ chức XH khác tổ chức và phát động.
3) Phấn đấu cố gắng vượt qua các sự hạn chế về khả năng của mỗi cá nhân
để vươn lên trong học tập, rèn luện, tu dưởng đạo đức tác phong , không
có học sinh bị xếp loại yếu kém về học tập và hạnh kiểm. Hạn chế tối đa
học sinh bị xếp loại hạnh kiểm trung binh toàn năm học.

4) Có động cơ và thái độü học tập tốt. Có ước mơ và hoài bão. Có niềm tin
vào cuộc sống và chế độ. Sống có lý tưởng. Phấn đấu để trở thành
5
SKKN. GV : Lê Thừa Thành THPT BC NGUYỄN HIỀN TP ĐĂ NẴNG
ĐVTNCS Hồ Chí Minh và là những ĐVTN tích cực của chi đoàn, của
đoàn trường
5) Đoàn kết thương yêu và giúp đỡ nhau khi hoạn nạn ốm đau, sống chan
hoà, ngoan ngoãn, hiền lành, được thầy cô và CBCNV nhà trường cảm
mến. Yêu lớp, yêu trường. Gắn bó và tự hào về ngôi trường của mình.
6) Hoàn thành nghĩa vụ về các khoản đóng góp cho nhà nước như học phí,
xây dựng,. . .
7) Biết phân biệt cái đúng cái sai, nhắc nhở bảo ban nhau tránh xa các thói hư tật
xấu bên ngoài đang tìm mọi cách len lỏi vào môi trường học đường.
II - BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
Để đạt được những tiêu chí đã đề ra, để hoàn thành công tác CN của mình tôi đã
đề ra cacï biện pháp nhằm quản lý giáo dục các em như sau:
II . 1/ GVCN trong mối liên hệ với PHHS, nhằm phối hợp giáo dục học sinh :
Việc giáo dục học sinh, không thể nào tách rời sự phối hợp đồng bộ giữa
GVCN và PHHS. Mỗi giáo viên đều có cách riêng để gây dựng mối quan hệ này.
Cha mẹ bao giờ cũng mong muốn con em mình được học tập trong một môi
trường SP tốt và kết quả học tập, tu dưỡng ngày càng tiến bộ. Về phía nhà trường,
thầy cô rất mong sau những tiết học chính khoá ở trường, học sinh về nhà được cha
mẹ quan tâm, chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi để các em vươn lên trở thành con
ngoan - trò giỏi. Địa phương và xã hội mong muốn mai sau các em sẽ trở thành
người công dân có ích. Những mong muốn trên chính là mục đích giáo dục. Để đạt
được mục đích này, nhà trường - gia đinh - xã hội cần tạo mối liên kết chặt chẽ.
Thế nhưng làm cách nào để tạo được mối liên kết đó có hiệu quả tích cực ? Đây là
một vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên, theo tôi người mang tính chủ động để tạo
nên mối quan hệ đó không ai khác hơn là GVCN.
Qua nhiều năm tiếp xúc và lắng nghe PHHS ở trường Nguyễn Hiền bộc bạch

tâm sự, tôi nhận thấy phần đông họ rất buồn và đôi phần xấu hổ với kết quả học tập
và tu dưỡng của con em mình. Bởi lực học của các em yếu lại chưa ngoan. Mặc dù
phụ huynh cũng thừa biết sức học, sự rèn luyện của con em mình là ở mức đó. Tuy
nhiên họ chưa mất niềm tin và hi vọng bằng tình thương của mình cùng sự dìu dắt
của thầy cô giáo, con em mình sẽ tiến bộ. Nắm được tâm tư, tình cảm đó của phụ
huynh, tôi đã có những việc làm nhỏ nhằm tạo nên mối quan hệ này. Cụ thể :
* Ở cuộc họp đầu năm , bao giờ tôi cũng nói lên sự hiểu thấu và đồng cảm của
GVCN với những trăn trở, lo lắng của PHHS, gieo vào họ một niềm tin về nhà
trường, với một quang cảnh môi trường sư phạm có nhiều ưu thế nổi trội; về những
ưu điểm khác ngoài chuyện học hành có phần bị hạn chế của học sinh, triển vọng
tiến bộ của các cháu trong tương lai.
*Sự thống nhất trong tiếng nói, hành động của GVCN và PHHS trong việc
phối hợp giáo dục rèn luyện các em là điều rất quan trọng. Đây là việc mà bao giờ
tôi cũng nêu ra để kêu gọi sự đồng lòng nhất trí của PHHS. (HS sẽ nghĩ gì, làm gì,
nghe ai và liệu có còn niềm tin không khi thầy nói một đường, cha mẹ khiến theo
6
SKKN. GV : Lê Thừa Thành THPT BC NGUYỄN HIỀN TP ĐĂ NẴNG
một nẻo khác ? ). Nếu có điều gì không thống nhất thì PH và GVCN cần phải gặp
nhau riêng để trao đổi và bàn bạc. Còn trước học sinh, thì GVCN và PH là một !.
* Thông báo đến phụ huynh những quy định của nhà trường và của cấp trên,
về bảng nội quy của trường, những việc học sinh cần phải được cha mẹ hỗ trợ, tạo
điều kiện để thực hiện tốt. Đồng thời cũng nêu ra những quy định tuyệt đối học
sinh không được vi phạm, ( Nếu cần thiết, GVCN phải phân tích chi tiết) để phụ
huynh kết hợp cùng nhà trường và GVCN, theo dõi, giám sát và giúp đỡ các em.
Cũng trong cuộc họp này, tôi đã thông báo cho PH biết về tiêu chuẩn và cách thức
đánh giá, xếp loại hai mặt Học tập và Hạnh kiểm của học sinh để phụ huynh đặt ra
hướng phấn đấu cho con em mình. Đồng thời đưa ra một số biện pháp để phụ
huynh quan tâm theo dõi con em ở nhà như :
1) Cha mẹ cần quan tâm và hiểu được những biến chuyển về tâm sinh lý của
các em đang ở trong giai đoạn phát triển nhanh chóng.

