Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thạch bàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.1 KB, 41 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Ở nước ta trong một thời gian dài nền kinh tế chỉ tồn tại 2 thành phần là
kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, các thành phần kinh tế khác là đối tượng
cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Cũng từ đó trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong công nghiệp xây dựng, vận
tải, thương nghiệp, dịch vụ kinh tế quốc doanh đã chiếm ưu thế tuyệt đối. Nhưng
2 thành phần kinh tế này ngày càng tỏ ra kém hiệu quả và sự yếu kém của nó là
một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế trì trệ. Nhận ra sự không hợp
quy luật của nền kinh tế chỉ duy trì chế độ sở hữu nhà nước và tập thể về tư liệu
sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất và lưu thông, đại hội Đảng lần thứ 6 năm
1986 đã có quyết sách chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, khẳng định nền kinh tế nước ta cần hình thành cơ cấu đa sở
hữu.
Với nhiều thành phần kinh tế như vậy, mỗi thành phần có một vị trí vai
trò riêng của nó. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay trang thiết bị lạc hậu, trình
độ quản lý chưa theo kịp với đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường,
các doanh nghiệp không thể giữ và làm tốt vai trò của mình. Khó khăn cộng với
sự bất cập của các cơ chế chính sách quản lý đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn
trong các doanh nghiệp còn cần phải có những thay đổi mới phù hợp hơn, tích
cực hơn.
Vốn là yếu tố quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh đồng thời nó
cũng là tiền đề để các doanh nghiệp tồn tại, phát triển và đứng vững trong cơ chế
thị trường. Vì vậy, vấn đề quản trị và sử dụng vốn nói chung hay vốn lưu động
nói riêng của các nhà quản trị doanh nghiệp là yếu tố chiến lược quyết định đến
sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong sự cạnh tranh quyết liệt của
nền kinh tế thị trường. Điều này đã chính là những cơ hội và thách thức cho các
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử
Tài liệu được tải từ website
1


Website: Email : Tel (: 0918.775.368
dụng vốn lưu động không còn là vấn đề mới mẻ nhưng lại luôn đặt ra cho các
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Với ý nghĩa đó, tôi xin chọn đề tài:" Tình hình sử dụng và quản lý vốn
lưu động tại công ty Thạch Bàn và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động"
Bài báo cáo gồm 3 phần sau:
- Phần I: Lý luận chung về vốn và vốn lưu động của doanh nghiệp
- Phần II: Thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công
ty Gạch Thạch Bàn
- Phần III: Những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động tại Công ty Gạch Thạch Bàn
Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý
và thông cảm của các thầy cô giáo và các bạn.
Tài liệu được tải từ website
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM VỀ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm về vốn của doanh nghiệp
Vốn là tiền đề hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì để tiến
hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn.
Vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, vốn được gọi là số tiền được ứng trước cho kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có thể vận dụng các
phương thức đầu tư vốn khác nhau với mục tiêu có mức doanh lợi cao và nằm
trong khuôn khổ của pháp luật.
Như vậy, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm

mục đích sinh lợi.
2. Phân loại vốn
Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia làm 2 loại: vốn hữu hình và
vốn vô hình
Căn cứ vào phương thức luân chuyển, vốn được chia làm 2 loại: Vốn cố
định và Vốn lưu động
Căn cứ vào thời hạn luân chuyển, vốn được chia làm 2 loại: vốn ngắn hạn
và vốn dài hạn
Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn được hình thành từ 2 nguồn cơ bản là
nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Căn cứ vào nội dung vật chất, vốn được chia làm 2 loại: vốn thực( còn gọi
là vốn vật tư, hàng hoá) và vốn tài chính( còn gọi là vốn tiền tệ)
3. Vấn đề bảo toàn vốn
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp bảo toàn được vốn kinh doanh
cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã đứng vững và phát triển được trong cạnh
Tài liệu được tải từ website
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tranh. Biểu hiện về mặt kinh tế là quy mô kinh doanh của doanh nghiệp được
mở rộng, đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện, khả năng thanh
toán đối với khách hàng và nghĩa vụ đóng góp với nhà nước cũng được đầy đủ
và nâng cao. Vì vậy bảo toàn vốn luôn luôn là mục tiêu phấn đấu của tất cả các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Theo quy chế quản lý tài chính và
hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước được ban hành kèm theo
nghị định 59 CP và sửa đổi bổ sung theo nghị định 27/1999/NĐ-CP của chính
phủ, các doanh nghiệp nhà nước được nhà nước đầu tư toàn bộ hoặc một phần
vốn điều lệ ban đầu nhưng không thấp hơn tổng mức vốn pháp định của các
ngành nghề mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Ngoài số vốn ban đầu, doanh
nghiệp phải tự huy động vốn để phát triển kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về
việc huy động và sử dụng vốn của mình.

