Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm no

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.8 MB, 24 trang )

Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non”
GIÁO VIÊN: Cao Thị Hà
ĐƠN VỊ: Trường Mầm Non Sơn Kim 1
1
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Mỗi trẻ em hôm nay là một chủ nhân
tương lai của đất nước. Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên, là mắt xích quan trọng
trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sự hình thành và phát triển tâm sinh lý
của trẻ nói chung và sự hoàn thiện con người nói riêng phải được bắt đầu từ lứa
tuổi mầm non, nó là tiền đề, là nền tảng cho sự phát triển sau này của trẻ. Vì vậy
nhà trường, lớp mẫu giáo phải là môi trường sư phạm tốt nhất cùng với sự phối
hợp của gia đình để giáo dục trẻ một cách khoa học. Để trẻ có nền móng vững
chắc ngay từ nhỏ thì người giáo viên phải tích cực tìm tòi , học hỏi để luôn sáng
tạo, đổi mới cách tổ chức các hoạt động cho trẻ. Nhằm tạo cơ hội tốt nhất để trẻ
đựơc tham gia vào các hoạt động , trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động giúp
trẻ được phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ . Trên thực tế trẻ có thời gian
ở trường với cô giáo 8- 9 tiếng mỗi ngày, nên trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều của cô
giáo. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức được chính xác, đầy
đủ hơn. Chính vì vậy mà hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ càng phong phú,
hấp dẫn càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dễ tiếp thu dễ nhớ lâu quên, nhẹ
nhàng lĩnh hội kiến thức.
Khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ Làm quen môi trường xung
quanh, làm quen với tác phẩm văn học, làm quen chữ cái, hoạt động giáo dục âm
nhạc với các hình thức cho trẻ hoạt động như: Cho trẻ quan sát qua tranh vẽ, đồ
dùng bằng nhựa đã trở nên quá quen thuộc đối với trẻ làm trẻ nhàm chán nên
hiệu quả của giờ học không cao. Cần phải có những điều mới lạ để thu hút sự tập
trung chú ý của trẻ .Trong khi đó công nghệ thông tin lại đang phát triển rất


nhanh mà những ứng dụng của nó rộng rãi và thiết thực cho đời sống. Chính vì vậy
mà sử dụng tin học vào tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non sẽ tạo ra những
điều mới lạ kích thích sự tò mò của trẻ, trẻ sẽ tập trung chú ý, hiệu quả của giờ học
sẽ rất tốt.
Ngày nay ứng dụng tin học vào đời sống ngày càng rộng rãi nên việc ứng
dụng tin học vào giảng dạy là rất cần thiết và được khuyến khích rất nhiều.
2
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
Như chúng ta đã biết trẻ con rất thích xem phim hoạt hình, với những hình
ảnh ngộ nghĩnh màu sắc sặc sỡ, sự linh hoạt “động” của các nhân vật sẽ tạo cho trẻ
sự thích thú, trẻ sẽ tập trung chú ý, giờ họat động sẽ cho kết quả tốt nhất .
Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số ứng dụng phần mềm tin học
vào tổ chức một số hoạt động cho trẻ mầm non” nhằm tạo một môi trường lớp học
thân thiện mới lạ, phong phú, bắt mắt để thu hút trẻ, kích thích trẻ tích cực hoạt
động, ham học hỏi, tìm tòi khám phá để trẻ phát triển toàn diện tạo cơ sở bước đầu
vững chắc cho tương lai của trẻ.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi thực hiện nghiên cứu ở
lớp mẫu giáo 5 tuổi B trong trường mầm non tôi công tác.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về một số ứng dụng phần mềm tin học vào
tổ chức một số hoạt động: Làm quen môi trường xung quanh, làm quen với tác
phẩm văn học, làm quen chữ cái , hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-
6 tuổi ở trường mầm non nơi tôi công tác.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Việc Ứng dụng phần mềm tin học vào tổ chức một số hoạt động cho trẻ
mầm non nhằm tạo một môi trường lớp học thân thiện mới lạ, phong phú, bắt mắt
thu hút trẻ, kích thích trẻ tích cực hoạt động, ham học hỏi, tìm tòi khám phá để trẻ
phát triển toàn diện tạo cơ sở bước đầu vững chắc cho tương lai của trẻ.
4. Giả thiết nghiên cứu
Nếu chúng ta không ứng dụng phần mềm tin học vào tổ chức các hoạt động

