Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Dự án tủ gửi đồ locker (nhóm 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.37 KB, 27 trang )

Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
Nhóm 1:
Họ tên Điểm đánh giá
1. Nguyễn Thị Hậu 10
2. Nguyễn Tuấn Anh 10
3. Trần Văn Mạnh 9
4. Nguyễn Văn Long 9
Phần I: Sự cần thiết phải đầu tư
1. Sự cần thiết phải đầu tư
1.1. Khái quát về điều kiện của khuôn viên KTX trường Đại học
Kinh tế Quốc dân
- KTX trường ĐH KTQD hay còn gọi là khu nội trú của
trường. Tại đây không những là nơi sinh hoạt của hàng ngàn
sinh viên đang theo học tại trường mà còn là nơi phục vụ
khuôn viên để sinh viên theo học môn Giáo dục thể chất,
sinh hoạt ngoại khóa.
- Khu vực sân KTX khá chật hẹp so với lượng sinh viên và
nhu cầu tập luyện.
- Không những sinh viên đang theo học trong trường sử dụng
khuôn viên kí túc mà còn những người dân xung quanh địa
bàn trường cũng coi đây là một địa điểm tập thể dục và tham
gia các môn thể thao.
- Đây cũng là nơi các tổ đội tình nguyện của Hội Sinh viên
trường sinh hoạt thường kì, ca hát, thực hiện các hoạt động
ngoại khóa.
1.2. Thực trạng về việc để đồ trong khi tham gia các hoạt động
trong KTX
- Việc để đồ tràn lan trên các ghế đá, gốc cây, bờ tường hay
cột bóng rổ là cho cảnh quan khu vực ktx mất tính thẩm mỹ.
- Để đồ như trên đã xảy ra nhiều tình trạng mất đồ từ những
đồ có giá trị thấp tới những đồ có giá tri cao: điện thoại,


laptop,…
1.3. Mục tiêu của dự án
[Type text] Page 1
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
- Hình thành môt khu vực với những tủ đồ Locker để sinh
viên cũng như những người dân tham gia các hoạt đông
trong ktx có thể gửi đồ.
- Hoàn thiện hơn về thẩm mỹ trong khuôn viên ktx.
- Hạn chế tối đa việc mất đồ có giá trị trong khi tham gia các
hoạt động tại ktx.
- Tạo được việc làm thêm đối với sinh viên trong trường với
thu nhập hỗ trợ việc sinh hoạt của sinh viên.
2. Nghiên cứu thị trường
2.1 Số lượng sinh viên
- Đại hoc KTQT có lực lượng sinh viên hùng hâu, tuyển sinh
đầu vào hệ chính quy hàng năm là 4700 sinh viên, vậy nên
ước tính có trên 19000 sinh viên theo hệ chính quy
- Số lượng sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa: 1 ngày
có 4 ca học giáo dục thể chất, 1 ca có từ 5-7 lớp, mỗi lớp
trung bình có 50 sinh viên vậy trong 1 ca có từ 250-350 sinh
viên, và trong 1 ngày số lượng này lên tới 1000-1400 sinh
viên
- Ngoài ra còn nhiều hệ khác như hệ chất lượng cao, liên kết
quốc tế …
2.2 nhu cầu của sinh viên
- Nhằm mục đích: trên thực trạng mất đồ khi tham gia các
hoạt động thể thao hay tham gia lớp giáo dục thể chất cũng
như những sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa;
việc mất mỹ quan khuôn viên kí túc xá nhóm dự án thấy nên
có những biện pháp để hạn chế rủi ro gây ra cũng như đảm

bảo mỹ quan cho khu vực kí túc xá…
- Ngoài ra việc xây dựng tủ gửi đồ locker còn phục vụ cho
nhu cầu của những sinh viên trong khu vực ktx và khu vực
ngoài ktx gửi những đồ vật có giá trị khi đi chơi xa hoặc về
quê.
- Sự bất tiện khi phải trông đồ và làm việc hay cần cắt cử
người trông đồ là một nguyên nhân nên thiết lập tủ đựng đồ
locker.
3. Địa điểm đặt tủ đựng đồ locker
- Đặt tại địa điểm khu canteen nhà 3
[Type text] Page 2
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
- Để đảm bảo việc bảo vệ tủ dồ locker dưới sự tác động của
thời tiết
-
Phần 2: ĐIỀU KIỆN VĨ MÔ CỦA DỰ ÁN
1. Phân tích môi trường vĩ mô
1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự ra đời
của dự án
1.1.1Tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước
a.GDP:
- Cán cân thanh toán ước thặng dư trên 8 tỷ USD.
- Bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 đạt 4,8% GDP.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 29,2% GDP.
- Năm 2013 chúng ta tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu phấn đấu đã thông qua
tại Quốc hội như phấn đấu GDP tăng 5,5%, Kim ngạch xuất khẩu khoảng
10%, kim ngạch nhập khẩu tăng 8%, bội chi ngân sách không quá
4,8%GDP, tốc độ tăng giá tiêu dùng CPI khoảng 8%, tổng vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội khoảng 3% GDP, tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu
lao động, tỷ lệ thất nghiệp thành thị không quá 4%.

