Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

ĐỀ TÀI: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ Thanh Trì Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 79 trang )

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ - Thanh
Trì - Hà Nội
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các lĩnh vực khác
của nền kinh tế quốc dân. Thì sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành
tựu quan trọng. Trong nông nghiệp trồng trọt là một trong 2 ngành chủ yếu đó
là cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người và cung cấp nguyên liệu
cho ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến. Giai đoạn 1991 -
2000 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,4% (mục tiêu đề ra là 4,0 - 4,2%).
Sản lượng lương thực bình quân của người dân từ 330kg năm 1990 lên 435 kg
năm 2000. Nếu 1997 theo giá trị hiện hành giá trị sản xuất nông nghiệp mới
đạt 98852,3 tỷ đồng thì năm 2000 đạt 125384,4 tỷ đồng [7], trong đó trồng
trọt chiếm khoảng 76% - 79,5%. Năm 1997 giá trị sản xuất ngành trồng trọt
đạt 74492,5 tỷ đồng, đến năm 2000 đạt 86860 tỷ đồng [8].
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung ngành trồng trọt cũng
từng bước phát triển rất phong phú, đa dạng về quy mô, lực lượng sản xuất và
đã áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất và chia thành nhiều ngành sản xuất khác nhau. Mỗi một ngành
đều có vai trò, vị trí nhất định trong nền sản xuất không ngành phủ nhận
ngành nào.
ở nước ta có lợi thế là khí hậu nhiệt đới gió mùa, về sinh học quỹ gen dồi
dào nên sản xuất rau ở nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển. Đã và đang
trở thành mòi nhọn trong sản xuất nông nghiệp góp phần quan trọng vì mục
tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo định hướng
mà Đại hội Đảng toàn quốc lần IX đã đề ra. Xuất phát từ chiến lược đó, Bộ
nông nghiệp và PTNT đã xây dựng dự án sản xuất rau quả, hoa, cây cảnh thời
kỳ 2001 - 2010 với mục tiêu cải thiện đời sống người dân nông thôn và tạo ra
khối lượng lớn hàng hoá xuất khẩu.
Ngành sản xuất rau được cả nước quan tâm vì rau xanh là nhu cầu không
thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của con người. Đặc biệt là khi lương


thực và các thức ăn giàu đạm được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất
lượng của rau lại càng tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh
dưỡng và kéo dài tuổi thọ mà tục ngữ Việt Nam có câu "Cơm khôgn rau như
đau không thuốc".
Mặt khác đối với người sản xuất rau là cây trồng ngắn ngày, từng được
nhiều vụ trong năm nên tăng hệ số sử dụng đất, tạo công ăn việc làm cho
người lao động và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.
Để cho cơ thể con người hoạt động bình thường theo các nhà dinh dưỡng
học cho rằng cần cung cấp 2300 - 2500 kcal/ngày. Trong đó phải có 250 - 300
gam rau/ngày tương đương với 7,5 - 9kg/người/tháng. Hay 90 - 108 kg rau/
người/năm [1].
ở nước ta hiện nay, dân số có khoảng hơn 80 triệu người thì cần phải có
7200 - 8640 nghìn tấn rau. Năm 2002 sản xuất rau mới đạt 6956,4 nghìn/tấn
rau các loại. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu rau ở trong nước cũng như
hướng tới xuất khẩu thì cần phải có sự đóng góp đầy đủ từ người sản xuất rau
cũng như các cơ quan hữu trách.
Những năm gần đây, nước ta cảnh báo về ngộ độc thực phẩm trên mọi
phương tiện thông tin đại chúng. Theo số liệu chưa đầy đủ của Bộ y tế năm
2000 - 2001 có 440 ca ngộ độc thực phẩm với hơn 8000 người bị và 122
người bị chết [20] thêm vào đó đời sống của nhân dân ngày càng tăng nhu cầu
sử dụng rau an toàn là rất chính đáng và vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ thực tế, năm 1994 thành phố Hà Nội đã triển khai chương
trình sản xuất rau an toàn. Từ đó đến nay vẫn được duy trì và phát triển.
Thành phố quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tại các huyện ngoại thành,
Thanh Trì cũng là một trong những huyện được quy hoạch vùng sản xuất rau
an toàn. Yên Mỹ là huyện Thanh Trì có nhiều lợi thế và tiềm năng nên năm
1996 đã bắt đầu sản xuất rau an toàn theo quy trình của thành phố Hà Nội.
Những năm qua sản lượng rau hàng hoá của xã đạt khoảng 2000 tấn - 2500
tấn. Rau sản xuất ra được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Hà Nội. Giá trị sản
phẩm hàng hoá bình quân những năm gần đây đạt 4,5 - 5 tỷ đồng. Mặc dù, đã

