Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 1
Bài tiểu luận
Môn
Phương Pháp luận và nghiên cứu khoa học
Đề tài
Các giải pháp nâng cao kỹ năng tự học đối với sinh viên
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Xuân Vinh
Sinh viên: Lê Thị Thúy
Lớp: L13CN
Mã sinh viên: B13LDCN054
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 2
Lời cám ơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của học
viện công nghệ bưu chính viễn thông. Đặc biệt em cũng xin chân thành cám ơn thầy
Nguyễn Xuân Vinh đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn em trong quá trình học tập vừa
qua.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài tiểu luận, khó tránh
khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ kiến thức cũng như kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thúy
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 3
Mục Lục
Mở đầu 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Mục tiêu nghiên cứu luận điểm 5
3. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 6
Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7
1. Cơ sở lý luận 7
2. Khái niệm tự học và tầm quan trọng của tự học 7
1.1. Khái niệm tự học 7
1.2. Các hình thức tự học 8
1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng tự học 8
1.4. Vai trò tự học đối với sinh viên 9
1.5. Tầm quan trọng 9
3. Đặc điểm môn học của học viện công nghệ bưu chính viễn thông 10
Chương 2. Thực trạng tự học của sinh viên học viện công nghệ bưu chính viễn thông
11
1. Thực trạng về việc tiến hành hoạt động tự học 11
2. Hạn chế của việc tự học 12
3. Nguyên nhân cả thực trạng tự học 12
Chương 3. Các giải pháp nâng cao tự học cho sinh viên ở học viện công nghệ bưu
chính viễn thông 13
1. Nâng cao nhận thức của sinh viên đối với việc tự học 13
2. Đổi mới phương pháp dạy học 14
Đối với nhà trường 14
Đối với giảng viên 14
3. Phát huy vai trò tích cực của sinh viên trong việc nâng cao chất lượng tự học15
4. Một số kỹ năng cần thiết cho quá trình tự học 16
Lập kế hoạch tự học 16
Cách đọc sách hiệu quả 17
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 4
Kỹ năng chọn lọc kiến thức 18
5. Đảm bảo tốt trang thiết bị và cơ sở hạ tầng tại nhà trường 18
Kết luận 19
Tài liệu tham khảo 20
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 5
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong nền văn minh tri thức của thế kỷ XXI, thế kỷ mà sự tiến
bộ không ngừng của khoa học – công nghệ với những bước nhảy vượt bậc một năm bằng
hàng thế kỷ trước đó. Để không tụt hậu, kịp thời nắm bắt những tri thức khoa học – công
nghệ tiên tiến, mỗi con người phải không ngừng học hỏi, vươn lên tự hoàn thiện mình.
Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có
đạo đức, tri thức sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp. Về cách học ở các trường đại học,
khuyến khích sinh viên lấy tự học là chính, học tập một cách chủ động và sáng tạo.
Tự học là hình thức học tập không thể thiếu của sinh viên trong các trường đại học.
Cần tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng. Trong quá trình
học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương pháp, hình thức tự
học hợp lý là việc cần thiết.
Trong chương trình đại học có nhiều nội dung môn học khác nhau, đặc biệt là đối
với học viện công nghệ bưu chính viễn thông được chia thành môn cơ bản, môn cơ sở
ngành, môn chuyên ngành và càng học đến các năm cuối đại học thì kiến thức càng khó vì
vậy cần tự học để tốt các môn. Việc học tốt các môn này giúp cho sinh viên có một lượng
kiến thức không nhỏ để tưu duy và phát triển khả năng sang tạo của mình trong công việc.
Với sự tích ũy kiến thức khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học là quan trong, là hạt
giống tri thức cho sau này đi làm.
Vì vậy em chọn đề tài: “Các giải pháp nâng cao kỹ năng tự học đối với sinh viên
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông”.
2. Mục tiêu nghiên cứu luận điểm
Mục tiêu là rõ luận điểm “Các giải pháp nâng cao kỹ năng tự học đối với sinh viên
học viện công nghệ bưu chính viễn thông” hiện nay.
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 6
Đánh giá thực trạng việc tự học của các viên học viên công nghệ bưu chính viễn
thông. Để người đọc có cái nhìn tổng quan về tình trạng học tập hiện nay của sinh viên
nói chung.
Đề xuất các giải pháp tự học cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tọa
sinh viên trong các trường Đại học. Giúp sinh viên tìm được phương pháp học tập mới,
khơi dậy tinh thần tư học.
3. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các sinh viên trong học viện công nghệ bưu
chính viễn thông và các môn học được giảng dạy trong trường.
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 7
Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối quan điểm của Đảng cộng sản về giáo dục đào tạo, lý luận phương pháp
giáo dục hiện đại.
