Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU XUẤT KHẨU Ở AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.09 KB, 4 trang )

ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN TẠO GIỐNG CÂY
TRỒNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU XUẤT KHẨU Ở AN GIANG
I. Những thông tin chung
- Chủ nhiệm đề tài: TS Bùi Bá Bổng
- Cộng tác viên: Huỳnh Lê Dũng, Nguyễn Thị Kim Tiến, Nguyễn Thị Huyền,
Phạm Thị Hường, Nguyễn Hữu Hà Linh.
- Cơ quan quản lý: Sở Khoa học công nghệ và môi trường tỉnh An Giang
- Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long
- Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long
- Thời gian thực hiện: tháng 1/2001-11/2001
II. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ sinh học đã được các nước trên thế giới ứng dụng phổ biến trong
nhân giống hoặc chọn tạo giống cây trồng mới. Ở Việt Nam, việc chọn tạo giống lúa
cơ bản dựa trên các phương pháp chọn lọc cổ điển như làm thuần các giống lúa địa
phương, lai hữu tính và chọn theo phả hệ phải qua nhiều năm mới chọn được dòng
thuần. Trong thời gian gần đây, đột biến lý học và kỹ thuật công nghệ sinh học như
nuôi cấy túi phấn, nuôi cấy mô, kết hợp với xử lý đột biến hóa chất được ứng dụng
để hỗ trợ giúp rút ngắn thời gian chọn tạo giống và đưa vào sản xuất các giống lúa
ngắn ngày có chất lượng gạo tốt như OM3007-16-17, OM07-42-49, KDM 39, OM
3405, OM 3566, NTCĐĐB, TNĐB.
III. Mục tiêu và nội dung đề tài
1. Mục tiêu
Áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô để lọc thuần giống và chọn tạo giống lúa phẩm
chất gạo cao, giống lúa thơm đặc sản đáp ứng yêu cầu xuất khẩu
2. Nội dung
- Áp dụng nuôi cấy mô tạo biến dị soma trên các giống lúa địa phương có
phẩm chất tốt hay giống lúa thơm đặc sản.
- Áp dụng nuôi cấy bao phấn lúa của các tổ hợp lai với lúa thơm hoặc lúa đặc
sản.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Địa điểm


- Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long
- Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống tỉnh An Giang
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1 Quy trình nuôi cấy túi phấn
Túi phấn của tổ hợp lai cây lúa F1 dùng làm vật liệu nuôi cấy chọn tạo giống.
Hạt lai F1 được gieo làm 2 đợt cách nhau một tháng trong nhà lưới. Bông lúa non
được thu khi khoảng cách từ gốc lá thứ nhất đến chóp lá đòng khoảng 5-10cm và
được xử lý lạnh ở 10
o
C trong 5-10 ngày. Phấn trong thời điểm này ở giai đoạn cuối
đơn nhân đến bắt đầu giai đoạn lưỡng nhân và thích hợp cho nuôi cấy. Hoa lúa
chứa túi phấn (tức hạt lúa non) được khử trùng bằng cồn 70
o
C trong 1 phút và HgCl
2
0,1% trong 15 phút và được rửa lại bằng nước cất vô trùng. Túi phấn được nuôi cấy
trên môi trường N
6
có bổ sung kích thích sinh trưởng. Vật liệu được nuôi trong điều
kiện tối ở 25
o
C. Mô sẹo hình thành từ các hạt phấn với đường kính khoảng 2-3mm
được tái sinh trên môi trường MS có bổ sung 1,0-1,5mg/l benzyl amino purin (BAP),
0,5-1,0mg/l Kinetin và 1mg/l napthalene acetic acid (NAA) và được nuôi trong điều
kiện sáng 16/8giờ sáng/tối ở 25
o
C và ẩm độ 70 - 80%. Cây tái sinh được nhân vô
tính trên môi trường MS, cây có bộ rễ phát triển được thích nghi trong dung dịch
Yoshida trong điều kiện nhiệt độ trong phòng trước khi cấy quan sát trong nhà lưới.
Các dòng cho hạt lép (dòng vô tính còn giữ trong phòng) được xử lý Colchicine ở

