Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TRƯỜNG THCS MỸ CHÂU”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.56 KB, 22 trang )


N
À
M

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRẦN PHÚ – HÀ TĨNH
LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
KHOÁ 86

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
“ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT
CHI BỘ TRƯỜNG THCS MỸ CHÂU”
Người hướng dẫn Người thực hiện
TH.S GIAO THỊ CHÂU LÊ VĂN HƯNG
Q. Trưởng phòng Đào tạo P. Bí thư chi bộ - Tổ trưởng chuyên môn
Chữ ký: Trường THCS Mỹ Châu
HÀ TĨNH, THÁNG 5 NĂM 2013
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang 3
1. Lí do chọn đề tài 3
2.Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận 4
3. Kết cấu của tiểu luận 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
SINH HOẠT CHI BỘ 5
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về chi bộ 5
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chi bộ và sinh hoạt chi bộ 5
1.3. Quan điểm của Đảng ta về chi bộ 6
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ Ở TRƯỜNG
THCS MỸ CHÂU 9
2.1. Giới thiệu chung về xã Thạch Châu 9


2.2. Giới thiệu về trường THCS Mỹ Châu 9
2.3 Tổ chức chi bộ và sinh hoạt chi bộ trường THCS Mỹ Châu 10
2.4 Thực trạng sinh hoạt chi bộ trường THCS Mỹ Châu 11
2.5. Nhận xét, đánh giá chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chi bộ 15
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI
BỘ TRƯỜNG THCS MỸ CHÂU 17
3.1. Duy trì thành nền nếp sinh hoạt chi bộ 17
3.2 Chọn nội dung sinh hoạt chi bộ 17
3.3. Chuẩn bị chu đáo nội dung và tổ chức sinh hoạt chi bộ 19
3.4. Nâng cao chất lượng điều hành và sinh hoạt chi bộ 20
3.5. Đề cao trách nhiệm sinh hoạt chi bộ của đảng viên 21
3.6. Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của Đảng uỷ cơ sở 21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đảng cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, từ khi
ra đời đến nay đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Bác Hồ luôn
quan tâm, coi trọng công tác xây dựng Đảng. Trong đó rất chú trọng nâng cao chất
lượng sinh hoạt chi bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng mạnh là do chi bộ
mạnh’’. Đại hội IX cũng đã chỉ ra việc phải làm là “Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở
Đảng. Tất cả các Đảng bộ, chi bộ đều phải phấn đấu thực hiện đúng năng lực là hạt
nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Các cấp uỷ viên cấp trên phải tập trung chỉ đạo và
củng cố các Đảng bộ, chi bộ yếu kém, kịp thời kiện toàn cấp uỷ và tăng cường cán bộ
ở những nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mất đoàn kết. Nâng cao chất lượng sinh hoạt
cấp uỷ, chi bộ. Phân công, hướng dẫn, kiểm tra đảng viên chấp hành nhiệm vụ, phát
huy vai trò tiên phong, gương mẫu; giữ mối liên hệ với quần chúng ở nơi công tác, với
chi bộ và nhân dân nơi cư trú. Phát triển Đảng viên theo đúng tiêu chuẩn. Đổi mới
việc phân tích, đánh giá chất lượng các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên’’. (Văn kiện

ĐHĐB toàn quốc lần thứ 9 NXB Chính trị quốc gia H2001, Tr 55)
Chi bộ nhà trường thực hiện nhiệm vụ của chi bộ theo quy định của Điều lệ
Đảng nhưng có đặc thù riêng. Từ yêu cầu của Đảng, đối chiếu với thực tế sinh hoạt
của chi bộ tôi nhận thấy nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, làm rõ, bổ sung về nội
dung sinh hoạt chi bộ.
Chi bộ trường THCS Mỹ Châu là chi bộ trực thuộc đảng bộ xã Thạch Châu –
Huyện Lộc Hà – Tỉnh Hà Tĩnh nhiều năm liền đạt chi bộ trong sạch vững mạnh. Tuy
nhiên so với yêu cầu của Đảng và yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo nhà trường, chăm lo
công tác xây dựng nội bộ Đảng, chi bộ vẫn còn nhiều hạn chế. Chất lượng các buổi
sinh hoạt chưa cao, thiếu các buổi sinh hoạt chuyên đề. Trong sinh hoạt, việc phát huy
trí tuệ của đảng viên còn hạn chế, chưa thực sự sâu sắc. Tính chiến đấu trong phê bình
và tự phê bình còn thấp, công tác thi đua khen thưởng còn bị xem nhẹ, chưa kích thích
3
được đảng viên trong xây dựng nghị quyết của chi bộ, trong thực hiện nhiệm vụ đảng
viên.
Là Phó Bí thư chi bộ nhà trường, tôi luôn trăn trở về nâng cao chất lượng
sinh hoạt chi bộ để chi bộ thực sự trong sạch vững mạnh, lãnh đạo nhà trường thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Vì vậy, kết thúc khoá đào tạo Trung cấp Lý luận
Chính trị - Hành chính tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở trường
THCS Mỹ Châu giai đoạn hiện nay” làm tiểu luận tốt nghiệp, với mong muốn sử
dụng kiến thức đã được học để giải quyết vấn đề nêu trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận
- Làm rõ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về tầm quan
trọng của sinh hoạt chi bộ.
- Tìm hiểu đầy đủ, toàn diện những quy định của Đảng trong lãnh đạo, chỉ
đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Đặc biệt là sự chỉ đạo của ngành Giáo
dục - Đào tạo trong việc lãnh đạo của chi bộ đối với việc thực hiện nhiệm vụ giáo
dục của nhà trường.
- Làm rõ sự phối hợp công tác của chi bộ trường THCS Mỹ Châu với các
chi bộ khác trong đảng bộ xã Thạch Châu.