Xuất phát từ nguyên tắc dạy học nhà trường gắn liền với đời sống và
nguyên tắc chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học. Nguyên tắc này đòi hỏi phải
hình thành cho người học có nhu cầu, năng lực, phẩm chất tự học để chyển dần quá trình
dạy học sang quá trình tự học. Nghĩa là người học có thể tự mình tìm ra hình thức cùng
với cách khai thác hoạt động của chính mình, tự thể hiện mình và hợp tác với bạn, tự tổ
chức hoạt động của mình, tự kiểm tra đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học của mình để
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Để thích ứng với cuộc sống, mỗi người phải tự học liên tục, học suốt đời. Hồ
Chí Minh một tấm gương sáng về tự học đã từng nói: “học tập là công việc phải tiếp tục
suốt đời…Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày nay đổi
mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để đuổi
kịp nhân dân”; “Lấy tự học làm cốt, có thảo luận và chỉ đạo giúp vào”.
2. Khái niệm tự học và tầm quan trọng của tự học
1.1. Khái niệm tự học
Tự học nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Trong tự học,
bước đầu thường có nhiều lúng túng nhưng chính những lúng túng đó lại là động lực thúc
đẩy sinh viên tư duy để thoát khỏi “lúng túng”, nhờ vậy mà thành thạo lên, và đã thành
thạo thì hay đặt những dấu hỏi, phát hiện vấn đề và từ đó đi đến có đề tài nghiên cứu.
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 8
Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại
các trường đại học. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng,
hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà
trường. Bài viết dưới đây đề cập đến phương pháp tự học giữ vai trò cầu nối giữa học tập
và nghiên cứu khoa học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
1.2. Các hình thức tự học
Hình thức thứ nhất là cá nhân tự mày mò theo sở thích và hứng thú độc lập không
có sách và sự ướng dẫn của giáo viên. Hình thức này gọi là tự nghiên cứu. Hình thức tự
học này phải dựa trên nền tảng tư tưởng ột niềm khát khao say mê, khám phá tri thức mới,
đồng thời phải có vốn tri thức vô cùng sâu rộng. Với hình thức này, người học không tiếp
xúc với thầy và sách giáo khoa mà chỉ cọ sát thực tiễn.
Hình thức thứ hai là tự học với sách nhưng không có giáo viên bên cạnh. Ở hình
thức này, tự học có thể diễn ra ở hai mức độ sau: thứ nhất, tự học theo sách mà không có
sự hướng dẫn của thầy, người học tự học hiểu, để thấm các kiến thức trong sách. Qua đó
phát triển tư duy tự học với sách. Thứ hai, tự học có thầy từ xa hướng dẫn: trao đổi thông
tin giữa thầy và trò thông qua các phương tiện thông tin thô sơ hay hiện đại dưới dạng
phản ánh và giải pháp các thắc mắc, làm bài tập, bài kiểm tra…
Hình thức thứ ba là tự học có sách có thầy trong một số tiết học sau đó sinh viên tự
học ở nhà dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên. Trong quá trình học tập trên lớp,
người thầy có vai trò chỉ đạo, tổ chức, điều khiển để trò tự chiếm lĩnh tri thức. Trò tự gác,
tích cực, mê say, sáng tạo tham gia vào quá trình học tập. Trong quá trình tự học ở nhà,
dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy, người học phải phát huy tính tự giác, tích cực, chủ
động tự sắp xếp kế hoạch học tập, huy động mọi tri thức, kĩ năng để hoàn thành những
nhiệm vụ giáo viên đề ra.
1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng tự học
Tiêu chí là những quy định chung dùng làm tiêu chuẩn để phân loại, đahs giá được
thể hiện ở các chỉ số, thông số, chỉ tiêu dùng là thước đo để dựa vào đó so sánh, đánh giá
kết quả tự học của sinh viên. Với cách tiếp cận trên, khi đánh giá chất lượng tự học các
môn học của sinh viên trong trường đại học cần dựa trên những tiêu chí:
Một là, kết quả nhận thức về nội dung các môn khoa học xã hội và nhân văn của
sinh viên thông qua việc sinh viên đã xác định được tầm quan trọng các môn học hay
chưa, đã nắm vững, bản chất, nội dung vế đề, nội dung bài học đến đâu, biết liên hệ, vận
dụng lí luận vf thực tiễn như thế nào…
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 9
Hai là, chất lượng tự học các môn được đánh giá bằng kết quả học tập thông qua
các bài kiểm tra học trình, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ.
