Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Một số điều về công ty TNHH 2 thành viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.23 KB, 4 trang )

A. Đặt vấn đề
Công ty TNHH loại hình công ty kết hợp giữa mô hình công ty đối nhân và công ty đối
vốn. Sự kết hợp này dẫn đến công ty TNHH mang trong mình bản chất của một công ty
“đóng” như : vốn điều lệ chia thành từng phần, mỗi thành viên có thể góp nhiều, ít khác
nhau và bắt buộc phải góp đủ khi công ty thành lập (điều 39 luật doanh nghiệp 2005); phần
vốn góp của các thành viên không thể hiện dưới hình thức cổ phiếu và phải chuyển nhượng
theo quy định của pháp luật (điều 44 luật doanh nghiệp 2005); trong quá trình hoạt động,
công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn
(khoản 3 điều 38 luật doanh nghiệp 2005). Muốn hiểu rõ vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu
rõ về các quy định về vốn điều lệ và góp vốn điều lệ của công ty TNHH.
B. Giải quyết vấn đề
1. Định nghĩa vốn điều lệ của công ty TNHH có hai thành viên trở lên.
Căn cứ theo khoản 6 Điều 4 của Luật Doanh Nghiệp 2005: “vốn điều lệ là số vốn do
các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi
vào Điều lệ công ty”.
Khoản 1 điều 6 Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp: “ Vốn
điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là tổng giá trị các phần
vốn góp do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã
được ghi vào Điều lệ công ty”.
Tuy nhiên mô hình công ty TNHH là mô hình lí tưởng để kinh doanh ở qui mô vừa và
nhỏ nên vốn điều lệ của công ty có đặc trưng sau :
Thứ nhất: vốn điều lệ được xác định bởi con số mà các thành viên công ty góp hoặc
cam kết góp vốn. Vốn điều lệ của công ty TNHH là con số “thực”. Nói cách khác với hành
vi góp vốn, số vốn do các thành viên góp trở thành vốn của công ty và được ghi nhận vào
điều lệ của công ty.
Thứ hai: mặc dù công ty TNHH có vốn là một con số thực và người ta có thể xác định
được dễ dàng phần vốn góp của mỗi thành viên công ty là bao nhiêu nhưng luật cũng cho
phép tình trạng “nợ” vốn trong công ty TNHH
.
Khoản 2 điều điều 39 Luật Doanh Nghiệp
2005 quy định: “ trường hợp thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết


thì số vốn chưa góp được coi là số nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số
vốn đã cam kết”.

Trong công ty TNHH, người ta phải xác định một cách rõ ràng số vốn mà công ty có để
làm cơ sở xác định trách nhiệm của công ty với bên thứ ba. Nhưng cũng xuất phát từ bản
chất là một công ty “đóng” nên việc lựa chọn thời điểm hoàn thành việc góp vốn thuộc
quyền định đoạt của các thành viên.
2. Góp vốn điều lệ.
a. Các quy định
Luật Doanh Nghiệp 2005 và Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp đã có các quy
định về việc góp vốn điều lệ của các thành viên trong công ty TNHH.
Theo qui định của Luật Doanh nghiệp, nghĩa vụ góp vốn của thành viên công ty được
xác định theo cam kết góp vốn. Sự khác biệt giữa việc thực góp và cam kết góp chỉ là yếu
tố thời gian. Việc hoàn thành hành vi góp vốn theo cam kết góp vốn được thực hiện tại một
thời điểm trong tương lai. Nhưng có thể thấy Luật Doanh nghiệp không hề có một giới hạn
về mặt thời gian nào cho việc hoàn thành nghĩa vụ góp vốn, thời hạn để thành viên góp vốn
vào công ty dài hay ngắn phụ thuộc vào thỏa thuận góp vốn giữa các thành viên công ty.
Khoản 1 điều 42 Luật Doanh Nghiệp 2005 quy định rõ nghĩa vụ của thành viên là phải
“Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty”. Nếu thành
viên không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn thì khoản vốn chưa góp được xem là khoản
nợ của thành viên đối với công ty và thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại phát sinh ra từ khoản vốn chưa đóng góp đó. Để giải quyết vấn đề này Nghị định
102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp đã có quy định tại điều 18: “thành viên
phải góp vốn đầy đủ, đúng tiến độ đã cam kết trong Danh sách thành viên. Nếu việc góp
vốn được thực hiện nhiều hơn một lần, thời hạn góp vốn lần cuối của mỗi thành viên
không vượt quá 36 tháng, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên và mỗi lần góp vốn
thành viên được cấp một giấy xác nhận số vốn đã góp của lần góp vốn đó”. Với hướng

dẫn này, Nghị định 102/2010/NĐ-CP đã tạo cơ sở cho việc chấm dứt tình trạng nợ vốn
không thời hạn của thành viên công ty TNHH.
b. Trường hợp thành viên không đóng góp đủ số vốn điều lệ.
Nếu một thành viên không hoàn thành nghĩa vụ góp vốn thì có thể nhìn nhận ở hai hành
vi: không hề tiến hành việc góp vốn hoặc chỉ góp một phần theo cam kết góp vốn. Luật
Doanh nghiệp có phương án giải quyết, ở khoản 3 Điều 39 :“Sau thời hạn cam kết lần
cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử
lý theo một trong các cách: a) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa
góp; b) Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty; c) Các thành viên còn lại góp
đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn bvđiều lệ công ty”, tại
khoản 5 điều 18 Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp cũng quy định
thêm thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn lần cuối của thành viên để giải quyết
theo điều 39 luật doanh nghiệp như trên.
Trường hợp không huy động đủ số vốn điều lệ thì luật doanh nghiệp còn bỏ ngỏ. Nếu
chỉ căn cứ theo khoản 6 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp: “vốn điều lệ là số vốn do các thành
viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ
công ty” thì chưa đủ cơ sở pháp lý để khẳng định nghĩa vụ phải đăng ký giảm vốn điều lệ
của công ty TNHH trong trường hợp này, mặc dù trên lý thuyết chúng ta thừa nhận có khả
năng này. Trong điều 60 Luật Doanh nghiệp qui định các trường hợp giảm vốn điều lệ của
công ty cũng không hề thừa nhận trường hợp giảm vốn điều lệ trong trường hợp không huy
động đủ số vốn điều lệ theo cam kết góp vốn của các thành viên
.
C. Kết luận
Pháp luật chỉ quy định vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty chứ không hạn chế sự
phát triển về vốn cũng như quy mô kinh doanh của công ty. Trong kinh doanh, vốn là yếu
tố quan trọng, công ty muốn phát triển, mở rộng kinh doanh thì phải huy động vốn ở nhiều
nguồn khác nhau. Vì thế mà công ty có quyền lựa chọn những hình thức và cách thức huy
động vốn phù hợp với điều kiện cụ thể của mình và theo đúng quy định của pháp luật. Tuy
nhiên, đối với công ty TNHH thì không được phát hành cổ phiếu ra thị trường để công khai
huy động vốn của công chúng, đây là điểm khác biệt lớn giữa loại hình công ty cổ phần và

công ty TNHH.
Tài liệu tham khảo :
1. Giáo trình luật thương mại tập 1 – NXB CÔNG AN NHÂN DÂN
2.
cua-nghi-111inh-102-2010-n111-cp

×