Tải bản đầy đủ (.ppt) (1,076 trang)

TỔNG HỢP LUẬT KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 1,076 trang )



MÔN HỌC
LUẬT KINH TẾ
Ths. Bùi Huy Tùng – ĐHNH TPHCM



Tài liệu môn học:

Bài giảng Luật kinh tế

Giáo trình Luật kinh tế

Luật doanh nghiệp 2005

Bộ Luật dân sự 2005

Luật thương mại 2005

Luật đầu tư 2005

Luật phá sản 2004

Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Luật trọng tài thương mại 2010



Nội dung môn học:



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ

CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
CHỦ THỂ KINH DOANH

CHƯƠNG III: PHÁP LUẬT VỀ DOANH
NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH CÁ
THỂ

CHƯƠNG IV: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY

CHƯƠNG V: PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC



Nội dung môn học (tt):

CHƯƠNG VI: PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TẠI
VIỆT NAM

CHƯƠNG VII: PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ

CHƯƠNG VIII: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG

CHƯƠNG IX: PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN

CHƯƠNG X: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI





CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ

KHÁI QUÁT LUẬT KINH TẾ

ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT KINH
TẾ

CHỦ THỂ CỦA LUẬT KINH TẾ

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT
KINH TẾ

NGUỒN CỦA LUẬT KINH TẾ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ

Các nội dung nghiên cứu:



KHÁI QUÁT LUẬT KINH TẾ

Khái quát chung

Khái niệm LKT và PLKT


Vị trí của ngành LKT trong HTPLVN



Khái quát chung

Hoạt động kinh tế có vai trò, vị trí rất quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển xã hội.

Nền kinh tế tự do luôn chứa đựng đầy rẫy
những khuyết tật mà bản thân nó không thể tự
giải quyết được.

Cơ chế thị trường theo nghĩa văn minh và nhân
đạo có nhu cầu cần được điều tiết bởi NN.



Khái quát chung (tt)

QLNN để khắc phục những khuyết tật của cơ
chế KTTT, để bảo vệ tự do cạnh tranh, để hướng
tới những mục tiêu kinh tế mà NN đề ra.

NN nào cũng quản lý kinh tế bằng nhiều công cụ
khác nhau, trong đó pháp luật giữ vị trí cơ bản,
chủ đạo.

Để điều chỉnh các QHKT, NN sử dụng nhiều ngành

luật, trong đó ngành LKT giữ vai trò đặc biệt quan
trọng.



Khái quát chung (tt)

Ở VN, lý luận về LKT xuất hiện về cơ bản dựa trên
cơ sở hệ thống lý luận về CNXH, về QLKT XHCN.
Đồng thời, khoa học pháp lý nước ta không thiết lập
được một hệ thống lý luận riêng về LKT VN.

Lý luận về LKT đã phát triển hơn nửa thế kỷ qua và
trở thành hệ thống lý luận độc lập. Quá trình phát
triển đó có lúc trầm, lúc nổi trước hết phụ thuộc vào
nội dung và tính chất của cơ chế QLKT đương thời.

LKT hình thành khá sớm ở nước ta, đã trải qua
những bước phát triển và thành bại khác nhau, diễn
ra trong những bối cảnh khác nhau về kinh tế, chính
trị, xã hội và pháp lý. Cũng như hiện nay, pháp luật
KT đang tồn tại trong một khung cảnh hoàn toàn
mới, đó là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường trong khuôn khổ của một NN pháp quyền.



Khái quát chung (tt)
Hiểu theo nghĩa chung nhất, LKT là tổng thể các
QPPL để tác động vào các tác nhân tham gia đời

sống kinh tế (quan hệ ngang) và các quy phạm
liên quan đến mối tương quan giữa sự tự do của
từng cá nhân và sự điều chỉnh của NN (quan hệ
dọc).

Khái niệm



Khái quát chung (tt)
PLKT ở nước ta hiện nay là sự phản ánh về mặt pháp lý một cơ
chế KTTT với những đặc tính sau:

Nền kinh tế đang chuyển đổi nhanh sang KTTT. Tính chất quá độ của
nó ảnh hưởng lớn đến nội dung và tính chất của hệ thống PLKT nói
chung và LKT nói riêng. Không thể có ngay một hệ thống PLKT hoàn
thiện của nền KTTT định hướng XHCN.

Cơ chế kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là một cơ chế hoàn toàn
mới, do đó đòi hỏi phải có một tư duy kinh tế mới và theo đó là một
tư duy pháp lý mới với tính cách là cơ sở lý luận và tư tưởng của quá
trình đó.

