Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ CỔ PHẦN HOÁ DNNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.95 KB, 26 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ CỔ PHẦN HOÁ DNNN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY
I: Các quan điểm cần quán triệt trong quá trình thực hiện
CPH.
1. Cổ phần hoá DNNN không phải là quá trình tư nhân hoá.
Cổ phần hoá DNNN đó là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp
có một chủ sở hữu (là Nhà nước) thành doanh nghiệp có nhiều chủ
sở (sở hữu hỗn hợp). Vì vậy trong quá trình thực hiện CPH cần phải
đảm bảo các DNNN sau khi CPH phải thuộc sở hữu hỗn hợp chứ
không phải là sở hữu tư nhân.
Đối với các lĩnh vực kinh tế quan trọng, Nhà nước thông qua
vai trò cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, đối với các lĩnh vực khác
Nhà nước thông qua pháp luật và các chính sách điều tiết vĩ mô,
điều chỉnh hoạt động của các công ty cổ phần phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
2: Cổ phần hoá DNNN là giải pháp cơ bản cơ cấu lại DNNN, nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tình trạng phổ biến của các DNNN hiện nay là thiếu vốn hoạt
động, công nghệ lạc hậu, tổ chức quản lý chưa tốt, do đó hiệu quả
sản xuất, kinh doanh và sức canh tranh còn thấp. Bên cạnh đó thì
mô hình CTCP đang hoạt động rất có hiệu quả trong nền kinh tế thị
trường và nó có rất nhiều ưu điểm mà DNNN không có. Vì vậy việc
CPH DNNN là một phương pháp hữu hiệu để cơ cấu lại hệ thống
DNNN đang trong tình trạng làm ăn kém hiệu quả.
3: Phải lấy thước đo kinh tế xã hội làm thước đo cho công
tác CPH DNNN.
Cổ phần hoá DNNN sẽ góp phần giảm gánh nặng cho ngân
sách, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động. Song bản
việc thu hồi vốn Nhà nước, tăng thu nhập cho doanh nghiệp được
CPH chỉ là những kết quả trực tiếp mà chưa phải là mục tiêu cuối
cùng của CPH. Là giải pháp để cơ cấu lại DNNN, mục tiêu hiện nay


của CPH là góp phần đổi mới khu vực DNNN tăng sức canh tranh
của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế. Như vậy có
thể nói mục đích cuôi cùng cần đạt tới là hiệu quả của toàn bộ hệ
thống doanh nghiệp chứ không phải ở những kết quả kinh tế ở một
vài doanh nghiệp hay bản thân các doanh nghiệp CPH.
4: Cổ phần hoá DNNN phải đảm bảo đúng định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Việc CPH tuỳ tiện có thể đưa đến một khu vực DNNN với cơ
cấu méo mó, lệch lạc không đủ sức giữ vai trò chủ đạo không đảm
đương nổi chức năng là công cụ vật chất cho sự điều tiết kinh tế
của tỉnh. Tại các DN cổ phần hoá, người lao động có thể rơi vào
tình trạng sa sút thu nhập, bị đối sử bất bình đẳng thậm chí mất
việc làm… Vì vậy khi lựa chọn các DNNN để cổ phần hoá, phương
án cổ phần hoá phải được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo lợi
ích của người lao động, của DN và của tỉnh có thể nói rằng các
nguyên tắc và các quan điểm trên đây có quan hệ chặt chẽ và thống
nhất với nhau. Những quan điểm này chi phối tiến độ và hiệu quả
của tiến trình cổ phần hoá và do đó phải được quán triệt trong tư
tưởng của các cấp các nghành, các DN trong quá trình cổ phần hoá.
II: Một số giải pháp và kiến nghị.
1: Giải pháp tỉnh cần thực hiện
.
Trong điều kiện hiện nay để tăng tốc nhanh tiến trình CPH ở
tỉnh Hà Tây thì các cấp Uỷ Đảng, các sở, ban ngành và ban thân các
DNNN được CPH của tỉnh phải có sự cố gắng lớn đồng bộ trong
phạm vi quyền hạn của mỗi cấp uỷ Đảng, sở, ban ngành, doanh
nghiệp.
Nhìn chung trong thời gian tới để đẩy nhanh tiến độ CPH thì
cần tiến hành tốt các vấn đề sau:
1.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức chỉ đạo.

