Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

vai trò của nữ sinh thpt trong việc hạn chế tỷ lệ hút thuốc lá ở các nam sinh thpt.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.14 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPH CHU VĂN AN – HÀ NỘI
**************
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ
LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015).
VAI TRÒ CỦA NỮ SINH THPT TRONG
VIỆC HẠN CHẾ TỶ LỆ HÚT THUỐC LÁ
Ở CÁC NAM SINH THPT
Khoa học xã hội & hành vi
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
ThS.Trần Khánh Long
Đơn vị công tác: Trường Đại học Y
tế Công cộng
TÁC GIẢ
1.Đào Xuân Hoàng Lớp: 10 Sinh
Trường: THPT Chu Văn An – Hà Nội
2.Trần Bảo Châu Lớp: 12 Anh
Trường: THPT Chu Văn An – Hà Nội
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Hút thuốc lá ở học sinh THPT đang là mối quan ngại hiện nay của xã hội. Hiện
nay, tình trạng hút thuốc ở học sinh THPT gia tăng nhanh hơn so với tỷ lệ hút
thuốc của sinh viên các trường đại học. Tiếp đó, so với các nước phát triển khác
như Mỹ, Nhật Bản, Singapore hay Canada thì con số học sinh hút thuốc lá ở Việt
Nam còn cao hơn nhiều. Cụ thể là tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc tại Mỹ là 20%,
còn ở Việt Nam là 26%. Một thực trạng rất đáng báo động hiện nay là số người
hút thuốc ngày càng trẻ hóa, và hình ảnh những cậu học trò mới học cấp 2, trên
vai vẫn đeo khăn quàng đỏ mà trên môi đã phì phèo điếu thuốc không phải hiếm
gặp. Theo báo cáo của Tổ chức Y Tế Thế giới, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi 13-15
hút thuốc lá là 10,4-22,9%, trong đó có khoảng 5-8% số học sinh được khảo sát


vẫn đang hút thuốc lá. Theo kết quả một nghiên cứu do Trung tâm Truyền thông
Giáo dục sức khỏe Thành phố HCM thực hiện tại 27 trường THPT trên địa bàn
thành phố thực hiện có đến 44% nam sinh và 12% nữ sinh bậc THPT ở TP HCM
có thói quen tai hại này. Trong số này 17% hút 6-10 điếu/ngày, 6% hút 11-19
điếu/ngày, nhiều bạn hút mỗi ngày trên 20 điếu. Điều đáng sợ là có đến 15% học
sinh cho rằng hút thuốc lá là hành vi bình thường, không có gì đáng phê phán.
Ở lứa tuổi học sinh THPH, sự tác động qua lại giữa các bạn bè có ảnh hưởng rất
lớn và mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là sức thuyết
phục của các bạn nữ đối với bạn nam. Sự bàn bạc và thuyết phục của bạn bè
cùng lứa tuổi, đặc biệt là các bạn khác giới ở lứa tuổi này thường có tác động
nhiều hơn cả tác động của gia đình và thầy cô giáo. Chính vì lý do đó nên các
bạn nữ sinh có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc tác động thay đổi hành
vi của con trai. Như vậy, để phần nào hạn chế được tình trạng hút thuốc lá ở học
sinh THPT hiện nay, em chọn cho mình đề tài: “Vai trò của nữ sinh THPT trong
việc hạn chế tỷ lệ hút thuốc lá ở các nam sinh THPT” nhằm các mục tiêu sau
đây:
1. Tìm hiểu tỷ lệ hút thuốc của học sinh tại một số trường Trung học phổ
thông trên địa bàn Hà Nội.
2. Thử nghiệm mô hình thay đổi hành vi hút thuốc của các nam sinh Trung
học phổ thông dựa trên vai trò của nữ sinh Trung học phổ thông
II.TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Thuốc lá trong giới trẻ vốn là một vấn đề tồn tại từ lâu trong xã hội và đến nay
vẫn chưa có những biện pháp giải quyết triệt để.
Tỷ lệ hút thuốc trong lứa tuổi vị thành niên, thanh niên ngày càng có xu hướng
gia tăng không ngừng. Bên cạnh đó, có một điều đáng ngạc nhiên là nhiều
nghiên cứu đã cho thấy phần lớn người hút thuốc lá ở Việt Nam biết thuốc lá có
hại tới sức khỏe, tuy vậy chỉ có khoảng 8% trong số họ là cai đuợc thuốc, chủ
yếu là do sức khỏe đã bắt đầu suy sụp. Như vậy các biện pháp tuyên truyền, giáo
dục qua các phương tiện thông tin đại chúng hay tác động từ phía gia đình thầy
cô dường như không đem lại hiệu quả. Điều tra do Bộ Y tế, tổng cục thống kê,