cho trẻ mầm non thì trong quá trình hướng dẫn trẻ vào các hoạt động trẻ sẽ ít hứng
thú, không tập trungchú ý hơn, tiếp thu chậm hơn và đem lại hiệu quả giờ dạy
không cao.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra khảo sát chất lượng của trẻ trong
việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động: làm quen với chữ cái, làm quen môi
trường xung quanh, làm quen tác phẩm văn học, hoạt động giáo dục âm nhạc.
Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình hoạt động của trẻ trong giờ làm
quen với chữ cái, làm quen môi trường xung quanh, làm quen tác phẩm văn học,
hoạt động giáo dục âm nhạc.
3
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện với trẻ
Phương pháp thực hành: thực hành dạy trẻ trên các hoạt động có ứng dụng
phần mềm tin học. Trẻ được trực tiếp dùng các thao tác điều khiển chuột để chọn.
Trẻ được trực tiếp tham gia các trò chơi trên phần mềm Kimattd
Phương pháp đánh giá, xếp loại: qua quá trình thực hiện đánh giá mức độ trẻ
hứng thú tham gia vào giờ học các kết quả trẻ đạt được như thế nào trong các hoạt
động.
6. Dự báo đóng góp của đề tài
Nếu sử dụng các ứng dụng phần mềm tin học vào tổ chức một số hoạt động
cho trẻ mầm non thì trong quá trình hướng dẫn trẻ vào các hoạt động trẻ sẽ hứng
thú, chú ý hơn, tiếp thu nhanh hơn và đem lại hiệu quả giờ dạy cao hơn.
II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học
1.1. Cơ sở lý luận.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, trường lớp
mầm non là nơi đặt nền móng thuận lợi nhất để phát triển nhân cách con người
một cách toàn diện cả về Trí – Đức –Thể - Mỹ là bước quan trọng nhất suốt cả đời
người.Để đạt được mục tiêu đó không chỉ là ngày một ngày hai mà cần có một quá

trình lâu dài và bền bỉ.Bác Hồ nói “Mầm non mở đầu cho một nền giáo dục tốt”.
Vì vậy giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nhất là tuổi
mầm non. Lúc này trẻ rất tò mò, thích tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh.
Nhưng cũng chính thời điểm này trẻ lại còn non nớt chưa thể tự mình tìm hiểu vấn
đề mà trẻ cần có sự hướng dẫn chỉ bảo của người lớn.Trên thực tế trẻ có thời gian
ở trường với cô giáo 8- 9 tiếng mỗi ngày, nên trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều của cô
giáo.Dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức được chính xác , đầy
đủ hơn .Chính vì vậy mà hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ càng phong phú,
hấp dẫn càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dễ tiếp thu dễ nhớ lâu quên , nhẹ
nhàng lĩnh hội kiến thức.
Hơn thế nữa ngày nay ứng dụng tin học vào đời sống ngày càng rộng rãi
nên việc ứng dụng tin học vào giảng dạy là rất cần thiết và được khuyến khích
rất nhiều.
4
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
Trẻ con lại rất thích xem phim hoạt hình ,với những hình ảnh ngộ nghĩnh
màu sắc sặc sỡ, sự linh hoạt “động” của các nhân vật sẽ tạo cho trẻ sự thích thú ,
trẻ sẽ tập trung chú ý, giờ họat động sẽ cho kết quả tốt nhất .
Thực hiện nhiệm vụ của Bộ giáo dục - Đào tạo : “Đẩy mạnh công nghệ
thông tin đưa vào chương trình , giáo án điện tử , bài soạn có ứng dụng phần mềm
’’vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ….
Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa một số kiến thức của mình về tin học vào
việc soạn giáo án (trên máy vi tính) sử dụng một số ứng dụng phần mềm vào việc
tổ chức các hoạt động cho trẻ.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở giáo dục - Đào tạo , Phòng giáo dục đào tạo,
trường mầm non chúng tôi tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục mầm non .Đẩy
mạnh đưa công nghệ thông tin vào trong giảng dạy để có nhiều hình thức tổ chức
cho trẻ hoạt động .
Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên luôn phải tìm tòi , sáng tạo, tự học hỏi

