A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ở nhà trường THPT, mơn văn học có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành
nhân cách và những phẩm chất tư duy cho học sinh, góp phần đáp ứng những yêu cầu của
thời đại trong mục tiêu đào tạo con người. Là một mơn học thuộc nhóm khoa học xã hội,
mơn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho người
học. Đồng thời cũng là mơn học thuộc nhóm cơng cụ, mơn văn cịn thể hiện rõ vị trí, đặc
trưng của bộ mơn trong mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt mơn văn sẽ tác động
tích cực tới các mơn học khác và ngược lại. Để có được một học sinh yêu thích, đam mê
và thật sự giỏi văn chương là một việc khơng dễ. Bồi dưỡng nhân tài nói chung, đào tạo
học sinh giỏi văn nói riêng là cơng việc vô cùng quan trọng và thiêng liêng của người
giáo viên dạy văn trong nhà trường hiện nay. Công việc ấy, đòi hỏi tâm huyết, trách
nhiệm và phụ thuộc nhiều ở kinh nghiệm phát hiện, lựa chọn và năng lực giảng dạy của
người giáo viên dạy văn. Học sinh giỏi văn chính là nguồn nhân lực tương lai của các
ngành khoa học xã hội và nhân văn. Đào tạo học sinh giỏi văn đúng nghĩa là cơng việc vơ
cùng khó, việc phát hiện học sinh giỏi, có thiên bẩm văn chương càng không phải chuyện
dễ trong ngày một ngày hai. Có người ví rằng:“chuyện ngưịi thầy phát hiện học sinh giỏi
văn chẳng khác công việc của người trồng hoa, chơi cây cảnh”. Bơng hoa đẹp bởi bàn
tay chăm sóc, tỉa tót, uốn nắn của người trồng. Quan trọng hơn, đơi mắt của người trồng
phải thấy được thế cây, kiểu dáng, biết chọn dáng đẹp, biết làm cho hoa khoe sắc rực rỡ
đúng kì. Nói như thế cho thấy cơng việc phát hiện , bồi dưỡng học sinh giỏi văn là một kì
cơng của người thầy dạy văn.
Hằng năm, qua các kỳ thi học sinh giỏi Thành phố, tổ văn chúng tôi ngày càng gặt
hái được những thành công đáng kể. Song đáng tiếc là số học sinh tham gia thi và đạt giải
mơn văn có năm cịn khiêm tốn. Điều này có ngun nhân từ cả hai phía. Trước hết là từ
phía người thầy. Do phải bám sát việc thực hiện theo phân phối chương trình, người thầy
khơng có điều kiện đầu tư về chiều sâu trong về việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ
năng làm bài thi học sinh giỏi ; thời gian dành cho việc tập trung bồi dưỡng cũng khơng
nhiều (thường thì những em được chọn đi thi học sinh giỏi chỉ được tập trung bồi dưỡng
khoảng trên dưới 10 buổi); Về phía học sinh, "nhân tài" vốn đã hiếm, các em lại phải học
1
nhiều môn nên việc đầu tư thời gian tự bồi dưỡng môn văn không được nhiều, quyết tâm
đoạt giải của các em lại chưa cao, môi trường học tập thật sự chưa tốt....
Từ năm học 2006-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện chương và
sách giáo khoa mới bậc Trung học phổ thơng trên tồn quốc. Các nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, của nhà nước, của ngành đã khẳng định mục tiêu công cuộc đổi mới giáo dục
nhằm: “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển
nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…tiếp cận trình độ giáo
dục phổ thơng ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới”; “khắc phục những hạn
chế của chương trình, sách giáo khoa, tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng
lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn”. Đổi mới chương trình giáo
dục phổ thơng địi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương
tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó đổi mới phương pháp là
khâu quan trọng. Trong phương pháp tổ chức, người học-đối tượng của họat động “dạy”,
trở thành trung tâm, là chủ thể của hoạt động “học”, giáo viên là người tổ chức, chỉ đạo.
Phương pháp dạy học đổi mới nhằm tăng cường, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo, khả năng tự học trong hoạt động học tập của học sinh. Với ý nghĩa ấy, việc phát hiện,
lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn văn trở thành nhu cầu cần thiết khơng
thể thiếu trong q trình dạy học của giáo viên và chiến lược phát triển của nhà trường.
Để có được một học sinh giỏi văn, ngồi năng lực, tố chất của học sinh cịn cần có
vai trị, trách nhiệm niềm đam mê nhiệt huyết của người thầy là điều không thể phủ nhận
được. Trải qua quá trình dạy học, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn ở trường phổ
thông, nhận thấy khả năng, năng lực tiếp nhận tác phẩm và tạo lập văn bản ở những học
sinh giỏi văn vẫn còn hạn chế…
Từ những vấn đề trên, trong phạm vi giới hạn bài viết mang tính chất “trao đổi kinh
nghiệm cá nhân”, tơi chỉ đề cập đến vấn đề: “ Thực trạng bồi dưỡng HSG môn Ngữ văn
và những giải pháp để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn đạt hiệu quả” .
Đó là lí do vì sao tơi chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm phát hiện, xây dựng và bồi dưỡng đội HSG bộ môn cấp trường, tạo điều kiện
để học sinh phát huy năng khiếu cảm thụ và tạo lập tốt một văn bản nghị luận văn học và
xã hội. Góp phần đẩy mạnh phong trào học tập tốt bộ môn trong nhà trường, phát triển
năng lực trí tuệ, giáo dục tư tưởng tình cảm thẫm mĩ cho học sinh.
2
- Nhằm có định hướng cho việc chọn ngành, chọn nghề, tạo điều kiện tốt để học sinh
tiếp tục học chuyên sâu ở ngành học, bậc học cao hơn.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chúng tôi chỉ khảo sát đối tượng là những học sinh đã được
chọn vào đội học sinh giỏi văn cấp trường trong những năm học qua (chủ yếu từ năm học
2009 - 2010 đến nay). Các văn bản, các vấn đề văn học thuộc chương trình lớp10,11,12
sách giáo khoa mới của BGD – ĐT
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung làm rõ vấn đề cách phát hiện, lựa chọn và bồi
dưỡng học sinh giỏi văn để đạt kết quả. Đồng thời đưa ra những giải pháp trước mắt và
lâu dài cho công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT Nguyễn Việt Dũng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài tập trung đi sâu làm rõ vấn đề quan niệm về học sinh giỏi bộ môn văn,
những phương cách phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi. Qua
việc nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy và học văn theo phương pháp đổi
mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở thực tế công việc phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi trong những
năm qua, đề tài vận dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh trên số liệu đạt
được từ thực tế của tổ Văn.