b.Lạm phát.
- Theo mục tiêu đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội số 01 /NQ-CP ngày
03/01/2012, chỉ tiêu lạm phát được đặt ra dưới 10%. So với mục tiêu này,
lạm phát năm 2012 đã được thực hiện rất tốt ở mức 6,81 %, thấp nhất từ
năm 2007 tới nay.
- Diễn biến CPI tháng trong năm 2013 có nhiều điểm đi ngược với quy luật
- tăng đầu năm, giảm giữa năm, tăng cuối năm - của những năm trước đó
khi vẫn tăng theo quy luật những tháng đầu năm, giảm sâu vào giữa năm
(giảm vào tháng 6 và tháng 7, sau 38 tháng liên tiếp tăng với tốc độ
[Type text] Page 3
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
nhanh, chậm khác nhau), đột ngột tăng vào tháng 9 và giảm từ tháng 9
cho đến cuối năm.
c.Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ.
- Kết quả này có được chủ yếu nhờ các giải pháp tiền tệ và tài khóa được
đưa ra và thực hiện quyết liệt, kiên định (thể hiện ở Chính phủ không
chạy theo mục tiêu tăng trưởng ngay cả khi CPI tăng thấp và giảm 2
tháng liền trong năm 2012) từ năm 2011.
- Về giải pháp tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thể hiện tính kiên
định trong kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm 2011 qua Chỉ thị 01/CT-
NHNN ngày 01/03/2011 với tăng trưởng tín dụng dưới 20%, tăng tổng
phương tiện thanh toán khoảng 15% - 16%; tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh
vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa 22% và tối đa 16% vào
31/12/2011 và tiếp tục kiên định chính sách đó cho đến nửa đầu năm
2012 trước khi giảm lãi suất điều hành lần thứ nhất vào ngày 13/03/2012.
- Đi liền với mục tiêu là sự thống nhất trong các tín hiệu chính sách, thể
hiện qua:
(i) khống chế lãi suất huy động có kỳ hạn dưới 14% (Thông tư
02/2011/ TT-NHNN ngày 03/03/2011), lãi suất huy động không kỳ hạn
dưới 6% (Thông tư 30/2011/TT- NHNN ngày 28/09/2011)

(ii) liên tục tăng các lãi suất điều hành; tăng lãi suất tái cấp vốn lên
gần 50% (từ 7% lên 12%) từ ngày 08/03/2011 và lên 13% vào ngày
1/5/2011
(iii) thực hiện các biện pháp kiểm soát hoạt động cho vay đối với lĩnh
vực phi sản xuất bằng các công văn số 2956/ NHNN-CSTT ngày
14/04/2011; công văn 8844/NHNN-CSTT ngày 14/11/2011
(iv) ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN năm 2011 về chấn chỉnh thực hiện
quy định mức lãi suất huy động và công văn số 8839/NHNN-TTGSNH1
ngày 14/11/2011 về việc xử lý vi phạm vượt trần lãi suất huy động tại
một ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh.
- Về chính sách tài khóa, những năm gần đây, chính sách tài khóa cho thấy
sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cơ quan hoạch định
chính sách tài khóa, thâm hụt ngân sách đã giảm suốt từ năm 2009 đến
nay (2009: -6,9%; 2010: -6,2%; 2011: -4,9%: 2012: -4,8%). Chi cho đầu
tư phát triển đã có xu hướng giảm so với trước đây nhờ một loạt các hoạt
động cắt giảm chi tiêu công trong năm 2011 (với Quyết định 527/QĐ-
BTC) và năm 2012, kéo theo tỷ lệ vốn đầu tư xã hội/GDP giảm: năm
2012 ước đạt 33,5%, thấp hơn so với năm 2011 là 34,6%. Tỷ trọng vốn
[Type text] Page 4
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
đầu tư khu vực nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã giảm từ
36,4% năm 2011 xuống còn 33,5% trong 9 tháng 2012.
- Chỉ số tiêu dùng giảm còn do nền kinh tế khó khăn, DN phá sản nhiều,
thu nhập người lao động giảm dẫn đến tốc độ tăng sức mua của nền kinh
tế giảm sút nhiều. Từ tháng 03/2011 đến cuối năm 2012, tốc độ tăng
doanh số bán lẻ hàng hoá dịch vụ chững lại, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ
hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sau khi loại trừ yếu tố tăng giá
chỉ xoay quanh 6,2%, thấp bằng mức khủng hoảng 2008 và chưa bằng
một nửa tốc độ tăng trong giai đoạn hậu khủng hoảng 2009-2010. Tốc độ
tăng doanh số bán lẻ hàng hóa dịch vụ chững lại trong khi kim ngạch xuất

