Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Kỹ thuật ương nuôi cá Khoang Cổ Đỏ (Amphiprion frenatus Brevoort, 1865) đến kích thước thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.2 KB, 60 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản, Phòng
Đào tạo Đại học và Sau Đại học Trường Đại học Nha Trang, Phòng Công nghệ Nuôi
trồng, Phòng Hoá sinh Viện Hải Dương Học đã quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
cho tôi làm việc trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Lê Thị Lộc đã dìu dắt tôi trên con
đường nghiên cứu khoa học, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo trong suốt quá trình
thực hiện đề tài và viết luận văn.
Xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Kim Bích, TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, TS.
Nguyễn Hữu Huân, TS. Phạm Xuân Kỳ, TS. Lê Anh Tuấn, TS. Hoàng Thị Huệ An đã
nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện đề tài và viết luận
văn.
Xin cảm ơn KS. Nguyễn Trung Kiên, KS. Nguyễn Trí Tâm và các cán bộ Viện
Hải Dương Học đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, kích lệ tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất
cứ công trình khoa học nào khác.
Các số liệu trong luận văn thuộc bản quyền của đề tài cấp tỉnh: “Hoàn thiện quy
trình sản xuất giống và nuôi thương mại cá Khoang Cổ Đỏ - Amphirion frenatus” –
Viện Hải Dương Học.
Tác giả luận văn
Bùi Thị Quỳnh Thu
ii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii


Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Art: Artemia
Ast: Astaxanthin
DO: hàm lượng oxy hoà tan (Dissolvel Oxygen)
GR
L
: sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài (Growth Rate – Length)
GR

: sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng tươi (Growth Rate – wet weight)
L: lít
ppt: phần nghìn (part per thousand)
SGR
L
: sinh trưởng đặc trưng về chiều dài toàn thân (Specific Growth Rate – Length)
TH: thức ăn tổng hợp
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể nuôi 24
Bảng 2: Sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá Khoang Cổ Đỏ từ 1 tháng tuổi
ở các mật độ khác nhau 26
Bảng 3: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài và tỷ lệ sống của cá Khoang Cổ Đỏ
từ 1 tháng tuổi ở các mật độ khác nhau 27
Bảng 4: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống nuôi 29
Bảng 5: Sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá Khoang Cổ Đỏ khi nuôi ở các
độ mặn khác nhau 31

iv
Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài của cá Khoang Cổ Đỏ khi nuôi ở
các độ mặn khác nhau 32
Bảng 7: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống nuôi 35
Bảng 8: Sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá Khoang Cổ Đỏ với các loại
thức ăn khác nhau 37
Bảng 9: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài và tỷ lệ sống của cá Khoang Cổ Đỏ
với các loại thức ăn khác nhau 38
Bảng 10: Màu sắc cá thể hiện trong các nghiệm thức thức ăn khác nhau 41
Bảng 11: Hàm lượng sắc tố của cá tại các nghiệm thức thức ăn khác nhau 43
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Cá Khoang Cổ Đỏ 6
Hình 2: Bản đồ phân bố địa lý của cá Khoang Cổ Đỏ 6
Hình 3: Cá Khoang Cổ Đỏ và Hải Quỳ 7
Hình 4: Phổ thức ăn của cá Khoang Cổ Đỏ tại Nha Trang – Khánh Hòa 8
Hình 5: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 15
Hình 6: Sơ đồ xử lý nguồn nước thí nghiệm 15
Hình 7: Sơ đồ bố trí thí nghiệm mật độ nuôi 16
Hình 8: Sơ đồ bố trí thí nghiệm độ mặn 17
Hình 9: Sơ đồ bố trí thí nghiệm về màu sắc cá 18
v
Hình 10: Sơ đồ quy trình tách chiết carotenoid và Astaxanthin 19
Hình 11: Quá trình phát triển cá Khoang Cổ Đỏ giai đoạn thương mại 24
Hình 12: Biến động nhiệt độ và độ mặn 25
Hình 13: Biến động hàm lượng oxy hoà tan và Nitrite 25
Hình 14: Chiều dài cá ở các nghiệm thức mật độ khác nhau 28
Hình 15: Khối lượng cá ở các nghiệm thức mật độ khác nhau 28
Hình 16: Tỷ lệ sống cá ở các nghiệm thức mật độ khác nhau 29
Hình 17: Biến động độ mặn và pH 30

Hình 18: Biến động hàm lượng DO và Nitrite 30
Hình 19: Chiều dài cá ở các độ mặn khác nhau 33
Hình 20: Khối lượng cá ở các độ mặn khác nhau 34
Hình 21: Tỷ lệ sống của cá ở các độ mặn khác nhau 34
Hình 22: Biến động nhiệt độ và độ mặn 36
Hình 23: Biến động hàm lượng DO và Nitrite 36
Hình 24: Chiều dài cá ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau 39
Hình 25: Khối lượng cá ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau 40
Hình 26: Tỷ lệ sống của cá ở cácnghiệm thức thức ăn khác nhau 40
Hình 27: Cá nuôi tại nghiệm thức thức ăn Tôm + Ast và Art 42
Hình 28: cá nuôi tại nghiệm thức thức ăn TH+ Ast và Art 42
Hình 29: Cá nuôi tại nghiệm thức thức ăn Art khô + Ast và Art 43
vi
MỞ ĐẦU
Trong thập niên 90, chi phí xuất nhập khẩu cá cảnh và trang thiết bị phục vụ
nuôi cá trên toàn cầu đạt 7,2 tỷ USD mỗi năm [23], và đến năm 2000 chi phí nhập
khẩu cá cảnh và sinh vật cảnh đã vượt trên 50 tỷ USD. Cá nhập khẩu chủ yếu có
nguồn gốc từ Châu Á (chiếm 65%), Châu Âu (19%), Nam Mỹ (7%) và Bắc Mỹ (6%)
[59].
Nước Mỹ là quốc gia điển hình trong hoạt động xuất nhập khẩu cá cảnh. Giá trị
xuất khẩu thu được từ nguồn lợi cá cảnh của Mỹ năm 1989 là 8,6 triệu USD. Đến năm
1995, con số này tăng đến 19,8 triệu USD. Trong suốt thời gian từ năm 1994 đến
1998, Mỹ đã xuất khẩu cá cảnh sang 68 quốc gia với tổng giá trị xuất khẩu khoảng 80
triệu USD. Các quốc gia như Nhật Bản (33%), Canada (26%), Hồng Kông (9%),
Brazil (6%) và Mexico (6%) là các quốc gia chủ yếu nhập khẩu cá cảnh từ thị trường
Mỹ [32]. Việc tăng trưởng nhanh chóng tổng giá trị thương mại cũng như chi phí xuất
nhập khẩu cá cảnh đã phần nào minh chứng lợi ích kinh tế của lĩnh vực cá cảnh.
Nhu cầu thị trường về cá cảnh và sinh vật cảnh biển ngày càng cao thì mối đe
dọa ảnh hưởng đến các hệ sinh thái đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô ngày càng
nghiêm trọng. Đông Nam Á là khu vực có rạn san hô phong phú, đa dạng nhất trên thế