6.Giới hạn đề tài
Phạm vi bài viết là kinh nghiệm của một cá nhân, tôi tập trung các vấn đề cần trao đổi:
- Thực trạng: Những khó khăn và thuận lợi trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh
giỏi môn ngữ văn tại trường
- Những giải pháp :
+ Làm thế nào để phát hiện học sinh giỏi văn, cách thức tuyển chọn.
+ Những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả
+ Vấn đề: Yêu cầu về cách diễn đạt để có lời văn hay trong bài văn
+ Những giải pháp lâu dài cho việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi văn
+ Một số đề xuất, kiến nghị
3
B. NỘI DUNG
I. Thực trạng việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THPT Nguyễn
Việt Dũng.
1. Quan niệm thế nào là học sinh giỏi văn?
Học sinh giỏi văn theo đúng nghĩa là học sinh có năng khiếu và năng lực cảm thụ, tự
thể hiện suy nghĩ độc lập của bản thân. Thực tế học sinh có năng khiếu chiếm tỉ lệ rất ít,
đa phần là có năng lực. “Năng lực” và “năng khiếu” văn chương không phải là một.
“Năng khiếu”- bẩm sinh, là thứ “trời cho”. Năng khiếu văn học là năng khiếu sáng tác
nghệ thuật thiên bẩm (sáng tác thơ văn, viết truyện, tiểu thuyết). “Năng lực” văn học là
khả năng nắm bắt những tri thức khoa học về văn chương. “Năng lực” có được là do q
trình học hỏi, rèn luyện, tích cực của bản thân học sinh cùng sự giúp đỡ của người thầy.
Năng lực có thể chuyển hố thành năng khiếu nếu có sự vun xới bồi dưỡng đúng, thích
hợp. Bồi dưỡng năng lực văn học là nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn trong nhà
trường. Khơng có những học sinh giỏi, có năng khiếu văn, dẫu thầy có tài giỏi mấy cũng
khó đạt được điều mình mong muốn.
Theo quan niệm của tôi: Một học sinh giỏi văn phải đáp ứng được điều kiện cần và
đủ những tố chất sau:
+ Có niềm say mê, u thích văn chương.
+ Có tư chất bẩm sinh như tiếp thu nhanh, có tri nhớ bền vững, có khả năng phát
hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới trong bài làm).
+ Có vốn tri thức về tác phẩm văn học phong phú và hệ thống; có sự hiểu biết về con
người và xã hội.
+ Giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống.
+ Có vốn từ tiếng Việt khá dồi dào.
+ Nắm chắc các kỹ năng làm bài nghị luận
Mơn văn là một loại hình nghệ thuật có nhiều đặc điểm chung và riêng. Đặc trưng
riêng nổi bật nhất của bộ mơn nghệ thuật này là tính phong phú đa dạng của hình tượng
nghệ thuật. Mỗi tác phẩm là một chỉnh thể đa nghĩa, quá trình tiếp nhận và thể hiện địi
hỏi sự sáng tạo. Trong cơng việc giảng dạy của giáo viên và tập viết văn của học sinh
nhất nhất khơng tn theo kiểu mẫu có sẵn. Người dạy luôn thay đổi cách dạy, sáng tạo
trong từng tác phẩm. Người viết phải sáng tạo trong cách thể hiện. Song sự sáng tạo đó
4
phải dựa trên cơ sở kiến thức lí luận. Ngồi kiến thức tích luỹ được, cần có phương pháp
viết văn, năng lực quan sát, tái hiện, phân tích, tổng hợp, lập luận…
Cần nhận thức đúng đắn bộ môn văn học khơng chỉ là mơn lý thuyết “nói nhiều hơn
làm”, dạy HSG văn không chỉ trang bị kiến thức suông, thiên về thuyết giảng sẽ làm mất
khả năng cảm và hứng để viết văn. Người dạy cần bồi dưỡng kĩ năng thực hành, luyện
tập viết văn, sáng tác… Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói:“Dạy làm văn là chủ yếu
là dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành,
sáng tỏ chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói” ( Dạy văn là một q trình rèn
luyện tồn diện, Nghiên cứu giáo dục, số 28, 11/1973). Để thực hiện tốt điều nói trên cần
phải nhận thức: thời gian chính khố dành cho thực hành bộ môn quá eo hẹp, cần ưu tiên
quỹ thời gian bồi dưỡng kĩ năng thực hành, năng lực tự học nhiều hơn ở các giờ ngoại
khoá.
2. Thực trạng:
Là một giáo viên với gần 20 năm tuổi nghề - khơng cịn gọi là trẻ, tơi thấy rằng việc
phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi văn cực kì khó khăn, phức tạp. Song với lịng đam mê,
cùng việc tìm tịi học hỏi đúc kết kinh nghiệm, sự đồng thuận của tập thể tổ bộ môn,
trong các năm qua, bản thân cùng tập thể đã mang lại những kết quá đáng khích lệ trong
việc phát hiện và bỗi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Văn trong nhà trường.
a.Thuận lợi
- Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến việc phát hiện và bồi dưỡng HSG
+ Là giáo viên đứng lớp qua nhiều năm kinh nghiệm và nghiên cứu giảng dạy, tôi
dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu suy ngẫm về chun mơn, về tính hiệu
quả của giờ lên lớp, đặc biệt là giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Bản thân chịu khó tìm tịi, học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ chun môn, đọc
tham khảo nhiều tài liệu, các sách nghiên cứu lý luận phê bình văn học, các chuyên đề
bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp… Tiếp cận và tích lũy, sưu tầm nhiều dạng đề thi học
sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia, các đề học sinh giỏi ở các tỉnh, thành phố
khác.v.v... có sổ tay ghi chép, tích lũy tư liệu tham khảo từ nhiều nguồn, cập nhật thơng
tin thường xun.
+ Bản thân tích cực chịu khó trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài trường để học
hỏi và rút ra được những kinh nghiệm cần thiết áp dụng vào quá trình bồi dưỡng.