Doanh nghiệp nhà nước có quyền hạn sau đối với số vốn được giao:
quyền sử dụng vốn và quỹ của mình để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc có
hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ
cho phát triển kinh doanh; quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý của
doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp; quyền sử dụng số tiền khấu hao
tài sản cố định để tái đầu tư, thay thế đổi mới tài sản cố định; quyền cho thuê,
thế chấp, cầm cố, nhượng bán, thanh lý những tài sản thuộc quyền quản lý của
doanh nghiệp theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo
tuân thủ những quy định của nhà nước…
Ngược lại, doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo toàn vốn của nhà nước
giao theo đúng quy định: thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản
theo quy đinh; mua bảo hiểm tài sản theo quy định.
II. VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1. Tài sản lưu động và vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1. Khái quát chung về TSLĐ của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm TSLĐ
Tài liệu được tải từ website
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động, các doanh
nghiệp còn cần có các đối tượng lao động. Khác với tư liệu lao động, các đối
tượng lao động như: nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm…chỉ tham gia vào
một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, gía trị của
nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm
Những tư liệu lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là
các TSLĐ, còn xét về hình thái giá trị thì được gọi là vốn lưu động của doanh
nghiệp .
1.1.2. Đặc điểm và phân loại
- Trong các doanh nghiệp người ta thường chia TSLĐ thành 2 loại: TSLĐ
sản xuất và TSLĐ lưu thông

+ TSLĐ sản xuất bao gồm các nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế,
bán thành phẩm, sản phẩm dở dang… đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc
chế biến.
+ TSLĐ lưu thông bao gồm các thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn
bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi
phí trả trước…
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu
thông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình
sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục
- Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá- tiền tệ, để hình thành các TSLĐ
sản xuất và TSLĐ lưu thông, các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban
đầu nhất định. Vì vậy cũng có thể nói vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn
tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm các TSLĐ của doanh nghiệp.
1.2. Vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động,
các doanh nghiệp còn cần có các đối tượng lao động như đã nói ở trên. Những
Tài liệu được tải từ website
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đối tượng lao động này về hình thái hiện vật được gọi là TSLĐ nhưng xét về
hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Như vậy vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ hay vốn lưu động
là lượng giá trị ứng trước cho toàn bộ TSLĐ của doanh nghiệp
1.2.2. Nội dung vốn lưu động
Vốn lưu động bao gồm: vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn
han, các khoản phải thu, hàng tồn kho và TSLĐ khác
- Vốn bằng tiền bao gồm: tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm: các khoản đầu tư chứng

khoán, vốn góp liên doanh và đầu tư tài chính khác có thời hạn thu hồi vốn dưới
1 năm hay trong một chu kỳ kinh doanh.
- Các khoản phải thu bao gồm: phải thu của khách hàng, trả trước cho
người bán, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, phải thu nội bộ, các khoản phải
thu khác
- Hàng tồn kho bao gồm: hàng mua đang đi trên đường, nguyên vật liệu
tồn kho, công cụ dụng cụ tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành
phẩm tồn kho, hàng hoá tồn kho, hàng gửi bán
TSLĐ khác bao gồm: các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ
kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản cầm cố, ký cược ký quỹ ngắn hạn.
1.2.3. Phân loại vốn lưu động
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, cần thiết phải tiến hành
phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông
thường có các cách phân loại sau:
- Theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, theo
cách phân loại này VLĐ được chia làm 3 loại:
+ VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật
liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ
Tài liệu được tải từ website
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+ VLĐ trong khâu sản xuất: bao gồm giá trị sản phẩm dở dang, nửa thành
phẩm tự chế và vốn về chi phí trả trước
+ VLĐ trong khâu lưu thông: bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền,
các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán( các khoản phải thu,
tạm ứng…)
- Theo hình thái biều hiện: VLĐ trong doanh nghiệp được chia thành 2
loại:
+ Vốn hàng tồn kho( hay vốn vật tư, hàng hoá)
+ Vốn tiền tệ: bao gồm vốn bằng tiền, các khoản phải thu, các khoản tạm

ứng
- Theo nguồn hình thành, VLĐ được chia làm 2 loại:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
+ Nợ phải trả
1.2.4. Kết cấu VLĐ và các nhân tố ảnh hưởng
Từ các cách phân loại trên, doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu
VLĐ của doanh nghiệp mình theo những tiêu thức khác nhau. Kết cấu VLĐ
phản ánh thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số
VLĐ của doanh nghiệp. O các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng
không giống nhau. Việc phân tích kết cấu VLĐ của doanh nghiệp theo các tiêu
thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm
riêng về số VLĐ mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các
trọng điểm và biện pháp quản lý VLĐ có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ
thể của doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ của doanh nghiệp có thể chia
thành 3 nhóm chính:
- Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh
nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và
khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ của chủng
loại vật tư cung cấp
Tài liệu được tải từ website
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Các nhân tố về mặt sản xuất: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của
doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của chu kỳ sản
xuất…
- Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa
chọn theo các hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán…
III. NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC
ĐỊNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp
Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và
có hiệu quả kinh tế cao là một nội dung quan trọng của quản trị tài chính doanh
nghiệp. Trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang thực hiện hạch toán kinh
doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu VLĐ cho sản xuất kinh doanh các
doanh nghiệp đều phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng vì:
- Tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm, nâng
cao hiệu quả sử dụng VLĐ
- Đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành
bình thường và liên tục
- Không gây nên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của
doanh nghiệp
- Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu VLĐ
của doanh nghiệp
Xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ không khuyến khích doanh nghiệp khai
thác các khả năng tiềm tàng, tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất để
nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, gây nên ứ đọng vật tư hàng hoá, vốn chậm
luân chuyển, làm cho phát sinh những chi phí không cần thiết đồng thời làm
tăng gía thành sản phẩm
Xác định nhu cầu VLĐ thấp quá sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp: doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không đảm bảo
Tài liệu được tải từ website
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
sản xuất liên tục gây nên những thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả năng
thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng
Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, giảm thấp tương đối nhu cầu
VLĐ không cần thiết doanh nghiệp cần tìm các biện pháp phù hợp tác động đến
nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất.

