Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG các bài THÍ NGHIỆM vật lý PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.98 KB, 49 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÁC BÀI THÍ NGHIỆM
VẬT LÝ PHỔ THÔNG
MỤC LỤC
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÁC BÀI THÍ NGHIỆM VẬT LÝ PHỔ THÔNG 1
MỤC LỤC 1
Bài 1. Chuyển động cơ học 6
Bài 2. Khảo sát quy luật của chuyển động rơi tự do. Đo hệ số ma sát 11
Bài 3. Cân bằng của vật rắn có trục quay cố định 16
Bài 4. Giao thoa sóng. Sóng dừng 18
Bài 5. Đo hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng 23
Bài 6. Các định luật của khí lí tưởng 25
Bài 7. Đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện 28
Bài 8. Định luật Ôm 30
Bài 9. Từ trường 32
Bài 10. Cảm ứng điện từ 36
Bài 11. Máy phát điện xoay chiều ba pha 38
Bài 12. Các định luật quang hình học 40
Bài 13. Giao thoa ánh sáng 45
Bài 14. Hiện tượng quang điện ngoài 47
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
2
Bài mở đầu. Giới thiệu về các bài thí nghiệm
Số tiết: 02 (Lí thuyết: 02 tiết; Thực hành: 0)
A) MỤC TIÊU
- Biết được danh mục các thiết bị dạy học tối thiểu được sử dụng trong dạy học vật lí ở
trường trung học phổ thông.
- Hiểu quy trình của việc tiến hành thí nghiệm để sử dụng trong dạy học vật lí.
- Phân loại được các thí nghiệm dùng trong chương trình vật lí phổ thông theo các chủ đề
nội dung kiến thức.
B) NỘI DUNG


1. Các thiết bị dạy học tối thiểu được sử dụng trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ
thông:
1.1. Nguồn điện
- Biến thế nguồn (được sử dụng trong dạy học vật lí lớp 11, lớp 12)
- Máy Uyn – sớt (được sử dụng trong dạy học vật lí lớp 11)
1.2. Các dụng cụ đo điện:
- Đồng hồ đo thời gian hiện số (được sử dụng trong dạy học vật lí lớp 10, lớp 12).
- Điện kế chứng minh (được sử dụng trong dạy học vật lí lớp 11).
- Đồng hồ đo điện đa năng dùng trong mạch điện một chiều (được sử dụng trong dạy học
vật lí lớp 11)
- Đồng hồ đo điện đa năng dùng trong mạch điện xoay chiều (được sử dụng trong dạy học
vật lí lớp 12)
1.3 Các bộ thí nghiệm được cung cấp để sử dụng trong dạy học vật lí lớp 10
- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu chuyển động cơ học: chuyển động thẳng đều và
chuyển động thẳng nhanh dần đều.
- Bộ thí nghiệm thực hành nghiên cứu chuyển động rơi tự do và xác định hệ số ma sát.
- Bộ thí nghiệm thực hành nghiên cứu hai quy tắc hợp lực.
- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu lực đàn hồi và quy tắc momen lực.
- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu lực hướng tâm.
- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu định luật Bôi lơ – Ma – ri - ốt và định luật Sác – lơ
đối với chất khí.
- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu hiện tượng mao dẫn.
1.4. Các bộ thí nghiệm được cung cấp để sử dụng trong dạy học vật lí lớp 11
- Bộ thí nghiệm thực hành nghiên cứu dòng điện không đổi.
- Bộ thí nghiệm thực hành xác định thành phần nằm ngang của từ trường trái đất.
- Bộ thí nghiệm thực hành nghiên cứu quang hình.
- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu điện tích và điện trường.
- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu dòng điện trong các môi trường.
- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu lực từ và cảm ứng điện từ.
- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu hiện tượng tự cảm.

- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu quang hình.
1.5. Các bộ thí nghiệm được cung cấp để sử dụng trong dạy học vật lí lớp 12
- Bộ thí nghiệm thực hành nghiên cứu chu kì dao động của con lắc đơn và xác định gia tốc
trọng trường.
3
- Bộ thí nghiệm thực hành xác định tốc độ truyền âm trong không khí.
- Bộ thí nghiệm thực hành nghiên cứu đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp.
- Bộ thí nghiệm thực hành xác định bước sóng ánh sáng laze.
- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu phương trình động lực học của vật rắn quay quanh
một trục cố định.
- Bộ thí nghiệm biểu diễn ghi đồ thị dao động của con lắc đơn.
- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu hiện tượng giao thoa sóng nước.
- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu sóng dừng trên lò xo và trên dây.
- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu máy biến áp.
- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện
xoay chiều ba pha.
- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu sự tán sắc ánh sáng và phát hiện tia hồng ngoại, tia tử ngoại.
- Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu hiện tượng quang điện ngoài.
2. Phân loại và các chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật lí
2.1. Phân loại thí nghiệm được sử dụng trong dạy học vật lí
a. Thí nghiệm biểu diễn
- Là loại thí nghiệm do giáo viên tiến hành là chính, tuy có thể có sự tham gia của học
sinh. Được tiến hành trên lớp, trong các giờ nghiên cứu kiến thức mới hoặc giờ củng cố kiến
thức của học sinh.
- Đặc biệt cần thiết trong các trường hợp: thí nghiệm quá phức tạp, mất nhiều thời gian
bố trí, tiến hành thí nghiệm, khó đảm bảo an toàn trong quá trình học sinh làm thí nghiệm, không
đủ dụng cụ để đồng loạt học sinh làm thí nghiệm.
Thí nghiệm biểu diễn gồm:
- Thí nghiệm mở đầu.
- Thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng.

- Thí nghiệm củng cố.
b.Thí nghiệm thực tập
- Là những thí nghiệm do học sinh tự tiến hành trên lớp, trong phòng học bộ môn, phòng
thí nghiệm, ngoài lớp, ngoài nhà trường hoặc ở nhà với các mức độ tự lực khác nhau.
Thí nghiệm thực tập bao gồm:
- Thí nghiệm trực diện.
- Thí nghiệm thực hành.
- Thí nghiệm vật lí ở nhà
2.2. Các chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật lí
- Là phương tiện để thu nhận tri thức mới, kiểm tra tính đúng đắn của tri thức đã thu được
và vận dụng tri thức đã thu được vào thực tiễn và là một bộ phận của phương pháp nhận thức vật
lí.
- Có thể được sử dụng ở tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học.
- Góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.
- Là phương tiện làm đơn giản hóa các hieenjtuwowngj, quá trình vật lí phức tạp xảy ra
trong tự nhiên và kĩ thuật.
3. Quy trình của việc tiến hành thí nghiệm để sử dụng trong dạy học vật lí
3.1. Xác định chính xác mục đích của thí nghiệm cần tiến hành: khả sát cái gì?kiểm nghiệm,
minh họa cái gì? Xác định đại lượng vật lí nào (đo trực tiếp hay gián tiếp)?
4
3.2. Lập kế hoạch thí nghiệm (trả lời các câu hỏi: để đạt được mục đích thí nghiệm, cần sử dụng các
dụng cụ nào, bố trí ra sao, cần tiến hành thí nghiệm theo các bước nào, cần quan sát, đo đạc cái gì?)
- Lựa chọn các dụng cụ cần sử dụng, tìm hiểu cách sử dụng từng dụng cụ, kiểm tra sự hoạt
động của nó, thay thế các chi tiết hỏng hóc.
- Vẽ so đồ bố trí các dụng cụ.
- Vạch ra tiến trình thí nghiệm (bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, xử lí kết quả thí
nghiệm), lập bảng ghi các số liệu đo (nếu tiến hành thí nghiệm định lượng).
3.3. Thực hiện tiến trình thí nghiệm
- Bố trí thí nghiệm: lắp ráp các dụng cụ theo sơ đồ đã vẽ sao cho hệ thống các dụng cụ
vững chắc, sáng sủa (đối với thí thí nghiệm biểu diễn: có thể bố trí các dụng cụ trên nhiều độ cao

