Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

SKKN Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học môn văn nhằm phát huy sự hứng thú cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.81 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIỆT DŨNG
O






KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY

ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC
TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN VĂN
NHẰM PHÁT HUY SỰ HỨNG THÚ
CHO HỌC SINH


Giáo viên: LÊ THỊ BÍCH LỆ
Tổ: Ngữ văn











Năm học: 2013 – 2014



2



0
Trang
A. Đặt vấn đề 03
B. Quá trình phát triển kinh nghiệm 03
I. Các hình thức sử dụng trước đây 04
II. Một số hình thức tạo hứng thú cho học sinh hiện nay 04
1. Một số hình thức đã thực hiện 04
1.1. Hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận văn học cho học sinh 04
1.2. Biện pháp tổ chức học sinh tri giác ngôn ngữ nghệ thuật 06
1.3. Tổ chức học sinh tái hiện hình tượng văn học 08
1.4. Tổ chức học sinh phân tích, cắt nghĩa văn học 10
1.5. Tổ chức học sinh tự bộc lộ, tự nhận thức 11
2. Minh họa cụ thể một tiết học 13
2.1. Tạo tâm thế tiếp nhận 13
2.2. Đọc và tái hiện nội dung cốt truyện 14
2.3. Phân tích, cắt nghĩa 15
2.4. Tổng hợp, đánh giá 20
2.5. Luyện tập, củng cố, bộc lộ kết quả tiếp nhận 21
III. Chuyển biến 22
IV. Kết quả thực nghiệm. 22
V. Đánh giá kết quả 23
C. Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm, giải pháp 24
1. Kết quả kiểm nghiệm 24
2. Khẳng định hiệu quả của kinh nghiệm 24
D. Kết luận 25





3
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Dạy văn - học văn là công việc đòi hỏi không chỉ công sức mà còn có cả tâm
sức của cả người dạy và người học. Văn chương là câu chuyện của nội tâm, nội cảnh
và nội tình của con người. Qua đó, người đọc bắt gặp tâm hồn, tư tưởng và những
dụng công nghệ thuật của tác giả Nhưng thực trạng đáng buồn hiện nay là có nhiều
học sinh lười học văn, xem nhẹ bộ môn văn dẫn đến kết quả môn văn bao giờ cũng ở
mức yếu kém. Một trong những nguyên nhân khiến cho giáo viên phải “độc thoại,
độc giảng” trong giờ văn là do tiết học chưa nhận được sự đồng thuận, đồng tình,
đồng hành của các em. Yêu cầu nâng chất lượng bộ môn đòi hỏi mỗi giáo viên phải
đầu tư, đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy sự hứng thú
cho học sinh. Trong nhiều năm qua, tôi đã cố gắng vận dụng, đối mới các hình thức
dạy học và nhận thấy tiết dạy của mình có hiệu quả cao hơn. Điều đó đã nung đúc
tinh thần cho cả thầy và trò trong quá trình dạy - học bộ môn Văn.
B. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH NGHIỆM:
Như chúng ta đã biết, hiện nay, chất lượng môn Văn của học sinh trung học
phổ thông có phần thấp hơn so với trước đây. Tình hình chung là học sinh ít có hứng
thú đối với môn Văn. Các em học Văn một cách thụ động, lười đọc sách - soạn bài,
học bài, không thích suy nghĩ - sáng tạo. Do đó, chẳng những kiến thức về văn học
và đời sống của các em bị hạn chế mà năng lực làm văn của các em cũng rất yếu
kém. Hệ thống công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì hiện tượng các em thiếu
chủ động, tích cực trong giờ văn càng tăng thêm.
So với mặt bằng chung của thành phố, chất lượng bộ môn Văn của học sinh
ở các trường xét tuyển như trường tôi càng tệ hại hơn. Chấm bài kiểm tra chất lượng
đầu năm, dễ nhận ra khuyết điểm chung của các bài làm văn. Đó là sự cẩu thả trong
cách trình bày; sự sai sót về lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn; sự nông cạn,

hạn hẹp về mặt kiến thức, sự thô thiển, lúng túng trong cách diễn đạt; sự lẩn quẩn,
tối tăm trong ý tứ…Đau đầu hơn là trong giờ văn, các em thường mệt mỏi, uể oải, lơ
là, mất tập trung,
Vì thế, các hình thức tổ chức dạy học tốt, khả thi là điều mà bất cứ giáo viên
nào cũng muốn hướng đến. Những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy
học và kiểm tra đánh giá đã thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Làm sao để

4
mỗi giờ dạy là một thời khắc thăng hoa, đồng cảm giữa thầy và trò, giữa tác giả và
độc giả? Làm sao để tác phẩm văn học đến với học sinh một cách đầy đủ và trọn vẹn
ý nghĩa của nó? Đó là cả một quá trình thách thức với những thể nghiệm, băn khoăn,
tìm tòi của giáo viên đứng lớp.
I. Các hình thức đã sử dụng trước đây:
Trước đây, tôi cũng đã vận dụng nhiều phương pháp trong giờ dạy: diễn
giảng, phát vấn, thảo luận, nhập vai, đọc diễn cảm, nêu vấn đề, Nhưng do bị động
bởi thời gian nên tôi còn thiên về truyền thụ kiến thức một chiều, đơn điệu trong
việc tổ chức các hình thức dạy học, chưa xem học sinh là trung tâm, chưa phát huy
tính chủ động, tích cực của các em. Có lẽ vì thế mà tiết học chưa thật sinh động,
chưa tạo được sự hứng thú cho các em…
II. Một số hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú cho học sinh hiện nay:
1. Một số hình thức đã thực hiện:
Từ khi sách giáo khoa được đổi mới đòi hỏi phải đổi mới toàn diện phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, tôi đã vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật
dạy học tích cực trong giảng dạy môn ngữ văn. Tôi rất tâm đắc và thực sự đã biết
“Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy sự hứng thú cho học
sinh” như sau:
1.1. Hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận văn học cho học sinh:
Môn văn được xem là môn học công cụ góp phần hình thành nhân cách, tâm
hồn và thẩm mỹ cho học sinh. Bởi vậy, ngay từ đầu tiết học cần khơi gợi hứng thú,
khát vọng chiếm lĩnh tri thức và sự vận động của chủ thể học sinh. Bởi lẽ, một tác

phẩm văn học chỉ có thể tác động đến học sinh khi tác phẩm đó được tự nguyện tiếp
nhận thông qua những cảm xúc, rung động chân thành. Để đạt được điều đó, cần tạo
tâm thế tiếp nhận cho học sinh, tức là cần chú ý đến cách vào bài Vào bài như thế
nào để vừa liên kết giữa bài trước và bài sau, vừa ổn định trật tự, tạo sự chú ý, vừa
khơi gợi tâm lí cảm thụ văn học của học sinh?
Ngoài những cách thức thông thường như giới thiệu về tác giả, tác phẩm, ta
có thể tạo tâm thế bằng một số cách như sau:

5
a. Tổ chức một cuộc thi nhỏ trong 5 phút như: thi giới thiệu tác giả, tác phẩm;
hoàn thành mảnh ghép; trả lời nhanh các bài tập trắc nghiệm giữa các học sinh
hoặc giữa các nhóm để tạo không khí cần thiết cho giờ học. Chẳng hạn khi dạy đoạn
trích Việt Bắc của Tố Hữu, chia lớp thành 4 nhóm, cho các em thi giới thiệu về tác
giả Tố Hữu – nhà thơ của lí tưởng cộng sản và bài thơ Việt Bắc - một khúc tình ca
cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Ngoài ra, ta còn có thể cho các
nhóm hoàn thành các mảnh ghép về tên các tác phẩm của Tố Hữu – năm sáng tác -
nội dung các tác phẩm đó.
b. Kể một số giai thoại ngắn, dí dỏm về tác giả, tác phẩm để gợi sự tò mò.
Chẳng hạn, khi dạy tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê, tôi kể một giai
thoại không nêu tên tác giả, sau đó dẫn dắt vào bài. Giai thoại như sau:
Quảng cáo
Một cửa hiệu bán đồ trang sức ở Mỹ, muốn quảng cáo cho mình, bèn cậy Cục
gửi tới ông một hộp cà vạt kèm theo một bức thư: “Cà vạt của chúng tôi chỉ những
người nổi tiếng mới dùng. Chúng tôi xin gửi đến ngài một tá và đề nghị ngài vui
lòng gửi cho chúng tôi 20 đô la”. Vài hôm sau, chủ tiệm nhận được một gói sách do
ông gửi đến, cũng kèm theo một bức thư ngắn: “Sách của tôi, ai đeo cà vạt của ngài
đọc thì rất thích hợp. Giá sách 28 đô la. Vậy xin ngài vui lòng hoàn trả lại cho tôi 8
đô la nữa”. Ông chính là văn hào Hê-minh-uê – nhà tiểu thuyết lớn đã từng đạt giải
Nô- ben của văn học hiện đại Mỹ với tác phẩm Ông già và biển cả
c. Lời giới thiệu hay, ấn tượng thể hiện nghệ thuật sư phạm của người thầy:

có tác dụng thu hẹp khoảng cách giữa học sinh và tác phẩm. Chẳng hạn, giới thiệu
bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: “ Khi nói đến hình tượng người lính trong thời kì
kháng chiến chống Pháp, có người nghĩ đến bài Nhớ của Hồng Nguyên: “Lũ chúng
tôi bọn người tứ xứ / Gặp nhau hồi chưa biết chữ / Quen nhau từ thuở một hai ”,
có người nhớ đến bài Cá nước của Tố Hữu với “Giọt giọt mồ hôi rơi / Trên má anh
vàng nghệ / Anh vệ quốc quân ơi / Sao mà yêu anh thế !”, có người nhớ đến bài
Đồng chí của Chính Hữu với hình ảnh người lính nông dân: “ Ruộng nương anh bỏ
bạn thân cày / Gian nhà không mặc kệ gió lung lay / Giếng nước gốc đa nhớ người
ra lính”. Riêng tôi lại nhớ nhiều đến người lính trí thức tiểu tư sản – anh “vệ trọc”
trong bài Tây Tiến của Quang Dũng – nhà thơ tài hoa của xứ Đoài mây trắng

6
d. Ứng dụng công nghệ thông tin:
- Tổ chức trò chơi ô chữ, sau đó phát thưởng và dẫn dắt học sinh vào bài
học. Ứng với mỗi bài học, ta có thể hình thành những ô chữ với một dòng từ khoá.
Cách vào bài này cũng rất sinh động.
- Hình ảnh trực quan: xem một đoạn phim, nghe một bài hát, một khúc nhạc
hay những hình ảnh về tác giả, tác phẩm, để tác động, đưa các em chuyển vùng từ
không gian riêng tư vào vùng không gian thẩm mỹ của bài học. Chẳng hạn, khi dạy
bài Người lái đò Sông Đà, ta có thể ứng dụng công nghệ thông tin, cho các em xem
cảnh thác ghềnh dữ dội hoặc những khúc sông thơ mộng, trữ tình của Sông Đà ; dạy
bài Đàn ghi ta của Lor-ca, ta có thể cho các em nghe bài hát về Lor-ca,
Những cách làm như trên vừa có thể thu hút được sự chú ý, khích lệ và tạo
hứng thú học tập cho học sinh, vừa kết hợp được việc kiểm tra bài cũ cũng như thực
hiện được yêu cầu tích hợp của chương trình. Nó tạo ra ngữ cảnh cho việc đọc -
hiểu, trang bị thêm cho hoc sinh những kiến thức cần thiết, giúp các em nâng cao
tầm đón nhận chuẩn bị cho khâu tiếp nhận tác phẩm.
1.2. Biện pháp tổ chức hoc sinh tri giác ngôn ngữ nghệ thuật:
a. Đọc văn.
- Thứ nhất là hướng dẫn khâu đọc ở nhà của học sinh. Để thúc đẩy hoạt động

tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của học sinh, chuẩn bị tích cực cho việc học văn trên
lớp, khâu đọc cần đi kèm với những yêu cầu, bài tập cụ thể của giáo viên:
+ Theo anh (chị), cần đọc tác phẩm bằng giọng điệu nào?
+ Đọc diễn cảm văn bản và cho biết cảm nhận chung của anh (chị)?
Tuỳ theo đặc trưng thể loại và nội dung, nghệ thuật của mỗi văn bản mà có
cách đọc khác nhau. Điều này sẽ dần dần hình thành ở học sinh một thói quen đọc
văn chủ động, tự giác trước khi lên lớp.
- Thứ hai là hướng dẫn học sinh đọc ở lớp: giáo viên sẽ đọc diễn cảm một
đoạn và hướng dẫn một học sinh có khả năng đọc diễn cảm tốt, có chất giọng phù
hợp với bài học thể hiện. Sau đó, lần lượt mời các học sinh khác đọc nối tiếp. Cuối
cùng giáo viên sẽ nhận xét để tuyên dương các em đọc tốt và giúp các em đọc chưa

7
tốt rút kinh nghiệm cho lần sau. Chẳng hạn, khi dạy đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu,
cần giúp các em thấy được toàn bộ bài thơ là một hoài niệm lớn, day dứt khôn nguôi
được thể hiện qua hình thức đối đáp giữa người ra đi và người ở lại, giữa người cán
bộ và người dân Việt Bắc. Để tạo không khí, ta cần cho học sinh đọc một số đoạn
theo kiểu phân vai đối đáp.
- Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
- Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa
Những đoạn thơ đó cần được đọc với giọng điệu trữ tình thiết tha, êm ái, ngọt
ngào như âm hưởng lời ru đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và tình nghĩa thuỷ chung.