Ba là, thể hiện qua chất lượng tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, chất lượng
thảo luận. Trong các giờ thảo luận việc sinh viên đóng góp ý kiến xây dựng bài như thế
nào, có sôi nổi hay không, có giải quyết vấn đề hay không… điều đó đánh giá được việc
chuẩn bị bài của sinh viên và chất lượng tự học của sinh viên trong trường đại học.
Bốn là, thông qua hoạt động thực tiễn công tác đoàn thể trong lớp, trong nhà
trường. Đây là một tiêu chí quan trọng, thông qua hoạt động này có thể đánh giá được
việc vận dụng những kiến thức khoa học xã hội và nhân văn trong thực tiễn hoạt động
công tác đoàn của sinh viên đến đâu, từ đó đánh giá được chất lượng tự học của sinh viên.
1.4. Vai trò tự học đối với sinh viên
Tự học có vai trò rất quan trọng, quyết định kết quả học tập của sinh viên. Chính vì
vậy, đòi hỏi mỗi sinh cần tích cực, chủ động, độc lập tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức
bằng chính hành động của bản thân nhưng không tách rời sự tổ chức, điều khiển của giáo
viên. Hơn nữa, để tự học đạt kết quả cao, sinh viên cần thể hiện rõ tính mục đích, tính kế
hoạch cao, có thái độ tích cực và có những kỹ năng tự học nhất định để hoàn thành nhiệm
vụ học tập đề ra. Ngoài những hoạt động tự học diễn ra dưới sự tổ chức, hướng dẫn trực
tiếp hay điều khiển một cách gián tiếp của giáo viên, sinh viên cần tiến hành các hoạt
động tự học nhằm thỏa mãn nhu cầu, hiểu biết riêng, theo sở thích, hứng thú của bản thân
về những tri thức nằm ngoài chương trình đào tạo quy định của nhà trường, những tri thức
mở rộng sự hiểu biết, phục vụ cuộc sống và nghề nghiệp của họ.
Tự học, tự nghiên cứu là một trong những xu thế của thời đại. Đây cũng là chủ
trương của Đảng, của Bộ Giáo dục & Đào tạo và được cụ thể hóa trong Luật Giáo dục
“Cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập,
phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh…” (NQ TW2 – Luật
Giáo dục).
1.5. Tầm quan trọng
Kết quả học tập và rèn luyện, năng lực hoạt động thực tiễn của sinh viên có được
thông quả tác động tổng hợp của các hoạt động. Vì vậy tự học tu dưỡng có vị trí qua
trọng, là nhân tố trực tiếp góp phần tạo nên kết quả về chất lượng học tập và rèn luyện của
sinh viên trong trường đại học.
Vai trò của tự học nhằm giúp cho người học lĩnh hội, củng cố kiến thức đã lĩnh
hội, tìm tòi, khám phá tri thức mới, vận dụng tri thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập,
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 10
từng bước biến tri thức của người dạy thành kiến thức của bản thân, từ đó, giúp cho người
học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, hình thành niềm tin khoa học, sự hứng thú, say mê
học tập.
3. Đặc điểm môn học của học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Các môn học ở học viện công nghệ bưu chính viễn thông được chia làm nhiều
chuyên ngành nhưng chủ yếu chia theo hai khối: khối kỹ thuật và khối kinh tế.
Lĩnh vực kỹ thuật là lĩnh vực trực tiếp tham gia quá trình sản xuất, người làm việc
trong lĩnh vực này có nhiệm vụ vận dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các công
đoạn của quá trình sản xuất, đồng thời nghiên cứu, cải tiến cho phù hợp vời trình độ sản
xuất của từng đơn vị, quốc gia. Đây là một lĩnh vực rất rộng lớn, liên quan trực tiếp đến
quá trình sản xuất các sản phẩm, công cụ từ cấp độ sơ khai nhất như các vật dụng phục vụ
sản xuất, cuộc sống hàng ngày như kim, chỉ, cuốc, xẻng cho đến các sản phẩm công nghệ
cao như máy tính, điện thoại, robot. Những tiến bộ kỹ thuật công nghệ là một yếu tố quan
trọng góp phần cải thiện cuộc sống, đồng thời nó cũng đòi hỏi một đội ngũ cán bộ kỹ
thuật cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy môn học về lĩnh vự này có sự nghiên cứu
nhiều hơn, sự tự học nhiều hơn. Người học phải tư duy tốt để vận dụng được các công
nghệ, dùng tính sáng tạo trong sự tạo ra sản phẩm mới. Môn chuyên ngành kỹ thuật mang
tính tư duy logic.
Đối với môn học ngành kinh tế sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về kinh
tế - xã hội và chuyên môn về tiền tệ - ngân hàng - thị trường chứng khoán tương xứng
trình độ cử nhân kinh tế; huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp để sinh viên có thể tìm việc làm
và đảm nhận công việc được giao trong ngân hàng (cán bộ tín dụng, nhân viên kế toán,
thanh toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ…), công ty
chứng khoán (nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán), tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
cơ quan quản lý nhà nước về tài chính - ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác.
