Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

tóm tắt sự nghiệp văn học của đông hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.31 KB, 32 trang )

2.1.4. Văn học Hà Tiên (1970)
Công trình Văn học Hà Tiên (Chiêu Anh Các Hà Tiên
thập cảnh khúc vịnh) là một tập tư liệu đầy đủ và công phu
về văn chương Chiêu Anh Các mà Đông Hồ đã tuyển chọn
trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy cho sinh viên lớp
chứng chỉ Văn chương quốc âm miền Nam tại Đại học Văn
khoa Sài Gòn. Có thể ghi nhận đây là sự nối tiếp và hoàn
thiện công việc khảo cứu còn dang dở về thi xã Chiêu Anh
Các và Mạc Thiên Tích mà Đông Hồ đã từng thực hiện từ
năm 1926 với Hà Tiên Mạc thị sử. Văn học Hà Tiên được
nhà xuất bản Quỳnh Lâm ấn hành lần đầu năm 1970, nhà
xuất bản Văn nghệ TP. HCM tái bản năm 1999.
Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích được người đời biết đến là
những vị công thần đầu tiên có công khai phá và gây dựng
vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc. Mạc Cửu sinh năm
1655 tại phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc),
không chịu thuần phục nhà Thanh nên cùng gia quyến rời
quê hương tìm đến vùng đất mới sinh cơ lập nghiệp. Ông đã
tổ chức lưu dân khai phá, mở mang đất đai, biến Mang
Khảm (Hà Tiên) thành một tiểu vương quốc trù phú. Nhưng
danh tiếng của Mạc Thiên Tích còn vang xa hơn người cha
của mình, không chỉ về tài thao lược phát triển kinh tế,
ngoại giao, quốc phòng, mà quan trọng hơn, ông còn phát
triển cả về mặt văn hóa. Mạc Thiên Tích là chủ soái của Tao
đàn Chiêu Anh Các, một thi xã đầu tiên ở miền Nam. Thơ
văn của Chiêu Anh Các được người đời biết đến, công đầu
thuộc về Lê Quý Đôn. Ông đã giới thiệu thơ Mạc Thiên Tích
và Chiêu Anh Các bằng sách chữ Hán, sau khi đã đọc và phải
thốt lên rằng: “Không thể nói ở hải ngoại xa xôi không có
văn chương vậy” (Phủ biên tạp lục, 1776). Đóng góp văn
hóa của Tao đàn Chiêu Anh Các còn được ghi nhận trong


những sách sử cũ như: Thanh văn hiến thông khảo (1747)
của những nhà chép sử Trung Hoa, Kiến văn tiểu lục (1777)
của Lê Quý Đôn, Mạc thị gia phả (1818) của Vũ Thế Dinh,
Gia Định thành thông chí (1820 - 1841) của Trịnh Hoài Đức,
Đại Nam liệt truyện tiền biên (1852) của Quốc sử quán triều
Nguyễn. Trong các sách nghiên cứu hiện đại, ảnh hưởng của
Chiêu Anh Các đối với nền văn học Nam Bộ vẫn được khẳng
định, thậm chí nữ sĩ Mộng Tuyết còn viết nên một thiên tiểu
thuyết lịch sử Nàng Ái Cơ trong chậu úp dựa trên truyền
thuyết xung quanh dòng họ Mạc. Điều đó cho thấy Chiêu
Anh Các vẫn luôn là một Tao đàn có sức lôi cuốn các nhà
nghiên cứu văn học sử. Nhưng trên hết, người con của
mảnh đất này - Đông Hồ mới là người giới thiệu và phổ biến
thành công những áng thơ đó trên sách báo quốc ngữ, đưa
những vần thơ của xứ sở Hà Tiên bay cao bay xa trên bầu
trời văn học cả nước. Đánh giá công lao to lớn này của
Đông Hồ, nhà nghiên cứu Hoài Anh đã công nhận: “Từ năm
1926, Đông Hồ đã lần đầu giới thiệu họ Mạc trên Nam
Phong tạp chí, đến năm 1970, cuốn sách Văn học Hà Tiên
(Quỳnh Lâm xuất bản) được xuất bản, mối duyên bút mực
với họ Mạc kéo dài gần nửa thế kỷ, đó chẳng phải là một
điều kỳ ngộ hay sao? Nếu không có công sức Đông Hồ đưa
thơ Chiêu Anh Các ra ánh sáng và giải thích bình luận cặn
kẽ thì những áng thơ này dẫu không chịu số phận mai một
thì cũng khó lòng được phổ biến rộng rãi như vậy”. [69,
237]. Có thể nói Đông Hồ chính là “tri âm, tri kỷ” của Mạc
Thiên Tích.
Thật vậy, ngay trong lần đầu viết Hà Tiên Mạc thị sử
(Nam Phong số 107/ 1926), Đông Hồ dùng tư liệu của lớp
người đi trước, công bố 10 bài thơ Nôm của Mạc Thiên Tích,