Trong hệ thống pháp luật của ta, những tư duy về hình thức pháp lý
mới cần thiết cho quản lý KTTT, được hình thành chậm chạp. Đây là
nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thiếu và chắp vá của hệ
thống pháp luật KT hiện nay.

Khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, chúng ta chưa đồng thời và kịp thời
chuẩn bị được một hệ thống các quy tắc xử sự về quản lý nền kinh tế

nhiều thành phần. Do vậy, tiến trình chuyển đổi của pháp luật là quá
chậm so với các QHKT. Vì vậy, xuất hiện một số hiện tượng thiếu tổ
chức, thiếu kỷ luật và lộn xộn trong đời sống kinh tế trong thời gian
qua là điều dễ hiểu, và không thể kết luận rằng đó là hiện tượng phát
sinh từ bản chất của KTTT.



Khái quát chung (tt)

Trong nền KTTT, PLKT có vai trò ngày càng quan
trọng. Tuy nhiên, quan niệm về LKT, về ĐTĐC,
PPĐC và hệ thống chủ thể cần phải được xác định
cho phù hợp với cơ chế mới.

Hiện nay, chưa có thể nói tới một hệ thống lý luận
hoàn chỉnh về LKT trong tương lai. Song, có thể
đưa ra một số vấn đề lý luận thể hiện sự thay đổi,
bổ sung cho quan niệm truyền thống về LKT, về
ĐTĐC, PPĐC và hệ thống chủ thể của LKT.

Tóm lại:



Khái niệm LKT và PLKT

Khái niệm LKT với tư cách là một ngành
luật độc lập có ĐTĐC và PPĐC riêng.


Khái niệm PLKT là một hệ thống hỗn hợp
các QPPL, thuộc nhiều ngành luật khác
nhau liên quan đến toàn bộ đời sống kinh
tế.

Phân biệt LKT với PLKT



Vị trí của ngành LKT trong HTPLVN

Sự khủng hoảng của XHCN đã kéo theo sự khủng hoảng lý
luận về CNXH nói chung và về NN và PL nói riêng. Trong bối
cảnh đó, không ít nhà nghiên cứu đi tìm câu trả lời về số phận
của ngành LKT với tư cách là một ngành luật độc lập.

Ngành luật cổ điển nhất và quan trọng nhất là ngành luật dân
sự. Lúc ra đời, nó là ngành luật bao trùm hết các lĩnh vực tư
pháp, quy định hầu như toàn bộ các QHXH liên quan đến con
người. Vì thế, luật dân sự không chỉ điều chỉnh QHTS và QHNT
phi tài sản mà còn điều chỉnh cả những nhóm quan hệ về lao
động, đất đai, hôn nhân – gia đình, hộ tịch, kinh tế,…

Nhưng do phát triển của các QHXH, kéo theo nhu cầu về các
PPĐC khác nhau của pháp luật đối với các nhóm QHXH đó, và
do vậy luật hôn nhân gia đình, luật đất đai, LKT,… ra đời và
được đối xử như các ngành luật độc lập.

Mặc dù trong KTTT, LKT có hệ thống chủ thể rộng rãi hơn, các
quan hệ mà LKT điều chỉnh mang tính chất tài sản nhiều hơn,

… Nhưng LKT vẫn có bản sắc riêng của mình và giữa luật dân
sự và LKT vẫn có chung biên giới.

Vấn đề LKT trong HTPL:



Vị trí của ngành LKT trong HTPLVN (tt)

Về ĐTĐC
: Các QHTS của LDS mang tính chất tiêu dùng,
còn QHTS trong LKT lại mang tính chất KD. Mặt khác,
QHKD không chỉ thuần tuý là các QHTS mà còn có các
quan hệ mang tính chất quyền lực, quản lý.

Về chủ thể
: Theo quan niệm cũ, chủ thể của LDS là thể
nhân không bao giờ trở thành chủ thể của LKT, và chủ
thể của LKT không bao gồm cả thể nhân. Ngày nay, chủ
thể của LDS và LKT bao gồm cả pháp nhân và thể nhân,
song có thể phân biệt chúng thuộc ĐTĐC của ngành luật
nào khi căn cứ vào mục đích, phạm vi, PPĐC các QHXH.

Về PPĐC
: Trong cơ chế kinh tế mới, PPĐC của LKT tuy có
mềm dẻo hơn, khả năng thoả thuận lớn hơn so với trước,
nhưng về tổng thể không thể coi là nguyên tắc dân sự.
Mặt khác, LKT còn sử dụng hành chính mệnh lệnh
(QLNN) để điều chỉnh các QHKT.