- Yếu tố khách quan ảnh hưởng tích cực đến vấn đề liên quan đến đề tài:
5
+ Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên sâu sắc đúng mức
đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
+ Sự đồng thuận của tập thể tổ bộ môn là điều kiện tốt đem lại kết quả cao trong công
tác phát hiện và bồi dưỡng HSG.
b. Khó khăn:
- Trường PTTH Nguyễn Việt Dũng mới thành lập từ năm học 2007 – 2008, đây là
trường THPT đầu tiên trên địa bàn quận Cái Răng. Phần lớn giáo viên của trường nói
chung và giáo viên của tổ Văn nói riêng là giáo viên trẻ nên bề dày giảng dạy chưa cao,
trường đóng trên địa bàn khơng mấy thuận lợi so với các trường trong thành phố.
- Tổ Văn và nhà trường chỉ chủ trương và có kế hoạch tổ chức thi tuyển chọn HSG khi
các em học lớp 12. Tổ chưa có kế hoạch bồi dưỡng HSG ngay từ khi các em học lớp 10
và lớp 11. Thời gian dành cho một đợt bồi dưỡng còn ngắn và đôi khi quá cập rập.
- Chất lượng tuyển chọn đầu vào và tinh thần học tập, sự quan tâm của học sinh về môn
Văn chưa cao. Học sinh tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi văn ít hơn so với đội tuyển
các môn Tự nhiên. Nhiều học sinh giỏi lại có ý thức coi nhẹ mơn Văn, có những học sinh
không được chọn vào đội tuyển các môn Tự nhiên, môn Anh văn mới chịu vào đội tuyển
Văn.
- Xu hướng chọn nghề thi vào các trường có chuyên ngành Xã hội - Nhân văn ngày
càng hẹp nên học sinh u thích bộ mơn ngày càng ít. Việc chọn và bồi dưỡng học sinh
giỏi gặp nhiều khó khăn.
- Lịch thi học sinh giỏi Thành phố hàng năm không được Sở Giáo dục ấn định cụ thể mà
chỉ mang tính dự kiến. Từ đó, cơng tác bồi dưỡng cịn bị động về thời gian.
II. Những giải pháp để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn đạt hiệu
quả
1. Những kinh nghiệm và giải pháp đã thực hiện hiệu quả:
- Trên thực tế những năm qua, khi áp dụng những kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng
của bản thân vào quá trình giảng dạy, số lượng học sinh giỏi văn cấp Thành phố của nhà
trường ngày càng tăng, có em được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi thi cấp quốc gia .
a. Làm thế nào để phát hiện học sinh giỏi văn?
- Trong quá trình dạy học và tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân nhận thấy
rằng: muốn đem lại kết quả bồi dưỡng, trước tiên phải phát hiện và chọn đúng đối tượng.
6
Làm thế nào để xác định được những học sinh khơng chỉ có năng khiếu văn học mà cịn
có lịng say mê, yêu thích văn chương? Chọn đúng được học sinh có năng khiếu thì con
đường bồi dưỡng được rút ngắn khoảng cách.
- Theo bản thân tôi, tuyển chọn học sinh giỏi nên làm thường xuyên, tiến hành ngay
từ lớp 10 - đầu cấp học hoặc chậm nhất vào cuối năm lớp 10. Việc tuyển chọn học sinh
vào đội tuyển dựa vào những cơ sở sau:
+ Khi chọn, người giáo viên cần dựa vào các kết quả học tập của học sinh ở cấp học
THCS qua điểm tổng kết, điểm xét tuyển, điểm thi học sinh giỏi các cấp. Nếu được, giáo
viên cũng tham khảo thêm ý kiến của giáo viên trực tiếp giảng dạy cấp học đó để nắm
chắc điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh.
+ Hàng năm, nhà trường tổ chức thi kiểm tra chất lượng đầu năm. Giáo viên xem xét
kĩ các bài làm văn của các em khối 10 và 11. Đây có thể coi là cơng trình sáng tạo đầu
tiên mang dấu ấn riêng của cá nhân. Người thầy phải tìm ra chất giọng, chất văn, cách
nghĩ độc đáo của trò. Đồng thời kết hợp qua ý thức học, khả năng tiếp thu và bộc lộ nhận
thức, cảm xúc của học sinh trong các giờ học văn.
+ Trong quá trình học tập, giao tiếp, cần tìm hiểu thái độ của học sinh đối với bộ
mơn. Học sinh có u thích, đam mê, tự giác, hào hứng và có tinh thần trách nhiệm với
bộ mơn khơng? Tránh tình trạng học sinh “đổi ý”, dao động khi quyết định chọn môn học
nào để bồi dưỡng và thi khi thời gian bồi dưỡng đã quá hạn hẹp và gấp rút.
- Việc tuyển chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường trong những năm qua, tổ
chuyên môn đã đề xuất và cơ bản căn cứ vào những yếu tố sau để phát hiện:
+ Học sinh có năng khiếu văn thường thể hiện những dấu hiệu bên ngoài như: dễ rung
cảm, xúc động, tinh nhạy, bộc lộ thái độ trước từng tác phẩm văn thơ, ngôn ngữ phong
phú, có khả năng cảm thụ và diễn đạt độc đáo, tư duy khúc chiết, trong sáng…cộng với
việc đam mê, yêu thích đọc, học, có nhu cầu thưởng thức và sáng tác thơ văn. Chính sự
đam mê, yêu thích văn học là động lực, là điều tiên quyết giúp học sinh vượt qua những
khổ ải trên đường học tập để đến với văn chương. Niềm say mê ấy, thúc đẩy các em tìm
tịi tích luỹ tư liệu, chịu khó đọc, sưu tầm sách vở, trau dồi ngôn ngữ…
+ Những học sinh có năng lực tư duy tốt, khi đứng trước một vấn đề thường có khả
năng phát hiện, giải quyết vấn đề nhanh, nhạy, đúng bản chất tường tận và linh hoạt, có
sáng tạo ít nhiều. Với khả năng đó, các em sẽ phân tích, tổng hợp, khám phá những điều
7
mới lạ, có khả năng tìm thấy cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật trong từng tác
phẩm, đây là điều cần thiết nhất của người học văn.
+ Khi chọn học sinh giỏi cần chú ý đến những em có kiến thức vững chắc phong phú
về lịch sử văn học, về vốn từ ngữ dồi dào, kĩ năng làm văn, kĩ năng diễn đạt …hệ thống
lập luận tốt, biết làm chủ vốn kiến thức có hiệu quả trước mỗi yêu cầu học tập, thi cử và
ứng xử xã hội.
Ở đây, tôi không đồng nhất đánh giá yêu cầu một học sinh giỏi văn cấp THPT với
một người có khả năng sáng tác văn chương. Đây chỉ là yêu cầu tồn diện mang tính đặc
thù của học sinh giỏi văn. Tất nhiên khơng thể địi hỏi đầy đủ các yêu cầu trên đối với
mọi học sinh giỏi văn.
