Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
Trong quá trình công tác học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề
tài, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện
thuận lợi của Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp và gia đình.
Tác giả chân thành cảm ơn! Hội đồng đánh giá SKKN Trường
THPT Triệu Sơn 5, các bạn đồng nghiệp nhất là các thầy cô trong
nhóm, tổ chủ nhiệm trường THPT Triệu Sơn 5.
Mặc dù rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được những đóng
góp ý kiến quý báu từ các thầy giáo, cô giáo, ý kiến trao đổi của các
đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Mai Văn Chung
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
1
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây cùng với việc thay đổi sách giáo khoa cũ bằng
sách giáo khoa mới, việc thay đổi một số phương pháp trong dạy học là rất cần
thiết.
Song song với việc đổi mới ấy, việc quản lí giáo dục học sinh cũng rất quan
trọng, đặc biệt vai trò của giáo viên chủ nhiệm ( GVCN ) trong công tác giáo dục
học sinh.
Đối với học sinh lớp 12, lứa tuổi mà ở đó đặc điểm tâm sinh lí khá phát triển,
trí tuệ biến đổi cả về chất và lượng. Các em biết quan sát nhạy bén và cảm nhận
tinh tế, tư duy trìu tượng ở mức cao. Nhưng lại rất dễ thay đổi tính nết, dễ xa ngã
và bị lôi kéo, lứa tuổi đang và muốn tự khẳng định mình trước mọi người.
Để làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết GVCN phải nắm rõ nhiệm vụ của
GVCN trong điều lệ trường học.
Vì GVCN có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục ý thức đạo đức học
sinh, tạo điểm nhấn góp một phần trong phong trào xây dựng trường học thân thiện
học sinh tích cực. Do đó GVCN là một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành
nhân cách của học sinh, mang lại một phần kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của
các em.
Học sinh lớp 12 không những cần được trau dồi tư tưởng vững vàng, có nghị
lực vượt khó trong học tập và đời sống, mà các em còn đóng vai trò quan trọng
trong chất lượng, tỷ lệ thi tốt nghiệp trung học phổ thông ( THPT ) của nhà trường,
tỷ lệ học sinh ( HS ) đỗ đại học, cao đẳng. Vì vậy việc quản lí giáo dục các em lớp
12 không phải là dễ. Hơn nữa hầu hết GVCN là kiêm nhiệm chưa qua lớp bồi
dưỡng về nghiệp vụ làm GVCN, làm việc với những kinh nghiệm sau nhiều năm
làm công tác chủ nhiệm.
Thực tiễn hiện nay ở trường THPT Triệu Sơn 5, công tác chủ nhiệm được
Ban giám hiệu chú trọng và quan tâm, có lập riêng một tổ gọi là tổ chủ nhiệm do
thầy Hồ Thanh Sơn - Phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách, cuối mỗi tuần đều sinh
hoạt, và có thể họp đột xuất nếu cần thiết, mục đích là cùng nhau tháo gỡ khó khăn
của lớp, chia sẻ kinh nghiệm, tạo nên sự dân chủ.
Đối với HS 12 vừa phải giáo dục đạo đức, ý thức học tập, hướng nghiệp, kể
cả việc chuẩn bị hồ sơ để các em đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp…
Bản thân tôi mặc dù đã được học nghiệp vụ sư phạm khi còn là sinh viên Đại
học Vinh, nhưng từ khi ra trường đến giờ đã 11 năm chưa một lần được qua lớp bồi
dưỡng về nghiệp vụ đối với công tác chủ nhiệm lớp.Chỉ hoạt động bằng kinh
nghiệm nhiều năm làm GVCN.
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
2
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
Xuất phát từ cơ sở lý luận và yêu cầu thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Một
số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12” làm sáng kiến kinh nghiệm của
mình nhằm góp một phần kinh nghiệm giúp GVCN nói chung, GVCN lớp 12 nói
riêng làm tốt hơn công tác CN lớp của mình.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò, nhiệm vụ của GVCN lớp đối
với công tác giáo dục HS để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức HS và góp phần hoàn thiện nhân cách HS lớp 12 ở trường THPT.
1. Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng và giải pháp cho vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp12 trong
công tác giáo dục HS.
Là học sinh chủ nhiệm lớp 12 ( qua các năm 2005; 2006; 2007 )
2. Phạm vi nghiên cứu. Trường học, học sinh, gia đình HS, đồng nghiệp.
Đề tài “ Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12”
III. GỈA THIẾT KHOA HỌC
Nghị quyết TW 6 khóa XI của Đảng đã xem xét, thảo luận về Đề án “Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế” và Đề án “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế ”.
Với tầm quan trọng đó người giáo viên phải quán triệt kịp thời những tư
tưởng chỉ đạo, những chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về giáo dục.
Trong đó vai trò của người giáo viên phải đẩy mạnh hoạt động dạy - học nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
§Ò tµi thµnh c«ng sẽ góp phần giúp học sinh học tập cách giao tiếp, cư xử
đúng mực. Tự giác trong học tập và rèn luyện, biết giúp đỡ bạn và mọi người xung
quanh, có ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1) Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Thu thập những thông tin lý luận của vai trò người GVCN lớp trong công tác
giáo dục HS 12.
Điều tra tình hình lớp, trước khi nhận lớp (hồ sơ)
2)Phương pháp điều tra.
Điều tra hồ sơ lớp 11
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
3
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
Trò chuyện, trao đổi với HS, với GVBM, với PHHS, bạn của các em,
Lập mẫu sơ yếu lý lịch để HS tự điền theo mẫu.
Thông qua phương pháp này GVCN nắm rõ hơn tâm lý, tính cách của từng HS,
rõ về học tập của từng em để tham mưu cho các giáo viên bộ môn ( GVBM ), phối
hợp với phụ huynh học sinh ( PHHS ) được tốt hơn.
3) Phương pháp phân tích số liệu.
Kết quả cụ thể qua 3 năm sẽ có sự thay đổi. GVCN sẽ tìm ra mặt tích cực và
hạn chế để có giải pháp phù hợp hơn.
4) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Tham khảo những báo cáo tổng kết hàng năm của nhà trường
Tham khảo kinh nghiệm giáo viên trường bạn, trường mình
Từ kinh nghiệm của chính bản thân qua các năm làm công tác CN Lớp 12.