Các tiêu chí để phân biệt LDS với LKT với
tư cách là các ngành luật độc lập:



ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT
KINH TẾ

ĐTĐC của ngành LKT theo quan niệm
truyền thống

ĐTĐC của ngành LKT trong cơ chế thị
trường



ĐTĐC của ngành LKT theo quan niệm
truyền thống
PLKT điều chỉnh những QHKT hết sức đa dạng và
phong phú, gắn liền với quá trình SXKD và với chức
năng QLKT của NN.

Quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý
sản xuất.

Quan hệ phát sinh trong quá trình cấp phát và huy
động vốn sản xuất, trong các hoạt động tín dụng,
thanh toán và ngân sách.

Quan hệ phát sinh trong quá trình tạo việc làm và sử

dụng lao động.

Quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng đất đai.

Quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý,
sản xuất trong các HTX,…



ĐTĐC của ngành LKT trong cơ chế thị
trường

Nhóm quan hệ pháp lý nhằm tạo môi trường pháp lý
bình đẳng cho mọi HĐKD. Để điều chỉnh cần ban hành
luật về cạnh tranh, phá sản và chống độc quyền.

Nhóm quan hệ tạo nên tư cách pháp lý độc lập của
các CTKD. Để điều chỉnh phải có một khung pháp lý
thống nhất cho việc thành lập, cấp giấy phép, ĐKKD,
chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể cũng như
chuyển đổi hình thức KD của DN.

Nhóm quan hệ liên quan đến các hoạt động tài phán
kinh tế, liên quan đến tổ chức và hoạt động của một
hệ thống đa dạng các cơ quan tài phán kinh tế và thủ
tục giải quyết các tranh chấp kinh tế.



ĐTĐC của ngành LKT trong cơ chế thị

trường (tt)

Nhóm quan hệ tạo khung pháp lý cho các HĐKD
của từng loại hình DN, tạo nên địa vị pháp lý của
từng loại hình DN.

Nhóm quan hệ về hình thức pháp lý của các
HĐKD. Đó là chế định hợp đồng kinh tế. Trong cơ
chế thị trường, hợp đồng kinh tế không còn là
“hợp đồng kế hoạch”.

Ngoài ra, trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giá
cả, thị trường tiền tệ, thị trường vốn – nơi có thể
coi là biên giới giữa luật tài chính và LKT cũng cần
có sự điều chỉnh pháp lý với nội dung và phương
pháp đổi mới.



CHỦ THỂ CỦA NGÀNH LUẬT KINH TẾ

Quan niệm truyền thống về chủ thể của
ngành LKT

Trong kinh tế thị trường hệ thống chủ thể
cũng được mở rộng hơn nhiều



Quan niệm truyền thống về chủ thể của

ngành LKT

Chủ thể của LKT có những dấu hiệu đặc biệt thể
hiện bản chất cơ chế kinh tế.

Hoạt động kinh tế không do tư nhân thực hiện,
mà là tập thể lao động của các nhà máy, xí
nghiệp, HTX thuộc sở hữu NN và sở hữu tập thể
thực hiện. Chủ thể của LKT là những cơ quan,
TCKT - được coi là những pháp nhân.



Quan niệm truyền thống về chủ thể của
ngành LKT (tt)

Theo nghĩa hẹp
: chủ thể thường xuyên và chủ
yếu là các cơ quan và các ĐVKT, có chức năng
chủ yếu là hoạt động trên lĩnh vực kinh tế và
có thẩm quyền kinh tế.

Theo nghĩa rộng
: các CQNN, các TCXH cũng có
thể tham gia các QHKT do LKT điều chỉnh, khi
việc tham gia đó là có thể và cần thiết nhằm
góp phân thực hiện các chức năng và nhiệm
vụ của mình.




Trong kinh tế thị trường hệ thống chủ
thể cũng được mở rộng hơn nhiều

Trước đây, chỉ thừa nhận pháp nhân là chủ
thể.

Trong cơ chế thị trường nhiều thành phần với
cơ cấu đa dạng, đầy đủ, phong phú các CTKD.
Các chủ thể không chỉ là pháp nhân mà còn
các chủ thể không phải là pháp nhân. Đó là
các công ty đối nhân, các DNTN, các cá nhân
có ĐKKD,…



PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA
NGÀNH LUẬT KINH TẾ

PPĐC của LKT (truyền thống)

PPĐC cũng được bổ sung nhiều điểm
mới

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×