song ông vẫn còn nghi ngờ và thú nhận việc này một cách
thành thật: “Mười bài sao lục ra sau đây truyền lại đã lâu,
không chắc có khỏi tam sao thất bản, duyệt giả có tường
hơn đính chính lại cho”. Tuy nhiên, “suốt mấy chục năm sau
đó, không có ai đính chính, và cũng không ai cãi. Người ta
yên chí mười bài ngâm song thất lục bát là của ông Thiên
Tích, cho mãi đến ngày ông Vũ Văn Kính đặt vấn đề về bản
chữ Nôm của Trần Đình Quang. Thế có nghĩa là, thời xưa
chưa ai đặt thành vấn đề nghi ngờ các câu thơ kia cả”[57,
126]. Từ khi công bố 10 bài thơ Nôm đầu tiên của Mạc
Thiên Tích cho đến suốt mấy chục năm về sau này, Đông Hồ
vẫn tiếp tục khảo cứu thêm về Hà Tiên, thu thập tất cả sách
báo, tư liệu Việt, Hán, Pháp viết về Hà Tiên, ghi chú kỹ lưỡng
để có thể giới thiệu thơ văn của nhóm Chiêu Anh Các và Mạc
Thiên Tích một cách trọn vẹn nhất. Một phần trong các tài
liệu nghiên cứu của ông đã được sử dụng trong cuốn Văn
học Hà Tiên này.
Công trình Văn học Hà Tiên của Đông Hồ nếu tính cả
lời tựa do GS. Lê Đình Kỵ viết thì có tổng cộng 11 đề mục.
Trong đó, có thể thấy rõ có 2 phần chính như sau:
Phần thứ nhất: từ đề mục đánh số I tới số X, chủ yếu
là những bài nghiên cứu của Đông Hồ về thơ văn Chiêu Anh
Các và Mạc Thiên Tích. Bên cạnh đó còn có các bài viết bổ
sung của GS. Lê Đình Kỵ, nữ sĩ Mộng Tuyết và GS. Giản Chi
xung quanh các vấn đề nghiên cứu của Đông Hồ.
Phần thứ hai: “Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh”, Đông
Hồ đăng tải và trình bày cặn kẽ trọn vẹn 10 bài thơ Nôm, 10
bài thơ Hán và 10 bài ngâm khúc của Mạc Thiên Tích về 10
cảnh đẹp của Hà Tiên. Đồng thời, ở mỗi bài Hán thi đó, Đông
Hồ lại tự dịch ra một bản Nôm của mình.