- Đánh giá đúng thực trạng sinh hoạt chi bộ trường THCS Mỹ Châu giai
đoạn hiện nay.
- Đề ra giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trường THCS Mỹ
Châu trong thời gian tới.
3. Kết cấu của tiểu luận. Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được
kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ
Chương 2: Thực trạng công tác sinh hoạt chi bộ ở trường THCS Mỹ Châu
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại trường
THCS Mỹ Châu thời gian tới
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
SINH HOẠT CHI BỘ
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về chi bộ
Trong quá trình xây dựng các tổ chức cộng sản, Các Mác và Ănghen đưa ra
quan điểm "Cần phải biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của các Hiệp
hội công nhân’’ ( Mác - Ănghen Tuyển tập t2 NXBST, HN 1984, t1, tr68).
Quan điểm đó đã được V.I.Lênin kế thừa, phát triển và áp dụng vào xây
dựng Đảng Xã hội dân chủ Nga. V.Lênin coi các tổ chức cơ sở Đảng là hạt nhân, là
người lãnh đạo nhằm “Lôi cuốn quần chúng vào giải quyết một cách tự giác các
vấn đề của Đảng"
Là những người đầu tiên xác lập vị trí vai trò của chi bộ Đảng, Các Ông chỉ
ra rằng những người đảng viên Đảng cộng sản là những người tiên phong đi đầu
trong phong trào cách mạng vô sản để tuyên truyền, giáo dục giác ngộ quần chúng
và lãnh đạo thắng lợi các nhiệm vụ, giải phóng dân tộc, xoá bỏ áp bức, bóc lột đem
lại hạnh phúc cho mọi người trong xã hội.
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chi bộ và sinh hoạt chi bộ
Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã được chủ tịch Hồ Chí Minh kế
thừa và phát huy sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ

Chí Minh coi chi bộ là “Nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc đều tốt"
Hồ Chí Minh cho rằng: “Để lãnh đạo cách mạng thì Đảng phải mạnh,
Đảng mạnh là do các chi bộ tốt”. “ Muốn làm nhà tốt thì phải làm nền cho vững,
muốn thực hiện kế hoạch tốt thì phải chăm lo củng cố chi bộ’’.
“Cần phải ra sức củng cố các chi bộ, để tất cả các chi bộ trở nên thật sự là
hạt nhân lãnh đạo của Đảng ở mọi bộ, mọi ngành, mọi nghề, mọi nơi’’
“Chất lượng của chi bộ phụ thuộc vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Chi bộ kém là vì đảng viên và cán bộ không một lòng một dạ phục vụ nhân dân;
không lãnh đạo nhân dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Một số đảng viên
5
và cán bộ còn mang nặng những thói xấu như tham ô, ích kỷ họ đã không làm
kiểu mẫu tốt, mà lại nêu gương xấu"
1.3 Quan điểm của Đảng ta về xây dựng chi bộ
Đảng ta luôn khẳng định vị trí vai trò của chi bộ trong tổ chức và lãnh đạo
các nhiệm vụ. Chất lượng của Đảng bộ, chi bộ cơ sở là một trong các yếu tố quyết
định năng lực lãnh đạo của Đảng để hoàn thành các nhiệm vụ cấp trên giao cho.
Xác định vị trí, tầm quan trọng của chi bộ trong xây dựng Đảng, Đảng ta
ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của chi bộ như: Điều lệ
Đảng cộng sản Việt Nam; Quy định số 97/QĐ-TW ngày 22/3/2004 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng đối với các Đảng bộ, chi bộ trong các trường học, bệnh viện
Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị được giao, vào chức năng nhiệm vụ của chi
bộ, các chi bộ tiến hành những hoạt động nhằm hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Trong các hoạt động lãnh đạo của chi bộ, nội dung sâu sắc nhất, tập trung
cao nhất ở các buổi sinh hoạt chi bộ. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ,
Trung ương ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn sinh hoạt chi bộ như
Hướng dẫn số 57/HD-BTCTW, Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 02/03/2012,
Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30-3-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X)
về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”
Căn cứ vào những quy định của Đảng, chi bộ cần nhận thức rõ, đày đủ về
sinh hoạt chi bộ và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Đó là:

* Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
Tổ chức cơ sở đảng là nơi tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ đảng
như: Giáo dục, rèn luyện đảng viên, phân công công việc cho đảng viên, kiểm tra
và quản lí đảng viên, kết nạp đảng viên. Sinh hoạt chi bộ là nơi giáo dục, rèn luyện
cán bộ của Đảng.
Chi bộ là nơi trực tiếp nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, phản ánh
với Đảng để Đảng đề ra đường lối, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, định hướng
hoạt động và uốn nắn những lệch lạc của các tổ chức đoàn thể cơ sở. Hoạt động
của chi bộ ảnh hưởng lớn đến uy tín, thanh danh của Đảng trong nhân dân. Chủ
6
tịch Hồ Chí Minh dạy: Chi bộ tốt thì “Thông qua chi bộ mà Đảng càng được dân
tin, dân phục, dân yêu.”
Chi bộ là nơi đưa đường lối, chính sách của Đảng vào phong trào cách
mạng, tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân hiểu và lãnh đạo nhân dân thực hiện.
Chất lượng hoạt động của các phong trào trên thực tế sẽ kiểm nghiệm, khẳng định
sự đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng. Những kinh nghiệm, kết luận
được rút ra từ hoạt động thực tiễn trong các buổi sinh hoạt chi bộ sẽ đóng góp cho
Đảng những sáng kiến, những kinh nghiệm để Đảng bổ sung, hoàn chỉnh đường
lối, chính sách và đề ra những chủ trương, chính sách mới.
Trong công cuộc đổi mới của Đảng hiện nay, tổ chức cơ sở Đảng càng có
vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Văn kiện Đại hội VI khẳng định: “Những thành
tựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị
đều bắt nguồn từ nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức
đảng. Nhưng mặt khác, sự yếu kém của nhiều tổ chức cơ sở đảng đã hạn chế
những thành tựu của cách mạng".
Các tổ chức cơ sở Đảng có chức năng chung chủ yếu là hạt nhân lãnh đạo
thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nghị quyết, chủ
trương của cấp trên tại đơn vị cơ sở, lãnh đạo xây dựng đơn vị cơ sở trong sạch,
vững mạnh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, động viên nhân
dân làm tốt nhiệm vụ đối với nhà nước.