2) Uốn nắn, dạy dỗ cho các em trong từng hành vi như : lời ăn, tiếng nói,
chào hỏi, . . . là những biểu hiện của một nếp sống văn minh.
3) Tạo điều kiện cho các em học tập, lao động và vui chơi có văn hoá, nhằm
phát triển một cách toàn diện.
* Để tạo được mối quan hệ thuận lợi giữa GVCN và PH tôi rất quan tâm đến
việc xây dựng được một BCH hội PH lớp có trách nhiệm. Muốn làm được điều
này, GVCN phải nghiên cứu và tìm hiểu trước, thông qua việc tìm hiểu lý lịch của
học sinh và chuyện trò, đặt vấn đề trước với các PH đã lựa chọn để xem họ có
đồng thuận hay không, tránh trường hợp bầu bán gượng ép và để có cơ cấu.
* Về việc mời PHHS đến trường khi có học sinh vi phạm : Đây là điều tôi rất
cẩn trọng khi tiến hành. Với bản thân tôi, hãy nắm được tâm lí, tình cảm của PHHS
khi được mời : lo lắng vì không biết con em mình đã vi phạm những gì ? Phải thu
xếp công viêc ở nhà để đến trường đúng hẹn, cảm thấy gượng gạo vì xấu hổ khi
phải gặp GVCN trong cảnh “ con dại, cái mang ”. Do đó tôi chỉ mời PHHS khi thật
sự thấy cần thiết . . . Trước khi gặp PHHS để trao đổi, tôi luôn chuẩn bị trước một
cách chu đáo về hồ sơ, chứng cứ, những gì cần thông báo cho PH rõ. Đặt ra những
yêu cầu với PHHS trong việc cùng phối hợp GD con em. Điều mà tôi luôn chú ý
khi tiếp chuyện với PH là tạo được không khí thân mật, gần gũi như những người
thân trong gia đình và đang cùng lo lắng giải quyết công việc chung chứ không
phải của riêng ai. Đối với PH tôi luôn luôn cố gắng nhẹ nhàng nhưng cương quyết
và “thấu tình đạt lý”.
II .2/GVCN trong việc xây dựng BCS lớp, BCH chi đoàn và cách quản lý lớp :
GVCN không thể nào làm tốt công tác của mình nếu không xây dựng được
một BCS lớp, một BCH chi doàn có trách nhiệm, năng nổ, nhiệt tình và phải biết
quán xuyến mọi công tác của lớp.Vì vậy, GVCN cần phải xây dựng được một đội
ngũ BCS, BCHCĐ lớp thật sự trở thành cánh tay đắc lực của mình. GVCN cũng
phải đề ra được một biện pháp để học sinh tự quản lý. Làm sao để các em phát huy
7
SKKN. GV : Lê Thừa Thành THPT BC NGUYỄN HIỀN TP ĐĂ NẴNG
tốt chức năng tự quản lý, tự giáo dục, tự giúp đỡ nhau cùng tiến bộ dưới sự hướng

dẫn của GVCN. GVCN không phải lúc nào cũng thường xuyên có mặt trên lớp
mình chủ nhiệm. Vậy làm cách nào để nắm được tình hình lớp, và học sinh luôn
luôn cảm thấy có GVCN đang quản lý và theo dõi mình, theo dõi lớp ? Đó là cả
một vấn đề không đơn giản. Bản thân tôi đã tiến hành như sau :
II.2.1/ Xây dựng BCS lớp và BCH chi đoàn :
II.2.1.1(+) Điều tra xem trong các năm trước, các em tham gia những hoạt động
nào, đã đạt được thành tích gì nổi bật ? GVCN các năm trước đã có nhận xét như
thế nào về học sinh để tìm ra những nhân tố tích cực, có tài.
(+) Trong mẫu kê khai lí lịch đầu năm, tôi đưa mục “Đã từng giữ những
chức vụ gì ở các lớp trước ? ”. Và “ Nếu như được phân công, em thích làm công
việc gì trong lớp ?”. Có thể có học sinh giấu giếm không tự bộc lộ. Nhưng sẽ có
một số em khác thông tin việc này. Những thông tin đó không những giúp tôi tìm
được nguồn đối tượng cần tìm mà qua đó một phần nào đó khẳng định tính trung
thực và tinh thần sẵn sàng nhận trách nhiệm, cũng như đó chính là những dấu
hiệu tích cực về khả năng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, nếu như những học sinh
này đựơc GVCN tin tưởng giao công việc.
(+) Từ nguồn nhân lực tìm được, tôi tìm hiểu năng lực học tập và hạnh
kiểm, năng khiếu của các em (suốt cả các năm học trước đó ) để phân loại những
học sinh có thể làm BCS lớp, những em có thể làm công tác đoàn. Chú ý nhất là
hai chức danh Lớp trưởng và Bí thư Đoàn. Tổ chức một buổi gặp gỡ các em này
để chuyện trò, cùng GVCN bàn bạc thảo luận. GVCN đặt ra những câu hỏi, những
vấn đề thật tự nhiên và cho các em phát biểu ý kiến của mình. Kết thúc cuộc gặp
gỡ này, tôi sẽ chắt lọc, lựa chọn để hình thành nên được một “BCS tạm thời” và
một “BCH chi đoàn tạm thời” cho lớp.
(+) Sau khi gặp gỡ và trao đổi với các em học sinh này để các em xác định
và nhận lãnh trách nhiệm, tôi tuyên bố trước lớp và nhấn mạnh yếu tố tạm thời ở
đây cho cả lớp rõ, để dễ bề điều chỉnh sau này.
(+) Qua thực tế công việc khoảng một tháng, GVCN sẽ nắm được khả năng
làm việc của các em để có sự điều chỉnh cần thiết. Khi có sự điều chỉnh, phải hết
sức tinh tế và nhạy cảm để học sinh bị thay thế không có cảm giác bị “phế truất”.