Trong phần 1, bằng sự hiểu biết của mình, Đông Hồ
đã cung cấp cho người đọc những kiến thức về tao đàn
Chiêu Anh Các mà ông đã có dịp nói qua trong Hà Tiên Mạc
thị sử. Lần này, Chiêu Anh Các được tác giả giới thiệu một
cách khái quát và đầy đủ hơn trên các mặt sau:
Về hoàn cảnh và mục đích ra đời: Năm Bính Thìn
(1736), là năm Mạc Thiên Tích sáng lập hội tao đàn, và kiến
tạo Chiêu Anh Các. Chiêu Anh Các như tên gọi, là nơi chiêu
tập những bậc anh tuấn anh tài trong thiên hạ, cùng nhau
xướng họa thơ văn và luận đàm binh thư thao lược. Chiêu
Anh Các còn là một Văn miếu, thờ đức Thánh Khổng Tử. Và
cuối cùng, Chiêu Anh Các còn là một nhà nghĩa học, dạy học
trò làm nghĩa chứ không lấy học phí.
Về lực lượng sáng tác: Lực lượng sáng tác cụ thể của
Chiêu Anh Các là bao nhiêu, Đông Hồ không nói rõ, có lẽ vì
sử cũ chưa chép thật đầy đủ. Ông chỉ nói rằng: “Có sách
chép 32, nhưng có sách chép 36. Số 36 này gọi là tam thập
lục kiệt. Tam thập lục kiệt là 36 vị kiệt sĩ, mà trong số đó, có
thập bát anh là 18 vị anh hoa xuất chúng. Thập bát anh, tức
là phân nửa số của tam thập lục kiệt. Có câu thơ ca tụng
rằng: Tài hoa lâm lập trứ Phương Thành /Nam Bắc hàm
vân thập bát anh”. [52, 21]
Danh sách tam thập lục kiệt của Chiêu Anh Các, các
sử thư đều có ghi chép đầy đủ cả danh tính, tự hiệu, quê
quán. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần cũng cho rằng:
“những con số như tam thập lục kiệt hoặc thập bát anh…
đều chỉ có ý nghĩa ước lệ của dân gian mà thôi”. [69, 142].
Trong Chiêu Anh Các, phần lớn là người Trung Quốc, những
người Việt Nam không nhiều. Dựa vào bài Tựa sách Hà Tiên
thập vịnh, Đông Hồ đã dịch ra quốc văn: “Mùa xuân năm

Bính Thìn (1736), có thầy Trần Hoài Thủy từ Việt Đông vượt
biển đến đây. Ta đãi làm thượng tân. Mỗi khi hoa sớm trăng
đêm, ngâm vịnh chẳng thôi. Nhân, đem Hà Tiên thập cảnh
trình cho tri kỷ. Thầy Trần dựng cờ Tao Đàn, mở hội phong
nhã. Sau đó, thầy Trần trở thuyền về Châu Giang (tức Quảng
Châu, tỉnh lỵ Quảng Đông) đưa ra làng thơ, nhờ được chư
công chẳng bỏ. Khi đề vịnh xong góp thành tập cho ta, bèn
cho khắc bản”[52, 70]. Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm
rằng: rất nhiều người trong Chiêu Anh Các ở tận bên Trung
Quốc, chưa từng đặt chân đến đất Hà Tiên, nhờ Trần Tử
Hoài mang 10 bài thơ chữ Hán của Mạc Thiên Tích về Trung
Quốc và làm thơ họa lại, sau đó gửi trả lại cho Mạc Thiên
Tích khắc in.
Tìm hiểu thành phần và nguyên quán của các thi
nhân trong Chiêu Anh Các, Đông Hồ đã khảo sát khá tinh
tường. Ông đưa ra một số văn liệu và sử liệu về phương diện
này: Sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn có 25
người Trung Quốc và 6 người Việt. Sách Kiến văn tiểu lục
cũng do Lê Quý Đôn biên soạn (1777) có 25 người Trung
Quốc, 6 người Việt Nam, chưa kể Mạc Thiên Tích. Kiến văn
tiểu lục còn đưa thêm danh sách 32 vị thi nhân đã họa tập
thơ vịnh cảnh bốn mùa ở Thụ Đức hiên của Mạc Thiên Tích
có nhan đề là Thụ Đức hiên tứ cảnh. Lê Quý Đôn nói rõ tập
thơ này do Phương Thu Bạch đề tựa và đã được khắc in.
Như vậy Lê Quý Đôn chỉ nêu tên tác giả có thơ họa là 32 +32
= 64 người. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài
Đức thì ghi cẩn thận hơn, có 15 văn nhân tỉnh Phúc Kiến, 13
người Quảng Đông, 4 người phủ Triệu Phong, 2 người phủ
Gia Định, 2 người phủ Quy Nhơn, tổng cộng là 36 vị. Như
vậy, Trung Quốc có 28 người, Việt Nam có 8 người, trong số