giới. Hiện nay, 88% diện tích san hô hiện đang bị đe doạ. Một trong những nguyên
nhân chính gây ra tình trạng trên là phương thức đánh bắt cá một cách bừa bãi như sử
dụng các loại thuốc nổ và chất độc cyanua để khai thác cá [68]. Do vậy, việc nghiên
cứu các đặc điểm sinh học sinh sản, cho sinh sản nhân tạo và sản suất giống các đối
tượng cá cảnh biển là cần thiết nhằm giảm bớt áp lực khai thác làm hủy hoại môi
trường tự nhiên và tiến tới phục hồi lại nguồn lợi chúng.
Cá Khoang Cổ thuộc họ cá Thia Pomacentridae, bộ cá Vược Perciformes, đa
dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc và có khả năng thích nghi cao trong điều
kiện nuôi nhân tạo nên chúng được nuôi làm cảnh khá phổ biến ở các khu du lịch, giải
trí văn hóa cũng như ở qui mô gia đình.
Vào những năm cuối thế kỷ 19 các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung
nghiên cứu về sinh học và sinh thái của một số loài cá Khoang Cổ như Amphiprion
frenatus, Amphiprion bicinctus, Amphiprion chrysopterus, Amphiprion clarkii,
Amphiprion melanopus, Amphiprion ocellaris. Một số nước cũng đã tiến hành nghiên
1
cứu cho sinh sản nhân tạo chúng như Liên Bang Nga, Canada, Pháp, Đức, Thái Lan
nhằm mục đích bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và kinh doanh [21, 24, 51, 61, 62].
Giá trị kinh tế của cá phụ thuộc vào màu sắc, kích cỡ và hình dáng. Hiện nay,
giá một con cá Khoang Cổ Đỏ (giai đoạn giống) là 12 đến 14 USD [69].
Ở Việt Nam, trên cơ sở kết quả nghiên cứu các đặc điểm sinh học cá Khoang
Cổ Đỏ vào năm 2001 - 2002, phòng Công nghệ Nuôi trồng Viện Hải Dương Học đã
tiếp tục nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo cá Khoang Cổ Đỏ trong những năm tiếp theo
Đến nay đã hoàn thiện được qui trình sản xuất giống và nuôi thương mại loài cá này.
Được sự chấp thuận của Khoa Nuôi Thủy Sản và Viện Hải Dương Học, thời
gian qua tôi đã cùng tham gia thực hiện đề tài của Viện và Luận án Thạc sĩ “Kỹ thuật
ương nuôi cá Khoang Cổ Đỏ (Amphiprion frenatus Brevoort, 1865) đến kích
thước thương mại” là một phần trong nội dung của đề tài đã nghiên cứu.
Mục tiêu luận án:
Xác định các yếu tố dinh dưỡng, độ mặn, mật độ nuôi ảnh hưởng đến màu sắc,
tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Khoang Cổ Đỏ thương mại.

Nội dung nghiên cứu:
1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống
của cá Khoang Cổ Đỏ.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
Khoang Cổ Đỏ.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống
và màu sắc của cá Khoang Cổ Đỏ.
Điểm mới của luận án:
Các thông số khoa học trong những thí nghiệm của Luận án Thạc sĩ đã góp
phần nghiên cứu hoàn thiện qui trình sản xuất giống và nuôi thương mại loài cá
Khoang Cổ Đỏ, là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm xây dựng
quy trình sản xuất giống và nuôi thương mại cá Khoang Cổ nói riêng và các loài cá
rạn san hô nói chung.
2
Chương I - TỔNG QUAN
1.1. Những nghiên cứu về cá Khoang Cổ trên thế giới và ở Việt Nam.
Cá Khoang Cổ được nuôi làm cảnh đã bắt đầu từ năm 1881 nhưng những hiểu
biết về đặc điểm sinh học của chúng đến gần giữa thế kỷ XX mới được khám phá [38].
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh học và sinh thái học của
các loài cá cảnh biển như Allen (1972) đã nghiên cứu về sinh thái học của các loài cá
Khoang Cổ [22]. Gohar (1934), Fautin và Allen (1992) nghiên cứu về sự cộng sinh
của cá Khoang Cổ và Hải Quì [44, 39]; Frank (1996) nghiên cứu về điều kiện sinh thái
của cá Khoang Cổ [41]; Bell (1976) [29], Frakes (1982) [40], Brusle-Sicard, Reinboth
(1990) [31], Godwin và Thomas (1993) [46], Godwin (1994a &1994b) [47, 48],
Astakhov et al. (2002) [24], đã nghiên cứu về các đặc điểm sinh sản và cho sinh sản
nhân tạo một số loài cá Khoang Cổ.
Từ năm 1980 đến nay, một số nước đã nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo thành
công các loài cá Khoang Cổ do đặc điểm đáng chú ý của chúng là hầu như luôn sống
cộng sinh cùng Hải Quỳ.
Tại Đức, Neugebauer (1969), đã cho sinh sản và ương thành công loài