5) phương pháp thử nghiệm.
Đã áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục HS lớp 12A2 (2004 - 2005),
12A6 (2005 - 2006), 12A12 (2006 - 2007).
V. BỐ CỤC CỦA SÁNG KIẾN
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm gồm 3 phần chính
Phần thứ nhất: Mở đầu
Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị
Phần thứ hai:
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Những phẩm chất chủ yếu của giáo viên chủ nhiệm.
- GVCN phải chuẩn nghề nghiệp, có nhân cách toàn vẹn thể hiện qua việc
nhận thức, có thái độ và hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội và phát huy
truyền thống đạo đức của dân tộc ( hiếu học, tôn sư, trọng đạo)
- Có lòng nhân ái, nhất là đối với HS, người già, trẻ em, người thiệt thòi
bất hạnh…
- Yêu nghề, say sưa với công tác giáo dục.
- Có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao, có lương tâm nghề nghiệp
vững vàng.
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
4
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
- Khiêm tốn, cầu tiến, tích cực tự hoàn thiện không ngừng.
- Mẫu mực, trung thực trong cuộc sống.
2. Những năng lực sư phạm cần thiết đối với giáo viên chủ nhiệm.
- Có tầm hiểu biết rộng về văn hoá chung
- Có tri thức sâu sắc, hiện đại về môn học phụ trách ở lớp chủ nhiệm
- Có khả năng sáng tạo trong công tác giáo dục, dạy học
- Có khả năng thu thập, tích luỹ tri thức, để ngày càng nâng cao hoặc mở rộng
tầm hiểu biết của mình.
- Có khả năng kích hoạt, gây hào hứng nhằm khơi dậy sự hứng thú và động cơ
học tập và rèn luyện đạo đức ở HS.
- GVCN cần tự trang bị cho mình nhiều thủ thuật lôi cuốn đa dạng để khi cần có
thể tung ra trước HS nhằm tạo sự gần gũi, thân mật giữa Thầy và trò, giữa trò
với trò.
Có sự thành thạo trong các kỹ năng sư phạm như:
- Giao tiếp sư phạm trước đám đông hay đối xử cá biệt
- Biểu lộ và kiềm chế các cảm xúc, tình cảm khi cần thiết
- Diễn đạt, trình bày các vấn đề có logic, tính truyền cảm có thuyết phục của
một nhà giáo, tri thức khoa học.
- Ứng xử các tình huống sư phạm
- Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động trong công tác chủ nhiệm.
3. Ý nghĩa của công tác chủ nhiệm lớp.
Công tác CN lớp là công tác chiến lược trong nhà trường, có ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình giáo dục và kết quả đào tạo ở nhà trường
Công tác chủ nhiệm gây nên những ảnh hưởng lớn và lâu dài đối với HS,
ảnh hưởng về mọi mặt chứ không chỉ là về học tập hay đạo đức.
Công tác CN lớp rất cần thiết cho lứa tuổi thanh thiếu niên với những đặc
điểm sinh lý, trình độ hiểu biết và vốn sống còn hạn chế. Công tác chủ nhiệm lớp
sẽ đáp ứng cho nhu cầu có một chỗ dựa tinh thần của HS để các em có thể nhận
được sự hỗ trợ, giúp đỡ hoặc sự hướng dẫn, chỉ bảo cần thiết kịp thời.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thuận lợi.
Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại không ít
những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Sự quan tâm đầu tư của
Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Được sự quan tâm của
BGH và công đoàn nhà trường, lãnh đạo địa phương, của đồng chí và đồng
nghiệp.Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang,
đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học. Mô hình ít con, kinh tế ngày càng được cải
thiện đã tạo thuận lợi cho trẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh đó,
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
5
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin
đã hỗ trợ cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh
những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục, đồng thời hỗ trợ tích cực cho
hoạt động dạy của giáo viên trong những giờ lên lớp, trong những hoạt động tập
thể khiến học sinh thấy hứng thú hơn. Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể
trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ.
2. Khó khăn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác chủ nhiệm lớp còn
gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học công nghệ và
kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho nhân
loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh, xu
hướng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn viên trong
phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là game online. Chính những vấn đề này
ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức của học
sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục
đạo đức học sinh.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều công nghệ kinh doanh chỉ chú ý đến lợi
nhuận. Hầu hết các điểm truy cập Internet đều trang bị những trò chơi bạo lực thu
hút học sinh. Vì thế, hiện tượng trốn tiết, giấu tiền học phí để chơi game là điều
không tránh khỏi. Không những thế, hậu quả do những tác động của những trò chơi
nguy hiểm này dẫn đến các hành vi bạo lực khôn lường.
Mặt khác, nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc nên thời gian dành
cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường và xã hội,
thậm chí cung cấp tiền bạc dư thừa không nghĩ đến hậu quả. Nhiều phụ huynh chỉ
gặp gỡ trao đổi với GVCN trong các buổi họp phụ huynh trong một năm học. Còn
chủ yếu là trao đổi qua điện thoại trong những trường hợp cần thiết. Trẻ thiếu thốn
tình cảm, thiếu sự quan tâm của gia đình, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn sa ngã. Một số em
do được chiều chuộng và chăm sóc quá chu đáo nên nảy sinh tính ích kỉ, ương
bướng, khó bảo.
Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa
có một khoá đào tạo chính thức nào cho GVCN. Chính vì vậy, không nhiều GVCN
thực sự có năng lực, làm chủ nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, cộng
với trao đổi học hỏi trong nhà trường. Bên cạnh đó, số tiết dành cho GVCN còn
quá ít, chỉ 4 tiết trên tuần, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào công tác
chủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác chủ nhiệm. Nội
dung chương trình giảng dạy còn nặng về kiến thức thuần tuý, số tiết giành cho
giáo dục công dân, giáo dục đạo đức học sinh còn quá ít, trong khi xã hội ngày
càng phát triển. Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
6
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao
lưu, đua đòi, thích sự khẳng định mình trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự
hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện
tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều.