Ví dụ như : “Em làm công việc khác Thầy thấy hiệu quả hơn, vừa sức hơn”, để cho
HS đó tự rút lại là hay nhất. GVCN cần phải khôn khéo để học sinh cảm thấy vui
vẻ an lòng, và bạn bè trong lớp cũng thấy hoàn toàn tự nhiên.
(+) Khi đã chọn lựa được các em phù hợp với từng chức danh, công việc
còn lại của GVCN là gợi ý, hướng dẫn để toàn thể HS trong lớp bầu chọn đúng
các em đó vào BCS lớp, BCH đoàn trong buổi họp quan trọng nhất.
(+) Phân công cụ thể công việc cho các thành viên trong BCS lớp, BCH chi
đoàn. Hướng dẫn, chỉ bảo cho các em biết cách làm việc, biết cách quản lý lớp khi
không có GVCN. Tạo cho các em tính chủ động và tự giác làm việc.
8
SKKN. GV : Lê Thừa Thành THPT BC NGUYỄN HIỀN TP ĐĂ NẴNG
II.2.1.2. Chi đoàn lớp là lực lượng nòng cốt, là nhân tố bảo đảm cho sự thành công
về các hoạt động trong lớp. Vì thế tôi luôn luôn chú ý các điểm sau :
* Khơi gợi và đề cao tính gương mẫu của một người ĐVTN trong các hoạt
động học tập, rèn luyện, tham gia các phong trào của lớp, trường để từ đó tạo niềm
tin cho thanh niên trong lớp hưởng ứng theo. Và cũng từ đây, làm cho TN có động
cơ phấn đấu vào Đoàn.
* Khi xây dựng chương trình hoạt động của chi đoàn, cần dựa vào các chỉ
tiêu, phương hướng của Đoàn trường nhưng phải bám sát với tình hình thực tế của
lớp, sao cho chương trình hoạt động đó có tác dụng tích cực trong việc xây dựng
nề nếp, tác phong, rèn luyện hạnh kiểm và làm hạn chế được những hành vi sai trái
của một số học sinh cá biệt trong lớp.
II.2.1.3.Thành lập sổ Nhật ký lớp và sổ theo dõi từng cá nhân học sinh :
Để có được thông tin về tình hình hoạt động của lớp, không thể chỉ căn cứ
vào sổ đầu bài vì ở đó GVBM thường ghi rất súc tích, ngắn gọn phản ánh những
nét chung trong tiết học. Do đó, tôi đã cho lập nhật ký lớp. Mỗi tuần sổ nhật ký lớp
được 1 tổ phụ trách, ghi theo một quy định thống nhất nhằm phản ánh đầy đủ và
chân thật về các mặt hoạt động của học sinh trong từng tiết và từng buổi.GVCN
qua nhật ký này nắm bắt được một số thông tin của tình hình lớp.
Bên cạnh đó, tôi cũng đã chọn 2 em học sinh (không thuộc BCS hay BCH)

