Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

skkn xây dựng một tiết sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.47 KB, 6 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm:
XÂY DỰNG MỘT TIẾT SINH HOẠT TẬP THỂ LỚP CUỐI TUẦN
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, một thế kỉ với nền Khoa học-Công
nghệ phát triển nhảy vọt. Một thế giới năng động, hiện đại với xu thế giao
lưu và hội nhập. Đó là quy luật tất yếu của sự tồn tại và phát triển của mỗi
quốc gia. Trong tình hình chung như vậy, Việt Nam đã và đang quyết tâm
vươn lên với những đột phá quan trọng để tạo đà thành công cho bước
chuyển từ một đất nước chậm phát triển trở thành một nước phát triển với
mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến
bộ. Đó là lý tưởng cao đẹp cho sự phấn đấu của mỗi người Việt Nam yêu
nước, đặc biệt là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai quyết định vận mệnh
của Tổ quốc.
Thế hệ trẻ có hoàn thành sứ mệnh lịch sử trọng đại hay không phần lớn là
nhờ vào công lao của nền giáo dục nước nhà, nhờ tâm lực của đội ngũ thầy
cô giáo để đào tạo ra những lớp người toàn vẹn tài đức, có óc thông minh,
nhạy bén, có tư duy sáng tạo, năng động, có kĩ năng sống, có nhân cách tốt
đẹp, có ý thức của một người công dân tốt. Muốn vậy phải bồi đắp tri thức
và rèn luyện phẩm chất cho học sinh một cách toàn diện qua các hoạt động
giảng dạy và giáo dục trong nhà trường. Trong đó, tiết sinh hoạt cuối tuần
cũng là hoạt động góp phần quan trọng giúp học sinh phát triển nhân cách,
kĩ năng sống để dễ dàng hòa nhập trong cuộc sống của xã hội hiện đại.
Trong thời khoá biểu hiện nay có một tiết sinh hoạt lớp vào ngày thứ bảy
hằng tuần. Đó là quy định bắt buộc theo chương trình của Bộ Giáo dục- Đào
tạo ban hành. Thế nhưng, theo thói quen lâu nay, thông thường tâm trạng và
ý nghĩ của thầy và trò coi tiết sinh hoạt cuối tuần là tiết không quan trọng,
nội dung không rõ ràng, tính “linh hoạt ” mỗi lớp một cách, một chương
trình, không khí tiết sinh hoạt trở nên nhàm chán, nặng nề, ảnh hưởng đến
tâm lí của thầy và trò muốn cho tiết sinh hoạt mau kết thúc. Nên có lúc xảy
ra tình trạng lớp ra trước lớp ra sau, dẫn đến tiết sinh hoạt lớp không có hiệu
quả và tác dụng thiết thực.


Thông thường GVCN dùng tiết sinh hoạt lớp để nhận xét, kiểm điểm ,
nhắc nhở những sai phạm của HS trong tuần và phổ biến kế hoạch, công
việc tuần tới. Đôi khi GVCN cũng giao cho HS điều khiển một phần tiết
sinh hoạt, chủ yếu dưới dạng sơ kết, đánh giá kết quả học tập, thi đua trong
tuần, sau đó GVCN nhắc lại làm cho tiết sinh hoạt thường tẻ nhạt, nặng nề.
Đôi khi tiết sinh hoạt GVCN còn dùng để nhắc đến các khoản thu, hay la
mắng HS. Việc làm mang tính hình thức, hiệu quả tiết sinh hoạt còn thấp,
học sinh ít hứng thú. Đôi lúc nội dung sinh hoạt chỉ 10-15 phút, thời gian
còn lại là nói chuyện, hát…. Không biết làm gì cho hết thời gian, lúc đó cả
thầy và trò ngồi chờ tiếng trống. Vì thế tiết sinh hoạt lớp nhiều lúc bị coi
thường, hiệu quả thấp.
Tiết sinh hoạt lớp nhằm tạo điều kiện cho ban cán sự lớp phát huy năng
lực của mình, tính chủ động sáng tạo, rèn luyện tinh thần tự quản, chất lượng
giáo dục học sinh cũng như của tiết sinh hoạt được nâng cao, tạo không khí
nhẹ nhàng, thoải mái trong tiết sinh hoạt, các em có điều kiện bày tỏ, chia sẻ
tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học
sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong
một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng
ngày ở trường, ở lớp học. Các em được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường
sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, ích kỉ, cục bộ,
bè phái trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học. Đây cũng là dịp để
học sinh làm quen và phát triển các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bản thân
trong cuộc sống hòa nhập với cộng đồng xã hội sau này.
Qua nhiều năm làm công tác quản lý cũng như công tác chủ nhiệm, tôi đã
rút ra kinh nghiệm nên đã xây dựng một tiết sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần
của lớp chủ nhiệm và thực hiện đạt hiệu quả rất cao, hấp dẫn nên đã đem lại
niềm vui cho học sinh cũng như cho chính mình.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
- Xã hội phát triển kéo theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự hội