Đó là khó khăn về mặt khách quan gây cản trở cho những người làm công
tác chủ nhiệm lớp.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thiếu sót về phía đội ngũ giáo viên
chủ nhiệm. Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do công việc
giảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnh
hưởng. Một thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khá
cảm tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp. Có người quá
nghiêm khắc, có người quá dễ dãi. Người nghiêm khắc gò ép học sinh theo khuôn
khổ một cách máy móc. Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đều
như bị áp lực. Người dễ dãi thì lại buông lỏng công tác quản lí, thiếu quan tâm sâu
sát. Thực tế, nhiều khi giữa thầy cô chủ nhiệm và học sinh không phải bao giờ cũng
tìm được tiếng nói chung.
Để khắc phục những khó khăn trên trong công tác chủ nhiệm không phải là
điều dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên, tôi xin được đưa ra một số giải pháp để các
đồng nghiệp cùng chia sẻ.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ( kinh nghiệm cụ thể )
1. Tìm hiểu học sinh khi tiếp nhận lớp.
Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ
chức việc giáo dục sát với HS nhằm thúc đẩy sự tiến bộ chung của cả lớp và của
từng HS .
a) Vì sao phải tìm hiểu HS lớp 11 trước khi vào 12.
HS là đối tượng giáo dục của GVCN, có hiểu được đối tượng thì mới có thể
hoàn thành nhiệm vụ giáo dục
Tìm hiểu HS về mọi mặt để có những thông tin cần thiết làm cơ sở thực tiễn
để phân loại HS,đề ra kế hoạch giáo dục và sử dụng các biện pháp tác động thích
hợp.
b) Nội dung tìm hiểu ở HS lớp 12.
Đặc điểm của HS về sức khoẻ lớp (12A2 có em Thương bị bệnh tim không
thể tham gia môn thể dục GVCN báo cáo với BGH để miễn môn thể dục).
Về trình độ nhận thức học lực năm lớp 11 để tham mưu với GVBM giúp đỡ
các em Đặc biệt (Lê Bá Luật; Lê Minh Sơn 12A2 năm học 2004 - 2005…) Xắp xếp
HS giúp đỡ nhau đôi bạn cùng tiến (Em Nhất Giúp em Luật,Nhật Giúp
Sơn….những đôi bạn này không nhất thiết phải ngồi bên nhau) việc này mang lại
hiệu quả .
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
7
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
Tìm hiểu HS có năng lực ( ban cán sự lớp Huệ, Chinh, Mến Năng khiếu
( Chương thể thao, Nhất vẽ năm 2004 - 2005, Họp, Giới, Mến hát hay mọi phong
trào ca hát ở trường em rất tích cực tham. Đây cũng là một trong những yếu tố để
các em đự định tương lai.
Tìm hiểu về hoàn cảnh và quan hệ của HS với gia đình, và ai là người có ảnh
hưởng lớn đến các em. GVCN có thể biết chia sẻ, giúp đỡ HS vượt qua hoàn cảnh,
và cũng để biết liên hệ với ai để việc phối hợp giáo dục có hiệu quả ( Em Đỗ Hữu
Long năm học 2005 - 2006 Bố, Mẹ đi làm ăn ở trong miền Nam thì phải liên hệ với
anh và chú ruột, Em Đặng Thị Trà năm học 2006 - 2007 Bố, mẹ li thân liên hệ với
chị gái của em…
Quan hệ của HS với bạn bè trong và ngoài lớp (ở trong lớp Em Hà với em
Mến 12A2 có Tình cảm với nhau, em Long với em Hiền 12A6 ) để giáo dục các
em có một tình cảm trong sáng lành mạnh không ảnh hưởng đến kết quả học tập.
HS có thái độ hoà đồng hay cô lập, khép kín, được bạn bè yêu mến hay thờ ơ, tách
biệt nguyên nhân của những thái độ đó. Tìm hiểu các quan hệ xã hội ở ngoài lớp,
ngoài trường của HS để có cách tác động cần thiết cho sự phát triển của HS(em
Luật,Hiếu,Thương,Tiến,Vĩnh,Võ lớp 11 thường hay vào lớp trễ tiết 1do hay la cà
ngoài các quán với những bạn không còn đi học )
HS 12 là độ tuổi có nhiều biến động trong tâm tư, tình cảm, những vướng
mắc từ các mối quan hệ giao lưu, từ sự phát triển cơ thể, từ các nhiệm vụ học tập,
rèn luyện, sự định hướng nghề nghiệp trong tương lai có thể tạo ra những khó
khăn lớn về mặt tâm lý cho các em.
c) Cách tìm hiểu HS 12.
Bước1: Điều tra HS qua lý lịch tự khai theo mẫu
GVCN sẽ thu thập được nhiều thông tin về HS. GVCN cần xây dựng nội dung bản
lí lịch với những nội dung thích hợp với HS 12 như sau:
Nội dung lý lịch HS 12 bao gồm:
Họ và tên HS……………………………Nam/ nữ…
Ngày tháng năm sinh : Ngày tháng năm
Nơi sinh…………………………………Dân tộc…
Nơi ở hiện nay…….thôn….xóm…….xã……huyện…… tỉnh
Hộ khẩu thường trú ở đâu……………………………………
Số chứng minh nhân dân……………….ngày cấp……….tỉnh……
Đã vào đoàn…………chưa vào đoàn………. ở đâu …….năm….
Bằng tốt nghiệp THCS lấy chưa …
Có chứng chỉ nghề …………… xếp loại ……
Con thương binh hạng mấy…….Con liệt sĩ……con mồ côi….…
Gia đình có là hộ nghèo …………, cận nghèo ……………
Họ tên cha…………………năm sinh………nghề nghiệp……….
Họ tên mẹ………………… Năm sinh………nghề nghiệp………
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
8
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
Họ tên người giám hộ…………………………nghề nghiệp……….