đạt được những kết quả đáng khích lệ làm cho người nông dân phấn khởi, tin
tưởng vào cái mới song vẫn còn nhiều tồn tại trong vấn đề sản xuất rau an
toàn: Đó là người nông dân chưa thực sự chủ động trong việc sản xuất, ruộng
đất vẫn còn manh mún chưa tập trung đó là những khó khăn cho người dân
trong việc đầu tư thâm canh, chăm bón. Quy trình sản xuất rau an toàn đôi khi
không tuân thủ triệt để nên ảnh hưởng đến việc tiêu thụ làm người tiêu dùng
giảm độ tin cậy. Từ những hạn chế đó làm cho hiệu quả kinh tế của việc sản
xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ giảm đi cả về số lượng cũng như chất lượng.
Từ đó, để góp phần phát huy những tiềm năng, lợi thế và khắc phục
những hạn chế trong sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn của xã, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài.
"Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ - Thanh
Trì - Hà Nội".
I.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
I.2.1. Mục tiêu chung.
Bám sát cơ sở để nắm bắt tình hình sản xuất rau an toàn, từ đó đưa ra
những giải pháp về kinh tế, kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất rau an toàn cho các hộ nông dân ở xã Yên Mỹ.
I.2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về sản xuất rau an toàn và hiệu
quả kinh tế sản xuất rau an toàn.
- Phản ánh thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã Yên Mỹ.
- Nhận xét, đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn ở xã, từ đó tìm ra
những tồn tại, khó khăn của việc sản xuất rau an toàn.
- Đề ra định hướng và một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ.
I.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
I.3.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Hé nông dân sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ. Căn cứ vào tình hình

để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau an
toàn.
I.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung:
Một số loại rau chủ yếu là súplơ, su hào, cà chua, cải bắp, cải thảo. Tình
hình sản xuất, tiêu thụ, hiệu quả của các loại rau.
- Phạm vi về không gian: không gian mà đề tài nghiên cứu là xã Yên Mỹ
- Thanh Trì - Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian:
Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ ngày 8/2/2004 - 25/6/2004.
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
II.1.1. Cơ sở khoa học về sản xuất và tiêu thụ.
II.1.1.1. Khái niệm về sản xuất:
Sản xuất là sự kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm sản xuất là
quá trình lao động tạo ra của cải không có sẵn trong tự nhiên nhưng lại cần
thiết cho sự tồn tại phục vụ lợi Ých của xã hội [2].
+ Đầu vào là tất cả các yếu tố sử dụng trong sản xuất như vốn đầu tư…
còn đối với sản xuất rau đầu vào bao gồm đạm, lân, ka li, giống, công chăm
sóc và một số yếu tố khác…
+ Đầu ra là kết quả của quá trình sản xuất, bao gồm các sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ không có sẵn trong tự nhiên nhưng nó rất cần thiết cho sự sống
của con người. Trong sản xuất rau, đầu ra chính là các loại rau thông qua sản
xuất mà có để phục vụ nhu cầu của xã hội và gia đình.
Đầu vào và đầu ra không bao giê tách rời nhau, chúng luôn có mối quan
hệ biện chứng với nhau và thể hiện qua hàm sản xuất:
Q = f (Xi)
Trong đó: - Q: là khối lượng sản phẩm Sản xuất ra
- Xi: là các yếu tố đầu vào để tạo ra Q sản phẩm.

II.1.1.2. Khái niệm về tiêu thụ.
Các sản phẩm sản xuất ra đều phải trải qua khâu tiêu thụ thì mới thực
hiện được quá trình tái sản xuất sản phẩm đó. Vì vậy, tiêu thụ là một khâu
quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình thực hiện giá
trị sản phẩm. Thông qua quá trình tiêu thụ mà sản phẩm sản xuất ra sẽ đưa
sang lĩnh vực lưu thông và tới tay người tiêu dùng.
Việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số lượng, chất
lượng của sản phẩm, thị trường, cơ sở hạ tầng, sự nhanh nhạy của người sản
xuất, chính sách vĩ mô của chính phủ. Đối với rau thì kết quả và hiệu quả kinh
tế phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tiêu thụ. Đây là loại sản phẩm cần được
tiêu thụ nhanh sau khi thu hoạch thì mới đem lại số lượng và chất lượng sản
phẩm tốt được. Cho nên, cần chú ý khi thu hoạch, bảo quản để tiêu thụ nhanh
sản phẩm nhằm tăng hiệu quả sản xuất rau.
II.1.2. Những khái niệm liên quan đến rau an toàn.
II.1.2.1. Khái niệm về rau an toàn:
Sản xuất rau là một ngành trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, muốn
hiểu về rau an toàn chúng ta đi từ khái niệm về nền nông nghiệp. Hiện nay
trên thế giới cũng như Việt Nam có hai quan niệm về nền nông nghiệp sạch
là: Nông nghiệp sạch tương đối và nông nghiệp sạch tuyệt đối [23].
+ Nông nghiệp sạch tương đối:
Là nền nông nghiệp có sự kết hợp các biện pháp thâm canh hiện đại, đặc
biệt là các thành tựu về công nghệ sinh học kỹ thuật cao với các biện pháp
hữu cơ, sinh học để giảm thiểu tới mức thấp nhất việc sử dụng các loại phân
bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật hoá học nhằm hạn chế tối đa tác động
xấu của sản xuất đến môi trường. Đồng thời các sản phẩm sản xuất không có
hoặc có dưới mức cho phép các dư lượng chất độc nền nông nghiệp này được
áp dụng phổ biến ở các nước phát triển.
+ Nông nghiệp sạch tuyệt đối:
Là nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học. Nền nông nghiệp này
người ta áp dụng các biện pháp hữu và sinh học, trở lại với chế độ canh tác tự