nhập của nhiều nền văn hóa, của lối sống thực dụng nên nhiều gia đình
thiếu quan tâm đến việc giáo dục con cái. Đã có thời gian chúng ta chỉ coi
trọng việc dạy học văn hóa sao cho học sinh học thật giỏi mà quên đi việc
giáo dục đạo đức. Các em chưa được cung cấp những kĩ năng sống, kĩ năng
giao tiếp hòa nhập với cộng đồng cũng như tính tự quản, cho nên đối với lứa
tuổi phổ thông các em hay có những suy nghĩ chưa chín chắn, tính bộc phát
thiếu kiềm chế có thể dẫn đến những xung đột không hay với các bạn trong
trường, trong lớp.
- Nguyên tắc chung của xây dựng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần:
+ Ưu tiên hàng đầu cho việc giáo dục đạo đức nhưng không tách rời với
các hoạt động dạy học và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS nhằm
đảm bảo mục tiêu, tính chất, nguyên lý giáo dục của nhà trường XHCN.
+ Phát huy tối đa tính tích cực của học sinh.
+ Phát huy thế mạnh của hoạt động tổ.
+ Quan tâm đến tất cả đối tượng học sinh.
+ Tạo được không khí tự nhiên, thoải mái, nhẹ nhàng.
+ Đầu tư kĩ cho khâu chuẩn bị trước của giáo viên và học sinh.
1.1. Tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm
- Hoạt động sư phạm ở trường phổ thông được tiến hành đồng thời hoạt
động dạy học văn hóa và giáo dục đạo đức. Cả hai hoạt động này bổ sung,
hỗ trợ, gắn bó với nhau, thúc đẩy để cùng phát triển trong quá trình phát
triển toàn diện của học sinh. Ngoài việc hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri
thức khoa học một cách có hệ thống thì công tác chủ nhiệm lớp cũng có vai
trò rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong đó, xây
dựng một tập thể biết quan tâm đến nhau, giúp nhau cùng tiến bộ, biết tự
quản, điều hành lớp, biết đóng góp ý kiến để trở thành một lớp vững mạnh,
một con người hòa nhập chung trong một cộng đồng cũng là nhiệm vụ hết
sức quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm.
- Học sinh lứa tuổi THCS có nhiều thay đổi về tâm sinh lí. Vì vậy hoạt
động chủ nhiệm lớp của người giáo viên rất cần thiết để:

+ Hình thành những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng cùng tổ chức, cùng tham
gia các hoạt động tập thể; từ đó nâng cao ý thức tự chủ, tính tự tin, chủ động
và mạnh dạn trong các công việc được giao.
+ Góp phần bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm yêu mến quê hương
đất nước, yêu mến mọi người; có ý thức tôn trọng và đối xử tốt với mọi
người; xây dựng môi trường sống thân thiện, phù hợp đúng với nội quy của
trường lớp, quy định của pháp luật.
- Bên cạnh đó,nếu thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp là đã xây dựng
được một lớp học có nền nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính
chủ động, tích cực học tập của học sinh, góp phần vào việc nâng cao chất
lượng học tập của học sinh.
1.2. Thực trạng
1.2.1. Thuận lợi
- Về phía giáo viên chủ nhiệm: Bản thân là giáo viên giảng dạy chủ nhiệm
nhiều năm nên tôi cũng ít gặp khó khăn trong việc quản lí và điều hành lớp,
giáo dục học sinh, hướng dẫn học sinh tự quản và tổ chức điều khiển tiết
sinh hoạt cuối tuần.
- Về phía học sinh: Phần lớn ban cán sự lớp rất năng động, nhiệt tình và
có hướng cầu tiến. Đây là lớp đa số các em có ý thức học tập tốt nên các
công việc được giao các em đều hoàn thành. Đa số các em tỏ ra mạnh dạn,
thật thà. Thậm chí, có những học sinh vốn nhút nhát nhưng dần dần mạnh
dạn hơn.
1.2.2. Khó khăn
- Thời gian dành cho giờ sinh hoạt còn quá ngắn, chưa hết nội dung đã hết
giờ.
- Việc nắm bắt thông tin về lớp và giữa các thành viên trong lớp cũng như
đưa ra kế hoạch cho tuần tới không có thời gian để phổ biến cho ban cán sự
lớp nắm trước.
- Ban cán sự lớp còn cả nể, theo dõi ghi chép chưa đầy đủ nên việc nhận
xét đánh giá đôi lúc còn sơ sài.

2. Các biện pháp đã thực hiện
Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp được qui định
như một tiết học bắt buộc không thể thiếu ở mỗi cấp học. Đối với bậc THCS
đây là tiết tự quản được các nhà trường xếp ở tiết học cuối của mỗi tuần, thời
điểm để học sinh thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá và đánh giá hoạt động
học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học; đồng thời
xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học tiếp theo nhằm hoàn thành tốt kế
hoạch năm học của mỗi lớp đã đề ra. Tiết sinh hoạt lớp được đặt dưới sự
quản lý, giám sát và tác động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm.
Để hoàn thành tốt tiết sinh hoạt lớp cuối tuần chúng ta cần thực hiện theo
các bước sau:
- Bước 1: Thu thập thông tin- Điều khiển gián tiếp:
+ Rà soát nhiệm vụ của tuần đã triển khai.
+ Nắm bắt tình hình hoạt động của lớp trong tuần thông qua các nguồn
như Sổ theo dõi tiết học, giáo viên bộ môn và cán sự lớp về việc thực hiện
nội quy của tập thể lớp, của cá nhân; việc học tập trong tuần
+ Trao đổi, định hướng trước với lớp trưởng về nhiệm vụ của tiết sinh
hoạt chuẩn bị thực hiện và kế hoạch tuần tới
- Bước 2: Thực hiện giờ sinh hoạt: Gồm các hoạt động như sau:
+ Hoạt động 1: Tổng kết và đánh giá trong tuần
Đây là giờ sinh hoạt tự quản, giờ các em thực hiện phê và tự phê, tự đánh
giá hoạt động của cá nhân và tập thể trong suốt tuần học. Trước khi vào tiết
sinh hoạt lớp chính thức, trong giờ ra chơi, các tổ đã tổng kết thi đua của tổ
công khai trên bảng. Vào giờ sinh hoạt, lớp trưởng điều khiển lớp và thực
hiện nội dung sinh hoạt tự quản của lớp như sau:
. Cả lớp mở đầu bằng một bài hát để tạo khí thế vui tươi, sôi nổi.
. Các tổ trưởng báo cáo kết quả thi đua của các thành viên trong tổ và cả
tổ trong tuần. Lời đề nghị tuyên dương các bạn có thành tích nổi trội hoặc
phê bình những bạn thường xuyên vi phạm nội quy hoặc chưa có cố gắng
trong học tập.