Gia đình có mấy anh chị em……………………………
Họ tên anh, chị , em hiện đang học tại trường THPT Triệu Sơn 5
Họ và tên ……………………lớp……………
Ước mơ tương lai làm gì, học trường gì………., ngành nào………
Số điện thoại liên hệ…………………………………
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, học bạ
Đối với học sinh 12 việc kiểm tra ban đầu cần kỹ để kịp thời bổ sung những
thiếu sót trong hồ sơ như :
- Số lượng Hồ sơ ……….…thiếu ……… đủ………… lý do………
- Số lượng học bạ ……….…thiếu ……… đủ………… lý do………
- Đối với hồ sơ gồm :
Đơn vào lớp 10 đủ…………….Thiếu ( Tên HS thiếu)……………………
Giấy khai sinh bản sao…………, bản chính …………., hay chỉ là bản phô tô công
chứng ………….( tên HS…………………)
- Học bạ: Trang đầu kiểm tra có khớp với với giấy khai sinh không; kiểm tra các
trang điểm GVBM vào điểm, kí tên và đóng dấu vào chỗ sửa điểm, việc sửa điểm
đó có đúng qui định không, chú ý những HS thi lại lên lớp, ở lại lớp việc vào điểm
thi lại, xếp loại học lực, hạnh kiểm của HS năm lớp 11. GVCN ghi cụ thể tên, môn,
GVBM, GVCN còn thiếu sót chưa hoàn thành nội dung đúng qui định của học bạ
để nhắc nhở GVCN năm trước chưa hoàn thành hồ sơ, với GVCN chưa đúng cách
sửa cho đúng.
Thông qua học bạ GVCN sẽ nắm bắt được năng lực học tập, việc rèn luyện
đạo đức của HS lớp mình. Nội dung này chỉ là căn cứ tham khảo chứ không phải là
những căn cứ chính để đánh giá HS. Mà thông qua đó GVCN tìm cách giúp đỡ các
em phát huy năng lực và tiến bộ, phát triển từ mức độ đang có, không nên tạo
những định kiến gây bất lợi cho công tác CN của mình và cho sự tiến bộ của HS.
Bước 3: Thu bằng tốt nghiệp THCS
Chậm nhất là cuối tháng 01 để có sai sót không khớp với khai sinh : như nơi
sinh, ngày sinh năm sinh. Để HS kịp thời đi chỉnh sửa.
Ví dụ: Lớp 12A2 năm học 2004 - 2005 có em Hà trong hồ sơ không có giấy
vào 10 ( em chuyển từ Triệu sơn 2 về), 12A6 năm học 2005 - 2006 có em Thiều
Hạnh sinh ở bình phước giấy khai sinh ở Thanh Hóa nếu GVCN không kiểm tra
sớm thì việc em cần có thời gian gửi về quê làm lại sẽ khó khăn.
Bước 4: Quan sát có chủ định và ngẫu nhiên cuộc sống và hoạt động thực
của HS trong quá trình học tập, rèn luyện ở lớp học, cộng đồng và ngoài trường.
2. Ổn định tổ chức lớp học.
a) Lựa chọn ban cán sự lớp.
* Cơ sở lựa chọn
- Căn cứ vào hồ sơ học bạ (chú ý: hạnh kiểm, học lực)
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
9
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
- Căn cứ hiệu quả năng lực, năng khiếu công tác nhiệm vụ ban cán sự năm lớp 11.
- Căn cứ tham khảo ý kiến GVCN năm lớp 11.
- GVCN chỉ định ban cán sự lâm thời, cho lớp tiến hành đại hôi.
- Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp thông qua bầu dân chủ qua đại hội lớp , đại
hội chi đoàn lớp.
* Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp
Bước 1: Thành lập sơ đồ cơ cấu ban cán sự lớpLớp 12A2 (2004 -2005)
Bước2: Giao nhiệm vụ cụ thể
Lớp trưởng: quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động của lớp dưới sự chỉ
đạo của GVCN, chủ trì các cuộc họp lớp, sinh hoạt lớp cuối tuần, báo cáo mọi hoạt
động trực tiếp với GVCN.
Lớp phó học tập: lên danh sách SH học tốt nhất cho từng bộ môn phân công
phụ trách giúp đỡ bạn học yếu hơn, phải là HS học tốt, báo cáo việc học tập của HS
trong lớp với GVCN, duy trì sinh hoạt 10 phút đầu giờ.
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
10
CHỨC DANH
KHÁC
BÍ THƯ
(Mến)
LỚP PHÓ
(Chinh)
LỚP TRƯỞNG
( Huệ )
LP
Học
tập:
(Nhất)
LP
Lao
động:
(Chương)
LP
Văn
Nghệ:
(Diện)
Phó
bí
thư:
(Hồng)
Uỷ
viên:
(Mạnh)
Thủ
quỹ:
( Hiền )
Giữ
sổ đầu
bài:
(Loan)
Thư
ký:
(Huyền)
Tổ 1:
(Cường)
Tổ 2:
(Hòa)
Tổ 3:
(Loan)
Tổ 4:
(Nam)
Sao
đỏ
(Hương)
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
Lớp phó lao động: đôn đốc việc làm vệ sinh lao động của lớp, khi lớp trực
tuần,chào cờ, mang ghế ra sân trường tiết chào cờ, các ngày lễ.
Lớp phó phụ trách văn thể mỹ : phụ trách văn nghệ, giải trí, các phong trào
thi đua bề nổi của lớp.
Thủ quỹ: thu, giữ quỹ của lớp ( chi các hoạt động của lớp: thăm hỏi, phấn
viết, khen thưởng…)
Thư ký: ghi chép các biên bản họp lớp, biên bản sinh hoạt Đoàn.
HS giữ sổ đầu bài, quản lý, giữ gìn sổ đầu bài buổỉ sáng, buổi chiều, ghi đầy
đủ các mục theo quy định trong sổ đầu bài.
Bốn tổ trưởng theo dõi mọi hoạt động của tổ mình và tổng kết lại cho lớp
trưởng ngày thứ sáu.
Bí thư: nắm bắt tiếp thu những thông báo, chỉ thị của đoàn trường kịp thời
triển khai cho chi đoàn mình thực hiện đầy đủ.
Bước 3: GVCN lập sổ theo dõi và giao lại cho từng bộ phận
Đặc trưng tâm lý HS 12 thể hiện rõ nhu cầu tự khẳng định mình, mong muốn
có một chỗ đứng trong tập thể. GVCN chia nhỏ tạo nên một số chức danh để qua
đó HS được góp sức mình trong công việc chung.
b) Lập sơ đồ lớp học.