này có 6 người không được Lê Quý Đôn ghi nhận trong Phủ
biên tạp lục là: Tạ Chương, Lương Hoa Phong, Lư Triệu
Huynh, Lê Bá Bình, Hoàng Long hòa thượng, Tô Dần đạo sĩ.
Và có 3 vị mà Gia Định thành thông chí không chép là Tôn
Quý Mậu, Phương Minh và Mạc Triều Đán. Đó là những chỗ
sai biệt giữa hai dữ liệu. Gần đây, trong bài nghiên cứu
“Xung quanh vấn đề văn bản Hà Tiên thập vịnh” Nguyễn
Kim Hưng đã kết luận về số thành viên của tao đàn Chiêu
Anh Các là 65 người thậm chí đến 71 người. [57, 176]. Như
vậy, những văn nhân nho sĩ tham gia Tao đàn Chiêu Anh Các
cho đến nay vẫn chưa có con số khẳng định chính xác. Dựa
vào các nguồn tư liệu trên, chúng ta có thể bằng lòng với
một con số ước lượng có thể từ 32 đến trên 70 người, gồm
cả người Việt và người Trung Hoa.
Về tác phẩm của Chiêu Anh Các: Lê Quý Đôn là người
đầu tiên nghiên cứu về Chiêu Anh Các và nguồn tài liệu thứ
hai là của Trịnh Hoài Đức. Trịnh Hoài Đức đã sưu tầm tài
liệu về Chiêu Anh Các và đã tìm được cuốn Minh bột di ngư
và cho in lại vào năm 1821 với bài tựa Tân tự do chính ông
viết. Dựa vào bài tựa đó chúng ta biết sáng tác của Chiêu
Anh Các gồm 6 bộ sách: “Tôi vào tuổi thành đồng đã từng
thấy Hà Tiên thập cảnh toàn tập, Minh bột di ngư thi thảo,
Hà Tiên vịnh vật thi tuyển, Châu thị trinh liệt tặng ngôn, Thi
truyện tặng Lưu tiết phụ, Thi thảo cách ngôn vị tập. Cả 6 bộ
đã xuất bản, gần xa, các sĩ phu đọc từng bài thưởng thức và
thán phục. Dầu ở tận cõi Nam Thùy, Hà Tiên cũng nhờ đó
mà trở thành trời Trâu, đất Lỗ, nổi dậy tiếng tăm” [52, 124].
Qua đó có thể thấy rõ rằng, tác phẩm của Chiêu Anh Các bao
gồm nhiều thể loại khác nhau chứ không phải chỉ có mỗi
thơ. Nhưng thơ có lẽ là thể loại sáng tác phổ biến nhất và

cũng thành công nhất của thi phái này. Cuốn Minh bột di
ngư do Trịnh Hoài Đức khắc bản mà nhà nghiên cứu Ca Văn
Thỉnh đã sưu tầm được và nhắc tới trước năm 1945 nay
cũng không còn được thấy. Tác phẩm của Chiêu Anh Các còn
có tập thơ xướng họa Thụ Đức hiên tứ cảnh giữa Mạc Thiên
Tích và 32 tác giả, được Lê Quý Đôn nhắc đến trong Kiến
văn tiểu lục. Cuối cùng, dựa vào kết quả sưu tầm được trong
nhân dân, Đông Hồ khẳng định chỉ có một tập Hà Tiên thập
vịnh bằng Hán thi và một tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh
bằng thơ Nôm của nhóm Chiêu Anh Các là còn lưu truyền
trọn vẹn. Gần đây, các nhà nghiên cứu tìm thấy một áng thơ
Nôm khá đặc sắc nữa viết về một thắng cảnh Hà Tiên có tựa
đề là Lư Khê vãn. Tác phẩm này do Trương Vĩnh Ký có công
sưu tầm nhưng chưa công bố. Các nhà nghiên cứu trước đó
cũng chưa từng nhắc đến, và ngay cả Đông Hồ cũng không
có Lư Khê vãn. Sau khi tìm hiểu xuất xứ và phân tích tác
phẩm, Nguyễn Thị Thanh Xuân khẳng định “Lư Khê vãn là
áng thơ Nôm của Hà Tiên do một nho sĩ người Việt đã từng
trải qua bước đường hoạn lộ, có điều kiện sống gắn bó với
thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của dân gian sáng tác. Tác
giả Lư Khê vãn có thể là người đã tham gia thi xã Chiêu Anh
Các ở Hà Tiên” [69, 258].
Về thơ Hán, khởi thủy, Mạc Thiên Tích thủ xướng 10
bài. Mỗi vị trong số 31 vị trong Chiêu Anh Các họa vần, mỗi
vị 10 bài, tổng cộng là 310 bài. Tổng số cả xướng cả họa là
320 bài, góp lại thành tập, khắc bản ấn hành tại Hà Tiên
năm 1737 do Mạc Thiên Tích đề tự và hai vị văn nhân khác
đề hai bài bạt. Đến 18 năm sau, năm 1755, Nguyễn Cư Trinh
vào Nam, giao thiệp với họ Mạc ở Hà Tiên, họa thêm 10 bài
nữa. Nhờ đó mà ngày nay chúng ta có tất cả 330 bài Hà