Với các môn này không cần đến sự tư duy logic nhiều mà cần tính cẩn trọng, nhanh nhẹn
để tính toán chính xác khi làm việc với các con số. Người học cần có nhiều kỹ năng mềm
cơ bản để giao tiếp với đối tác, năng lực quản lý một tổ chức nhà máy.
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 11
Chương 2. Thực trạng tự học của sinh viên học viện công nghệ bưu
chính viễn thông
1. Thực trạng về việc tiến hành hoạt động tự học
Xuất phát từ đặc điểm của sinh viên là được tuyển chọn qua các kì thi tuyển sinh
Đại học và cao đẳng với chất lượng đầu vào tương đối khá, có nhận thức cao, vì vậy đa
phần sinh viên đã nhận thức tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện tại trường, có động cơ
phấn đấu, học tập và rèn luyện để trở thành những tri thức giỏi góp phần xây dựng đất
nước.
Đa số sinh viên đã tận dụng được thời gian trong việc tự học, chịu khó tìm tòi,
nghiên cứu giáo trình, tài liệu, trên thư viện cũng như các phương tiện thông tin khác.
Nhiều sinh viên đã chủ động tìm hiểu những đặc điểm yêu cầu của môn học, nắm được
những thuận lợi, khó khăn trong quá trình học tập, qua đó rút ra những biện pháp khắc
phục khó khăn, lập kế hoạch học tập và chuẩn bị tốt. Việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu
của cá nhân cơ bản đã có tính khoa học và đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, phát
huy vai trò chủ thể trong hoạt động nhận thức, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo.
Nhưng cũng có một số bộ phận không nhỏ các bạn chưa có ý thức tự học do những
cám dỗ học xa nhà. Một số tân sinh viên lớp tôi thú nhận, từ nhỏ sống trong sự quản lý
của bố mẹ, nay được tự do bay nhảy ở một môi trường mới đầy hấp dẫn, cộng thêm thời
gian rảnh rổi, nhớ nhà nên muốn thử cho biết những thú vui trong môi trường mới. Nhưng
mọi chuyện không dừng lại ở đó. Nhiều người ban đầu chỉ chơi cho vui, với số tiền vài
nghìn cho mỗi ván, nhưng càng ngày chơi càng hăng, từ một số tiền nhỏ dần trở thành vài
trăm nghìn đến vài triệu đồng là không hiếm gặp. Bị bạn bè xấu lôi kéo, có sinh viên đã sa
ngã, rơi vào vòng xoáy của tệ nạn như lô đề, cá độ bóng đá. Khi những đồng tiền cha mẹ
chắt chiu hàng tháng phục vụ cho việc ăn ở, chi phí học tập phút chốc “bốc hơi”, sinh
viên rơi vào cảnh túng quẫn, dẫn đến làm liều, như vay nóng, cầm cố xe máy, điện thoại,
máy tính, thẻ sinh viên, vòi vĩnh lừa gạt phụ huynh, trộm cắp Chỉ một thời gian sau, lãi
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 12
mẹ đẻ lãi con, số tiền nợ ngày càng nhiều thêm, mất khả năng chi trả. Dẫn đến các bạn
lười nhác việc học, học hành xa sút và có thể bỏ học giữa chừng.
2. Hạn chế của việc tự học
Đa số sinh viên vẫn chưa làm quen được với môi trường giáo dục đại học. Phương
pháp học tập từ thời phổ thông vẫn chưa thể thoát ly trong suy nghĩ và thực hành của sinh
viên.
Trong điều kiện được tự do thoải mái khi không còn áp lực của gia đình bên cạnh,
đa số sinh viên chưa ý thức được vai trò tự giác của bản thân trong học tập và rèn luyện.
Thiếu môi trường học tập cạnh tranh, thiếu “người đồng hành” trong quá trình tự
học, tự nghiên cứu.Thiếu các phương tiện hỗ trợ cho quá trình tự họcChưa được trang bị
đầy đủ về kỹ năng tự học, thiếu tài liệu hướng dẫn quá trình tự học.
Bản thân một số giảng viên trong quá trình lên lớp cũng chưa đề cao yếu tố tự học
của sinh viên. Phương pháp giảng dạy chưa đặt sinh viên vào sự lựa chọn: phải tự học hay
bị đào thải.
Thực tế việc làm quen với cách học theo tín chỉ làm nhiều bạn sinh viên vẫn chưa
quen cách học và phương pháp học.
