Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá môn công nghệ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.35 KB, 20 trang )

Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
Chuyên đề: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở MÔN CÔNG NGHỆ 8
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua các buổi tổng kết các năm học qua của trường THCS Long Phú cho thấy tỉ
lệ học sinh khá, giỏi còn hạn chết nhưng tỉ lệ học sinh yếu, kém lại khá đông. Vì thế,
bản thân là giáo viên bộ môn cần phải suy nghĩ để tìm cách nào đó nâng dần chất
lượng của bộ môn nói riêng và chất lượng cả trường nói chung.
Sau nhiều năm giảng dạy, tôi đã áp dụng và thay đổi nhiều phương pháp dạy học
để tìm ra được phương pháp nào đó thích hợp cho từng kiểu bài lên lớp ứng với bộ
môn mình đang giảng dạy, sử dụng nhiều phương tiện dạy học cho học sinh quan sát
nhằm kích thích sự hứng thú học tập của các em. Tuy nhiên, kết quả học tập của học
sinh vẫn còn hạn chế. Vậy có thể do phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh có vấn đề chăng?
Qua thực tế tìm hiểu về kiểm tra, đánh giá cho thấy phương pháp kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của học sinh trước đây thường do giáo viên thực hiện. Cách đặt
câu hỏi, ra đề kiểm tra thường chú ý đến khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức của
học sinh, số lần kiểm tra trong một học kì quá ít,… Dẫn đến nội dung kiểm tra còn
hạn hẹp, kết quả kiểm tra, đánh giá chưa chính xác với kết quả học tập của từng học
sinh trong suốt học kì hoặc năm học. Việc chấm điểm không thống nhất giữa các giáo
viên trong cùng một tổ chuyên môn, một trường và giữa các trường còn khá phổ biến.
Từ thực trạng trên, để việc kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả tốt hơn và để đáp ứng
được mục tiêu giáo dục, tạo nên sự công bằng trong đánh giá tôi đã mạnh dạn đưa ra
đề tài ‘‘Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở
môn công nghệ lớp 8’’
Người thực hiện: Võ Đông Hồ
1
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.Đặc điểm tình hình:
a.Những mặt thuận lợi:


-Được sự quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu và đoàn thể nhà trường, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc dạy của giáo viên và học của học sinh.
-Thầy trò rất nhiệt tình trong công tác dạy và học.
-Thiết bị và đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ.
b.Những mặt khó khăn và tồn tại:
*Do trường:
-Hiện nay trường chưa có phòng thí nghiệm, phòng chức năng nên việc vận
chuyển các thiết bị đến các phòng học khi chuyển tiết gặp nhiều khó khăn và
mất nhiều thời gian.
-Trường có 2 lớp nằm ở điểm lẻ nên việc vận chuyển đủ các thiết bị dạy học
cho các nhóm thực hành cũng gặp nhiều khó khăn.
*Do giáo viên:
-Có quá nhiều thời gian chết trong từng hoạt động dạy học.
-Đánh giá kết quả học tập của học sinh còn nhiều hạn chế:
+Không kiểm tra bài cũ thường xuyên.
+Chưa quản lí nghiêm túc giờ kiểm tra.
+Bài kiểm tra không phân loại được trình độ học tập của học sinh.
+Kết quả kiểm tra gởi về cho học sinh còn chậm trể.
*Về học sinh:
-Đa số học sinh trong địa bàn xã Long Phú là người dân tộc nên khả năng
nghe, nói của học sinh còn hạn chế, hơn nữa đây là những kiến thức kĩ thuật nên
ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh.
-Học sinh không học bài cũ dẫn đến bị hỏng kiến thức quá nhiều, dẫn đến
mất nền tảng để xây dựng các kiến thức mới, sau một thời gian học sinh mất
hứng thú và chán nản học tập, thậm chí có thể bỏ học.
-Chưa tập trung quan sát, chưa tích cực hoạt động.
-Học sinh chưa ý thức nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp.
-Học sinh không dám phát biểu do tính nhút nhát.
-Chưa chuẩn bị tư thế khi phát biểu xây dụng bài làm mất nhiều thời gian.
-Chưa nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử.

Người thực hiện: Võ Đông Hồ
2
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
-Không theo dõi điểm của các bài kiểm tra trong suốt học kì, năm học,…
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên nên kết quả học tập của các em chưa
cao, các em chưa vận dụng được các kiến thức vào thực tế cuộc sống. Cụ thể qua lần
kiểm tra 1 tiết ở HKI năm học 2009-2010cho thấy:
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Lớp
TS
SL
TL(%
)
SL
TL(
%)
SL TL(%) SL
TL(
%)
SL
TL(%
)
8A
1
26
1
3,8
5
19,2
10

38,5
7
26,9
3
11,5
8A
2
34
2
5,9
6
17,6
12
35,3
9
26,5
5
14,7
8A
3
20
0
0
3
15
9
45
5
25
3

15
8A
4
22
2
9,1
4
18,2
7
31,8
5
22,7
4
18,2
Tổng:
102
5
4,9
18
17,6
38
37,3
26
25,5
15
14,7
Qua kết quả thống kê trên ta thấy số lượng học sinh học yếu kém quá nhiều, tôi
nghĩ ngoài việc do truyền thụ các kiến thức cho học sinh chưa có hiệu quả mà còn do
phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh chưa tốt, dẫn đến
học sinh lơ là trong việc học tập, chưa ý thức cao trong việc kiểm tra, thi cử.