2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần
thiết của doanh nghiệp
2.1. Phương pháp trực tiếp
Nội dung: Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật
tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để xác định nhu cầu của từng khoản vốn lưu
động trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
2.1.1. Xác định nhu cầu VLĐ cho khâu dự trữ sản xuất
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường phải sử dụng
nhiều loại vật tư khác nhau. Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến
hành liên tục, doanh nghiệp phải luôn có một lượng vật tư dự trữ nhất định.
VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: giá trị các loại nguyên vật liệu
chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật tư đóng gói, công
cụ dụng cụ.
* Đối với nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính
Công thức: Vnl = Mn x Nnl
Vnl: nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính năm kế hoạch
Mn: Mức tiêu dùng bình quân một ngày về chi phí nguyên vật liệu chính
năm kế hoạch
Nnl: số ngày dự trữ hợp lý
Tổng chi phí sử dụng NNVL chính trong năm KH
Mn =
360 ngày
Tài liệu được tải từ website
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Nnl bao gồm: số ngày đi trên đường + (số ngày nhập kho cách nhau x hệ
số xen kẽ vốn) + số ngày kiểm nhận nhập kho + số ngày chuẩn bị sử dụng + số
ngày bảo hiểm.
- Hệ số xen kẽ vốn là tỷ lệ % giữa mức dự trữ bình quân một ngày về
NVLC với mức dự trữ cao nhất về nguyên vật liệu chính của doanh nghiệp

* Đối với các khoản vốn khác trong khâu dự trữ sản xuất như: vật liệu
phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… nếu sử dụng nhiều và thường xuyên có thể
áp dụng phương pháp tính như đối với nguyên vật liệu chính ở trên.
* Đối với các khoản vốn được sử dụng không nhiều và không thường
xuyên, mức tiêu dùng ít biến động thì có thể áp dụng phương pháp tính theo tỉ lệ
% với tổng mức luân chuyển của loại vốn đó trong khâu dự trữ sản xuất.
Công thức:
Vnk = Mlc x T %
Vnk : nhu cầu vốn trong khâu dự trữ của loạI vốn khác
Mlc : tổng mức luân chuyển của loạI vốn đó trong khâu dự trữ
T% : tỉ lệ % của loạI vốn đó so với tổng mức luân chuyển.
2.1.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động trong khâu sản xuất
* Xác định nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo:
Sự tồn tại của các sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất là cần thiết
để đảm bảo sự sản xuất của các doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Để xác
định nhu cầu vốn này phải căn cứ vào 3 yếu tố: Mức chi phí sản xuất bình quân
một ngày trong kỳ kế hoạch (Pn), độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm (Ck), hệ số
sản phẩm đang chế tạo (Hs)
Công thức:
Vdc = Pn x Ck x Hs
Vdc: Nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo
Pn = Tổng mức chi phí trong kế hoạch / 360 ngày
- Tổng chi phí chi ra trong kỳ kế hoạch = số lượng sản phẩm sản xuất kỳ
kế hoạch x giá thành sản xuất đơn vị từng loại sản phẩm
Tài liệu được tải từ website
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Chu kỳ sản xuất sản phẩm (Ck) là khoảng thời gian kể từ khi đưa
nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi sản phẩm được chế tạo xong và kiểm
tra nhập kho

- Hs là tỷ lệ % giữa giá thành bình quân sản phẩm đang chế tạo và giá
thành sản xuất sản phẩm.
* Xác định nhu cầu vốn chờ kết chuyển (chi phí phân bổ dần)
- Khái niệm: chi phí chờ kết chuyển là các khoản chi phí thực tế đã phát
sinh nhưng chưa tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ mà được phân bổ dần
vào nhiều kỳ tiếp theo để phản ánh đúng đắn tác dụng của chi phí và không gây
biến động lớn đến giá thành sản phẩm.
- Chi phí chờ kết chuyển bao gồm: các chi phí sửa chữa lớn, chi phí
nghiên cứu, thí nghiệm, chế thử sản phẩm mới, chi phí công cụ dụng cụ xuất
dùng một lần có giá trị lớn, chi phí các công trình tạm…
- Cách tính: Vpb = Vpd + Vpt – V pg
Vpb: vốn chi phí chờ kết chuyển trong kỳ kế hoạch
Vpd: vốn chi phí chờ kết chuyển đầu kỳ kế hoạch
Vpt: vốn chi phí chờ kết chuyển tăng trong kỳ kế hoạch
Vpg: Vốn chi phí chờ kết chuyển được phân bổ vào giá thành sản phẩm
trong kỳ kế hoạch
2.1.3. Xác định nhu cầu vốn lưu động trong khâu lưu thông:
* Khái niệm: là nhu cầu vốn lưu động để lưu giữ, bảo quản sản phẩm,
thành phẩm ở kho với quy mô cần thiết trước khi xuất ra cho các hàng.
* Cách tính: Vtp = Zsx x Ntp
Vtp: vốn thành phẩm kỳ KH
Zsx: giá thành sản xuất hàng hoá bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch
Ntp: số ngày luân chuyển của vốn thành phẩm
Zsx = tổng giá thành sản xuất hàng hoá thành phẩm cả năm/ 360
Tài liệu được tải từ website
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ntp là khoảng thời gian từ khi sản phẩm, thành phẩm được nhập kho đến
khi đưa đi tiêu thụ và thu được tiền về. Nó bao gồm: số ngày dự trữ ở kho thành
phẩm + số ngày xuất kho và vận chuyển + số ngày thanh toán.