bồi dưỡng bản thân để luôn đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động hứng thú
hơn.
Chính vì lí do trên tôi thấy mình cần tích cực học hỏi ,tự tìm tòi và tôi đã
mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt
động cho trẻ mầm non”. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những khó khăn ,
thuận lợi sau:
2. Đánh giá thực trạng
2.1. Thuận lợi :
Với 100% số giáo viên đạt chuẩn và 86% giáo viên đạt tiên chuẩn về trình
độ đào tạo, 100% có chứng chỉ tin học do vậy chất lượng tương đối đồng đều. Một
số giáo viên có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, sử dụng thành thạo máy vi
tính có khả năng sáng tạo khi ứng dụng CNTT vào chăm sóc giáo dục trẻ. Hầu hết
giáo viên đều nhiệt tình, gắn bó với nghề, có tinh thần trách nhiệm, chấp hành kỷ
luật chuyên môn tốt, có ý thức vươn lên trong công tác.
5
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
Bản thân tôi đã được học về tin học khi còn là sinh viên, và tôi luôn có tinh
thần học hỏi ,thích tìm tòi, khám phá về tin học, nhất là những gì liên quan đến trẻ
mầm non.
Nhà tôi có máy tính có kết nối mạng nên việc tìm tòi về công nghệ thông tin
cũng dễ dàng hơn.
Nhà trường cũng đã trang bị máy tính, máy chiếu, màn hình chiếu, ti vi, đầu
đĩa đặc biệt hệ thống Internet đã kết nối mạng wifi nên ở lớp nào củng có thể kết
nối mạng rất thuận lợi cho công tác giảng dạy.
Trẻ lớp tôi thích đến trường, rất ham học hỏi ,chăm ngoan, thông minh
nhanh nhẹn,thích khám phá những điều mới lạ.
1.2. Khó khăn:
Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy
ứng dụng CNTT trong các trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải trường
mầm non nào cũng đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho

giáo viên mầm non.
Tuy máy vi tính mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên
mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho
các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên
nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện,
máy bị treo, bị virus…và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể chủ
động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.
Kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên mầm non còn hạn chế. Một số
giáo viên đã có tuổi ngại ứng dụng CNTT, thậm chí còn là sự né tránh, làm cho
xong. Một số giáo viên trẻ thì chưa có kinh nghiệm nên tự ti, chưa mạnh dạn
nghiên cứu để áp dụng vào bài giảng.
Để soạn được một bài dạy trên power point cần rất nhiều thời gian và công
sức nên để áp dụng nó vào hàng ngày dạy trẻ thì rất khó khăn.
Nhà trường đã có phòng máy tính riêng để cho trẻ làm quen với máy tính.
Nhưng do máy đã quá cũ, hư hỏng nhiều nên việc ứng dụng chưa thực sự hiệu quả.
Đặc biệt nhà trường đã có bộ máy tính được cài đặt các phần mềm Kidsmat với các
trò chơi, tính năng rất hấp dẫn nhưng số lượng trẻ đông mà chỉ được một máy.
6
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
2.3. Kết quả khảo sát
Qua thời gian công tác, giảng dạy , tìm hiểu qua sát về quá trình dạy tôi thấy
nhều giáo viên chưa thực sự sáng tạo, đồ dùng dạy học còn hạn chế, củ yếu là dạy
qua tranh, qua đồ dùng đồ chơi bằng nhựa vì vậy nội dung tiết dạy còn nghèo
nàn, chưa hấp dẫn trẻ, chính vì vậy chất lượng chưa cao, chưa mang lại kết quả, trẻ
chưa hứng thú vào giờ học.
Qua khảo sát đầu năm học trẻ trong lớp nhằm đánh giá mức độ hứng thú
của trẻ khi tham gia các hoạt động: Khám phá môi trường xung quanh, giáo dục
âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, làm quen chữ cái đạt mức độ trung bình cụ
thể như sau:
TT Hoạt động