2.Cơ sở lí luận:
Kiểm tra, đánh giá là một quá trình được tiến hành một cách có hệ thống, được
thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình dạy học như kiểm tra miệng, 15
phút, một tiết, thực hành, Nhưng để thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá trước hết
cần hiểu một khái niệm cơ bản trong kiểm tra, đánh giá:
+ Kiểm tra: là xác định kết quả học tập của học sinh qua mỗi giai đoạn thực
hiện kế hoạch giáo dục
+ Đánh giá: là xác nhận trình độ, khả năng tiếp thu các kiến thức mức độ: nhận
biết, thông hiểu và vận dụng.
Việc kiểm tra đánh giá có tác dụng kích thích sự cố gắng thi đua trong học tập
giữa các cá nhân học sinh trong lớp và giữa các lớp với nhau. Kiểm tra đánh giá một
cách nghiêm túc, chính xác giúp học sinh nâng cao ý thức, trách nhiệm, tính tự giác
trong học tập, ý vươn lên, củng cố niềm tin trong học tập. Chính vì vậy sau mỗi giờ
lên lớp giáo viên cần đánh giá kết quả học tập của học sinh, để kiểm tra xem giờ lên
lớp đó có đạt được mục tiêu đề ra hay không, từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động
dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh cho phù hợp.
Người thực hiện: Võ Đông Hồ
3
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
Muốn vậy giáo viên phải nắm mục tiêu của môn học, biết được các hình thức
kiểm tra đánh giá hiện nay, từ đó đưa ra được yêu cầu, tiêu chí và qui trình kiểm tra,
đánh giá cho thích hợp.
a. Những yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Để việc đánh giá kết quả học tập của học sinh có hiệu quả thì yêu cầu về đánh
giá phải đảm bảo phản ánh được mục tiêu dạy học, tính toàn diện và hệ thống, tính
khách quan và chính xác. Căn cứ vào mục tiêu của bài, chương, phần để đề ra các câu
hỏi, bài tập và tình huống kiểm tra phù hợp với 3 mức độ:
-Biết
-Hiểu
-Vận dụng

Kết quả đánh giá phải tạo điều kiện phân loại được học sinh giỏi, khá, trung bình,
yếu, kém. Mặt khác, trong kiểm tra đánh giá phải xem xét cả quá trình học tập để
phát hiện và đánh giá được các động lực phát triển, sự tiến bộ của học sinh đồng thời
công nhận, trân trọng và tạo điều kiện để những nhân tố tích cực của học sinh có cơ
hội phát triển.
Ngoài ra, trong kiểm tra đánh giá cũng cần được tiến hành công khai, kết quả phải
được công bố kịp thời để học sinh có thể tự đánh giá, phân loại trong quá trình học
tập, từ đó học sinh có thể biết và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Muốn vậy
phải có những phương pháp đánh giá và kĩ thuật đánh giá thích hợp, cần kết hợp
nhiều phương pháp đánh giá cho phù hợp với từng nội dung học tập, để học sinh bộc
lộ các năng lực bản thân.
b. Những căn cứ để kiểm tra đánh giá:
Để việc kiểm tra đánh giá có hiệu quả phải dựa vào một số các căn cứ sau:
- Nội dung kiểm tra phải căn cứ mục tiêu cụ thể của từng phần, từng chương, từng
bài, trong đó phải đề cập đến kiểm tra cả kiến thức, kĩ năng và thái độ. Đặc biệt trong
phần kiểm tra thực hành, việc kiểm tra kĩ năng và thái độ là rất quan trọng bởi việc
kiểm tra các bước thực hiện các qui trình công nghệ, qui trình sản xuất và tuân thủ
theo các nguyên tắc và an toàn lao động và gìn giữ môi trường là điều không thể
thiếu. Ngoài ra, đề kiểm tra cần chú ý vào việc học sinh vận dụng kiến thức để giải
Người thực hiện: Võ Đông Hồ
4
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống và trong lao động sản xuất, từ đó học sinh
nhận thấy mình học môn này có nhiều bổ ích nên có ý thức cao trong việc học tập.
- Căn cứ những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ 8: Phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo để học sinh vận dụng kiến thức và xử lí các
thông tin, các tình huống trong thực tiễn đời sống, sản xuất của học sinh. Tuy nhiên,
tuỳ trình độ của học sinh mà lựa chọn nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra cho
phù hợp.
-Mặt khác muốn khuyến khích đối tượng học sinh khá, giỏi phát huy được năng