- Theo số liệu lưu trữ, chúng tôi thống kê được số lượng học sinh lớp 12 được tuyển
vào đội tuyển của trường trong từng năm học như sau:
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG HỌC SINH GIỎI CÁC NĂM
Năm
học
Tham gia
Số HS dự thi TP
T/Số HS
S/Lượng
Lớp C
Đạt giải Thành Phố
TSHS
HS được
Đạt
Ghi chú
công
Giải
nhận
2009 –2010
4
4
3
1
3
1 giải khuyến khích
2010 -2011
6
6
5
2
3
1 giải III, 1 Giải KK
2011- 2012
7
5
4
2
4
2 Giải khuyến khích
2012-2013
6
6
4
3
3
1 Giải nhì, 1HS
HSG quốc gia
2013 -2014
8
8
0
2
2
2 Giải khuyến khích
- Số học sinh được chọn vào đội học sinh giỏi của trường phụ thuộc vào từng năm. Qua
bảng thống kê cho thấy: học sinh giỏi của trường các năm học 2009 -2010; 2011 - 2012
được chọn từ lớp C (học chương trình ban nâng cao). Các em có năng lực văn học, say
mê, yêu thích văn chương và được học chương trình nâng cao, các em sẽ có khả năng đạt
kết quả cao qua các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp Thành phố.
- Nhiều năm liền, trường có học sinh đạt giải cao là học sinh lớp 12C. Năm học 20102011, em Đỗ Bích Ngân đạt giải III kì thi tuyển học sinh giỏi cấp Thành phố. Năm học
2011 – 2012, đội tuyển có giải khuyến khích cấp thành phố của em Nguyễn Thị Tố
8
Quyên lớp 12C. Năm học 2012-2013 Em: Lâm Thị Tường Vy đạt giải nhì cấp Thành phố
và được chọn tham dự kì thi học sinh giỏi quốc gia.
- Riêng năm học 2013-2014: Số HSG đạt khuyến khích là 02, điều này có lý do vì trường
khơng cịn lớp C và khơng dạy chương trình nâng cao. Bên cạnh đó cịn có nhân tố khách
quan là điểm xét để cơng nhận HSG cấp thành phố năm nay có thay đổi so với các năm
trước đó. Tuy nhiên 06 học sinh cịn lại trong đội tuyển đều đạt điểm 10, (chỉ thiếu 0,25
điểm so với điểm xét cơng nhận). Chính việc phát hiện và được bồi dưỡng đúng hướng
các em đã có đủ kiến thức, kĩ năng tham dự và đạt kết quả cao. Với một ngơi trường cịn
non trẻ và chất lượng đầu vào lớp 10 còn rất thấp, kết quả HSG đạt được như trên là một
tín hiệu khởi sắc và đáng khích lệ.
b. Những giải pháp đã thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn đạt hiệu quả
* Những phương cách bồi dưỡng
- Với một trường mới thành lập như trường PTTH Nguyễn Việt Dũng, môi trường học
văn khơng mấy thuận lợi, chưa có bề dày thành tích về học sinh giỏi, đội ngũ giáo viên
tuổi đời, tuổi nghề rất trẻ..việc bồi dưỡng học sinh giỏi chủ yếu để tham gia thi cấp
trường, tiến tới tham gia các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi của Sở giáo dục tổ chức - có
thể coi đó là cuộc thi cọ xát đánh giá chất lượng và để chọn người bổ sung vào đội tuyển
của cấp cao hơn. Song trong các năm qua, số lượng học sinh giỏi bộ mơn văn đạt kết quả
trong các kì thi khơng được duy trì bền vững, mang tính mùa vụ. Tổ chúng tôi xác định
“mũi nhọn” chọn bồi dưỡng học sinh giỏi thi cấp trường, thi cấp thành phố làm phương
châm giảng dạy chính. Chúng tơi xác định phương hướng chung là học chính khố đến
đâu, bồi dưỡng học sinh giỏi đến đó. Đối với các học sinh lớp 10, 11 do trường không
thành lập đội dự bị nhưng tổ chúng tôi lưu ý chọn các em có điểm bài viết tốt, chuẩn bị
nguồn cho năm sau. Chúng tôi chú ý bồi dưỡng phương pháp, kĩ năng là chính, cung cấp
tài liệu, thư mục để các em tìm đọc nâng cao kiến thức theo mặt bằng kiến thức chung
chắc chắn.
- Trong quá trình bồi dưỡng, chúng tơi lấy kiến thức của sách giáo khoa làm cơ sở dạy
thật kĩ, thật sâu, thật chu đáo từng bài cụ thể, mở rộng cung cấp thêm những kiến thức
sâu rộng liên quan đến chương trình chính khố. Khi bồi dưỡng, chúng tơi vừa cung cấp
kiến thức mở rộng vừa ra đề luyện tập. Những dạng đề đưa ra, từ vấn đề cụ thể đến
những vấn đề khái quát, tổng hợp, từ dễ đến khó, mỗi dạng đề đều có kĩ năng thao tác cụ
thể, sáng tạo đòi học sinh nắm được kiến thức đã học, vận dụng sáng tạo vào bài làm.
9
- Về phía giáo viên bồi dưỡng, nếu đợt bồi dưỡng có nhiều giáo viên đảm nhận, chúng
tơi thống nhất chương trình, phân cơng từng giáo viên biên soạn giảng dạy chuyên sâu
từng mảng, từng chuyên đề cụ thể dựa trên sở trường, kinh nghiệm của từng người. Qua
bồi dưỡng, yêu cầu giáo viên theo sát tâm lí, thái độ học tập, tự làm việc ở nhà của học
sinh. Giáo viên phải biết chắc từng học sinh nắm kiến thức chính khố ở mức độ nào, kịp
thời cung cấp, củng cố, bổ sung cho các em. Đồng thời đánh giá chất lượng bằng bài viết
thu hoạch, nhận xét tỉ mỉ chu đáo từng vấn đề: về kiến thức, kĩ năng, khuyến khích bằng
những lời nhận xét động viên khích lệ, biểu dương mặt tốt, sáng tạo, độc đáo. Qua chấm
bài, giáo viên phát hiện sở trường, giọng văn, lối văn, sự độc đáo để uốn nắn mặt hạn chế,
hướng đi lệch trong cách triển khai vấn đề của các em.