Căn cứ vào học lực của HS, chia đều số HS trung bình và yếu cho mỗi tổ và
xen kẽ nhau.
Căn cứ vào tình trạng sức khoẻ, mắt hoặc cao thấp để xếp ngồi trước, ngồi sau.
Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp, cán sự lớp phải có mặt rải khắp các
tổ và ở vị trí dễ kiểm soát các thành viên của lớp.
Các HS hiếu động xếp ở những vị trí tập trung tầm nhìn của giáo viên( Bàn
đầu, đầu bàn, đầu dãy)
Khi lập bảng sơ đồ cần chú ý:Trong sơ đồ không chỉ nêu tên HS theo vị trí chỗ
ngồi còn ghi kí hiệu cho chức năng, nhiệm vụ HS được giao.VD: lớp trưởng (LT)
3. Lập kế hoạch chủ nhiệm.
a. Kế hoạch năm.
Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học của trường THPT Triệu Sơn 5
Căn cứ đặc điểm tình hình của lớp 12 ( thuận lợi, khó khăn)
Căn cứ vào chủ đề các đợt thi đua của trường, đoàn
Căn cứ các nhiệm vụ công tác chủ nhiệm
Giúp giáo viên chủ nhiệm triển khai đúng hướng, đúng phạm vi trách nhiệm của
mình khi lập kế hoạch
b. Kế hoạch hoạt động từng tuần, tháng.
Sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động năm học. GVCN dựa vào đó để xây
dựng kế hoạch từng tuần, tháng cần nêu rõ những công việc hoạt động trong
tuần.Có đối tượng tham gia, biện pháp thực hiện, kết quả đạt được.
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
11
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Ví dụ: kế hoạch tháng
Tuần theo
PPCT
Nội dung
hoạt động
Biện pháp
thực hiện
Kết quả Nhận xét, rút
kinh nghiệm
1
Kế hoạch tuần
Nôi dung hoạt động Đối tượng
tham gia
Biện pháp
thực hiện
Kết
quả
Nhậ n xét,
rút kinh
nghiệm
4. Phối hợp thống nhất biện pháp giáo dục học sinh với các giáo viên bộ môn
và cán bộ đoàn, với gia đình HS,với BGH.
a) Phối hợp với BGH.
GVCN lấy chủ trương hoạt động của nhà trường do BGH cung cấp để lên kế
hoạch hoạt động lớp mình, chịu trách nhiệm truyền đạt cho PHHS và HS về chủ
trương của trường, sở…
Báo cáo thường xuyên với BGH về tình hình của lớp theo định kì, hoặc đột
xuất khi có vấn đề cần giải quyết.
b) Với các giáo viên bộ môn.
Thống nhất kế hoạch và chương trình giáo dục chung đối với cả lớp
Thống nhất hình thức và biện pháp tác động đối với HS, HS bỏ tiết, nghỉ phụ
đạo không phép nhiều lần, Điều hoà những biện pháp tác động giữa các giáo viên
với HS.
Phản ánh, trao đổi kịp thời những mong muốn của HS đến GVBM, ngược lại
GVCN cung cấp danh sách HS yếu môn học nào đó ở lớp 11.
c) Với cán bộ đoàn.
Giúp cán bộ đoàn phát hiện những thanh niên ưu tú để giới thiệu kết nạp.
Giúp cán bộ đoàn đôn đốc nề nếp và các khoản quỹ, các hoạt động đoàn.
Phối hợp với đoàn trường xử lý HS vi phạm nội qui nhà trường.
d) Phối hợp chặt chẽ với gia đình HS.
Qui mô: một năm 3 lần tiến hành họp Hội cha mẹ học sinh ( HCMHS ) theo
kế hoạch của HCMHS và của nhà trường, thường xuyên phối hợp với ban chấp
hành chi hội CMHS của lớp chủ nhiệm, liên hệ, trao đổi phối hợp và thống nhất với
những Phụ huynh học sinh có con hay vi phạm.
GVCN phải có chương trình họp cụ thể, dựa trên kế hoạch của trường, vận
dụng vào lớp đang chủ nhiệm.
Thông qua hội CMHS phổ biến các chủ trương, đường lối giáo dục chung.
Vận động cha mẹ tạo điều kiện, phương tiện, thời gian để các em học tập.
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
12
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
Nhắc nhở cha mẹ theo dõi sự phát triển của con em, hiểu con, thống nhất với
nhà trường về mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục.
Thường xuyên liên hệ với gia đình những HS chậm tiến, có vấn đề để đưa ra
biện pháp giáo dục thích hợp.
Tuyên truyền việc đóng các khoản theo qui định.
Ví dụ:
Lần I vào tuần hai( tháng 8 hoặc tháng 9) mỗi năm học
GVCN lập chương trình, phô tô phát cho CMHS
- Điểm danh CMHS ( thu lại giấy mời )
- Nêu tình hình chung của toàn trường
- Nêu những thuận lợi, khó khăn của lớp CN
- Nêu những hạn chế gặp phải ở những năm học trước
Ví dụ: việc học sinh bỏ tiết, vào trễ. Những thiếu sót về hồ sơ, tình trạng HS
cha mẹ cho tiền đóng học các em không đóng, một số biểu hiện HS đã có bạn khác
giới……
Nêu các khoản thu theo qui định,các khoản khác ( chú Ý GVCN nên ghi chú
số tiền ngay trong giấy mời )nó giúp giáo viên thuận lợi hơn cho việc thu tiền.
Trình bày phương hướng hoạt động của lớp ở HKI ( nề nếp, trang phục, thực
hiện nội qui, những khen thưởng và kỷ luật, chỉ tiêu phấn đấu của lớp, thời gian
nộp bằng, nộp ảnh, nộp chứng minh nhân dân và hộ khẩu…
Lên danh sách cho cha mẹ HS tự đăng ký cho con em mình học phụ đạo các
môn thi tốt nghiệp, thoả thuận tiền thù lao trả giáo viên đứng lớp có biên bản kèm
theo.