lực của bản thân thì trong nội dung kiểm tra phải tăng cường đánh giá việc giải quyết
các vấn đề nảy sinh trong nội dung học tập và khả năng sáng tạo trong phát hiện và
giải quyết vấn đề, giải thích các hiện tượng, xử lí các thông tin của học sinh.
- Căn cứ vào hình thức kiểm tra đánh giá phải được sử dụng đa dạng hơn. Ngoài
kiểm tra miệng và kiểm tra viết thì còn có thể có những hình thức kiểm tra khác phù
hợp với đặc trưng của môn công nghệ như: kiểm tra sự vận dụng các kiến thức mới,
kiểm tra các kiến thức mà học sinh tiếp thu được sau bài học, kiểm tra thực hành,
kiểm tra kĩ năng vận dụng của học sinh qua hình thức trắc nghiệm khách quan,… Tuy
nhiên các câu hỏi kiểm tra nên kết hợp câu hỏi tự luận với trắc nghiệm khác quan,
giảm câu hỏi kiểm tra ghi nhớ, tái hiện kiến thức, tăng câu hỏi vận dụng kiến thức.
3. Các hình thức kiểm tra đánh giá:
+ Kiểm tra sơ bộ:
Mục đích của loại kiểm tra này thường áp dụng nội dung của môn học có liên
quan và được xây dụng dựa trên nội dung của các môn học khác mà học sinh đã biết
để xác định trình độ, kiến thức, kĩ năng của học sinh trước khi bắt đầu học môn học
này. Hình thức kiểm tra này có thể sử dụng phương pháp kiểm tra vấn đáp hoặc trắc
nghiệm khách quan
+ Kiểm tra thường xuyên:
Mục đích của hình thức này nhằm xác định mức độ hình thành kiến thức, kĩ năng
của học sinh, giúp học sinh thực hiện các bài tập đúng thời gian có hiệu quả và tập
thói quen làm việc độc lập và ý thức học tập thường xuyên của học sinh. Hình thức
kiểm tra này được sử dụng trong suốt quá trình học tập môn học và thường sử dụng
các phương pháp như quan sát, vấn đáp, viết, bài tập
Người thực hiện: Võ Đông Hồ
5
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
+ Kiểm tra định kì:
Mục đích nhằm xác định mức độ chính xác của kết quả kiểm tra thường xuyên và
đánh giá chất lượng dạy – học của giáo viên và học sinh. Hình thức kiểm tra này
được sử dụng trong quá trình dạy học nhưng chỉ được thực hiện sau khi kết thúc một

chương, một phần hay sau một học kì. Số lần kiểm tra được qui định trong phân phối
chương trình môn học. Phương pháp thường dùng chủ yếu hiện nay là kiểm tra viết,
bài tập vận dụng
+ Kiểm tra tổng kết:
Là hình thức kiểm tra được sử dụng sau khi môn học đã được thực hiện hết một
giai đoạn, một học kì hay toàn bộ chương trình. Trước khi kiểm tra tổng kết thường
có giai đoạn ôn tập. Phương pháp thường sử dụng là viết, bài tập vận dụng,
4. Các phương pháp kiểm tra đánh giá.
a. Kiểm tra lí thuyết: Hiện nay phổ biến là kiểm tra vấn đáp ( kiểm tra bài cũ
đầu tiết học) và kiểm tra viết ( Kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, học kì).
-Kiểm tra vấn đáp bài cũ đầu tiết học: học sinh trả lời đúng sai vẫn lưu điểm. Chú
ý: khi dạy các tiết có đăng kí học tốt thì giáo viên cần gọi các em yếu kém để trả bài
nhằm tạo điều kiện cho các em có cơ hội gở điểm, nếu có em nào không thuộc bài thì
đánh giá tiết đó không đạt. Đồng thời ghi cụ thể tên và điểm của em đó để GVCN và
liên đội xử lý.
-Kiểm tra các kiến thức cũ có liên quan ở bài mới:
+Giáo viên chỉ định học sinh trả lời: học sinh trả lời đúng hay sai vẫn lưu điểm.
+Học sinh xung phong phát biểu: Học sinh có quyền chọn lưu điểm hay không.
-Kiểm tra vấn đáp khả năng tư duy tìm tòi các kiến thức mới từ các kiến thức đã
học: học sinh tự chọn lưu điểm hay không.
-Kiểm tra sự tiếp thu kiến thức sau mỗi tiết học: Yêu cầu học sinh đóng hết tập và
sách sau đó trả lời các câu hỏi củng cố bài do giáo viên yêu cầu, học sinh tự chọn lưu
điểm của mình hay không.
VD: Khi giáo viên dạy bài bản vẽ lắp thì việc kiểm tra đánh giá các kiến thức cũ
và các kiến thức mới được thực hiện như sau:
§ 13 BẢN VẼ LẮP
Người thực hiện: Võ Đông Hồ
6
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:
Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ lắp. Biết cách đọc bản vẽ lắp đơn
giản.
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ lắp
3.Tư tưởng:
Có tác phong làm việc theo qui trình.
II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học:
-GV: SGK, giáo án, tranh bản vẽ lắp bộ vòng đai
-HS:SGK, vỡ chép bài.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số HS (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Em hãy đọc bản vẽ vòng đai (10.1 SGK)?
3.Giới thiệu bài mới: (1 phút)
Để lắp ráp được các chi tiết được hoàn chỉnh thì người thiết kế phải vẽ bản vẽ
lắp để biết được vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm. Vậy trong bản vẽ
lắp có những nội dung gì và trình tự đọc ra sao? Để biết được điều đó thầy trò ta
cùng nghiên cứu sẽ rỏ.
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học
sinh
Nội dung
14