Amphiprion akallopisos và loài Amphiprion ephippium. Thể tích bể nuôi 400L với sự
hiện diện của hải quỳ Stichodactyla giganteum. Cá sử dụng rong Caulerpa làm thức
ăn, nhiệt độ nuôi: 24 – 26
0
C. Cá con sinh ra được nuôi bằng Nguyên sinh động vật có
tiêm mao Euplotes và tảo xanh lục [39].
Alayse (1983) đã nuôi ấu trùng cá Amphiprion ocellaris bằng Luân Trùng
Branchionus plicatilis và nauplii của Artemia. Chất lượng dinh dưỡng của Luân Trùng
được nâng lên khi bổ sung thức ăn khô vào bể nuôi. Phương pháp này đã cải thiện tỷ lệ
sống của ấu trùng từ 5% lên 40% sau 30 ngày tuổi [21].
Năm 1985, tại Berlin, các nhà khoa học cho sinh sản nhân tạo thành công thêm
3 loài là Amphiprion clarkii, Amphiprion frenatus và Amphiprion ocellaris mà không
có Hải Quỳ trong hệ thống nuôi với tỷ lệ sống cá con thấp (10%) [5].
Năm 1997 – 1999, các nhà khoa học tại vườn thú Moskva, Nga đã tiến hành
cho sinh sản nhân tạo thành công 5 loài cá khoang cổ: Amphiprion ephippium,
3
Amphiprion melanopus, Amphiprion ocellaris, Amphiprion polymnus, Amphiprion
frenatus có sự hiện diện của hải quỳ thích hợp với từng loài. Luân Trùng Branchionus
plicatilis được dùng làm thức ăn cho cá ở giai đoạn đầu tiên. Các loài tảo được sử
dụng để nuôi luân trùng là Nanochloropsis sp., Dunaliella tertiolecta, Phaeodactylum,
Rhodomonas salina [24].
Từ năm 2000, Thái Lan tiến hành sinh sản nhân tạo các loài cá Khoang Cổ
Amphiprion frenatus, Amphiprion clarkii, Amphiprion polymnus, Amphiprion
perideraion, Amphiprion sandaracinos và Amphiprion ocellaris [25].
Mặc dù các nước trên đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi thành công
một số loài cá Khoang Cổ nhưng nhìn chung tỷ lệ sống của cá vẫn còn thấp và chưa
khép kín được vòng đời của chúng trong hệ thống nuôi nhân tạo.
Ở nước ta, từ năm 1986 - 1998, các nhà khoa học đã nghiên cứu điều tra khu hệ
sinh thái rạn san hô, khu hệ cá quần đảo Trường Sa và phát hiện được 4 loài cá
Khoang Cổ là Amphiprion frenatus, Amphiprion clarkii, A. perideraion và A.

polymnus [11, 12, 13, 14, 15, 16].
Năm 2000, Đào Tấn Hổ và cộng sự đã bổ sung thêm một loài cá Khoang Cổ
vào danh mục các loài cá biển Việt Nam là Amphiprion sandaracinos. Năm loài cá
Khoang Cổ cộng sinh với 8 loài Hải Quì gồm Entacmaea quadricolor, Stichodactyla
gigantea, S. mertensii, S. haddoni, Heteractis aurora, H. magnifica, H. malu và H.
crispa [1].
Từ năm 2000 – 2001, Trương Sĩ Kỳ và cộng sự đã nghiên cứu thử nghiệm sinh
sản nhân tạo cá Khoang Cổ vùng biển Khánh Hòa và đã có những kết quả bước
đầu [3, 19].
Năm 2005, Hà Lê Thị Lộc đã hoàn thành Luận án tiến sĩ sinh học với đề tài:
“Nghiên cứu cơ sở sinh học phục vụ cho sinh sản nhân tạo cá Khoang Cổ Amphiprion
spp. vùng biển Khánh Hoà” [5], tiếp tục nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo loài cá
Khoang Cổ Đỏ (Amphiprion frenatus).
Những nghiên cứu trên là cơ sở khoa học cho nghiên cứu tiếp theo (2006 -
2008) về hoàn thiện qui trình sản xuất giống và nuôi thương mại cá Khoang Cổ Đỏ mà
Luận án thạc sĩ là một phần của nội dung nghiên cứu này.
4
1.2. Đặc điểm sinh học của Cá Khoang Cổ Đỏ.
1.2.1. Vị trí phân loại và hình thái
♦ Hệ thống phân loại
Trên thế giới, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu phân loại và đặt tên cho
loài cá này. Ở Việt Nam, tên khoa học của loài cá Khoang Cổ Đỏ Amphiprion frenatus
Brevoort, 1856 được lưu trong Danh mục cá biển Việt Nam (tập III) do Nguyễn Hữu
Phụng và cộng tác viên biên soạn (1995) [10] được nhiều nhà khoa học chấp nhận.
Ngành động vật có dây sống: Vertebrata
Liên lớp có hàm: Gnathostomata
Lớp cá xương: Osteichthyes
Nhóm cá vây tia: Actinopterygii
Bộ cá Vược: Perciformes
Phân bộ cá Vược: Percoidei

