Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Chuyên đề: Nhận diện các cơ hội sản xuất sạch hơn trong ngành trồng lúa tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.86 KB, 35 trang )

Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Khoa : Môi Trường và Bảo Hộ Lao Động
o0o
Môn: Sản xuất sạch hơn
Chuyên đề: NHẬN DIỆN CÁC CƠ HỘI SẢN XUẤT
SẠCH HƠN TRONG NGÀNH TRỒNG LÚA TỈNH
ĐỒNG THÁP
SVTH: Lê Thanh Tuấn 91102158
Nguyễn Minh Tuấn 91102159
Trần Thanh Tú 91102157
Phạm Thụy Thanh Tuyền 91102162
Trịnh Khắc Tuấn 91202139
GVHD: Trần Thị Nguyệt Sương
TP.HCM, tháng 10 năm 2013.
MỤC LỤC
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 3
1.1.1. Vị trí địa lý 3
1.1.2. Điều kiện tự nhiên 4
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA VÙNG 5
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG QUA TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG
TRỒNG LÚA NƯỚC 6
2.1. MÔI TRƯỜNG ĐẤT 6
2.2. MÔI TRƯỜNG NƯỚC 7
2.3. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TRỒNG LÚA ĐẾN MÔI TRƯỜNG 8
2.3.1. Đê ngăn lũ 9
2.3.2. Phân bón, thuốc BVTV 9
2.3.3. Trồng lúa ba vụ 9
2.3.4. Tác động ấm lên toàn cầu 10
CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH TRỒNG LÚA NƯỚC 12


3.1. SƠ ĐỒ DÒNG 12
3.2. CHI TIẾT TỪNG CÔNG ĐOẠN 13
3.2.1. Chọn giống lúa 13
3.2.2. Chuẩn bị đất 13
3.2.3. Biện pháp gieo sạ 14
3.2.4. Bón phân 14
3.2.5. Quản lý nước 15
3.2.6. Thuốc BVTV 16
3.2.7. Phòng trừ cỏ dại 16
3.2.8. Phòng trừ sâu hại 16
3.2.9. Phòng trừ bệnh hại 18
3.2.10. Phòng trừ chuột 18
3.2.11. Thu hoạch 18
3.2.12. Bảo quản, chế biến 18
CHƯƠNG 4. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU 19
4.1. LỰA CHỌN GIỐNG 19
4.2. NGUỒN NƯỚC 19
4.3. PHÂN BÓN 20
4.4. THUỐC BVTV 21
4.5. MÁY MÓC, THIẾT BỊ 23
CHƯƠNG 5. NHẬN DIỆN CÁC CƠ HỘI CP 25
5.1. QUẢN LÝ NỘI VI 25
5.2. KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH TỐT HƠN 25
5.3. TUẦN HOÀN, TÁI SỬ DỤNG 25
5.4. CẢI TIẾN KỸ THUẬT 25
5.5. THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ 26
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN 35
2
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng lúa nước cổ xưa nhất thế

giới. Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế
sống còn của đất nước. Dân số nước ta đến nay hơn 80 triệu người, trong đó dân số ở nông
thôn chiếm gần 80% và lực lượng lao động trong nghề trồng lúa chiếm 72% lực lượng lao
động cả nước. Điều đó cho thấy lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực
lượng lao động cả nước, đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó, ưu thế lớn của nghề trồng lúa còn thể hiện rõ ở diện tích canh tác trong
tổng diện tích đất nông nghiệp cũng như tổng diện tích trồng cây lương thực. Ngành trồng
trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác trong khi đó lúa giữ vị trí độc tôn, gần 85% diện tích
lương thực.
Nghề trồng lúa là một trong những thế mạnh không thể không kể của Việt Nam, là quốc
gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai thế giới. Dù vậy, một nghịch lý là diện tích đất trồng,
khối lượng sản phẩm tuy rất cao nhưng giá thành mặt hàng lúa gạo và thu nhập bình quân
của nông dân lại thấp. Không những thế, sau khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới
WTO thì lại càng gặp nhiều khó khăn, thử thách hơn nữa vì những yêu cầu rất khắt khe về
chất lượng nông sản, trong khi đó giá cả các mặt hàng phân bón, thuốc BVTV lại ngày
càng tăng.
Lựa chọn khu vực tỉnh Đồng Tháp, chuyên đề sau sẽ đề cập đến hiện trạng trồng lúa
nước tại Tỉnh - là một vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đầy đủ các điều kiện tự
nhiên phù hợp cho sự phát triển của việc trồng lúa nước; từ đó, tổng hợp và nêu ra những
phương pháp hỗ trợ cho quá trình trồng lúa diễn ra tốt hơn, hiệu quả hơn giúp tiết kiệm chi
phí, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
3
1.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, nằm trên hai vùng của ĐBSCL là
vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền - sông Hậu.
• Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, với 7 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân



và Thường Phước, trong đó có 2 cửa khẩu Quốc tế: Thường Phước và
Dinh Bà.
• Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.
• Phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
• Phía Tây giáp tỉnh An Giang.
Diện tích tự nhiên tỉnh Đồng Tháp là 3.374,07 km
2
, chiếm 8,17% diện tích vùng ĐBSCL
Hình 1.1. Bản đồ ranh giới tỉnh Đồng Tháp
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
4
_ Địa hình: Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2m so với mặt biển.
Nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt
quanh năm không bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, vùng trũng sâu thuộc trung tâm Đồng Tháp,
vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa, còn bị ảnh hưởng bởi nước phèn. Địa hình được chia
thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền.
_ Khí hậu: Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh,
khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa
thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Nhiệt độ trung bình năm từ 27-27,3
0
C, chênh lệch nhiệt độ khoảng 4,3
0
C, số giờ
nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung
vào mùa mưa và chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Ẩm độ không khí từ 82-85%.
Những đặc điểm về khí hậu như trên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn
diện.
_ Đất đai: đất Đồng Tháp có kết cấu kém bền vững lại tương đối thấp, rất phù hợp cho sản
xuất lượng thực. Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm

đất phù sa (chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25,99% diện
tích tự nhiên),nhóm đất xám (chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm
0,04% diện tích tự nhiên), đất thuộc (chiếm 6,24% diện tích tự nhiên).
• Đất phù sa hình thành từ trầm tích phù sa sông, phân bố dọc theo các cù lao sông Tiền,
sông Hậu. Hàng năm được bồi đắp thêm phù sa mới, thuận lợi cho việc trồng các loại
hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả…
• Đất phèn đây là nhóm đất khó khăn trong sử dụng và cải tạo, bị hạn chế bởi các độc
chất phèn, độ chua cao, giàu đạm và kali nhưng rất nghèo lân, thành phần cơ giới
nặng.
• Đất xám hình thành trên phù sa cổ (Pleistocene), phân bố chủ yếu ở biên giới
Campuchia. Thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, hàm lượng các chất dinh dưỡng
thấp nhưng thích nghi rộng với nhiều loại cây trồng như cây ăn trái và cây hoa màu,
đậu các loại, thuốc lá, lúa.
• Đất cát phân bố ở huyện Tháp Mười, hình thành trên nền cát giồng, có thành phần cơ
giới nhẹ, chua nhẹ, nghèo hữu cơ và dinh dưỡng. Phân bố ở nơi địa hình cao, thoát
nước nên thích hợp với các loại hoa màu cạn và cây ăn trái.
Đất thuộc có kết cấu kém bền vững, địa hình tương đối thấp, phù hợp cho sản xuất lương
thực, tuy nhiên việc xây dựng mặt bằng đòi hỏi chi phí cao.
_ Có thể thấy tỉnh Đồng Tháp hàng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá cây trồng với sản lượng cao, cung cấp cho tiêu thụ
5
nội tỉnh, trong nước và thị trường quốc tế những mặt hàng nông sản chất lượng cao. Do
đó tỉnh có nhiều cơ hội phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản hiện tại và
tương lai.
_ Hệ thống sông rạch, kênh mương phong phú thuận lợi cho việc phát triển giao thông
thuỷ. Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này khí hậu mát mẻ quanh năm, cây trái xanh
tươi bốn mùa, rất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp.
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA VÙNG
_ Cây lúa là loại cây trồng chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích gieo trồng và trong
giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp.

_ Trong năm 2012, tình hình kinh tế -xã hội trong tỉnh vẫn duy trì và phát triển trong bối
cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới và cả nước. Diện tích cả năm đạt 488.266 ha
(vụ đông xuân 208.322 ha, tăng 1.467 ha so 2011, vụ hè thu 198.955 ha tăng 3.231 ha so
2011 và vụ 80.989 ha,giảm 17.530 ha so 2011), tổng cộng giảm 12.832 ha so với năm
2011, trong đó lúa chất lượng cao chiếm trên 50%; năng suất lúa cao nhất từ trước tới
nay, bình quân cả năm ước đạt 62,88 tạ/ha, tăng 1,0 tạ/ha so với năm 2011; sản lượng
ước đạt trên 3,07 triệu tấn, giảm gần 30 ngàn tấn so với năm 2011 (do giảm diện tích lúa
Thu đông).
_ Giá thành lúa vụ đông xuân bình quân 3.852 đồng/kg, giá bán 5.900 đồng/kg, lãi 14,8
triệu đồng/ha, vụ hè thu bình quân là 4.277 đồng/kg, giá bán 5.766 đồng/kg, lãi 8,3 triệu
đồng/ha; vụ lúa thu đông bình quân là 4.330 đồng/kg, giá bán 6.000 đồng/kg, lãi 9 triệu
đồng/ha. Sản xuất lúa năm 2012 toàn tỉnh sau khi đã trừ chi phí, nông dân lãi trên 5.516
tỷ đồng.
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG QUA TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG
TRỒNG LÚA NƯỚC
2.1. MÔI TRƯỜNG ĐẤT
_ Với nền nông nghiệp phát triển như hiện nay, có nhiều vấn đề môi trường cần phải xem
xét trong các hoạt động nông nghiệp: chuyển đổi cơ cấu đất trồng kém hiệu quả sang
6
nuôi trồng thủy sản làm suy thoái tài nguyên đất do đất đai bị nhiễm phèn, sử dụng không
hợp lý phân bón- thuốc BVTV dẫn đến tích lũy hóa chất làm chất lượng đất thay đổi, bị
thoái hóa; hoạt động thủy sản: đào ao nuôi tôm, cá, dẫn nước vào ao nuôi làm tăng đọ
phèn trong đất, thay đổi kết cấu suy thoái đất, nhiễm mặn vùng đất xung quanh.
_ Trong đó, việc thâm canh, độc canh lúa nhằm nâng cao hiệu suất cây lúa lại dẫn đến tình
trạng nguồn dinh dưỡng bị khai thác quá mức, lượng phân bón không đủ bù đắp dẫn đến
môi trường đất tại khu vực bị bạc màu, thoái hóa dần. Tiêu biểu nhất tại tỉnh Đồng Tháp
là vùng độc canh lúa tại huyện Châu Thành, với 3 vụ lúa/ năm nhưng người dân chỉ thu
hoạch bình quân là 47,8 tạ/ha, thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân của tỉnh là
53,63 tạ/ha. Đồng thời, biểu hiện môi trường đất cũng cho thấy tình hình thoái hóa đất
đang diễn ra trong khu vực biểu hiện qua lớp đất mùn đã giảm rất nhiều so với trước đây

và thấp hơn so với vùng khác trong tỉnh.
_ Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp khá phổ biến. Trong năm
2012, toàn tỉnh đã canh tác 453.977 ha lúa. Do chủ động trong canh tác, bố trí mùa vụ
nên hầu như đất đai được canh tác quanh năm, sâu bệnh có điều kiện tồn tại và phát triển
liên tục. Vì vậy, việc người dân sử dụng hóa chất, thuốc BVTV là điều khá phổ biến.
Theo khảo sát, trong nông nghiệp người dân sử dụng thuốc như sau:
• Thuốc cỏ: 1 lần/vụ
• Thuốc trừ sâu: 1-2 lần/vụ
• Thuốc trị bệnh: 2-4 lần/vụ
Với diện tích canh tác và lượng thuốc dùng như trên, nếu giảm được lượng thuốc này thì
không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có lợi về mặt môi trường. Mặt khác vấn
đề bao bì, chai lọ chứa thuốc BVTV cũng rất đáng được quan tâm trong giai đoạn hiện
nay; một số người dân mang về nhà tận dụng hoặc được vứt bừa bãi trên đồng ruộng gây
ô nhiễm môi trường.
_ Trong những năm gần đây, người dân đã biết áp dụng nhiều biện pháp thiết thực như:
IPM, luân canh, xen canh… đã góp phần giúp hạn chế tình hình ô nhiễm môi trường. Đặc
biệt là hôm nay người nông dân đã biết sử dụng thuốc BVTV có tính phân hủy nhanh
trong môi trường đất nên đã góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu nồng độ các hóa chất
độc hại tồn dư trong thiên nhiên.
_ Tuy nhiên, tại một số khu vực, tình hình lạm dụng phân bón và thuốc BVTV vẫn còn xảy
ra phổ biến, việc sử dụng không đúng qui định, sử dụng một cách thừa thải thuốc BVTV
với hàm lượng cao sẽ gây tác hại to lớn. Một số loại thuốc BVTV khi tồn tại với lượng
cao sẽ ảnh hưởng đến hệ thống động, thực vật đất như: giun, hệ động vật không xương
sống , hệ vi sinh vật, nấm, tảo,….giảm độ màu mỡ của đất, làm đất chai cứng. Ngoài ra,
7
thời gian bán phân hủy của các loại phân bón hóa học và thuốc BVTV khá dài, việc tích
lũy lượng hóa chất ngày càng nhiều đã làm cho chất lượng thay đổi, khả năng phục hồi
chậm, dễ bị thoái hóa.
_ Bên cạnh đó, việc công tác nông nghiệp trên vùng đất phèn đã vô tình làm giải phóng lớp
phèn tiềm tàng trong đất. Các hoạt động cày xới đất đã khiến các ion có độc tính tiềm