Ví dụ: Mẫu đăng kí học phụ đạo:
STT Họ tên HS Họ tên cha
mẹ
Số điện
thoại liên
hệ
Ghi tên
môn học
Ký xác
nhận
Đề nghị CMHS ghi số điện thoại của mình để GVCN tiện liên hệ. Lấy ý kiến
đóng góp của CMHS về bản phương hướng,giới thiệu và bầu ban đại diện CMHS
của lớp bao gồm 03 phụ huynh có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng giúp đỡ,
nhiệt tình, có khả năng với chức năng được bầu.
Lần II vào tháng 1
Nội dung trọng tâm là báo cáo tình hình rèn luyện đạo đức, kết quả tạm thời
giữa kì I cụ thể từng em để CMHS có hướng cùng nhà trường phối hợp giáo dục
HS.Định hướng cho nửa học kì tiếp theo.Thông báo đóng góp các khoản thu.
Nội dung báo cáo kết quả rèn luyện cả học kì. Phương hướng cho học kì II.
Lần III vào trung tuần tháng 4
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
13
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
Báo cáo tình hình rèn luyện của HS giữa HKII. Thông báo môn thi TN, đề ra
giải pháp cho kì thi TN.
Kết quả là phiên họp nào cũng được sự nhất trí đồng tình của 100% phụ
huynh.
5. Giáo dục HS thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần ( SHTT ).
Bước 1: GVCN giao cho Lớp trưởng chủ trì buổi sinh hoạt
Bắt đầu bằng bài hát tập thể do văn thể mỹ xướng ca, sau đó phát động
phong trào giúp bạn khó khăn trong lớp (học tập tính tiết kiệm của Chủ Tịch Hồ
chí Minh) kể mẩu chuyện về Bác Hồ, rút ra bài học cho lớp.
Các tổ trưởng chia bảng làm 4 ô tương ứng với mỗi tổ một ô ghi tóm tắt kết
quả rèn luyện nề nếp, học tập của các thành viên trong tổ, tổ khác nhận xét.
Lớp trưởng, lớp phó lần lượt nhận xét chung.
Bí thư sơ kết hoạt động đoàn thể của lớp và thông báo phát động của đoàn
trường
Xếp loại tổ, khen tổ làm tốt và phạt lao động tổ vi phạm nhiều nhất, theo
nghị quyết đầu năm.
Bước 2: Lấy ý kiến, nguyện vọng của HS ( biểu quyết )
Bước 3:
GVCN thông qua sổ đầu bài, các GVBM, kết quả theo dõi của cán sự lớp,
nhận xét đánh giá ưu điểm, hạn chế của từng HS, khen những em làm tốt và
nghiêm khắc với HS vi phạm. Định hướng tuần tiếp theo. Đồng thời luôn nhắc nhở
và động viên các em tạo động lực giúp cả lớp cố gắng hơn ở những tuần tiếp theo.
GVCN phải thực sự gắn bó, quan tâm tới lớp tìm nguyên nhân HS vi phạm để xử lí
hợp tình, hợp lí. Mục đích cuối cùng là để các em tự giác nhận thức và hình thành
nhân cách ngày một hoàn thiện hơn.
Bước 4:
Thư kí lớp sẽ lên đọc biên bản sinh hoạt lớp chủ nhiệm. Qua tiết sinh hoạt
chủ nhiệm, các em sẽ tự tin giám nói, giám nhận khuyết điểm và có chiều hướng
mong muốn được sửa sai.
6. Biện pháp thực hiện nhằm giáo dục HS Đặc biệt,tránh tình trạng HS bỏ học
a)Thực trạng
Hầu như trường nào, lớp nào cũng đều có HS chưa ngoan ( là những HS hay
bỏ tiết, nghỉ học không phép, vi phạm nội quy nhà trường hoặc có hoàn cảnh đặc
biệt). Thực ra những học sinh chưa ngoan thường gây không ít khó khăn cho
GVCN, ảnh hưởng lớn đến kết quả thi đua của lớp, nhiều khi khiến cho GVCN
cảm thấy mệt mỏi thậm chí buông xuôi vì nói hoài mà các em không chuyển biến,
càng phạt, càng lỳ,chống đối ngầm.
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
14
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
Lớp 12A12 năm 2006 -2007 là năm có nhiều HS chưa ngoan, học yếu ham
chơi, bỏ học, bỏ tiết: Đình Chinh,Đức Hồng, Hữu Thọ,nguyễn Thủy, Trần Thương,
Bá Tiến, Viết Toàn,Thanh Tùng, Văn Vĩnh, Huy Võ, Văn Vương, Văn Xuân.
b. Tìm hiểu nguyên nhân
Không phải tự nhiên bản chất sinh ra của các em có những hành vi, hành
động thiếu đi tính văn hoá, thiếu đi cái chuẩn mực của đạo đức, hay có những hành
động chưa đúng,lời nói chưa đẹp.
Là một GVCN tôi cố tìm ra những nguyên nhân, bởi đôi khi sự cá biệt đó lại
do cha mẹ các em tạo nên, Cha mẹ không hoà thuận, chia tay, cha mẹ không quan
tâm, chỉ biết cấp tiền bạc cho con ăn học nhưng lại không biết các em sử dụng
đồng tiền có đúng mục đích không. Đó là kết quả của các vết thương tâm lí và sự
vô tình của người lớn chúng ta đã deo vào suy nghĩ lệch lạc dẫn đến các em mang
theo nó đến trường,lớp.
Khi GVCN mời phụ huynh đến để thông báo về tình trạng HS với mong
muốn gia đình kết hợp cùng nhà trường để giáo dục HS cho các em tốt hơn, có phụ
huynh thì tiếp thu, có phụ huynh bực tức đánh con trước mặt giáo viên và đưa con
về, điều đó cho thấy chính phụ huynh đã bất lực với con mình. Vì thế chính các em
là nạn nhân của cách giáo dục của gia đình.
Có những trường hợp các em bị xa ngã khi không cưỡng lại được những ham
muốn, cám dỗ của môi trường xã hội. Đôi khi các em có bạn khác giới nếu không
được giáo dục đúng thì cũng dễ xa đà để lại hậu quả không tốt.
c) Giải pháp
Đối với HS chưa đạt yêu cầu, chưa ngoan tôi tìm hiểu nguyên nhân, đặt ra
câu hỏi cho mình. Vì sao HS lại hành động như vậy? Gần gủi các em nhiều hơn,
phải biết lắng nghe, thấu hiểu điều các em nói.