Họ cá Thia: Pomacentridae
Giống cá Khoang Cổ : Amphiprion
Loài cá Khoang Cổ Đỏ : Amphiprion frenatus Brevoort, 1856
Tên tiếng anh: Tomato, Fire hoặc Bridled anemonefish
Tên đồng vật (synonym):
• Amphiprion frenatus Brevoort, Exp.Japan, Vol.2, 1856.
• Prochilus polylepsis Bleeker, Verh. Holl. Maatch. Wetenssch, No.3, Vol.2, 1877.
• Amphiprion macrostoma Chevey, Travaux Inst. Occanog. Indo – China, Mem.
4, 1932.
• Amphiprion polypepis Fowler và Bean (1928: 9) (Philippine), Okada và Ikeda
(1937: 89) (Ryukyus).
• Amphiprion melanopus Scott (1959:105) (Malaysia).
• Amphiprion ephippium Smith (1960:319, pl. 33, fig. 4) (Africa)
♦ Hình thái
Cá Khoang Cổ Đỏ có hình thái D. IX – X, 16 – 19; A. II, 12 – 14; V. 1, 5; P. 16
– 19. Chiều dài thân bằng 3,2 – 4 chiều dài đầu. Vảy đường bên dao động từ 31 đến
44. Hàng vảy ngang từ gốc của vây lưng đến đường bên là 4 -5 vảy. Từ đường bên đến
5
gốc vây hậu môn là 17 – 21 vảy. Răng hình nón, số lượng khoảng từ 36 – 42 ở
mỗi hàm [5].
♦ Màu sắc
Toàn thân cá có màu đỏ cà chua sáng.
Cá trưởng thành có một sọc trắng băng
ngang qua xương nắp mang. Con cái thường
đen ở hai bên thân. Phần miệng, bụng, ngực
và các vây màu đỏ. Con đực toàn thân có
màu đỏ. Giai đoạn con non (kích cỡ < 5cm)
trên cơ thể có hai sọc trắng trên thân: một
sọc ngang qua xương nắp mang, một sọc từ
giữa gốc vây lưng xuống khởi điểm vây hậu

môn [5]. Marliave (1985) cũng thấy có sự thay đổi màu sắc tương tự trên cơ thể cá
Khoang Cổ Đỏ giai đoạn con non và giai đoạn trưởng thành [53].
1.2.2. Phân bố
♦ Phân bố địa lý
Trên thế giới, cá Khoang Cổ Đỏ phân bố ở vùng biển Indonesia, Malaysia, Thái
Lan, phía nam biển Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, phía đông Châu Phi [39]. Ở
Việt Nam, chúng phân bố vùng ven biển miền Trung và vịnh Thái Lan [10]. Vùng
biển Khánh Hòa chúng hiện diện không nhiều (chiếm khoảng 7% tổng số lượng của cá
Khoang Cổ) [5].
♦ Phân bố sinh thái
Ngoài tự nhiên, hầu hết các loài cá
Khoang Cổ đều sống quanh vùng rạn san
hô biển nhiệt đới, nơi có độ sâu từ 1 –
50m nước. Đa phần chúng sinh sống ở
mực nước từ 5 – 15m. Màu sắc sặc sỡ tùy
theo giai đoạn phát triển của cá thể. Do
thiết bị lặn không đầy đủ, Hà Lê Thị Lộc
(2005), chỉ thu được cá Khoang Cổ Đỏ ở
độ sâu < 15m. Ở độ sâu này, cá tập trung
nhiều trong khoảng từ 4 – 10m. Nhiệt độ
Hình 1: Cá Khoang Cổ Đỏ
Hình 2: Bản đồ phân bố địa lý của cá
Khoang Cổ Đỏ [66].
6
nước ở vùng phân bố đo đạt được 26
0
C - 28
0
C, độ mặn dao động từ 32 – 35‰
.

Loài cá
này sống ở rạn san hô nên chúng là những loài hẹp muối và hẹp nhiệt. Chất đáy vùng
cá phân bố có đáy san hô, đá, cát hoặc sỏi cát, nơi có Hải Quỳ cư trú [5].
Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở các ngưỡng nhiệt độ khác nhau là
24 - 25
0
C, 26 - 28
0
C và 32 - 34
0
C cho thấy nhiệt độ phù hợp để nuôi cá Khoang Cổ Đỏ
với mục đích làm cảnh là 26 - 28
0
C, cá thường xuyên hoạt động, bơi lội nhấp nhô, tạo
sự hấp dẫn cho hệ thống nuôi.
Tương tự, kết quả thí nghiệm độ mặn phù hợp của cá Khoang Cổ trong hệ
thống nuôi cho thấy loài cá Khoang Cổ Đen Đuôi Vàng có thể thích nghi với sự dao
động độ mặn lớn, từ 20 - 45‰ (tỷ lệ sống trên 50%), nhưng độ mặn phù hợp nhất cho
cá nuôi chỉ từ 25 - 40‰ [5].
1.2.3. Đặc điểm cộng sinh
Cá Khoang Cổ có thể được bảo vệ an toàn nhờ các loài Hải Quỳ, tránh được sự
tấn công của các loài ăn thịt khác. Cá Khoang Cổ còn dọn sạch những vật bẩn ra khỏi
Hải Quỳ và qua những thí nghiệm cho thấy cá Khoang Cổ còn chăm sóc những xúc tu
của Hải Quỳ, giữ chúng luôn ở trong tình trạng sạch sẽ và khỏe mạnh [36].
Tuy nhiên, đôi khi có những cụm Hải Quỳ không có cá mà chúng vẫn có thể
sống mà không cần đến cá Khoang Cổ [37]. Ngược lại, đời sống của cá Khoang Cổ lại
hoàn toàn tùy thuộc vào Hải Quỳ và không bao giờ tìm thấy cá Khoang Cổ sống trong
tự nhiên mà không có Hải Quỳ [1].
Ngoài tự nhiên, chỉ bắt gặp cá
Khoang Cổ Đỏ cộng sinh với một