Sau khi xác định được nhu cầu vốn lưu động cho từng loại vốn trong từng
khâu kinh doanh, tổng hợp lại sẽ có toàn bộ nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp trong kỳ kế hoạch.
2.2. Phương pháp gián tiếp:
* Nội dung: Dựa vào số vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu
động năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp năm kế
hoạch.
* Cách tính:
Công thức 1: Vnc = VLĐ
0
x M
1
/M
0
x (1 ± t%)
Vnc: nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch.
M
1
, M
0
: tổng mức luân chuyển năm kế hoạch và năm báo cáo
VLĐ
0
: số dư bình quân vốn lưu động bình quân năm báo cáo
t%: tỷ lệ tăng hoặc giảm số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
so với năm báo cáo.
M = Tổng doanh thu – thuế gián thu
VLĐ
0

= (Vđq
1
/2 + Vcq
1
+ Vcq
2
+ Vcq
3
+ Vcq
4
/2)/ 4
Vđq
1
: vốn lưu động đầu quý 1
Vcq
1
, Vcq
2
, Vcq
3
, Vcq
4
: vốn lưu động cuối quý 1,2,3,4
(K
1
- K
0
)
t% = x 100
K

0
K
1
: kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
K
0
: kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo
Tài liệu được tải từ website
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Công thức 2:
Vnc = M
1
/ L
1
M
1
: tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch
L
1
: số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch
Để xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết năm kế hoạch cho từng khâu
kinh doanh theo phương pháp tính toán gián tiếp, doanh nghiệp có thể căn cứ
vào tỷ trọng vốn lưu động được phân bổ hợp lý trong các khâu kinh doanh theo
thống kê kinh nghiệm ở các năm trước.
Phương pháp gián tiếp trong xác định nhu cầu vốn lưu động có ưu điểm là
tương đối đơn giản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn
lưu động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp, phù hợp với điều
kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
IV. BẢO TOÀN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU

ĐỘNG
1. Ý nghĩa của việc quản lý vốn lưu động
- VLĐ trong cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân
chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Muốn quá trình sản xuất
được tiến hành liên tục, doanh nghiệp phải có đủ lượng VLĐ đầu tư vào các
hình thái khác nhau đó, khiến cho việc chuyển hoá hình thái của vốn trong quá
trình luân chuyển được thuận lợi. Nếu doanh nghiệp nào đó bị thiếu vốn thì việc
chuyển hình thái sẽ gặp khó khăn, VLĐ không luân chuyển được và quá trình
sản xuất cũng bị gián đoạn.
- Trong các doanh nghiệp, sự vận động của VLĐ phản ánh sự vận động
của vật tư hàng hoá. Số VLĐ nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư hàng hoá
dự trữ trong các khâu nhiều hay ít. Quản lý VLĐ là một bộ phận trọng yếu của
công tác quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Ý nghĩa của việc quản lý VLĐ
+ Đảm bảo sử dụng VLĐ hợp lý, tiết kiệm
Tài liệu được tải từ website
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+ Hạ thấp chi phí sản xuất, tiết kiệm chi phí bảo quản đồng thời thúc đẩy
tiêu thụ sản phẩm và thanh tóan các khoản công nợ một cách kịp thời nhằm tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2. Bảo toàn vốn lưu động
2.1. Sự cần thiết phải bảo toàn VLĐ
* Khái niệm:
Bảo toàn VLĐ là đảm bảo duy trì được giá trị thực của VLĐ ở thời điểm
đánh giá hiện tại so với thời điểm đầu tư ban đầu tính theo giá cả hiện tại. Tức là
số VLĐ thu được đủ mua một lương vật tư hàng hoá tương đương với thời điểm
bỏ vốn ban đầu mặc dù có sự biến động của giá cả thị trường
Quản lý và sử dụng VLĐ là khâu quan trọng trong công tác quản lý tài
chính của doanh nghiệp, trong đó việc bảo toàn VLĐ là vấn đề cực kỳ quan

trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
* Những yếu tố làm cho VLĐ ( vật tư, hàng hoá và tiền tệ ) của doanh
nghiệp bị giảm sút
- Hàng hoá bị ứ đọng, kém phẩm chất, không phù hợp với nhu cầu thị
trường, không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với gía bị hạ thấp
- Các rủi ro bất thường xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Kinh doanh bị lỗ kéo dài làm cho vốn bị thiếu hụt dần vì doanh thu bán
hàng không đủ bù đắp VLĐ
- Nền kinh tế có lạm phát, giá cả tăng nhanh làm cho sau mỗi vòng luân
chuyển VLĐ của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá
- VLĐ trong thanh toán bị chiếm dụng lẫn nhau kéo dài với số lượng lớn
Vì các nguyên nhân trên đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động bảo toàn
VLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục
và thuận lợi.
2.2. Các biện pháp thực hiện việc bảo toàn VLĐ và phát triển VLĐ
- Định kỳ tiến hành kiểm kê, đánh gía lại toàn bộ vật tư hàng hoá, vốn
bằng tiền, vốn trong thanh toán… để xác định số VLĐ hiện có của doanh nghiệp
Tài liệu được tải từ website
14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở đánh giá đối chiếu với sổ sách kế toán để điều
chỉnh cho hợp lý.
- Đối với doanh nghiệp lớn, việc thường xuyên kiểm soát hàng tồn kho có
tầm quan trọng đặc biệt. Thông qua việc kiểm soát sẽ giúp cho doanh nghiệp
thực hiện dự trữ vật tư hàng hoá đúng chủng loại, đúng số lượng đảm bảo cho
hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục, không bị xảy ra thiếu hoặc
thừa vật tư, hàng hoá. Cũng thông qua kiểm soát hàng tồn kho mà bảo vệ được
vật tư hàng hoá khỏi bị hư hỏng, mất mát, kịp thời phát hiện chất lượng vật tư
hàng hoá và tính hữu hiệu của quản lý, bảo vệ kho tàng.
- Những vật tư hàng hoá tồn đọng lâu ngày không thể sử dụng được do