Hoạt động 1:Trực quan- đàm
thoại, thảo luận để tìm hiểu
nội dung của bản vẽ lắp:

Gọi 1 HS đọc nội dung của
bản vẽ lắp các em còn lại theo
dỏi.
Trong một chiếc máy có rất
nhiều chi tiết, để biết được vị trí
lắp ráp các chi tiết thì người thi
công phải xem bản vẽ lắp. Theo
em, bản vẽ lắp phải diễn tả điều
gì?
Vậy bản vẽ lắp có công
dụng gì?
Bản vẽ lắp diễn tả
hình dạng, kết cấu và
vị trí tương quan giữa
các chi tiết của sản
phẩm.
Bản vẽ lắp dùng
trong thiết kế, lắp ráp
và sử dụng sản phẩm.
I.Nội dung của
bản vẽ lắp:
Bản vẽ lắp diễn
tả hình dạng, kết
cấu và vị trí
tương quan giữa
các chi tiết của
sản phẩm.
Bản vẽ lắp
gồm có 4 nội
dung:

-Hình biểu
diễn
-Kích thước
-Bảng kê
-Khung tên
Người thực hiện: Võ Đông Hồ
7
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
Em hãy cho biết bản vẽ lắp
gồm có những nội dung gì?
Nội dung của bản vẽ lắp có
điểm nào khác với bản vẽ chi
tiết? (HS thảo luận cặp thời gian
1 phút, học sinh nào trả lời đúng
có điểm)
Bảng kê chi tiết gồm có
những nội dung gì?
Bản vẽ lắp gồm 4 nội dung
chủ yếu. Để hiểu rỏ về nội dung
của bản vẽ chi tiết chúng ta tiến
hành đọc bản vẽ chi tiết.
Hình biểu diễn,
kích thước, bảng kê,
khung tên.
Bản vẽ lắp không
có yêu cầu kĩ thuật
nhưng có bảng kê chi
tiết.
Gồm tên gọi chi
tiết, số lượng và vật

liệu chế tạo chi tiết đó.
20

Hoạt động 2:Trực quan- đàm
thoại thảo luận để tìm hiểu các
nội dung của bản vẽ lắp và đọc
bản vẽ theo trình tự:
HS xem bản vẽ lắp bộ vòng
đai và nêu trình tự đọc bản vẽ
đó?
Gọi HS đọc các mục chú ý
trong SGK.
Giáo viên treo bảng trình tự
đọc và nội dung cần hiểu lên
bảng và hướng dẫn cho học sinh
quan sát.
Gọi học sinh đọc khung
tên?
Gọi học sinh đọc bảng kê?
Khung tên, bảng kê,
hình biểu diễn, kích
thước, phân tích chi tiết
và tổng hợp.
Đọc thông tin.
Học sinh theo dõi.
Tên gọi sản phẩm:
Bộ vòng đai. Tỉ lệ: 1:2

Tên chi
tiết

SL Vật
liệu
Vòng đai 2 Thép
II.Đọc bản vẽ
lắp:
(Về nhà vẽ
bảng 13.1 “trình
tự đọc bản vẽ
lắp” trong SGK)
Người thực hiện: Võ Đông Hồ
8
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
Gọi học sinh đọc hình biểu
diễn?
Yêu cầu học sinh thảo luận
cặp trong thời gian 2 phút để đọc
các kích thước? Học sinh trả lời
được cho điểm.
Giáo viên phân tích chi tiết
cho học sinh quan sát.
Nêu qui trình tháo vòng
đai?
Nêu qui trình lắp vòng đai?
Công dụng của sản phẩm
này là gì?
Gọi 1 vài học sinh đọc toàn
bộ bản vẽ? (Em nào đọc được
bản vẽ sẽ được lấy điểm).
Đai ốc
M10

2 Thép
Vòng
đệm
2 Thép
Bu lông
M10
2 Thép
Hình chiếu bằng và
hình chiếu đứng có cắt
cục bộ.
+Kích thước
chung:140,50,φ78
+Kích thước lắp:M10
+Kích thước xác định
khoảng cách:110,50
Tháo:2-3-4-1
Lắp: 1-4-3-2
Ghép nối chi tiết
hình trụ với các chi tiết
khác.
Học sinh đọc bản
vẽ
4.Kết luận bài: (4 phút)
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Yêu cầu học sinh đóng tập và sách lại, học sinh nào trả lời được sẽ cho
điểm:
So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết? Bản vẽ lắp dùng để làm
gì?
Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp?
Bản vẽ lắp được dùng trong các trường hợp sau:

a.Chế tạo chi tiết b.Lắp ráp các chi tiết
c.Thiết kế sản phẩm d.Câu b,c đúng
Giáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo
mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau.
5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và xem trước bài 14 “TH:Đọc bản vẽ
lắp”(1 phút).
Người thực hiện: Võ Đông Hồ
9
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
Qua cách kiểm tra đánh giá và lưu điểm như trên chắc hẳn là học sinh rất hứng
thú trong học tập, mạnh dạn đóng góp xây dựng bài, đồng thời các em sẽ ý thức được
việc học tốt các kiến thức cũ và chuẩn bị tốt các kiến thức mới để có cơ hội tự lựa
chọn số điểm của mình.
Trong kiểm tra viết thường kết hợp các câu hỏi tự luận với câu hỏi trắc nghiệm
khách quan.
Bản chất của kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan là giao cho học sinh những
câu hỏi trắc nghiệm trong các phiếu, bài kiểm tra đã được in sẵn; học sinh làm ngay
vào phiếu hay bài kiểm tra đó. Các dạng câu hỏi thường dùng là:
- Câu hỏi nhiều lựa chọn
- Câu hỏi đúng – sai
- Câu hỏi điền khuyết
- Câu hỏi ghép đôi tương ứng.
Cách kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan có ưu điểm là: trong một thời gian
hạn chế có thể kiểm tra được nhiều học sinh với nhiều nội dung khác nhau. Để chấm
bài nhanh và khách quan có thể dùng phương pháp đục lỗ, bản trong, ).
b.Kiểm tra thực hành: Kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp quan sát, việc đánh
giá kết quả thực hành của học sinh là quá trình mang tính hệ thống, nghĩa là phải
đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh trong từng giai đoạn, từng
bước trong qui trình thực hành cũng như sản phẩm cuối cùng. Vì thế, giáo viên cần
phải quan sát, ghi lại cụ thể kết quả đánh giá từng bước theo nội dung và quy trình

bài thực hành vào phiếu theo dõi - đánh giá hay còn gọi là “nhật kí” để có tư liệu
chính xác cho việc đánh giá cuối cùng.
Nội dung thực hành môn Công nghệ 8, chủ yếu mang tính minh hoạ cho lí thuyết,
nên không yêu cầu cao về rèn luyện kĩ năng. Điều cơ bản là phải kiểm tra được học
sinh có làm đúng thao tác kĩ thuật được hướng dẫn theo đúng qui trình không? Có
đảm bảo giữ gìn vệ sinh chung không? Có đảm bảo an toàn lao động hay không?
c.Tự đánh giá của học sinh: Tự đánh giá kết quả học tập của học sinh là một vấn
đề rất quan trọng đối với các em. Thông qua việc học tập, kiểm tra các em có thể tự
xác định được mức độ tiếp thu kiến thức của mình đến đâu. Tự các em tìm thấy
những lỗ hỏng kiến thức cần bổ sung hoặc đề xuất với giáo viên để được củng cố và
Người thực hiện: Võ Đông Hồ
10
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
trao dồi thêm. Với chương trình sách giáo khoa mới, nhiều bài giảng đã tạo cơ hội
cho học sinh được tự đánh giá kết quả học tập. Việc tự đánh giá kết quả học tập của
học sinh có thể thông qua thảo luận bài mới ở trên lớp, trong nhóm học tập, đối với
các bài thực hành các em có sẵn các mẫu để tự xác định kết quả học tập sau mỗi bài
học. Ngoài ra, các em cần lưu các bài kiểm tra để theo dỏi điểm của mình, từ đó có
lập ra kế hoạch học tập để gở điểm kịp thời.
5. Tỉ lệ kết hợp các câu tự luận và trắc nghiệm khách quan.
Do đặc thù môn học có tính ứng dụng thực tiễn cao và nội dung môn học có nhiều
kiến thức mang tính tình huống do đó tỉ lệ câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan
trong kiểm tra 15 phút nên là 50/50, trong kiểm tra 45 phút nên là 30/70 hoặc 40/60.
cụ thể:
- Đối với đề 15 phút: 1 câu tự luận (5điểm) và 2 đến 3 câu trắc nghiệm (5 điểm)
- Đối với đề 45 phút: 1 đến 2 câu tự luận (3 điểm); 1 câu điền khuyết (1 đến 2
điểm); 1 câu nhiều lựa chọn nhưng có 4 ý nhỏ ( 2 điểm); 1 câu ghép đôi (1,5
đến 2 điểm); 1 câu đúng sai (1,5 đến 2 điểm)
Thời gian để hoàn thành mỗi câu tự luận khoảng 10 -15 phút, mỗi câu trắc nghiệm từ
5 – 8 phút (mỗi ý nhỏ từ 1 đến 1,5 phút).