loài Hải Quỳ Entacmaea quadricolor,
nhưng trong hệ thống nuôi nhốt, Hà
Lê Thị Lộc, (2005) đã tìm thấy cá
Khoang Cổ Đỏ còn có thể sống cộng
sinh với loài hải quỳ Heteractis malu.
Ngoài ra, trong hệ thống nuôi, cá
Khoang Cổ Đỏ có thể sống, sinh
trưởng và sinh sản bình thường mà không cần sự hiện diện của sinh vật cộng sinh Hải
Quỳ [5].
Hình 3: Cá Khoang Cổ Đỏ và Hải Quỳ [5]
7
Ngoài tự nhiên, mỗi ổ Hải Quỳ thường gặp một loài cá cộng sinh và cá Khoang
Cổ không thường xuyên trong Hải Quỳ trừ khi trốn tránh kẻ thù, nhưng trong điều
kiện nuôi nhốt, nếu có loài Hải Quỳ ưa thích thì cặp cá Khoang Cổ Đỏ luôn luôn ẩn
trong Hải Quỳ và chỉ ra ngoài khi ăn. Trong các bể nuôi vào ban đêm, hầu như cá
Khoang Cổ Đỏ nằm ngủ trong Hải Quỳ mà không ra ngoài.
1.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Thành phần thức ăn quan trọng nhất của cá Khoang Cổ là sinh vật phù du. Thức
ăn chính của chúng là bọn Chân mái chèo và các loài rong tảo biển. Hầu hết rong biển
thuộc ngành rong Đỏ (giống Hypnea) và rong Lục (Schizothrix Mexicana). Nhóm
Chân mái chèo thuộc bọn Calanoid (Paracaudacia truncata) và bọn Harparticoid
(Tisbe furcata) chiếm chủ yếu. Sau đó là bọn Tunicate, Amphipoda, Isopoda,
Mollusca, trứng cá, giun…thỉnh thoảng còn gặp cả trứng cá Khoang Cổ [39].
Theo Allen (1972), trứng cá Khoang Cổ cũng thỉnh thoảng bắt gặp trong bao tử
của những cá bố mẹ đang chăm sóc ổ trứng. Những trứng hầu hết được nhặt ra đều
đặn từ tổ và được bố mẹ tiêu hóa trong suốt thời gian ấp nở. Sau khi cá đẻ trứng, cá
đực chăm sóc trứng và ăn những trứng không thụ tinh hoặc bị hư hỏng [22]. Một số
tác giả khác cho rằng trong điều kiện nuôi cho sinh sản nhân tạo, cá bố mẹ sẽ ăn trứng
cá của mình nếu người nuôi không cách ly chúng ra khỏi ổ trứng [55].
Hà Lê Thị Lộc (2004), cho biết khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày

cá Khoang Cổ Đỏ A. fenatus vùng biển Khánh Hòa cho thấy chúng là loài ăn tạp.
Thành phần thức ăn chủ yếu trong dạ dày là bọn Copepoda (chiếm 34,61%), sau đó là
trứng cá các loại (11,2%). Ngoài ra,
có nhiều chủng loại thức ăn khác
nhau được tìm thấy trong dạ dày như
bọn Hai mảnh vỏ Bivalvia,
Gastropoda, Nematoda, Isopoda,
Amphipoda, Cladocera, Mycidacea,
trứng và phôi cá, thậm chí có cả
trứng của cá Khoang Cổ Đỏ [4].
Trong điều kiện sinh sản nhân
tạo, chế độ dinh dưỡng của cá
Khoang Cổ Đỏ gồm những thành
Hình 4: Phổ thức ăn của cá Khoang Cổ Đỏ
tại Nha Trang – Khánh Hòa [4].
T a ûo
2 %
Luc i f e r
0 , 5 %
Os t r a c od a
3 %
My c i da c e a
1 %
Va ûy c a ù
1 1 %
R o ng
4 %
P o l y c h a e ta
1 %
T u ni c a t a

1 0 %
Kh a ùc
2 1 , 5 %
Co pe po d a
3 5 %
T r ö ùn g c a ù
1 1 %
8
phần thức ăn có nguồn gốc từ các loài động vật giáp xác như: Brachionus plicatilis,
Nauplii của Artemia, Copepodaa, tôm, vi tảo và thức ăn tổng hợp….
Năm 2008, Hà Lê Thị Lộc và Nguyễn Thị Thanh Thủy đã thử nghiệm ảnh
hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá Khoang Cổ Đỏ giống. Kết quả
cho thấy chế độ thức ăn có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và sự tăng trưởng chiều dài
của cá Khoang Cổ Đỏ dưới một tháng tuổi. Cá được ăn luân trùng (Brachionus
plicatilis) kết hợp với tảo tươi (Nannochloropsis oculata) ngay từ một ngày tuổi và
Artemia khi cá 3 ngày tuổi, có tỷ lệ sống từ 70,83 – 72,50%, cao hơn đáng kể so với cá
sử dụng Artemia thay vì luân trùng chỉ đạt tỷ lệ sống từ 10,83 – 27,50%. Cá được ăn
luân trùng kết hợp với tảo tươi (Nannochloropsis oculata) và Artemia, sau 30 ngày
tuổi có chiều dài trung bình là 19mm cao hơn đáng kể so với cá sử dụng thức ăn tổng
hợp Frippak 300 thay vì Artemia (14mm). Thêm nữa, cá được ăn luân trùng ngay từ 1
ngày tuổi ít bị phân đàn hơn so cá sử dụng Artemia thay vì luân trùng [7].
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng của cá Khoang Cổ của các tác
giả cho thấy: cá Khoang Cổ Đỏ là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu có nguồn gốc sinh vật
nổi, phổ thức ăn tương đối rộng và chuỗi thức ăn ngắn, đây là một trong những ưu
điểm của đối tượng nuôi. Trong điều kiện nuôi nhốt và thuần hóa, cá Khoang Cổ Đỏ
có khả năng ăn thịt của tôm, mực, cá và con ruốc (những loại thức ăn dễ tìm kiếm).
1.2.5. Đặc điểm sinh trưởng và tuổi
♦ Tuổi cá
Cá Khoang Cổ nhìn chung sinh trưởng tương đối chậm. Theo Fautin và Allen
(1992) tuổi thọ của chúng ngoài tự nhiên được xác định từ 6 tuổi đến 10 tuổi nhưng