Hay khi đọc tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, đến đoạn Tnú bị giặc
tra tấn bằng cách lấy giẻ tẩm nhựa xà nu, quấn mười đầu ngón tay và châm lửa đốt,
cần thể hiện được lòng căm thù, uất hận, đau đớn và bi hùng,
b. Sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại để “vật chất hoá” hoạt động tri giác
ngôn ngữ nghệ thuật của học sinh.
Thay cho hoạt động đọc diễn cảm của thầy và trò, giáo viên tổ chức cho học
sinh xem diễn kịch, nghe ngâm thơ, diễn xướng, qua băng hình, đĩa VCD, CD.
Những bài học được thể hiện bằng hình thức sinh động của loại hình nghệ thuật trình
diễn này sẽ kích thích hoạt động tri giác thẩm mỹ và khơi gợi hứng thú học tập ở các
em. Những bài thích hợp với cách thức này là vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt

8
của Lưu Quang Vũ ,các bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, Sóng của Xuân Quỳnh,
Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm,
1.3. Tổ chức học sinh tái hiện hình tượng văn học:
- Tái thuật và tái thuật sáng tạo thế giới hình tượng trong tác phẩm:
+ Tái thuật: yêu cầu học sinh thuật lại đơn giản nội dung bức tranh đời
sống trong tác phẩm. Chẳng hạn, khi dạy Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, ta có thể yêu
cầu học sinh: “Hãy thuật lại cuộc đời Mị từ khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra cho
đến khi bỏ trốn khỏi Hồng Ngài”
+ Tái thuật sáng tạo: đòi hỏi học sinh phải tích cực hoá trí tưởng tượng
của mình để “lấp chỗ trống” hoặc để diễn giải rõ hơn những “ý, tứ, sự, tình” còn mơ
hồ, chưa chịu hiện hình rõ nét và đầy đủ ( gắn với chủ đề tác phẩm). Hãy yêu cầu
học sinh đặt mình vào vị trí của nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung
Thành để lí giải hành động của anh khi chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn dã man:
Tnú bỏ gốc cây của anh Anh đã bứt dứt hàng chục quả vả mà không hay Ở chỗ
hai con mắt anh là hai cục lửa lớn,
Lợi ích của những biện pháp này là phát triển khả năng tưởng tượng và sáng
tạo của học sinh, giúp các em trở nên chủ động, tích cực hơn trong quá trình thâm
nhập tác phẩm.

- Sơ đồ hoá những diễn biến trong truyện hoặc mối quan hệ giữa các nhân vật
để tái hiện hình tượng nghệ thuật: Yêu cầu học sinh tiên đoán ý đồ nghệ thuật của
nhà văn, xác định được các ý nghĩa toát lên từ các quan hệ nhân vật – nhân vật, nhân
vật - sự kiện, nhân vật – hình ảnh thiên nhiên, Chẳng hạn, dạy tác phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, ta có thể sơ đồ hoá Câu chuyện của người
đàn bà ở toà án huyện như sau:




Phải có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều
Người đàn bà
hàng chài
Người đàn
ông vũ phu
Đẩu
Phùng
gg
Phác

9
- Trực quan hoá bức tranh thế giới hình tượng bằng các loại hình tác phẩm
nghệ thuật khác: đây là biện pháp chuyển hình tượng không thể soi ngắm bằng mắt
thường sang những hình tượng có tính trực quan. Giáo viên chia lớp thành nhiều
nhóm, yêu cầu học sinh tưởng tượng và miêu tả lại bằng một bức tranh mô tả hình
dáng nhân vật, thiên nhiên, sự kiện, tình huống, Giáo viên cũng có thể yêu cầu học
sinh sưu tầm băng hình, tranh ảnh để minh hoạ cho bài học. Biện pháp này sẽ kích
thích được hứng thú học tập và phát triển khả năng sáng tạo của học sinh. Chẳng
hạn, dạy bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, ta có thể khuyến khích các em vẽ bức
tranh về bốn dòng thơ tuyệt bút:

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Hay bức tranh sông nước miền Tây:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng ngưòi trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Dạy tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê, ta có thể cộng điểm
khuyến khích cho những em sưu tầm tranh ảnh về tác giả, tác phẩm,
- Tổ chức thực hiện các bài tập tái hiện:
+ Cung cấp cho học sinh một loạt các sự kiện và yêu cầu các em xếp lại
theo một trật tự đúng. Chẳng hạn, ta cho các em sắp xếp lại đúng trình tự các màn
trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
+ Kết nối các sự việc theo đúng nội dung miêu tả của nhà văn. Chẳng hạn,
ta cho các em nối kết đúng lời thoại của ba nhân vật Hồn Trương Ba, Da hàng thịt và
Đế Thích trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

10
Tuỳ theo đặc điểm của từng bài học, giáo viên có sự vận dụng thích hợp.
Điều quan trọng là học sinh phải thực sự đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn,
chuyển những bức tranh đời sống trong tác phẩm thành những hình ảnh cụ thể và
sống động trong chính tâm trí các em.
1.4. Tổ chức học sinh phân tích, cắt nghĩa văn học:
- Phân tích, cắt nghĩa và đánh giá khái quát bằng đàm thoại gợi mở: giáo viên
thiết kế một hệ thống câu hỏi có lôgic chặt chẽ dẫn dắt học sinh đi từ cảm thụ cụ thể
đến khái quát hoá ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm, từ những kết
luận mang tính bộ phận đến những kết luận khái quát hơn và cuối cùng là chủ đề tư
tưởng. Biện pháp này vừa gợi mở vừa thách thức trí tuệ học sinh, nhằm tích cực hoá

các hoạt động tư duy, cảm xúc của học sinh. Chẳng hạn, dạy bài Số phận con người
của Sô- lô- khốp, cần chú ý đến đoạn văn trữ tình ngoại đề cuối tác phẩm:
+ Hai con người côi cút là những ai?
+ Vì sao tác giả lại so sánh họ với hai hạt cát?
+ Những người đứng tuổi bạc đầu trong chiến tranh khóc trong chiêm bao
là ai?
+ Những người khóc trong thực tại là ai?
Từ đó, đúc kết lại giá trị nhân đạo và giáo dục của tác phẩm.
- Phân tích cắt nghĩa văn học bằng biện pháp so sánh: giáo viên tổ chức cho
học sinh phân tích, cắt nghĩa các giá trị văn chương bằng biện pháp so sánh giữa các
tác phẩm, so sánh với thực tế cuộc sống, tác giả, nguyên mẫu, các tác phẩm thuộc
loại hình nghệ thuật khác, để sự phân tích, cắt nghĩa có thêm sức thuyết phục. Đây
là một thao tác tư duy có khả năng kích hoạt các vận động trí tuệ cảm xúc của con
người để tường giải cái hay, cái đẹp của thơ văn. Dạy Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
và Vợ nhặt của Kim Lân, ta có thể yêu cầu học sinh so sánh đoạn kết của hai tác
phẩm ấy với kết thúc của các tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao và Tắt đèn của Ngô
Tất Tố để thấy được cái hạn chế hay cái tích cực của mỗi tác phẩm. Hay dạy tác
phẩm Một người Hà Nội, ta có thể yêu cầu các em so sánh nhận vật cô Hiền với
người Hà Nội hôm nay, Qua đó, các em có thể phát huy khả năng tư duy, sáng tạo
của mình.