có độ tin cậy cao để làm “ tai mắt” cho mình, nhằm theo dõi và báo cáo kịp thời
cho GVCN biết về tình hình đặc biệt xảy ra trong lớp ( Tập thể lớp hoàn toàn
không biết được 2 em này ! )
Tôi thành lập một cuốn sổ riêng để theo dõi hình hình học tập , rèn luyện ,tác
phong của từng học sinh được tổng hợp từ sổ đầu bài, nhật ký lớp
Tôi có thể nói rằng : Với cách tổ chức hệ thống sổ sách như vậy, phát huy
được sự tham gia quản lý nhau của cả lớp và vai trò của BCS, tôi nắm được khá
sát thực tình hình học sinh, và từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
II.2.2/ Việc sắp xếp một sơ đồ lớp cũng có tác dụng tốt đến việc duy trì nề nếp,
kỷ luật và chất lượng học tập trong lớp - Tôi đã tiến hành như sau: Phân đều học
sinh nam nữ, học sinh học được và yếu. Sau đó xếp chỗ ngồi cho các em sao cho
nhỏ ngồi truớc, lớn ngồi sau, nam nữ xen kẻ, học sinh học trung bình, khá ngồi
bên học sinh kém, không để các em học sinh cá biệt ngồi gần nhau, vừa bảo đảm
tính thẩm mỹ vừa tạo điều kiện để các em giúp đỡ nhau. Sau 2 tuần, cho hoán vị vị
trí của các tổ để cho học sinh tổ nào cũng có những lần phải ngồi ở 2 dãy ngoài
( gần tưòng lớp học- khó nhìn bảng) và có những lần ngồi ở hai dãy chính giưã.
II.2.3/Cư xử của GVCN đối với mỗi học sinh trong lớp:
*Phải hết sức bình đẳng, xử phạt phân minh. Tuyệt đối không được “nặng”
với em này, ”nhẹ” với em kia.Một lẽ thường tình là không thể nào không xảy ra ở
trường hợp có một, hai học sinh nào đó mà GVCN sẽ có phần “ưu ái” hơn các em
khác. Đó là điều mà tôi luôn luôn cẩn trọng: Cả lớp đang im lặng và đang dõi theo
9
SKKN. GV : Lê Thừa Thành THPT BC NGUYỄN HIỀN TP ĐĂ NẴNG
cách hành xử của GVCN đó ! Nếu GVCN giải quyết không khách quan thì không
thể nào tránh khỏi việc xì xào, bàn tán trong HS. Điều này sẽ gây khó khăn sau này
cho GVCN, trong những tình huống tương tự. Với tôi, những HS này lúc phạm lỗi
có khi tôi lại nghiêm khắc hơn các em khác.Điều này vừa làm cho lớp thấy rằng
thầy rất công bằng,vừa làm cho các em học sinh đó không có thói ỷ lại.
* Về việc học sinh vi phạm , trong buổi họp lớp GVCN phải thẳng thắn phê
bình và phải đặt ra các yêu cầu cụ thể.Việc làm này là cần thiết, bởi nó còn có tính

giáo dục và nhắc nhở đối với toàn lớp.Nhưng sau đó, điều mà tôi rất hay làm là gọi
học sinh đó ở lại sau buổi học để nói chuyện riêng. Bằng lối xưng hô trong gia đình
những lời động viên thân ái và dạy bảo chân tình của Thầy cô luôn có tác dụng
“vuốt ve” làm cho HS đỡ buồn, bớt đi tính chai lì và ngoan ngoãn nghe lời.Tôi thấy
rằng, việc làm này rất có ích và tỏ ra hiệu quả, nhất là khi đối tượng là học sinh có
nhiều cá tính.
* Khi xử phạt trách mắng các em, tôi luôn cố gắng giữ bình tĩnh và hết sức
tránh việc xúc phạm học sinh.Tôi nghĩ rằng, các em là học sinh và các em cũng
như con ,như cháu của tôi ở nhà vậy. Tuổi trẻ vốn bồng bột, .nông nỗi và dễ bị
kích động -Khó mà lường hết được những gì sẽ xảy ra khi học sinh bị xúc phạm
nặng nề, bị “quê” trước bạn bè
*Trong công tác CN tôi thường hay quan tâm đến sinh hoạt hằng ngày có
phần hơi “bất thường” của một học sinh nào đó như : ra chơi ngồi một mình trong
lớp, đi học “thui thủi”một mình, không cười đùa nói chuyện cùng ai.Tôi sẽ bố trí
thời gian gặp riêng để tìm hiểu tâm sự, bảo ban em đó.
II.3/ GVCN trong mối quan hệ đối với GVBM, với Đoàn trường và với
Tổ Giám thị:
Sự kết hợp giữa các GV bộ môn và GVCN là hết sức cần thiết nhưng
tính chủ động thuộc về GVCN. GVCN thường xuyên trao đổi cùng GVBM về tình
hình lớp.Từ GVBM mà GVCN hiểu rõ học sinh mình hơn và nắm được các môn
học mà các em học yếu kém để có sự nhắc nhở cũng như định hướng, nhằm giúp
các em đạt kết quả tốt trong học tập. Duy trì được sự kết hợp này GVCN sẽ được
GVBM san sẽ một phần công tác quản lý lớp.Tình cảm GVBM giành cho lớp, một
phần cũng là có sự tác động của mối quan hệ tốt đẹp này.Bản thân là GVBM cuả lớp
nên tôi có những thuận lợi nhất định trong công tác giảng dạy lớp mình CN . Qua
giảng dạy tôi càng nắm rõ tâm tư, tình cảm cũng như mặt mạnh, yếu của các em
trong môn mình phụ trách, từ đó tôi tự điều chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho
có hiệu quả hơn. Để thúc đẩy nề nếp và phong trào của lớp, tôi ý thức được việc
tạo một mối quan hệ thường xuyên với Đoàn trường và Bộ phận Giám thị là cần thiết.
Qua Đoàn trường,tôi nắm rõ hơn các hoạt động thi đua, thời gian và thể thức tiến