nhiên, không dùng các loại phân bón hoá học hay thuốc bảo vệ thực vật hóa
học. Nó được trồng trong nhà kính nhà lưới để cách ly với các yếu tố độc hại
của môi trường bên ngoài. Nền nông nghiệp này chủ yếu chỉ được áp dụng ở
các nước phát triển vì họ có nền nông nghiệp tiên tiến có điều kiện về kinh tế
để đầu tư vốn cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp.
Xuất phát từ những quan điểm đó mà Tổ chức y tế thế giới (WHO), tổ
chức nông lương thế giới (FAO), thì rau an toàn phải đảm bảo các yêu câu
sau:
* Rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng không bị dư hại, dập nát, héo úa,
không ngâm, ủ bằng chất hoá học độc hại.
* Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng Nitrat (NO
3
) và kim loại
nặng ở dưới mức cho phép.
* Rau không bị sâu bệnh không có vi sinh vật cho người và gia sóc.
Ngoài ra, Sở nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh có quan
niệm về rau sạch như sau: [4].
* Rau an toàn (rau sạch tương đối) là loại rau mà lượng thuốc bảo vệ
thực vật, hàm lượng Nitrat,hàm lượng kim loại nặng và lượng vi sinh vật gây
hai tồn đọng trong rau an toàn không vượt quá mức cho phép của tổ chức y tế
thế giới (WHO).
* Rau sạch tuyệt đối: "Ngoài các tiêu chuẩn trên còn không được dùng
thuốc hoá học và thuốc trừ sâu trong canh tác.
Ngoài các quan niệm trên, Trần Khắc Thi coi sản phẩm rau là rau an
toàn thì phải đáp ứng các yêu cầu sau [3].
* Rau phải sạch, hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch bụi bẩn tạp chất, thu
đúng độ chín, khi rau có chất lượng cao nhất, không có triệu chứng bệnh có
bao bì vệ sinh hấp dẫn.
* Đồng thời rau an toàn phải an toàn về chất lượng: Tức là dư lượng
thuốc về bảo vệ thực vật, dư lượng Nitrat, dư lượng kim loại nặng và dư

lượng vi sinh vật gây hại trong rau không vượt quá mức cho phép của tổ chức
y tế thế giới (WHO).
II.1.2.2. Đặc điểm sản xuất rau an toàn.
Đời sống nhân dân ngày một nâng cao về chất lượng. Vì thế nhu cầu của
người dân về rau an toàn là rất chính đáng bởi nó góp phần kéo dài tuổi thọ,
tăng sức khoẻ. Rau an toàn có những đặc điểm sau:
- Hầu hết tất cả các loại rau an toàn đều phải trải qua thời kỳ ươm cây
giống, trong thời kỳ này đòi hỏi phải chăm sóc cẩn thận, loại bỏ những cây
xấu, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, do vậy sản phẩm rau phụ thuộc
rất nhiều vào cây giống.
- Sản xuất rau nói chung và rau an toàn nói riêng có thời gian sinh
trưởng ngắn, có thể nhiều vụ trong năm góp phần cải tạo đất, nâng cao thu
nhập cho người nông dân. Rau an toàn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị
đóng góp một phần không nhá vào sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát
triển của ngành nông nghiệp nói riêng.
- Sản xuất rau an toàn đòi hỏi phải bỏ vốn đầu tư cũng như công lao
động nhiều đòi hỏi sản xuất theo quy trình kỹ thuật nhất định.
- Rau là loại cây có nhiều sâu bệnh phá hoại, trong khi đó việc sản xuất
rau an toàn lại đòi hỏi hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng thuốc hoá học. Do
đó, phải có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời hợp lý để đảm bảo chất
lượng rau an toàn.
II.1.2.3. Tác hại của việc sử dụng rau không an toàn.
Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến sản
xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất rau cùng với sự nỗ lực phấn đấu của
người dân. Nên phát triển tương đối nhanh và đạt được những thành tựu to
lớn. Cùng với sự phát triển đó, một thực tế là người dân chạy theo lợi nhuận,
Ýt quan tâm đến việc phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc hóa học, phân bón
không khoa học, các bước chăm sóc thì chưa đúng quy trình kỹ thuật. Nên đã
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Đặc biệt là
người tiêu dùng không được sử dụng rau an toàn mà phải sử dụng rau không

an toàn. Chính vì vậy, số vụ ngộ độc ngày càng gia tăng. Khi nền kinh tế càng
phát triển thì nguy cơ nhiễm độc của con người ngày càng cao. Ngay như sản
xuất rau, nếu lượng NO
3
ở dưới mức cho phép thì không gây nguy hiểm
nhưng nếu vượt quá ngưỡng cho phép thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khoẻ của con người. Vì trong cơ thể NO
3
bị khử thành NO
2
mà NO
2
là một
trong những chất vận chuyển oxi trong máu (oxyhaemôglobin) thành chất
không hoạt động được gọi là Methaemoglobin. ở mức độ cao có thể giảm hô
hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát
triển khối u. Nếu lượng NO
2
trong cơ thể ở mức độ cao có thể gây phản ứng
với amin thành chất gây ung thư gọi là Mitrosamin. Thực tế nước ta qua các
cuộc điều tra của Viện nghiên cứu rau quả cho thấy, dư lượng NO
3
trung bình
ở cây su hào là từ 645,11 đến 1080,1mg/kg. Đối với hành tây dư lượng NO
3
trung bình 180 - 120mg/kg trong đó WHO quy định < 80mg/kg[3]. Với
những lý do đó mà chương trình sản xuất rau an toàn được thực hiện là rất cần
thiết và hợp lý với tình hình thực tế.
II.1.2.4. Khái niệm về tiêu chuẩn và quy trình rau an toàn.
* Rau an toàn thì phải mang đầy đủ tiêu chuẩn được quy định là an toàn