11
- Xây dựng những tình huống có vấn đề định hướng học sinh phân tích, cắt
nghĩa, khái quát hoá: giáo viên đưa ra câu hỏi và tình huống nêu vấn đề, học sinh
buộc phải phân tích, tổng hợp các dữ liệu để có thể xử lí được tình huống và trả lời
câu hỏi của giáo viên. Chẳng hạn, khi dạy bài Ông già và biển cả của Hê-minh-uê,
ta có thể nêu tình huống: “Cuối tác phẩm, có người nói ông lão đã chiến thắng,
nhưng cũng có người cho rằngông lão đã thất bại. Hãy cho biết ý kiến của em.”
- Tổ chức học sinh làm việc hợp tác, thảo luận theo nhóm để phân tích, cắt
nghĩa và khái quát hoá các giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm. Ở đây, học sinh sẽ

có cơ hội, điều kiện để thể hiện vai trò bình đẳng, sáng tạo của mình. Chẳng hạn, đối
với tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn, ta có thể cho các em thảo luận về ý nghĩa biểu
tượng của các hình ảnh: bánh bao tẩm máu tử tù, vòng hoa trên mộ Hạ Du, con
đường mòn, con quạ, Từ đó, đúc kết lại ý nghĩa nhan đề Thuốc và dụng ý của Lỗ
Tấn là dùng văn chương để chữa bệnh tinh thần cho quốc dân và lưu ý mọi người
tìm phương thuốc chạy chữa.
1.5. Tổ chức học sinh tự bộc lộ, tự nhận thức:
- Tạo tình huống có vấn đề thúc đẩy học sinh tự bộc lộ, tự nhận thức: giáo
viên sẽ lựa chọn trong tác phẩm những vấn đề để xây dựng tình huống có vấn đề
nhằm thúc đẩy học sinh bộc lộ thái độ, nhận thức và rút ra bài học, triết lí sống đúng
đắn. Như vậy, học sinh sẽ cảm thấy văn học gần với đời sống, học văn là học làm
người và một khi đã thấy vấn đề mà tác phẩm đặt ra cũng là mối bận tâm chung của
con người trong cuộc sống hôm nay thì các em sẽ càng có nhu cầu, hứng thú bộc lộ
cách cảm, cách nghĩ của mình. Chẳng hạn, khi dạy tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân,
ta có thể lưu ý học sinh tình huống cuối tác phẩm: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám
người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” để các em tự bộc lộ, tự nhận thức và cuối
cùng rút ra triết lí sống: dù bị đẩy đến bước đường cùng, người nông dân vẫn cưu
mang đùm bọc nhau, vẫn khao khát sống, khao khát hạnh phúc và hướng niềm tin
vào tương lai gắn liền với cách mạng.
- Đóng vai tác giả hoặc nhân vật trong tác phẩm:
+ Giáo viên cho học sinh nhập vai người sáng tác để trao đổi, tranh luận
với các bạn đọc học sinh khác hoặc phát biểu, bộc lộ quan điểm, thái độ về nhân vật,
tình tiết trong tác phẩm, Chẳng hạn, giáo viên có thể cho học sinh nhập vai Cô-

12
phi-An-nan để trao đổi với các bạn học sinh về Thông điệp nhân ngày thế giới
phòng chống AIDS, 1 – 12 - 200. Từ đó, các em hiểu rõ hơn về những suy nghĩ sâu
sắc và cảm xúc chân thành của tác giả để tự nguyện hưởng ứng lời kêu gọi ấy.
+ Giáo viên phân công học sinh đóng vai các nhân vật trong truyện thể
hiện thái độ, tình cảm, hành động của nhân vật hoặc phát biểu suy nghĩ chủ quan về

những con người, hoàn cảnh, sự kiện, tình huống trong tác phẩm. Dạy tác phẩm
Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, ta có thể cho các em nhập vai nhân
vật Việt để hiểu được vì sao trong tình huống bị thương nặng, lạc đồng đội suốt mấy
ngày đêm, nhiều lần mê - tỉnh, Việt vẫn tồn tại với ý nghĩ: “Việt vẫn còn đây nguyên
tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng”
- Sáng tác thơ, viết bài bình luận văn học hoặc nhận xét, bình giá các tác
phẩm nghệ thuật đã được chuyển thể từ tác phẩm văn học:
+ Giáo viên sẽ động viên, khuyến khích, thậm chí chuyển thành bài tập
cho các tổ, nhóm học sinh sáng tác thơ văn về các tác phẩm trong chương trình Để
hỗ trợ, giáo viên có thể giới thiệu những sáng tác thơ về văn học của các nhà thơ,
nhà giáo để học sinh tham khảo.
+ Giáo viên cũng có thể cho học sinh viết bài bình luận ngắn về nhân vật,
tác phẩm ngay tại lớp hoặc ở nhà.
Giáo viên có thể đưa ra những tác phẩm nghệ thuật đã được chuyển thể từ
tác phẩm văn học và yêu cầu học sinh đánh giá, nhận xét. Biện pháp này vừa củng
cố việc nắm chắc nội dung tư tưởng bài học trên cơ sở so sánh, vừa đòi hỏi học sinh
phải bộc lộ kiến giải của mình
- Viết lại, sửa lại, bổ sung văn bản: có thể thúc đẩy học sinh cùng sáng tạo với
nhà văn bằng cách yêu cầu học sinh sửa đổi sự việc, đặt nhân vật vào bối cảnh khác,
tổ chức lời thoại khác hoặc bổ sung thêm sự kiện, tình huống vào cốt truyện, thêm
hành động, lời nói, suy nghĩ cho nhân vật, viết đoạn kết cho tác phẩm, Cách làm
này vừa thể hiện thái độ tiếp nhận của học sinh với những gì nhà văn đã sáng tạo
vừa bộc lộ những quan niệm nhân sinh, thẩm mỹ mới, những kiến giải mới của học
sinh. Chẳng hạn, yêu cầu các em viết thêm đoạn kết về nhân vật Tràng trong Vợ
nhặt của Kim Lân.

13
- Viết thu hoạch cá nhân sau khi bài học kết thúc: giáo viên yêu cầu trong 5
phút, mỗi học sinh phải ghi lại một cách tự do những bài học sống, những kinh
nghiệm và trải nghiệm rút ra từ bài học.