Tiên thập vịnh gồm những bài thơ của thi phái Chiêu Anh
Các và của Nguyễn Cư Trinh. Đây là một tác phẩm hiếm hoi
của Tao đàn Chiêu Anh Các còn giữ lại được, còn hầu hết các
tác phẩm chữ Hán khác đã thất truyền do những thăng
trầm, loạn lạc của lịch sử.
Các tác phẩm viết bằng chữ Hán của nhóm Chiêu Anh
Các đã được khẳng định. Còn các tác phẩm viết bằng chữ
Nôm, mà nói đến thơ Nôm thì trước hết phải nói đến Mạc
Thiên Tích vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Trong số những
nhà nghiên cứu vẫn còn nghi ngờ trước ý kiến của Đông Hồ
cho rằng tác giả 10 bài thơ Nôm Hà Tiên thập cảnh khúc
vịnh là của Mạc Thiên Tích có Nguyễn Khắc Thuần. Ông
chưa thật an tâm bởi vì từ trước đến nay “chưa có một tài
liệu gốc nào nói đến những tác phẩm bằng chữ Nôm của
Chiêu Anh Các”[69, 144]; toàn bộ 10 bài thơ Nôm được viết
theo thể lục bát gián cách, có độ dài hơn cả Chinh phụ ngâm
thì “một tác giả người Việt chính cống và tài hoa mà viết
được như thế còn khó, huống hồ là Mạc Thiên Tích”;“tác giả
của nó có thể là người khác…luôn tìm cách bày tỏ lòng tôn
kính đặc biệt của mình đối với Mạc Thiên Tích”[69, 144]. Ý
kiến của Nguyễn Khắc Thuần không phải không có cơ sở,
ngay chính Đông Hồ cũng còn băn khoăn trong Hà Tiên Mạc
thị sử mà chúng tôi đã đề cập đến ở trên. Nhưng sau khi
được đọc thứ tự các tựa bài trong Phủ biên tạp lục của Lê
Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú
và Nam Hải dân tộc anh hùng của Lý Văn Hùng và Thôi Tiêu
Nhiên, (khoảng năm 1950) thì Đông Hồ đã xếp lại chùm thơ
đã công bố năm 1926, đồng thời khẳng định đó là thơ Nôm
của Mạc Thiên Tích.[57, 128] Năm 1992, cuộc bút chiến của
ông Cao Phi Hồng (tức Cao Tự Thanh) và ông Nguyễn

Quảng Tuân trên tạp chí Khoa học xã hội TP. HCM số 12, 13,
15, 17…về vấn đề thơ Nôm của Mạc Thiên Tích cho thấy vấn
đề này chưa bao giờ bị lãng quên [57, 115]. Nhà nghiên cứu
Trương Minh Đạt đã dùng sự hiểu biết của mình và các tư
liệu chứng minh khám phá của Đông Hồ về thơ Nôm Mạc
Thiên Tích là đúng. “Cuộc ráp nối sít sao các mảnh vỡ, đặt
lại trật tự các bài thơ, do Đông Hồ thực hiện, làm nổi lên giá
trị không chối cãi của một bộ phận văn chương chữ Nôm có
tính cổ điển và độc đáo ở nửa phần phía Nam của đất
nước”[57, 116]. Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, Mạc
Thiên Tích đích thực là tác giả của 10 bài vịnh Hà Tiên thập
cảnh bằng thơ Nôm.
Bên cạnh việc giới thiệu về nhóm Chiêu Anh Các và
thơ văn của họ, trong phần này, Đông Hồ còn đi sâu khảo
cứu mối tương quan giữa thơ Hán và thơ Nôm của thi phái
Chiêu Anh Các, tác phẩm và thi phẩm Hán cũng như tác
phẩm và thi phẩm Nôm của Tao đàn này. Ở mỗi bài nghiên
cứu, tác giả đều trích dẫn ra vài bài thơ làm ví dụ minh họa.
Chẳng hạn, nói về thơ chữ Hán của Chiêu Anh Các, Đông Hồ
trích bài Bình San điệp thúy và Lư Khê nhàn điếu, sau đó tự
dịch nghĩa xuôi của bài thơ và dịch cả bài thơ Hán đó ra
tiếng Việt một cách khá thành công. Còn khi khảo cứu thơ
Nôm, tác giả một lần nữa khẳng định: “điều đáng cho chúng
ta thán phục, đáng cho ta ca tụng từ trước tới nay, và mãi
mãi về sau, là thi phái Chiêu Anh Các Hà Tiên đã để lại cho
chúng ta một áng văn chương Nôm giá trị không ít”.[52,
152] Điều đó cho thấy “tiếng Việt quả có một sức quyến rũ
phi thường”. Theo đó, Đông Hồ giới thiệu đôi nét về nội
dung và nghệ thuật của tập thơ Nôm này. Về hình thức thơ:
“Nó là một khúc vịnh thể lục bát gián thất, chia làm 10