khẩu vẫn tăng nhanh cho thấy sức mua thị trường nội địa đã giảm sút và
sau khi thị trường xuất khẩu hồi phục, các DN không còn chú tâm đến thị
trường nội địa như những năm 2009-2010 nữa (giai đoạn sức mua mãnh
liệt của thị trường nội địa đã cứu các DN, đặc biệt là DN xuất khẩu giảm
bớt khốn đốn vì thị trường xuất khẩu bị thu hẹp).
- Trên cơ sở thành quả đạt được trong kiềm chế lạm phát năm 2012, có ý
kiến cho rằng lạm phát đã giảm khá thấp, do vậy, đã tới lúc đẩy mạnh tín
dụng, cung tiền cũng như tăng chi tiêu công để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.
d.Tăng trưởng kinh tế năm 2013 và triển vọng năm 2014
- Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 5,03%, thấp nhất
trong một thập kỷ qua. Tăng trưởng kinh tế năm 2013 không đạt mục tiêu
đề ra nhưng trong bối cảnh Việt Nam phải thực hiện mục tiêu ưu tiên là
kiềm chế lạm phát - mà các giải pháp thực hiện mục tiêu này thường có
hiệu ứng phụ là tăng trưởng kinh tế bị suy giảm và trong bối cảnh suy
giảm chung của kinh tế toàn cầu: 3,8% năm 2012; 3,3% năm 2013 (IMF,
2013) thì tốc độ tăng 5,03% này là chấp nhận được.
- Tăng trưởng kinh tế có kết quả tích cực, thể hiện ở tăng trưởng đã cao lên
qua các quý lần lượt là 4,64%, 4,80%, 5,05%, 5,44% và tăng trưởng đạt
được ở cả 3 nhóm ngành, trong đó nhóm ngành dịch vụ tăng cao hơn tốc
độ chung nhưng so với những năm gần đây, vẫn theo đà giảm dần.
- Với đánh giá của công ty tư vấn hàng đầu thế giới A.T. Kearney: Năm
2013, Việt Nam đã không còn nằm trong 30 quốc gia đang phát triển có
thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới (A.T. Kearney, 2013) sau khi xếp
hạng 23 năm 2012 (A.T. Kearney, 2012), hạng 14 năm 2011, hạng 6 năm
2010 (A.T. Kearney, 2011).
[Type text] Page 5
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
e Cán cân thanh toán tổng thể năm 2013 và dự đoán 2014
- Cán cân tổng thể của Việt Nam năm 2013 đã biến chuyển theo hướng tích

cực: từ bị thâm hụt trong 2 năm 2010 (-8,4 tỷ USD), 2011 (-1,7 tỷ USD)
sang thặng dư trong năm 2012 (2,5 tỷ USD) và tiếp tục thặng dư trong
các quý năm 2013 - quý I: 4,28 tỷ USD; quý II: 2,17 tỷ USD; quý III: 4,2
tỷ USD. Đây là sự chuyển dịch vị thế quan trọng, góp phần làm tăng sức
mạnh tài chính quốc gia chống lại kỳ vọng về biến động tỷ giá, kỳ vọng
lạm phát.
- Suốt 20 năm, Việt Nam mới có năm 2013 xuất siêu. Tính chung cả năm
2013, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so
với năm 2012. Tăng trưởng của xuất khẩu vượt kế hoạch đề ra nhưng chủ
yếu dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài -72,3 tỷ USD, khu vực
kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ USD.
- Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 113,79 tỷ USD, tăng 6,6%
so với năm trước. Ngoại trừ năm 2010, mức tăng kim ngạch nhập khẩu
này thấp nhất kể từ năm 2003 trở lại đây. Nhập khẩu chủ yếu là các tư
liệu sản xuất phục vụ xuất khẩu của các DN có vốn đầu tư nước ngoài:
Khu vực kinh tế trong nước đạt 54 tỷ USD, giảm 6,7%; khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài đạt 60,3 tỷ USD, tăng 23,5%. Chính vì tình hình kinh
tế khó khăn, tồn kho tăng, các DN mà đặc biệt là các DN trong nước chỉ
sản xuất cầm chừng dẫn đến kim ngạch nhập khẩu giảm và đây là lý do
chính tạo ra nhập siêu hàng hóa trong năm 2013. Kim ngạch dịch vụ xuất
khẩu năm 2013 ước tính đạt 9,4 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2012.
Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2013 ước tính đạt 12,5 tỷ USD. Nhập
siêu dịch vụ năm 2013 là 3,1 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2012 và
bằng 32,8% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2013.
- Dự đoán sắp tới, cán cân thanh toán tiến triển tích cực, nhưng còn chứa
đựng nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến tính bền vững: Cán cân
thương mại hàng hóa dịch vụ thặng dư chưa vững chắc do có một phần
nhu cầu đầu tư, sản xuất, tiêu dùng trong nước bị chững lại; thâm hụt cán
cân dịch vụ còn cao do Việt Nam chưa đảm bảo cung cấp các dịch vụ y
tế, giáo dục, vận tải có chất lượng cao; thu nhập từ lãi và đầu tư chuyển