Trên đây là những phương pháp, kĩ thuật tổ chức học sinh hoạt động theo
yêu cầu phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh. Mỗi giáo viên có thể lựa
chọn những giải pháp tối ưu phù hợp với điều kiện dạy học cũng như khả năng nhận
thức của từng lớp, từng đối tượng học sinh để có thể phát huy tác dụng và hiệu quả
cao nhất.
2. Minh họa cụ thể một tiết học:
Cụ thể, tiết dạy bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, ở các lớp
12B2,12B3, 12B4, tôi đã tiến hành như sau:
Ngoài việc đầu tư soạn giáo án theo Chuẩn kiến thức kĩ năng có tích hợp các
nội dung theo yêu cầu, tôi đã dự kiến một số hoạt động tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ học:
- Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh bằng lời dẫn dắt, giới thiệu bài học.
- Tổ chức cho học sinh tái hiện cuộc sống trong tác phẩm bằng biện pháp tóm
tắt và hệ thống hoá nhân vật
- Định hướng học sinh phân tích và cắt nghĩa bằng đàm thoại, gợi mở, thảo
luận nhóm, câu hỏi nêu vấn đề.
- Tổ chức học sinh tự bộc lộ, tự nhận thức bằng hoạt động nhập vai, sáng tạo
phần tiếp theo cho câu chuyện, thực hiện bài tập trắc nghiệm và tự luận.
Bên cạnh đó, tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị:
- Đọc tiểu dẫn và tóm lược những ý chính về tác giả, tác phẩm
- Đọc tác phẩm, tóm tắt truyện và hệ thống hoá nhân vật ; xác định kết cấu
tác phẩm ; phân tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học.
2.1. Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận bằng việc giao quyền chủ động giới
thiệu bài học cho học sinh:

14
Trên lớp, tôi giao quyền điều hành cho lớp trưởng tổ chức giới thiệu về
Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Một số học sinh trình bày,
các em khác trao đổi, bổ sung. Trên cơ sở đó, tôi đúc kết lại một số ý cơ bản:
- Về tác giả: Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của văn học Việt Nam

thời kì đổi mới. Ông là một “trong số những người mở đường tinh anh và tài năng
nhất của văn học ta hiện nay” ( Nguyên Ngọc). Nếu trước năm 1975, ông là ngòi bút
sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn thì từ đầu thập kỉ 80 đến khi mất, ông
chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
- Về tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa (1983) là một trong những sáng tác tiêu
biểu của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. Tác phẩm ra
đời khi đất nước đã thống nhất. Nhiều vấn đề của đời sống văn hoá nhân sinh nay
được chú ý. Nhiều quan niệm đạo đức phải được nhìn nhận lại trong tình hình mới.
Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kì đổi mới là
hướng nội, khai thác sâu sắc số phận con người đời thường.
2.2.Hoạt động 2: Đọc và tái hiện nội dung cốt truyện :
- Giáo viên đọc và gọi một số học sinh đọc diễn cảm tác phẩm.
- Giáo viên chiếu bản tóm tắt có các sự kiện đã bị đảo lộn trên máy ( hoặc
phát phiếu học tập) rồi yêu cầu học sinh sắp xếp lại, qua đó tái hiện nội dung cốt
truyện:
(1) Theo lời mời của chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài đã đến toà án
huyện.
(2) Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã kinh ngạc khi chứng kiến cảnh
một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã man, đứa con vì muốn bảo vệ
mẹ nên đã đánh lại cha.
(3) Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được
chọn vào bộ lịch về “thuyền và biển” năm ấy.
(4) Tại đây, người phụ nữ đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất
quyết không bỏ lão chồng vũ phu.

15
(5) Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một
vùng ven biển miền Trung để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau.
(6) Tuy nhiên, mỗi lần nhìn tấm ảnh, anh đều thấy hiện lên cái màu hồng
hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn, anh thấy hình ảnh người đàn bà nghèo

khổ, lam lũ bước ra từ bức ảnh.
(7) Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này, người nghệ sĩ
đã ra tay can thiệp.
(8) Chị đẽ kể câu chuyện về cuộc đời mình và coi đó như lí do giải thích
cho sự từ chối trên.
(9) Sau nhiều ngày “phục kích”, , người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp
được “một cảnh đắt trời cho”, đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện
trong biển sớm mờ sương.
- Học sinh sắp xếp lại theo trật tự: 5 – 9 – 2 – 7 –1 – 4 – 8 – 3 – 6; sau đó,
viết đoạn văn đã sắp xếp ra phiếu học tập và đọc lên.
- Trên cơ sở cốt truyện, giáo viên tiếp tục tổ chức cho học sinh phát hiện bố
cục tác phẩm.
- Học sinh có thể phát hiện và trình bày nhiều cách phân chia khác nhau.
Cuối cùng giáo viên thống nhất:
+ Đoạn 1 ( Từ đầu “biến mất”): Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh.
+ Đoạn 2: (Tiếp theo “giữa phá”): Câu chuyện của người đàn bà ở toà
án huyện.
+ Đoạn 3: (Phần còn lại): Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”.
2.3.Hoạt động 3: Tổ chức học sinh phân tích, cắt nghĩa văn học:
a. Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh:
- Giáo viên dẫn dắt và nêu vấn đề: Anh (chị) hiểu thế nào là “một cảnh đắt
trời cho”? Vì sao người nghệ sĩ lại đánh giá cảnh tượng ấy như vậy?
- Học sinh cắt nghĩa, chứng minh:
+ “Một cảnh đắt trời cho” là một cảnh tượng tuyệt đẹp, một bức hoạ diệu

16
kì mà thiên nhiên, cuộc sống đã ban tặng cho con người. Nó là một sản phẩm quý
hiếm của hoá công.
+ Người nghệ sĩ đánh giá như thế, vì anh cảm nhận cảnh tượng ấy giống
như “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”. Toàn bộ khung cảnh “đều

hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”
- Giáo viên gợi mở và nêu vấn đề: Cảm nhận của Phùng khi chiêm ngưỡng
bức tranh là gì? Vì sao trong lúc ấy, anh lại nghĩ đến cái đúc kết của một ai đó: “bản
thân cái đẹp chính là đạo đức”?
- Học sinh phát hiện và lí giải: Phùng thấy “Trong trái tim như có cái gì bóp
thắt vào”. Bức ảnh đã khiến cho tâm hồn người nghệ sĩ rung động thực sự và trong
giây lát, anh còn “khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái
khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Phùng đã cảm nhận được cái chân, thiện, mỹ
của cuộc đời. Anh thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo. Vậy
là ở đây, cái đẹp đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người. Với tác dụng ấy, cái
đẹp chính là đạo đức!
- Giáo viên chuyển dẫn: Tuy nhiên, ngay khi tâm hồn đang bay bổng trong
những xúc cảm thẩm mỹ, đang tận hưởng cái khoảnh khắc trong ngần thì người
nghệ sĩ đã kinh ngạc khi phát hiện ra điều gì? Vì sao anh lại kinh ngạc đến thế?
- Học sinh tái hiện và lí giải: Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ xinh đẹp như
mơ là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; một gã đàn ông to lớn, dữ dằn; một cảnh
tượng tàn nhẫn: gã chồng đánh đập vợ một cách thô bạo. Đứa con vì thương mẹ đã
đánh lại cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của bố ngã dúi xuống cát. Chứng kiến
cảnh tượng đó, nghệ sĩ Phùng “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, cứ đứng há
hốc mồm ra mà nhìn”. Phùng không thể ngờ rằng đằng sau cái đẹp diệu kì của tạo
hoá lại là bi kịch của cuộc đời, là cái ác, cái xấu. Vừa mới đó, anh còn cảm thấy
“bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, thấy “chân lí của sự toàn thiện” thế mà chỉ
ngay sau đó chẳng còn cái gì là “đạo đức”, là cái chân, cái thiện của cuộc đời.
- Giáo viên gợi mở: Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu
muốn người đọc nhận thức điều gì về cuộc đời?