6. Các biện pháp thực hiện:
a.Qui trình biên soạn đề kiểm tra:
+ Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra: là phương tiện để xác định mức độ đạt
được hệ thống mục tiêu môn học cần đạt của học sinh, qua đó đánh giá kết quả học
tập sau khi học sinh đã học xong một phần, một chương, một học kì hay toàn bộ
chương trình một lớp, một cấp học nào đó.
+ Xác định các mục tiêu cần: Người biên soạn đề kiểm tra cần liệt kê đủ các mục
tiêu giảng dạy để làm căn cứ so sánh, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Thiết lập ma trận 2 chiều ( một chiều thường là nội dung hay mạch kiến thức
chính cần đánh giá, một chiều là mức độ nhận thức của học sinh). Nếu ma trận có m
x n ô có nghĩa là một chiều có m nội dung kiến thức, chiều còn lại có n mức độ nhận
thức cần kiểm tra. Việc quyết định số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào
mức độ quan trọng của mục tiêu đó, thời gian làm bài kiểm tra và số điểm quy định
cho từng mạch kiến thức, từng mức độ nhận thức. Cụ thể như sau:
Người thực hiện: Võ Đông Hồ
11
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
- Xác định số điểm cho từng mạch kiến thức đựơc căn cứ vào số tiết qui định
trong phân phối chương trình, mức độ quan trọng của mỗi ngạch kiến thức
trong chương trình mà xác định số điểm tương ứng cho từng mạch nội dung.
- Xác định điểm cho từng hình thức câu hỏi, tỉ lệ giữa câu hỏi tự luận với câu hỏi
trắc nghiệm khách quan.
- Xác định số lượng câu hỏi cho từng ô trong ma trận trên cơ sở căn cứ vào các
tổng số điểm đã xác định mà có số câu hỏi tương ứng.
Ví dụ: Thiết kế đề kiểm tra phần vẽ kĩ thuật – Công nghệ 8
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Tổng
TN KQ TL TN KQ TL TN KQ TL
1.Vai trò của bản

vẽ kĩ thuật
0.5 0.5
2.Bản vẽ các
khối hình học
0.5 0.5 0.5 1.5
1.0 0.5 1.0 2
3. Khái niệm về
bản vẽ kĩ thuật
hình cắt – Biểu
diễn ren.
0.5 0.5 1.5
1.0 1
4. Bản vẽ kĩ thuật
0.5 0.5 1.0 2.0
0.5 1 1.5
Tổng 3.5 3.5 3.0 10
Trong ma trận trên, mức độ nhận biết, thông hiểu vận dụng được xác định tổng
số điểm là 3.5: 3.5:3 từ đó giáo viên có thể suy ra được số câu hỏi trong từng ô và
tổng số điểm trong từng ô tương ứng.
- Thiết kế câu hỏi theo ma trận: Căn cứ vào mục tiêu đã được xác định và ma
trận đã được thiết kế nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận
thức cần có ở học sinh qua từng câu hỏi và toàn bộ bài kiểm tra.
- Xây dựng đáp án và biểu chấm điểm: Theo qui định của bộ giáo dục và đào tạo
khi xây dựng biểu điểm theo thang điểm 10, gồm 11 bậc, từ điểm 0 đến điểm
10, có thể cho điểm lẻ đến 0.5. Khi xây dựng biểu điểm cần chú ý:
Người thực hiện: Võ Đông Hồ
12
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
+ Biểu điểm với hình thức tự luận: Xây dựng theo thang điểm trên, theo nguyên
tắc chung đang thực hiện.

+ Biểu điểm với hình thức trắc nghiệm khách quan: Điểm toàn bài (10 điểm) chia
cho các câu hỏi hoặc điểm tòan bài bằng số lượng câu hỏi ( Mỗi câu hỏi 1 điểm),
sau đó quy về thang điểm 10.
+ Khi xây dựng biểu điểm cần chú ý: Phân phối điểm cho từng phần ( Tự luận và
trắc nghiệm khách quan ) theo mức độ quan trọng của nội dung và thời gian học
sinh làm bài.
b.Một số đề kiểm tra môn công nghệ 8 minh hoạ:
Đề số 1: Bài kiểm tra viết 1 tiết ( Tiết thứ 16 theo PPCT)
I. Phần trắc nghiệm ( 6 điểm)
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước mỗi câu trả lời mà em cho là đúng:
1. Hình cắt là hình biểu diễn phần vật vật thể:
A. tiếp xúc với mặt phẳng cắt
B. ở sau mặt phẳng cắt
C. ở trước mặt phẳng cắt
D. bị cắt làm đôi
2. Khối đa diện được tạo bởi các hình:
A- Chữ nhật C- Đa giác
B- Tam giác D- Hình vuông
3. Khi ren bị che khuất thì các đường đỉnh ren, chân ren, giới hạn ren được vẽ bằng
nét gì?
A.Nét liền đậm B. Nét liền mảnh
C.Nét đứt D.Nét gạch chấm mảnh.
4. Các tia chiếu của phép chiếu vuông góc có đặc điểm gì ?
A. Các tia chiếu vuông góc với nhau
B. Các tia chiếu song song với nhau.
C. Các tia chiếu đồng qui tại một điểm
D. Các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu
Người thực hiện: Võ Đông Hồ
13
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8