3. Nguyên nhân cả thực trạng tự học
Sinh viên chưa có nhận thức về việc tự học. Khi các bạn vưa mới học xong tốt
nghiệp trung học phổ thông thì nhiều bạn có suy nghĩ là phải chơi đã, nhưng khi các bạn
không tự học và không có ai nhắc nhở các bạn học như trước làm bạn lười dần đi, thành
một thói quen trong cuộc sống. Hay do các cám dỗ của xã hội, sống xa nhà không có bố
mẹ bên cạnh nhắc nhở làm sinh viên không có hướng đi đúng trong cuộc sống.
Các kỹ năng nghe, ghi chép và đọc tài liệu còn nhiều hạn chế. Việc học trên các
giảng đường đại học hoàn toàn khác so với trung học phổ thông. Ở đây là học phương
pháp, học cách làm. Giảng viên với vai trò là người hướng dẫn và trao đổi trò chuyện với
sinh viên chứ không phải là giảng viên đọc và sinh viên ghi chép một cách thụ động. Với
một vấn đề cần giải quyết thì sinh viên phải tự do suy nghĩ, sáng tạo đưa ra các câu hỏi để
giảng viên trả lời. vì vậy nhiều bạn sinh viên còn bỡ ngỡ với phương pháp học đó.
Chưa có phương pháp tự học đúng đắn. Khi học ở các trường đại học thì giảng
viên không yêu cầu chặt chẽ, bắt ép sinh viên phải học tập vì vậy các bạn chỉ học trên lớp
mà không chịu học thêm ở nhà, không có phương pháp học tập chính đáng và đưa ra mục
tiêu học tập.
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 13
Chưa phát huy được vai trò của giảng viên trong việc hình thành kỹ năng tư học
cho sinh viên. Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa kích thích tính tự học của sinh
viên
Chương 3. Các giải pháp nâng cao tự học cho sinh viên ở học viện
công nghệ bưu chính viễn thông
1. Nâng cao nhận thức của sinh viên đối với việc tự học
Để nâng cao chất lượng tự học của sinh viên cần có giải pháp mang tính đồng bộ,
sự kết hợp của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố tự học là quan trọng nhất.
Chủ tịch Hà Chí Minh cũng đã từng nói muốn học tập, rèn luyện có kết quả tốt thì
phải có động cơ đúng, trách nhiệm cao, tự học, tự rèn luyện cũng giống như “mài ngọc
luyện vàng”, ngọc càng mài càng sáng vàng càng luyện càng trong. Người cũng chỉ ra
rằng: năng lực của con người không phải tự nhiên mà có mà do rèn luyện mà nên, trong
đó tự học được xem như điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển phẩm chất và
năng lực toàn diện của cá nhân. Điều quan trong hàng đầu ở đây là sinh viên phải xác
định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn.
Sinh viên phải xác định mục đích học tập, học để thi cho có điểm số cao hay là học
để lấy bằng cấp. Chúng ta phải xác định được học la để tiếp thu tri thức khoa học về tự
nhiên, xa hội, tư duy; những tri thức, kĩ năng về nghề nghiệp để nâng cao nhận thức của
cá nhân và vận dụng để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Từ nhận thức đúng
đắn mục đích của việc học tập à mỗi người phấn đấu không ngừng trong học tập rèn luyện
để hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và nhà trường.
Ngay từ đầu, mỗi sinh viên cần phải tự giác quán triệt một cách nghiêm túc về mục
tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường cũng như các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của
sinh viên. Phải nhận thức đúng đắn việc học tập đó là “học để biết, học để làm người, làm
cán bộ, học dể phụng sự tổ quốc, phung sự nhân dân”.
Mỗi sinh viên phải chủ động tìm hiểu những đặc điểm, yêu cầu của môn học, nắm
được những thuận lợi khó khăn trong quá trình học tập. Qua đó, rút ra những biện pháp
thuận lợi khó khăn trong quá trình học tậ. Đưa ra các biện pháp khắc phục khó khăn, lập
kế hoạch học tập và chuẩn bị đầy đủ về vật chất, tâm lý, thể lực cho quá trình học tập.
Luôn đặt ra những yêu cầu cao trong học tập để tự mình phấn đấu vươn lên.
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 14
2. Đổi mới phương pháp dạy học
Đối với nhà trường
Có kế hoạch xây dựng chương trình chi tiết môn học để xây dựng chương trình và tổ
chức đào tạo, để thanh kiểm tra chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập
của người học, đây là công cụ để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi nhằm đa dạng hóa hình thức đào tạo, mở rộng quy mô
đào tạo mà vẫn giữ được chất lượng đào tạo, để thanh kiểm tra chất lượng giảng dạy của
giáo viên và chất lượng học tập của người học, đây là chuẩn kiến thức của môn học.