khác nhau, các dụng cụ chính ở mặt trước, không che khuất nhau, dùng vật chỉ thị như vật làm
mốc, chất chỉ thị màu để làm nổi bật bộ phận chính, đánh dẫu sự diễn biến của hiện tượng cần
theo dõi), dễ kiểm tra sự hoạt động của hệ thống các dụng cụ, loại bỏ được tối đa các hiện tượng
phụ không mong muốn, đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Quá trình thí nghiệm phải đảm bảo các điều kiện mà thí nghiệm phải thỏa mãn và tuân
thủ các quy tắc an toàn.
+ Thí nghiệm cần được lặp lại ít nhất 3 lần, đủ cho việc khái quát hóa rút ra kết luận. Thí
nghiệm phải cho những kết quả rõ ràng, đơn trị.
+ Ghi lại các hiện tượng đã quan sát được, các số liệu thu được trong thí nghiệm vào bảng,
làm tròn có ý nghĩa các số liệu thu được, bỏ số liệu khác xa các giá trị đo khác.
- Xử lí kết quả thí nghiệm:
+ Đối với thí nghiệm định tính, phân tích những điều quan sát được, khái quát hóa rút ra kết luận.
+ Đối với thí nghiệm định lượng, tính toán giá trị trung bình và sai số. Việc viết sai số phải
đúng quy tắc làm tròn. Xác định nguyên nhân của sai số, đặc biệt xác định sai số do nguyên nhân
chủ quan và tìm biện pháp làm giảm nó. Có thể biểu diễn kết quả thí nghiệm dưới dạng đồ thị.
- Sau khi làm thí nghiệm, tháo rời các dụng cụ đã lắp ráp, sắp xếp các dụng cụ gọn gàng
như lúc đầu.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình hướng dẫn thực hành thí nghiệm vật lí phổ thông, giáo
trình điện tử của khoa Vật lí, trường đại học sư phạm Hà Nội.
2. Sách giáo khoa Vật lí lớp 10, 11, 12, NXB giáo dục.
3. Nguyễn Sỹ Đức (chủ biên) - Nguyễn Ngọc Hưng - Đặng Thị Oanh - Dương Tiến Sĩ, Lắp
đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị dạy học ở trường THPT, tập 4, NXB Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội, 2009.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Hãy phân loại các thí nghiệm trong chương trình vật lí phổ thông theo các chủ đề nội dung:
Thí nghiệm cơ học, nhiệt học điện học và quang học.
2. Phân loại các thí nghiệm trong chương trình vật lí phổ thông theo các loại: thí nghiệm biểu
diễn khảo sát và thí nghiệm biểu diễn minh hoạ.

2. Chọn một thí nghiệm trong chương trình vật lí phổ thông và phân tích quy trình của việc tiến
hành thí nghiệm đó.
5
Bài 1. Chuyển động cơ học
Số tiết: 3 tiết (Lí thuyết: 0; Thực hành: 3 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Sử dụng thành thạo các thiết bị thí nghiệm: đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang
điện, nam châm điện.
- Tiến hành được các thí nghiệm về chuyển động thẳng đều và thẳng nhanh dần đều, xử lí
các kết quả đo để đưa ra kết luận phục vụ bài học.
- Vận dụng được những kiến thức đã học trong học phần Lí luận dạy học vật lí để xác
định được thí nghiệm cần tiến hành, hình thức và phương án tiến hành thí nghiệm trong tiến trình
dạy học từng kiến thức vật lí cụ thể.
- Có kĩ năng soạn thảo tiến trình dạy học đoạn bài học có sử dụng thí nghiệm và kĩ năng
sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong quá trình tập giảng đoạn bài học.
B) NỘI DUNG
1. Thí nghiệm 1: Minh họa chuyển động thẳng đều của vật (viên bi) trên máng nằm ngang.
1.1. Mục đích của thí nghiệm
- Minh họa chuyển động thẳng đều của vật (viên bi) trên máng nằm ngang.
- Xác định tốc độ chuyển động của vật (viên bi).
1.2. Cơ sở lí thuyết
Trong chuyển động thẳng đều, các độ dời của vật trong những khoảng thời gian như nhau
là bằng nhau.
s
v const
t
= =
(s là quãng đường (độ dời) của vật trong khoảng thời gian t).
1.3. Hướng dẫn thực hành
a. Dụng cụ thí nghiệm

- 1 máng
dài
1000mm có giá đỡ (1), chân chống hình chữ U có vít vặn điều khiển độ nghiêng của máng .
- Thước đo góc (từ 0
0
đến 90
0
) có kèm dây dọi (2), nam châm điện (3) và hộp công tắc có
nút ấn kép (4).
- Đồng hồ đo thời gian hiện số(5), viên bi thép mạ niken, đường kính 20mm (6). Khớp
nối đa năng.
- Hai cổng quang điện (7) và (8).
6
(1)
(2)
(3)
(4)
(6)
(5)
(7)
(8)
Hình 1. Bộ thí nghiệm biểu diễn nghiên cứu chuyển động thẳng đều và chuyển
động thẳng biến đổi đều
b. tiến trình thí nghiệm
- Đặt máng lên giá đỡ, phối hợp điều chỉnh các chân vít và dịch chuyển khớp nối đa năng
đến vị trí thích hợp để máng nằm ngang. Khi đó, dây dọi sẽ song song với mặt phẳng thước đo
góc và chỉ số 0.
- Cố định nam châm điện tại đỉnh của phần máng nghiêng và nối nó qua hộp công tắc vào
ổ C ở mặt sau của đồng hồ đo thời gian.
* Minh họa chuyển động thẳng đều của viên bi bằng cách đo các khoảng thời gian mà độ

dời của viên bi đúng bằng đường kính của viên bi.
- Đặt 2 cổng quang điện (7) và (8) cách nhau một đoạn
s 30 cm =
và nối chúng vào 2 ổ A
và B của đồng hồ đo thời gian.
- Ấn nút RESET để số chỉ trên đồng hồ (được đặt làm việc ở MODE
A B+
, thang đo
9,999s) trở về 0,000.
- Ấn công tắc ngắt điện nam châm để thả cho viên bi lăn xuống từ đỉnh máng nghiêng và
chuyển động qua hai cổng quang điện. Đọc khoảng thời gian t
1
để viên bi đi qua cổng (7) và
khoảng thời gian t để viên bi đi qua cả hai cổng quang điện.
So sánh khoảng thời gian
2 1
t t t= −
để viên bi đi qua cổng (8) với thời gian t
1
mà bi đi qua cổng 1.
- Tính tốc độ của viên bi:
Tốc độ trung bình khi đi qua cổng 1:
1
1
d
v
t
=
;
Tốc độ trung bình khi đi qua cổng 2:

2
2
d
v
t
=
; (d là đường kính của viên bi).
* Minh họa chuyển động thẳng đều của viên bi bằng cách xác định tốc độ trung bình của
viên bi trên các quãng đường khác nhau.
- Đặt 2 cổng quang điện 1 và 2 cách nhau một đoạn khoảng
1
s 30 cm=
và nối chúng vào 2
ổ A và B của đồng hồ đo thời gian.
- Ấn nút RESET để số chỉ trên đồng hồ (được đặt làm việc ở MODE
A B↔
, thang đo
9,999s) trở về 0,000.
- Ấn công tắc ngắt điện vào nam châm để thả viên bi lăn xuống, chuyển động qua hai cổng
quang điện. Khi viên bi đi vào cổng (7), đồng hồ đo thời gian bắt đầu đếm. Khi viên bi đến cổng
(8), đồng hồ dừng đếm. Đọc trên đồng hồ khoảng thời gian t
1
để viên bi đi hết quãng đường s
1
.
- Giữ nguyên vị trí cổng (7), dịch cổng (8) ra xa dần cổng (7), mỗi lần thêm 5 cm. Với mỗi
giá trị của s, lặp lại các bước thí nghiệm trên để đọc thời gian t tương ứng. Tính và so sánh tốc độ
trung bình của viên bi trên từng quãng đường s.
1.4. Nội dung báo cáo
THỰC HÀNH KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

Họ và tên: Lớp: Nhóm:
Ngày làm thực hành:
1. Mục đích
2. Tóm tắt lí thuyết
3. Kết quả
Bảng 1.1. Độ dời của viên bi theo thời gian
7
Lần đo Quãng đường (cm) Thời gian (s) – Tốc độ trung bình (cm/s)
s d t
1
v
1
t
2
v
2
1
2
3
Nhận xét, rút ra kết quả:
s t:
, vẽ đồ thị s(t).
Bảng 1.2. Tốc độ của viên bi trên quãng đường khác nhau
Lần đo Quãng đường s (cm) Thời gian (s) – Tốc độ trung bình (cm/s)
t
t
v
v
1 30
2 35

3 40
Nhận xét, rút ra kết quả:
v s / t:
. Vẽ đồ thị v = v(t).
4. Trả lời câu hỏi: trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 (trang 8).
2. Thí nghiệm 2: Minh họa chuyển động thẳng nhanh dần đều của viên bi trên máng
nghiêng.
2.1. Mục đích thí nghiệm
- Minh họa các quy luật về độ dời trong chuyển động thẳng nhanh dần đều của viên bi trên
máng nghiêng.
- Xác định gia tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều của viên bi.
2.2. Cơ sở lí thuyết
Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì
2
s t:
(nếu v
0
= 0) và
2
al∆ = τ
(hiệu các độ
dời của vật trong những khoảng thời gian
τ
bằng nhau liên tiếp là hằng số).
2.3.Hướng dẫn thực hành
a. Dụng cụ thí nghiệm
Dụng cụ của thí nghiệm: giống với dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm 1.
b.Tiến trình thí nghiệm
* Minh họa quy luật đường đi
2

s t:
của chuyển động thẳng nhanh dần đều bằng cách đo
các khoảng thời gian cần thiết để viên bi đi được những quãng đường định trước.
- Đặt máng lên giá đỡ, phối hợp điều chỉnh các chân vít và dịch chuyển khớp nối đa năng
đến vị trí thích hợp để mang nghiêng một góc khoảng từ

đến
10
°
.
- Cố định nam châm điện tại một vị trí trên mặt phẳng nghiêng rồi nối nó qua hộp công
tắc đến ổ A của đồng hồ đo thời gian.
- Cho đồng hồ đo thời gian làm việc ở MODE
A B

, cổng quang điện (7) nối với ổ B.
- Lần lượt đo các khoảng thời gian t
1
, t
2
, t
3
cần thiết để viên bi từ vị trí ban đầu đi được
các quãng đường s
1
= 5 cm, s
2
= 20 cm, s
3
= 80 cm. Lập và so sánh tỉ số s

1
: s
2
: s
3

2 2 2
1 2 3
t : t : t
để
rút ra kết luận.
- Tính gia tốc chuyển động của viên bi.
- Lặp lại các bước thí nghiệm với chuyển động của viên bi ứng với các góc nghiêng khác
của máng.
* Minh họa quy luật
2
al∆ = τ
của chuyển động thẳng nhanh dần đều.
- Đặt cổng quang điện (7) cách viên bi 5 cm và cổng quang điện (8) cách cổng quang
điện (7) một đoạn
1
s 15 cm =
rồi nối từng cổng quang điện với hai ổ A, B của đồng hồ đo thời
gian.
8
- Ngắt điện nam châm để thả cho viên bi lăn qua hai cổng quang điện. Đọc thời gian
1
τ

hiển thị trên đồng hồ để viên bi chuyển động giữa hai cổng quang điện.

- Dịch cổng quang điện (7) đến vị trí đặt cổng quang điện (8) và dịch cổng (8) đến vị trí
cách vị trí mới của cổng (7) một khoảng 25 cm. Cho viên bi chuyển động từ vị trí ban đầu và đọc
thời gian
2
τ
để viên bi đi hết quãng đường này.
- Tiếp tục dịch cổng (7) đến vị trí đặt cổng quang điện (8) và dịch cổng (8) đến vị trí cách
vị trí mới của cổng (7) một khoảng 35 cm. Cho viên bi chuyển động từ vị trí ban đầu và đọc thời
gian
3
τ
để viên bi đi hết quãng đường này.
- So sánh
1 2 3
, , τ τ τ
và tính gia tốc chuyển động của viên bi.
- Lặp lại các bước thí nghiệm trên với chuyển động của viên bi ứng với các góc nghiêng
khác của máng.
2.4. Nội dung báo cáo
THỰC HÀNH KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
Họ và tên: Lớp: Nhóm:
Ngày làm thực hành:
1. Mục đích
2. Tóm tắt lí thuyết
3. Kết quả
Bảng 1.3. Sự phụ thuộc của quãng đường s vào thời gian chuyển động t
Lần đo Quãng đường s (cm) Thời gian t (s)
Lần 1 Lần 2 Lần 3
1
2

3

- So sánh tỉ lệ
1 2 3
s :s :s

2 2 2
1 2 3
t : t : t
để rút ra kết luận. Vẽ đồ thị s = s(t).
Bảng 1.4. Sự phụ thuộc của hiệu các độ dời vào thời gian chuyển động
α =
Lần đo Hiệu độ dời Δl (cm) Thời gian τ (s)
Lần 1 Lần 2 Lần 3
1
2
3

- So sánh
1 2 3
, , τ τ τ
và tính gia tốc chuyển động của viên bi.
4. Trả lời câu hỏi: hoàn thành các câu hỏi 4, 5, 6, 7 (trang 8).
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình hướng dẫn thực hành thí nghiệm vật lí phổ thông, giáo
trình điện tử của khoa Vật lí, trường đại học sư phạm Hà Nội.
2. Sách giáo khoa Vật lí lớp 10, NXB giáo dục.
9
3. Nguyễn Sỹ Đức (chủ biên) - Nguyễn Ngọc Hưng - Đặng Thị Oanh - Dương Tiến Sĩ, Lắp
đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị dạy học ở trường THPT, tập 4, NXB Giáo dục