Số trẻ hứng thú
tham gia vào giờ
học
Số trẻ đạt yêu
cầu của giờ
học
1 Làm quen môi trường xung
quanh
53% 53%
2 Làm quen với chữ cái 57% 53%
3 Làm quen tác phẩmvăn học 62% 60%
4 Giáo dục âm nhạc 63% 62%
Bảng bình quân trẻ tham gia hứng thú vào giờ học
3.Những biện pháp và giải pháp
3.1. Sử dụng phần mềm power point trong tổ chức cho trẻ làm quen môi
trường xung quanh.
Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn, khó hiểu , trẻ lại rất tò
mò hiếu động, trẻ luôn đặt ra vô vàn câu hỏi vì sao : Nó là cái gì? Nó như thế nào ?
Vì sao nó lại như vậy? Do vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung
quanh cần được linh hoạt , phải có tính hệ thống, khoa học với những màu sắc sặc
sỡ, hình ảnh rõ nét, âm thanh “thật” thì sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ
nhàng, trẻ thoả mãn được thắc mắc của mình. Trên thực tế có nhiều giờ hoạt động
làm quen với MTXQ , giáo viên không thể có đủ điều kiện để cho trẻ được cầm
nắm hay quan sát trực tiếp các sự vật hiện tượng. Nên phải quan sát gián tiếp qua
tranh, mô hình
7
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
Ví dụ 1: Chủ đề Các hiện tượng tự nhiên: Đề tài trò chuyện tìm hiểu về
thời tiết Mưa, nắng, gió, bão
Nếu giáo viên cho quan sát trời mưa mà hôm đó thời tiết lại không mưa,

quan sát nắng mà trời lại không nắng, quan sát gió, bão, sấm sét mà thời tiết hôm
đó lặng yên vậy giáo viên phải làm gì? không thể quan sát trực tiếp được nên giáo
viên cho trẻ quan sát qua tranh. Hình ảnh những hạt mưa , nắng, gió, bão qua
tranh rất đơn điệu không thể như thực tế được và củng không có âm thanh tiếng
mưa rơi, gió, bão được nên trẻ tiếp thu bài chưa đạt như yêu cầu của giáo viên.
Trẻ chưa thực sự hứng thú.
Cùng đề tài này nhưng tôi ứng dụng phần mềm tin học vào tiết dạy, tôi soạn
bài bằng phần mềm power point để dạy trẻ thì kết quả đạt được trên trẻ khiến tôi
rất bất ngờ, 100% trẻ hứng thú tham gia vào giờ học.
Để soạn được một bài giảng trên phần mềm power point đầu tiên tôi vào
mạng tìm những hình ảnh động và tiếng động về mưa, nắng, gió, bão, sấm, sét
copy về máy tính. Chọn slide show tạo trang trình diễn và lồng âm thanh vào từng
trang.
Đến ngày dạy tôi chuẩn bị máy tính, máy chiếu, màn hình chiếu Tiến hành
dạy tôi trò chuyện với trẻ về thời tiết ngày hôm nay sau đó cho trẻ quan sát lần
lượt các hình ảnh và trò chuyện với trẻ các hình ảnh đó:
- Ai có nhận xét về mưa?
- Mưa nhỏ thì tiếng mưa rơi như thế nào?
- Mưa to thì tiếng mưa rơi như thế nào?
- Ai có nhận xét gì về thời tiết nắng?
- Khi giông bão nổi lên có tiếng gì?
Trẻ được xem các hình ảnh, được nghe âm thanh rất “thực” nên trẻ rất thích
thú, tham gia tích cực vào giờ học. Khi tôi hỏi trò chuyện với trẻ thì trẻ hứng thú,
tích cực giơ tay trả lời các câu hỏi của tôi. Kết thúc giờ học rồi mà trẻ vẫn còn lưu
luyến với các hình ảnh sống động và âm thanh thât vừa được xem. Trẻ còn trò
chuyện, bàn luận với nhau về những gì mình vừa được khám phá.
8
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
Hình ảnh thời tiết nắng
Hình ảnh mưa