tàng trong đất được chuyển từ thể tiềm tàng sang dạng hoạt động, gây hại cho môi trường
đất và cây trồng. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở một số nơi, đồng thời kết hợp với quá trình
tháo chua rửa phèn nên hàm lượng các chất độc hại này được chuyển vào môi trường
nước, cân bằng lại nồng độ phèn hoạt động trong môi trường đất.
2.2. MÔI TRƯỜNG NƯỚC
_ Nguồn tài nguyên nước ở tỉnh Đồng Tháp cũng như ở ĐBSCL tuy rất phong phú nhưng
lại phân bố không đều theo không gian và thời gian
• Nước mặt: Đồng Tháp có nguồn nước mặt khá dồi dào, quanh năm không bị nhiễm
mặn. Tuy nhiên một số nơi thuộc vùng sâu Đồng Tháp bị ảnh hưởng bởi nước phèn
vào đầu mùa mưa.
• Nước ngầm: Nhìn chung nước ngầm ở tỉnh Đồng Tháp được đánh giá là khá dồi dào,
tuy nhiên đang có nguy cơ bị giảm thiểu về số lượng cũng như chất lượng do việc
khai thác bừa bãi, quá mức, không theo qui hoạch gây ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài
nguyên nước ngầm, dẫn đến những sự cố môi trường như: sự xâm nhập mặn vào các
tầng nước ngầm, hiện tượng sụt lún bề mặt. Theo kết quả thăm dò thì ở Đồng Tháp
có nhiều tầng nước ngầm với chất lượng khác nhau. Nguồn nước ngầm ở tầng sâu
(độ sâu trung bình 200 – 400m) có chất lượng nước tốt và ổn định, được các cơ quan
chuyên ngành kiểm tra, quan trắc thường xuyên. Nguồn nước ngầm tầng nông ở độ
sâu từ 90 – 120 m dễ khai thác hơn nhưng chất lượng của tầng này không ổn và chưa
được nghiên cứu đầy đủ.
Với thực trang nông nghiệp như: khai thác nước tưới cho các loại cây trồng, chuyển đổi
cơ cấu từ cây trồng sang nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, sử dụng phân bón sẽ làm giảm
trữ lượng nước ngọt trong khu vực, tăng khả năng nhiễm mặn, phèn, gây ô nhiễm nguồn
nước.
2.3. MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA TRỒNG LÚA NƯỚC ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Hiện nay, có nhiều vấn đề môi trường gây ra từ sản xuất lúa gạo như: sử dụng phân bón
hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật làm tăng ô nhiễm của hệ sinh thái, trồng lúa 3 vụ ảnh
hưởng đến môi trường, các đê ngăn lũ…Ngoài ra, còn có tác động của các loại khí gây
hiện tượng ấm lên toàn cầu, đặc biệt là khí mêtan (CH
4

).
2.3.1. Đê ngăn lũ
8
_ Xây đê cao ở khu vực đất đai màu mỡ cũng chặn dòng chất dinh dưỡng từ đất. Ruộng lúa
càng nằm sâu trong đê thì nước càng chứa ít chất hữu cơ hơn. Bên cạnh việc giảm chất
lượng đất, thiếu các chất dinh dưỡng còn khiến đất bị sụt lún do không được bồi đắp
thường xuyên. Đê cao ở đầu nguồn một mặt có thể chắn xung lũ tự nhiên nhưng mặt khác
lại lấy đi các chất dinh dưỡng quan trọng cho vùng lúa phía cuối hạ nguồn.
_ Ngoài ra, hóa chất nông nghiệp còn gây ô nhiễm kênh mương thủy lợi, khiến nước và đất
bị nhiễm phèn. Các nhà khoa học cho rằng chính điều này đã góp phần làm suy giảm
quần thể cá và đa dạng sinh học của vùng.
2.3.2. Phân bón, thuốc BVTV
_ Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón là một trong những vật tư quan trọng và
được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng
năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo
đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-
35% tổng sản lượng cây trồng.
_ Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy
định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản
phẩm trồng trọt nuôi sống con người, nhưng lại chính là một trong những tác nhân gây
nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.
_ Trong số phân bón chưa được cây sử dụng, một phần còn lại ở trong đất, một phần bị rửa
trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trình thuỷ lợi ra các ao, hồ, sông suối gây ô
nhiễm nguồn nước mặt. Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm và
một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hoá gây ô nhiễm
không khí
_ Xét về mặt kinh tế thì khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng
được đồng nghĩa với việc 2/3 lượng tiền người nông dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí,
với tổng thất thoát lên tới khoảng 30 nghìn tỷ đồng tính theo giá phân bón hiện nay.
_ Xét về mặt môi trường, trừ một phần các chất dinh dưỡng có trong phân bón được giữ lại

trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau, hàng năm một lượng lớn phân
bón bị rửa trôi hoặc bay hơi đã làm xấu đi môi trường sản xuất nông nghiệp và môi
trường sống, đó cũng là những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, không khí. Trong số
đó phân do sản xuất lúa gây ra đối với việc ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng được quan
tâm nhất, vì hàng năm một lượng lớn phân bón được dành cho sản xuất lúa.
_ Đê ngăn các dòng lũ thượng nguồn, khiến các vùng canh tác và nuôi trồng, đánh bắt thủy
sản bị mất đi nguồn dinh dưỡng quan trọng cho đất. Các hóa chất dùng trong nông nghiệp
làm ô nhiễm kênh mương thủy lợi, gây axit hóa nước và đất, điều mà các nhà khoa học
9
coi là một trong những nguyên nhân giảm lượng thủy sản, và nhìn chung làm mất đi tính
đa dạng sinh học trong tự nhiên.
2.3.3. Trồng lúa 3 vụ
_ Trước đây, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ trồng một vụ lúa mùa trong mùa
mưa (từ tháng 6 đến tháng 12, tháng giêng), không bón phân hay phun thuốc, năng suất
lúa rất thấp, chỉ vào khoảng 2-3 tấn/ha/năm. Kiểu canh tác này rất thân thiện với môi
trường, bền vững và tồn tại hàng trăm năm.
_ Khoảng 40 năm trở lại đây, cuộc “Cách Mạng Xanh” đã cho ra đời những giống lúa ngắn
ngày, năng suất cao đã cho phép ĐBSCL chuyển sang trồng 2 vụ/năm đạt năng suất lên
đến 10-12 tấn/ha/năm, giải quyết được vấn đề lương thực trong nước và góp phần an ninh
lương thực cho thế giới.
_ Khi chuyển sang trồng 2 vụ với giống lúa ngắn ngày, mặc dù có sử dụng nhiều phân và
thuốc bảo vệ thực vật nhưng trong mùa nước nổi thì thời gian được rút ngắn lại (từ tháng
8 đến tháng 11) nên đất được nghỉ, nước nổi tự do tràn lên đồng ruộng đã khắc phục phần
nào những yếu tố bất lợi do kiểu canh tác này gây ra.
_ Trong những năm gần đây, một số nơi ở ĐBSCL đã làm đê bao (vùng thượng nguồn
ngăn nước nổi, còn vùng gần biển ngăn triều cường) để có thể canh tác được 3 vụ/năm.
Trồng lúa 3 vụ/năm đã giúp cho năng suất lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, nhưng bên
cạnh đó cũng ảnh hưởng đến môi trường.
_ Các hậu quả trong việc canh tác lúa 3 vụ/năm:
• Sâu bệnh phát triển nhiều hơn

Kiểu canh tác lúa 1 vụ thì đất được nghỉ khoảng 6 tháng; ở kiểu canh tác 2 vụ thì
khoảng 4 tháng, còn kiểu canh tác 3 vụ lúa thì chỉ có 1 tháng. Thời gian càng ngắn
thì sâu bệnh phát triển càng nhiều do thức ăn lúc nào cũng có. Chính vì vậy, canh
tác 3 vụ/năm sẽ làm cầu nối cho sâu bệnh phát triển quanh năm và khi đó thuốc bảo
vệ thực vật sẽ được sử dụng nhiều hơn. Sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật là
nguy cơ ô nhiểm môi trường đất, nước, ảnh hưởng đến tính an toàn của sản phẩm và
sức khoẻ của người sản xuất.
• Đất không còn nhận được phù sa
Hàng năm, nước nổi tràn đồng mang phù sa về cho ĐBSCL khoảng 250 triệu
tấn/năm, hàm lượng dưỡng chất có trong phù sa là rất lớn: 0,1% N; 0,01% P; 63,5%
SiO
2
, 5,64% Fe
2
O
3
, 0,09% MnO, Bên cạnh đó chất lượng của phù sa sông cũng
rất tốt và cân đối, chứa đầy đủ các nguyên tố đa lượng và vi lượng mà cây trồng
10
cần. Chính vì vậy mà hàng trăm năm trước đây, nông dân ĐBSCL trồng lúa mùa 1
vụ năng suất 3 tấn/ha không cần phải bón phân, có nghĩa là phù sa đã bù đắp đủ
dưỡng chất mà cây lúa đã lấy đi. Bao đê không cho nước nổi hay triều cường tràn
vào đồng ruộng có nghĩa là dinh dưỡng cung cấp cho lúa bây giờ hoàn toàn dựa vào
nguồn phân bón, làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của nông sản.
• Ô nhiễm môi trường nặng hơn
Hàng năm, ở vùng thượng nguồn của ĐBSCL có mùa nước nổi và vùng gần biển có
triều cường, vào mùa này nước tràn lên đồng ruộng rửa độc chất ra khỏi vùng sản
xuất. Đây là một yếu tố tự nhiên rất có lợi để làm sạch môi trường. Bao đê để trồng
lúa 3 vụ đã ngăn chặn không cho các độc chất này thoát ra khỏi ruộng.
• Làm đất mau suy thoái

Canh tác lúa nhiều vụ trong năm làm cho nông dân không có thời gian để cày ải
phơi đất, đất bị ẩm ướt hầu như quanh năm và luôn ở trạng thái khử. Tình trạng
thiếu oxy trong đất làm chậm tiến trình phân hủy lignin và phenol của rơm rạ dẫn
đến sự tích lũy chất này trong đất. Những hợp chất phenol tích tụ nhiều trong đất
ngăn cản sự phát triển của cây trồng, ngăn cản sự hấp thụ dưỡng chất của lúa và khả
năng khoáng N của đất bị, hàm lượng N và P giảm dần theo thời gian canh tác lúa 3
vụ ở ĐBSCL.
 Tại Đồng Tháp, cho đến cuối năm 2012 vẫn chưa ghi nhận được sự ô nhiễm đất mà chỉ
có thoái hóa đất do độc canh cây lúa thể hiện qua năng suất lúa của vùng canh tác 3 vụ/
năm thấp hơn so với các vùng khác, rõ ràng nhất là các khu vực huyện Châu Thành.
Năng suất bình quân của vùng là 47,8 tạ / ha, thấp hơn rất nhiều so với năng suất bình
quân của tỉnh là 56,63 tạ / ha. Nếu không thực hiện các biện pháp cải tạo đất như xen
canh, luân canh thì chắc chắn trong vòng 2 thập niên tới hầu hết các vùng đất canh tác
3 vụ/năm sẽ bị thoái hóa.
2.3.4. Tác động ấm lên toàn cầu
_ Do ngập nước trên ruộng lúa cắt đứt nguồn cung cấp oxy, sau đó vi sinh vật kỵ khí lên
men các chất hữu cơ trong đất, gây ra việc sản xuất khí CH
4
. Khí CH
4
được sản xuất từ
canh tác lúa chiếm đến 20% phát thải khí CH
4
toàn cầu, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
phân bón cho lúa và môi trường đất.
_ Hình dưới đây cho thấy tác động ấm lên toàn cầu trong sản xuất 1 kg lúa, trong đó đóng
góp của phát thải khí CH
4
từ đất lúa là 69,7%
11