Việt Nam, Hà Nội, 2009.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Tại sao thí nghiệm 1 cần tiến hành xác định trước các quãng đường và đo thời gian đi hết các
quãng đường đó? Tại sao lại không làm thí nghiệm xác định quãng đường đi được trong một thời
gian bất kì?
2. Nêu các nguyên nhân gây ra sai số khi tiến hành thí nghiệm.
3. Soạn giáo án đoạn bài học có sử dụng thí nghiệm trong bài: “Bài 3. Khảo sát thực nghiệm
chuyển động thẳng” (SGK vật lí 10 nâng cao).
4. Hãy chỉ ra các dấu hiệu nhận biết một chuyển động thẳng nhanh dần đều?
5. Chứng minh rằng trong chuyển động thẳng nhanh dần đều hiệu những quãng đường đi được
sau những khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là như nhau.
6. Tại sao thí nghiệm cần tiến hành xác định trước các quãng đường và đo thời gian đi hết các
quãng đường đó? Tại sao lại không làm thí nghiệm xác định quãng đường đi được trong một thời
gian bất kì?
7. Soạn giáo án giảng dạy đoạn bài học có sử dụng thí nghiệm trong bài: “Bài 4. Chuyển động
thẳng biến đổi đều” (SGK vật lí 10 nâng cao) hoặc “Bài 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều”
(SGK vật lí 10 theo chương trình chuẩn).
10
Bài 2. Khảo sát quy luật của chuyển động rơi tự do. Đo hệ số ma sát
Số tiết: 03 (Lí thuyết: 0; Thực hành:03 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Sử dụng thành thạo các thiết bị thí nghiệm: đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang
điện, nam châm điện, biết cách điều chỉnh giá thí nghiệm để vật rơi qua cổng quang điện sao cho
đồng hồ đo thời gian hoạt động đúng.
- Tiến hành được các thí nghiệm về chuyển động rơi tự do và đo hệ số ma sát, xử lí các
kết quả đo để đưa ra kết luận phục vụ bài học.
- Có kĩ năng hướng dẫn học sinh trong quá trình dạy học một bài thực hành thí nghiệm
trong phòng thí nghiệm ở trường phổ thông.
B) NỘI DUNG
1. Thí nghiệm 1: Khảo sát quy luật của chuyển động rơi tự do.

1.1. Mục đích thí nghiệm
- Khảo sát mối liên hệ giữa quãng đường và thời
gian rơi của vật để đi tới kết luận: chuyển động rơi tự do
thuộc loại chuyển động thẳng nhanh dần đều.
- Xác định gia tốc rơi tự do g.
1.2. Cơ sở lí thuyết
- Chuyển động rơi tự do là chuyển động
thẳng nhanh dần đều:
2
s t:
.
- Gia tốc rơi tự do được xác định theo công
thức:
2
2s
g
t
=
1.3. Hướng dẫn thực hành
a. Dụng cụ thí nghiệm
- Giá thí nghiệm (1) bằng nhôm, có tiết
diện hình chữ H được gắn thước thẳng dài 850mm
chia đến mm.
- Chân chống (2) có vít điều chỉnh. Cổng
quang điện (3). Nam châm điện (4) được lắp trong
hộp bảo vệ, có vít vặn, dây dọi dài 1m. Đồng hồ đo
thời gian hiện số (5), Hộp công tắc (6).
- Hộp linh kiện chứa vật rơi hình trụ có
đường kính 10mm, vật trượt hình trụ có đường
kính 30 mm, thước đo góc từ


đến
90
± °
kèm
theo dây dọi, ke ba chiều để xác định vị trí ban đầu
của vật, hộp nhôm có gắn sáp để đỡ vật rơi, hộp
nhựa có xốp để đỡ vật rơi. Các thanh inox, khớp
nối đa năng.
b. Tiến trình thí nghiệm
11
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Hình 2. Bộ thí nghiệm khảo sát chuyển động
rơi tự do
- Lắp nam châm điện (4) lên đỉnh của giá đỡ thẳng đứng (1) có chân chống (2) và có treo
dây dọi. Nối nam châm điện qua hộp công tắc (6) vào ổ A của đồng hồ đo thời gian hiện số (5).
- Lắp cổng quang điện (3) lên giá đỡ, ở phía dưới nam châm điện và nối nó với ổ B của đồng
hồ đo thời gian. Cho đồng hồ hoạt động ở chế độ MODE
A B

, với thang đo 9,999s (hình 2).
- Đặt hộp nhôm có gắn sáp nằm dưới lỗ tròn để đỡ vật rơi.
- Điều chỉnh các vít ở chân giá đỡ sao cho quả dọi nằm đúng tâm của lỗ tròn phía dưới.
- Cho nam châm hút giữ vật và dùng miến ke áp sát đáy vật để xác định vị trí ban đầu O của vật.
- Dịch cổng quang điện về phía dưới, cách O một khoảng s

1
= 50 mm. Ấn RESET trên
mặt đồng hồ để đưa số chỉ của đồng hồ về 0,000.
- Ấn nút trên hộp công tắc để ngắt điện vào nam châm, thả vật rơi, rồi lập tức nhả ngay
nút trước khi vật rơi đến cổng quang điện. Đọc thời gian rơi t
1
của vật.
- Lần lượt dịch cổng quang điện xuống phía dưới cách O các khoảng
00
2
s 2 mm=
,
0
3
s 45 mm=
,
4
s 800 mm =
. Ứng với mỗi giá trị của s, thả vật rơi và đọc thời gian rơi t
2
, t
3
, t
4
tương ứng.
- Ấn khóa K, tắt điện đồng hồ đo thời gian. Từ các cặp giá trị s – t thu được, rút ra kết
luận về quy luật chuyển động của sự rơi tự do và tính gia tốc rơi tự do g của vật.
1.4. Nội dung báo cáo
THỰC HÀNH KHẢO SÁT QUY LUẬT CỦA CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO
Họ và tên: Lớp: Nhóm:

Ngày làm thực hành:
1. Mục đích
2. Tóm tắt lí thuyết
3. Kết quả thí nghiệm
Bảng 2.1. Quãng đường của vật theo thời gian và gia tốc rơi tự do
Lần đo
s(m)
Thời gian rơi (s)
t
g v
1
2
3
0,2
0,4

- Vẽ đồ thị s(t
2
), nhận xét:
2
s t:
- Vẽ đồ thị v(t), nhận xét
v t:
.
- Tính g,
g
4. Trả lời câu hỏi: Trả lời các câu hỏi 1, 2 (trang 12).
2. Thí nghiệm 2: Xác định hệ số ma sát.
2.1. Mục đích thí nghiệm
Xác định hệ số ma sát nghỉ cực đại và hệ số ma sát trượt bằng phương pháp động lực học.