tổ chức Y tế thế giới và UNICEF tiến hành trong thời gian 2 năm với 7.584
thanh thiếu niên trong độ tuổi 14-25 tại 42 tỉnh, thành phố của Việt Nam cho
thấy 43,6% nam thanh thiếu niên cho biết đã từng hút thuốc với tỷ lệ hút thuốc
lá tăng theo tuổi. Có khoảng 1/5 số nam thành thị trong độ tuổi 14-17 đã từng
hút thuốc (21,7%), tỷ lệ này tăng lên đáng kể ở nhóm tuổi 18-21 (57,7%) và hơn
3/4 (tương đương với 77%) nam giới trong độ tuổi từ 22-25 có hút thuốc. Độ
tuổi trung bình của thanh thiếu niên khi hút điếu thuốc lá đầu tiên là 16,9. Có tới
71,7% nam thanh niên đã từng hút thuốc lá cho biết hiện nay vẫn đang hút, tỷ lệ
này ở nhóm tuổi 14-17 là 45% ở khu vực thành thị và 51,3% ở khu vực nông
thôn. Con số này ở nhóm tuổi 18-21 và 22-25 lần lượt là 42,4% và 60,2%. Lứa
tuổi vị thành niên con trai thường có xu hướng nghe và làm theo lời bạn đồng
niên, đặc biệt là bạn gái. Như vậy nếu như người con gái khuyên ngăn bạn trai
mình bỏ thuốc thì rất có thể họ sẽ nghe theo hoặc ít nhất là sẽ không làm hút
thuốc lá thụ động ảnh hưởng người khác. Vì thế nữ sinh có thể đóng vai trò rất
quan trọng trong việc tác động thay đổi hành vi của nam sinh. Việc các bạn nữ
tác động làm cho bạn trai không hút thuốc sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều so với
việc tuyên truyền về tác hại của thuốc lá hay tác động từ phía gia đình do ở lứa
tuổi này, học sinh nam thường nghe theo lời của bạn bè, đặc biệt là bạn nữ.
Tính mới và tính sáng tạo của đề tài:
- Nâng cao vai trò của học sinh, dùng ảnh hưởng của từng cá nhân và
nhóm, đặc biệt là cá nhân nữ và nhóm nữ sinh THPT ngăn chặn và giảm
tình trạng hút thuốc lá trong học sinh THPT, từ đó gián tiếp làm giảm tỷ lệ
hút thuốc lá trên toàn quốc.
- Giảm số học sinh đã hút thuốc lá, ngăn ngừa và giảm số học sinh có ý
định sẽ hút thử thuốc lá. Góp phần cải thiện môi trường học không khói
thuốc, cải thiện sức khỏe trẻ em vị thành niên. Góp phần xây dựng lối sống
văn minh, văn hóa và lành mạnh trong cộng đồng vị thành niên.
III. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
• Đối tượng nghiên cứu: Các bạn học sinh tại một số trường THPT trên địa bàn
thành phố Hà Nội.

• Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập thông tin: Sử dụng bộ câu hỏi để khảo sát việc hút thuốc lá ở học
sinh trung học phổ thông và thái độ của nữ sinh đối với việc hút thuốc lá ở
các bạn trai.
- Công cụ thu thập thông tin :
- Bộ câu hỏi hướng dẫn hỏi phát hiện học sinh có sử dụng thuốc lá và học sinh
hút thuốc thụ động: Em sẽ trực tiếp kết hợp với Đoàn Thanh niên và các cô
giáo chủ nhiệm các lớp để phát phiếu phỏng vấn cho các bạn trong lớp, giải
thích và hướng dẫn các bạn trả lời câu hỏi, đồng thời cũng đảm bảo các bạn
sẽ cung cấp thông tin thực tế vì bộ câu hỏi được em xây dựng không ghi
nhận lại thông tin về danh tính, các thông tin sẽ được em làm rõ là chỉ để
phục vụ cho mục đích của đề tài.
 Bộ câu hỏi phát vấn về kiến thức, thái độ, hành vi của những học sinh hút
thuốc và các học sinh bị tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động. Bộ câu hỏi sẽ bao
gồm hỏi các thông tin về một số đặc điểm kiến thức về hút thuốc lá và tiếp xúc
với khói thuốc lá thụ động (hiểu biết, tác hại ); hỏi các thông tin về thái độ và
hành vi, phản ứng của những đối tượng nghiên cứu (tiếp cận thuốc lá như thế
nào, chấp nhận cho người khác hút thuốc gần mình không )
VD: (chi tiết xin xem thêm trong phụ lục….)
- Xử lý số liệu: Số liệu thu được sẽ được đưa vào máy vi tính bằng phần mềm
EPI DATA và được xử lý bằng phần mềm SPSS.
t tình THPT trên toàn thành phố Hà Nội.
Một số hoạt động đã triển khai và kết quả đạt được
Tính đến thời điểm hiện tại, em đã tiến hành được một số hoạt động sau:
1. Tiến hành thử nghiệm bộ công cụ thu thập số liệu và phỏng vấn tại chỗ đối
với các bạn trong một của trường THPT Hoàng Diệu- Victoria. Qua cuộc thử
nghiệm, em thu được kết quả:
- Tổng số các bạn trong lớp: 32
- Số bạn nam hút thuốc: 6 bạn chiếm tỷ lệ 18,75%
- Số bạn nữ hút thuốc: không có bạn nào chiếm tỷ lệ 0%

- 90,6% các bạn ủng hộ không hút thuốc trong trường.
- 100% các bạn biết hút thuốc là có hại.
- 100% các bạn nam hút thuốc sẽ dập thuốc nếu bị các bạn gái yêu cầu.
- 81,25% các bạn không đồng tình với việc hút thuốc lá ở lứa tuổi của mình
2. Em đã thử triển khai thành lập 1 nhóm các bạn nữ không thích khói thuốc lá,
kết hợp với phong trào của Đoàn thành niên là xây dựng văn hóa văn minh
học đường – không khói thuốc. Nhóm này sẽ theo dõi, nhắc nhở các bạn hút
thuốc trong lớp. Đồng thời cũng sẽ có hoạt động sinh hoạt của nhóm trong
các giờ sinh hoạt cuối tuần của lớp nói về tác hại của thuốc lá và hướng dẫn
các bạn bỏ thuốc. Một số tài liệu đã được chuẩn bị là:
Phỏng vấn về hiểu biết tác hại của khói thuốc
3. Em đã thiết kế và thử nghiệm một số huy hiệu, logo “không khói thuốc” để
tặng cho các bạn trong lớp nhằm cổ vũ và phần nào đó nhắc nhở các bạn
trong lớp không hút thuốc.
Mẫu logo in trên huy hiệu và sticker
Các huy hiệu có thể đeo trên áo hoặc trên cặp sách, balo để có thể nhìn thấy
thường xuyên và gây sự chú ý. Cũng như vậy đối với các logo, có thể phát,
dán dễ dàng vào các địa điểm thường tập trung đông học sinh hoặc các chỗ
học sinh hay hút thuốc lá.
4. Em đã xin phép nhà trường và lớp dán những tấm biển nội quy không hút
thuốc ở hành lang và phòng học nhằm nhắc nhở và nâng cao ý thức của các
bạn trong lớp đối với việc không hút thuốc.
Kế hoạch sắp tới:
Trên cơ sở những hoạt động và kết quả đã đạt được như em vừa trình bày ở
trên. Sắp tới em sẽ tiếp tục triển khai mở rộng các hoạt động:
1. Tiến hành điều tra trên phạm vi toàn trường của mình và mở rộng ra nhiều
trường THPH khác trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm cả trường công
lập và dân lập.
2. Mở rộng các nhóm nữ sinh không khói thuốc, mỗi lớp sẽ có 1 nhóm như
vậy. Hình thức sinh hoạt nhóm, thông qua kênh Facebook và Twister.