hành, các chủ trương chính sách của Đoàn cấp trên, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa,
từ thiện để phổ biến và hướng dẫn BCH chi đoàn triển khai và thực hiện có hiệu
quả. Qua bộ phận giám thị, tôi nắm rõ hơn về nề nếp lớp, tác phong và chuyên cần
10
SKKN. GV : Lê Thừa Thành THPT BC NGUYỄN HIỀN TP ĐĂ NẴNG
của học sinh để có biện pháp nhắc nhở, ngăn ngừa và uốn nắn ngay những hành vi
sai trái của học sinh, tránh những vi phạm lớn hơn có thể xảy ra một cách đáng tiếc
sau này.Và cũng cần lưu ý rằng: Trong một số trường hợp cụ thể, việc xử lý của
giám thị đối với học sinh vi phạm có tác dụng hơn, hiệu quả hơn so với GVCN !
II 4./GVCN với các hoạt động phong trào của lớp,công tác giúp đỡ học sinh
nghèo:
Trong trường học ngoài việc học văn hoá và rèn luyện đạo đức,tá phong còn
có các hoạt động phong trào.Các hoạt động này góp phần giáo dục các em phát
triển toàn diện, hiểu biết hơn về thế giới, đất nước và con người (Những điều mà
trong các tiết học chính khoá và trên lớp hoặc là chưa có hoặc là không thể nào đi
vào chi tiết và sâu sắc hơn) . Do đó, tôi luôn luôn coi trọng việc khích lệ, động viên
và hướng dẫn các em tham gia đầy đủ các hoạt động do Nhà trường, Đoàn trường
,Thành phố hay các tổ chức xã hội phát dộng như thi tìm hiểu luật ATGT,thi tìm
hiểu V/v phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội ,thi văn nghệ , làm báo tập ,
ĐVĐH, thi hùng biện và thi bóng đá Qua những hoạt động này, tôi thấy: Ngoài
việc được hiểu biết nhiều hơn, phát huy được các năng khiếu của mình, các em
còn gắn bó với nhau hơn , đoàn kết và cùng lo lắng cho công việc, chia sẽ niềm
vui nỗi buồn cho nhau,và tự có ý thức về ”màu cờ sắc áo”, niềm “tự hào dân
tộc” của lớp mình. Qua các phong trào thi đua, các em thấy cần tích cực hơn
trong học tập và các hoạt động khác, và chính phong trào thi đua thôi thúc mọi
HS đều muốn tham gia, tạo không khí phấn khởi,ham học,ham hoạt động,thích
đến lớp đến trường, nên giải tảo được phần nào căng thẳng và đơn điệu các tiết học,
có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy các em học tập và rèn luyện tốt hơn.
Trong sâu xa,nó làm nảy nở và hình thành ý thức phấn đấu vươn lên cũng như
hình thành tình yêu cuộc sống!

Vấn đề là GVCN có vai trò như thế nào trong các hoạt động đó? Với tôi ,
tôi luôn đóng vai trò hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các em thực hiện tốt, phân
công trách nhiệm cụ thể cho BCS, BCH đoàn, các thành viên trong lớp.Dù quá
bận rộn nhưng tôi không giao khoán mà luôn cố gắng tranh thủ thời gian để hoà
mình vào vớp các em, nhưng không có nghĩa là làm thay các em.Các em sẽ cảm thấy
phấn khởi khi được thầy giáo quan tâm và tích cực làm việc hơn.Điều cũng nên trao
đổi ở đây là nếu GVCN có một ít năng khiếu về các hoạt động ngoài giờ thì công
việc hướng dẫn cho các em sẽ dễ dàng hơn.Học sinh tỏ ra thán phục Thầy cômình
khi ta có thể đánh đàn ,biết hát, biết làm thơ và đọc thơ, biết hướng dẫn các em cách
bố cục 1 tờ báo tường, và khi cầm bút chỉ với vài đường nét đơn sơ, đã có thể viết
ngay một tiêu đề đẹp
* Trong một lớp học bao giờ cũng có nhiều em thuộc diện con nhà khá giả được
cha mẹ quan tâm đặc biệt và một số em thực sự khó khăn cần đựoc giúp đỡ.Tôi rất
quan tâm đến các em thuộc diện thứ hai nay. Sau khi thăm viếng, tìm hiểu kỹ
hoàn cảnh các em, một mặt tôi gặp HT để xin giải quyết cho các em được hưởng chế
độ giảm 50% học phí và các khoản khác, một mặt tôi vận động tập thể HS và hội
11
SKKN. GV : Lê Thừa Thành THPT BC NGUYỄN HIỀN TP ĐĂ NẴNG
PH lớp có hình thức giúp đỡ các em này
II.5.GVCN- Thái độ của người thầy đối với học sinh cá biệt.
Trường nào, lớp nào cũng thường có những học sinh cá biệt. Đối với các trường
bán công, tư thục, dân lập thì diện học sinh này rõ nét và phổ biến hơn.
"Công tác giáo dục học sinh cá biệt" là một công tác khó khăn và là một đề tài
lớn trong các trường học. Việc nghiên cứu và đề xuất các phương pháp kinh
nghiệm giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả không phải là một công việc một
sớm một chiều, mà cần phải có một khoảng thời gian dài và một tinh thần làm việc
hết sức nghiêm túc và trách nhiệm. Trong đề tài này, quả thật tôi không dám làm
một công việc lớn lao đến thế. Thế nhưng, đã là một giáo viên, nhất là GVCN thì
hầu như khoá học nào, lớp học nào cũng gặp ít nhất là một vài em học sinh cá biệt.
Vấn đề mà tôi muốn trao đổi ở đây là những người GV nói chung và GVCN nói

riêng có thái độ như thế nào, xử lý ra sao đối với các em HS thuộc diện này? Tôi
xin trao đổi ở đây một số ý kiến như sau:


Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh cá biệt:
+ Bắt nguồn từ sức học yếu kém dẫn đến lười học, xem mỗi tiết học, buổi học
như là một cực hình. Từ đó dẫn đến tình trạng trốn tiết, bỏ giờ. Dần dần tạo thành
thói quen tiêu cực.
+ Cũng có trưòng hợp một số ít HS có ít tài năng, có tư chất thông minh,
nhưng cũng vì thế mà lại sinh ra thói chủ quan, ỷ lại do bản thân có phần nhanh
nhạy, "nổi bật" hơn bạn học cùng lớp, từ đó dẫn đến bê trễ học hành, làm những
việc khác người, thích "làm nổi", gây nên sự " chú ý" của người khác
+ Không được gia đình quan tâm giáo dục đúng mức, hoặc sống do sự thiếu
thốn, hụt hẫng về tình cảm vì sớm bị mồ côi, hoặc do gia đình với cuộc sống có
nhiều rạn nứt, không kỷ cương nề nếp Những điều đó làm cho các em thường có
những suy nghĩ lệch lạc về cuộc sống, bi quan, mặc cảm, chán chường Lời ăn
tiếng nói của các em do không được uốn nắn nên còn thiếu sự lễ nghi và những
phép tắc tối thiểu.
+ Một vài em cũng do cuộc sống gia đình đầy đủ tiện nghi, giàu có, được cha
mẹ nuông chiều quá mức "muốn gì được nấy" nên đề cao cuộc sống vật chất, coi
trọng sự hào nhoáng xa hoa. Từ đó sinh ra đua đòi, ham chơi, nhác học, ngại khó
và thiếu ý chí vươn lên. Nhiều phụ huynh đã vô tình biến con em mình thành
những "cây non trong lồng kính", thành "những chú gà công nghiệp"!
+ Một bộ phận nhỏ HS đến trường vì sự sĩ diện của cha mẹ, làm công việc
"học thay" cho cha mẹ nên chưa xác định đúng động cơ thái độ học tập cũng như
quan tâm đến việc rèn luyện, tu dưỡng bản thân mình.


Một số biểu hiện của HS cá biệt thường tập trung ở các điểu sau:
+ Thường hay trễ học, nghỉ học vô lí do, chuồn học giữa chừng.

+ Trong giờ học thường không chép bài hoăc chép sơ sài. Có khi không mang
theo sách vở khi đi học. Về nhà thì không học bài và làm bài. Đến lớp thì hay nói
12
SKKN. GV : Lê Thừa Thành THPT BC NGUYỄN HIỀN TP ĐĂ NẴNG
chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học. Không lắng nghe thầy cô giáo giảng
bài. Sử sụng tài liệu, quay cóp bài bạn khi kiểm tra thi cử.
+ Không thực hiện tốt nội quy của trường lớp như: không có bảng tên, không
mang giày dép có quai sau, không trực nhật, không giữ gìn vệ sinh chung, không
thực hiện công việc mà tập thể giao cho.
+ Không tham gia hoặc tham gia chiếu lệ các hoạt động của Nhà trường,
Đoàn trường như: Thi viết bài phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội, thi tìm
hiểu luật an toàn giao thông, các hoạt động vui chơi, cắm trại
+Không chấp hành các yêu cầu của thầy cô. Không tôn trọng thầy cô giáo,
thậm chí còn có những lời nói, cử chỉ, hành động vô lễ, xúc phạm thầy cô mình
*
Đối với các HS thuộc diện này, theo tôi, người thầy giáo cần phải hết sức bình
tĩnh, cân nhắc và xử lý cẩn thận, thận trọng. Bởi vì, tôi quan niệm thế này: Học
sinh cá biệt cũng là học sinh và cũng là con người - luôn hướng thiện và khát khao
sự toàn mĩ! Đằng sau của những biểu hiện "cá biệt" và mang tính "đập phá" đó,
tôi tin rằng các em vẫn còn một tâm hồn nhạy cảm và thèm khát sự vỗ về, an ủi,
cảm thông, cần có người để chia xẻ, để giãi bày những điều riêng tư
Với bản thân tôi, trước hết tôi không "khoác" lên HS một "biệt danh" cá biệt.
Bởi vì điều đó đồng nghĩa với một sự khẳng định, làm HS đó trở thành một "hiện
tượng" của lớp, vì thế đã vô tình làm cho HS đã "cá biệt" rồi, thêm "cá biệt" hơn.
Tiếp đó, tôi tìm hiểu kỹ cuộc sống gia đình, quan hệ bạn bè, lối sống của bản
thân HS để tìm ra nguyên nhân và lý do nào đẩy đưa các em có những hành vi
biểu hiện khác thường như thế? Từ đó, tuỳ theo những tình huống và trường hợp
cụ thể để có biện pháp xử lý thích hợp và kịp thời.
( Thực tế của một số tình huống sư phạm cụ thể cho thấy rằng: Từ việc xử lý
chưa thật sự chính xác và thấu tình đạt lý của người GVCN với học sinh cá biệt đã