trong nuôi nhốt chúng có thể sống trên 18 năm. Thường con cái có kích thước lớn hơn
con đực [39].
♦ Sinh trưởng
Sự sinh trưởng của cá Khoang Cổ khác nhau tùy từng loài, nhưng ngay những
cá thể cùng loài cũng có sự khác biệt. Giai đoạn tiền trưởng thành, cá có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất [56]. Tại Eniwetok, Allen (1972) đã làm thí nghiệm thấy rằng trong
một đàn cá nuôi, những cá lớn sẽ tăng trưởng nhanh hơn những cá nhỏ trong cùng một
đàn do chúng cạnh tranh thức ăn mạnh mẽ hơn. Kích thước của vật cộng sinh hải quỳ
cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá Khoang Cổ, cá sống cùng Hải Quỳ có kích
thước lớn sẽ tăng trưởng nhanh hơn cá sống trong Hải Quỳ có kích thước nhỏ [22].
9
Tại Việt Nam, trên cơ sở tính toán chiều dài nội suy, Hà Lê Thị Lộc, (2005) đã
xác định được mức sinh trưởng chiều dài trung bình của các nhóm tuổi. Ngoài tự
nhiên, cá Khoang Cổ Đỏ ở giai đoạn còn non (nhỏ hơn một vòng tuổi) phát triển rất
nhanh, gấp hai lần mức tăng trưởng ở giai đoạn hai vòng tuổi. Giai đoạn một vòng
tuổi, sinh trưởng chiều dài của cá A. frenatus là 46,42mm. Đến giai đoạn hai vòng tuổi,
chiều dài thân cá tăng được 26,64mm, mức tăng trưởng tương ứng là 53,08%. Từ ba
đến bốn vòng tuổi, sinh trưởng chiều dài cá chậm lại, cá chỉ tăng từ 17,7mm đến
11,78mm, tương ứng mức tăng trưởng chiều dài là 24,91% và 13,27%.
Khi nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng của đàn cá Khoang Cổ Đỏ trong bể nuôi,
Hà Lê Thị Lộc (2005) thấy tốc độ tăng trưởng của cá cao nhất trong hai tháng đầu. Từ
2 đến 3 tháng tuổi, cá con đạt kích cỡ phù hợp để cung cấp cho thị trường Châu Âu, vì
cỡ cá quyết định đến số lượng cá vận chuyển do đó ảnh hưởng đến giá thành vận
chuyển. Mặt khác ở giai đoạn này màu sắc cá Khoang Cổ Đỏ cũng rất đặc biệt: màu
đỏ cam tươi với hai sọc trắng trên thân (tháng thứ 4 sọc thứ hai dần biến mất). Cá lớn
thường ít được thị trường ưa chuộng hơn do các tế bào sắc tố màu đen phát triển nhiều
bao phủ 2 bên thân [5].
1.2.6. Đặc điểm sinh sản
♦ Mùa vụ sinh sản
Ở vùng nhiệt đới, những nghiên cứu của các tác giả như Allen (1972), Bailey

và cộng sự (1996) cho rằng các loài cá Khoang Cổ có khả năng sinh sản quanh năm
[22, 26 ]. Vùng biển cận nhiệt đới, sự sinh sản thường diễn ra vào mùa xuân và mùa hè
khi nhiệt độ nước lên cao nhất Bell (1976), Fautin và Allen (1992) [29, 39]. Tại
Enewetak Atoll (trung tâm Thái Bình Dương), sự đẻ trứng chịu ảnh hưởng trực tiếp
của chu kỳ trăng, hầu hết tổ được làm khi trăng tròn hoặc khi gần tròn. Theo Allen
(1972) và Ochi (1985), sự sinh sản của cá Khoang Cổ thường diễn ra trong khoảng
thời gian 6 ngày trước hoặc sau kỳ trăng tròn. Ánh sáng trăng có thể là một tín hiệu
đến kỳ sinh sản của cá Khoang Cổ. Ngoài ra, vì ấu trùng mới nở có tính hướng quang
nên ánh sáng trăng có lẽ hướng chúng bơi lên bề mặt nước. Từ đó chúng có thể phát
tán đi bởi sóng và dòng chảy khi triều lên [22, 57].
Theo Hà Lê Thị Lộc (2005), Cá Khoang Cổ Đỏ có thể tham gia sinh sản quanh
năm nhưng tỷ lệ tập trung từ tháng 01 đến tháng 08 trong năm. Đỉnh cao nhất là tháng
03 và 05 với tỷ lệ cá tham gia sinh sản tương ứng theo tháng là 69,70% và 72,73% [6, 8].
10
♦ Giới tính
Theo kết quả nghiên cứu trước đây [6, 22, 55, 56] chứng minh rằng cá Khoang
Cổ là loại cá lưỡng tính với tính đực có trước, tính cái có sau tùy thuộc vào kích thước
cơ thể và sự phân bố xã hội trong một quần đàn nghĩa là tất cả các cá Khoang Cổ nhỏ
đều là con đực, đến một kích thước và một điều kiện thích hợp thì một số cá thể đực sẽ
chuyển sang cá cái.
Theo Fricke (1979, 1983), Hattori (1991), sự chuyển đổi giới tính của cá
Khoang Cổ diễn tiến theo ba chiều hướng sau [42, 43, 49]:
(1) Con đực chưa trưởng thành con cái chưa trưởng thành con cái trưởng thành.
(2) Con đực chưa trưởng thành con đực trưởng thành con cái trưởng thành.
(3) Con đực chưa trưởng thành con đực trưởng thành.
♦ Tỷ lệ đực cái
Cá Khoang Cổ là loại cá đơn giao, do đó vào mùa vụ sinh sản, tỷ lệ đực cái
luôn luôn là 1:1. nhưng theo số liệu thu thập được của Hà Lê Thị Lộc (2005) cho thấy,
tỷ lệ cá thể đực cao hơn hẳn tỷ lệ cá thể cái do trong thành phần đánh bắt của cá
Khoang Cổ Đỏ, cá cá kích thước bé chiếm tỷ lệ khá cao đã làm tỷ lệ đực trong quần