đó là về rau nhìn bề ngoài không dập nát, ngâm ủ bằng hoá chất. Và hàm
lươngạ kim loại tồn dư bảo vệ thực vật không được quá mức cho phép quy
định.
* Quy trình sản xuất rau an toàn .
Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi quốc nước mà việc xây dựng quy trình
sản xuất rau an toàn sao cho hợp lý. ở nước ta Sở khoa học công nghệ và môi
trường đã đưa ra quy trình sản xuất rau an toàn [5].
- Môi trường sản xuất rau an toàn như đất, nước, không khí phải trong
lành, xa khu nước thải, chất thải của thành phố, khu công nghiệp, bệnh viện
và khí thải cảu xe cơ giới.
- Phương thức và trình độ sản xuất: rau an toàn phải được sản xuất trong
vùng quy hoạch, có tổ chức và quản lý chặt chẽ nhất là về phân bón và thuốc
trừ sâu. Người sản xuất phải tự nguyện, tự giác, có kiến thức và tiếp thu được
quy trình sản xuất mới.
- Đất trồng: Phải là đất cao ráo, dễ thoát nước, thích hợp với sinh trưởng
và phát triển của cây rau. Đất không bị nhiễm đốc của thuốc trừ sâu và kim
loại nặng, chọn đất xa khu công nghiệp, xa các bệnh viện, nghĩa trang, đường
quốc lé Ýt nhất 200m trở lên.
- Giống và thời vụ gieo trồng: phải chọn những hạt giống tốt, những cây
con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh có chất lượng và sức chống chịu sâu
bệnh cao. Trước khi gieo trồng hạt giống hoặc cây cây con cần được xử lý
bằng hoá chất hoặc bằng nhiệt.
- Nước tưới: Vì trong rau chiếm trên 90% nước, nên nước tưới ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng rau. Do đó, phải tưới nước sạch cho cây, không
được dùng nước bẩn để tưới hoặc rửa rau sau khi thu hoạch, nếu có điều kiện
tốt nhất là dùng giống khoan khi nước đã xử lý.
- Phân bón: Cấm dùng phân tươi để bón hoặc tưới, mà chỉ dùng phân
chuồng đã ủ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, phân hỗn hợp hữu cơ, khoáng
theo tỷ lệ cân đối. Sử dụng phân bón qua lá, chất kích thích sinh trưởng của
các đơn vị được phép sản xuất, dùng đúng liều lượng và hướng dẫn.

- Thuốc phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ
tổng hợp IPM (chọn giống chống bệnh, vệ sinh đông ruộng, luân canh cây
trồng). Không được dùng thuốc bảo vệ đã cấm sử dụng mà chỉ sử dụng những
thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, Ýt độc hại đối với ký sinh thiên dịch,
phân giải nhanh, đúng liều lượng và đảm bảo thời gian cách ly cho phép.
- Thu hoạch và bảo quản: Cần thu hoạch đúng độ chín của sản phẩm và
thời gian cách ly. Sau khi thu hoạch cần tỉa bỏ lá già, úa, dập nát, bị bệnh,
phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn, chất lượng và tiêu thụ kịp thời. Đồng thời
phải có điều kiện chế biến và bảo quản theo đúng kỹ thuật nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất cho con người và được trồng nhiều ở hầu hết các nước trên
thế giới. Theo thống kê của tổ chức nông lương thế giới (FAO) sản lượng rau
của thế giới tăng dần theo thời gian, cụ thể năm 1997 đạt 599.546 nghìn tấn,
năm 1998 đạt 604.685 nghìn tấn và năm 1999 là 605.536 nghìn tấn. Như vậy
trong 3 năm sản lượng rau tăng lên 5990 nghìn tấn hay 0,99%. So với các khu
vực trên thế giới, châu á là nơi có sản lượng rau lớn nhất trên thế giới. Năm
1997 đạt 394.986 nghìn tấn (chiếm 65,88%). Sản lượng rau của thế giới. Năm
1998 đạt 397.138 nghìn tấn (chiếm 65,68%) năm 1999 là 397.558 nghìn tấn
(chiếm 65,65%).
Trung quốc là nước có sản lượng rau lớn nhất so với các nước trên thế
giới. Năm 1999 đạt 234.616 nghìn tấn chiếm 59,01% sản lượng của khu vực
châu á và 38,75% tổng sản lượng thế giới. Cũng năm 1999, Ên độ là nước
đứng thứ 2 về sản lượng rau đạt 55.774 nghìn tấn. Tiếp đó là nước Mỹ với sản
lượng 34.537 nghìn tấn. Thứ tư là Thổ Nhĩ Kỳ với sản lượng là 21743 nghìn
tấn. Nhật Bản đạt 13.565 nghìn tấn. Nga đạt sản lượng 11.298 nghìn tấn. Trên
đây là một số nước có sản lượng rau lớn trên thế giới. Nhìn vào đó ta thấy hầu
hết các nước này ở trong khu vực Châu á có khí hậu, thời tiết rất thuận lợi cho
việc sinh trưởng và phát triển của cây rau. Do đó, cần phải tiếp tục khai thác,
đầu tư và phát huy lợi thế so sánh ở khu vực này.
II.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TRÊN THẾ GIỚI CHÂU Á, VIỆT NAM, HN
II.2.1. Vài nét về sản xuất rau trên thế giới và Châu á.