Có kế hoạch đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học tập, bởi đây là công đoạn
quyết định chất lượng của quá trình giảng dạy và học tập. Đây là tiền đề để điều chỉnh
chương trình đào tạo, tổ chức giảng dạy và học tập cũng như ra quyết định về kết quả học
tập của người học.
Phối hợp với Đoàn thanh niên, Phòng công tác sinh viên, Khoa thường xuyên tổ chức
các buổi hội nghị, buổi thảo luận bàn về phương pháp tự học cho từng môn học khác
nhau.
Cần qui định chế độ cụ thể cho cán bộ, giáo viên phục vụ cho hoạt động tự học của
sinh viên;
Các phòng thực hành, thư viện cần bố trí mở cửa, tạo điều kiện cho sinh viên tự học
ngoài giờ lên lớp.
Có chính sách đầu tư cơ sở vật chất nhằm đảm bảo điều kiện học tập tối thiểu cho sinh
viên như số lượng và kích thước phòng học, phương tiện nghe nhìn bố trí trong từng lớp
học và điều kiện vệ sinh môi trường, đảm bảo đáp ứng đủ tài liệu học tập cho sinh viên
Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ sư phạm đại học cho giáo viên.
Đối với giảng viên
Cần căn cứ vào chương trình chi tiết môn học để xây dựng lịch giảng dạy, tổ chức
giảng dạy và ra đề kiểm tra đánh giá tiếp thu môn học đảm bảo chất lượng theo mục tiêu
môn học.
Cần căn cứ vào ngân hàng câu hỏi thi để đổi mới phương pháp giảng dạy, ra đề kiểm
tra đánh giá tiếp thu môn học đảm bảo chất lượng theo mục tiêu môn học.
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 15
Giảng viên cần kích thích động cơ học tập của sinh viên thông qua đổi mới phương
pháp kiểm tra đánh giá học tập như:
- Kiểm tra đánh giá theo các bậc nhận thức, kỹ năng và tư duy mà môn học dự kiến
người học đạt được sau khi kết thúc.
- Áp dụng nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau và phải thực hiện một
cách thường xuyên.
- Tăng tỉ lệ điểm đánh giá quá trình để ràng buộc sinh viên sẽ phải có thái độ tích
cực hơn trong học tập.
- Giao nhiều bài tập ở nhà với nhiều hình thức khác nhau như bài tập cá nhân, bài
tập nhóm,… thông qua hệ thống ngân hàng câu hỏi thi.
- Chấm và lưu điểm bài kiểm tra của sinh viên phải thật công bằng và nghiêm túc
để sinh viên không có thái độ lơ là trong học tập.
Giảng viên cần dạy cách học cho sinh viên cụ thể như: lập kế hoạch học tập, nghe
giảng và ghi bài trên lớp, tự học, học nhóm, đọc sách, nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
Điều quan trọng là giảng viên cần xem đây là một trong những mục tiêu đào tạo chứ
không chỉ là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Giảng viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý chí cầu tiến trong nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Phát huy vai trò tích cực của sinh viên trong việc nâng cao chất lượng tự
học
Bản thân mỗi cá nhân đều tiềm ẩn một khả năng tự học, khả năng đó được tăng
cường hay không là nhờ vào cách thức học tập của họ. Lối học nhồi nhét sẽ làm người
học thui chột khả năng tự học; trái lại, lối học tự tìm tòi, nghiên cứu, chú trọng sự phát
triển óc tư duy, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống sẽ tăng cường khả
năng tự học. Như vậy, cách học có tác dụng rõ ràng đến việc phát triển năng lực tự học.
Với lối dạy - tự học, mức độ, đặc điểm hành động của người học quyết đến hiệu quả học
tập. Hiệu quả của các hành động học tập tự học cao hay thấp tùy thuộc vào kỹ năng thực
hiện các hành động đó. Vì vậy việc hình thành kỹ năng trong học tập có vai trò rất quan
trọng trong quá trình dạy - tự học.
- Cần căn cứ vào chương trình chi tiết để chọn môn học phù hợp, lập kế hoạch học
tập, nghiên cứu và học tập đạt mục tiêu môn học đã đề ra.
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 16
- Cần căn cứ vào ngân hàng câu hỏi thi để lập kế hoạch tự học và tổ chức học nhóm,
nắm vững nội dung chuẩn xác và đạt mục tiêu môn học đề ra.
- Sinh viên cần quan tâm đến kiểm tra đánh giá để biết chất lượng học tập của bản
thân.
- Sinh viên cần biết chú trọng đến phương pháp “tự học” nhưng cũng phải quan tâm
đến phương pháp “cùng học” (học theo nhóm, theo đội, theo lớp,…) mới rèn luyện
và nâng cao khả năng hợp tác, khả năng thuyết phục và khả năng quản lý chính
mình.