3. Kết hợp với Đoàn TN tổ chức các hoạt động lớn hơn với quy mô toàn
trường nhằm tuyên truyền tốt hơn cho các nhóm nữ sinh hoạt động.
4. Đề đạt, kết hợp với Đoàn TN và nhà trường trao tặng bằng khen cho các
bạn/các nhóm nữ sinh hoạt động tốt.
5. Triển khai mở rộng các cuộc thi sáng tạo “huân chương” không thuốc lá ấn
tượng tặng cho các bạn để cổ vũ phong trào “tẩy chay” thuốc lá. Sử dụng các
logo này phân phát cho các bạn trường khác để nhân rộng mô hình “huân
chương không khói thuốc” tiến tới thành lập các câu lạc bộ “không thuốc lá”
trong các trường THPT.
6. Dán biển cấm hút thuốc, logo “không khói thuốc” ở các điểm các bạn nam
sinh hay trốn ra hút thuốc (nhà vệ sinh, góc kín….)
Kế hoạch và kỳ vọng các hoạt động được trình bày trong bảng dưới đây
STT Hoạt động Người
phối hợp
Thời gian Mục đích/kỳ vọng đạt
được của hoạt động
1 Thu thập và xử lý số liệu Thày, bạn

12/14 Xác định tỷ lệ hút
thuốc lá, xác định vai
trò của nữ sinh
2 Hoàn thiện huy hiệu, logo
“không khói thuốc”
Bạn bè,
thày
01/15 Huy hiệu, logo dễ nhớ,
đẹp và có cảm tình để
các bạn có thể đeo liên
tục.
3 Mở rộng các nhóm nữ

sinh, thành lập các CLB
“không khói thuốc”
Thày, cô,
bạn bè
01/15-02/ Nhân rộng tầm ảnh
hưởng của nữ sinh,
làm giảm tỷ lệ hút
thuốc lá ở nam sinh
4 Điều tra lại, đánh giá ảnh
hưởng của nữ sinh làm
giảm tỷ lệ hút thuốc lá
Thày, bạn

02/15-03-
15
Đánh giá vai trò của
nữ sinh
Tài liệu tham khảo
/> /> /> />ua=1
/> /> />SUID=1&DOCT=1
IV.KẾT LUẬN
Thuốc lá rất dễ nghiện nhưng đã nghiện lại rất khó bỏ. Các bạn học sinh cũng
chưa hình dung hết khi đã nghiện thuốc lá không những phải mang theo gánh
nặng kinh tế mà còn mang theo suốt đời gánh nặng bệnh tật. Bên cạnh những tác
hại trực tiếp dễ nhận thấy ở các đối tượng hút thuốc, hít phải khói thuốc lá thụ
động cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng không kém. Học sinh THPT là lứa tuổi
sống và hoạt động theo nhóm rất mạnh, vì vậy việc dùng vai trò của nữ học sinh
tác động lên nam học sinh nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc ở các nam sinh, ngăn chặn
ý định sẽ hút thuốc lá sẽ phần nào giảm được một tỷ lệ lớn những đối tượng bị
ảnh hưởng bởi thuốc lá nói chung, bao gồm cả người hút thuốc và không hút

thuốc. Vì vậy, em chọn cho mình đề tài này với mong muốn làm giảm thiểu số
trẻ vị thành niên hút thuốc lá để giảm bớt gánh nặng về bệnh tật mà họ phải
mang theo cả đời, giảm các tác động tiêu cực mà hiện tượng này mang đến cho
xã hội.
Phụ lục: BỘ CÂU HỎI PHÁT VẤN
ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA HỌC SINH THPT VỀ HÚT THUỐC LÁ
Vui lòng chỉ khoanh tròn vào 1 chữ cái đầu câu mà bạn cho là đúng.
Giới tính của bạn:
A. Nam
B. Nữ
1. Bạn là học sinh lớp mấy của trường?
A. 10
B. 11
C. 12
2. Bạn đã bao giờ hút thuốc lá chưa?
A. Có
B. Không
3. Nếu được mời hút thuốc, bạn sẽ hay?
A. Từ chối không hút
B. Cứ cầm nhưng không hút
C. Nhận lấy và hút
4. Bạn có dự định hút thuốc không?
A. Chắc chắn không
B. Có lẽ không
C. Có lẽ có
D. Chắc chắn là có
5. Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ sớm thử một điếu thuốc?
A. Chắc chắn không
B. Có lẽ không
C. Có lẽ có