2.2. Cơ sở lí thuyết
- Một vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng
α
nhỏ. Khi
α
tăng tới một
giá trị
0
α
nào đó thì vật sẽ bắt đầu trượt xuống dưới. Hệ số ma sát nghỉ cực đại
0 0
tanµ = α
.
12
- Khi
0
α ≥ α
, vật sẽ trượt nhanh dần đều với gia tốc a. Độ lớn của a chỉ phụ thuộc vào
α
.
Hệ số ma sát trượt được xác định theo công thức:
2
t
2s
a
t
tan tan
g cos g cos
µ = α − = α −
α α

,
nhờ các phép đo s, t,
α
.
2.3. Hướng dẫn thực hành
a. Dụng cụ thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm giống như dụng cụ trong thí nghiệm 1.
b. Tiến trình thí nghiệm
- Đặt máng nghiêng có gắn thước đo góc và dây dọi lên giá đỡ. Lắp ở đầu trên của máng
nam châm điện. Nam châm điện được nối qua hộp công tắc vào ổ A của đồng hồ đo thời gian
hiện số. Lắp cổng quang điện lên máng và nối nó vào ổ B của đồng hồ đo thời gian (hình 3).
- Hạ thấp khớp nối để giảm góc nghiêng
α
sao cho khi đặt mặt đáy của khối thép hình
trụ lên máng thì khối thép không thể tự trượt. Điều chỉnh thăng bằng cho máng nghiêng nhờ các
vít của giá đỡ, sao cho dây dọi song song với mặt phẳng thước đo góc.
*
Xác định hệ số ma sát nghỉ cực đại:
+ Đặt mặt đáy khối thép lên mặt phẳng nghiêng. Giữ chắc giá đỡ, tăng dần góc nghiêng
α
bằng cách đẩy từ từ đầu dưới của máng để máng trượt trên thanh của giá đỡ. Khi khối thép bắt
đầu trượt thì dừng lại và đọc giá trị
0
α
.
+ Lặp lại các bước thí nghiệm hai lần, đọc các giá trị
0
α
tương ứng.
+ Tính các giá trị

0
µ
tương ứng,
0
µ

0
∆µ
.
* Xác định hệ số ma sát trượt:
+ Đưa khớp nối lên vị trí cao để tạo góc nghiêng
0
α > α
. Đọc giá trị
α
.
+ Cho đồng hồ đo thời gian làm việc ở MODE
A B

, thang đo 9,999 s. Ấn khóa K để
bật điện cho đồng hồ. Đặt khối trụ thép lên đầu trên của máng nghiêng, sát vào nam châm điện
và đáy của nó tiếp xúc với máng. Dùng miến ke áp sát máng và đẩy ke chạm vào khối trụ để xác
định vị trí ban đầu s
0
của khối trụ trên thước đo.
+ Cố định trên máng cổng quang điện được đặt cách vị trí ban đầu của khối trụ thép một
khảng s = 400 mm. Ấn nút RESET để số chỉ trên mặt đồng hồ là 0,000 rồi ấn nút trên hộp công
tắc để khối trụ trượt và nhả nhanh nút trước khi khối trụ đến cổng quang điện. Đọc thời gian t để
khối trụ trượt kết quãng đường s.
+ Đặt khối trụ về vị trí ban đầu của nó và lặp lại hai lần phép đo thời gian t.

13
Hình 3. Bố trí thí nghiệm đo hệ số ma sát
+ Tính
t
µ

t
∆µ
- Lưu ý: vì hệ số ma sát phụ thuộc nhiều vào trạng thái bề mặt tiếp xúc giứa các vật nên
cần lau sạch các bề mặt tiếp xúc của máng nghiêng, vật trượt trước khi tiến hành thí nghiệm.
2.4. Nội dung báo cáo
THỰC HÀNH ĐO HỆ SỐ MA SÁT
Họ và tên: Lớp: Nhóm:
Ngày làm thực hành:
1. Mục đích
2. Tóm tắt lí thuyết
3. Kết quả thí nghiệm
Bảng 2.2. Xác định hệ số ma sát nghỉ
1
2

- Tính các giá trị
0 0 0
; ;µ ∆µ ∆µ
Bảng 2.3. Xác định hệ số ma sát trượt
0 0
s α = =

s
α =

=
Lần đo t
2
2s
a
t
=
t
a
tan
g cos
µ = α −
α
t
∆µ
1
2

Giá trị trung bình
- Tính
t t
;µ ∆µ
4. Trả lời câu hỏi: Trả lời các câu hỏi 3, 4, 5 (trang 12).
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình hướng dẫn thực hành thí nghiệm vật lí phổ thông, giáo
trình điện tử của khoa Vật lí, trường đại học sư phạm Hà Nội.
2. Sách giáo khoa Vật lí lớp 10, NXB giáo dục.
3. Nguyễn Sỹ Đức (chủ biên) - Nguyễn Ngọc Hưng - Đặng Thị Oanh - Dương Tiến Sĩ, Lắp
đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị dạy học ở trường THPT, tập 4, NXB Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội, 2009.

D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Khi tính g theo cách nêu trên, ta đã quan tâm chủ yếu đến loại sai số nào và bỏ qua không tính
đến loại sai số nào? Vì sao?
2. Hãy đề xuất một phương án khác dùng dụng cụ thí nghiệm trong bài để đo gia tốc rơi tự do
với độ chính xác cao hơn.
3. So sánh hệ số ma sát trượt xác định được bằng thực nghiệm với hệ số ma sát trượt cho trong bảng 13.1
(SGK vật lí 10 theo chương trình chuẩn) hoặc bảng 1 trang 91 (SGK vật lí 10 nâng cao).
14
4. Trong phép đo này khi tính sai số phép đo, ta đã bỏ qua những loại sai số nào?
5. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố nào? Từ đó cho biết phương pháp làm giảm sai
số trong quá trình làm thí nghiệm.
15
Bài 3. Cân bằng của vật rắn có trục quay cố định
Số tiết: 01(Lí thuyết: 0; Thực hành: 01 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Biết cách sử dụng đĩa momen để nghiên cứu về quy tắc momen lực và điều kiện cân
bằng của vật rắn có trục quay cố định.
- Tiến hành được thí nghiệm với đĩa momen để rút ra điều kiện cân bằng của vật rắn có
trục quay cố định và quy tắc momen lực
- Có kĩ năng soạn thảo tiến trình dạy học đoạn bài học có sử dụng thí nghiệm và kĩ năng
sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong quá trình tập giảng đoạn bài học “Bài 21.
Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định” (SGK
vật lí 10 theo chương trình chuẩn) và “Bài 29. Momen của lực. Điều kiện cân bằng của một vật
rắn có trục quay cố định” (SGK vật lí 10 nâng cao).
- Rèn kĩ năng sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong quá trình tập giảng đoạn
bài học.
B) NỘI DUNG
1. Mục đích của thí nghiệm
Khảo sát điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định để từ đó rút ra quy tắc
momen lực và hình thành khái niệm momen lực đối với một trục quay.