. Các lớp phó báo cáo về nội dung mình phụ trách.
. Lớp trưởng cho các bạn đóng góp ý kiến về các hoạt động của lớp, phản
ánh đúng sai về quá trình theo dõi, xếp loại của các tổ.
. Lớp trưởng tổng kết: Dựa trên quá trình theo dõi, quản lý lớp trực tiếp
trong suốt tuần học và qua báo cáo của các thành viên trong lớp. Lớp trưởng
cần nêu rõ những mặt nổi bật trong tuần đồng thời chỉ ra những hạn chế của
tập thể, của cá nhân trong lớp. Lớp trưởng đề xuất tuyên dương những điển
hình tiên tiến cũng như phê bình cá nhân vi phạm với giáo viên chủ nhiệm.
+ Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch cho tuần tới
Dựa trên sự định hướng trước của giáo viên chủ nhiệm, các nhiệm vụ
khác của Đội, lớp trưởng phải phát thảo kế hoạch thực hiện về nhiệm vụ
phải thực hiện, mục tiêu phấn đấu dựa trên tinh thần khắc phục những mặt
hạn chế trong tuần qua và phát huy những lợi thế của lớp.
Kết thúc hoạt động 2, lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
+ Hoạt động 3: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá
Dựa trên những thông tin đã thu thập về hoạt động của lớp, giáo viên chủ
nhiệm cần:
. Nhận xét về hoạt động thi đua của lớp trong tuần.
. Phê bình nhẹ nhàng nhưng cương quyết những cá nhân sai phạm thiếu cố
gắng trong học tập, thiếu tinh thần trách nhiệm với tập thể lớp. Phát hiện và
ngăn chặn kịp thời những hiện tượng cá biệt.
. Tuyên dương, động viên kịp thời những học sinh đã có sự cố gắng phấn
đấu trong tuần.
. Thưởng phạt công minh để đảm bảo được tính thuyết phục, thu hút và
ràng buộc học sinh.
. Đánh giá góp ý phương pháp làm việc của ban cán sự lớp, uốn nắn điều
chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.
3. Kết quả đạt được
Với tiết sinh hoạt lớp được tiến hành như trên, tôi thấy học sinh của lớp có
hứng thú, lạc quan, đoàn kết thân ái, đặc biệt các kỹ năng tự quản, kỹ năng

sống, kỹ năng giao tiếp của học sinh được hình thành và phát triển, hiệu quả
giáo dục đạo đức của GVCN trong tiết sinh hoạt được nâng cao, tạo cho HS
không còn mặc cảm đối với tiết sinh hoạt, không còn tình trạng bỏ tiết trong
ngày thứ bảy HS thấy được tiết sinh hoạt là một tiết học không phải là một
tiết kiểm điểm. Chính vì vậy, trong thi đua hàng tuần lớp do tôi chủ nhiệm
đều giành được cờ thi đua của trường.
Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một tiết sinh hoạt cuối tuần ở các lớp
THCS rất có hiệu quả trong hoạt động giáo dục, dễ phổ biến, dễ thực hiện,
phù hợp với nhiệm vụ đào tạo con người mới trong thế giới hội nhập để
phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển một đất nước Việt Nam hiện
đại.
III. PHẦN KẾT LUẬN
Sáng kiến kinh nghiệm này có hiệu quả và đã được ứng dụng ở trường
THCS Thạnh Bình. Mô hình này dễ thực hiện ở các trường phổ thông, đặc
biệt là ở trường THCS. Việc thực hiện tiết sinh hoạt cuối tuần theo mô hình
này rất phù hợp, đáp ứng được mục tiêu giáo dục đào tạo trong thời đại mới,
có hiệu quả cao trong phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung
tâm, thỏa mãn nhu cầu tâm lý của lứa tuổi học sinh.
Muốn làm được điều này, GVCN phải nhiệt tình, năng động, ý thức được
tầm quan trọng của tiết sinh hoạt. Các hình thức và nội dung của tiết sinh
hoạt cuối tuần có thể rất phong phú và đa dạng, tuỳ từng trường, có thể triển
khai linh hoạt hơn để phù hợp với đặc điểm của học sinh trường mình, góp
phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Tân Phong, ngày 10 tháng 4 năm 2014
Người viết
Nguyễn Công Minh

×