* Nội dung, kiến thức bồi dưỡng:
- Về nội dung chương trình bồi dưỡng: Chúng tơi biên soạn dựa trên nền tảng của
chương trình sách giáo khoa có nâng cao, bổ sung chiều sâu. Học đến giai đoạn nào, tác
giả nào, tác phẩm nào thì nâng cao, mở rộng đến đó. Đối với từng giai đoạn, từng tác giả,
chúng tôi cụ thể hoá thành từng chuyên đề . Chọn và giới thiệu tài liệu liên quan từng tác
giả, từng vấn đề để học sinh đọc, tham khảo.Chúng tôi phân chia thành hai mảng về kiến
thức và kỹ năng làm văn để cung cấp cho học sinh.
+ Về kiến thức: Ngoài việc bổ sung kiến thức được học ở chương trình, chúng tơi
cung cấp kiến thức mở rộng có liên quan đến đến chương trình, biên soạn thành từng
chuyên đề cụ thể. Việc bồi dưỡng chuyên đề sẽ giúp học sinh mở rộng kiến thức, hiểu
biết chắc hơn về tác giả, tác phẩm, các mối quan hệ liên quan đến sự cảm hiểu, đánh giá
một tác giả, tác phẩm, một hiện tượng văn học nói chung sâu sắc hơn. Chẳng hạn:
Chuyên đề về văn học lãng mạn 1930- 1945, chuyên đề thơ mới, Văn xi lãng mạn,
chun đề ký …
+ Về lí luận văn học: chúng tôi soạn thành các chuyên đề phong cách nghệ thuật, các
kiểu sáng tác ( lãng mạn, hiện thực, hiện đại ), các giá trị văn học, giá trị nhân đạo, giá trị
hiện thực, quá trình sáng tác và tiếp nhận…Đối với các tác giả như: Hồ Chí Minh, Tố
Hữu, Nam Cao, Xn Diệu, Thạch Lam…chúng tơi cung cấp những yếu tố ảnh hưởng
đến sự nghiệp, quá trình sáng tác, đặc điểm nổi bật của quá trình sáng tác, quan điểm
sáng tác, phong cách nghệ thuật…Chẳng hạn: Về Hồ Chí Minh, chúng tơi hướng dẫn học
sinh tìm hiểu: Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh qua một tác phẩm cụ thể. Vẻ đẹp cổ
điển kết hợp hài hòa với tinh thần hiện đại qua một bài thơ. Biểu hiện chất “thép”, chất
10
“tình” trong các sáng tác của Hồ Chí Minh; giá trị nhân đạo; Thiên nhiên trong thơ Hồ
Chí Minh…Về Tố Hữu: Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu; Chất sử thi và cảm hứng
lãng mạn được thể hiện trong thơ Tố Hữu; Về quan điểm sáng tác thơ…Về các phong
cách tác giả trong chương trình 11,12, chúng tơi hướng học sinh đến các dạng đề: Phong
cách của một nhà văn, giọng điệu của nhà văn.. hoặc vấn đề liên quan về phong cách:
“Điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình” hay “ Cái
quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của riêng mình, là cái giọng riêng biệt của
chính mình khơng thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì người nào khác”…về vai trò của
văn học đối với cuộc sống, mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, vai trò của người
nghệ sĩ trong sáng tác văn chương, giáo viên bồi dưỡng yêu cầu học sinh sưu tầm và
chọn lọc những lời nhận định liên quan đến vấn đề này và tìm được những lời nhận định
có ý nghĩa và giá trị nhất. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số lời nhận định
sau:
- “ Thơ chỉ trào ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy ”
- “ Cuộc đời là điểm xuất phát và cũng là đích đến của văn học ”
(Tố Hữu)
- “ Cuộc sống là mảnh đất màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi”
(PusKin)
- “ Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”
(Biêlinxki)
Và các tun ngơn nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc trong các tác phẩm của Nam Cao
trước cách mạng tháng tám và của các tác giả khác. Ví dụ như:
- “Nghệ thuật không thể là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ
thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thóat ra từ những kiếp sống lầm than vang
dội lên mạnh mẽ” (Trăng sáng - Nam Cao)
- “Các ông muốn tiểu thuyết cứ thật là tiểu thuyết, tơi và các nhà văn cùng chí
hướng với tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thật ở đời” (Vũ Trọng Phụng)
- “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Mỗi tác
phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của chặng đời sống con người ta trên
con đường dài dằng dặc đi tìm cõi hịan thiện” ( Nguyễn Minh Châu)
11
- “ Nghệ sĩ là con người biết khai thác ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy
trong những ấn tượng đó cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có
được hình thức riêng’’(Mac-xim-Gorki)
Với những câu thơ chứa đựng ý nghĩa biểu tượng sâu sắc:
- “ Nhà thơ như con ong kết trăm hoa thành một mật
Một mật ngọt thành, đòi vạn chuyến ong bay”
(Chế Lan Viên)
- “ Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thơi
Cịn một nửa để mùa thu làm lấy ”
(Chế Lan Viên)
Vân vân……
+ Về văn học sử: Chúng tôi cung cấp các xu hướng văn học, trào lưu; các nhà thơ mới
tiêu biểu, các nhà văn hiện thực 1930-1945; một số hình tượng văn học ở từng giai đoạn
như: Hình tượng người lính qua thơ ca kháng chiến chống Pháp (Vẻ đẹp người lính qua
hai tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng Chí của Chính Hữu), Hình ảnh anh bộ
đội cụ Hồ qua thơ văn chống Mĩ, Người nông dân trong văn học 30-45, vẻ đẹp cổ điển
kết hợp tinh thần hiện đại trong Nhật kí trong tù, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng
mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975; Sự khác nhau giữa khuynh hướng sử
thi và khuynh hướng thế sự.. Hình ảnh đất nước qua các sáng tác của các nhà thơ đã
học, Hình ảnh mùa thu qua thơ ca.
- Về kĩ năng làm văn: chúng tơi chun sâu kĩ năng tìm hiểu đề; kĩ năng phân tích,
bình giảng, các thao tác nghị luận. Những điều cần lưu ý khi viết một bài văn thi học sinh
giỏi. Kĩ năng và phương pháp viết đoạn, luyện mở bài, kết bài; yêu cầu về diễn đạt để có
lời văn hay. Về giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết, cách dùng từ độc đáo,
kỹ năng viết câu linh hoạt, kỹ năng mở rộng, nâng cao, so sánh vấn đề, kỹ năng lập luận
sắc sảo chặt chẽ, cách lựa chọn dẫn chứng và trình bày dẫn chứng…những lỗi thường gặp
cần tránh. Chúng tôi dành nhiều thời gian để học sinh thực hành bằng việc luyện giải đề
thi, cho học sinh làm quen với các dạng đề thi học sinh giỏi các cấp, yêu cầu của đề thi,
của bài văn đạt điểm cao…
- Về yêu cầu về diễn đạt để có lời văn hay trong bài văn.