về ròng còn âm do chưa kiểm soát được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư ra
nước ngoài và Việt Nam chủ yếu vẫn là nước nhập vốn FDI; thu hút FDI
ròng giảm dần qua thời gian.
- Đáng quan tâm nhất là cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam: cơ cấu mặt hàng
chủ yếu là nông sản và tài nguyên nên Việt Nam phụ thuộc nhiều vào
[Type text] Page 6
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
biến động giá. Tỷ trọng của hàng công nghiệp ngày càng tăng - năm 1993
gần 70% là sản phẩm thô và sơ chế thì đến 2010 tỷ trọng này chỉ còn trên
34,86% kim ngạch xuất khẩu. Những mặt hàng xuất siêu cao trong năm
2013 chủ yếu là hàng gia công: linh kiện điện thoại, điện tử, thiết bị máy
tính. Đây đều là các mặt hàng được các DN nhập khẩu linh kiện về lắp
ráp, giá trị gia tăng không cao trong khi đó kéo sự gia tăng trong kim
ngạch nhập khẩu. Thêm vào đó, xuất siêu năm nay phụ thuộc hoàn toàn
vào khối DN FDI trong khi lượng vốn FDI đăng ký đang có xu hướng
giảm dần.
1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hà Nội
Ngành dịch vụ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn với 45,23 nghìn tỷ đồng,
tương đương 52% GRDP thủ đô. Đây cũng là ngành đóng góp lớn nhất
vào tăng trưởng GRDP cả năm với mức tăng trưởng 9,32%.
Trong năm 2011, tổng sản phẩm GDP TP tăng 11%. Đầu tư nước
ngoài vào TP đạt 800 triệu USD. GDP bình quân đầu người đạt khoảng
37 triệu đồng (khoảng 1.950 USD)/năm.
Kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, mức sống của người dân không
ngừng được nâng cao, đặc biệt ở các khu đô thị lớn như Hà Nội. Người
dân ở đây đã quan tâm nhiều hơn đến việc mua sắm và hưởng thụ đời
sống tinh thần.
Mặt khác, sự phát triển mạnh của các phương tiện truyền thông đã
góp phần đưa lại cho người dân nhận thức cao về ý thức làm đẹp, không
chỉ đối với bản thân mà còn cả với những thứ liên quan, đặc biệt là với

thú cưng của mình. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi để nhóm đưa
ý tưởng của dự án vào thực tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định và Nhà nước
luôn khuyến khích và có nhiều hỗ trợ cho nền kinh tế tư nhân, doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong việc thành lập và phát triển. Khi đi vào hoạt
động, hình thức kinh doanh của chúng tôi sẽ được tiến hành thuận lợi.
Như vậy, môi trường vĩ mô có những đặc điểm rất thuận lợi cho việc
phát triển dự án này.
1.2. Môi trường văn hóa- xã hội:
[Type text] Page 7
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
Smart phone ngày nay đã không còn là một thuật ngữ xa lạ với văn
hóaViệt Nam. Nó thể hiện rõ nét trong giới trẻ và đặc biệt là sinh viên
theo học tại các trường ĐH, Cao Đẳng. theo con số thông kê cho thấy ~
50% sinh viên hiện nay đang sử dụng smart phone 1 phần phục vụ nhu
cầu hội nhập sử dụng trải nghiệm tính năng công dụng tiện ích mà nó
mang lại, 1 phần phục vụ nhu cầu thích thể hiện bản thân bằng những
điện thoại trang sức đắt đỏ, trong đó có những siêu phẩm đắt giá
Xu hướng này khiến cho họ có nhu cầu bảo vệ tài sản của mình được
nâng cao hơn
1.3. Môi trường tự nhiên:
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm
là khí hậu cận nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa
đông lạnh, mưa ít về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Điều này
có ảnh hưởng lớn tới các vật dụng khi để ngoài trời.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng
bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng
trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm
²
với 1641 giờ nắng và

nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6ºC, cao nhất là tháng 6
(29,8ºC), thấp nhất là tháng 1 (17,2ºC).
Do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ
ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng
nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Độ ẩm cao và
mưa nhiều nên dễ ảnh hưởng trang thiết bị đặc biệt là các máy móc, thiết
bị điện tử.
Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của
hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, nhiệt độ
trung bình 28,1ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông, thời
tiết khô ráo, nhiệt độ trung bình 18,6ºC. Trong khoảng thời gian này số
ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che
phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt
trời chiếu sáng. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân)
và tháng 10 (mùa thu), thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.
1.4.Môi trường công nghệ:
Tủ đựng đồ loker
[Type text] Page 8
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
Tủ đồ loker
Hòa Phát
Tủ Locker Hòa Phát CAT986-3K : Có 1 khối gồm 18 khoang , 18
cánh sắt mở sử dụng khóa Locker .Tủ rất phù hợp cho công nhân, nhân
viên để đồ dùng cá nhân trong các công ty, trường học
Kích thước : W915 x D457 x H1830 mm
Sản phẩm được làm với chất liệu tôn sơn tĩnh điện, rất dễ dàng khi tháo
lắp, chuyển văn phòng. Bền, đẹp ngay cả trong môi trường khắc nghiệt
nhất.
Sản phẩm được sản xuất bởi công ty Nội thất Hòa Phát.
Thông số kỹ thuật