dẫn đến những hậu quả thật khó lường, để lại những bài học xót xa cho Ngành
giáo dục!!!)
Tuy nhiên, theo tôi điều bao trùm lên tất cả chính là tình thương yêu chân
thành đối với các em! Thật đáng mừng là tôi chưa hề một lần bị các em khước từ
khi tôi đến với các em bằng một tình thương yêu thật lòng.
II.6/ Công tác thu học phí : Đây là một công việc của GVCN mà chỉ có ở các
trường bán công. Theo nguyên tắc, việc thu học phí của HS phải do Tài vụ kế toán
nhà trường đảm nhận, còn GVCN có vai trò nhắc nhở các em hoàn thành học phí
đúng thời hạn. Nhưng qua thực tế ở các trường bán công, số tiền nộp khá lớn, kế
toán tài vụ không thể nào quán xuyến hết được mà chỉ có GVCN trực tiếp thu mới
đạt hiệu quả. Vấn đề đặt ra ở đây là GVCN có kế sách như thế nào để thu đủ và
đúng thời hạn cho nhà trường? Tôi đã tiến hành như sau:
13
SKKN. GV : Lê Thừa Thành THPT BC NGUYỄN HIỀN TP ĐĂ NẴNG
* Trong buổi họp PHHS đầu năm, phân tích cho Phụ huynh thấy cần phải
dứt điểm học phí từng tháng một, không để ứ đọng nhiều tháng sẽ gây khó khăn
cho PH, tâm lý bất an phía học sinh khi bản thân chưa hoàn thanh nghĩa vụ cho
Nhà nước, GVCN không hoàn thành công việc do Nhà trường giao. Và từ đó giữa
GVCN và PH đi đến một thống nhất chung có ghi thành văn bản là “ Học phí đóng
đầu tháng và chấm dứt vào ngày 10 hàng tháng”. Nếu HS nào chậm trễ, phải có ý
kiến của PH phản hồi cho GVCN rõ. Bằng cách này sẽ tránh được trường hợp HS
giữ tiền học phí, tự chi tiêu vào mục đích khác ( Đây là điều đã từng xảy ra ở một
số em).
* Mỗi học sinh đều có phiếu biên nhận về các khoản đã nộp. Với phiếu biên
nhận này, PH quản lý được tiền bạc đối với con em mình.
II.7/ GVCN trong công tác xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết,
gắn bó, thương yêu và giúp đỡ nhau:
Đứng trước một tập thể lớp CN, tôi luôn luôn dạy cho các em có một quan
niệm là toàn lớp học như anh em trong một nhà. Phải sống chan hoà, thương yêu
giúp đỡ nhau. Phải gần gũi nhau để hiểu rõ hoàn cảnh của nhau, từ đó gắn bó với

nhau hơn. Thăm nhau lúc ốm đau, mừng nhau ngày sinh nhật, chở nhau đi học lúc
bạn bị hư xe Những việc làm tuy nhỏ nhặt ấy nhưng có tác dụng lớn trong mối
kết thân bạn bè.
Tôi thường khen ngợi về một đóng góp cho lớp - dù là nhỏ - của một cá nhân
học sinh, ghi nhận sự tiến bộ của một học sinh nào đó về học tập, nề nếp tác phong.
Khuyến khích, động viên những em học sinh có triển vọng tiến bộ trong học tập.
Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng nhắc nhở , cảnh báo, uốn nắn ngay các em HS có
biểu hiện chủ quan, kiêu căng tự mãn khi các em này ở một vài khía cạnh có phần
vượt trội hơn bạn bè. Thỉnh thoảng tôi cũng gặp riêng các em học sinh cá biệt để
tâm sự, tìm hiểu tâm tư của các em.
C- KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Qua những công việc đê lăm như ban đầu xđy dựng nề nếp lớp để tạo điều kiện
tốt cho học sinh học tập vă thầy cô giảng dạy, cùng PHHS thống nhất một số quy
định trong việc phối hợp giâo dục câc em, đến việc chăm lo xđy dựng một BCS vă
BCH chi đoăn lăm việc có hiệu quả cùng với hình thức tổ chức, việc quản lý lớp
bằng sổ nhật ký giao ban , việc thu học phí , tổ chức câc hoạt động phong trăo vă
quan tđm chăm lo đến học sinh nghỉo, cũng nhưu thâi độ đối với câc học sinh câ
biệt…, tôi rút ra được những kết luận vă băi học kinh nghiệm như sau:
1/ Kết luận :
14
SKKN. GV : Lê Thừa Thành THPT BC NGUYỄN HIỀN TP ĐĂ NẴNG
Công tâc giâo dục đăo tạo con người không phải chỉ bó hẹp trong nhă
trường mă còn chịu sự ảnh hưởng, chi phối vă tâc động sđu sắc của truyền
thống gia đình, đời sống kinh tế vă toăn xê hội. Lă công việc đòi hỏi nhiều
thời gian công sức, mang tính liín tục vă kế thừa từ những năm học sinh bắt
đầu đến trường cho đến khi xong bậc PTTH. Vì thế với vai trò lăm GVCN
trong một năm học, không thể chỉ bằng việc đề ra vă thực hiện một số biện
phâp tích cực trong quâ trình giâo dục lă đê có thể nói rằng ta đê lăm tốt công
tâc năy . Tuy vậy, theo tôi, trong công tâc lăm chủ nhiệm , mỗi một GVCN
không thể không đề ra một số biện phâp cụ thể nhằm lăm tốt công việc của