9
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
Hình ảnh mưa bão
Hình ảnh sấm chớp
Ví dụ 2: Chủ đề Thế giới động vật – Đề tài :Trò chuyện tìm hiểu về một
số con vật sống trong rừng như: con Sư Tử, con Voi, con Hổ
Với đề tài này giáo viên không có điều kiện để cho trẻ quan sát các con vật
thật được. Mà trên thực tế với trẻ em ở miền núi, nông thôn như ở quê tôi thì các
10
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
con vật đó quá xa lạ với trẻ , có lẽ trẻ chưa bao giờ được nhìn thấy trong thực tế.
Nếu giáo viên chỉ cho trẻ quan sát qua tranh,qua các con vật bằng nhựa thì tiết học
sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế .
Nhưng nếu cô ứng dụng phần mềm power point cho trẻ quan sát các con vật
đang chuyển động , đang ăn gì? với những hình ảnh “thật” , tiếng kêu “thật” Với
những màu sắc đẹp mắt, hình ảnh rõ nét trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý trẻ sẽ
dễ nhớ lâu quên giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn.
Qua đó giúp trẻ biết tên gọi, đặc trưng, môi trường sống , biết nguồn thức
ăn của chúng , trẻ biết ích lợi của các con vật và biết tự chăm sóc, bảo vệ bản thân
trước những con vật hung giữ
Hình ảnh đàn voi đang ăn cỏ
11
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
Hình ảnh con Sư Tử trên trang power point
1.2. Dạy trẻ làm quen chữ cái bằng power Point.
Lớp 5 -6 tuổi đã được làm quen với chữ cái. Mỗi hình ảnh gắn với các chữ
cái là một điều rất tò mò , mỗi chữ cái là một bí mật đối với trẻ. Hầu như các giáo
viên dạy trẻ làm quen với chữ cái đều sử dụng hình ảnh sưu tầm từ các tranh ảnh
hoặc tự vẽ, và dùng các thẻ chữ gắn vào, làm cho trẻ rất nhàm chán. Nhưng nếu sử
dụng paboi trên máy tính sau đó dạy qua máy chiếu thì sẽ thu hút được trẻ vào tiết

học hơn, khi cho trẻ tìm hiểu về cấu tạo chữ cô cho từng nét chữ xuất hiện sẽ tăng
sự chú ý của trẻ và trẻ sẽ ghi nhớ chữ cái đó sâu hơn
Ví dụ: Tiết dạy chữ cái H, K chủ đề thực vật
Soạn giáo án điện tử :Vào mạng tìm những hình ảnh liên quan đến chữ cái
h, k như hình ảnh “ Hoa loa kèn” sau đó sử dụng phần mềm power point để soạn
giáo án: Vào power point và chèn hình ảnh hoa Loa kèn đánh các chữ cái trong từ
“ Hoa Loa Kèn” vào sau đó chọn hiệu ứng để khi click chuột vào thì cụm từ Hoa
Loa Kèn xuất hiện, chọn hiệu ứng cho các chữ cái trẻ đã học biến mất. Sẽ còn lại
2 chữ cái H và K sẽ cho trẻ làm quen.
12
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
Giáo án dạy chữ cái H,K được soạn trên power Point
Tiến hành dạy chúng ta chỉ cần bấm chuột cho các hình ảnh lần lượt xuất
hiện trên màn hình. Những chữ cái xuất hiện rồi cô củng chỉ cần nhấp chuột là có
thể biến mất, củng có thể cho cháu lên tự tay mình điều khiển con chuột để chọn
chữ cái biến mất , khiến trẻ rất hào hứng .
Trẻ hứng thú khi học làm quen chữ cái qua màn hình chiếu
13
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
Hay khi cho trẻ chơi một trò chơi với chữ cái nếu chỉ cho trẻ tìm thẻ chữ và
phát âm chữ cái trẻ sẽ nhàm chán mà không tập trung vào yêu cầu của cô. Nếu
giáo viên thiết kế một trò chơi trên máy tính, trẻ được tự mình “Click chuột” rồi
phát âm chữ cái tìm được trẻ sẽ vô cùng thích thú. Tôi đã thiết kế trò chơi “Ô cửa
bí mật” . Tôi soạn một số câu gợi ý vào mỗi ô cửa, khi chọn vào ô cửa nào thì lần
lượt từng gợi ý sẽ hiện thị. Tôi chọn ô cửa số 1 là hình ảnh con Thỏ, ô cửa số 2 là
hình ảnh con vịt, ô của số 3 là hình ảnh con mèo. Tôi đưa ra những gợi ý cho trẻ
đoán chữ cái trong các ô cửa.
Ô cửa số 1: Khi trẻ chọn và click chuột vào thì hình ảnh con thỏ xuất hiện
và kèm theo gợi ý “ tên tôi có 2 chữ cái nào giống nhau?”. Nếu trẻ click chuột
đúng chữ cái thì xuất hiện hình ảnh vỗ tay khen thưởng, nếu chọn sai thì xuất hiện