Vai trò, chức năng của chi bộ mà chúng ta vừa phân tích trên đây được thể
hiện, quyết định thông qua sinh hoạt chi bộ từ việc xây dựng kế hoạch đến triển
khai thực hiện, kiểm tra đánh giá Vì vậy, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
thực sự là việc làm cực kỳ cần thiết luôn luôn phải được đặt ra trong bất cứ giai
đoạn cách mạng nào.
* Chất lượng sinh hoạt chi bộ trong trường học.
Công tác xây dựng Đảng trong trường học có ý nghĩa quyết định đối với sự
nghiệp phát triển GD&ĐT nói riêng và sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung.
Quy định số 97- QĐ/TW ngày 22/3/2004 của Ban bí thư về chức năng, nhiệm vụ
của Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp (trường học, bệnh viện, viện
7
nghiên cứu) chỉ rõ: “Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp là hạt nhân
chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của nhà nước; Lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ,
công tác của đơn vị; Hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước; nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên và quần chúng; xây dựng đảng bộ, chi bộ
và đơn vị trong sạch vững mạnh”. Chi bộ trường học có nhiệm vụ lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, công tác tư tưởng, công tác tổ chức
cán bộ, công tác đoàn thể, xây dựng tổ chức đảng trong nhà trường.
Với vai trò quan trọng nói trên, đặt ra yêu cầu cao đối với chất lượng sinh
hoạt chi bộ.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ
TRƯỜNG THCS MỸ CHÂU
2.1 Giới thiệu chung về xã Thạch Châu
Thạch Châu là 1 xã nằm trên đường tỉnh lộ 9. Thạch Châu có diện tích tự
nhiên 1360 ha được chia thành 10 thôn, 75% số dân làm nông nghiệp, 25% số dân
làm nghề thương mại. Nhân dân Thạch Châu cần cù trong lao động, anh dũng
trong chiến đấu.
Trong công cuộc đổi mới, xã Thạch Châu đã lập được nhiều thành tích

mới. Mặc dù sản xuất nông nghiệp là chính nhưng đời sống nhân dân đã được đổi
mới thực sự, sản xuất ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được
cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần từng bước được nâng lên, công tác xoá đói
giảm nghèo, giải quyết việc làm, xoá nhà tạm và việc thực hiện các chính sách an
sinh xã hội đạt kết quả tốt, hệ thống chính trị được tăng cường, quy chế dân chủ
được phát huy, an toàn xã hội được giữ vững.
2.2 Giới thiệu chung về trường THCS Mỹ Châu
Trường THCS Mỹ Châu được thành lập năm 2002. Trước năm 2002 trường
mang tên Trường THCS Thạch Mỹ và trường THCS Thạch Châu. Năm học 2002 -
8
2003 2 trường sáp nhập và từ đó trường được mang tên Trường THCS Mỹ Châu.
Năm học 2002 – 2003 trường có 32 lớp với hơn 1200 học sinh, năm học 2012
-2013 trường có 21 lớp với 814 học sinh. Tổng số cán bộ giáo viên là 53 đồng chí.
Trong đó quản lí: 2 người, giáo viên: 47 người, văn thư hành chính: 4 người. Đội
ngũ giáo viên được chuẩn hoá 100%, có 46 đảng viên. Cơ sở vật chất trường học
được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp.
Trường rất quan tâm đến hoạt động chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy
học, nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều năm liên tục đội tuyển học sinh giỏi của
nhà trường luôn đứng đầu trong toàn huyện. Từ năm học 2006-2007 trường được
công nhận là trường chuẩn Quốc gia mức độ II, đơn vị văn hoá cấp Tỉnh. Phong
trào Đội luôn luôn đạt tốp xuất sắc. Phong trào chất lượng học sinh giỏi và giáo
viên giỏi đều đạt kết quả tốt. Năm học 2011 – 2012 có 16 giáo viên đạt giáo viên
dạy giỏi cấp huyện, 3 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Phong
trào ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học được chú trọng. 96% giáo viên
soạn bài trên máy tính, 75% giáo viên thành thạo việc sử dụng giáo án điện tử.
Nhiều năm liền có học sinh giỏi về giải toán trên mạng, violympic Tiếng Anh, có
nhiều em đạt giải cao được tham gia thi cấp tỉnh. Năm học 2012 – 2013 trường có
tổng số 14 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi tỉnh chiếm phần lớn học sinh giỏi
tỉnh trong toàn huyện. Trong phong trào thi quản lý giỏi cả 2 đồng chí trong Ban
Giám hiệu, có trình độ chuyên môn cao có kinh nghiệm trong quản lý dự thi và đều

đạt giải. Chi bộ được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền,
được Đảng bộ tặng giấy khen.
Với những thành tích nổi bật đó, trường liên tục đạt danh hiệu Đơn vị tiên
tiến cấp tỉnh.
2.3 Tổ chức chi bộ và sinh hoạt chi bộ Trường THCS Mỹ Châu
Chi bộ có 46 đảng viên. Trong đó 27 nữ, 19 nam. Tuổi đời bình quân 37,
tuổi Đảng bình quân là 13. Tổng số đảng viên chiếm 64,3 % trên tổng số cán bộ
giáo viên của trường. 100% đảng viên đạt chuẩn về chuyên môn, trong đó có 46/46
đảng viên có trình độ đại học, có 2 đồng chí (1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó) đã học
xong lớp quản lý giáo dục; 1 đồng chí đang học lớp trung cấp lý luận chính trị.
9
Chi bộ trường THCS Mỹ Châu có nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ
chính trị của nhà trường, chăm sóc giáo dục học sinh, quản lý và phân công công
tác cho đảng viên và công tác vận động quần chúng, công tác phát triển đảng viên,
thu nộp đảng phí theo quy định của điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ nói trên, chi bộ đã tìm ra những thuận
lợi và khó khăn để có những giải pháp phù hợp.
Thuận lợi:
- Chi bộ và nhà trường đã xây dựng được những thành quả giáo dục vững
chắc trong nhiều năm qua, đạt được những thành tích cao trong dạy và học, trong
xây dựng cơ sở vật chất.
- Tranh thủ được sự chỉ đạo, sự đồng tình ủng hộ của các cấp lãnh đạo từ Sở
GD&ĐT, Huyện uỷ, UBND Huyện, Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà, Đảng uỷ,
UBND xã, hội cha mẹ học sinh.
- Đội ngũ đảng viên, cán bộ đoàn kết nhất trí, năng động sáng tạo.
Khó khăn:
- Đời sống của một bộ phận nhân dân khó khăn, thu nhập thấp, có nhiều hộ
gia đình còn nghèo nên ảnh hưởng đến sự quan tâm và khả năng đầu tư cho học
sinh học tập. Đặc biệt là khó khăn trong công tác xã hội hoá giáo dục, đóng góp
xây dựng trường và tạo điều kiện cho học sinh đến trường.