nồng độ 0,05% trong 10 giờ hoặc 0,1% trong 5 giờ. Hạt thu được giữ, trồng quan sát
và chọn lọc ngoài đồng trong các thế hệ tịếp theo vì hiệu quả tạo mô sẹo tùy thuộc
nhiều yếu tố, trong đó có thành phần kích thích sinh trưởng được sử dụng. Tổ hợp
chất kích thích sinh trưởng cho kết quả tạo mô sẹo tốt nhất được dùng để nuôi túi
phấn của các cây lai trồng đợt thứ hai.
Quy trình nuôi cấy túi phấn lúa
1.0.1.1 Gieo hạt lai F1
1.0.1.1.1 Gieo 2 đợt cách nhau một tháng
1.0.1.2 ⇓
1.0.1.3 Bông lúa non
Khử trùng bằng cồn 70
o
C (1 phút),HgCl
2
0,1% (15 phút), rửa nước cất
1.0.1.4 ⇓
Xác định môi trường
tạo mô sẹo
1.0.1.4.1 Môi trường N6 (Chu.1978) + khích thích sinh trưởng

Xác định môi trường
tái sinh cây
Môi trường MS (Murashige và Skoog.1962) +1,0-1,5mg/l BAP + 0,5-1,0mg/l
Kinetin +1mg/l NAA và được nuôi trong điều kiện sáng 16/8giờ sáng tối ở 25
o
C và
ẩm độ 70 - 80%.

Xử lý Colchicine
Colchicine 0,05% (10giờ)


Trồng quan sát
trong nhà lưới

Trồng chọn lọc
ngoài đồng
2.2 Quy trình nuôi tạo biến dị qua nuôi cấy mô
Giống lúa được sử dụng để tạo biến dị qua nuôi cấy mô nên là các giống thích
nghi cao. Vật liệu đã nuôi cấy thường dùng là hạt lúa được bóc vỏ, phôi non hoặc
bông non.
Hạt lúa được bóc vỏ và khử trùng bằng cồn 70
o
C trong 1 phút và nước Javel
2-3% trong trong 30 phút (2 lần) và được rửa lại nhiều lần bằng nước cất vô trùng.
Hạt sau đó được tạo mô sẹo trên môi trường NS có bổ sung 2mg/l 2,4D và nuôi
trong tối ở 25
o
C. Mô sẹo hình thành khoảng 3-4 tuần cuối được cấy chuyền 3-5 lấn,
mỗi lần cách nhau 3 - 4 tuần trước khi tái sinh trên môi trường MS có bổ sung
0,5mg/l NAA và 2mg/l Kinetin hoặc BAP được nuôi trong điều kiện sáng 16/8giờ
sáng/tối ở 25
o
C và ẩm độ 70-80%. Các dòng tái sinh được nhân vô tính trên môi
trường MS có bổ sung 2mg/l BAP. Các chồi trong các dòng vô tính được tạo rễ trên
môi trường MS. Cây có bộ rễ phát triển được thích nghi trong dung dịch Yoshida
trong phòng trước khi được trồng trong nhà lưới. Hạt được thu, trồng và chọn tạo
ngoài đồng trong các thế hệ tiếp theo. Nồng độ các chất kích thích sinh trưởng có
thể khác nhau tùy giống.
Để gia tăng tầng suất biến dị, hạt gạo của các giống được xử lý đột biến bằng
Ethyl methane sulphonate (EMS) trước khi nuôi cấy. Hạt lúa được bóc vỏ trấu và

ngâm trong nước cất trong 5 giờ. Sau đó hạt gạo được ngâm vào dung dịch EMS
với thời gian và nồng độ quy định cho mỗi nghiệm thức, có bổ sung 2% Dimethyl
sulphoxide (DMSO) để làm tăng khả năng thâm nhập của EMS vào mô xử lý. Hạt
gạo sau đó được nuôi cấy theo quy trình trên.
1.0.1.4.2 Hạt lúa bóc vỏ
1.0.1.5 ⇓
1.0.1.6 Xử lý đột biến EMS
1.0.1.7 ⇓
1.0.1.8 Môi trường MS + 2mg/l 2,4D
1.0.1.8.1.1Cấy lặp lại trên môi trường mới 4 lần cách nhau 3-4 tuần