17
- Học sinh phát hiện ý tưởng nghệ thuật của nhà văn: Cuộc đời không đơn
giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Giữa hình thức bên ngoài với nội
dung bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất. Đừng vội đánh giá con người,

sự vật ở dáng vẻ bên ngoài, phải phát hiện ra bản chất thật sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ
của hiện tượng.
b. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện:
- Giáo viên nêu vấn đề: Vì sao người đàn bà hàng chài không bỏ lão chồng vũ
phu theo lời khuyên của chánh án Đẩu?
- Học sinh lí giải, cắt nghĩa: người đàn bà đã từ chối lời đề nghị giúp đỡ của
chánh án Đẩu vì với những người đàn bà hàng chài như chị, gã chồng ấy là chỗ dựa
quan trọng trong cuộc đời nhất là những khi biển động, phong ba. Thêm nữa, chị còn
phải nuôi những đứa con, chị phải sống vì chúng nữa. Vả lại, trên thuyền cũng có
những lúc vợ chồng con cái hoà thuận, vui vẻ.
- Giáo viên tổ chức học sinh làm việc nhóm: Nghệ sĩ Phùng đã lặng im sau
câu chuyện của người đàn bà. Theo anh (chị), câu chuyện ấy đã giúp Phùng hiểu ra
điều gì về người phụ nữ này, về người bạn của mình (chánh án Đầu), và chính mình?
- Học sinh thảo luận nhóm ( 2 bàn / 1 nhóm): Câu chuyện của người phụ nữ
hàng chài giúp Phùng hiểu rõ hơn về:
+ Người đàn bà: không hề cam chịu một cách vô lí, không hề nông nổi
một cách ngờ nghệch mà thật ra chị là người sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Chị có một
cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ nhưng biết chắt chiu những hạnh phúc đời thường. Sống
cam chịu và kín đáo, hiểu sâu sắc lẽ đời nhưng chị không để lộ điều đó ra bên ngoài.
Một người phụ nữ có ngoại hình xấu xí, thô kệch nhưng tâm hồn đẹp đẽ, thấp thoáng
bóng dáng của những người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh
và lòng vị tha.
+ Người đồng đội cũ – chánh án Đầu: anh có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ
công lí nhưng anh chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân. Lòng tốt là đáng quý
nhưng chưa đủ. Luật pháp là cần thiết nhưng cần phải đi vào đời sống. Cả lòng tốt
và luật pháp đều phải được đặt vào những hoàn cảnh cụ thể, không thể áp dụng đại
trà với mọi đối tượng.

18
+ Chính mình: Mình đã đơn giản khi nhìn nhận cuộc đời và con người.

- Giáo viên tiếp tục dẫn dắt học sinh khám phá: Trong câu chuyện ở toà án,
người đàn bà ấy đã kể những gì về người chồng vũ phu của mình? Qua đó, có thể
nhận thấy thái độ của chị đối với người chồng như thế nào?
- Học sinh tìm tòi chi tiết và đánh giá: Người đàn ông ấy vốn là “một anh con
trai cục tính nhưng hiền lành”, “không bao giờ đánh đập” vợ. Do “nghèo khổ, túng
quẫn đi vì trốn lính” mà anh trở nên độc dữ. Tức là trong con mắt của người đàn bà,
người chồng vũ phu kia chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Điều đó
cho thấy người phụ nữ vùng biển này đã nhìn nhận chồng mình với một thái độ thấu
hiểu, cảm thông, chia sẻ.
- Giáo viên gợi ý so sánh: Cách nhìn nhận gã chồng vũ phu của người đàn bà
hàng chài có gì khác so với cách nhìn nhận của Đẩu, Phùng và thằng bé Phác?
- Học sinh so sánh: Đẩu, Phùng và thằng bé Phác mới chỉ thấy được một khía
cạnh ở người đàn ông hàng chài này, đó là sự độc ác, tàn nhẫn, ích kỉ. Thái độ của
họ đối với anh ta là kịch liệt phản đối. Trong khi đó, người đàn bà hàng chài nhìn
nhận người chồng của mình nhiều chiều hơn, sâu sắc hơn. Chị đau đớn nhưng không
oán hận vì chị thấu hiểu nguyên nhân sâu xa của những hành động vũ phu ấy.
- Giáo viên gợi mở: Sự khác biệt trong những điểm nhìn nêu trên, đặc biệt là
cách nhìn nhận của người phụ nữ vùng biển đã giúp anh (chị) hiểu ra điều gì về
người đàn ông này nói riêng và cách nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc
sống nói chung?
- Học sinh nhận định và đánh giá: Người đàn ông này vừa đáng bị lên án bởi
sự độc ác, thói vũ phu, tính ích kỉ. Nhưng ở anh ta cũng có chỗ có thể cảm thông,
bởi anh ta cũng chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Như vậy, không
nên chỉ nhìn đời và nhìn người một phía. Phải tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa
dẫn đến những hành vi của con người trước khi kết luận về tính cách hay phán xét
họ. Tóm lại, phải có cái nhìn cuộc sống đa diện, nhiều chiều.
- Giáo viên gợi ý học sinh liên hệ, mở rộng để có thể cảm nhận giá trị nhân
đạo của tác phẩm: Từ hình tượng người đàn ông hàng chài này, có người đã nghĩ
đến một số nhân vật trong các sáng tác của Nam Cao (Chí Phèo, Hộ). Theo anh


19
(chị), vì sao lại có sự liên tưởng như vậy? Điều đó có giúp anh (chị) hiểu ra điều gì
về giá trị nhân đạo của tác phẩm?
- Học sinh nhớ lại các tác phẩm đã học và đọc thêm rồi lí giải: các nhân vật
ấy đều là những con người hiền lành, lương thiện nhưng do những xô đẩy dữ dội của
hoàn cảnh sống mà “thay tính đổi nết”, trở nên dữ dằn, tàn nhẫn. Từ “sự tha hoá”
của người đàn ông hàng chài qua điểm nhìn của một người lính đã từng chiến đấu để
bảo vệ mảnh đất này (nghệ sĩ Phùng), Nguyễn Minh Châu muốn nói đến một cuộc
chiến mới, không kém phần khó khăn, gian khổ so với hai cuộc kháng chiến chống
kẻ thù xâm lược đã qua - cuộc chiến bảo vệ nhân tính, thiên lương và vẻ đẹp tâm
hồn của con người. ở phương diện này, tác giả “Chiếc thuyền ngoài xa” đã kế thừa
xuất sắc tư tưởng nhân văn, nhân đạo sâu sắc của nhà hiện thực chủ nghĩa Nam Cao.
c. Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”
- Giáo viên gọi một học sinh đọc lại đoạn văn cuối của truyện ngắn rồi nêu
câu hỏi: Nghệ sĩ Phùng đã nhìn thấy những gì đằng sau bức ảnh được chọn? Hãy
khám phá ý nghĩa biểu tượng của những hình ảnh ấy và phát biểu tư tưởng nghệ
thuật của nhà văn.
- Học sinh đọc, tái hiện và phân tích: Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng,
người nghệ sĩ đều thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”. Và nếu
nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”.
“cái màu hồng hồng của ánh sương mai” là chất thơ của cuộc sống, là vẻ đẹp lãng
mạn của cuộc đời, là biểu tượng của nghệ thuật. Còn hình ảnh “người đàn bà đang
bước ra khỏi bức ảnh” là hiện thân của những lam lũ, khốn khó đời thường, là sự
thật cuộc đời đằng sau bức ảnh. Qua đây, Nguyễn Minh Châu muốn phát biểu: Nghệ
thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời. Nghệ thuật là chính cuộc đời và
phải luôn luôn vì cuộc đời.
d. Đặc sắc về nghệ thuật:
- Giáo viên tổ chức học sinh đóng vai tác giả để trao đổi với các bạn đọc học
sinh khác về một số vấn đề xoay quanh nghệ thuật truyện.
+ Một học sinh đóng vai người dẫn dắt, giới thiệu cuộc giao lưu và các