Chúng tôi tập trung chuyên đề: Yêu cầu về diễn đạt để có lời văn hay: về giọng văn và
sự thay đổi giọng văn trong bài viết, cách dùng từ độc đáo, kỹ năng viết câu linh hoạt, kỹ
12
năng mở rộng, nâng cao, so sánh vấn đề, kỹ năng lập luận sắc sảo chặt chẽ, cách lựa chọn
dẫn chứng và trình bày dẫn chứng…
+ Về giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết: để có lời văn hay, yêu cầu
người viết hình thành một giọng văn và thay đổi giọng văn trong quá trình viết bài. Giọng
văn là sự thể hiện màu sắc biểu cảm của người viết trước một vấn đề. Đó là tư tưởng, tình
cảm, thái độ của mình trước một vấn đề mà mình thảo luận. Để tránh nhàm chán cho
người đọc, tạo sinh động cho bài viết, người viết cần linh hoạt trong việc hành văn. Tránh
một kiểu viết, một giọng đều đều từ đầu chí cuối, gây cảm giác đơn điệu.
• Để đạt được giọng văn sinh động, hấp dẫn, người viết thay đổi giọng điệu bằng
cách sử dụng linh hoạt hệ thống từ nhân xưng với nhiều màu sắc biểu cảm và hết sức
phong phú.
Ví dụ: khi biểu thị ý kliến riêng mình, người viết có thể dùng: Tơi cho rằng, tôi
nghĩ rằng, theo chỗ tôi được biết…Để lôi kéo sự đồng tình, đồng cảm, người viết có thể
sử dụng cách xưng: chúng tôi, ta, chúng ta, như mọi người đã biết, như mọi người đã
thấy, ai cũng thừa nhận rằng..Khi phân tích một nhân vật hoặc gọi tên một tác giả,
người viết cần xác định một đại từ cho phù hợp, tránh sự đơn điệu, lặp lại, luôn dùng từ
thay thế, đổi khác như: khi phân tích nhân vật Chí Phèo ( Chí Phèo-Nam Cao) có thể
dùng: Thằng chuyên rạch mặt ăn vạ, Con quỹ dữ làng Vũ Đại, Thằng cùng nhất trong
đám cùng đinh, y, gã, hắn, Đứa con hoang…nhưng khi nói đến một Chí Phèo lương
thiện, phải dùng: anh, anh ta…Hay chẳng hạn viết về Tố Hữu: khi là nhà thơ, Tố Hữu,
Anh Lành, Người con xứ Huế, người nghệ sĩ, người chiến sĩ, thi sĩ, tác giả tập “Từ
ấy’’, nhà thơ.. nếu chưa xác định được lứa tuổi, tốt nhất dùng là: nhà văn, nhà thơ.
• Giọng văn linh hoạt cịn thể hiện ở cách dùng các tiêu từ: Vâng, đúng thế..không,
điều ấy đã rõ, như vậy, như thế; có khi dùng từ phủ định: khơng, hồn tồn khơng,
chẳng phải thế..sẽ tạo được ấn tượng như người viết đang tranh luận và đối thoại trực
tiếp với người đọc.
+ Dùng từ độc đáo: dùng từ hay là một trong những yếu tố quyết định để có cách
diẽn đạt hay. Người viết cần tích lũy vốn từ phong phú, khi viết phải có ý thức lựa chon
cho phù hợp: dùng đúng lúc, đúng chỗ, lột tả được thần thái của sự vật, sự việc sẽ đem
đến cho người đoc sự khoái trá, cảm phục.
+ Viết câu linh hoạt: bài văn hay là bài văn vận dụng linh hoạt tất cả các kiểu câu dĩ nhiên trước tiên phải viết câu đúng. Người viết có thể dùng khi là câu cảm thán để diễn
13
đạt thái độ của mình. Ví dụ “Trời đất ơi! Tú Bà nói khơng đầy nửa phút mà nước bọt mép
của mụ văng ra mãi tới ngàn năm”; Có thể viết câu nghi vấn để gây chú ý người đọc; có
thể dùng câu đơn, câu đặc biệt, câu tỉnh lược, câu phủ định của phủ định…
+ Viết văn có hình ảnh: Văn nghị luận là loại văn của tư duy khái niệm, của suy lí
lơ gíc, ý tứ chặt chẽ, sáng sủa, lập luận phải chắc chắn, bảo đảm độ chính xác cao, giàu
thuyết phục. Tuy nhiên để hấp dẫn người đọc, cần dạy cho học sinh sử dụng từ ngữ phải
có tính hình tượng, có sức biểu cảm cao. Người viết có thể dùng phép so sánh, liên hệ,
đối chiếu tạo cho câu văn sinh động có hình ảnh. Chẳng hạn: “Với tình huống truyện độc
đáo, “chiếc thuyền ngồi xa” đã thả neo, cắm sào trong dòng chảy của văn học sau
1975”…
+ Ngoài ra để diễn đạt được lời văn hay, có giọng điệu riêng trong bài văn, người
viết cần vận dụng thao tác lập luận so sánh văn học, lối lập luận phải sắc sảo chặt chẽ,
cách dùng dẫn chứng phong phú, tiêu biểu và trình bày dẫn chứng phù hợp và đặc sắc…
Cách trình bày, diễn đạt, hành văn, xử lý tình huống ở những dạng đề khó đều là những
thủ thuật góp phần khơng nhỏ trong nâng cao hiệu quả bồi dưỡng bộ môn.
- Việc giới thiệu, định hướng tham khảo tài liệu của bộ môn cũng là khâu quan
trọng. Hướng dẫn cặn kẽ phần bài tập thực hành trong các sách, các sách viết theo chuyên
đề nâng cao, những bộ đề thi,..Từ các khâu định hướng đó, các em học sinh cũng tự
khám phá ra chính năng lực, sở trường của bản thân, xác định và khẳng định niềm đam
mê đích thực về bộ mơn để chọn hướng đi cho mình ở tương lai.