- Sinh viên cần ý thức được tầm quan trọng của tự học để có chiến lược cụ thể cho
bản thân trong từng bài học, từng môn học như: chuẩn bị bài lên lớp -> nghe giảng
-> tự nghiên cứu -> thảo luận nhóm, tổ -> ôn tập để đạt được yêu cầu “học kĩ –
hiểu lâu – vận dụng đúng”.
- Mỗi sinh viên cần xây dựng xác định rõ mục tiêu của bản thân để làm chủ kiến
thức và cuộc đời thông qua con đường học tập; phải biết quản lý các áp lực căng
thẳng của việc học cũng như quản lý được thời gian một cách hiệu quả.
4. Một số kỹ năng cần thiết cho quá trình tự học
Lập kế hoạch tự học
Lập kế hoạch tự học là việc xây kế hoạch cho những hoạt động cụ thể nhằm thực
hiện được các nhiệm vụ mà mục tiêu đề ra. Mỗi cá nhân khi xây dựng kế hoạch học tập
cụ thể cần phải hiểu rõ mục tiêu và tính toán những bước đi thích hợp. Khi lập kế hoạch
cần phải suy nghĩ về những gì sẽ làm, chuẩn bị tốt nhất để đạt được hiệu quả học tập cao
và phải đặt câu hỏi là tại sao chúng ta phải làm như thế. Đây chính là quá trình lập kế
hoạch học tập, là quá trình lập học cách học, mỗi cá nhân phải tính toán cách thức và thời
gian để hoàn thành các công việc. Hiện nay, đa số sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học
tập còn mang tính tùy tiện, gặp đâu học đó, chưa hình dung được toàn bộ công việc mình
đang và sẽ làm như thế nào. Trong khi đó một khối lượng công việc lớn mà sinh viên phải
hoàn thành lại chỉ thực hiện trong một thời gian hạn chế. Vì vậy người học cần phải sử
dụng thời gian một cách tiết kiệm và hiệu quả, bằng cách phân phối công việc một cách
khoa học, đặc biệt chú ý đến thời gian tự học.
Ở đây chúng tôi không đề cập đến kế hoạch tự học cho từng học kỳ, từng tháng
hay từng tuần mà chỉ chú ý đến kế hoạch tự học cho từng nội dung cụ thể trong một học
phần. Để sinh viên có thể lập được kế hoạch học tập cho những hoạt động cụ thể thì giảng
viên phải cung cấp một bảng kế hoạch giảng dạy cụ thể cho mỗi học phần. Sinh viên dựa
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 17
vào đó để định ra các công việc mình sẽ làm trong thời gian bao lâu và làm như thế nào.
Việc đặt kế hoạch cần chú ý cả những kế hoạch hoạt động trên lớp và cả những hoạt động
của sinh viên ngoài lớp (xem bảng) hướng dẫn đặt kế hoạch cho hoạt động học tập.
Cách đọc sách hiệu quả
Để việc đọc sách có chất lượng và hiệu quả, cần đọc theo một quy trình nhất định,
nếu không chúng ta sẽ mất thời gian mà không thu được nhiều kết quả và không lưu giữ
được những thông tin cần thiết. Vì vậy, việc đọc sách cần được thực hiện nghiêm túc và
tuân theo các yêu cầu sau:
- Đọc có suy nghĩ
Muốn hiểu những điều sách viết, người đọc phải hết sức tập trung tư tưởng khi
đọc, nhiều khi còn phải ngưng lại để ôn những đoạn cần biết, chưa nắm vững, đến
khi thông suốt rồi mới đọc tiếp.
Đọc sách để hiểu những điều tác giả nói và cả những điều tác giả không nói, mà
người đọc tự suy nghĩ, mở rộng đến những điều liên quan mà sách không đề cập
đến. Ở mức độ này, người đọc không chỉ tiếp thu kiến thức từ sách mà còn rèn
luyện được phương pháp tư duy.
Khi đọc và suy nghĩ mãi nhưng vẫn không hiểu được những gì sách viết, thì
phải tìm và đọc những sách khác có liên quan. Bởi lẽ, đôi khi cùng một kiến thức
nhưng với cách diễn giải của tác giả này ta chưa hiểu nhưng với cách trình bày
khác ở sách khác ta có thể hiểu được. Đọc nhiều sách cũng giống như đàm đạo
giúp chúng ta hiểu sâu thêm vấn đề, làm phong phú thêm vốn kiến thức.
- Đọc có hệ thống.