Kích thước W915 x D457 x H1830 mm
Chất liệu Sắt sơn tĩnh điện
Loại cánh Cánh mở
Loại tủ Tủ Locker
Màu sắc Ghi
Bảo hành 12 Tháng
[Type text] Page 9
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
Phần 3: SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
1 Xác định sản phẩm dịch vụ
Cung cấp dịch vụ gửi đồ: balo túi xách hay đồ dùng cá nhân có giá trị.
2 Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu
 Phân đoạn thị trường
Địa lí
* Sinh viên sống trong kí túc cũng như sinh viên học tại trường
DH Kinh Tế Quốc Dân
- Đại hoc KTQT có lực lượng sinh viên hùng hâu, tuyển sinh
đầu vào hệ chính quy hàng năm là 4700 sinh viên, vậy nên
ước tính có trên 19000 sinh viên theo hệ chính quy
- Số lượng sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa: 1 ngày
có 4 ca học giáo dục thể chất, 1 ca có từ 5-7 lớp, mỗi lớp
trung bình có 50 sinh viên vậy trong 1 ca có từ 250-350 sinh
viên, và trong 1 ngày số lượng này lên tới 1000-1400 sinh
viên.
- Ngoài ra còn nhiều hệ khác như hệ chất lượng cao, liên kết
quốc tế.
* Sinh viên ngoài trường
- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân hằng năm có các hoạt động
ngoài trời, các show ca nhạc lớn nhỏ như Imusic…, Bình
minh sinh viên… thu hút 1 lượng sinh viên ngoài trường lớn

tới tham dự. tuy nhiên lượng sinh viên này xuất hiện là
không thường xuyên
Tâm lí học
1. Tạo tinh thần thoải mái khi học tập cũng như vui chơi tại
sân kí túc mà không cần lo lắng xem túi đồ của mình đang
để ở đâu, để ở đâu cho hợp lí, cho vừa tầm mắt. Mưa gió
liệu túi có bị ẩm ướt làm ảnh hưởng tới bên trong hay
[Type text] Page 10
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
không, khi mà sinh viên đi học với túi đồ cồng kềnh, thường
thì đi học thể dục sinh viên mang thêm quần áo cũng như
sách vở khá nặng gây bất tiện. ngoài ra có thể lưu giữ được
những vật dụng có giá trị lớn như máy tính bảng, hay
laptop.
2. Cải thiện cảnh quan chung của trường
Là 1 trường được đánh giá là trường trọng điểm của quốc
gia nên đây là vấn đề đáng quan tâm. Các túi đồ ngồn ngang
trên sân trường sẽ được gói gọn vào những tủ loker.
Đảm bảo mỹ quan cho khu nội trú.
 Chọn thị trường mục tiêu:
Thị trường mục tiêu:
Sinh viên hoạt động học tập giáo dục thể chất tại sân kí túc DH
KTQD, các sinh viên sinh sống tại kí túc gửi đồ khi đi về quê
hay bất cứ lúc nào có nhu cầu gửi đồ.
Thị trường tiềm năng:
Trong vòng vài năm tới, khi kinh tế ngày càng phát triển và
trường DH KTQD đang có mục tiêu nằm trong top trường DH
của châu lục vấn đề cơ sở hạ tầng sẽ được đầu tư thêm nữa,
sinh viên sẽ dần có thói quen để vật dụng cá nhân tại tủ đồ
riêng. Chính vì thế, tương lai dự án còn hướng tới toàn thể sinh

viên tại DH KTQD.
Phần 4 : THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ CỦA DỰ ÁN
Do đặc điểm của dự án đã chọn, nên trong phần phân tích khía cạnh
kỹ thuật của dự án, nhóm chúng tôi sẽ trình bầy những vấn đề sau đây.
1. Hình thức đầu tư
Đầu tư mới kết hợp với cải tạo với khu vực nhà 3 KTX DH KTQD
Nội dung đầu tư:
- Đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc cần thiết cho việc gửi đồ
- Đầu tư cải tạo khu vưc nhà 3 KTX DH KTQD. Để làm nơi đặt tủ đồ
loker
[Type text] Page 11
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
2.Xác định công suất của dự án:
Bảng mức công suất dự kiến cả đời dự án:
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5-8 Năm 9 Năm 10
%công suất
thiết kế
60% 70% 80% 90% 100% 70% 40%
Bảng X ác định khả năng phục v ụ của dự án:
Nguyên vật liệu đầu vào của dự án: theo nghiên cứu nhu nhầu qua bảng
hỏi thì có 60% sinh viên chính quy sẵn sàng sử dụng dịch vụ gửi đồ,
tương đương với khoảng 600 sv trong 1 ngày. Ngoài ra còn nhập những
phụ kiện khác: chi phí làm mái tôn che chắn khu vực để tủ locker, quầy
thu ngân.
Đồ dùng Số lượng Đơn giá
(Đ/cái)
Thành tiền
(đồng)
Tủ Locker Hòa Phát CAT986-
3K

30 3.500.000 105.000.000
Bóng đèn chiếu sáng 10 40.000 400.000
Bàn làm thủ tục 3 300.000 1.200.000
Chi phí xây dựng + lắp đặt các
tủ locker
- - 10.000.000
Tổng chi phí: 116.600.000
Phần 5: Nghiên cứu nhân sự và tổ chức quản lý dự án
1. Kế hoạch về nhân sự
- Hình thức tổ chức quản lý dự án dự kiến thành lập: phòng quản
lý nhỏ
- Do khuôn viên KTX nhỏ và mật độ sinh viên đông nên thực
hiện dự án cần sự nhất trí và ủng hộ của BQL trung tâm dịch vụ
[Type text] Page 12
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
hỗ trợ đào tạo. Do vậy hình thức tổ chức và quản lý của dự án
cũng cần được thông qua.
- Khi dự án đi vào hoạt độngt ùy từng giai đoạn phát triển của dự
án mà số lao động có thể thay đổi. Tuy nhiên lao động được bố
trí và thực hiện các chức năng như sau:
Trong đó:
- Quản lý: là người quản lý chung hoạt động của công ty, bao
gồm cả việc của kế toán (thực hiện tổng hợp kết quả kinh doanh
hàng ngày)
- Nhân viên: đội ngũ nhân viên là những người đảm nhận công
việc duy trì hoạt động của phòng gửi đồ hàng ngày. các nhân
viên sẽ làm việc theo ca, mỗi ca sẽ có 2 nhân viên túc trực.
Bảng dự trù số nhân viên của phòng gửi đồ
Chức danh Số lượng Lương
Quản lý 1 2.000.000