Rau xanh rất cần thiết cho con người để tồn tại và phát triển bình
thường, nên cần phải có đủ lượng rau. Do đó, rau là loại cây thực phẩm quan
trọng cung cấp chất dinh dưỡng khác nhau.
Bảng 1: Diện tích năng suất và sản lượng một số loại rau trên thế giới và
châu á.
Diễn giải Diện tích (1000ha) Năng suất (kg/ha) Sản lượng (1000tấn)
1997 1998 1999 1997 1998 1999 1997 1998 1999
1. Củ cải đường - thế
giới
7210 6882 6890 37184 37691 37093 268082 259392 255565
-
Châu á
1333 1298 1233 32627 34547 34449 43478 44843 42466
2. Cà chua - Thế
giới
3198 3246 3254 27100 27875 27772 86663 90468 90360
-
Châu á
1447 1466 1460 25489 25955 25833 36892 38053 37717
3. Dưa hấu - Thế
giới
2453 2408 2409 19958 20339 20375 48956 48968 49082
-
Châu á
1566 1573 1573 23221 23279 23284 36359 36608 36616
4. Hành - Thế
giới
2328 2334 2332 16882 17103 17161 39308 39912 40023
-
Châu á

1428 1406 1409 16257 16649 16665 23210 23414 23179
5. Cải bắp - Thế
giới
2004 1984 1983 23801 24004 23985 47708 47632 47812
-
Châu á
1217 1204 1204 24857 25131 25122 30257 30250 30297
6. Dưa chuột - Thế
giới
1545 1565 1566 17170 17024 17029 26521 26641 26662
-
Châu á
1114 1132 1132 17681 17617 17604 19695 19941 19921
7. ớt và hạt tiêu - Thế
giới
1238 121268
7
1210 13212 13793 14237 16353 16712 17226
- Châu
á
731 1142 687 12814 13914 14859 9365 9559 10209
8. Cà - Thế
giới
1130 1118 1167 15400 15494 15517 17399 17694 18108
- Châu
á
1115 1131 1134 15100 15135 15276 16900 16920 17323
9. Bí ngô - Thế
giới
1127 767 1133 13061 12955 12942 14713 14647 14664

- Châu
á
763 892 767 12100 12094 12080 9235 9276 9271
10. Tái - Thế 896 681 889 9796 9790 9875 8782 8734 8776
giới
- Châu
á
685 831 681 10536 10521 10666 7218 7161 7259
11. Đậu Hà Lan - Thế
giới
828 356 821 8303 8305 8395 6876 6898 6892
- Châu
á
355 799 356 9151 9134 9131 3247 3248 3247
12. Cà rốt - Thế
giới
805 304 795 22880 22980 23027 18415 18356 18303
- Châu
á
307 733 304 21333 21658 21658 6545 6574 6571
13. Su lơ - Thế
giới
732 516 736 18615 18662 18593 13625 13686 13690
- Châu
á
516 630 516 19868 19861 19858 10245 10256 10255
14. Đậu côve - Thế
giới
637 385 629 6891 6847 6829 4389 4312 4294
- Châu

á
394 385 6631 6698 6694 2615 2576 2575
(Nguồn theo số liệu của FAO)
Nhìn vào bảng 1 ta thấy của cải đường là rau chiếm diện tích lớn nhất
trên thế giới. Diện tích sản lượng, năng suất tương đối ổn định trong 3 năm.
Năm 1999 sản lượng đạt 255.565 nghìn tấn. Đối với Châu á, diện tích giảm
qua 3 năm, năm 1997 là 1333 nghìn ha đến 1999 còn là 1233 nghìn ha. Cà
chua và các loại cà qua 3 năm 1997 đến năm 1999 diện tích, năng suất, sản
lượng đều có xu hướng tăng lên.
Đối với dưa hấu, diện tích có biến động tương đối đôi chút, đến năm
1999 sản xuất 2409 nghìn ha. Năng suất, sản lượng đều có xu hướng tăng dần
qua 3 năm. Năm 1999 đạt 49.042 nghìn tấn, còn đối với Châu á diện tích dưa
hấu lớn nhất năm 1998, năm 1999 có diện tích 1573 nghìn ha, chiếm 65,29%
diện tích dưa hấu trên toàn thế giới. Về diện tích năng suất và sản lượng đều
tăng dần trong 3 năm. Năm 1999 đạt 36616 nghìn tấn.
Diện tích trồng rau của thế giới biến động không đáng kể, trong khi đó
năng suất lại tăng lên, do đó làm cho sản lượng cũng tăng lên và năm 1999
thu được 40.023 nghìn tấn. Tiếp đó, cải bắp cũng được trồng nhiều trên thế
giới, diện tích có xu hướng giảm dần sau 3 năm. Năm 1999 có 1983 nghìn ha
và châu á là 1204 nghìn ha chiếm khoảng 60,71% diện tích cải bắp toàn thế
giới. Tiếp đến, diện tích dưa chuột tăng dần trong 3 năm, năm 1999 đã trồng
1566 nghìn ha năng suất năm 1998 lại giảm 0,85% so với năm 1997. Do mức
giảm của năng suất nhỏ hơn mức giảm của diện tích nên sản lượng vẫn tăng
dần trong 3 năm đến năm 1999 sản lượng đạt 26.682 nghìn tấn. Châu á năm
1999 trồng 72,29% diện tích dưa chuột của toàn thế giới, nhưng năng suất lại
có xu hướng giảm đi trong 3 năm là 0,43% dẫn đến sản lượng cũng thay đổi.
Cả thế giới và Châu á diện tích ớt và hạt tiêu đều giảm dần qua 3 năm. Đến
năm 1999 diện tích ớt và hạt tiêu của thế giới là 1240 nghìn ha, của Châu á là
687 nghìn ha.
Như vậy, chứng tỏ rằng Châu á là vùng có điều kiện thuận lợi để phát