đàn tăng lên. Thực tế cho thấy tỷ lệ đực cái này chỉ mang tính chất tương đối cho từng
thời điểm cụ thể vì cá Khoang Cổ là bọn cá lưỡng tính trong cả vòng đời [6].
♦ Sức sinh sản
Theo Hà Lê Thị Lộc (2005), sức sinh sản tuyệt đối của cá Khoang Cổ Đỏ dao
động khá lớn từ 1,367 đến 5,6871 trứng/cá thể cái. Sức sinh sản có xu hướng tăng dần
khi kích thước cơ thể cá tăng lên. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình của cá Khoang Cổ
Đỏ là 3,006 trứng/cá thể cái.
Sức sinh sản tương đối dao động từ 81 trứng/gr khối lượng cá thể cái đến 105
trứng/gr khối lượng cá thể cái. Sức sinh sản tương đối trung bình của cá Khoang Cổ
Đỏ là 89 trứng/gr khối lượng cơ thể cái [6].
♦ Tập tính sinh sản
Trong tự nhiên, cá Khoang Cổ Đỏ thường đẻ trên những tảng đá hoặc trên các
rạn san hô nơi hải quỳ đang cư trú. Cũng như cá bố mẹ, trứng cá có thể thích nghi
được với các tế bào gây tê liệt của các xúc tu Hải Quỳ [22]. Trong các bể nuôi thí
nghiệm, cá có thể đẻ trên các vật liệu như lọ cắm hoa, tấm gạch men, đôi khi chúng
cũng có thể sinh sản ngay trên mặt gương của bể kính mà không cần sự hiện diện của
Hải Quỳ.
11
Những nghiên cứu trước đây cho rằng trong tự nhiên, quá trình sinh sản của cá
Khoang Cổ được tiến hành hầu như quanh năm, thời gian tham gia sinh sản thường
chịu ảnh hưởng của kỳ trăng tròn hàng tháng [20]. Quá trình sinh sản diễn ra trước
hoặc sau kỳ trăng tròn 6 ngày.
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy sự sinh sản của cá Khoang Cổ
không bị ảnh hưởng của kỳ trăng tròn. Một cặp cá bố mẹ có thể tham gia sinh sản liên
tục. Mỗi đợt sinh sản cách nhau từ 11 đến 14 ngày trong điều kiện cặp cá đó được
chăm sóc tốt và môi trường nuôi ổn định [5].
1.2.7. Sự phát triển của ấu trùng và sự định cư
Quá trình nở diễn ra vào ban đêm, cá con vừa nở ra chìm xuống đáy, sau vài
phút, chúng bơi ngược lên. Kích thước ấu trùng dài khoảng từ 3 - 4mm và toàn thân
trong suốt ngoại trừ những điểm sắc tố trên thân, mắt và túi noãn hoàng [39].

Giai đoạn ấu trùng cá Khoang Cổ kéo dài từ 8 – 12 ngày. Suốt giai đoạn này, ấu
trùng sống trôi nổi trong tầng mặt của biển và chúng được dòng chảy đưa đi [22].
Kết thúc giai đoạn này khi ấu trùng cá xuống sống đáy và bắt đầu có màu sắc
của cá con. Quan sát trong bể kính cho thấy quá trình biến thái diễn ra nhanh chóng
chỉ trong một vài ngày. Ở giai đoạn này, điều cần thiết cho cá con là tìm một vật cộng
sinh Hải Quì thích hợp hoặc sẽ bị địch hại ăn thịt. Đối với một vài loài cá, chúng phải
mất vài giờ mới có thể thích nghi hoàn toàn với sinh vật cộng sinh Hải Quì [22].
1.3. Vai trò của Astaxanthin trong nuôi trồng thuỷ sản
Astaxanthin là một trong các sắc tố carotenoid tồn tại rất nhiều trong tự nhiên.
Cho tới nay thuật ngữ Asthaxanthin vẫn chưa quen thuộc với nhiều người nhưng thực
chất nó đã được tìm thấy từ thế kỷ 19. Những năm gần đây, người ta đã phát hiện ra
được các hoạt chất sinh học đặc biệt của Astaxanthin, nó có khả năng chống oxy hóa
cực mạnh, gấp hơn 10 lần so với Beta-caroten và gấp 80 - 550 lần so với Vitamin E [50].
Astaxanthin có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào chống sự oxy
hoá, chống tác hại của các tia tử ngoại, tăng cường sức đề kháng, ảnh hưởng tốt đến sự
tăng trưởng và khả năng sống sót của các loài thuỷ sản. Astaxanthin còn tạo nên những
màu sắc đặc trưng ở các loài thuỷ sản, một dấu hiệu quan trọng của sự thành thục và
hấp dẫn giới tính của các loài động vật.
Astaxanthin được xem là một vitamine thiết yếu cho cá Hồi và các loài giáp xác
[60], được dùng làm chất phụ gia trong nuôi cá hồi và tôm, nhằm tạo màu đỏ cam hấp
12
dẫn nguời tiêu dùng (Bernhard, 1990), làm tăng khả năng sinh sản, tăng tỷ lệ sống của
trứng và tốc độ phát triển của tôm và ấu trùng (Sigurgisladottir et al, 1994), (Dall et al,
1995) (trích – Trần Thị Luyến (2006)) [17].
Ngoài ra, chất tạo màu Astaxanthin giúp tăng hoạt động sinh trưởng, phát triển
tuyến sinh dục, tăng khả năng chịu sốc, nâng cao giá trị thương phẩm của vật nuôi [2].
Astaxanthin chính là nhân tố vi lượng khá quan trọng đối với động vật thủy sinh.
Trong tự nhiên, Astaxanthin được tìm thấy trong cơ thể các sinh vật như trong vi tảo
nước ngọt Haematococcus pluvialis, trong nấm men Phaffia rhodozyma, trong tôm,
cua và một số loài cá như cá Hồng, cá Hồi….Astaxanthin trong cá Hồng, cá Hồi chủ