Câu 2: Điền cụm từ trong khung vào các chỗ trống trong các câu sau đây cho đúng
với nội dung:
Muốn làm ra một chiếc máy, trước hết phải chế tạo ra các chi tiết máy theo các
(1) , sau đó mới tiến hành lắp ráp các chi tiết máy đó
lại theo (2)
Các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo các máy và thiết bị gọi là
(3) và các bản vẽ liên quan đến thiết kế và thi công
các công trình kiến trúc và xây dựng gọi là (4)
Câu 3 : Hãy nối mỗi cụm từ ở cột A với mỗi nội dung ở cột B để nêu lên trình tự đọc
bản vẽ nhà:
A Cột nối B
1. Khung tên 1 nối với …. a) Kích thước chung, kích thước từng bộ phận
2. Hình biểu diễn 2 nối với …. b) Số phòng, số cửa đi, số cửa sổ…
3. Kích thước 3 nối với …. c) Tên gọi ngôi nhà, tỉ lệ bản vẽ
4. Các bộ phận 4 nối với …. d) Vật liệu, công dụng của ngôi nhà
e) Tên gọi hình chiếu, tên gọi mặt cắt.
II. Phần tự luận ( 4 điểm)
Hãy vẽ các hình cắt (ở vị trí chiếu đứng ) và hình chiếu bằng của các vật thể sau.
Vẽ theo kích thước đã cho trên hình vẽ.

Người thực hiện: Võ Đông Hồ
14

bản vẽ lắp, bản vẽ nhà, bản vẽ cơ khí, bản vẽ chi tiết, bản vẽ xây dựng, bản vẽ kỹ thuật
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
Đề số 2: Bài kiểm tra viết 1 tiết ( Tiết thứ 45 theo PPCT)
I. Phần trắc nghiệm ( 4điểm)
Câu 1:Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước mỗi câu trả lời mà em cho là
đúng nhất:
1.Vật liệu nào dưới đây là vật liệu cách điện ?

A.Hợp kim Nike – crôm B.Dung dịch Axit.
C.Nhựa đường. D.Thuỷ ngân.
2. Dựa trên cơ sở nào người ta phân loại đèn điện ?
A.Cấu tạo của đèn điện. B.Nguyên lí làm việc của
đèn điện.
C.Màu sắc ánh sáng của đèn điện. D.Các chất bên trong của bóng
đèn.
3. Bàn là điện là đồ dùng điện loại gì ?
A.Loại điện - nhiệt. B. Loại điện - quang.
C.Loại điện - cơ. D. Kết hợp loại điện - cơ và điện-
nhiệt.
4. Máy sấy tóc là đồ dùng điện loại gì ?
A.Loại điện - nhiệt. B.Loại điện - cơ.
C.Loại điện - quang. D.Kết hợp loại điện - cơ và điện - nhiệt.
Câu 2 (1 điểm): Hãy nối mỗi cụm từ ở cột A với mỗi cụm từ ở cột B để được câu
đúng:
A Cột nối
B
1. Máy biến áp tăng áp có
2. Máy biến áp giảm áp có
1 nối với…
2 nối với…
a. Số vòng dây sơ cấp N
1
lớn hơn số vòng
dây thứ cấp N
2
.
b. Số vòng dây sơ cấp và thứ cấp bằng
Người thực hiện: Võ Đông Hồ

15
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
nhau.
c. Số vòng dây thứ cấp N
2
lớn hơn số vòng
dây sơ cấp N
1
.
Câu 3 (1điểm): Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống(…) trong các câu sau
đây để được một câu đúng.
A. Người ta rút hết không khí trong bóng thuỷ tinh của đèn sợi đốt ra để làm
tăng . . . . . . của sợi đốt.
B.Đèn huỳnh quang tiết kiệm . . . . . . . . . . . . . . điện năng hơn đèn sợi đốt.
B. Phần tự luận (6 điểm):
Tính số tiền phải trả của một hộ gia đình trong một tháng ( 30 ngày) gồm các thiết
bị sau:
- Bàn là 220V- 1000W, mỗi ngày sử dụng 2 giờ.
- Bóng đèn sợi đốt 220V – 100W, mỗi ngày sử dụng 5 giờ.
- Đèn huỳnh quang 220V – 40W, mỗi ngày sử dụng 7 giờ.
- Quạt điện 220V – 80W, 3 chiếc, mỗi ngày sử dụng 5 giờ.
- Bơm nước 220V- 60 W, mỗi ngày sử dụng 1 giờ.
- Điều hoà không khí 220V- 200W, mỗi ngày sử dụng 8 giờ.
Biết rằng mỗi kWh giá 700 đồng.
Đề bài số 3 : Bài kiểm tra 15 phút ( Bài số 1)
Câu 1: (2 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu dưới đây mà em cho là câu đúng:
A. Phép chiếu vuông góc có các tia chiếu đồng quy tại một điểm.
B. Phép chiếu vuông góc có các tia chiếu song song với nhau.
C. Phép chiếu vuông góc có các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với

mặt phẳng chiếu.
Câu 2: (3 điểm)
Hãy điền đúng (Đ) nếu câu đúng, hoặc điền (S) nếu câu sai vào ô trống ở
cuối mỗi câu trả lời sau:
Người thực hiện: Võ Đông Hồ
16
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8

1. Mặt chính diện gọi là mặt phẳng chiếu đứng.

2. Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trên xuống

3. Mặt nằm ngang gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.
4. Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống.
5. Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ phải sang.