Ngoài việc có một cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn,
kinh nghiệm cho thấy một bộ máy tổ chức chỉ đạo đủ mạnh với
những chuyên gia có đủ năng lực về công tác CPH là rất quan
trọng. Vì vậy để phát huy đầy đủ vai trò của bộ máy tổ chức chỉ đạo
trong thời gian tới thì bộ máy này cần được kiện toàn, tổ chức
chặt chẽ hơn và để làm được việc này cần thực hiện tốt các việc
sau:
-Ban hành các văn bản mới, hướng dẫn tổ chức chỉ đạo chi
tiết, đồng bộ ở các cấp, sở, ban ngành. Tăng cường phối hợp giữa
các ngành và nhất là với cục thuế, UBND tỉnh nên giao nhiệm vụ
cho Cục thuế tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán thuế cho những
DN thực hiện chuyển đổi trong các năm tới.
- Tăng cường việc kiểm tra giám sát trong việc tổ chức chỉ
đạo tránh tình trạng các cán bộ, nhân viên của các cấp, các sở,
ngành, phòng ban có chức năng, nhiệm vụ...không thực hiện đúng
theo quy định hoặc thẩm quyền của mình. Có chế độ thưởng, phạt
phân minh đối với các cán bộ trong bộ máy tổ chức chỉ đạo và các
cán bộ ở các doanh nghiệp. Tỉnh nên đưa chỉ tiêu thực hiện CPH
vào nội dung xét thi đua khen thưởng hàng năm, đồng thời cũng có
hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với các cán bộ thiếu tinh thần
trách nhiệm hoặc sai phạm trong quá trình CPH.
- Thường xuyên tổ chức các lớp để phổ biến các Nghị định liên
quan đến CPH cho các cán bộ ở các huyện, thị và ở các doanh
nghiệp. Cử cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng về lĩnh vực CPH, dự
các hội nghị, hội thảo về CPH do TW tổ chức, đi nghiên cứu thực tế
CPH ở các tỉnh bạn từ đó rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện ở
tỉnh nhà.
- Tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân,
nhất là người lao động trong các DNNN thực hiện CPH hiểu được
lợi ích, ý nghĩa và sự cần thiết của công tác CPH DNNN. Từ đó giúp

mọi người tránh được sự phân biệt giữa DNNN và CTCP...
1.2. Đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ trong DNNN.
Trước khi tiến hành CPH DNNN thì doanh nghiệp phải giải
quyết, xử lý các khoản nợ xong thì mới tiến hành các bước tiếp
theo. Nhưng trên thực tế các DNNN trên địa bàn tỉnh trong thời
gian qua việc thực hiện xử lý các khoản nợ rất phức tạp làm ảnh
hưởng lớn đến tốc độ CPH. Vì vậy trong thời gian tới tỉnh kết hợp
với các DNNN phải tăng nhanh tốc độ xử lý nợ trong các DNNN
theo các hướng sau:
* Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi.
+ Đối với các khoản nợ khó đòi do nguyên nhân khách quan:
- Đối với các khoản nợ đã có đủ chứng cứ xác định là
khoản nợ không đòi được như: con nợ đã bị giải thể, phá sản, con
nợ đã bỏ trố... thì được sử dụng quỹ dự phòng các khoản nợ phải
thu khó đòi bù đắp thêm, hạch toán kết quả kinh doanh (nếu có lãi),
hoặc giảm giá trị doanh nghiệp trước khi thực hiện CPH (nếu
không còn lãi).
- Các doanh nghiệp sau khi CPH vẫn tiếp tục có trách nhiệm
theo dõi, thu hồi các khoản nợ đã được xử lý theo nguyên tắc trên
và nộp về quỹ hỗ trợ CPH DNNN.
+ Đối với các khoản nợ do nguyên nhân chủ quan đã quy được
trách nhiệm cá nhân hoặc tập thể thì phải chịu trách nhiệm bồi
thường vật chất. Phần tổn thất (sau khi xử lý trách nhiệm) được xử
lý như đối với các khoản nợ khó đòi có nguyên nhân khách quan.
* Đối với vốn ngân sách Nhà nước.
- Về nguyên tắc, các doanh nghiệp phải có biện pháp thanh
toán các khoản nợ đọng ngân sách trước khi thực hiện CPH.
- Trường hợp DNNN hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu
quả, nhưng có khó khăn về tài chính đã đầu tư thành tài sản cố
định thì doanh nghiệp phải lập phương án xử lý nợ, huy động hết