- Ngân sách đầu tư của nhà nước còn thấp, ảnh hưởng đến vai trò tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của nhà trường, ảnh hưởng đến nhiệm vụ đổi mới công tác quản
lí, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.
- Mặt trái của cơ chế thị trường khiến một bộ phận phụ huynh lo làm ăn kinh
tế, không có điều kiện quản lí, giáo dục con em, thậm chí có quan điểm sai về dầu
tư cho giáo dục chính con em mình. Vì vậy, nhiều học sinh ý thức học tập, rèn
luyện yếu.
Đó là những khó khăn mà chi bộ phải đối mặt để có phương hướng giải
quyết. Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ vì thế càng được đặt ra cấp thiết
để lãnh đạo toàn diện các hoạt động của nhà trường, xây dựng chi bộ ngày càng
trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ
10
sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung
ương 4, khoá XI.
2.4 Thực trạng sinh hoạt chi bộ trường THCS Mỹ Châu.
2.4.1 Nền nếp sinh hoạt
Theo quy định của Đảng bộ xã Thạch Châu, các chi bộ sinh hoạt trong
khoảng thời gian từ ngày 01 đến 05 hàng tháng. Chi bộ trường THCS Mỹ Châu qui
định thời gian sinh hoạt vào ngày 03 đến ngày 05 hàng tháng. Trong đó, lựa chọn
ngày cụ thể nào tùy thuộc vào lịch học của nhà trường và phù hợp với lịch hoạt
động chuyên môn của Phòng giáo dục Lộc Hà để không ảnh hưởng đến nề nếp
chuyên môn. Lịch sinh hoạt được thông báo trên bảng tin của nhà trường trước thời
điểm sinh hoạt ít nhất 3 ngày.
Để buổi sinh hoạt chi bộ có chất lượng, việc sinh hoạt chi uỷ được quan
tâm đúng mức. Chi uỷ thống nhất đánh giá, lên kế hoạch và nội dung cho cuộc họp
chi bộ. Mỗi cấp uỷ viên theo từng mặt công việc được giao kiểm điểm, đánh giá
kết quả và đề xuất kế hoạch tháng sắp tới để đồng chí Bí thư thống nhất nội dung
cuộc họp. Việc duy trì được nền nếp sinh hoạt đã tạo cho đảng viên trong chi bộ
thói quen tốt, chủ động sắp xếp công việc, chuẩn bị tốt về nội dung và ý thức tham
gia sinh hoạt đạt chất lượng cao, xoá bỏ được thói quen tuỳ tiện và thái độ thiếu sự

quan tâm như trước đây.
Bên cạnh việc duy trì nền nếp sinh hoạt chi bộ định kì, việc lựa chọn thời
điểm sinh hoạt cũng được cấp uỷ chi bộ chú ý. Chi bộ còn linh hoạt tổ chức sinh
hoạt đột xuất để giải quyết những vấn đề mang tính thời sự, những vấn đề thuộc
nhiệm vụ chuyên môn hoặc triển khai các chỉ thị nhiệm vụ cấp trên. Nhờ vậy việc
lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của trường kịp thời, hiệu quả.
Nội dung các cuộc họp được phản ánh đầy đủ qua sổ biên bản và nghị
quyết của chi bộ. Mỗi đảng viên dự họp đều có sổ và ghi chép đầy đủ các nội dung
sinh hoạt.
2.4.2 Nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ.
Theo điều lệ Đảng, nhiệm kì Đại hội chi bộ là 5 năm 2 lần, chi bộ căn cứ
vào tình hình nhiệm vụ của năm học, căn cứ vào Nghị quyết của Đảng bộ xã, Nghị
11
quyết Đại hội chi bộ, sự chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục và điều kiện khách
quan, chủ quan cũng như kết quả đạt được của năm học cũ để xây dựng kế hoạch
hành động cho chi bộ. Kế hoạch được xây dựng theo hướng: dài hạn, trung hạn,
ngắn hạn. Trong kế hoạch hoạt động của chi bộ thể hiện rõ nhiệm vụ cơ bản và
biện pháp thực hiện các nhiệm vụ, các chỉ tiêu về nâng cao chất lượng đội ngũ,
chất lượng đào tạo cũng như bảo vệ và nâng cao cơ sở vật chất.
Chi bộ quan tâm nhiều tới thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Chi bộ quyết định giao nhiệm vụ cho nhà
trường quyết tâm giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia, trường tiên tiến xuất
sắc cấp tỉnh.
Nhiệm kì 2012-2014, Chi bộ quán triệt Nghị quyết của Đảng bộ xã Thạch
Châu nhiệm kỳ 2011-2015, và nghị quyết của Đại hội chi bộ, thực hiện chủ đề năm
học “Đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục", thực hiện các cuộc
vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích
cực", chi bộ quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ: Giữ
vững danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ
2, đơn vị văn hoá cấp tỉnh…