đoạn. Mỗi đoạn nói về một cảnh, và kết đoạn đó bằng một
bài thơ Nôm Đường luật. Cuối cùng có một bài luật Nôm
làm lời tổng vịnh 10 cảnh, nhắc lại tên 10 cảnh và vị trí 10
cảnh có liên quan với nhau. Vần thơ lục bát và vần thơ luật,
trên dưới cắn liền nhau, 334 câu lục bát gián thất, 88 câu
của 11 bài Đường luật, tất cả là 442 câu liên ngâm không
gián đoạn”[52, 154]. Và “đều là ý đẹp lời hay, đủ bóng bẩy,
đủ thâm trầm, tỏ ra tác giả họ Mạc cũng là một tay thơ Nôm
điêu luyện lắm”[52, 157]. Về nội dung, Hà Tiên thập cảnh
khúc vịnh chủ yếu tả vẻ đẹp của quê hương xứ sở và cảnh
sinh hoạt yên bình của người dân Hà Tiên. Những bài khảo
cứu của Đông Hồ trong Văn học Hà Tiên thực sự có ích cho
việc tìm hiểu, gìn giữ và bảo tồn một nền văn học cổ “trong
văn mạch phía Nam”. Ngoài ra, trong cuốn sách này còn có
bài viết của Mộng Tuyết “Thêm một tư liệu để bổ sung cho
tập Văn học Hà Tiên của Đông Hồ” và GS. Giản Chi “Về bài
phú Lư Khê nhàn điếu của Mạc Thiên Tích” đã cung cấp
nguồn tư liệu đáng quý về mảng thơ chữ Hán của Mạc
Thiên Tích mà Đông Hồ còn chưa nắm rõ.
Phần thứ hai của công trình nghiên cứu Văn học Hà
Tiên là phần phụ lục, chú thích, bình giảng kỹ lưỡng 10 bài
khúc vịnh bằng thơ Nôm. Cảm hứng, nội dung thơ Chiêu Anh
Các bắt nguồn từ cuộc sống và cảnh sắc tươi đẹp của Hà
Tiên. Đó là:
Mười cảnh Hà Tiên rất hữu tình
Non non nước nước gẫm nên xinh
Đông Hồ, Lộc Trĩ luôn dòng chảy
Nam Phố, Lư Khê một mạch xanh
Tiêu Tự, Giang Thành chuông trống ỏi
Châu Nham, Lạc Lộ cá chim quanh