kém hoặc phẩm chất phải chủ động giải quyết, phần chênh lệch thiếu phải xử lý
kịp thời để bù đắp lại.
- Những khoản vốn trong thanh toán, vốn bị chiếm dụng cần có biện pháp
đôn đốc và giải quyết tích cực để thu tiền về nhanh chóng và sử dụng ngay vào
sản xuất kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển VLĐ
- Đối với doanh nghiệp bị lỗ kéo dài cần có biện pháp khắc phục lỗ: sử
dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, cải tiến phương pháp công nghệ để hạ giá thành
sản phẩm, tăng nhanh vòng quay của VLĐ
- Để đảm bảo sử dụng VLĐ hợp lý, doanh nghiệp phải biết lựa chọn, cân
nhắc nên đầu tư vốn vào khoản nào và lúc nào là có lợi nhất và tiết kiệm nhất
- Để bảo toàn VLĐ trong điều kiện có lạm phát, khi phân phối lợi nhuận
cần phải dành ra một phần để hình thành quỹ dự phòng tài chính nhằm bù đắp số
hao hụt do lạm phát.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3.1. Khái niệm:
Các doanh nghiệp dùng VLĐ của mình để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Quá trình vận động của VLĐ bắt đầu từ việc dùng tiền mua sắm vật tư dự trữ
cho sản xuất, tiến hành sản xuất và tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới
hình thái tiền tệ ban đầu. Doanh nghiệp càng sử dụng vốn đó hiệu quả bao nhiêu
Tài liệu được tải từ website
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh
doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn đồng
VLĐ nhằm làm cho mỗi đồng VLĐ hàng năm có thể mua sắm nguyên vật liệu
được nhiều hơn, sản xuất sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn
Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm VLĐ được biểu hiện trước hết ở tốc độ
luân chuyển của VLĐ trong doanh nghiệp nhanh hay chậm. VLĐ luân chuyển
càng nhanh thì hiệu suất sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu phản ánh
tốc độ luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp gọi là hiệu suất sử dụng VLĐ. Thông

qua phân tích chỉ tiêu này có thể thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường quản lý kinh
doanh, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả VLĐ.
3.2. Các chỉ tiêu của hiệu quả sử dụng VLĐ
3.2.1. Tốc độ luân chuyển VLĐ
Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng 2 chỉ tiêu là số lần luân chuyển
(số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển (số ngày của 1 vòng quay vốn)
Công thức:
L = M/Vlđ
L: số lần luân chuyển của VLĐ trong năm
M: tổng mức luân chuyển vốn trong năm
Vlđ: Vốn lưu động bình quân trong năm
- Số kỳ luân chuyển vốn: phản ánh số ngày để thực hiện 1 vòng quay vốn
vốn lưu động
Công thức:
K = 360 / L hay
K = VLĐ x 360/M
M, Vlđ: như công thức trên
K: kỳ luân chuyển vốn lưu động
M và Vlđ được xác định như công thức đã nêu trên II.2.2.
3.2.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển
Tài liệu được tải từ website
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển được biểu hiện
bằng 2 chỉ tiêu là mức tiết kiệm tuyệt đối và mức tiết kiệm tương đối.
* Mức tiết kiệm tuyệt đối:
- Khái niệm: mức tiết kiệm tuyệt đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn
nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào
công việc khác.
- Công thức: M

1
Vtktđ = x K
1
– VLĐ
0
= VLĐ
1
– VLĐ
0

360
Vtktđ: vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối
VLĐ
0
, VLĐ
1
: vốn lưu động bình quân năm báo cáo và KH
M
1
: tổng mức luân chuyển vốn năm KH
K
1
: kỳ luân chuyển VLĐ năm KH
* Mức tiết kiệm tương đối:
- Khái niệm: mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn
nên doanh nghiệp có thể tăng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm
hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động.
- Công thức:
M
1