Trên cơ sở những chỉ tiêu nhiệm vụ lớn đó, trong sinh hoạt thường kỳ hàng
tháng, chi bộ triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trên từng mặt hoạt động;
kiểm tra đánh giá hiệu quả của tất cả các mảng công việc trong nhà trường. Từ đó
xây dựng kế hoạch hành động cho từng tháng tiếp theo. Bí thư chi bộ là người trực
tiếp điều hành sinh hoạt. Với chức năng lãnh đạo các tổ chức, các bộ phận trong
nhà trường, các đồng chí uỷ viên, đảng viên được phân công phụ trách các mảng
công việc chuẩn bị nội dung để báo cáo trước chi bộ. Các đồng chí đảng viên cũng
được rèn luyện một tác phong là phải luôn chuẩn bị ý kiến, đóng góp, thảo luận các
vấn đề. Trên tinh thần tập trung, dân chủ, các ý kiến đều được tôn trọng, lắng nghe
và thống nhất cao trong sinh hoạt chi bộ.
Căn cứ vào sự chỉ đạo của Đảng bộ xã, chỉ đạo chuyên môn của phòng giáo
dục và các yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường, căn cứ vào kế hoạch của chi bộ,
12
trước khi họp chi bộ, chi uỷ họp để thống nhất nội dung, chương trình. Nhờ đó các
buổi sinh hoạt nhìn chung đều đạt chất lượng tốt.
Tuy nhiên không phải lúc nào nền nếp này cũng được duy trì.
Thực tế cho thấy, những cuộc họp có chuẩn bị kỹ nội dung, thống nhất qua
họp chi uỷ thì chất lượng tốt hơn, triển khai nhanh chóng, không khí dân chủ, bàn
bạc đạt hiệu quả cao. Ngược lại, những cuộc họp tổ chức vội vàng thì rất bị động,
không khí nhàm chán, hiệu quả thấp.
Về hình thức sinh hoạt, chi bộ vận dụng khá đầy đủ các hình thức theo quy
định gồm: sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt chuyên đề. Hình thức vận dụng nhiều nhất
là sinh hoạt chuyên đề. Sự phối hợp các hình thức nhiều khi chưa thật linh hoạt,
nhuần nhuyễn. Thậm chí đôi khi còn tuỳ tiện đan xen những nội dung họp chuyên
môn, họp công đoàn vào sinh hoạt chi bộ.
Các chuyên đề chi bộ tổ chức là hàng năm là: Chuyên đề đổi mới phương
pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục. Giải pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ; bồi dưỡng học sinh giỏi phụ đạo học sinh yếu; phát triển đảng viên; nâng cao
chất lượng tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; công tác xã hội hóa
giáo dục; trường học thân thiện học sinh tích cực…

2.4.3. Nâng cao trách nhiệm của đảng viên trong sinh hoạt chi bộ
Chi bộ lãnh đạo nhà trường bằng việc ban hành Nghị quyết và phân công
công việc cho từng cấp uỷ viên, từng đảng viên phụ trách các mảng công việc, các
đoàn thể, đồng thời kiểm tra đôn đốc quá trình thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết của
chi bộ.
- Bí thư chi bộ là hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo chung, tổng hợp báo cáo
của từng bộ phận được phân công và tổ chức triệu tập cuộc họp chi bộ, chuẩn bị
nội dung họp chi bộ.
- Cấp uỷ là tổ trưởng tổ chuyên môn, phó bí thư phối hợp với phó hiệu
trưởng chỉ đạo công tác chuyên môn, phối hợp chạt chẽ với chủ tịc công đoàn chỉ
đạo công tác đoàn thể
- Phân công các đảng viên chỉ đạo các mảng công tác trong nhà trường
như: đồng chí Bí thư chi đoàn thanh niên phụ trách công tác đoàn và tổng phụ
13
trách đội. Phân công 21 đảng viên làm công tác chủ nhiệm, các đồng chí khác thực
hiện nhiệm vụ chuyên môn và chịu trách nhiệm trước chi bộ về việc thực hiện nghị
quyết chi bộ và quan điểm của Đảng trong công tác được giao.
Chi bộ lựa chọn đúng người, đúng việc để phân công công tác. Theo đó,
mỗi bộ phận tự xây dựng kế hoạch chi tiết cho hoạt động được phân công và báo
cáo Chi bộ bằng văn bản. Trên cơ sở đó Chi bộ thực hiện việc giám sát, kiểm tra,
đảm bảo mỗi công việc được quan tâm đúng mức và có đảng viên chịu trách nhiệm
cá nhân.
2.4.4 Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
Cấp uỷ chỉ đạo kiểm tra đôn đốc các bộ phận hoàn thành nhiệm vụ và báo
cáo tiến trình thực hiện trước cấp uỷ và chi bộ. Qua đó rút ra bài học và biện pháp
khắc phục để xây dựng Nghị quyết chi bộ tháng sau. Đặc biệt, những công việc
mang tính then chốt trong mục tiêu của năm học, của từng giai đoạn phải có sự chỉ
đạo trực tiếp của cấp uỷ. Mỗi chủ trương, nhiệm vụ đều phải được đánh giá, rút
kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết về công tác tổ chức, công tác chỉ đạo và hiệu quả
công việc. Từ đó đặt ra nhiệm vụ cho nhà trường, cho các đoàn thể tiếp tục phát

huy những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại để triển khai công việc tiếp theo.
2.5. Nhận xét, đánh giá chất lượng hiệu quả sinh hoạt chi bộ
Chi bộ đã lãnh đạo nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nâng cao
chất lượng dạy học. Đã phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của mỗi đảng viên
trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Năng lực lãnh đạo của chi bộ được tăng
cường. Khả năng đều hành sinh hoạt chi bộ của chi uỷ được cải tiến. Mỗi đảng
viên đều trưởng thành về mọi mặt. Điều đó chứng tỏ hiệu quả rõ rệt của việc nâng
cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nhà trường.
Hàng năm, phân tích chất lượng đảng viên đều có từ 7đến 9 đồng chí được
xếp loại "đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ", không có đồng chí
nào vi phạm tư cách và không hoàn thành nhiệm vụ, chi bộ đạt danh hiệu "Chi bộ
trong sạch vững mạnh"
14
Do quan tâm đúng mức tới lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn,
phong trào thi đua, phong trào học tập của học sinh được nâng lên, thành tích các
mặt đạt loại khá cao trong phong trào chung của cấp tiểu học của huyện.
Công tác phát triển đảng viên mới được quan tâm đúng mức. Đảng viên
mới kết nạp có chất lượng tốt đảm bảo đủ theo đúng kế hoạch. Việc quan tâm kết
nạp đảng viên mới của chi bộ có tác động tốt đến phong trào thi đua chung của
toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Tuy nhiên, sinh hoạt chi bộ vẫn còn nhũng hạn chế: Số buổi họp cấp uỷ ít
hơn so với buổi họp chi bộ, vẫn còn một số buổi sinh hoạt nặng hình thức, thủ tục,
bị động trong lựa chọn hình thức nội dung… tất cả đã phần nào hạn chế chất lượng
sinh hoạt và do đó ảnh hưởng đến việc lãnh đạo đơn vị.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ
TRƯỜNG THCS MỸ CHÂU
Như đã đánh giá trên đây, về cơ bản Chi bộ trường THCS Mỹ Châu đã
thực hiện tốt các buổi sinh hoạt chi bộ, thực hiện đúng hướng dẫn của cấp trên, phù
hợp điều kiện thực tế. Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng công