Thuyết phục bằng lời nói rõ ràng, dứt khoát, có lý, bằng tình cảm và nguyên
tắc tác động lên nhận thức và tình cảm của HS như. giành thời gian trò chuyện nói
về học tập, về cuộc sống, nêu gương ( bản thân tôi phải là tấm gương để các em noi
theo như qui định về đồng phục lời nói phải đi đôi với việc làm và phải đối xử thật
công bằng với mọi HS), thậm chí tới tận nhà tìm hiểu nguyên nhân.
Đưa các em vào hoạt động tập thể trong và ngoài trường với những nhiệm vụ
cụ thể.
Khuyến khích khen chê đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng lúc, đúng chỗ,
tế nhị và có hiệu quả.
Kiên trì quan tâm, tạo sự tin tưởng của HS tất yếu các em cởi mở, nói những
tâm sự, trăn trở của mình cho GVCN biết, từ đó tôi sẽ nhận định được vì sao em đó
có những hành động như vậy để có biện pháp giáo dục hợp lý.
Mỗi HS đều có đặc điểm về tâm sinh lý,về mức độ nhận thức,về vốn sống,
cung cách cư xử với mọi người xung quanh. Vì thế khi giáo dục những HS chưa
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
15
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
chuẩn mực không nên quá máy móc, rập khuôn một cách hình thức làm vậy sẽ
không bền vững trong giáo dục đạo đức của HS.
V. HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH LÀM
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 12 Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
Sau khi thực hiện những biện pháp áp dụng thực tiễn lên các lớp12A2,
12A6, 12A12 đã đem lại những kết quả như sau:
1. Kết quả của việc tìm hiểu HS.
Việc tìm hiểu lí lịch, hồ sơ, học bạ HS đã giúp GVCN và HS hiểu về nhau
hơn, GVCN dễ dàng hơn trong lập kế hoạch, trong lập ban cán sự lớp và lập sơ đồ
lớp học, có thể tham mưu với GVBM, với đoàn thể về học lực hay ý thức tự giác
của HS.
Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng với các chức danh khác nhau cho ban cán
sự lớp, có hiệu quả trong việc quản lý nề nếp,tạo khả năng nói trước đám đông, tự
tin, giám nói, chịu trách nhiệm với việc được giao, và tự khẳng định mình trước tập
thể.
Việc kiểm tra hồ sơ học bạ sớm, thu bằng, chứng minh, hộ khẩu, ảnh 3x4 và
4x6 sớm, giúp tôi sớm hoàn thiện hồ sơ 12, kết quả 100% HS hồ sơ đủ điều kiện
thi TNTHPT).
Việc lập sơ đồ lớp học, GVBM dễ quản lí, HS có thể giúp đỡ nhau học tốt
hơn, như em Nhất giúp em Luật, em Nhật giúp em Sơn tiến bộ hơn…
Việc lập kế hoạch cụ thể giúp tôi làm việc đúng hướng, có mục đích.
2. Kết quả của việc phối hợp giữa nhà trường, đoàn thể, GVCN với CMHS.
Việc phối hợp chặt chẽ với CMHS qua các kì họp, qua điện thoại, qua trao
đổi trực tiếp, việc phối hợp với đoàn thể, GVBM, BGH, có hiệu quả trong việc
giáo dục đạo đức cho học sinh yếu kém, HS chưa ngoan, loại bỏ được nguy cơ bỏ
học giữa chừng ( Trường hợp em Hà 12A2 nhiều lần không muốn học nữa do cha
mẹ cho tiền đóng học tiêu mất, nói với cha mẹ là không đủ điều kiện thi, em Hồng,
Quyết, Thương, Tiến Toàn…12A12 vì quá nghịch, bỏ học đi với bạn bè bên ngoài
cũng định nghỉ, các em này hầu như tưởng là nghỉ hẳn. Tôi đã cảm hoá được các
em tiến bộ hơn và không bỏ học giữa chừng và đều TNTHPT.
Bảng tỷ lệ HS đi học của lớp 12A2, lớp 12A6, lớp 12A12 giai đoạn 2004
-2007 ( đơn vị %).
12A2
(2004 - 2005)
12A6
(2005 - 2006)
12A12
(2006 - 2007)
Tỷ lệ HS đi học 100 100 100
Kết quả sĩ số lớp 12A2: 55/55, lớp 12A6 57/57,lớp12A12: 52/52 không có
HS nào bỏ học
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
16
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
Việc tuyên truyền ý nghĩa của chứng chỉ nghề trong kết quả THPT lớp
12A2 55/55 sang đến năm 12A6 là 57/57, 12A12 là 52/52.
HS học phụ đạo đạt đăng kí 100%, học đầy đủ 100%
Thu các khoản theo qui định luôn là lớp đứng nhất nhì trong thu quí đảm bảo
100%, khi lớp ra trường tặng lại một cặp ghế đá.
Bảng tỷ lệ HS có chứng chỉ nghề, học phụ đạo, đóng góp của lớp 12A2,
lớp 12A6, lớp 12A12 giai đoạn 2004 -2007 ( đơn vị %)
12A2
(2004-2005)
12A6
(2005- 2006)
12A12
(2006-2007)
Tỷ lệ HS có
chứng chỉ nghề
100% 100% 100%
Tỷ lệ HS tham
gia học phụ đạo
100% 100% 100%
Tỷ lệ đóng góp 100% 100% 100%
3. Một số kết quả về hạnh kiểm, học lực.
Bảng : Kết quả tỷ lệ hạnh kiểm của lớp 12A2, 12A6, 12A12
giai đoạn 2004 - 2007
Lớp , năm học Tốt Khá TB yếu
SL % SL % SL % SL %
12A2 (2004 -2005) 41 74,5 14 25,5 0 0 0 0
12A6 (2005 -2006) 48 84,2 09 15,8 0 0 0 0
12A12 (2006 -2007) 46 88,5 06 11,5 0 0 0 0
Qua bảng số liệu trên cho thấy số học sinh có hạnh kiểm tốt năm sau cao hơn
năm trước, năm học 2005 - 2006 hơn năm 2004 - 2005 là 9,7%, năm học 2006 -
2007 tăng so với năm học 2005 - 2006 là 4,3%. Số HS có hạnh kiểm và TB giảm,
cho thấy phương pháp rèn ruyện HS có hiệu quả qua các năm.