Bình San, Thạch Động là rường cột
Sừng sững muôn năm cũng để dành
(Hà Tiên thập cảnh tổng vịnh - Mạc Thiên
Tích)
Ở mỗi bài khúc vịnh và bài thơ luật Nôm, Đông Hồ
đều chú thích rõ từng từ, giải nghĩa cặn kẽ từng chữ một,
người đọc chỉ cần đọc phần chú giải này là có thể hiểu được
ý nghĩa bài thơ. Không chỉ giảng nghĩa, Đông Hồ còn bình
tổng quát ở mỗi bài khúc vịnh và bình riêng bài thơ luật
Nôm, giúp độc giả hiểu hơn về ý nghĩa của bài thơ cũng như
nghệ thuật tài hoa của người sáng tác. Sau mỗi bài bình
giảng đó, ông còn đính kèm phụ lục một bài thơ chữ Hán
(như vậy phần phụ lục có tổng cộng 10 bài thơ chữ Hán),
nguyên xướng của cùng một tác giả Mạc Thiên Tích để so
sánh điệu và ý nghĩa với bài họa Nôm. Đông Hồ cũng không
quên dịch nghĩa và dịch thơ Nôm từng bài thơ chữ Hán đó.
Đây là việc làm rất công phu và tỉ mỉ, giúp chúng ta có một
cái nhìn hệ thống và toàn diện về 10 bài khúc vịnh, 10 bài
thơ Nôm và 10 bài thơ Hán của Mạc Thiên Tích. Có thể nói,
đóng góp lớn nhất của Đông Hồ trong phần này chính là ở
những bản dịch Nôm 10 bài thơ Hán của Mạc Thiên Tích. Cả
phần dịch nghĩa và dịch thơ, ông đều dịch rất sát nghĩa,
ngôn từ thanh nhã, nói chung khá thành công. Về phần này,
Nguyễn Hiến Lê có viết: “Tôi nhận thấy công trình khảo cứu
công phu, cách trình bày sáng sủa – giọng ông ở đây là
giọng một giáo sư kiêm một nghệ sĩ. Ông rất thận trọng
trong phần chú giải, nhất là trong những bài dịch thơ chữ
Hán của Mạc Thiên Tích. Ông dịch sát mà giữ đúng cả thể
lẫn vần trong nguyên tác, như bài Lộc trĩ thôn cư nguyên
tác là thất ngôn Đường luật và dùng những vần tinh, thinh,

thanh, linh, đình thì ông dịch ra thất ngôn Đường luật và
dùng những vần mình, tranh, xanh, thanh, thinh”.[65, 124]
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Hoài Anh thì cho rằng, phần dịch
thơ Hán ra tiếng Việt của Đông Hồ có nhiều chỗ nên trao đổi
thêm. “Có thể nói bản dịch của Đông Hồ đáp ứng được yêu
cầu nhã, còn về tín, do Đông Hồ cố gò cho nhã hoặc cố gắng
theo sát nguyên vần thơ Hán và luật Nôm của Mạc Thiên
Tích, cho nên đôi chỗ đã làm sai lệch ý của nguyên tác” [69,
238]. Theo đó, ông dẫn ra một số ví dụ sau:
Bài Kim dữ lan đào, câu:
Nhất đảo thôi thôi điện bích liên,
Hoành lưu kỳ thắng tráng Hà Tiên.
Ba đào thế tiệt đông Nam Hải,
Nhật nguyệt quang hồi thượng hạ thiên.
Đắc thủy ngư long tùy biến hóa…
Hai câu đầu, Đông Hồ dịch là: “Một dãy non xanh
nước bích liền. Giăng ngang cho mạnh đẹp sông Tiên”. Chữ
Sông Tiên ở đây không tiêu biểu cho toàn bộ cảnh Hà Tiên
vốn là một địa danh. Có lẽ nên dịch là: “Một đảo vươn cao
trên mặt nước. Chắn sông cho mạnh đẹp Hà Tiên”. Câu 3
Đông Hồ dịch là: “Đông Nam sóng biển bằng trang cả”. Chữ
“bằng trang” hơi thụ động, không nổi lên được chí khí Mạc
Thiên Tích ký thác trong bài thơ. Có lẽ nên dịch là: “Đông
Nam sóng biển đều im đứt”. Câu 5, Đông Hồ dịch là: “Rồng
cá vẫy vùng trong cõi nước”, câu thơ hơi tĩnh. Có lẽ nên dịch
là: “Gặp nước cá rồng tùy biến hóa”, nếu như vậy câu 6 có
thể dịch: “Men bờ, cây đá mặc đua chen”, sát hơn câu “Đá
xây san sát khắp ven miền”. [69, 238]
Trong 9 bài dịch Nôm còn lại của Đông Hồ, Hoài Anh
đều đưa ra một vài câu mà ông thấy dịch chưa sát với

nguyên tác lắm. Theo đó, ông cũng thử đưa ra cách dịch
khác của mình. Hoài Anh không phủ nhận cách dịch của
Đông Hồ, tuy nhiên “chúng tôi quan niệm rằng nếu gò gẫm
dịch thành thơ mà làm sai lệch ý nguyên tác thì thà cứ dịch
nghĩa còn hơn”. Đồng thời ông cũng thẳng thắn thừa nhận

×