Hình 2.1. Tác động ấm lên toàn cầu khi sản xuất 1 kg lúa
CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH TRỒNG LÚA NƯỚC
3.1. SƠ ĐỒ DÒNG
12
Chọn giống
Chuẩn bị đất
Chuẩn bị sạ
Gieo sạ
Bón phân
Quản lý nước
Trừ hại
(bệnh, cỏ, côn
trùng, chuột)
Bảo quản, chế biến
Thu hoạch
Lúa được
bảo quản
Hạt lúa
Cỏ, chuột,
sâu bọ
Hóa chất dư
Nước bẩn
Phân thừa
Tạp chất
Nước chứa
hóa chất
Cỏ, bùn đất
ruộng
Giống bị
loại

Giống tốt
gigggggg
Giống
Dọn cỏ
Cày
Hạt lúa
Máy sấy
Cây lúa
Máy móc
Hóa chất
Bẫy chuột
Nước sông
Phân bón
Giống tốt
Hóa chất
Máy gieo
sạ
3.2. CHI TIẾT TỪNG CÔNG ĐOẠN
3.2.1. Chọn lựa giống lúa
Giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất.
Tiêu chuẩn chất lượng khi lựa chọn hạt giống (theo qui định của Bộ NN & PTNT):
• Độ sạch (% khối lượng) > 99,0%
• Tạp chất (% khối lượng) < 1,0%
• Hạt khách giống phân biệt được (% hạt) < 0,25%
• Hạt cỏ (số hạt /kg) < 10 hạt
• Tỷ lệ nảy mầm (% số hạt) < 85%
• Độ ẩm (%) < 13.5 %
13
3.2.2. Chuẩn bị đất
Đối với vụ Đông xuân:

• Dọn sạch cỏ.
• Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang kèm theo.
Đối với vụ Hè thu:
• Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm.
• Phơi ải trong thời gian 1 tháng.
• Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng
mặt ruộng kèm theo.
• Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn. Tuỳ theo diện
tích ruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn (trên 50 HP), trung bình (20-35HP) hoặc nhỏ
như máy xới tay (12-15HP), máy trục bùn tự hành hoặc phay lồng (6-12 HP).
Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng nước.
3.2.3. Biện pháp gieo sạ
Chuẩn bị hạt giống
• Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trong
thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.
• Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ.
• Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm.
• Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3%.
Chú ý: Trước khi gieo sạ 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ.
Biện pháp gieo sạ
• Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo.
• Lượng hạt giống gieo: 100-120 kg/ha.
• Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm.
14
Chú ý: Lượng hạt giống cho vào trống của công cụ gieo hàng chỉ bằng 2/3 thể tích trống
và trách làm ướt bên trong trống để hạt ra đều.
3.2.4. Bón phân
• Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali.
• Ở giai đoạn để nhánh (22-25 NSS) và làm đòng (42-45 NSS), sử dụng bảng so màu
lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón.

• Loại phân sử dụng và lượng phân bón từng loại cho từng giai đoạn sinh trưởng của
lúa được khuyến cáo như trong bảng ở phần cuối của Quy trình.
• Loại phân, liều lượng và thời gian bón cho lúa (tính cho 1000 m
2
)
Loại đất Thời kỳ bón
Ra rễ
(7-10 NSG)
Đẻ nhánh
(22-25 NSG)
Đón đòng
(42-45 NSG)
Bón nuôi hạt
(55-60 NSG)
Vụ Hè thu
Đất phù sa
15 kg NPK
20-20-15
4-5 kg DAP
7-8 kg Urê
5-6 kg Urê
3 kg KCL
Phun KNO
3
trước và sau
trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8l,
4 bình
Đất phèn nhẹ
và trung bình
15 kg NPK

20-20-15
6-7 kg DAP
6-7 kg Urê
4-5 kg Urê
3 kg KCL
Phun KNO
3
trước và sau
trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8l,
4 bình
Vụ Đông xuân
Đất phù sa
10 kg NPK
20-20-15 và
4-5 kg Urê
4-5 kg DAP
7-8 kg Urê
7-8 kg Urê
3 kg KCL
Phun KNO
3
trước và sau
trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8l,
4 bình
Đất phèn nhẹ
và trung bình
15 kg NPK
20-20-15
5-6 kg DAP
6-7 kg Urê

5-6 kg Urê
3 kg KCL
Phun KNO
3
trước và sau
trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8l,
4 bình
Ghi chú: NSG = Ngày sau gieo
15
3.2.5. Quản lý nước
_ Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng trong vòng
3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo
đủ ẩm bề mặt ruộng.
_ Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 NSG): Sau khi sạ được 7-10 ngày, bắt đầu cho
nước từ từ vào ruộng và giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm. Trong giai đoạn này,
thay nước trong ruộng lúa từ 2-3 lần, sau mỗi lần thay nước giữ cạn trong 2-3 ngày.
_ Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm.
_ Giai đoạn chín (65-95 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến giai đoạn chín
vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng.
3.2.6. Sử dụng thuốc BVTV
CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG TRÊN LÚA
Trước khi gieo
Gieo sạ và nảy
mầm
0-30 NSG 30-60 NSG 60-80 NSG
Thuốc diệt
ốc/cua
Thuốc xử lý hạt Thuốc trừ sâu Thuốc trừ sâu Thuốc trừ sâu
Thuốc trừ cỏ Thuốc trừ sâu Thuốc trừ bệnh Thuốc trừ bệnh Thuốc trừ bệnh
Thuốc trừ bệnh Thuốc trừ cỏ Phân bón lá Phân bón lá