Bảng : Kết quả tỷ lệ xếp loại học lực của lớp 12A2, 12A6, 12A12
giai đoạn 2004 - 2007( đơn vị %)
Lớp , năm học Giỏi Khá TB yếu
SL % SL % SL % SL %
12A2 (2004 - 2005) 0 0 06 10,9 49 89,1 0 0
12A6 (2005 - 2006) 0 0 12 21,1 45 78,9 0 0
12A12 (2006 - 2007) 0 0 15 28,
8
37 71,1 0 0
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
17
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
Do là lớp có mặt bằng chủ yếu là HS yếu, cho nên không có HS giỏi. Số
lượng HS có học lực khá tăng. Năm học 2005 - 2006 tăng 10,2% so với năm học
2004 - 2005, năm học 2006 - 2007 tăng 7,7% so với năm học 2005 - 2006.
Bảng : kết quả tỷ lệ HS TNTHPT, đỗ Đại học, cao đẳng chuyên nghiệp
của lớp 12A2, 12A6, 12A12 giai đoạn 2004 - 2007( đơn vị %)
Lớp , năm học Tốt nghiệp
THPT
Đại học quốc
gia
Cao đẳng,
trung cấp
12A2 (2004 - 2005) 100% 5 12
12A6 (2005 - 2006) 100% 8 18
12A12(2006 - 2007) 98,1% 5 23
Số lượng học sinh thi đậu vào các trường ĐH - CĐ tăng qua các năm (như
bảng tổng hợp trên). Trong đó có nhiều học sinh đỗ vào các trường ĐH danh tiếng
trong cả nước, như: Năm 20024-2005 có em Lê Đình Nhất đỗ Đại học công
nghiệp, năm 2005 - 2006 có em Đỗ Hữu Long đỗ Đại học an ninh.
Có được kết quả này là sự kết hợp mối quan tâm đồng lòng hiệp sức của
GVCN, BGH, GVBM và cả sự nỗ lực phấn đấu tiến bộ của HS, sự quan tâm của
cha mẹ HS.
Phần thứ ba:
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Công tác chủ nhiệm rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi nơi GVCN phải bỏ nhiều
công sức và thời gian. Để làm tốt vai trò của mình GVCN cần biết đặt tình thương,
trách nhiệm để giải quyết các tình huống của lớp phụ trách trên cơ sở nề nếp, kỷ
cương của nhà trường, biết phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: gia đinh,nhà
trường và xã hội. Như vậy trong việc tổ chức giáo dục học sinh, hoạt động giáo
viên chủ nhiệm rất đặc thù và đầy sáng tạo vì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Độ tuổi, mức độ trưởng thành của HS
- Hoạt động của ban cán sự lớp
- Phong cách làm việc của các giáo viên bộ môn
- Điều kiện cụ thể của trường,lớp,gia đình HS,các tổ chức xã hội có liên quan.
Do vậy không thể có một khuôn mẫu nhất định cho hoạt động của GVCN,
công tác chủ nhiệm là một bộ phận quan trọng trong nhà trường. Đòi hỏi GVCN
hết sức sáng tạo có một tinh thần trách nhiệm cao mới gánh vác được nhiệm vụ
này.
II. KIẾN NGHỊ
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
18
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
Để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của GVCN, nhà trường cần quan
tâm hơn nữa đến công tác chủ nhiệm lớp.
Sở giáo dục và đào tạo nên mở lớp bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ công tác
giáo viên chủ nhiệm lớp.
Tổ chức cuộc thi GVCN giỏi cấp trường, cấp cơ sở.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiệm vụ của GVCN trong điều lệ trường THPT theo Quyết định số
07/2007/QĐ - BGDĐT ngày 02/04/2007 của bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo.
2. Số liệu trong sổ điểm lớn của lớp 12A2; 12A6; 12A12 năm học 2004 - 2005;
2005 - 2006; 2006 - 2007 của trường THPT Triệu Sơn 5.
3. Sổ chủ nhiệm các năm học: 2004 - 2005; 2005 - 2006; 2006 - 2007
4. Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường THPT Triệu Sơn 5
5. Tham khảo một số tài liệu có liên quan công tác chủ nhiệm.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mai Văn Chung
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
19
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 12
Môc LỤC
Đề mục Trang
Lời cảm ơn 1
Phần thứ nhất: Mở đầu 2
I. Lí do chọn đề tài 2
II.Mục tiêu của đề tài 3
III. Giả thiết khoa học 3
IV. Phương pháp nghiên cứu 3
V. Bố cục của sáng kiến 4
Phần thứ hai: Nội dung 4
I. Cơ sở lý luận 4
II. Cơ sở thực tiễn 5
II.1. Thuận lợi 5
II.2. Khó khăn 6
III. Biện pháp thực hiện 7
III.1. Tìm hiểu học sinh khi tiếp nhận lớp 7
III. 2. Ổn định tổ chức lớp học 9
III. 3. Lập kế hoạch chủ nhiệm………………………………………… …… 11
III.4. Phối hợp thống nhất biện pháp giáo dục học sinh với các giáo viên bộ môn
và cán bộ đoàn, với gia đình HS,với BGH……………………………………… 12
III. 5. Giáo dục HS thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần ( SHTT)……………… 14
III. 6. Biện pháp thực hiện nhằm giáo dục HS Đặc biệt, tránh tình trạng HS bỏ
học … 14
V. Hiệu quả của một số biện pháp trong quá trình làm công tác chủ nhiệm
12 ở trường THPT Triệu sơn 5……………………………………………… 16
V.1. Kết quả của việc tìm hiểu học sinh ………….…………………… … 16
V.2. Kết quả của việc phối hợp giữa nhà trường, đoàn thể, GVCN với CMHS… 16
V.3. 3. Một số kết quả về hạnh kiểm, học lực 17
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị 18
I. Kết luận 18
II. Kiến nghị 18
Tài liệu tham khảo 19
Trường THPT Triệu Sơn 5 Mai Văn Chung
20