khuôn mặt buồn như hình dưới.
Ô cửa số 2: Khi trẻ click chuột vào ô cửa số 2 thì hình ảnh con mèo xuất
hiện và các chữ cái tên của con mèo được sắp xếp lộn xộn ở phía dưới. Và yêu cầu
trẻ chọn và sắp xếp các chữ cái theo đúng tên con mèo. Nếu trẻ chọn đúng thì chữ
cái đó sẽ chạy lên và xuất hiện hình ảnh vỗ tay, nếu trẻ chọn sai thì sẽ xuất hiện
khuôn mặt buồn.
Trò chơi đơn giản nhưng với hình thức mới lạ nên hiệu quả cao hơn rất
nhiều so với trước.
14
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
Trò chơi “ Ô cửa bí mật”
Trò chơi “ Ô cửa bí mật”
15
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
Trò chơi: " Bí mật tên bé " trẻ được tự chọn chữ cái để ghép thành tên
mình bằng cách click chuột vào các chữ cái trong bảng chữ cái trên màn hình. Trẻ
chọn chữ cái nào thì chữ cái đó đổi màu.
Để thiết kế được trò chơi ta vào powerpoint dùng Text Box để kẻ các ô chữ
cái và lần lượt đánh bảng chữ cái vào các ô. Click chuột vào chữ cái chọn
Animations - Custom Animations - Addeffect – Emphasis – Moreeffects –
Colorwaue để đổi màu các chữ cái. Rồi chọn chế độ tùy chọn Click ở Timig. Chọn
nút quay lại để tào thao tác trở về ban đầu.
Trò chơi: " Bí mật tên bé "
1.3. Ứng dụng phần mềm tin học vào hoạt động cho trẻ làm quen với
tác phẩm văn học.
Làm quen với tác phẩm văn học là 1 trong 7 hoạt động chính đối với trẻ 5-6
tuổi trong chương trình giáo dục hiện nay. Các tác phẩm văn học có vai trò quan
trọng, giúp trẻ nhận thức về cuộc sống, qua các nhân vật trong từng câu chuyện
16
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non

giúp trẻ biết được đúng sai,tốt xấu, thiện ác, cái nên làm và không nên làm qua
mỗi câu chuyện kể, qua bài thơ để lại trong tâm trí trẻ những tình yêu thương con
người, yêu thiên nhiên, quê hương đất nước Nhưng để truyền đạt được tất cả
những ý nghĩa đó trong từng tác phẩm văn học đến được với trẻ thì giáo viên phải
làm như thế nào?
Thông thường các giáo viên thường dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn
học qua các đồ dùng trực quan như: tranh, rối các hình ảnh đơn điệu, màu sắc
chưa kích thích tính tò mò của trẻ khiến giờ học trở nên nhàm chán,
Nếu giáo viên có thể tự chỉnh sửa các tranh, ghép ảnh cho phù hợp với nội
dung câu chuyện hoặc vào mạng copy những hình ảnh phù hợp và chèn làm hình
ảnh họa cho câu chuyện sau đó vào Powerpoint, chọn các hiệu ứng cho các hình
ảnh để trình chiếu.
Hình ảnh chuyện “ Qua đường”
Trẻ được nghe chuyện qua giọng kể ngọt ngào của cô đồng thời được quan
sát các hình ảnh đẹp, to, rõ nét, màu sắc hấp dẫn thì trẻ tỏ ra rất thích thú, chăm
chú tham gia vào giờ học. Giờ học đạt hiệu quả cao.
Với trẻ Mầm non bản tính hiếu động khả năng chú ý có chủ định còn hạn
chế thì để thu hút được trẻ thì các bài giảng của giáo viên phải sinh động, có hình
17
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
ảnh đẹp hấp dẫn trẻ. Điều này đòi hỏi cô giáo Mầm non phải biết sử dụng chương
trình PowerPoint để tạo các trình diễn đa dạng trên máy vi tính.
Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
Hình ảnh giáo viên kể chuyện qua màn hình chiếu
18
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
1.4. Ứng dụng phần mềm tin học vào tổ chức hoạt động giáo dục âm
nhạc cho trẻ
Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ
ngoài ra còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, Giáo dục âm nhạc nhằm cung

cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu về âm nhạc, sự uyển chuyển, nhịp nhàng của
âm nhạc , dạy trẻ kĩ năng lắng tai nghe , hát đúng theo nhạc,vận động theo nhạc.
Muốn dạy trẻ thì cô phải biết hát mà không phải giáo viên nào củng có giọng hát
hay, truyền cảm.Trong khi đó có nhiều bài hát cô hát không chuẩn, giọng hát của
cô không hay, hát chay không có nhạc nên thông thu hút được trẻ. Mà không phải
giáo viên nào củng biết sử dụng đàn thành thạo.
Trẻ mầm non lại rất thích hát múa, thích nghe hát, hứng thú với nền nhạc
vui tươi khi nghe các bài hát trong băng đĩa trẻ rất thích thú và hát theo. Nếu giáo
viên biết tận dụng điều đó khi dạy trẻ thì trẻ rất hứng thú, hào hứng tham gia biểu
diễn để thể hiện mình như là ca sĩ.
19
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
Để chuẩn bị một giờ dạy âm nhạc cho trẻ nếu giáo viên chưa sử dụng đàn
thành thạo, có giọng hát không truyền cảm lắm thì nên ứng dụng công nghệ thông
tin để hổ trợ thêm: Đầu tiên là vào Google đánh tên bài hát mình dạy và tải nhạc
copy vào đĩa C D hoặc USB. Khi tiến hành dạy trẻ cần có đầu đĩa và loa. Cô hát
mẫu trên nền nhạc không lời. Sau đó mở nhạc cô vận động. Mở đầu đĩa cho trẻ
nghe và hát theo.
20
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
Trẻ thể hiện mình là ca sỹ
Bài hát hát cho trẻ nghe :Cô giới thiệu tên bài , tác giả, cô hát mẫu kết hợp
nhạc không lời sau đó mở đĩa cho trẻ nghe và cô vận động minh họa theo nhạc.
Nhờ có tiếng nhạc mà trẻ rất hào hứng tham gia tích cực vào hoạt động. Trẻ hăng
say hát, vận động, trẻ nhanh thuộc lời bài hát
4.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Với việc sử dụng phần mềm tin học kết hợp đồ dùng đồ chơi sẵn có, tự tạo
của lớp tôi đã tổ chức cho trẻ những giờ hoạt động hấp dẫn , thu hút sự tập trung
chú ý của trẻ. Trẻ dễ nhớ và lâu quên. Trẻ tích cực hứng thú tham gia các hoạt
động, trẻ đạt được mục đích, yêu cầu của tiết dạy. Qua thời gian nghiên cứu và

thực hành vào các hoạt động kết quả đạt được như sau:
TT Hoạt động Kết quả đầu năm Kết quả cuối năm
Tỷ lệ trẻ
hứng thú
tham gia vào
giờ học
Tỷ lệ trẻ
đạt yêu cầu
của giờ học
Tỷ lệ
trẻ
hứng
thú
tham
Tỷ lệ trẻ
đạt yêu
cầu của
giờ học
21
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
gia vào
giờ học
1 Làm quen môi trường
xung quanh
53% 53% 100% 98%
2 Làm quen với chữ cái 57% 53% 96% 95%
3 Làm quen tác phẩm văn
học
62% 60% 95% 93%
4 Giáo dục âm nhạc 63% 62% 98% 98%

Tóm lại :Có rất nhiều hình thức để tạo ra các giờ hoạt động hấp dẫn cho trẻ
và việc sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho trẻ mầm non là rất bổ ích
đem lại hiệu quả cao.
III. KẾT LUẬN
Trong số các nguồn tài nguyên, tài nguyên quý nhất là thông tin, nó không
mất đi mà càng nhiều người sử dụng lại càng giàu lên. Vì thế, người làm giáo dục
nên hướng đến những mặt tốt mà CNTT mang lại. Với xu thế phát triển của công
nghệ internet hiện nay, phát triển CNTT chính là thúc đẩy chúng ta phải đổi mới
giáo dục. Nếu có người thầy giỏi cộng với sự hỗ trợ của CNTT, thì hiệu quả trong
giảng dạy sẽ rất cao. Sự đổi mới phải được thực hiện toàn diện từ việc quản lý đến
phương pháp. Từ đó mới hy vọng sẽ thay đổi bộ mặt CNTT trong giáo dục.
Ứng dụng CNTT vào đổi mới nội dung, hình thức giáo dục trẻ mầm non là
điều tất yếu, sau thời gian nghiên cứu và tổ chức thực hiện một số giải pháp nâng
cao hiệu quả ứng dụng một số phần mềm trong các hoạt động giáo dục trẻ tôi
khẳng định về việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non là vô cùng hữu ích,
nó giúp cho giáo viên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, trọng
tâm là phương pháp dạy học lấy trẻ là trung tâm. Qua đó giúp giáo viên linh hoạt
hơn trong việc lựa chọn nội dung trong mỗi chủ đề phù hợp với chủ đề, phù hợp
với sự phát triển và hứng thú của trẻ. Giúp giáo viên đỡ tốn thời gian để chuẩn bị
đồ dùng dạy học, bài giảng sau thiết kế được lưu giữ trên máy tính, USB, lưu giữ
22
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
trên mạng nên khó có thể bị mất. Giao viên có thể chủ động sáng tạo trong việc lựa
chọn các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học theo hướng mới.
Với sự hỗ trợ của máy vi tính và một số phần mềm dạy học cùng các thiết bị
đi kèm, giáo viên có thể tổ chức tiết học một cách sinh động, các bài giảng không
chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại đến với học sinh mà còn giúp cả người dạy và
người học được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn kinh
ngiệm hiểu biết của mình.
Tuy nhiên, giáo viên cũng xác định rõ: CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận

lợi cho triển khai tích cực hiệu quả công việc chứ không phải là điều kiện đủ của
đổi mới phương pháp làm việc. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác
động tích cực đến quá trình công tác giáo dục. Cũng không nên lạm dụng, ứng
dụng CNTT tràn lan mà các giờ dạy vẫn phải khai thác tối đa đồ dùng có sẵn hoặc
sản phẩm của trẻ. Ứng dụng CNTT mà trẻ vẫn được sử dụng đồ dùng trực quan,
được tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá trải nghiệm.
Nâng cao chất lượng dạy và học là một quyết định hết sức quan trọng.
Trong khi đó công nghệ thông tin lại đang phát triển rất nhanh mà những ứng
dụng của nó rộng rãi và thiết thực cho đời sống. Chính vì vậy mà sử dụng tin học
vào tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non nhằm tạo một môi trường lớp học thân
thiện mới lạ, phong phú, bắt mắt thu hút trẻ, kích thích trẻ tích cực hoạt động, ham
học hỏi, tìm tòi khám phá để trẻ phát triển toàn diện tạo cơ sở bước đầu vững chắc
cho tương lai của trẻ.
Trẻ được tham gia vào hoạt động, khám phá, trải nghiệm cho nên kinh
nghiệm và kĩ năng trẻ lĩnh hội được một cách bền vững, để lại ấn tượng khó phai
mờ trong trẻ và cũng chính môi trường hoạt động phong phú đã giúp trẻ chủ động,
tích cực trong việc nêu ý tưởng và hoạt động trải nghiệm.
Hiện nay trường tôi đang thực hiện chương trình giáo dục mầm non nên
các hoạt động cho trẻ tham gia cần mới lạ hấp dẫn lôi cuốn trẻ. Chính vì vậy đòi
hỏi tôi cần tích cực tìm tòi học hỏi thêm nhiều hơn nữa để có thể ứng dụng được
nhiều phần mềm tin học khác vào giáo dục cho trẻ .
Ý kiến đề xuất
23
Một số ứng dụng phần mềm tin học vào một số hoạt động cho trẻ mầm non
Tôi mong các cấp lãnh đạo luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, cũng như
đầu tư các phần mềm ứng dụng cho trường Mầm non để trẻ được học với môi
trường tốt nhất .
Tạo điều kiện để cán bộ giáo viên được bồi dưỡng tập huấn kiến thức về
CNTT, được tham quan học tập những mô hình điểm về ứng dụng CNTT để học
hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp.

Mong nhà trường tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho giáo viên có cơ hội học
hỏi thêm về công nghệ thông tin đặc biệt là học về các phần mềm giúp giáo viên
soạn giáo án điện tử một cách thành thạo.
Trên đây là một số ứng dụng phần mềm tin học vào giảng dạy cho trẻ mầm
non, tôi đã nghiên cứu và thực hành vào các hoạt động dạy trẻ trong thời gian qua
và đã thu được một số kết quả nhất định. Qua đó tôi củng rút ra được một số kinh
nghiệm cho bản thân trong chuyên môn của mình. Tôi rất mong nhận được một số
đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học, các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để
sáng kiến của tôi được sử dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao cho các hoạt động.
Xin chân thành cảm ơn!
24

×