Nhân viên 4 1.200.000
Số lượng nhân viên dự kiến 4 người, 1 quản lý.
Tiền lương và chế độ làm việc đối với từng người lao động
- Mức lương trả cho người lao động căn cứ vào từng công việc cụ
thể và chất lượng, năng suất lao động. tiền lương của nhân viên
[Type text] Page 13
Quản lý
Nhân viên
Nhân
Nhân
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với giá cả sinh hoạt đồng thời
phù hợp với kết quả kinh doanh của công ty.
- Dự kiến mức lương của Quản lý: 2.000.000đồng/tháng, nhân
viên: 10.000/h phù hợp với thời gian mà nhân viên bỏ ra.
Nguồn lao động:
- Với những vị trí không đòi hỏi quá cao về nghiệp vụ hay những
yêu cầu cao về kĩ thuật trong công việc, đồng thời đây là dự án
xây dựng trong khuôn vên kí túc xá nên nguồn lao động chính
là những sinh viên muốn và có nhu cầu có thể làm bán thời gian
ngoài giờ lên lớp.
- Các nhân viên sẽ được xếp luân phiên ca với nhau để có thể
đảm bảo thời gian lên lớp.
Chế độ làm việc và các chế độ đối với người lao động:
- Đảm bảo định mức thời gian cho người lao động theo quy định
của pháp luật: 8h/ngày, 40h/tuần. Do đặc thù của phòng gửi đồ
cần nhân viên có mặt cả ngày thứ 7, chủ nhật, ngoại trừ những
ngày nghỉ của cả nước nên nhân viên sẽ làm việc tính theo giờ.
- Ngoài ra, đây không phải là hình thức công ty nên khồn có
những lợi ích như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… chỉ đơn

thuần nhân viên làm việc theo giờ, chấm công theo giờ và lĩnh
lương vào mỗi cuối tháng.
- Tích cự kiểm tra, giám sát và thanh toán tiền lương đảm bảo
thanh toán trực tiếp cho người lao động.
- Trả lương đúng và đủ cho người lao động.
- Tạo môi trường làm việc thuận lợi, an toàn, hạn chế tối đa các
bệnh về nghề nghiệp.
- Nhân viên làm việc từ 6h sáng tới 22h, sau giờ đó quản lý sẽ
phải xem xét và khóa các tủ đồ locker một cách cẩn thận và ra
về. Do buổi đêm đã có sự giúp đỡ của ban bảo vệ trong trung
tâm nên việc bảo vệ đồ đạc trong đêm không khó khăn đối với
sinh viên.
2. Quy hoach về mặt bằng
- Như chúng ta đã biết khuôn viên kí túc xá của trường ĐH Kinh
tế Quốc dân không lớn và có mật độ sinh viên sinh hoạt cao nên
[Type text] Page 14
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
việc xây dựng thêm khu vực gửi đồ trong khuôn viên là không
hề dễ dàng.
- Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dự án trong
quá trình đi vào hoạt động thì cần được sự quan tâm hỗ trợ của
TT dịch vụ hỗ trợ và đào tạo.
- Địa điểm xậy dựng dự án là khu vực canteen nhà 3, đảm bảo có
mái che chắn cẩn thận trước những sự việc bất lợi của thời tiết
cho những tủ đồ locker.
- Cần có những quyết định từ Trung tâm dịch vụ hỗ trợ và đào
tạo. sẽ có buổi nói chuyện và đồng thời có hợp đồng cho thuê
địa điểm của trung tâm với ban quản lý dự án.
- Đây là một dự án có quy mô nhỏ nên số lượng nhân viên và
những người cùng tham gia dự án cần phải có nhất trí cao và