2. Giải pháp lâu dài cho việc tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả.
Để học sinh làm được bài văn NLXH và NLVH theo đề mở, người thầy giáo cần có
q trình rèn luyện cho các em, có phương pháp dạy học phù hợp mới phát huy hết tác
dụng của nó. Sau đây tơi xin đề xuất những hoạt động dạy – học nhằm hướng dẫn học
sinh tích lũy kiến thức và vốn sống để làm bài văn nghị luận xã hội và văn học dạng đề
mở.
a. Hướng dẫn học sinh tích lũy kiến thức và vốn sống:
Để có một bài văn nghị luận xã hội hay văn học giàu tính thuyết phục, học sinh cần có
lí lẽ sắc sảo và dẫn chứng phong phú. Có thể tích lũy kiến thức từ sách vở: lĩnh vực văn
học, báo chí, bộ sách Hạt giống cho tâm hồn... kiến thức từ cuộc sống và trải nghiệm bản
thân: đó là những gì các em quan sát hàng ngày, suy ngẫm về những sự việc xảy ra trong
cuộc sống. Trải nghiệm bản thân, cách cảm, cách nghĩ của các em chính là nguồn tư liệu
14
làm bài viết thêm phong phú và giàu sức thuyết phục. Việc tích lũy kiến thức và vốn sống
sẽ rất hữu ích cho các em trong việc xây dựng các luận cứ, bao gồm lí lẽ và dẫn chứng.
- Để học sinh nắm được phương pháp và làm bài có kết quả cao, người thầy giáo cần có
một q trình rèn luyện học sinh trong việc tích lũy vốn sống, nâng tầm hiểu biết, hình
thành kĩ năng. Tuy nhiên, mỗi năm học sinh sẽ học một thầy. Vì thế, việc rèn luyện làm
sao liên tục được? Khắc phục điều này, một mặt, cần khuyến khích học sinh tự giác nâng
cao năng lực bản thân; mặt khác, cần thống nhất phương pháp dạy học trong tổ chun
mơn để các em có cơ hội rèn luyện lâu dài.
b. Hoạt động dạy học giúp học sinh tích lũy kiến thức và vốn sống:
HĐ 1: GV cho bài tập về nhà.
HĐ 2: GV đưa ra yêu cầu:
- Quy định ngàỳ, giờ nộp sản phẩm;
- Quy định hình thức sản phẩm: gửi đến địa chỉ email của giáo viên (đây là cách GV
tập hợp sản phẩm của HS)
- Quy định hình thức trình bày (bản word, font chữ...),…
HĐ 3: Giáo viên tập hợp sản phẩm.
HĐ 4: Giáo viên xóa tên học sinh, cho in thành nhiều bản, phát cho các học sinh
trong lớp.
HĐ 5: Học sinh đọc và bình chọn sản phẩm hay nhất (khơng chọn của mình).
HĐ 6: Giáo viên thống kê, cho điểm và nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động dạy học trên có ưu điểm:
- HS tự giác sưu tầm tư liệu, chọn tư liệu hay và bổ ích.
- Trong q trình tìm hiểu và chọn tư liệu, một cách tự nhiên học sinh đã đọc nhiều
tư liệu khác, làm giàu vốn sống của bản thân, thấm nhuần tư tưởng cao cả.
- Học sinh hình thành thói quen theo dõi thơng tin về đời sống được đăng tải trên
các phương tiện thông tin đại chúng, điều mà trước đây có những em không hề quan tâm.
- Kết thúc hoạt động dạy học, mỗi học sinh đều có một bộ tư liệu phong phú, phục
vụ cho quá trình học lâu dài.
15
3. Kết quả thực hiện:
Năm học
Chỉ tiêu tổ bộ môn
Được công nhận
SL ĐẬU ĐH, CĐ
2010 - 2011
2
5
5
2011 - 2012
3
6
6
2012 – 2013
3
3
4
2013 – 2014
2
2
Qua các năm học, tôi nhận thấy rằng: việc phát hiện, lựa chọn và bồi dưỡng có đầu tư, có
chuẩn bị tốt thì hiệu quả mang lại cao. Theo dõi số liệu tổng kết hàng năm của tổ bộ mơn,
số lượng học sinh đạt giải trong các kì thi tuyển học sinh giỏi cấp Thành phố đều đạt chỉ
tiêu cấp tổ đề ra. Điều này có ý nghĩa hơn là đẩy mạnh được phong trào học tập bộ môn
của học sinh trong nhà trường. Một bộ phận học sinh ngày càng có ý thức cao và chăm
chỉ trong việc trau dồi bộ môn văn khi mà lối đi và hành lang cho bộ môn này đang quá
hẹp. Các em đã tự thấy được tầm quan trọng của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
Cùng với việc bồi dưỡng để dự thi học sinh giỏi, nhiều học sinh trong đổi tuyển đã
trưởng thành nhanh chóng, năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản của các em được nâng
cao. Điều đáng mừng là với sự đột phá đó các em học sinh cũng tự khám phá ra chính
năng lực, sở trường của bản thân mình, xác định và khẳng định niềm đam mê đích thực
về bộ mơn để chọn hướng đi cho mình ở tương lai. Kết quả học sinh giỏi Thành phố môn
Ngữ Văn hai năm học liền (2010 -2011; 2011 -2012) trường đã có 2 giải khuyến khích
và 7 học sinh được cơng nhận. Riêng năm học 2012 -2013 có 1 HSG quốc gia. Học sinh
đỗ điểm cao vào các trường đại học vẫn nghiêng về số học sinh thi khối C,D. Số lượng
tuy vẫn còn khiêm tốn với các trường trong toàn thành phố nhưng chúng tôi rất tự hào
bởi lẽ so với kết quả của các mơn tự nhiên thì các mơn Ngữ văn đang chiếm ưu thế và
đang từng bước được nâng lên.
Những học sinh được tuyển chọn bồi dưỡng đã có một nền móng kiến thức vững vàng,
tiếp tục thi vào các trường đại học, chuyên nghiệp có kết quả cao. Mặt khác, chúng tôi
nhận thấy rằng, những giáo viên được chọn tham gia bồi dưỡng tay nghề, trình độ nghiệp
vụ được nâng cao, trở thành lực lượng nòng cốt của tổ chuyên môn trong công tác giảng
dạy.