2. Cơ sở lí thuyết
- Momen của lực
F
r
đối với một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực là đại
lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và có độ lớn M = F.d, trong đó F là độ lớn của
lực tác dụng và d là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
- Muốn cho một vật rắn có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng các momen lực có
khuynh hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng tổng các momen lực có khuynh hướng
làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
3. Hướng dẫn thực hành
a. Dụng cụ thí nghiệm:
- Bảng thép (1) được lắp trên đế.
- Đĩa nhựa tròn (2) có các lỗ nhỏ nằm trên những
đường tròn đồng tâm và có thể quay quanh một trục cố
định ở tâm đĩa.
- Thước thẳng (3) gắn vào đĩa.
- Ròng rọc (4) gắn trên đế nam châm.
- Hộp đựng các gia trọng 50 g (5).
- Dây dọi (6), các dây treo có vít cắm ở một đầu (7).
b. Tiến trình thí nghiệm
- Lần lượt treo sợi dây có buộc một gia trọng vào
các điểm khác nhau trên đĩa (2) để đi tới nhận xét: khi
nào lực tác dụng lên đĩa không làm đĩa quay, khi nào lực
tác dụng lên đĩa làm đĩa quay và quay theo chiều nào?
- Treo đồng thời lên đĩa sợi dây có buộc một gia
trọng ở điểm A và sợi dây có buộc hai gia trọng lần lượt ở
điểm B (đĩa đứng yên), rồi các điểm C (đĩa quay), D (đĩa
16
(1)

(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
Hình 4. Bộ thí nghiệm biểu diễn
khảo sát điều kiện cân bằng của vật
rắn có trục quay cố định
đứng yên), E (đĩa đứng yên) và cuối cùng là điểm C nhưng qua một ròng rọc (đĩa đứng yên), để
rút ra kết luận về điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định (quy tắc momen lực)
và hình thành khái niệm momen lực (hình 4).
4. Nội dung báo cáo
KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH
Họ và tên: Lớp: Nhóm:
Ngày làm thực hành:
1. Mục đích

2. Tóm tắt lí thuyết
3. Kết quả thí nghiệm
- Rút ra nhận xét: Khi nào lực tác dụng lên vật làm cho vật quay, khi nào lực tác dụng lên
vật làm cho vật đứng yên.
Bảng 3.1. Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định
Lần
đo
1
F
d
1
F

1
d
1
F
2
d
2
F
2
d
2
1
2
3

- Tính các giá trị F
1
d
1
và F
2
d
2
rồi so sánh hai giá trị này để rút ra điều kiện cân bằng của
vật rắn có trục quay cố định.
4. Trả lời câu hỏi: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập 1, 2, 3 (trang14).
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình hướng dẫn thực hành thí nghiệm vật lí phổ thông, giáo
trình điện tử của khoa Vật lí, trường đại học sư phạm Hà Nội.
2. Sách giáo khoa Vật lí lớp 10, NXB giáo dục.

3. Nguyễn Sỹ Đức (chủ biên) - Nguyễn Ngọc Hưng - Đặng Thị Oanh - Dương Tiến Sĩ, Lắp
đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị dạy học ở trường THPT, tập 4, NXB Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội, 2009.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Ròng rọc (4) trong thí nghiệm trên được sử dụng nhằm mục đích gì?
2. Khoảng cách từ trục quay tới giá của lực và khoảng cách từ điểm đặt của lực tới trục quay có
phải là một không? Tại sao?
3. Soạn giáo án đoạn bài học có sử dụng thí nghiệm trong bài: “Bài 21. Chuyển động tịnh tiến
của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định” (SGK vật lí 10 theo chương
trình chuẩn) hoặc “Bài 29. Momen của lực. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố
định” (SGK vật lí 10 nâng cao).
17
Bài 4. Giao thoa sóng. Sóng dừng
Số tiết: 03 (Lí thuyết: 0; Thực hành: 03 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Rèn kĩ năng sử dụng các thiết bị: máy phát dao động, nguồn tạo sóng, máy phát âm
tần…
- Tiến hành được các thí nghiệm với bộ thí nghiệm sóng nước và sóng dừng trên dây đàn
hồi và lò xo để minh họa hiện tượng giao thoa sóng và khảo sát hiện tượng sóng dừng.
- Vận dụng được những kiến thức đã học trong học phần Lí luận dạy học vật lí để xác
định được thí nghiệm cần tiến hành, hình thức và phương án tiến hành thí nghiệm trong tiến trình
dạy học từng kiến thức vật lí cụ thể.
- Rèn kĩ năng soạn thảo tiến trình dạy học đoạn bài học sử dụng phối hợp các phương
pháp dạy học trong quá trình tập giảng đoạn bài học: “Bài 15. Phản xạ sóng. Sóng dừng” và “Bài
16. Giao thoa sóng” (SGK vật lí 12 nâng cao) hoặc “Bài 9. Sóng dừng” và “Bài 8. Giao thoa
sóng”(SGK vật lí 12 theo chương trình chuẩn) có sử dụng thí nghiệm giao thoa sóng và sóng dừng.
- Rèn kĩ năng sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong quá trình tập giảng đoạn
bài học.
B) NỘI DUNG
1. Thí nghiệm 1: Khảo sát hiện tượng sóng dừng trên lò xo và trên dây đàn hồi

1.1. Mục đích của thí nghiệm
- Minh họa hiện tượng sóng dừng dọc trên lò xo, sóng dừng ngang trên sợi dây đàn hồi.
- Xác định tốc độ truyền sóng trên lò xo và trên sợi dây đàn hồi.
1.2. Cơ sở lí thuyết
- Sóng dừng là sóng có các nút và bụng cố định trong không gian. Sớn dừng trên một sợi
dây đàn hồi được tạo nên do sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ ở đầu dây
- Điều kiện để có sóng dừng:
+ Đối với sợi dây có hai đầu cố định (hai đầu là hai nút sóng): chiều dài l của dây bằng số
nguyên lần nửa bước sóng:
n
2
λ
=l
(n=1, 2, 3 ), n bằng số bụng quan sát được.
+ Đối với sợi dây có một đầu cố định và một đầu tự do (đầu cố định là nút sóng, đầu tự
do là bụng sóng): chiều dài của dây bằng một số lẻ lần một phần tư bước sóng:
m
4
l
λ
=
(m=1,3,5 )
- Nếu làm thay đổi lực căng dây (tức là thay đổi tốc độ truyền sóng) sao cho
λ
thỏa mãnh
hệ thức
n
2
λ
=l

thì sẽ có sóng dừng trên dây
1.3. Hướng dẫn thực hành
a. Dụng cụ thí nghiệm
- Máy tạo dao động (1) được nối với máy phát âm tần (2) để thay đổi được cả tần số và
biên độ dao động.
- Ròng rọc cố định và lực kế 5 N, có ĐCNN là 0,1N (4).
- Lò xo (4) bằng dây thép mạ niken, đàn hồi tốt, có độ dài tự nhiên là 30 cm, được treo
thẳng đứng vào giá thí nghiệm.
18
- Dây mảnh, dài 100cm (5);
b. Tiến trình thí nghiệm
* Khảo sát hiện tượng sóng dừng dọc trên lò xo có hai đầu cố định và đo tốc độ truyền sóng
19
- Treo lò xo lên giá thí nghiệm, đầu còn lại của lò xo được gắn vào đầu dao động của máy
tạo dao động nhờ một ốc vít. Máy tạo dao động được nối với máy phát âm tần .
- Thay đổi tần số trên máy phát âm tần ta sẽ quan sát thấy hiện tượng sóng dừng dọc trên
lò xo ứng với một tần số xác định.
- Đo khoảng cách giữa các nút hoặc bụng liên tiếp. Tính tốc độ truyền sóng trên lò xo.
* Minh họa hiện tượng sóng dừng ngang trên dây có hai đầu cố định và xác định tốc độ
truyền sóng trên dây.
- Cố định một đầu dây mảnh vào đầu dao động của máy tạo dao động, đầu kia của dây
được luồn qua một ròng rọc cố định và buộc vào móc của một lực kế.
- Cố định máy tạo dao động và lực kế lên giá thí nghiệm rồi nối máy tạo đao động với
máy phát âm tần.
- Thay đổi tần số dao động trên máy phát âm tần, quan sát thấy hiện tượng sóng dừng
ngang trên dây ứng với một tần số xác định.
- Đo khoảng cách giữa các nút hoặc các bụng liên tiếp. Tính tốc độ truyền sóng trên dây.
- Cố định tần số dao động f = 100 Hz và thay đổi lực căng dây, ta sẽ quan sát được hiện
tượng sóng dừng trên dây ứng với một số giá trị khác nhau của lực căng dây. Từ đó, rút ra nhận
xét về sự phụ thuộc của tốc độ truyền sóng trên dây vào lực căng dây.