triển rau, đặc biệt là dưa hấu (có diện tích lớn nhất Châu á), đồng thời năng
suất cũng cao hơn hẳn so với thế giới khoảng 15%. Có nghĩa là cần có những
biện pháp hợp lý để phát huy lợi thế so sánh của từng vùng sao cho thế giới
và Châu á ngày càng sản xuất được nhiều rau hơn, đặc biệt là rau an toàn
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
II.2.2. Hình thành sản xuất rau ở Việt Nam.
Bảng 2. Tình hình sản xuất rau của cả nước qua 3 năm 2000 - 2002.
Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 So sánh (%)
01/00 02/01 BQ
1. Diện tích 1000ha 459,1 452,9 494,5 98,65 109,8 104,08
2. Năng suất Tạ/ha 126,2 131,4 135 104,12 102,74 103,43
3. Sản lượng 1000tấn 5792,2 5952,1 6676,7 102,76 112,17 107,36
4. GTSX rau
(theo giá cố định
năm 1994)
Tỷ
đồng
5444,7 5594,9 5774 102,76 103,2 102,98
5. Cơ cấu trong
tổng sản phẩm
nông nghiệp
% 4,89 4,99 5,04
(Nguồn số liệu: Bộ NN & PTNT)
Nhìn vào bảng 2 ta thấy diện tích rau cảu cả nước có biến động qua 3
năm, bình quân tăng 3,78%. Điều đáng mừng là năng suất rau tăng đều qua 3
năm, đến năm 2002 đạt 135 tạ/ha trung bình tăng 3,43% trong 3 năm. Do
năng suất tăng kéo theo sản lượng cũng tăng, năm 2000 đạt 5792,2 nghìn tấn
thì năm 2002 đã đạt 6676,7 nghìn tấn, bình quân trong 3 năm tăng 7,36%.
Theo giá cố định năm 2000 giá trị rau của cả nước đạt 5444,7 tỷ đồng
chiếm khoảng 4,49% trong tổng sản phẩm nông nghiệp. Năm 2002 thì giá trị

sản xuất rau đạt 5774 tỷ đồng chiếm khoảng 5,04 tổng giá trị sản phẩm nông
nghiệp và 6,25% trong tổng sản phẩm trồng trọt.
Như vậy, tình hình sản xuất rau trong những năm gần đây ở nước ta rất
khả quan. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn chưa
giải quyết được như áp dụng khoa học kỹ thuật chưa đồng bộ, giống tốt, kỹ
thuật canh tác còn lạc hậu, đầu tư Ýt… Nên chưa khai thác hết tiềm năng sẵn
có. Do đó Đảng, Chính phủ, Nhà nước cần có những giải pháp mang tính chất
vĩ mô để sản xuất rau an toàn ngày càng phát triển.
II.2.3. Tình hình sản xuất rau ở Hà Nội.
Bảng 3. Diện tích, năng suất và sản lượng rau qua 3 năm ở Hà Nội.
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Tổng số
lượng
rau
Rau
an
toàn
Tổng số
lượng
rau
Rau an
toàn
Tổng số
lượng
rau
Rau an
toàn
Diện tích (ha) 7670 1785 7984 1947 8400 2145
Năng suất (tạ ha) 170 130 1795 153 188,4 178,5
Sản lượng 1000 tấn 130,3 23,2 143,3 29,8 158,3 38,3

Nguồn số liệu: Bộ NN và PTNT
Nhìn vào bảng 3 ta thấy tình hình sản xuất rau ở Hà Nội là rất khả quan:
Diện tích năng suất, sản lượng của rau nói chung và rau an toàn nói riêng đều
tăng lên qua 3 năm.
Năm 1999 diện tích rau của thành phố Hà Nội là 7670 ha năm 2001 tăng
lên 8400ha.
Chóng ta thấy năng suất rau ở Hà Nội cao so với cả nước. Năm 1999 đạt
170 tạ/ha thì năm 2001 tăng lệ 188,4 tạ/ha, hay tăng 110,8% so với năm 1999.
Trong khi đó sản xuất rau của cả nước năm 2001 đạt 131,4 tạ/ha. Năng suất
rau của Hà Nội lên cao như vậy là do người dân ở đây có kinh nghiệm trồng
rau lâu đời, đất đai phù sa màu mỡ thuỷ lợi phát triển. Do diện tích năng suất
rau tăng lên qua 3 năm và sản lượng cũng tăng lên. Năm 1999 đạt 130,3 nghìn
tấn, năm 2001 đạt 158,3 nghìn tấn.
Về rau an toàn cũng tăng dần qua 3 năm như diện tích, năng suất, sản
lượng 1999 - 2001. Năm 1999 diện tích là 1785 ha chiếm 23,27% tổng diện
tích rau ở Hà Nội thì năm 2001 là 2145 ha. Năng suất rau an toàn cũng tăng
qua 3 năm năm 1999 đạt 130 tạ/ha thì năm 2001 đạt 178,5 tạ/ha tăng
48,5tạ/ha tương đương 37,3%. Vì diện tích và năng suất cũng tăng lên nên sản
lượng cũng tăng năm 2001 đạt 38,5 nghìn tấn. Qua đó rau an toàn qua 3 năm
đều tăng về mọi mặt nhưng so với rau thường vẫn còn chiếm một phần nhỏ
bằng 1/4 tổng diện tích rau. Do đó cần phải tăng hơn nữa về mặt diện tích rau
an toàn. Có thể người trồng rau lo sợ về đầu ra không được ổn định, đầu tư
quá nhiều quan trọng là người dân vẫn còn để đất manh mún, hệ số quay vòng
còn chưa hết tiềm năng. Chính vì vậy, mà cần phải khắc phục rất lớn của
người trồng rau trước những khó khăn như vậy.
II. KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN.
II.3.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của
hoạt động kinh tế, đây là một chỉ tiêu rất quan trọng có nhiều quan điểm về

hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một
đơn vị và khối lượng kết quả hữu Ých của hoạt động sản xuất vật chất, góp
phần tăng thêm lợi Ých của xã hội, của nền kinh tế quốc dân.
+ Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra
để thực hiện kết quả thu được.
H =
Trong đó:
H: Hiệu quả
Q: Khối lượng sản phẩm
TC: Tổng chi phí
Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng hiệu quả kinh tế là hiệu số
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó được thể hiện:
H = Q - TC
II.3.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế.
II.3.2.1. Nội dung hiệu quả kinh tế
Khi bàn về nội dung hiệu quả kinh tế các nhà kinh tế đều cho rằng phải
phân biệt rõ 3 khái niệm cơ bản về hiệu quả. Đó là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả
phân bố và hiệu quả kinh tế.
a. Hiệu quả kỹ thuật:
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị
chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất những điều kiện cụ thể về
kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật được sử dụng
phổ biến trong kinh tế học vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn nhân
lực cụ thể.
b. Hiệu quả phân bố
Hiệu quả phân bố là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và
giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm tính trên một
đồng chi phí thêm vào đầu vào và giá của đầu ra, vì vậy còn gọi là hiệu quả
giá.

c. Hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả
hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bố. Điều đó có nghĩa là hai yếu tố hiện vật
và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn nhân lực
trong sản xuất.
Như vậy, hiệu quả kinh tế luôn liên quan đến các yếu tố tham gia quá
trình sản xuất kinh doanh. Do đó nội dung xác định hiệu quả kinh tế bao gồm:
- Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được). Trước tiên là mục tiêu
đạt được của từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp với mục
tiêu chung của nền kinh tế quốc dân (được xã hội chấp nhận) hàng hoá sản
xuất ra phải được trao đổi trên thị trường. Kết quả đạt được là: Khối lượng
sản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng lợi nhuận… so với chi phí bỏ ra.
- Xác định yếu tố đầu ra: Đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi
phí lao động, chi phí vốn đầu tư và đất đai.
II.3.2.2. Bản chất hiệu quả kinh tế.
Bản chất hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và sự phát triển
kinh tế xã hội của quốc gia đó là thoả mãn ngày càng tăng về vật chất và tinh
thần của mọi thành viên trong xã hội.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt vật chất lượng
của hoạt động kinh tế và là đặc trưng của nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên trong
quá trình sản xuất con người không đơn thuần quan tâm tới hiệu quả kinh tế
mà còn phải xem xét đánh giá đến hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường các
hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải
tiết kiệm nguồn lực, tiết kiệm chi phí làm cho tổng chi phí bình quân trên một
đơn vị sản phẩm thấp nhất (ATCmin). Đồng thời phải thoả mãn ngày càng
tăng lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cho xã hội.
II.3.2.3. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.
+ Tổng giá trị sản xuất (G0): là toàn bộ của cải, vật chất và dịch vụ được
tạo ra trong mét chu kỳ sản xuất trên một đơn vị thời gian.
GO =



n
i
ii
xPQ
1
Trong đó: Q
i
: Khối lượng sản phẩm loại i
P
i
: Giá trị sản phẩm loại i
+ Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và chi
phí dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
IC =
i
n
i
i
CI

−1
Trong đó: I
i
: Là số đầu vào thứ i đã sử dông
C
i
: Đơn giá đầu vào thứ i đã sử dụng
+ Giá trị gia tăng (VA) : là giá trị tăng thêm của người sản xuất khi đầu

tư vào sản xuất. Nó là hiệu số giá trị sản xuất và chi phí trung gian.
VA = GO - IC
+ Chi phí lao động (LC): Là giá trị của toàn bộ lao động đã sử dụng và
sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định.
LC = L x P
l
.
Trong đó: P
i
: Giá một ngày công
L: Số ngày công
+ Thu nhập hỗn hợp (MI) là thu nhập của người sản xuất bao gồm của
người lao động và lợi nhuận thu được của người sản xuất.
MI = VA - (A + T + LĐ)
Trong đó:
A: Khấu hao TSCĐ và chi phí phân bổ
T: Thuế nông nghiệp
LĐ: lao động thuê (nếu có)
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
kinh tế.
+ Hiệu quả sản xuất trên một đồng chi phí trung gian:
H =
+ Hiệu quả của giá trị tăng thêm trên một đồng chi phí trung gian
H =
+ Hiệu quả của giá trị sản xuất trên một công lao động
H =
+ Hiệu quả của giá trị gia tăng thêm trên một nhân công lao động
H =
+ Hiệu quả thu nhập hỗn hợp trên một nhân công lao động.
H =