nhân vật tham gia, rồi nêu câu hỏi cho tác giả: Đối với nghệ thuật của truyện ngắn,

20
một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là tạo được tình huống truyện. Nhiều
người cho rằng nhà văn đã tạo được một tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa
khám phá, phát hiện về đời sống. Xin nhà văn hãy nói rõ điều này.
+ Một học sinh đảm nhiệm vai trò tác giả trả lời: Tình huống truyện là
một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến một vùng ven biển miền Trung để chụp một tấm ảnh về
cảnh biển buổi sớm có sương. Tại đây, anh đã phát hiện và chụp được một cảnh
tượng “trời cho” – đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong làn
sương sớm. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, người nghệ sĩ đã chứng kiến cảnh một
gã chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã man. Những ngày sau đó, cảnh tượng
ấy lại tiếp diễn. Người nghệ sĩ không thể ngờ rằng, đằng sau bức ảnh tuyệt diệu ấy
lại là biết bao nghịch lí, oan trái và phức tạp trong gia đình hàng chài. Như các bạn
đã thấy, qua tình huống này, người nghệ sĩ nhiếp ảnh không chỉ phát hiện ra những
chân lí của nghệ thuật mà anh còn khám phá ra nhiều điều bí ẩn của cuộc sống và
con người. Anh đã hiểu rõ hơn về cuộc sống của người lao động vùng biển, về người
bạn mình – chánh án Đẩu và về chính mình…
+ Học sinh dẫn chương trình: Thưa nhà văn, ông đã chọn hình thức kể
chuyện (điểm nhìn nghệ thuật) nào? Vì sao lại chọn điểm nhìn ấy?
+ Học sinh đóng vai tác giả: Người kể chuyện là nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng
tức là một nhân vật trong câu chuyện. Nhờ hình thức này, câu chuyện trở nên gần
gũi hơn, khách quan, chân thực hơn và cũng có sức thuyết phục hơn.
+ Học sinh đóng vai tác giả hỏi lại: Thế các bạn nghĩ gì về sự lựa chọn
ngôi kể này?
+ Học sinh đóng vai khán giả: Với ngôi kể này, nhà văn có thể nhìn cuộc
đời và con người ở các góc độ, cự li khác nhau, lúc đứng gần, trực tiếp tham gia vào
câu chuyện, lúc đứng xa, đứng ngoài quan sát với tư cách của người dẫn truyện, lúc
đối thoại trực tiếp với nhân vật, lúc độc thoại nội tâm.
- Giáo viên nhận xét phần đóng vai - trả lời của học sinh, biểu dương, cho

điểm, rút kinh nghiệm và đúc kết những ý cần thiết về nghệ thuật.
2.4. Hoạt động 4: Tổng hợp, đánh giá khái quát:
- Giáo viên định hướng: Trong phần tiểu dẫn, có đoạn: “Truyện ngắn Chiếc

21
thuyền ngoài xa kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm
nghiệm sâu sắc của anh về nghệ thuật và cuộc đời”. Qua bài học, anh (chị) đã hiểu
được điều đó như thế nào?
- Học sinh khái quát: Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời
và vì cuộc đời. Không thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn nhận cuộc sống
và con người một cách đa diện, nhiều chiều.
- Giáo viên định hướng học sinh mở rộng đánh giá: So với những truyện viết
trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (Vợ chồng A Phủ,
Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình,…), Chiếc thuyền ngoài xa đã cho thấy
những đổi mới nào của văn học Việt Nam sau năm 1975 (về đề tài, bút pháp, cái
nhìn nghệ thuật về con người,…)?
- Học sinh so sánh, đánh giá khái quát: Chiếc thuyền ngoài xa đã cho thấy
những đổi mới của văn học Việt Nam sau năm 1975:
+ Đề tài: Văn học tập trung vào những vấn đề của đời sống nhân sinh,
quan tâm nhiều hơn đến các đề tài đạo đức - thế sự (như câu chuyện của người đàn
bà hàng chài trong truyện ngắn này,…)
+ Bút pháp: văn học sau 1975 hướng nội nhiều hơn, đi sâu vào thế giới
nội tâp phức tạp và đầy mâu thuẫn của con người trong cuộc sống thường nhật (
Những mâu thuẫn phức tạp nghệ thuật về con người: Khác với giai đoạn trước - chủ
yếu là khắc hoạ con người trong quan hệ với cộng đồng, dân tộc – văn học giai đoạn
này khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường ( Số phận
người lao động nghèo vùng biển)
2.5. Hoạt động 5:Luyện tập, củng cố, bộc lộ kết quả tiếp nhận:
Giáo viên cho học sinh thực hiện các bài tập sau:
- Quan niệm nghệ thuật của nhà văn nào dưới đây khác xa quan niệm của

Nguyễn Minh Châu trong Chiếc thuyền ngoài xa?
A. “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là
ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm
than” (Nam Cao)

22
B. “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và những người cùng
chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thực ở đời” (Vũ Trọng Phụng)
C. “Nghệ thuật không phải là sự mô tả thực tại có thực mà là sự tìm tòi
chân lí, lí tưởng” (G.Xăng).
D. “Văn học là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời
mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu)
 Đáp án: C
- Nếu là chánh án Đẩu, anh (chị) sẽ ứng xử như thế nào trước những lí do
mà người phụ nữ vùng biển ấy đưa ra? Hãy viết một bài luận ngắn trình bày các giải
pháp của anh (chị) cho vấn đề bạo hành gia đình.
- Anh (chị) thu được những kinh nghiệm sống, tri thức sống nào sau bài
học này? Hãy viết một bài thu hoạch riêng của mình.
III. Chuyển biến:
Nhìn lại năm học qua, dựa theo chuẩn kiến thức kĩ năng và đặc trưng của việc
tiếp nhận văn học theo thể loại, tôi đã xây dựng và đa dạng hoá các hình thức tổ
chức dạy học. Việc phối hợp áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
để tổ chức học sinh hoạt động đọc - hiểu văn bản văn học một cách chủ động, sáng
tạo đã thực sự tạo được sự hứng thú cho học sinh trong giờ học. Đối chiếu kết quả
cuối năm học với đầu năm học, tôi nhận thấy học sinh trong các lớp dạy của tôi có
tiến bộ rõ rệt. Các em yêu thích giờ văn hơn và cụ thể là tỉ lệ học sinh yếu kém giảm
xuống, tỉ lệ học sinh trung bình, khá tăng lên.
IV. Kết quả thực nghiệm:
Xét tương quan về điểm và tỉ lệ của học sinh trong các lớp như sau:









Điểm
Kém
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi

23

V. Đánh giá kết quả
Ba lớp 12 tôi dạy đều có chất lượng yếu, sức học không đều và thiếu cố gắng.
Đầu năm học, các em xem nhẹ bộ môn văn và rất lười học. Tuy nhiên, đặc điểm đối
tượng học sinh ở ba lớp cũng không giống nhau. Cho nên, cách đa dạng hoá các
hình thức tổ chức dạy học ở ba lớp này cũng khác nhau.
Đối chiếu kết quả đầu năm với cuối năm, tôi thấy:
Lớp 12B2: có 05 học sinh kém nâng lên yếu và trung bình. Số lượng học sinh
yếu giảm 06, số học sinh trung bình tăng lên 10 và học sinh khá tăng 01.
Lớp 12B3: có 06 học sinh kém nâng lên yếu. Số lượng học sinh yếu giảm 5,
trung bình tăng 06, khá tăng 05.
Lớp 12B4: có 01 học sinh kém nâng lên yếu. Số lượng học sinh yếu giảm 10.
Số học sinh trung bình tăng 11.
Điều đó cho thấy, việc đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm
phát huy sự hứng thú cho học sinh như trên là khả thi. Nếu giáo viên chuẩn bị chu

đáo tiết dạy; bám chuẩn kiến thức kĩ năng, tích hợp giáo dục theo yêu cầu bài dạy,
có vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, có đầu tư để tổ chức cho
học sinh hoạt động linh hoạt, sáng tạo; thì tiết học sẽ sinh động hơn và học sinh sẽ tự
giác, hứng thú học tập đưa đến kết quả khả quan hơn. Một khi học sinh đã hứng thú,
hình thành thói quen chủ động, sáng tạo trong giờ học Văn, thì chất lượng bộ môn
Văn nhất định sẽ được nâng lên.
Lớp
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12B2
(36)
Đầu năm
5
13,8
9
25
16
44,4
6
16,6



Cuối năm
0

3
8,3
26
72,2
7
19,4


12B3
(34)
Đầu năm
6
14,7
6
17,6
18
52,9
3
8,8
1
2,9
Cuối năm
0

1
2,9
24

70,5
8
23,5
1
2,9
12B4
(35)
Đầu năm
1
2,8
12
34,2
16
45,7
6
17,1


Cuối năm
0

2
5,7
27
77,1
6
17,1




24
C. KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM:
1. Kết quả kiểm nghiệm
Khi vận dụng việc “Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát
huy sự hứng thú cho học sinh” ở lớp 11B1, tôi cũng thấy có những chuyển biến bất
ngờ:
- Đa số học sinh có tâm thế học tập tốt hơn và có khả năng cảm thụ văn học
- Biết đọc diễn cảm, thích đóng vai tác giả, nhân vật văn học.
- Biết sơ đồ hoá những diễn biến, chi tiết trong tác phẩm.
- Biết nối kết các sự việc trong tác phẩm.
- Biết phân tích, cắt nghĩa văn học
- Biết tự nhận thức, đánh giá, bộc lộ.
- Thích sưu tầm tranh ảnh, tư liệu học tập, thích sáng tác.
- Không ngán ngại giờ văn nữa, có hứng thú học môn Văn hơn và có ý
thức sáng tạo khi làm bài.
Cụ thể, cuối học kì I, lớp 11B1có 03 học sinh yếu nâng lên trung bình, 07 học
sinh khá nâng lên giỏi. Tỉ lệ bộ môn văn có chuyển biến rõ rệt như sau:




2. Khẳng định hiệu quả của kinh nghiệm:
Như vậy, giải pháp trên đã bước đầu đem lại hiệu quả nhất định. Tôi nhận
thấy mình cần phải đầu tư hơn nữa để đạt được chất lượng mong muốn.
Tôi cũng rút ra được bài học chung để thành công là: giáo viên cần chuẩn bị
chu đáo nội dung tiết dạy; cần linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức dạy học phù hợp
để phát huy sự hứng thú cho học sinh. Giáo viên cần tính toán thời lượng tối đa cho
mỗi hoạt động. Đồng thời, người thầy giống như người bạn, cần phải chân tình, gần
Điểm
11B1

Y
TB
K
G
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu năm
5
13,15
17
44,73
12
31,57
4
10,52
Cuối HKI
2
5,26
15
39,47
10
26,31
11
28,92


25
gũi, nhắc nhở học sinh có ý thức tự giác học tập; theo dõi chuyển biến của các em
để động viên, khuyến khích kịp thời. Giáo viên cũng đừng quên thường xuyên trau
dồi chuyên môn, đầu tư để có thêm phương pháp giảng dạy tốt, nhằm tạo hứng thú
cho học sinh. Giờ học chỉ có thể thành công khi có sự kết nối của những trái tim
nồng nhiệt, say mê với cuộc sống, con người.
Nếu được đề xuất ý kiến, tôi sẽ đề nghị giảm tải chương trình sách giáo khoa,
tăng thời lượng cho bài học. Bởi vì có như thế, giáo viên mới có đủ thời gian để đa
dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy sự hứng thú cho học sinh.
Đồng thời, cần tiến hành đồng bộ ở tất cả các môn học để học sinh có thể phát triển
toàn diện cả về kĩ năng, tâm hồn và nhân cách.
D. KẾT LUẬN
Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học dù chỉ là một mắc xích nhỏ trong
chuỗi quá trình dạy và học bộ môn Văn nhưng lại là một khâu rất quan trọng, góp
phần nâng cao chất lượng bộ môn. Đây là một công việc không kém phần khó khăn
và phức tạp. Muốn thành công, ta không thể nóng vội. Nó đòi hỏi phải có sự phối
hợp giữa quá trình rèn luyện, cố gắng lâu dài của học sinh và sự chủ động, sáng tạo
không ngừng trong việc vận dụng phương pháp của giáo viên.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng môn văn, trong năm học tới, tôi sẽ tiếp tục
phát triển kinh nghiệm này theo hướng đề tài mới “Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các
phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học
sinh”…
Trên đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ được tích lũy trong những tháng ngày
giảng dạy của tôi. Có thể, nó đã trở thành thao tác quen thuộc đối với quí thầy cô.
Và chắc hẳn, trong quá trình thực hiện, tôi đã không tránh khỏi ít nhiều thiếu sót.
Kính mong nhận được sự góp ý chân thành của Ban lãnh đạo, của quí Thầy Cô và
các bạn để tôi có thể hoàn thiện giải pháp này! Xin chân thành cảm ơn!
Lê Thị Bích Lệ


×