16
C. KẾT LUẬN
1.Bài học kinh nghiệm:
Có lẽ trong nhà trường khơng có mơn khoa học nào có thể thay thế được mơn Ngữ
Văn. Đó là mơn học vừa hình thành nhân cách vừa hình thành tâm hồn. Trong thời đại
hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, môn văn sẽ giữ lại tâm hồn con người,
giữ lại những cảm xúc nhân văn để con người tìm đến với con người, trái tim hòa cùng
nhịp đập trái tim. Việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc cần thiết hết
sức khó khăn và thiêng liêng trong sự nghiệp đào tạo nhân tài. Cơng việc ấy địi hỏi sự
kiên trì, tâm huyết và trí tuệ đối với mỗi giáo viên. Thấy được tầm quan trọng của việc
đào tạo thế hệ trẻ đối với đất nước, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định
“Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Chính vì thế trong những năm qua giáo
dục đã có những bước cải cách , đổi mới liên tục.
Về thực tiễn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong nhà trường đã mang lại một kết
quả khả quan rõ rệt. Phía giáo viên tham gia bồi dưỡng có được sự chủ động mạnh dạn, ít
gặp những lúng túng và vướng mắc như trước đây khi chưa áp dụng chuyên đề. Từ
những kinh nghiệm còn ít ỏi, cùng với lòng say mê nghề nghiệp, chúng tôi đã mang lại
một số kết quả nhất định trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi. Với những vấn đề
nêu trên, chỉ là kinh nghiệm của cá nhân tích luỹ từ những năm tháng giảng dạy, chắc
cịn nhiều vấn đề cần trao đổi. Những kinh nghiệm này mong đem đến đóng góp nhỏ
trong một sự nghiệp đào tạo nhân tài vô cùng to lớn. Mong quý đồng nghiệp đóng góp để
cơng tác giảng dạy bộ mơn nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng ngày càng có
hiệu quả, đem lại nhiều tài năng văn chương cho đất nước.
2. Một số kiến nghị, đề xuất
- Sở giáo dục và Đào tạo: Cần mở các hội nghị chuyên đề về bồi dưỡng học sinh
giỏi để giáo viên học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Hiện nay việc bồi dưỡng tuỳ
vào từng trường theo kiểu tự phát mỗi nơi mỗi kiểu, phụ thuộc vào kinh nghiệm, sở
trường của từng tổ, từng giáo viên. Chưa có chương trình, nội dung thống nhất. Sở cần có
cơng văn chỉ đạo, ưu tiên thời gian cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi số tiết, thời gian để
bồi dưỡng qúa ít (30 tiết/năm khơng cung cấp kiến thức cần đủ để học sinh giỏi đủ độ
chín mùi).
17
- Chế độ tiền bồi dưỡng khơng khuyến khích giáo viên đầu tư công sức, thời gian bồi
dưỡng (chế độ giờ dạy hoặc bố trí giáo viên dạy để bù vào số tiết thiếu). Được biết chế độ
bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Sở đã giao cho trường tự quyết. Việc làm này vơ tình
khơng động viên được tinh thần giảng dạy của giáo viên.
- Về phía nhà trường: Để có chất lượng học sinh giỏi ngày càng cao, nhà trường cần
nhận thức vai trị đóng góp của người thầy là hết sức quan trọng, vì thế chất lượng giáo
viên bồi dưỡng được coi như điều kiện tiên quyết.Với các hội nghị tập huấn chuyên đề
giáo viên dạy học sinh giỏi do Sở - Bộ Giáo dục tổ chức, nhà trường cần tạo điều kiện để
giáo viên tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Mặt khác, nhà trường cần chỉ đạo tổ
chức thi chọn học sinh giỏi các khối lớp, thành lập đội dự bị để học sinh có nhiều thời
gian được bồi dưỡng. Có chế độ bồi dưỡng, khen thưởng giáo viên giảng dạy và có học
sinh đạt giải các cấp kịp thời hơn.
Thư viện nhà trường cần trang bị đủ tạp chí chuyên ngành, sách tham khảo, tư liệu
phim ảnh phục vụ việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
- Về tổ bộ môn:
+ Các giáo viên giảng dạy ở các khối lớp cần có đề xuất kịp thời và nhanh chóng, nhạy
bén phát hiện những nhân tố tạo nguồn cho bộ mơn trong thời gian sớm nhất. Nói chung
“ hạt giống tốt cần có điều kiện tốt để nảy mầm và phát triển”.
+ Thành lập câu lạc bộ văn học cho học sinh.
3. Hướng phát triển của đề tài:
- Trong xu thế chung của ngành giáo dục về đổi mới cách kiểm tra và đánh giá môn Ngữ
văn theo hướng đề mở, tôi sẽ tiếp tục mở rộng nghiên cứu chuyên sâu phần giải pháp lâu
dài với đề tài: “Hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận dạng đề mở”.
18
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
KEÁT QUẢ XẾP LOẠI
TIÊU CHUẨN
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
1
ĐẶT VẤN
ĐỀ
(Đổi mới)
2
2
LỢI ÍCH
4
3
KHOA
HỌC
5
1
3
6
4
KHẢ
THI
7
5
HỢP LỆÄ
8
ĐIỂM
ĐẠT
Có đối tượng nghiên cứu mới
Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng hiệu quả cơng
vụ
Có đề xuất hướng nghiên cứu mới
Có chứng cớ cho thấy SKKN đã tạo hiệu quả cao hơn,
đáng tin, đáng khen (phân biệt SK chưa áp dụng với
SK đã áp dụng)
Có phương pháp nghiên cứu, cải tiến phù hợp với
nghiệp vụ và tổ chức thực hiẹn của đơn vị ( NĐ
20CP/08.2.1965)
Đạt logic, nội dung văn bản SKKN dễ hiểu
Có thể áp dụng sáng kiến cho nhiều người, ở nhiều
nơi.
Hình thức văn bản theo qui định của các cấp quản lý
thi đua đã qui định
TỔNG CỘNG:
XẾP LOẠI:
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
-
Sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12 chương trình chuẩn – NXB GD năm 2008
-
Sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12 chương trình nâng cao – NXBGD năm 2008
-
Sách giáo viên Ngữ văn 10,11,12 chương trình chuẩn – NXBGD năm 2008
-
Sách giáo viên Ngữ văn 10,11,12 chương trình nâng cao – NXBGD năm 2008
-
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa trung học phổ
thơng lớp 10,11,12, mơn Ngữ văn. NXBGD năm 2008
-
Văn- Bồi dưỡng học sinh giỏi THPT tập1&2 - Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc
Thống - ( NXB-ĐHQG Hà Nội).
-
100 đề chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi văn trung học phổ thông – TS. Lê Anh
Xuân, Vũ Thị Dung, Nguyễn Thị Hương Lan – NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh
-
Sổ tay văn học cá nhân
-
Một số tư liệu tham khảo từ đồng nghiệp.
20