tác, việc sinh hoạt chi bộ cần phải được quan tâm đúng mức và nâng cao chất
lượng.
Trong đó, chi bộ trường THCS Mỹ Châu cần giữ vững và phát huy những
mặt tốt, những ưu điểm, tập trung khắc phục những khuyết điểm, tồn tại. Cụ thể,
trong thời gian tới, chi bộ có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:
3.1. Duy trì nề nếp sinh hoạt chi bộ
Sinh hoạt chi bộ của trường THCS Mỹ Châu về cơ bản đã có nền nếp. Tuy
nhiên do chủ quan và do nhiều nguyên nhân khác nên thời gian qua vẫn còn hoạt
động tuỳ tiện, lồng ghép nhiều nội dung sinh hoạt khác nhau trong sinh hoạt Chi bộ.
15
Nay cần tổ chức thành các buổi riêng, có thể sắp xếp thời gian hợp lý hơn.
Ví dụ trong 1 buổi:
- Từ 13h30 đến 15h: sinh hoạt Chi bộ.
- Từ 15h15 đến 16h15: sinh hoạt Công đoàn.
- Từ 16h15 đến 17h: sinh hoạt Đoàn thanh niên.
3.2. Chọn nội dung sinh hoạt chi bộ phù hợp, thiết thực, hình thức
thích hợp, thời gian hợp lý.
Chất lượng sinh hoạt chi bộ phụ thuộc rất lớn và yêu cầu chủ yếu vào nội
dung, hình thức và thời gian, thời điểm sinh hoạt chi bộ. Nội dung sinh hoạt chi bộ
phải thiết thực. Hình thức sinh hoạt chi bộ phải phong phú đa dạng. Thời gian dành
cho mỗi buổi sinh hoạt và thời điểm tổ chức sinh hoạt chi bộ phải hợp lý.
Một trong những đặc thù của chi bộ nhà trường là vừa chịu sự lãnh đạo của
Đảng bộ địa phương nhưng lại phải lãnh đạo nhà trường thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn theo chỉ đạo của sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT. Chương trình hoạt
động của Đảng bộ địa phương có nhiều hoạt động ít liên quan đến nhiệm vụ của
trường học. Do đó, chi bộ nhà trường phải chủ động, linh hoạt để vừa hoàn thành
tốt nhiệm vụ của Đảng bộ giao vừa lãnh đạo nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ
chuyên môn.
Việc lựa chọn nội dung và hình thức sinh hoạt do chi uỷ quyết định.
Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng, sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở, Phòng

GD&ĐT và tình hình nhà trường trong năm học và những năm tiếp theo để đưa ra
nội dung sinh hoạt phù hợp.
Căn cứ vào Quy định số 97-QĐ/TW ngày 22/3/2004 của Ban bí thư về
chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp để xác
định nội dung, phạm vi lãnh đạo của chi bộ nhà trường. Tránh tình trạng sinh hoạt
chi bộ bàn bạc và quyết định những vấn đề không thuộc chức năng và nhiệm vụ
của mình dẫn đến tình trạng những vấn đề bàn bạc thảo luận và nghị quyết không
có khả năng thực hiện.
Dựa vào kế hoạch của cấp trên về tổ chức và các hoạt động như: Học tập
các chỉ thị, Nghị quyết, chính sách, sinh hoạt chính trị tập trung, thông tin, thông
16
báo thời sự, kế hoạch của nhà trường theo từng đợt thi đua trong năm học. Tránh
biến buổi sinh hoạt của chi bộ thành buổi họp ban thi đua, họp các tổ chức quần
chúng hay giống buổi họp hội đồng giáo dục nhà trường.
Căn cứ chương trình công tác của cấp uỷ trong nhiệm kì Đại hội Đảng bộ
cơ sở để chuẩn bị lựa chọn và chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chi bộ.
Trên cơ sở những căn cứ trên Chi uỷ lựa chọn nội dung sinh hoạt chi bộ.
Trong cùng một thời điểm thường xuất hiện nhiều vấn đề cần giải quyết, chi uỷ cần
chọn một hoặc hai vấn đề để bàn bạc giải quyết trong một kì họp tránh tràn lan,
dàn trải, chất lượng thấp.
Nhiệm vụ chính trị của nhà trường được xây dựng theo năm học. Về cơ
bản, nhiệm vụ dạy và học hàng tháng theo yêu cầu chuyên môn của ngành, vì thế
việc sinh hoạt thường kỳ theo hướng dẫn (kiểm điểm công tác tháng trước, triển
khai công tác tháng sau) dễ gây nghèo nàn về nội dung. Chi bộ trường THCS Mỹ
Châu cần thực hiện nhiều hơn các buổi sinh hoạt chuyên đề. Việc này vừa đảm bảo
sinh hoạt chi bộ đều kỳ, sinh hoạt chi bộ chất lượng vừa phục vụ thiết thực cho
nâng cao chất lượng lãnh đạo dạy và học trong nhà trường.
Lựa chọn thời gian, thời điểm sinh hoạt:
Cùng với việc lựa chọn nội dung và hình thức sinh hoạt chi bộ cần xác định
thời gian để thục hiện nội dung đó. Trước đây việc sinh hoạt chi bộ thường tổ chức