Đọc lướt nhanh toàn bộ phần tổng quát của sách để nắm sơ bộ nội dung
cuốn sách;
Đọc kỹ, tùy theo mục đích đọc mà có thể đọc kỹ một lần hoặc nhiều lần.
Khi đọc kỹ các lần sau, chỉ cần đọc lại những điều cơ bản hoặc các nội dung
mà lần đầu chưa hiểu, chưa nắm vững. Những lần đọc sau sẽ làm người đọc
nắm sâu hơn, hiểu kỹ hơn;
Đọc nhanh, cần tự rèn luyện cách đọc nhanh để tập trung được sự chú ý, sự
suy nghĩ diễn ra liên tục và dễ dàng xác lập được mối quan hệ giữa các đoạn
với nhau khiến ta dễ nắm được nội dung tài liệu.
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 18
- Đọc có chọn lọc và ghi nhớ.
Đọc có chọn lọc là đọc để tìm những điểm cốt lõi, chọn ý tưởng hay nhất,
đúng nhất và có ích cho việc học sẽ rèn được tư duy phê phán, làm tiền đề cho
năng lực giải quyết vấn đề sau này. Để rèn luyện kỹ năng đọc có chọn lọc,
giảng viên nên yêu cầu sinh viên tự đặt câu hỏi cho những nội dung cơ bản của
những tài liệu đã đọc; cố gắng tổng hợp và giải thích những gì họ đã đọc. Sinh
viên phải hết sức tập trung suy nghĩ và phải tinh lọc được những kiến thức cơ
bản cần thiết cho mình, đồng thời nêu được các vấn đề cũng như giải quyết
được những vấn đề mà tài liệu đề cập.
Kỹ năng chọn lọc kiến thức
Khi học các kiến thức mới cần phải tái hiện những kiến thức cũ có liên quan để
làm sáng tỏ các kiến thức mới.
Kiến thức cũ có thể là những tình huống giáo dục thường gặp trong thực tế đã nhận
biết được. Dùng kiến thức này để chứng minh cho các kiến thức mới đang lĩnh hội.
Dùng kiến thức có trước kết hợp với các kiến thức mới tiếp theo để hình thành
những vấn đề nghiên cứu và giải quyết những vấn đề đó.
5. Đảm bảo tốt trang thiết bị và cơ sở hạ tầng tại nhà trường
Để học tập tốt thì môi trường học tập là điều quan trọng vì vậy nhà trường cần:
- Trang thiết bị học tập hiện đại và đầy đủ để phục vụ sinh viên học tập. Như bàn
ghế và phòng học đủ rộng để sinh viên ngồi học, máy chiếu và bộ phận âm
thanh tốt để sinh viên nghe giảng hiệu quả, nắm bắt kiến thức tốt.
- Với các sinh viên chuyên ngành kỹ thuật luôn học đi đôi với thực hành. Nên
nhà trường cần trang bị các phòng thực hành, các thiết bị thực hành phù hợp
với từng môn học cho sinh viên là quen với môi trường làm việc sau này.
- Hệ thống thư viện cần cung cấp đủ sách và tài liệu cho sinh viên mượn và tham
khảo trong quá trình học tập.
- Giáo viên phải trang bị giáo án trước khi đến trường để có kiến thức đầy đủ
truyền tải đến sinh viên.
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 19
Kết luận
Nâng cao chất lượng tự học các môn là phương pháp chủ yếu để góp phần đáp ứng
yêu cầu đào tạo sinh iên trong trường đại học hiện nay. Từ thực tế trên, muốn nâng cao
chất lượng tự học cho sinh viên phải đổi mới và từng bước hoàn thiện chương trình, nội
dung và phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm. Quá trình đào
tạo phải gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho người học
theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Đồng thời, phải biết phát huy mọi lỗ lực chủ quan của đội
ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên, đặc biệt là nâng cao nhận thức của sinh viên trong
hoạt động học tập. Mặt khác nhà trường cần có sự dầu tư thích đáng đảm bảo tài liệu, vật
chất, trang thiết bị dạy va học hiện đâị phục vụ cho hoạt động học tập.
Để nâng cao chất lượng tự học các môn học trong trường đại học phụ thuộc rất
nhiều vào việc vận dụng các giải pháp tự hocj của sinh viên. Đặc biệt sinh viên đang học
tại học viện công nghệ bưu chính viễn thông vần phát huy vai trò tích cự, tự giác, sáng tạo
trong tự học, nêu cao tinh thần độc lập trong nghiên cứu của sinh viên nhằm góp phần
nâng cao hơn nữa chất lượng giáo giục của học viện.
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Lê Thị Thúy - L13CN 20
Tài liệu tham khảo
[1] Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên phổ thông đáp ứng mới yêu
cầu giáo dục – trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
[2]
[3]