6. Mặt cạnh nằm ngang gọi là mặt phẳng chiếu đứng.
Câu 3: (5 điểm)
Hãy vẽ các hình chiếu đứng, chiếu bằng, chiếu cạnh của vật thể sau:

Trên đây là một số đề kiểm tra mẫu, để nâng cao chất lượng và thống nhất trong
việc ra đề và chấm điểm một cách khách quan hơn trong cùng một tổ chuyênmôn thì
giáo viên cần biên soạn thành ngân hàng đề kiểm tra ở bộ môn đó. Những giáo viên
trong cùng một môn và khối lớp sẽ chọn ngẫu nhiên các câu hỏi trong ngân hàng đề
này. Việc lựa chọn ngẫu nhiên câu hỏi trong ngân hàng đề và số lượng đề được in ra
được thực hiện dễ dàng trên máy vi tính bằng chương trình “Trắc nghiệm”.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
1. Kết quả nghiên cứu:
Người thực hiện: Võ Đông Hồ
17

Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
Sau khi áp dụng đề tài này tại truờng THCS Long Phú trong năm học 2010
-2011 tôi đã thu được kết quả như sau:
+ 95% số học sinh có hứng thú học tập bộ môn.
+ 95% học sinh chủ động nghiên cứu tìm tòi kiến thức.
Chính vì vậy mà chất lượng được nâng cao, qua khảo sát chất lượng lần 2 (kiểm tra
cuối học kỳ I). Chất lượng môn công nghệ của 2 lớp 8 đã đạt được kết quả như sau:
Lớp
TS Giỏi Khá
Trung
bình
Yếu Kém
HS
S
L
TL(%
)
S
L
TL(%
)
S
L
TL(%
)
S
L
TL(%
) SL TL(%)
8A

1
34 5 14.7 8 23.5 14 41.2 4 11.8 3 8.8
8A
2
34 6 17.6 7 20.6 14 41.2 5 14.7 2 5.9
8A
3
15 2 13.3 5 33.3 5 33.3 1 6.7 2 13.3
8A
4
19 3 15.8 5 26.3 8 42.1 2 10.5 1 5.3
Khối
8
10
2
16 15.7 25 24.5 41 40.2 12 11.8 8 7.8
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua kết quả trên bản thân tôi nhận thấy rằng: Đổi mới cách kiểm tra đánh giá có
những ưu điểm và tồn tại như sau:
-Ưu điểm:
+Học sinh không ỉ lại giáo viên không gọi trả bài mà học tốt các kiến thức cũ.
Từ đó các em ít bị hỏng kiến thức.
+Học sinh có ý thức chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp để tự chọn những con
điểm tốt ở bài mới.
+ Không khí lớp học sôi động, học sinh hứng thú tìm tòi nghiên cứu để tìm ra
các kiến thức mới.
+Đánh giá chất lượng học sinh khách quan hơn trong từng phần, chương.
Đồng thời học sinh sẽ có nhiều cột điểm trong học kì nhằm giảm áp lực trong thi
cử.
Người thực hiện: Võ Đông Hồ

18
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
+Tạo điều kiện cho các em có cơ hội gở điểm.
+Trong cùng một thời gian sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh được nhiều kiến thức
hơn.
+ Học sinh nắm vững kiến thức đã học.
+ Nâng cao chất lượng đại trà của bộ môn.
+ Là cơ sở để phân luồng học sinh và có hướng bồi dưỡng học sinh giỏi và
phụ đạo học sinh yếu kém.
-Nhược điểm:
+Mất một ít thời gian để lưu điểm, để giảm thời gian chết thì giáo viên lưu
điểm trên bảng, cuối tiết ghi điểm vào sổ điểm cá nhân. Ngoài ra, cần hạn chế thời
gian trả lời câu hỏi có điểm từ 30 giây đến 1 phút (tuỳ câu hỏi) và cần rèn luyện
tác phong công nghiệp cho học sinh khi phát biểu xây dựng bài. Tuy nhiên, để
làm được điều này thì không chỉ một ngày, hai ngày mà giáo viên phải cố gắng
kiên trì rèn luyện học sinh trong một thời gian dài. Đồng thời cần áp dụng đại trà
trên tất cả các bộ môn.
+Học sinh dễ dàng copy bài lẫn nhau ở những câu hỏi trắc nghiệm: Giáo viên
có thể ra 2 đề kiểm tra để đảm bảo học sinh ngồi gần sẽ làm đề khác nhau, đồng
thời cần nghiêm túc khi gác kiểm tra, thi cử.
3. Ý kiến đề xuất:
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi, chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót, do vậy kính mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung để cùng nhau đưa
chất lượng bộ môn công nghệ nói riêng và chất lượng học sinh nói chung lên tầm cao
hơn nhằm góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Long Phú, ngày 22 tháng 10 năm 2010
Người viết
Võ Đông Hồ
Người thực hiện: Võ Đông Hồ

19
Chuyên đề: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn công nghệ 8
Thầy cô sau khi tải về xem xong nhớ cho ý kiến đóng góp để chuyên đề của tôi
được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn.
Người thực hiện: Võ Đông Hồ
20

×