1.4. Nội dung báo cáo
KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG SÓNG DỪNG TRÊN LÒ XO VÀ TRÊN SỢI DÂY ĐÀN HỒI
Họ và tên: Lớp: Nhóm:
Ngày làm thực hành:
1. Mục đích
20
1
2
4
3
Hình 5. Bộ thí nghiệm sóng dừng dọc
trên lò xo có hai đầu cố định
1
2
5
3
Hình 6. Bộ thí nghiệm sóng dừng trên sợi
dây đàn hồi có hai đầu cố định

2. Tóm tắt lí thuyết
3. Kết quả thí nghiệm
Bảng 4.1. Tốc độ truyền sóng trên lò xo có hai đầu cố định
f = ; l = 0,3 m
Lần đo λ(m) v (m/s)
v
(m/s) Δv(m/s)
1
2
3


- Tính:
v v v= ±∆

- Tính:
v v v= ±∆

Bảng 4.2. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây đàn hồi có hai đầu cố định
f = ; l = 1 m
Lần đo λ(m) v (m/s)
v
(m/s) Δv(m/s)
1
2
3

- Tính:
v v v= ±∆

Bảng 4.3. Tốc độ truyền sóng phụ thuộc lực căng dây.
f = 100 Hz; l = 1 m
Lần đo F(N) λ(m) v (m/s)
v
(m/s) Δv(m/s)
1
2
3

- Nhận xét về sự phụ thuộc của tốc độ truyền sóng trên dây vào lực căng dây.
4. Trả lời câu hỏi: Trả lời các câu hỏi và bài tập 1, 2, 3 (trang 18).
2.Thí nghiệm 2: Khảo sát hiện tượng giao thoa sóng nước

2.1. Mục đích của thí nghiệm
- Minh họa hiện tượng giao thoa của hai sóng nước tròn.
2.2. Cơ sở lí thuyết
Hiện tượng giao thoa sóng là hiện tượng hai sóng kết hợp (cùng tần số và có hiệu số pha
không đổi) gặp nhau tại những điểm xác định luôn tăng cường lẫn nhau (biên độ cực đại) hoặc
làm yếu lẫn nhau (biên độ cực tiểu). Trên mặt nước khi có giao thoa, ta quan sát được các vân
giao thoa là các đường hypebol (quỹ tích của những điểm có biên độ cực đại hoặc cực tiểu).
2.3. Hướng dẫn thực hành
a. Dụng cụ thí nghiệm:
- Giá thí nghiệm (1) (gồm khay nước và các chân đế).
- Gương phẳng và màn hứng ảnh (2)
21
- Bộ rung (3) là nguồn tạo ra dao động.
- Cần tạo sóng (4).
- Thanh chắn sóng (5).
- Nguồn sáng 12V – 5W.
- Hộp gỗ (7)
- Biến thế nguồn (8) (dùng chung).
- Máy phát tần số (9) (dùng chung).
- Dây nối.
b. Tiến trình thí nghiệm
- Lắp thanh tạo sóng vào nguồn dao động
và đổ nước vào khay. Điều chỉnh thanh và các vít
ở chân đế của bộ thí nghiệm sao cho cả hai đầu
núm cao su của thanh chạm nhẹ vào mặt nước
trong khay.
- Cho động cơ điện và đèn hoạt động,
điều chỉnh tốc độ quay của động cơ để quan sát được trên màn hình ảnh giao thoa của hai sóng
nước tròn.
2.4. Nội dung báo cáo

Trả lời các câu hỏi và bài tập 4, 5, 6, 7 (trang 18).
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình hướng dẫn thực hành thí nghiệm vật lí phổ thông, giáo
trình điện tử của khoa Vật lí, trường đại học sư phạm Hà Nội.
2. Sách giáo khoa Vật lí lớp 12, NXB giáo dục.
3. Nguyễn Sỹ Đức (chủ biên) - Nguyễn Ngọc Hưng - Đặng Thị Oanh - Dương Tiến Sĩ, Lắp
đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị dạy học ở trường THPT, tập 4, NXB Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội, 2009.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Nguyên nhân gây sai số của phép đo là gì? Cách khắc phục?
2. Thiết lập biểu thức phụ thuộc của tốc độ truyền sóng vào lực căng dây.
3. Soạn giáo án đoạn bài học có sử dụng thí nghiệm trên trong bài: “Bài 15. Phản xạ sóng. Sóng
dừng” hoặc “Bài 9. Sóng dừng” (SGK vật lí 12 theo chương trình chuẩn)
4. Giải thích hiện tượng tạo thành vân giao thoa trên mặt nước.
5. Giải thích vì sao hai sóng nước xuất phát từ hai nguồn không kết hợp giao nhau lại không tạo
thành vân giao thoa.
6. Mô tả hiện tượng giao thoa của hai sóng nước tròn quan sát được trong thí nghiệm.
7. Soạn giáo án đoạn bài học có sử dụng thí nghiệm trên trong bài: “Bài 16. Giao thoa sóng”
(SGK vật lí 12 nâng cao) hoặc “Bài 8. Giao thoa sóng”(SGK vật lí 12 theo chương trình chuẩn).
22
Hình 7. Bộ thí nghiệm giao thoa sóng nước
Bài 5. Đo hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng
Số tiết: 01(Lí thuyết: 0 ; Thực hành: 01 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Rèn kĩ năng sử dụng các thiết bị: lực kế, thước kẹp.
- Tiến hành được thí nghiệm đo hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng, tính toán, xử lí số
liệu, rút ra kết quả và so sánh với các kết quả đã được cung cấp trong SGK để tìm ra những yếu
tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm thực tế.
- Vận dụng được những kiến thức đã học trong học phần Lí luận dạy học vật lí để xác
định được thí nghiệm cần tiến hành, hình thức và phương án tiến hành thí nghiệm.

- Có kĩ năng hướng dẫn học sinh trong một giờ thực hành vật lí ở trường phổ thông.
B) NỘI DUNG
1. Mục đích của thí nghiệm: Xác định hệ số căng mặt ngoài của nước cất.
2. Cơ sở lí thuyết
- Dùng lực kế móc vào đầu sợi dây có treo một vòng nhôm sao cho đáy vòng nằm trên
mặt thoáng của khối nước cất. Do vòng bị nước dính ướt hoàn toàn nên để bứt vòng ra khỏi mặt
thoáng khối nước, lực kế cần tác dụng lên vòng một lực
F P F

= +
r r
(
P, F

r
lần lượt là trọng lực và
lực căng bề mặt tác dụng lên vòng).
- Hệ số căng bề mặt của nước cất được xác định theo công thức:
F F P


σ = =
1 2 1 2
l +l l +l
, trong
đó l
1
,l
2
lần lượt là chu vi ngoài và trong của đáy vòng.