+ Hiệu quả giá trị sản xuất trên tổng chi phí.
H =
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.
III.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
III.1.1. Vị trí địa lý địa hình
Yên Mỹ nằm ở ngoài đê sông Hồng thuộc huyện Thanh Trì cách trung
tâm thủ đô Hà Nội 9km. Tiếp giáp với:
Phía Bắc là phường Yên Sở (Quận Hoàng Mai)
Phía Nam giáp Duyên Hà
Phía Tây Nam giáp với Tứ Hiệp
Phía Đông giáp với sông Hồng
Xã Yên Mỹ cách chợ Đấu mới phía Nam 5km, giao thông đi lại rất thuận
lợi với vị trí như vậy nên Yên Mỹ rất gần với thị trường tiêu thụ hàng hoá,
đặc biệt là nông sản, với quy hoạch của thủ đô Hà Nội Yên Mỹ là xã ven đô,
nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của thị trường do đó tạo tiền đề để người dân
bắt nhịp với sản xuất theo yêu cầu của thị trường.
Địa hình của xã từ phía Bắc thoải dần về phía Nam và hướng đông cao
hơn hướng tây. Hàng năm, Yên Mỹ được bồi một lượng lớn phù sa khi mùa
nước lũ về, điều đó đã mang lại cho Yên Mỹ khai thác hết tiềm năng để phát
triển nghề trồng rau phục vụ cho người dân đô thị.
Tóm lại, Yên Mỹ có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế lấy nông
nghiệp làm trọng tâm, dễ dàng giao lưu với những vùng khác địa bàn khác để
đời sống người dân ngày càng phát triển hơn về mọi mặt.
III.1.2. Điều kiện tự nhiên.
III.1.2.1. Khí hậu thời tiết.
Là một xã thuộc Đồng Bằng Châu Thổ Sông Hồng mang tính đặc trưng
có mùa thu và mùa đông lượng mưa trung bình trong năm là 1500 - 1700 mm.
Lượng mưa tập trung chủ yếu vào thời gian từ tháng 5 - tháng 9, nhiệt độ

trung bình trong năm 22 - 25
o
C, độ Èm là 85%, tổng số giê nắng là 168 giê độ
Èm cao nhất là 95% và tháng 3,4 thấp nhất là 75% là tháng 11, 12.
Qua đó, khí hậu, thời tiết của xã là thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đa
dạng hoá vật nuôi cây trồng. Nhưng vốn là xã ngoài đê bị lũ nên người dân
phải chủ động để điều tiết cây trồng sao cho hợp lý.
III.1.2.2. Nguồn nước.
Nước tưới cho cánh đồng rau rất dồi dào, vì nằm ven Sông Hồng cho
nên nước tưới cho người dân luôn chủ động. Khi mùa khô đến lượng nước bề
mặt cung cấp cho người sản xuất cũng rất thuận lợi, chưa cần phải sử dụng
đến mạch nước ngầm. Đây chính là yếu tố khách quan để người dân yên Mỹ
khai thác lợi thế cho việc trồng rau an toàn.
III.1.2.3. Tình hình đất đai và việc sử dụng đất đai của xã Yên Mỹ.
Yên Mỹ là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Đất đai
của xã hàng năm được bồi một lượng lớn phù sa nên rất trù phú màu mỡ tạo
điều kiện thuận lợi cho rau màu phát triển.
Nhìn vào bảng 4, theo thống kê của xã, toàn xã có 361,5259 ha tổng diện
tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 198,1182 ha chiếm
54,81%. Con số này qua 3 năm không thay đổi lý do vì người dân không khai
phá thêm vào sản xuất. Năm 2001 bình quân đất nông nghiệp/ khẩu là: 429,56
m
2
, năm 2002: 422,49m
2
và năm 2003 là 411,82 m
2
. Bình quân đất nông
nghiệp/ khẩu là giảm dần vì nhân khẩu tăng lên theo hàng năm. Trong diện
tích đất nông nghiệp thì đất canh tác chiếm chủ yếu. Còn lại là đất ao hồ.

Qua 3 năm, đất chuyên dùng không thay dổi, vẫn như vậy với diện tích
67,8341 ha chiếm 18,76 %. Trong tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, chỉ
thay đổi một chút là xây dựng cơ bản thì có tăng lên nhưng không nhiều: bình
quân là 4,13%. Nhưng tỷ lệ đất dùng vào một số mục đích khác lại thu hẹp
năm 2002 so với 2001 là 94,49%. Trong tương lai đất chuyên dùng có thể mở
rộng thêm vì nhu cầu xây dựng đường giao thông trường học, nhà văn hoá là
rất cần trong đời sống người dân.
Đất ở của xã qua 3 năm diện tích không thay đổi vẫn giữ nguyên lý do vì
những năm gần đây chưa có chính sách dãn dân của huyện.
Hiện nay, đất chưa sử dụng còn khá cao là 58,68% chiếm 16,24%.
Nhưng là ngoài Sông Hồng sử dụng vì điều kiện nước tưới còn khó khăn và
sạt lở. Diện tích đất bằng chưa sử dụng là 1,6861 chiếm 2,82%.

×