đàm phán thành công với Ban quản lý của Trung tâm.
Phần 6: Địa điểm thực hiện dự án
1. Chọn khu vực đặt địa điểm
Quy hoạch , kế hoạch phát triển vùng của địa điểm
Địa điểm thực hiện dự án trong quy hoạch quận Hai Bà Trưng.
Ngoài ra đặc thù của dự án mang tính dịch vụ cao, phù hợp với định
hướng cơ cấu kinh tế của quận trong là ưu tiên cho các dự án phát triển
thương mại, dịch vụ.
- Phân tích điều kiện môi trường tự nhiên của khu vực địa điểm:
• Địa điểm lựa chọn nằm trong KTX ĐH KTQD nên thuận tiện
cho việc phục vụ nhu cầu của sinh viên trong khu Nội trú cung
như sinh viên trong khu vực lân cận. Đây là khu vực tập trung
nhiều trường đại học như Xây Dựng, Bách Khoa,….
• Điều kiện khí hậu: thuộc vùng có tính chất nhiệt đới ẩm gió
mùa.
- Phân tích điều kiện xã hội và kỹ thuật của khu vực địa điểm:
+ Điều kiện cơ sở hạ tầng: điện, nước, viễn thông… phục vụ tốt.
+ Khu vực được đánh giá là an ninh đảm bảo.
[Type text] Page 15
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
+ Đại bộ phận xung quanh là sinh viên của các trường đại học, là
đối tượng mà dụa án hướng tới.
- Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, chi phí năng lượng, nước
được rút ngắn tối đa do vị trí địa điểm gần trục đường lớn Nguyễn
Văn Cừ nên rất thuận tiện cho giao thông đi lại.
- Phân tích ảnh hưởng của địa điểm tới chi phí tiêu thụ sản phẩm:
+ Gần khách hàng mục tiêu mà dự án hướng đến với hơn 16000
sinh viên.Vì vậy,dự án tiếp cận được ngay với thị trường tiêu thụ
và nhanh chóng thu hồi vốn, đem lại hiệu quả đầu tư cao.
- Phân tích các lợi ích và ảnh hưởng về mặt xã hội của địa điểm:

+ Khi dự án đi vào hoạt dộng thì phục vụ được lợi ích cho sinh
viên Hà Nội nói chung và sinh viên của trường Kinh tế Quốc dân
nói chung.
+ Đảm bảo được thẩm mĩ chung của khu vực nội trú trường Kinh
tế Quốc dân.
+ giúp ích hạn chế việc mất đồ trong khi tham gia các hoạt động
ngoại khóa khu vực Nội trú.
2. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật quận Hai Bà
Trưng giai đoạn 2012-2015.
- Tập trung đầu tư hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung để
tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Quận.
- Đầu tư cho nông nghiệp: đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông,
hệ thống điện
3. Về địa điểm của dự án.
- Địa điểm của dự án được lựa chọn nằm trong khu vực khu nội trú
trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Dự án được thiết kế trong phạm
vi không rộng do khu vực này khá đông đúc.
- Khu vực này không chỉ có sinh viên trường Kinh tế tham gia các
hoạt động mà còn có sinh viên trường ĐH Xây dựng và Bách khoa
Hà Nội.
- Dự án được xây dựng trong khuôn viên căn teen nhà 3, đây là địa
điểm thuận lợi cho sinh viên để thuận tiện cho việc gửi và lấy đồ
khi tiêu dùng dịch vụ của dự án.
- Diện tích căn teen nhà 3 rộng nhất trong 3 khu căn teen đồng thời
cũng có mái che bảo thuận tiện cho việc bảo quản cơ sở vật chất
cho dự án.
[Type text] Page 16
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
- Bên cạnh đó cũng có những khó khăn khi đặt dự án ở địa điểm
này: diện tích chật hẹp, khó khăn cho việc sinh viên gửi đò khi

trên khu vực sân bóng đá nhà 3 có giải bóng đá của các viện, khoa
trong trường.
Phần 7:phân tích hiệu quả tài chính của dự án
1. Hiệu quả tài chính
1.1. Dự tính tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động
1.1.1. Dự tính tổng mức vốn đầu tư
Bảng 1: D ự trù số lượng công cụ, dụng cụ, máy móc chính của
DA
Đồ dùng Số lượng Đơn giá
(Đ/cái)
Thành tiền
(đồng)
Tủ Locker Hòa Phát CAT986-
3K
30 3.500.000 105.000.000
Bóng đèn chiếu sáng 10 40.000 400.000
Bàn làm thủ tục 3 300.000 1.200.000
Chi phí xây dựng + lắp đặt các
tủ locker
- - 50.000.000
Tổng chi phí: 156.600.000
[Type text] Page 17
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
Dự tính thu hồi từ thanh lý tài sản cố định cuối đời dự án: 30 triệu
đồng
Bảng 4: Dự tính tổng mức đầu tư
Đơn giá: triệu đồng
Hạng mục
Đơn
giá

Số
lượng
Thành
tiền
A, Vốn cố định 124.3
I, Thuê mặt bằng 10
II, Chi phí xây lắp 7
1 Chi phí lắp đặt thiết bị 4
2 Chi phí sửa chữa, trang trí nội
thất
3
III, Vốn thiết bị 106.3
IV, Chi phí khác
1
B, Vốn lưu động 0.7
1 Tài sản lưu động sản xuất 0.4
2 Tài sản lưu động lưu thông 0.3
C, Vốn dự phòng 10
Tổng vốn đầu tư ban đầu 135
1.1.2. Dự tính nguồn huy động vốn của dự án,
Vốn tự có: 64.7 triệu đồng (35.% tổng vốn đầu tư)184.7
Vốn vay NH: 120 triệu đồng ( 65%tổng vốn đầu tư)
1.2. Dự tính chi phí hàng năm:
* Chi phí nhân lực
Bảng 3: D ự trù số nhân viên , lương nhân viên của công ty
Đơn giá: đồng
Chức Số Lương Tổng Lương Tổng Tổng
[Type text] Page 18
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
danh

lượn
g
/tháng
lương
/tháng
/năm
Thưởng
+ phụ
cấp
lương
năm
Quản

1 2.000.00
0
2.000.00
0
24.000.00
0
1.000.00
0
25.000.00
0
Nhân
viên
4 1.200.00
0
4.800.00
0
57.600.00