3. Hướng dẫn thực hành
a. Dụng cụ thí nghiệm
- Lực kế có GHĐ là 0,1N và ĐCNN là 0,001N (1). Vòng nhôm hình trụ có dây treo (2).
Hai cốc nhựa đựng nước cất được nối thông với nhau ở thành các cốc nhờ một ống nhựa (3).
Thước kẹp có GHĐ là 150 mm và ĐCNN là 0,05 mm (dùng chung). Giá thí nghiệm
b. Tiến trình thí nghiệm
- Dùng thước kẹp đo ba lần đường kính ngoài, đường kính trong của vòng nhôm rồi tính
chu vi ngoài l
1
, và chu vi trong l
2
của đáy vòng và ghi vào bảng
số liệu các giá trị tính được. Tính
1 2 1 2
; ; ;∆ ∆l l l l
.
- Treo lực kế vào thanh ngang của giá đỡ và móc nó vào
đầu dây treo vòng để xác định trọng lượng P của vòng.
- Hạ lực kế xuống thấp dần sao cho đáy vòng nằm trên
mặt thoáng khối nước ở cốc A.
- Hạ từ từ cốc ước B xuống dưới cho tới khi vòng bị
bứt ra khỏi mặt thoáng khối nước ở cốc A. Đọc trên lực kế và
ghi vào bảng số liệu giá trị lực F
1
.
- Nâng cốc nước ở B sao cho đáy vòng lại nằm trên mặt
thoáng khối nước ở cốc A.
- Lặp lại các bước thí nghiệm trên thêm hai lần.
- Tính và ghi vào bảng số liệu các giá trị lực căng bề
mặt

1 2 3
F ; F ; F ; F ; F
′ ′ ′ ′ ′

. Tính
;σ ∆σ
23
1
2
3
Hình 8. Bộ thí nghiệm đo hệ số
căng mặt ngoài của chất lỏng
4. Nội dung báo cáo
ĐO HỆ SỐ CĂNG MẶT NGOÀI CỦA CHẤT LỎNG
Họ và tên: Lớp: Nhóm:
Ngày làm thực hành:
1. Mục đích
2. Tóm tắt lí thuyết
3. Kết quả thí nghiệm
Bảng 5.1. Lực căng mặt ngoài của nước cất
Lần đo P (N) F (N)
C
F F P= −
C
F∆
1
2
Giá trị trung bình
Bảng 5.2. Đường kính ngoài và trong của vòng nhôm
Lần đo D (mm) ΔD (mm) d (mm) Δd (mm)

1
2
Giá trị trung bình
- Tính giá trị trung bình của hệ số căng bề mặt của nước:
( )
C
F
D d
σ =
π +
- Tính sai số tỉ đối của phép đo:
C
C
F
D d
F D d

∆σ ∆π ∆ + ∆
δσ = = + +
σ π +
. Trong đó:
C C
F F 2 F

∆ = ∆ + ∆
(
F


là sai số dụng cụ của lực kế),

D D D ; d d d
′ ′
∆ = ∆ + ∆ ∆ = ∆ + ∆
(
1
l D

∆ =
,
d


là sai số dụng cụ của thước kẹp). Tính sai số tuyệt đối của phép đo:
.
∆σ = σδσ
.
Viết kết quả xác định hệ số căng bề mặt của nước:
σ = σ ± ∆σ
4. Trả lời câu hỏi: Trả lời các câu hỏi, bài tập 1, 2, 3, 4 (trang 20).
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình hướng dẫn thực hành thí nghiệm vật lí phổ thông, giáo
trình điện tử của khoa Vật lí, trường đại học sư phạm Hà Nội.
2. Sách giáo khoa Vật lí lớp 10, NXB giáo dục.
3. Nguyễn Sỹ Đức (chủ biên) - Nguyễn Ngọc Hưng - Đặng Thị Oanh - Dương Tiến Sĩ, Lắp
đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị dạy học ở trường THPT, tập 4, NXB Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội, 2009.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Có thể dùng lực kế nhạy để đo lực căng bề mặt và hệ số căng bề mặt của chất lỏng không dính
ướt theo phương pháp trên được không?
2. Trong bài thí nghiệm này, tại sao khi mức nước trong bình A hạ thấp dần thì giá trị chỉ trên lực

kế lại tăng dần?
3. So sánh giá trị của hệ số căng bề mặt xác định được trong thí nghiệm này với giá trị hệ số căng
bề mặt của nước cất trong bảng 37.1 (SGK vật lí 10 theo chương trình chuẩn) (hoặc bảng 1 trang
261, SGK vật lí 10 nâng cao)? Tại sao các kết quả lại có sự khác nhau như vậy?
4. Sai số của phép đo hệ số căng bề mặt trong bài thực hành chủ yếu do nguyên nhân nào gây ra?
Cách khắc phục?
24
Bài 6. Các định luật của khí lí tưởng
Số tiết: 02 (Lí thuyết: 0; Thực hành: 02 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Rèn kĩ năng sử dụng các thiết bị: áp kế, nhiệt kế .
- Tiến hành được thí nghiệm khảo sát định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và định luật Sác-lơ, từ
kết quả thí nghiệm rút ra nội dung của các định luật.
- Vận dụng được những kiến thức đã học trong học phần Lí luận dạy học vật lí để xác
định được thí nghiệm cần tiến hành, hình thức và phương án tiến hành thí nghiệm.
- Có kĩ năng soạn thảo đoạn bài học có sử dụng thí nghiệm trên: “Bài 45. Định luật Bôi-
lơ – Ma-ri-ốt” và “Bài 46. Định luật Sác-lơ. Nhiệt độ tuyệt đối” (SGK vật lí 10 nâng cao) hoặc
“Bài 29. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt” và “Bài 30. Quá trình đẳng tích.
Định luật Sác-lơ” (SGK vật lí 10 theo chương trình chuẩn) .
- Rèn kĩ năng sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong quá trình tập giảng đoạn
bài học.
B) NỘI DUNG
1. Thí nghiệm 1: Khảo sát định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt
1.1. Mục đích của thí nghiệm
Khảo sát sự phụ thuộc của áp suất p của khối khí xác định vào thể tích V của nó trong
quá trình biến đổi trạng thái đẳng nhiệt, từ đó rút ra định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.
1.2. Cơ sở lí thuyết
Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một
hằng số: pV = hằng số.
1.3. Hướng dẫn thực hành

a. Dụng cụ thí nghiệm
- Ống xilanh bằng thủy tinh (1)
có chia các vạch để đo thể tích, pitton
(2) . Áp kế khí (3)
5 5
0,5 10 2,0 10 Pa × ÷ ×
được nối với 1
đầu của xi lanh. Giá thí nghiệm
b. Tiến trình thí nghiệm
- Mở nút trên áp kế sau đó dùng
tay vặn piton đẩy hết khí trong xi lanh ra
ngoài, khi đó áp kế sẽ chỉ vạch số không
(cân bằng với áp suất khí quyển).
- Vặn piton theo hướng ngược
lại để hút một lượng khí xác định vào trong xi lanh, đóng nút của áp kế khí.
- Vặn từ từ piton để thay đổi thể tích của khí chứa trong xi lanh, đọc số chỉ của áp suất
khí trên áp kế và thể tích của khí trên vạch thước gắn với xi lanh.
- Tính và so sánh tích số pV của khối khí ứng với mỗi lần đo để rút ra nội dung định luật
Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.
1.4. Nội dung báo cáo
KHẢO SÁT ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT
25
1
2
3
Hình 9. Bộ thí nghiệm khảo sát định luật Bôi-lơ
– Ma-ri-ốt

×