Thuốc KTST Thuốc KTST Thuốc KTST
Thuốc diệt
chuột
Thuốc diệt
chuột
Bảng 3.1. Các thời kỳ sử dụng thuốc BVTV và hóa chất nông nghiệp trên lúa
3.2.7. Phòng trừ cỏ dại
16
Ngoài việc áp dụng đồng bộ các biện pháp trên, luân phiên sử dụng hóa chất diệt cỏ bao
gồm: Sofit 300EC, Meco 60EC, Vigor 33EC, Sirius 10WP, Nominee 10SC, Tiller-s,
Ronstar 25EC, OK 720DD, Facet 25SC, v.v.
3.2.8. Phòng trừ sâu hại
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm:
_ Bắt bướm hay rầy trưởng thành bằng vợt hay bẫy đèn, ngắt ổ trứng các loại sâu và các lá
có mang sâu.
_ Duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích như ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế nhảy, muỗm muỗm,
bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt đỏ, ong kén trắng, ong đen, ong
xanh, ong đùi, nấm tua, nấm xanh, nấm phấn trắng, v.v. bằng cách không sử dụng hoặc
hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu khi trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên địch. Nếu bắt
buộc phải phun thuốc khi có dịch thì phải chọn loại thuốc chọn lọc ít độc đến thiên địch.
_ Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu rầy hại lúa như chế phẩm từ vi khuẩn Bacillus
thuringienis (Bt) để trừ sâu non của các loài sâu thuộc bộ cánh vảy và 2 chế phẩm từ nấm
ký sinh côn trùng như Ometar (chế phẩm nấm xanh) và Biovip (chế phẩm nấm trắng) để
trừ các loài rầy, bọ xít và sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.
_ Không phun thuốc trừ sâu trong vòng 40 ngày đầu sau sạ để bảo vệ hệ thiên địch, chỉ
phun thuốc trừ sâu khi mật số tới ngưỡng phòng trừ quy định
Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ:
• Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon
10ND.
• Bù lạch: Actara 25WG, Bassa 50ND, Fastac 5ND, Regent 300WDG và Trebon 10ND.

• Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh 300WDG.
• Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND.
• Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent
10H.
• Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H.
3.2.9. Phòng trừ bệnh hại
Bệnh đạo ôn:
Bệnh cháy lá là do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại trong cả 2 vụ Đông Xuân và
Hè Thu và ở tất cả các giai đoạn của cây lúa. Bệnh thường tấn công trên lá, đốt thân, cổ lá
17
và cổ gié. Bệnh đặc biệt thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu mát lạnh, có sương mù như
trong vụ đông xuân. Sử dụng biện pháp sau đây để phòng trị:
• Thăm đồng thường xuyên 5-7 ngày lần để phát hiện bệnh kịp thời.
• Khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học Tricyclazole hay
Probenazole để phun.
Bệnh khô vằn:
_ Bệnh khô vằn do nấm gây ra và phát triển mạnh ở vụ Hè thu vào giai đoạn sau khi đẻ
nhánh tối đa, hoặc khi tán lúa vừa phủ kín mặt ruộng (35-40 NSS).
_ Để phòng trừ bệnh này cần áp dụng các biện pháp sau đây:
• Vệ sinh đồng ruộng như làm sạch cỏ và các tồn dư của vụ trước.
• Xử lý đất bằng biện pháp cày phơi ải hoặc cho đất ngập nước trong thời gian 15-30
ngày để diệt mầm bệnh
• Sử dụng thuốc hoá học: không cần phải phun hết cả ruộng mà chỉ phun cục bộ ở từng
điểm có bệnh. Sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị bệnh: Hexaconazol, Iprodione.
Bệnh Bạc lá
Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra, bệnh thường phát triển và gây hại nặng vụ Hè Thu trong
giai đoạn 40 NSG trở đi. Bệnh lây lan qua con đường hạt giống. Để phòng trị bệnh chủ
yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt giống như đã khuyến cáo.
3.2.10. Phòng trừ chuột
_ Phối hợp nhiều biện pháp cùng 1 lúc: Thời vụ tập trung, vệ sinh đồng ruộng, đặt bẫy, đào

hang, bỏ khí đá vào hang, bơm nước vào hang, dùng chó săn bắt.
_ Đánh bả chuột: dùng lúa mộng hay thức ăn gia súc làm mồi trộn với thuốc Fokeba 5%
hay Zinphos 20 % với tỉ lệ 1/50, nên đặt nhiều đợt, cách nhau 4-5 đêm, giá để mồi có
thể là ống tre, vỏ dừa. Sử dụng thuốc viên Klerat 0,05 % để nhét vào miệng hang.
_ Bẫy cây trồng: trong khu vực khoảng 1 km2 (100 ha) bố trí 5 ruộng gieo trồng sớm hơn 1
tháng, cách nhau 500 m, mỗi ruộng có hàng rào ny lông cao 80-100cm và 8 lồng hom
(2/bờ). Sử dụng giống lúa thơm để dẫn dụ chuột.
_ Dùng thuốc xông hơi như DDVP, Phosphine hay khí đá bỏ vào hang và bịt miệng hang
lại.
_ Gặt lúa dồn từ xung quanh vào giữa, cuối cùng bao lưới để bắt.
3.2.11.Thu hoạch
18
Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt
trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt.
3.2.12. Chế biến, bảo quản (sơ chế)
_ Trong vụ đông xuân, phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên sử dụng lưới
nilon lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2-3 ngày là được.
_ Trong vụ hè thu, sử dụng máy sấy trụ đứng STĐ-1000, máy sấy tĩnh vỉ ngang hoặc lều
sấy liên hợp với quạt thông gió SLQ-2000 để làm khô lúa.
_ Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng. Bảo quản lúa ở những nơi khô ráo và
thoáng. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc đạt 13-14%. Nếu thời
gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 13%.
CHƯƠNG 4. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG
4.1. LỰA CHỌN GIỐNG
_ Đồng Tháp hiện đang sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng sớm (từ 90-100 ngày),
năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh chính và có phẩm chất gạo tốt đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu. Trong số đó, các giống lúa có mức độ chống chịu rầy nâu và đạo ôn ở
mức cao giữ vai trò chủ lực cho sản xuất lúa là OM 576, IR 64, VND 95-20, AS 996,
OMCS 2000, IR 50404, OM 2517, OM 4498 và OM 2395.
_ Diện tích sạ hàng đạt 20%, diện tích sử dụng giống lúa xác nhận cả năm đạt 227.654 ha,