0
2.400.00
0
60.000.00
0
Tổng 85.000.00
0
*Chi phí sản xuất:
Bảng 4: Dự tính chi phí sản xuất hàng năm
Đơn vị: triệu đồng
[Type text] Page 19
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
TT Các chỉ
tiêu
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5-8 Năm 9 Năm 10
1 Chi phí
điện
1.5 1.5 1.6 1.7 1.9 2 2.1
2 Chi phí
nước
2 2 2 2 2 2 2
3 Chi phí
lương
85 85 85 85 85 85 85
4
Chi phí
bảo
dưỡng
thiết bị
1.5 1.7 1.9 2 2.1 2.3 2.5

5 Chi phí
khác
0.5 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1
6 Tổng
chi phí
90.5 90.7 91.1 91.4 91.8 92.2 92.6
1.3.Khấu hao thiết bị
Tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng:
Khấu hao tài sản cố định (10 năm): 156,3/10 = 15,63(triệu
đồng)/năm
Thu hồi vốn là 30tr nên mức khâu hao trong 5 năm còn lại sẽ
là 30 x 25%=7,5( triệu /năm)
Vậy trong 5 năm đầu, mỗi năm khấu hao sẽ là 15,63
triệu/năm
Từ năm thứ 6 đến năm thứ 10 là 7,5 triệu/năm
[Type text] Page 20
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
1.4. Kế hoạch trả nợ vốn vay
Bảng 5: Kế hoạch trả nợ của dự án
Vay 120
R 18%
Năm 0 1 2 3 4
Vay nợ 120 0 0 0 0
Trả nợ
gốc
0 30 30 30 30
Trả lãi
vay
0 21.6 16.2 10.8 5.4
Tổng tiền trả

nợ
0 51.6 46.2 40.8 35.4
Dư nợ cuối
năm
120 90 60 30 0
1.5. Dự tính doanh thu
Bảng 6: X ác định khả năng phục v ụ của dự án:
Đơn giá: nghìn đồng
Dịch vụ Doanh thu
trung bình
/lượt
Số lượt/ ngày Doanh thu
trung bình
/tháng
Doanh thu trung
bình /năm
Dịch vụ trông
giữ đồ (giá trị
thấp)
1.000 200 6.000.000 72.000.000
Dịch vụ trông 2.000 100 6.000.000 72.000.000
[Type text] Page 21
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
giữ đồ (giá trị
cao)
Tổng 3.000 9.000.000 144.000.000
Nếu dự án có năng lực phục vụ tối đa 100% thì tổng doanh thu một
năm là 108.000.nghìn đồng. Từ đó ta tính được doanh thu cho 10 năm
hoạt động của dự án:
Năm thứ 1: 60% * 144.000 = 86.400

Năm thứ 2: 70% * 144.000 = 100.800
Năm thứ 3: 80% * 144.000 = 115.200
Năm thứ 4: 90% * 144.000 = 129. 600
Từ năm thứ 5 đến năm thứ 8: 100% * 144.000 = 144.000
Năm thứ 9: 70%*144.000=100 800
Năm thứ 10:40 %*144.000=57.600
1.6. Xác định dòng tiền của dự án
Bảng 7: Dòng tiền của dự án
Đơn vị: nghìn đồng
[Type text] Page 22
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
[Type text] Page 23
Năm
Khoản
mục
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
1
0
1.Vốn
đầu tư
18
4
70
0
2.Doanh
thu
86
400
100
800

1
1
5
2
0
0
12
9
60
0
14
4
00
0
1
4
0
0
0
0
144
000
144
000
100
800
57
600
3. Chi phí
không

kể KH và
lãi vay
4
270
4
760
5
2
4
0
5
72
0
6
21
0
6
2
1
0
6
210
6
210
4
760
3
300
4. Khấu
hao

100
0
100
0
1
0
0
0
10
00
15
00
1
5
0
0
150
0
150
0
150
0
200
0
5. Lãi vay
2
1.6
00
1
6.2

00
1
0.
8
0
0
5
.4
00
6.Lợi
nhuận
trước
thuế
(6=2-3-4-
5)
59
530
888
40
9
8
1
6
0
11
74
80
10
62
90

1
0
6
2
9
0
106
290
106
290
945
40
523
00
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
2.Kết luận: Sử dụng công cụ excel ta được bảng tính sau:
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm Dòng tiền Cộng dồn tiền
hàng năm về
năm 0
0 -184 700
1 24 633 -163 824,58
2 52 495 -126 123,48
3 64 765 -86 705,51
4 84 834 -42 949,07
5 81 306 -7 409,47
6 81 306 22 708,84
7 81 306 48 232,82
8 81 306 69 863,32
9 73 641 86 466,13

10 71794 100 183,42
- Dòng tiền quy về thời điểm ban đầu: NPV= 100,18342 triệu đồng >0 dự
án khả thi.
- IRR= 29,72%
- Tại thời điểm chưa tới 6 năm 5<T<6 thì dự án đã thu hồi được vốn và
bắt đầu có lãi.

[Type text] Page 24
Dự án tủ gửi đồ Locker (Nhóm 1)
[Type text] Page 25

×