Vtktgđ = x (K
1
- K
0
)
360
3.2.3. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:
- Nội dung: chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VLĐ có thể làm ra bao nhiêu
đồng doanh thu.
- Công thức:
HS SDVLĐ = Doanh thu/ VLĐ bình quân
Số doanh thu được tạo ra trên 1 đồng VLĐ càng lớn thì HS SDVLĐ càng
cao.
3.2.4. Hàm lượng VLĐ:
Tài liệu được tải từ website
17
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Nội dung: là số VLĐ cần có để đạt được 1 đồng doanh thu
- Công thức:
VLĐ
HL VLĐ =
Tổng doanh thu thực hiện trong kỳ
3.2.5. Tỷ suất lợi nhuận (mức doanh lợi) VLĐ.
- Nội dung: chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập)
- Công thức:
LN trước thuế (hoặc LN sau thuế thu nhập)
TS LN/VLĐ =
VLĐ trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng

cao.
Tài liệu được tải từ website
18
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG CỦA CÔNG TY GẠCH THẠCH BÀN
I. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Thạch Bàn thành lập năm 1959, tiền thân là xí nghiệp gạch ngói
Thạch Bàn
Công ty Thạch Bàn ( TBC) là một trong những đơn vị hàng đầu của
ngành sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam. Từ năm 1997 công ty Thạch Bàn
thuộc tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng- Bộ xây dựng.
Bốn mươi năm phát triển, công ty Thạch Bàn đã đạt được những thành
tựu đáng tự hào:
- Là đơn vị dẫn đầu của ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong toàn quốc
được nhà nước trao tăng huân chương độc lập hạng ba
- Sản lượng hàng năm của công ty đạt 30-40 triệu viên gạch ngói quy tiêu
chuẩn, mẫu mã đa dạng. Dây chuyền sản xuất gạch ốp lát Granite của công ty là
một trong những dây chuyền hiện đại nhất mới được nhập khẩu. Tháng 5/2000,
công ty đã nhận được nhận chứng chỉ ISO-9002 do tổ chức chứng nhận hệ thống
quản lý chất lượng quốc tế viết tắt BVQI cấp
- Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, từ năm 1993
công ty đã có thêm chức năng tham gia xây lắp và chuyển giao công nghệ cho
nhiều nhà máy sản xuất gạch xây theo công nghệ lò nung TUYNEN trên phạm
vi cả nước. Công ty đã vượt qua mục tiêu 1 triệu m
2
/ năm đối với dây chuyền
sản xuất gạch ốp lát Granite, năm 2000 nâng công suất lên 2 triệu m
2

/ năm
- Doanh thu hàng năm của công ty đạt trên 140 tỷ VNĐ
- Công ty có gần 400 cán bộ công nhân viên, trong đó có trên 20% công
nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, hàng trăm công nhân kỹ thuật bậc
cao, có khả năng ứng dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất.
Tài liệu được tải từ website
19
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Từ năm 1997, một bộ phận sản xuất gạch ngói tách ra thành lập công ty
cổ phần gạch ngói Thạch Bàn. Là đơn vị hạch toán độc lập, công ty cổ phần
gạch ngói Thạch Bàn hoạt động rất có hiệu quả, doanh thu hàng trăm tỷ đồng,
sản phẩm gạch ngói của công ty đang được thị trường trong nước rất ưa chuộng
2. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty chủ yếu hoạt động tập trung trên 4 lĩnh vực
2.1. Sản xuất vật liệu xây dựng
Sản xuất gạch ốp lát Granite- sản phẩm của công nghệ mới và hiện đại
nhất, đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và một số nước trong khu vực.
Granite TBC thực sự là sản phẩm của thế kỷ 21. Với dây chuyền hiện đại, hàng
năm TBC đã đưa ra thị trường 2 triệu m
2
/ năm, song số lượng này chưa đủ để
đáp ứng nhu cầu thị trường, trong các năm tới công ty sẽ đưa dây chuyền 2 vào
hoạt động và nâng năng suất lên nhằm phục vụ hết nhu cầu của thị trường. Gạch
xây của công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn nhiều năm liền đạt huy chương
vàn tại các hội chợ lớn trong nước.
2.2. Kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất
Ngoài việc tiêu thụ sản phẩm gạch ốp lát Granite, gạch xây, ngói, TBC
còn là đại lý độc quyền tại Việt Nam tiêu thụ các sản phẩm lan can cầu thang và
ban công INOX hoa do hãng Daejin Metal Corporation- Hàn Quốc sản xuất.
2.3. Từ 1993-1999 công ty Thạch Bàn đã triển khai xây lắp và chuyển

giao công nghệ cho 35 nhà máy sản xuất gạch ngói bằng lò nung Tuynen trên
lãnh thổ Việt Nam( TBC là đơn vị chủ trì thiết kế, xây dựng và chuyển giao
công nghệ lò nung Tuynen cho xí nghiệp gạch 22/12 Nghệ An từ năm 1992, tiếp
theo đó là hàng loạt các xí nghiệp gạch xây khắp 3 miền Bắc- Trung- Nam). Các
nhà máy gạch lò Tuynen do TBC xây dựng hàng năm cung cấp hàng tỷ viên
gạch xây dựng quy tiêu chuẩn.
2.4. Tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp
Với kinh nghiệm 40 năm trong nghề xây dựng, một bộ phận kỹ sư của
công ty đã làm nhiệm vụ tư vấn thiết kế cho nhiều công trình dân dụng và công
Tài liệu được tải từ website
20
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nghiệp bước đầu được đánh gía cao. Ngoài 35 xí nghiệp mà công ty chuyển giao
và đồng thời tư vấn thiết kế nhà xưởng, công ty còn tư vấn và trực tiếp tham gia
ốp lát cho các công trình lớn có vị trí trung tâm ở thủ đô Hà Nội như: Khách sạn
Tower, Ngân hàng Vietcombank, Trung tâm vui chơi giải trí Stabowl
3. Quy mô hoạt động và tiêu thụ sản phẩm
* Công ty có hơn 600 đại lý ở 61 tỉnh thành trên toàn quốc:
Đà Nẵng, Đắc Lắc, Đồng Nai, Đồng Tháp, An Giang, Bà Rỵa- Vũng Tàu,
Bình Định, Bình Dương, Bình Thuận, Bạc Liêu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cà Mau,
Cần Thơ, Gia Lai, Hà Nội, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hải Dương, Tiền
Giang, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên, Thái Bình, Tây Ninh, Sóc
Trăng, Quảng Trị, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Bình, Phú
Yên, Ninh Thuận, Ninh Bình, Nghệ An, Nam Định, Long An, Lạng Sơn, Lâm
Đồng.
* Là một công ty lớn thuộc tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng- Bộ
xây dựng, công ty Thạch Bàn có 5 đơn vị thành viên:
- Nhà máy gạch ốp lát Granite
- Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng và vật liệu trang trí nội thất
- Xí nghiệp xây lắp và tư vấn