chiếm hơn 46%, tăng trên 3% so với năm trước (Vụ Đông xuân là 46%, tăng 4% so năm
trước,vụ Hè Thu là 50% tăng 3% so năm trước).
_ Hệ thống sản xuất cung ứng giống lúa toàn Tỉnh cung ứng giống lúa chất lượng cao cho
sản xuất với sản lượng trung bình 19.868,7 tấn/năm. Riêng Trung tâm Giống nông nghiệp
của Tỉnh năm 2012 đã sản xuất 468,5 tấn giống nguyên chủng, 3.158 tấn giống xác nhận,
đảm bảo đủ giống cho sản xuất. Tuy nhiên diện tích nông dân sản xuất giống lúa IR 50404
vẫn cao hơn so với trung bình nhiều năm (Vụ Đông xuân chiếm tỷ lệ 49%, vụ Hè thu
35,7% và vụ Thu Đông chiếm 62,5%) nên có thời điểm tiêu thụ khó khăn.
4.2. NGUỒN NƯỚC
_ Đối với cây trồng nói chung, nước là thành phần chủ yếu cấu tạo cơ thể và giúp các quá
trình sinh lý và sinh hóa diễn ra bình thường. Nước đóng vai trò quang trọng trong quá
trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ của cây xanh.
_ Trong canh tác lúa, nước là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát
triển và năng suất mùa vụ. Theo Goutchin để tạo được 1 đơn vị thân lá, cây lúa cần 400-
450 đơn vị nước, con số tương tự đối với hạt là 300-350. Cây lúa luôn cần nước từ giai
đoạn mạ, làm đồng đến trổ và chín. Do đó cần cung cấp nước và duy trì mức nước 3-5cm
19
ở ruộng để lúa sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao. Ngược lại, nếu mức nước quá cao,
ngập úng sẽ không tốt cho sự đẻ nhánh, làm đốt và vươn lóng. Đây là vấn đề luôn được
các nhà khoa học quan tâm, đào sâu nghiên cứu để tìm các giải pháp sao cho sử dụng
nước hiệu quả và tiết kiệm nhất.
4.3. PHÂN BÓN
Lúa là cây trồng có phản ứng tốt với các loại phân hóa học nên bón phân hóa học cho lúa
có hiệu quả cao. Trong thâm canh lúa, bón phân hữu cơ chủ yếu nhằm ổn định mùn cho
đất, tạo nền thâm canh nên có thể bón các loại phân hữu cơ khác nhau.
• Do hệ số sử dụng phân đạm của cây lúa không cao nên lượng đạm bón cho cây phải
cao hơn so với nhu cầu. Lượng đạm bón dao động từ 60-160 kg/ha. Để đạt được 5-6
tấn thóc/ha cần bón 90-120 kg N/ha.
• Lượng phân lân bón cho lúa dao động từ 30-100 kg P
2

O
5
/ha, thường bón 60 kg
P
2
O
5
/ha.
• Lượng phân kali bón cho lúa phụ thuộc chủ yếu vào mức năng suất và khả năng cung
cấp kali của đất, thường bón 100-150 kg K
2
O/ha
Kết quả điều tra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cho thấy:
• Đối với phân N: lượng đạm mà nông dân sử dụng bón cho lúa là rất cao. Có 56.7%
hộ nông dân bón đạm với lượng 120-150 kg N/ha và chỉ có 10% số hộ nông dân bón
30-60 kg/ha
• Đối với phân K
2
O: có 6.7% hộ nông dân không sử dụng bón cho lúa do đã sử dụng
phân tổng hợp NPK để bón; 36.7% sử dụng 60-90 kg/ha; 23.3% bón 90-120 kg/ha;
33.3% bón 30-60 kg/ha.
• Đối với phân P
2
O
5
: đa số các hộ nông dân đều bón 90-120 kg/ha đối với lúa lai và 60-
90 kg/ha đối với lúa thường.
• Tỉ lệ N:P:K : 43.3% số họ bón với tỉ lệ 1:0.8:0.8, 56.7% còn lại thì bón với tỉ lệ khác
nhau hoàn toàn mang tính tự phát, không tính toán tỉ lệ hợp lý, không theo căn cứ, cơ
sở nào.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp & PTNT Đồng Tháp, nhu cầu tiêu thụ phân bón của
tỉnh trong năm 2012 ước khoảng 334.258 tấn. Trong đó, phân Urê 88.095 tấn, phân DAP
75.857 tấn, phân NPK 63.728 tấn, phân Lân 53.406 tấn và Kali 53.173 tấn.
20
Trong đó nhu cầu sản xuất cho cây lúa là 253.690 tấn, riêng vụ đông xuân ước cần
100.940 tấn. Năm 2011, nhu cầu tiêu thụ phân bón phục vụ sản xuất tăng 5,3%, nguyên
nhân do diện tích sản xuất trong năm 2012 được ngành Nông nghiệp điều chỉnh tăng.
4.4. THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (BVTV)
Bảng 4.1. Hiện trạng thuốc BVTV ở Việt Nam ( Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2011)
_
T
rong các loại gốc thuốc hiện đang có trên thị trường, gốc Lân hữu cơ chiếm tỷ trọng lớn
nhất. Thuốc BVTV có gốc Lân hữu cơ có độc tính thuộc nhóm I, gây độc cấp tính cao do
tác động trên hệ thần kinh, do vậy Lân hữu cơ rất độc với động vật máu nóng và thiên
địch. Nhóm Carbamate thì chuyên tính và phổ tác động hẹp hơn, nhưng cũng gây tác
động mạnh đến hệ thần kinh, nên vẫn độc với người và thiên địch. Theo thống kê của Sở
21
Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, hàng năm có khoảng 183.000 tấn phân hóa học các
loại và khoảng trên 1.000 tấn thuốc BVTV đổ xuống đồng ruộng.
_ Trong thực tế, lượng phân bón và thuốc BVTV được cây trồng hấp thu với một lượng
nhất định, phần còn lại bị bay hơi, chảy tràn hoặc ngấm vào đất. Đây là nguyên nhân
chính góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm nguồn nước, ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe con người.
_ Nông dân Đồng Tháp cũng như nông dân vùng ĐBSCL đã có thời gian sử dụng thuốc
BVTV trong thời gian dài từ khi chuyển đổi hệ thống canh tác từ trồng các giống lúa
truyền thống sang các giống lúa cao sản. Vì trồng nhiều vụ/năm nên nông dân phải sử
dụng nhiều phân và thuốc BVTV và việc chọn lựa thuốc sử dụng chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm là chính. Nông dân thường sử dụng 65 gốc thuốc, các nhóm thuốc BVTV thường
sử dụng gồm có: thuốc trừ bệnh, thuốc trừ côn trùng và thuốc trừ ốc. Các nhóm thuốc
này, trừ valiadamycin A có tính độc thấp, các nhóm còn lại đều có khả năng gây độc với