Tái sinh cây
MS + 0,5mg/l NAA + 2mg/l Kinetin

Trồng quan sát
trong nhà lưới

Trồng chọn lọc
ngoài đồng
V. Kết quả đạt được
1. Chọn tạo giống lúa bằng nuôi cấy túi phấn
Các tổ hợp lai lúa chất lượng cao, ngắn ngày với lúa thơm như M12/IR681,
DS20/IR681, IR64/IR681, Jasmine/IR681, Kloong luang/DS20, Kloong luang/Di
hương vỏ vàng, Kloong luang/NTCĐ, KDM105/OM1490, Kloong luang/OM3536,
Kloong luang/OMCS95, Suphan buri/OM1490, Kloong luang/OM3007.Các dòng có
triển vọng qua quy trình chọn tạo gồm:
T
T
Tên
giống

Tổ hợp lai 1.0.1.9
TGST
(ngày)
Bông
/m
2
Hạt
chắc/
bông
P1000
hạt
(g)
Năng suất
(tấn/ha)
1 OM 3394 Kloongluang/CM16-27 96 360 142 28,29 5,35
2 OM 3554 Suphanburi/OM 1490 95 439 151 27,38 7,01
T
T
Tên giống Tổ hợp lai % Bạc
bụng
(cấp 0)
Dài hạt
(mm)
Tỉ lệ dài/
rộng hạt
Amylos
e
(%)
Mùi
thơm

(cấp)
1 OM 3394 Kloongluang/
CM16-27
59 6,91 3,24 23,4 1
2 OM 3554 Suphanburi/
OM 1490
73 6,77 2,94 23,5 1
2. Chọn tạo giống lúa bằng biến dị nuôi cấy mô
Vật liệu tạp biến dị nuôi cấy mô gồm các giống lúa đôa phương và giống hập nội
có chất lượng gạo tốt, chống chịu tốt với điều kiện môi trường (phèn, mặn) như
Nàng thơm Chợ Đào, ST1, Nếp OM85, Pant 4, Jasmine, Mashuri.

TT Tên giống TGST
(ngày)
Dạng hình
(cấp)
Năng suất
(tấn/ha)
1.0.1.10 Mùi
thơm
(cấp)
1 OM 3405-1 92 1 7,5 0
2 NTCĐĐB 95 1 7,2 1
3 OM 3407-6 102 3 6,9 1
4 OM 3566-15 95 3 6,6 2
TT Tên giống Dài hạt
(mm)
Tỉ lệ dài/
rộng hạt
Amylose

(%)
Mùi thơm
(cấp)
1 OM 3405-1 7,1 3,3 24,8 0
2 NTCĐĐB 7,1 3,3 25,6 1
3 OM 3407-6 7,0 3,1 24,5 1
4 OM 3566-15 7,2 3,0 24,0 2
2
3 VI. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
- Dùng phương pháp chọn tạo giống lúa bằng nuôi cấy túi phấn chọn tạo 02
dòng lúa OM 3394, OM 3354 có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, gạo dài,
hàm lượng amylose trung bình, thích hợp với điều kiện ở An Giang.
- Dùng phương pháp biến dị nuôi cấy mô chọn tạo được 02 dòng lúa OM
3404 và NTCĐĐB. Giống NTCĐĐB có dạng hình đẹp, còn giữ mùi thơm, năng suất
cao; giống OM 3405 có thời gian sinh trưởng cực sớm, thích hợp cho vùng trồng né
lũ.
2. Kiến nghị
Tiếp tục khảo nghiệm các giống có triển vọng để đánh giá tính thích nghi và
tính ổn định ở các vùng có điều kiện khác nhau ở An Giang.

×