D. Chắc chắn là có
6. Bạn đã bao giờ khuyên bạn mình không hút thuốc nữa chưa?
A. Đã từng
B. Chưa bao giờ
7. Nếu không làm gì, tại sao?
A. Thấy không cần thiết
B. Nói nhiều lần nhưng không hiệu quả
C. Sợ bị cho là khó tính
D. Sợ ảnh hưởng đến quan hệ ở trường
E. Khác ( ghi rõ)………………………
8. Những lý do gì khiến bạn lên tiếng phản đối việc hút thuốc?
A. Lo ngại về sức khỏe người hút
B. Lo ngại về sức khỏe bản thân
C. Khó chịu với mùi thuốc lá
D. Khác( ghi rõ)…………………………
9. Khi được khuyên không hút thuốc, bạn của bạn phản ứng như thế nào?
A. Không phản ứng gì, vẫn hút như bình thường
B. Ngần ngại, nói lại nhưng không bỏ thuốc
C. Đi ra chỗ khác hút
D. Không hút khi có mặt bạn
10. Bạn có thường xuyên hút thuốc không?
A. Không hút
B. Nhiều hơn 5 điếu/ngày
C. 3-5 điếu/ngày
D. Ít hơn 3 điều/ngày
E. Thỉnh thoảng 1-2 điếu/tuần
11. Bạn hay hút thuốc ở đâu? (bạn có thể chọn nhiều lựa chọn)
A. Cổng trường
B. Quán game
C. Ngoài đường

D. Trong trường
E. Ở nhà
F. Bất kể chỗ nào
G. Không hút
12. Trong năm qua (12 tháng), có bao giờ bạn cố gắng để bỏ hút thuốc lá?
A.
B. Vâng, tôi đã cố gắng để bỏ hút thuốc lá.
C.
D. Chưa có ý định
13. Trong suốt 30 ngày qua (một tháng), làm thế nào bạn có được thuốc lá của
riêng bạn một cách thuận lợi nhất?
A.
B. Tôi đã mua chúng từ một cửa hàng.
C.
D. Một người bạn / bạn bè hoặc người độ tuổi của tôi đưa cho tôi.
E. Một phụ huynh hoặc người bạn của gia đình tôi đã đưa cho tôi.
F. Tôi đã lấy thuốc lá từ cha mẹ hoặc người chăm sóc mà không cần hỏi.
G. Tôi đã nhận thuốc lá từ một người anh trai hoặc em gái.
H. Tôi đã có thuốc lá theo cách khác (ghi rõ):……………………
14. Bạn nghĩ sao về nhận định “Học sinh hút thuốc lá ngày càng phổ biến hơn”
A. Đồng ý
B. Không đồng ý
C. Không biết
15. Bạn nghĩ sao về nhận định “Hút thuốc giúp con người quên đi những lo lắng
của họ”
A. Đồng ý
B. Không đồng ý
C. Không biết
16. Bạn nghĩ sao về nhận định “Người KHÔNG hút thuốc không thích khi xung
quanh họ có những người đang hút thuốc lá.”

A. Đồng ý
B. Không đồng ý
C. Không biết
17. Bạn nghĩ sao về nhận định “Hút thuốc làm cho bạn trông trưởng thành hơn”
A. Đồng ý
B. Không đồng ý
C. Không biết
18. Bạn nghĩ sao về nhận định “Hút thuốc làm cho bạn trông ngầu/kool/phong
cách hơn”
C.
19.Bạn nghĩ sao về nhận định “”
20. Bạn nghĩ sao về nhận định “Hút thuốc lá 1 lần thì không có hại”
a. Đồng ý
b. Không đồng ý
c. Không biết
21. Bạn nghĩ sao về nhận định “Hút thuốc lá rất thú vị.”
A. Đồng ý
B. Không đồng ý
C. Không biết
22. Bạn có nghĩ rằng hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe của bạn
A. Chắc chắn không
B. Có lẽ không
C. Có lẽ có
D. Chắc chắn là có
23. Bạn có nghĩ rằng khói thuốc lá của người khác là có hại cho bạn?
A. Chắc chắn không
B. Có lẽ không
C. Có lẽ có
D. Chắc chắn là có
24. Cha mẹ hoặc người chăm sóc của bạn từng cấm bạn hút thuốc lá?

A. Đúng
B. Không đúng
C. Không biết
25. Trong tuần qua, có bao nhiêu ngày bạn tiếp xúc với khói thuốc từ bạn bè?
( chỉ cần tiếp xúc 1 lần trong ngày hoặc hơn)
A. 0
B. 1-2
C. 3-4
D. 5-6
E. 7
26. Trong những ngày bạn tiếp xúc với khói thuốc thì trung bình bạn tiếp xúc
bao lâu?
A. Dưới 30 phút
B. Từ 30 phút đến 60 phút
C. Trên 60 phút
D. Trung bình khoảng:……phút
27. Bạn thường tiếp xúc thụ động với khói thuốc từ đối tượng nào?
A. Bạn bè
B. Giáo viên
C. Nhân viên khác trong trường
D. Đối tượng khác ( ghi rõ)………………………
28. Bạn thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc tại địa điểm nào trong trường?
(bạn có thể chọn nhiều lựa chọn )
A. Lớp học
B. Thư viện, phòng đọc
C. Kí túc xá
D. Sân chơi, sân vận động
E. Căng tin, hàng nước
F. Khác( ghi rõ)…………………………
29. Theo bạn, hút thuốc lá gây ra những bệnh nào sau đây ( bạn có thể chọn )