lồng ghép, tranh thủ thời gian rảnh của đảng viên hoặc tổ chức vào ngoài giờ hành
chính vì vậy thời gian không đủ để trao đổi, bàn bạc vấn đề. Do đó chủ yếu là nghe
truyền đạt thông tin hoặc tổ chức họp sau buổi làm việc, khi đó không khí không
thoả mái, chỉ mong họp cho xong, thiếu tập trung nên chất lượng không cao. Thời
điểm sinh hoạt tuỳ tiện, sắp xếp được khi nào thì họp khi đó, giải quyết không kịp
thời những vấn đề cần bàn, cần chỉ đạo đến hoạt động của chuyên môn, các đoàn
thể trong trường. Điều đó làm cho chất lượng của buổi sinh hoạt chi bộ nặng nề,
hiệu quả không cao, thiếu tính lãnh đạo của chi bộ đối với hoạt động chuyên môn
và các đoàn thể trong trường. Chi bộ yêu cầu Ban giám hiệu chủ động sắp xếp thời
khoá biểu để đảm bảo sinh hoạt theo đúng kế hoạch.
17
3.3. Chuẩn bị chu đáo nội dung và tổ chức sinh hoạt
Sau khi lựa chọn được nội dung, hình thức xác định thời gian cần thiết và
điểm sinh hoạt chi bộ cần tiến hành chuẩn bị chu đáo nội dung của cuộc sinh hoạt
chi bộ đã lựa chọn và phân công tổ chức thực hiện.
* Phân công chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ chu đáo, cụ thể
Chi uỷ phân công người chủ trì cho từng cuộc họp. Người chủ trì tuỳ theo
nội dung đã lựa chọn của Chi uỷ chuẩn bị nội dung sinh hoạt. Trong chi bộ nội
dung sinh hoạt cần tính tới các tình huống có thể xảy ra trong diễn biến sinh hoạt
và dự kiến phương án xử lý.
Chi uỷ cần chỉ rõ những nội dung chủ yếu thảo luận, dự kiến các loại ý
kiến khác nhau có thể xuất hiện xung quanh vấn đề đua ra bàn bạc và Nghị quyết,
dự kiến phân công tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện nội dung sinh hoạt
chi bộ.
Cùng với việc chuẩn bị nội dung sinh hoạt, cần tiến hành các công việc
khác để đảm bảo buổi sinh hoạt diễn ra đúng kế hoạch và thuận lợi như: Thông báo
sinh hoạt chi bộ, mời đại biểu (nếu cần), chuẩn bị cơ sở vật chất đảm bảo (phòng
họp, ghế ngồi, quạt, nước uống, loa máy…)
3.4. Nâng cao chất lượng điều hành buổi sinh hoạt chi bộ
Thực hiện quy trình buổi sinh hoạt chi bộ theo hướng dẫn hiện hành, gồm:

- Kiểm điếm số dảng viên dự sinh hoạt, số đảng viên vắng mặt, lý do vắng
mặt của từng đồng chí, số đại biểu đến dự (nếu có). Cử đồng chí chủ toạ và thư kí
hội nghị.
- Đồng chí chủ toạ nói rõ mục đích, yêu cầu của cuộc sinh hoạt.
- Đồng chí được phân công chuẩn bị nội dung sinh hoạt, báo cáo nội dung
đã được chuẩn bị từ trước chi bộ: Yêu cầu báo cáo ngắn gọn, rõ ràng, nhất là đối
với những nội dung chủ yếu để dành nhiều thời gian cho chi bộ thảo luận.
- Quá trình tiến hành sinh hoạt phải bảo đảm thực hiện nghiêm túc nguyên
tắc tập trung dân chủ. Đồng chí chủ toạ cần nêu những vấn đề cần thảo luận và mọi
đảng viên đều phát biểu ý kiến của mình, kể cả ý kiến khác với những điểm trong
nội dung đã được chuẩn bị của cấp uỷ, khác với ý kiến của đồng chí khác. Qua
18
thảo luận dân chủ, cuối cùng những vấn đề đó phải được biểu quyết và thành Nghị
quyết của chi bộ.
- Đồng chí chủ toạ kết luận hội nghị cần nhận xét tinh thần, thái độ của các
thành viên trong hội nghị. Nêu rõ những vấn đề đã nhất trí được biểu quyết thông
qua và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau cần tiếp tục nghiên cứu. Chuẩn bị ý
kiến để hội nghị lần sau trao đổi, thảo luận hoặc báo cáo lên cấp trên. Tránh tình
trạng kết thúc sinh hoạt chi bộ nhưng không có kết luận hội nghị dẫn tới hiện
tượng sau sinh hoạt chi bộ mỗi người hiểu và nói theo cách riêng của họ.
- Toàn bộ diễn biến của cuộc sinh hoạt chi bộ phải được ghi chép đầy đủ,
chính xác trong biên bản họp thường kì của chi bộ.
- Tổ chức sinh hoạt chi bộ một cách nghiêm túc có tác dụng to lớn đến chất
lượng sinh hoạt chi bộ. Tính nghiêm túc trong sinh hoạt chi bộ thể hiện ở: Nghiêm
túc trong chuẩn bị nội dung, phân công người phụ trách từng công việc, chọn địa
điểm, thời gian sinh hoạt, điều hành sinh hoạt chi bộ và ghi chép biên bản sinh hoạt
chi bộ.Nghiêm túc trong phát biểu tranh luận, dân chủ bàn bạc biểu quyết. Nghiêm
túc trong đấu tranh phê bình và tự phê bình.
3.5 Đề cao trách nhiệm sinh hoạt chi bộ của đảng viên.
Tham gia sinh hoạt chi bộ là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi đảng viên.