mình. Đó vừa lă trâch nhiệm, lă nghĩa vụ vă cũng đồng thời lă quyền lợi của
mỗi một người GVCN.
Những giải phâp tôi níu ra ở trín có thể còn mang nặng tính chủ quan
câ nhđn, cũng có thể không phù hợp với tình hình đặc điểm ở một lớp khâc,
trường khâc. Tuy nhiín, tôi đê vận dụng chúng văo thực tế công việc vă một
phần năo đó đê có tâc dụng vă có hiệu quả theo chiều hướng tích cực.
2/ Băi học kinh nghiệm :
Tôi đứng trín bực giảng đến nay cũng đê được 20 năm - Qua những
năm thâng lăm công tâc chủ nhiệm ở câc trường học nói chung vă ở tại trường
Bân công Nguyễn Hiền nói riíng, có những lúc tôi thănh công vă cũng không
trânh khỏi những lần thất bại. Kiểm điểm lại những gì mình đê lăm, tôi rút ra
cho mình những băi học kinh nghiệm như sau :
* Việc phối hợp giữa GVCN vă PHHS, giữa GVCN vă GVBM, với bộ
phận Giâm thị vă đoăn trường cùng với câc tổ chức xê hội khâc ở trong hay
ngoăi nhă trường để hoạt động theo một định hướng cụ thể, với một chủ
trương kế hoạch thống nhất chung mang tính chỉ đạo của Ngănh vă của Lênh
đạo nhă trường lă yếu tố cơ bản hăng đầu để có thể lăm tốt công tâc chủ
nhiệm.
* Xđy dựng được một tập thể học sinh có nề nếp, có ý thức tổ chức kỷ
luật, vă một BCS lớp, BCH chi đoăn nhiệt tình, năng nỗ vă biết câch lăm việc
sẽ có ảnh hưởng tích cực đến cả chất lượng học tập vă rỉn luyện đạo đức tâc
phong của câc em.
* Luôn luôn động viín, khuyến khích vă gieo văo câc em một niềm tin
văo kết quả học tập vă tu dưỡng sẽ có tiến triển. Lăm sao để câc em không tự
ti, mặc cảm mă cảm thấy an tđm khi được học trong ngôi trường năy, lớp học
năy. Tự bản thđn câc em sẽ nảy nở một tình yíu vă gắn bó với mâi trường vă
lớp học của mình.
* Phải kiín trì trong việc giâo dục câc em - Đừng nản chí vă buông
xuôi. Câc em học sinh câ biệt lại chính lă câc em có tình cảm nhất đối với
thầy, cô giâo nếu như thầy cô chúng ta đê ít nhất một lần tha thứ cho lỗi lầm

câc em, tin tưởng văo sự tiến bộ của câc em vă mở rộng tấm lòng yíu thương
câc em.
15
SKKN. GV : Lê Thừa Thành THPT BC NGUYỄN HIỀN TP ĐĂ NẴNG
* Lăm công tâc chủ nhiệm ở trường Bân công như chăm con mọn. Do
đó phải luôn quan tđm đến tình hình lớp, những chuyển biến có vẻ “khâc lạ” ở
câc em, nhất lă trong tình hình hiện nay, một số tệ nạn xê hội đang có chiều
hướng xđm nhập văo giới trẻ học đường. Câc em chưa có đủ khả năng để
phđn biệt đúng sai, tốt xấu vă dễ bị câc phần tử xấu kích động lợi dụng, lôi kĩo
văo con đường sa ngê.
* Mọi kế hoạch của một GVCN đều phải được chuẩn bị chu đâo, có
biện phâp cụ thể vă khoa học, bảo đảm tính thực tiễn, vừa sức đối với học sinh
vă có tính khả thi. Mọi biện phâp, kế hoạch níu ra đều phải được thực hiện
một câch thường xuyín vă liín tục, trânh trường hợp nửa vời.
* Tính nhất quân trong câc biện phâp, câch xử lý sự việc trong quâ
trình phối hợp để giâo dục câc em giữa GVCN vă PHHS lă điều phải
được duy trì thường xuyín. GVCN phải luôn luôn cố gắng tìm được tiếng
nói chung đối với PHHS vă phải để phụ huynh nhận thức được rằng : tất
cả lă vì sự tiến bộ của con em họ !
Lời kết :
Sản phẩm của nghề dạy học lă con người. Nhiệm vụ của thầy cô giâo
lă đăo tạo học sinh mai sau thănh những công dđn có ích cho xê hội. Dù
phải bỏ ra nhiều công sức trong công việc, mă kết quả chỉ được một
phần nhỏ có ý nghĩa thì theo tôi đê lă một niềm hạnh phúc của người
thầy.
Công tâc chủ nhiệm vừa mang tính chất khoa học về mặt lý luận
nhưng lại thắm đượm tính nghệ thuật trong quâ trình thể hiện vă phải
chứa đựng cả niềm vui trong những gian lao, khó nhọc của người thầy.
Vì thế, để lăm tốt quả không đơn giản tí năo, nhất lă trong một trường
Bân công, chất lượng đầu văo của học sinh bao giờ cũng thấp hơn nhiều

so với câc trường công lập.
THPTBC Nguyễn Hiền, ngăy 25 thâng 01 năm 2007
GV thực hiện đề tăi :
LÍ THỪA THĂNH

16

×