A. Bệnh Phổi, phế quản , Ho và Viêm họng
B. Bệnh Tim Mạch
C. Ung Thư
D. Lao Phổi
E. Giảm Khả năng tình dục
F. Gầy yếu suy nhược
G. Khác ( ghi rõ)……………………….
30. Theo bạn cần có thái độ như thế nào với người hút thuốc lá trong trường?
A. Lên tiếng phản đối
B. Không có ý kiến gì
C. Đồng tình
D. Khác……………………….
31. Theo bạn, nếu một người đàn ông được mời hút thuốc mà từ chối thì có bất
lịch sự không?
A. Có
B. Có thể( tùy tình huống)
C. Không
D. Không biết/ không trả lời
32. Theo bạn, nếu một học sinh nam để bạn nữ hít phải khói thuốc của mình thì
có chấp nhận được không?
A. Hoàn toàn chấp nhận được
B. Chấp nhận được
C. Không chắc chắn/ không có ý kiến
D. Không chấp nhận được
E. Hoàn toàn không chấp nhận được
33. Giả sử bạn đang hút thuốc, nếu 1 bạn nữ sinh yêu cầu bạn không hút nữa,
bạn sẽ làm gì?
A. Dập bỏ thuốc luôn
B. Đi ra chỗ khác hút tiếp
C. Không phản ứng gì, vẫn hút bình thường

D. Lần sau không hút trước mặt bạn đó nữa
34. Bạn có cảm thấy khó chịu khi người khác hút thuốc trước mặt mình không?
A. Rất khó chịu
B. Khó chịu
C. Bình thường
D. Không khó chịu
35. Bạn có thấy ngại khi yêu cầu 1 người không hút thuốc trước mặt mình
không?
A. Rất ngại
B. Ngại
C. Không rõ, không ý kiến
D. Không ngại lắm
E. Hoàn toàn không ngại
36. Nếu bạn phản đối người quen hút thuốc trước mặt mình bạn có tự tin rằng
việc thuyết phục có hiệu quả không?
A. Rất tự tin
B. Tụ tin
C. Không rõ, không có ý kiến
D. Không tự tin lắm
37. Bạn có ngại khi yêu cầu thuyết phục người khác dừng hút thuốc lá trước mặt
nhiều người không?
A. Rất ngại
B. Ngại
C. Không ngại lắm
D. Hoàn toàn không ngại
38. Nếu bạn phản đối người khác không hút thuốc trước mặt nhiều người, bạn có
tự tin rằng thuyết phục của mình có hiệu quả không?
A. Rất tự tin
B. Tự tin
C. Không rõ, không ý kiến

D. Không tự tin lắm
E. Rất không tự tin
39. Bạn có cảm thấy khó chịu khi có người hút thuốc ở trong trường không?
A. Rất khó chịu
B. Khó chịu
C. Bình thường
D. Không khó chịu
40. Theo bạn có nên cấm hút thuốc trong trường không?
A. Có
B. Không
41. Theo bạn nên cấm những ai hút thuốc trong trường?
A. Học sinh
B. Giáo viên
C. Nhân viên khác (bảo vệ, lao công…)
D. Tất cả mọi người
42. Bạn đã bao giờ nghe/ xem/ đọc các thông tin về tác hại của hút thuốc và khói
thuốc chưa?
A. Có
B. Không
C. Không biết/ không để ý
43. Trong 4 tuần qua, bạn có nghe/xem/đọc thấy những thông tin về tác hại của
khói thuốc và thuốc lá không?
A. Thường xuyên
B. Thỉnh thoảng
C. Hiếm khi
D. Không biết/ không có/ không nghe
E. Khi bạn nghe/xem/đọc những thông tin trên thì bạn cảm thấy?
F. Chú ý
G. Không chú ý lắm
H. Không thích

44. Bạn có sáng kiến nào để giúp nâng cao hiểu biết và xử trí cho những nguời
hút thuốc thụ động không?
……………………………………………………………………………

×