- Chi nhánh công ty Thạch Bàn miền Trung
- Chi nhánh công ty Thạch Bàn tại Miền Nam
- Các đơn vị thành viên trong những năm qua hoạt động rất hiệu quả, góp
phần đưa công ty Thạch Bàn trở thành con chim đầu đàn của ngành sản xuất vật
liệu xây dựng Việt Nam.
4. Giám đốc công ty và Địa chỉ liên hệ
- Giám đốc công ty Thạch Bàn: Nguyễn Thế Cường- một kỹ sư hoá giàu
kinh nghiệm, một nhà quản lý quyết đoán và tự tin
- Địa chỉ liên hệ:
Address: Xã Thạch Bàn- Huyện Gia Lâm- Hà Nội
Tel: (84-4)- 8272653, (84-4)- 8271682
Tài liệu được tải từ website
21
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Fax: (84-4)- 8272654, (84-4)- 8750551
Email: TBC @ hn.vnn.vn
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VLĐ VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VLĐ CỦA CÔNG TY THẠCH BÀN:
Bảng cân đối kế toán kế toán tóm lược
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002
A. Tài sản 212.855.592.856 246.722.080.384
I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 108.573.270.573 147.377.147.990
1. Vốn bằng tiền 676.989.987 3.911.683.680
2. Các khoản phải thu 47.999.524.577 56.354.754.851
3. Hàng tồn kho 52.718.313.362 76.650.727.698
4. Tài sản lưu động khác 7.178.442.647 10.459.981.761
II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 104.282.322.283 99.344.932.394
1. Tài sản cố định 102.166.032.902 88.257.139.068
2. Xây dựng cơ bản dở dang 262.686.481 10.282.601.504
3. Ký quỹ, ký cược dài hạn 1.853.602.900 5.191.822

B. Nguồn vốn 212.855.592.856 246.758.383.517
I. Nợ phải trả 200.590.524.709 234.077.837.401
1. Nợ ngắn hạn 117.144.546.214 171.240.445.092
2. Nợ dài hạn 74.115.978.495 52.477.392.309
3. Nợ khác 9.330.000.000 10.360.000.000
II. Nguồn vốn chủ sở hữu 12.265.068.147 12.680.546.116
Nguồn: Phòng tài chính kế toán- Công ty gạch Thạch Bàn
Để xem xét tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của TBC chúng ta nhận xét
về các hệ số tài chính (VLĐ) của công ty:
1. Hệ số phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
1.1. Cơ cấu tài sản
Đây là một dạng tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân
một đồng vốn kinh doanh thì dành ra bao nhiêu để hình thành TSCĐ và TSLĐ
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/ Tổng
tài sản
Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối kế toán tóm lược, ta có:
Tài liệu được tải từ website
22
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+ Tỷ suất đầu tư vào TSNH năm 2001 =
562128555928
731085732705
=51,01%
+ Tỷ suất đầu tư vào TSNH năm 2002 =
842467220803
901473771479
= 59,73%
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn năm 2001 = 100% - 51,01% =48,99%
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn năm 2002 = 100% - 59,73% = 40,27%
Qua số liệu về tỷ suất đầu tư TSLĐ( tài sản ngắn hạn ) và TSCĐ( tài sản

dài hạn ) của công ty cho thấy công ty đầu tư nhiều hơn vào tài sản ngắn hạn
nhưng nhìn chung sự đầu tư của công ty vào hai lĩnh vực này cũng tương đối
đồng đều và chưa có sự chênh lêch lớn. Nhận thấy công ty có sự quan tâm đến
việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn nhiều hơn: năm 2001 công ty đầu tư vào TSNH
là 51,01% và đầu tư vào TSDH là 48,99%, đến năm 2002 sự đầu tư vào TSNH
của công ty đã tăng lên 59,73%(tăng 8,72% so với năm 2001) nhưng đồng thời
công ty cũng giảm sự đầu tư vào TSDH xuống còn 40,27%(giảm 8,72% so với
năm2001). Số % giảm này đúng bằng với số % tăng lên của việc đầu tư vào
TSNH chính tỏ rằng trong năm 2002 công ty đã đặc biệt quan tâm đến việc đầu
tư vào các nguồn vốn lưu động(cụ thể công ty đã tăng đầu tư vốn bằng tiền, tăng
các khoản phải thu, tăng hàng tồn kho…đồng thời công ty giảm đầu tư vào một
lượng TSCĐ hữu hình và ký quỹ dài hạn
- Cơ cấu tài sản = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/ TSCĐ và đầu tư dài hạn
Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối kế toán tóm lược, ta có:
+ Cơ cấu tài sản năm 2001 =
831042823222
731085732705
= 1,041 hay 104,1%
+ Cơ cấu tài sản năm 2002 =
49934493239
901473771479
= 1,483 hay 148,3%
Chỉ tiêu này cho thấy công ty năm 2001 đầu tư vào TSNH lớn hơn 4,1%
so với đầu tư vào TSDH nhưng năm 2002 công ty lại tiếp tục nâng cao việc đầu
tư vào TSNH và tăng 48,3% so với đầu tư vào TSDH. Điều này cho thấy công
ty chưa quan tâm đầu tư vào TSCĐ và có thể làm hạn chế việc đổi mới kỹ thuật
công nghệ để tạo ra tiền đề cho việc tăng năng lực sản xuất trong tương lai. Việc
tăng vốn lưu động vào năm 2002 của công ty không hợp lý, không mang lại hiệu
Tài liệu được tải từ website
23