các nguồn hiện có (quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn khấu hao, thu
hồi công nợ...), để bù đắp các khoản chiếm dụng của ngân sách để
đầu tư. Trường hợp đã huy động hết nguồn hiện có nhưng vẫn
không đủ bù đắp thì doanh nghiệp báo cáo cho cơ quan có thẩm
quyền để thực hiện ghi thu ngân sách, ghi tăng vốn Nhà nước cho
doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thanh toán do
bị thua lỗ thì doanh nghiệp báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền xem
xét, cho phép xoá nợ ngân sách với mức tối đa bằng số luỹ kế của
doanh nghiệp tại thời điểm có quyết định thực hiện CPH.
* Đối với nợ ngân hàng thương mại Quốc doanh.
- Đối với các DNNN gặp khó khăn trong thanh toán, không cân
đối được nguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn...thì được xem
xét khoanh nợ quá hạn có đến thời điểm quyết định triển khai CPH.
- Đối với DNNN bị lỗ, mất khả năng thanh toán thì cho phép
xoá nợ lãi vay ngân hàng mà doanh nghiệp chưa thanh toán với
mức không vượt quá số lỗ còn lại sau khi xử lý nợ ngân sách. Phần
nợ ngốc quá hạn còn lại, doanh nghiệp phối hợp với ngân hàng chủ
nợ và các tổ chức mua bán nợ thuộc ngân hàng để thực hiện xử lý
theo hướng mua lại nợ.
- Các khoản tổn thất của ngân hàng thương mại Quốc doanh
do khoanh hoặc xoá nợ cho DNNN (trước khi thực hiện CPH) được
hoạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, quỹ bù đắp rủi ro của
ngân hàng, giảm vào nợ vay của ngân hàng Nhà nước hoặc được
ngân sách hỗ trợ một phần khi các ngân hàng thương mại không đủ
nguồn để bù đắp theo hướng dẫn của Bộ tài chính và ngân hàng
Nhà nước.
1.3. Tăng cường vai trò của quỹ hỗ trợ CPH.
Trong quỹ hỗ trợ CPH DNNN bao gồm hoạt động thu và chi.
Vậy để tăng cường vai trò của quỹ hỗ trợ CPH thì phải thay đổi cả

nguồn thu và chi:
* Về nguồn thu, tỉnh chủ động hơn nữa trong việc khai thác và
kế hoạch hoá nguồn thu thông qua các hoạt động:
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức trong và ngoài nước tài
trợ cho các hoạt động sắp xếp và chuyển đổi sở hữu DNNN thuộc
phạm vi được giao quản lý.
- Chủ động phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất,
kinh doanh thực trạng tài chính; tình hình quản lý và sử dụng lao
động ở các DNNN nằm trong kế hoạch CPH. Đồng thời, dự kiến
nguồn thu và xác định những vấn đề cần hỗ trợ để cân đối nguồn
Quỹ, lên phương án đề nghị ngân sách Nhà nước hỗ trợ hoặc quỹ
TW điều hoà.

×