Không tham gia đều đặn sinh hoạt chi bộ thì đảng viên sẽ tự tách mình khỏi tổ
chức Đảng và nhiều lần như thế sẽ bị đưa ra khỏi đảng (theo quy định của điều lệ
Đảng). Đối với những đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cần gương mẫu tham
gia sinh hoạt chi bộ.
3.6. Tranh thủ sự chỉ đạo, kiểm tra của Đảng uỷ xã Thạch Châu
Chất lượng sinh hoạt chi bộ được quyết định chủ yếu bởi trình độ, kinh
nghiệm công tác Đảng, tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc khoa học, dân
chủ của Chi uỷ và đội ngũ đảng viên. Song sự chỉ đạo, giúp đỡ, kiểm tra thường
xuyên của Đảng uỷ cơ sở là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
sinh hoạt chi bộ. Nhiều trường hợp sự giúp đỡ, kiểm tra thường xuyên của Đảng uỷ
cơ sở là một yếu tố đặc biệt quan trọng để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở
những chi bộ yếu kém, sinh hoạt chi bộ thất thường, nội dung nghèo nàn.
19
Đối với chi bộ trường THCS Mỹ Châu cần đề nghị Đảng uỷ xã Thạch Châu
giúp đỡ cụ thể là:
- Phân công Đảng uỷ viên theo dõi, giúp đỡ chi bộ về hoạt động của chi
bộ. Đồng chí Đảng uỷ viên này có trách nhiệm tham gia sinh hoạt chi bộ theo kế
hoạch công tác.
- Bồi dưỡng kiến thức, phổ biến kinh nghiệm công tác Đảng cho chi uỷ.
Trong đó có kiến thức và kinh nghiệm về sinh hoạt chi bộ.
- Hướng dẫn yêu cầu nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng và cung cấp tài
liệu cần thiết.
- Thực hiện chế độ thông tin trong Đảng để Đảng uỷ xã và chi bộ trường
THCS Mỹ Châu nắm được tình hình chung. Đảng uỷ kiểm tra sinh hoạt chi bộ
thông qua kiểm tra định kỳ (qua sổ biên bản), kiểm tra đột xuất và qua báo cáo tình
hình của đổng chí Đảng uỷ viên được phân công phụ trách.
- Cấp uỷ phải lãnh đạo chỉ đạo sâu sát việc xây dựng kế hoạch triển khai,
kiểm tra đôn đốc việc sinh hoạt chi bộ và nội dung nâng cao chất lượng sinh hoạt
chi bộ.
20

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KIẾN NGHỊ
- Đảng ủy xã Thạch Châu cần coi việc giúp đỡ Chi bộ THCS Mỹ Châu là
nhiệm vụ của mình để có kế hoạch cụ thể, hiệu quả.
- Đảng ủy xã cần mở nhiều cuộc sinh hoạt Đảng ủy mở rộng, có mời Bí thư
chi bộ THCS để chi bộ nắm bắt thông tin kịp thời và chỉ đạo thực hiện tốt.
- Cần có chương trình bồi dưỡng cấp uỷ viên ngay từ đầu nhiệm kỳ, trong
đó có nghiệp vụ nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
- Đảng ủy xã cần thực hiện nghiêm chế độ thông tin trong Đảng để đảm
bảo quy định của Điều lệ, đồng thời các chi bộ trực thuộc, nhất là chi bộ nhà
trường cần chủ động trong phối hợp công tác với cấp trên, đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ của mình.
2. KẾT LUẬN
Xuất phát từ đặc điểm về tổ chức và hoạt động của mình, sinh hoạt chi bộ
có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Chất lượng sinh hoạt chi bộ có tác dụng to lớn đối
với công việc củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở Đảng và đội ngũ đảng viên. Vì vậy, cấp uỷ chi bộ phải duy trì và thực hiện
nghiêm túc, có nề nếp chế độ sinh hoạt chi bộ mỗi tháng một lần đúng theo quy
định. Tuỳ theo tình hình đặc điểm, thực tế của cơ quan, đơn vị mà định thời gian
sinh hoạt cho phù hợp, gắn nội dung sinh hoạt với cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Thông qua sinh hoạt chi bộ, Chi bộ phải thường xuyên làm tốt công tác
chính trị tư tưởng, làm cho đảng viên nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí và
nhiệm vụ của đảng viên trong trường học.
Trong sinh hoạt chi bộ cần phải giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ,
tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình. Tổ chức sinh hoạt nghiêm túc, phương
pháp sinh hoạt mềm dẻo, linh hoạt. Các vấn đề của chi bộ, chi uỷ được đưa ra dân
chủ thảo luận, mỗi đảng viên đều được phát biểu ý kiến, tỏ rõ chứng kiến của
mình. Đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, dám nói, dám làm, dám chịu
21

trách nhiệm. Những vấn đề sau khi được bàn bạc dân chủ, biểu quyết theo đa số trở
thành nghị quyết của chi bộ, mọi đảng viên phải nói và làm theo nghị quyết.
Chi uỷ và bí thư chi bộ phải thường xuyên được quan tâm bồi dưỡng, tập
huấn về nghiệp vụ công tác đảng, cách thức điều hành sinh hoạt chi bộ.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ cấp trên về chấp hành
chế độ sinh hoạt chi bộ. Kiểm tra việc sinh hoạt định kì và đột xuất,qua làm việc
trực tiếp với cấp uỷ, với toàn thể đảng viên hoặc kiểm tra qua sổ ghi biên bản họp
chi bộ, qua đó góp phần giúp chi bộ thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt và nâng
cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một biện pháp quan trọng để củng
cố, kiện toàn các chi bộ và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ.
Các chi bộ, Đảng bộ cơ sở và đội ngũ đảng viên cần nắm chắc những vấn đề chủ
yếu nêu trên và vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng chi bộ để nâng cao chất
lượng sinh hoạt chi bộ, đóng góp tích cực và có hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đổi
mới, chỉnh đốn đảng.
Trong giai đoạn hiện nay chú trọng xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể
trong trường học vững mạnh toàn diện, tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng
uỷ, đẩy mạnh phát triển đảng viên trong chi bộ làm nòng cốt thúc đẩy việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện tốt các phong trào thi đua dạy tốt học tốt góp
phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
22

×