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
quả vì trong khi tăng vốn lưu động: 147.377.147.990-108.573.270.573=
38.803.877.417 thì cùng với nó là sự tăng lên của một lượng hàng tồn kho đáng
kể: 76.650.727.698-52.718.313.362 = 23.932.414.336
1.2. Cơ cấu nguồn vốn
Phản ánh bình quân một đồng vốn kinh doanh hiện nay doanh nghiệp
đang sử dụng có mấy đồng vay nợ hoặc có mấy đồng vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ
và hệ số vốn chủ sở hữu là 2 chỉ số quan trọng nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn.
- Hệ số nợ = Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn = 1- Hệ số vốn chủ sở hữu
Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối kế toán ta có:
+ Hệ số nợ năm 2001 =
562128555928
092005905247
= 0,9423 hay 94,23%
+ Hệ số nợ năm 2002 =
172467583835
012340778374
= 0,9486 hay 94,86%
Qua số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
chủ yếu có từ nguồn vốn vay nợ bên ngoài: năm 2001 tổng nợ phải trả là
200.590.524.709 trong đó tổng nguồn vốn của doanh nghiệp chỉ có
212.855.592.856 tức là tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp chiếm tới 94,23%
tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.Điều này chứng tỏ nguồn vốn tự
có của doanh nghiệp là chiếm rất ít trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp.
Đến năm 2002 hệ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp lại có
chiều hướng gia tăng 94,86%, hệ số này cao có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp
bởi sự ràng buộc, sức ép của các khoản vay nợ cũng như tính độc lập của doanh
nghiệp với các chủ nợ bị giảm sút. Vay nợ nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu
cộng với việc làm sản xuất kinh doanh không có hiệu quả sẽ làm doanh nghiệp
lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, ứ đọng vốn và uy tín về độ tin cậy

với các chủ nợ cũng bị suy giảm.
- Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn = 1-
Hệ số nợ
+Hệ số vốn chủ sở hữu năm 2001 =1- 0,9423 =0,0577 hay 5,77%
+Hệ số vốn chủ sở hữu năm 2002 = 1- 0,9486 =0,0514 hay 5,14%
Tài liệu được tải từ website
24
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Qua số liệu về NVCSH của doanh nghiệp: năm 2001, hệ số VCSH =
12.265.068.147 và chiếm 5,77% trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cho thấy
rằng NVCSH của doanh nghiệp chiếm quá nhỏ so với tổng nguồn vốn của
doanh nghiệp và doanh nghiệp chủ yếu là đi vay nợ bên ngoài. Trên thực tế các
chủ nợ thường thích hệ số tự tài trợ càng cao càng tốt, chủ nợ nhìn vào hệ số này
để tìm thấy một sự đảm bảo cho các món nợ vay được hoàn trả đúng hạn. Vì vậy
đối với doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ thấp mà không tận dụng được nguồn
vốn nợ đó một cách hợp lý và có hiệu quả thì nguồn nợ phải trả cao sẽ là một
gánh nặng đối với các nhà doanh nghiệp.
Ngược lại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, việc sử dụng
nguồn vốn của người khác tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh là một việc làm
đáng khích lệ, tuy nhiên công ty cần xem xét nguồn vốn này ở mức độ hợp lý có
thể huy động và sử dụng đem lại hiệu qủa cao, loại trừ trường hợp đem lại rủi ro
cho công ty khi nguồn vốn sử dụng không mang lại lợi nhuận cho công ty. Vì
vậy công ty nên nghiên cứu xem xét và phát huy nguồn vốn chiếm dụng này ở
thời hạn hợp lý, phù hợp với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Nguồn vốn này là một tiềm năng đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
2.2. Hệ số thanh toán nhanh
Các TSLĐ trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi
thành tiền. Trong TSLĐ hiện có thì vật tư hàng hoá tồn kho chưa thể chuyển đổi
ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy hệ số khả
năng thanh tóan nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn

của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng
hoá.
Khả năng thanh toán nhanh =( TSLĐ và đầu tư ngắn hạn – vật tư hàng
hoá tồn kho )/ Tổng nợ ngắn hạn
Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối tóm lược, ta có:
- Khả năng thanh toán nhanh năm 2001 =
141171445462
25271831336731085732705 −
=
0,4768
Tài liệu được tải từ website
25

×