môi trường và hủy hoại nguồn lợi thủy sản vì độc với cá.
Bảng 4.2. Các gốc thuốc phổ biến thường sử dụng
4.5. MÁY MÓC, THIẾT BỊ
_ Cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại Đồng Tháp tiếp tục phát triển mạnh, số lượng máy tăng
hơn so với năm 2011, nhất là cơ giới hóa trong khâu thu hoạch. Toàn Tỉnh hiện có 3.796
máy xới tay 2 bánh, 2.050 máy cày, 12.196 công cụ sạ hàng, 41.194 máy phun thuốc trừ
sâu có động cơ, 2.026 máy suốt, 28 máy sạ hàng kết hợp phun xịt thuốc; 1.438 máy gặt
đập liên hợp, 819 máy gặt xếp dãy, 13 máy gom suốt và 856 máy sấy.
_ Kết quả diện tích thu hoạch bằng máy cả năm đạt tỷ lệ 75%, tăng 15% so với năm 2011;
nông dân đã giảm trên 816 tỷ đồng (thu hoạch bằng máy bình quân 2.000.000 đồng/ha,
22
thu hoạch bằng tay 4.200.000 đồng/ha) góp phần giải quyết tốt tình trạng thiếu nhân
công lao động trong thu hoạch. Bên cạnh đó, giảm lượng lúa thất thoát khâu thu hoạch
trên 77 ngàn tấn (bình quân giảm 2,5%) và góp phần tăng chất lượng lúa gạo.
Một số loại máy thường dùng:
• Máy sạ mộng: khi sử dụng máy sạ mộng, mộng mạ ít bị xáo trộn, không bị gẫy.
Lúa được gieo thành khóm, thuận tiện cho việc chăm sóc, thuận lợi cho cây quang
hợp, tăng năng suất. Máy có thể gieo sạ mộng mạ ngắn với độ chính xác cao. Gặp
lúc thời tiết xấu, mộng mạ bị dài, máy có thể điều chỉnh để gieo sạ bình thường.
Máy này có một số ưu điểm: lúa mọc thành hàng, sạ đều hơn so với ném thủ công.
Nhưng cũng có rất nhiều nhược điểm: mộng mạ quay cùng với thùng chứa, chà xát
vào nhau bị tổn thương, dập, gẫy; mộng mạ hơi dài là không qua được lỗ; máy chạy
nhanh, chậm, lượng mộng mạ trong thùng nhiều cũng ảnh hưởng đến mật độ lúa
gieo trên hàng; lúa mới mọc theo hàng chứ chưa thành khóm.
• Máy gặt đập liên hợp: Việc sử dụng máy gặt đập liên hợp mang lại những hiệu quả
bất ngờ đối với bộ phận người dân sống bằng nghề trồng lúa nước hiện nay, góp
phần giúp đỡ khá nhiều cho người dân nơi đây. Một số loại máy thông thường như:
Máy gặt đập liên hợp mã hiệu GĐLH –154, năng suất 0,30 ha/giờ; tỷ lệ hao hụt
1,75%; máy gặt đập liên hợp mã hiệu MGĐ-120, năng suất 0,176 ha/giờ, tỷ lệ hao
hụt 2,56%; máy liên hợp thu hoạch lúa Trung Quốc mã hiệu 4LZ- 2.0 năng suất gặt

0,5 - 1,12 ha/giờ, tỷ lệ hao hụt <3,28%.
23
Giúp tăng năng suất làm việc tối đa, tiết kiệm thời gian, chi phí, chống lầy, tốc độ
làm việc cao, tiết kiệm nhiên liệu, cho ra hạt lúa sạch, tốc độ xả thóc cực nhanh,…
là một trong những lợi ích mà máy gặt đập liên hợp mang lại trong cuộc sống hiện
nay.
• Máy cày đất
Cày đất là công đoạn đầu tiên trong quy trình canh tác và thường là công việc nặng nhọc
nhất. Hiện nay trên đồng ruộng vẫn tồn tại hai hình thức cày đất, đó là cày trâu kéo và
cày máy, tuy nhiên máy cày được sử dụng nhiều hơn.
CHƯƠNG 5. NHẬN DIỆN CÁC CƠ HỘI CP
5.1. QUẢN LÝ NỘI VI
• Bảo quản tốt giống, các loại hóa chất và phân bón cần thiết.
24
• Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ, máy móc sử dụng.
• Thu gom và để đúng nơi quy định vỏ, bao bìa các loại chất hóa học, phân bón, bình
đựng hóa chất đã qua sử dụng, tránh thải ra môi trường.
5.2. KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH TỐT HƠN
• Tuân thủ đúng thao tác kiểm tra nguồn giống, lựa chọn giống năng suất tốt, kháng
bệnh cao, chống đổ ngã, chuẩn bị giống để đem gieo sạ.
• Thực hiện làm đất và ủ phân kĩ để giảm thiểu cỏ có trong đất và phân, giảm được lao
động và chi phí cho công đoạn diệt cỏ.
• Đảm bảo gieo sạ thẳng hàng nhằm kiểm soát tốt hơn đồng ruộng khỏi các sâu, bệnh
hại.
• Kiểm soát tốt quá trình phun thuốc về lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cách
phun, vị trí phun, và lựa chọn loại thuốc phù hợp với loại cây trồng. Tuân thủ nguyên
tắc 4 đúng: đúng liều lượng, đúng chủng loại, đúng thời điểm, đúng kỹ thuật.
• Kiểm soát khâu phơi, sấy nhằm bảo quản tốt hơn chất lượng lúa và tăng lợi ích kinh
tế cho nông dân.
5.3. TUẦN HOÀN, TÁI SỬ DỤNG

• Tái sử dụng lượng hạt làm giống không sử dụng được cho mục đích làm thức ăn cho
gia cầm.
• Dùng rơm rạ sau thu hoạch làm phân hữu cơ, thực phẩm cho gia súc, làm giấy, trồng
nấm.
• Các loại phế liệu như: bao bì, chai lọ, thùng có thể bán cho mục đích tái sử dụng bên
ngoài.
5.4. CẢI TIẾN KĨ THUẬT
• Sử dụng phương pháp xen canh trồng lúa và nuôi cá thay cho thâm canh.
• Áp dụng kĩ thuật bón phân tăng năng suất hỗ trợ quá trình bón phân tốt hơn, giảm
chi phí cho phân bón.
• Áp dụng bảng so màu phân đạm cho lúa nhằm xác định lượng phân đam thích hợp
tốt hơn thay cho việc xác định theo kinh nghiệm.
5.5. THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ
• Sử dụng máy cày thay cho sức người và trâu kéo.
25

×