yếu tập trung ở phần cơ thịt, da và gan [63, 64, 65, 67].
Trong một nghiên cứu về cá hồi Atlantic salmon, khi nuôi cá với các nồng độ
Astaxanthin khác nhau ( từ 0 đến 200mg kg
-
1), Torrissen et al (1995) đã kết luận rằng
không có sự sai khác về màu sắc trong thịt cá fillet khi tăng hàm lượng Astaxanthin
trên 60mg kg
-1
[60].
Năm 1997, Olsen và Mortensen đã nghiên cứu ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng có
Astaxanthin và nhiệt độ đến thịt cá Hồi Salvelinus alpinus L. Tác giả sử dụng cá có
khối lượng trung bình 150g được nuôi trong 6 nghiệm thức Astaxanthin (hàm lượng từ
<1, 19, 48, 70, 94, 192mg kg
-1
) tại 2 nhiệt độ khác nhau (8
0
C và 12
0
C). Kết thúc thí
nghiệm, khối lượng cá đạt được trung bình 320g (sau 102 ngày nuôi tại nhiệt độ 12
0
C
và 126 ngày nuôi tại nhiệt độ 8
0
C) và thấy ảnh hưởng rõ rệt nhất trên phần cơ đỏ của
cá khi nuôi cá với chế độ dinh dưỡng kết hợp Astaxanthin với hàm lượng
70mgkg
-1
[58].
Barbosa, Morais và Choubert (1999) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn

carotenoid (nguồn từ tảo lục Haematococus plurlalis và nguồn Astaxanthin nhân tạo –
CAROPHYLL pink 8% Astaxanthin) và hàm lượng chất béo (9% và 14%) đối với
hàm lượng Astaxanthin trong máu cá hồi Oncorhynchus mykis. Cá hồi có khối lượng
150g được cho ăn 100 mg kg
-1
kết hợp với 2 hàm lượng chất béo trong 5 ngày. Kết quả
cho thấy, Astaxanthin tập trung trong huyết thanh giao động từ 5,3µg/ml đến 9 µg/ml,
hàm lượng Astaxanthin trong huyết thanh cao khi hàm lượng chất béo cao và không
phụ thuộc vào nguồn Astaxanthin [27].
Chatzifotis et al (2005) đã nghiên cứu trộn Astaxanthin tỷ lệ 1,58% vào thức ăn
cho cá Pagrus pagrus ăn và sau 2,5 tháng thấy khu vực da phần vây lưng cá, sắc tố đỏ
13
tăng lên rõ rệt tương ứng với hàm lượng Astaxanthin tăng cao trong cơ cá so với các lô
thí nghiệm khác [33].
Barclay et al (2005), đã thí nghiệm bổ sung thêm Astaxanthin vào thịt trai làm
thức ăn cho Tôm Hùm Bông Panulirus ornatus với liều lượng 30, 60, 90, và 120mg
kg
-
. Sau 12 tuần nuôi, màu sắc của Tôm Hùm Bông tăng tỷ lệ thuận với hàm lượng
Astaxanthin được bổ sung trong thức ăn nhưng tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống không
sai khác giữa các lô thí nghiệm [28].
Năm 2006, Lã Thị Nội thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ nuôi cấy nấm
men P. rhodozyma làm thức ăn cho các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản”. Đề tài ứng
dụng nuôi cá Kiếm Xiphophorus helleri ăn thức ăn đã bổ sung chế phẩm Phaffia được
chiết xuất từ nấm men P. rhodozyma với liều lượng 250mg kg
-1
. Kết quả cho thấy, sau
1 tháng nuôi, màu sắc cá từ màu vàng nhạt chuyển sang màu đỏ và màu đỏ cam rất rực
rỡ. Tuy nhiên, chưa thấy sự sai khác về tốc độ sinh trưởng giữa lô đối chứng và lô thí
nghiệm [9].

14
Chương II - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
♦Đối tượng nghiên cứu: Loài cá Khoang Cổ Đỏ (Amphiprion frenatus).
♦Thời gian nghiên cứu: Luận án được tiến hành từ tháng 08/2008 đến 08/2009.
♦Địa điểm nghiên cứu: Tại trại thực nghiệm của Phòng Công Nghệ Nuôi Trồng,
Viện Hải Dương Học (Nha Trang).
2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nguồn nước thí nghiệm
Nước biển được bơm lên bể chứa, bể lắng, lọc qua tầng lọc cát, xử lý chlorine
25 – 30 ppm, sục khí 2 - 3 ngày, trung hòa bằng thiosulfat, sau đó lọc qua lưới lọc tảo,
túi siêu lọc và đưa vào các bể thí nghiệm cá.
Thí
nghiệm
mật độ
Thí
nghiệm
độ mặn
Thí
nghiệm
thức ăn
Thu thập và xử lý số liệu
Kết luận và đề xuất ý kiến
Nội dung nghiên cứu
Hình 5: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Bể lắng
Bể nuôi Bể xử lý
Nước biển Bể chứa
Hình 6: Sơ đồ xử lý nguồn nước thí nghiệm

15
2.2.2. Dụng cụ thí nghiệm
Kính hiển vi quang học, kính hiển vi soi nổi, buồng đếm tảo, nhiệt kế, khúc xạ
kế, máy đo pH, Test-kit: nitrite, nitrat, ammoniac…
Thí nghiệm được bố trí trong các bể kính thể tích 20L.
2.2.3. Nguồn cá thí nghiệm
Cá Khoang Cổ Đỏ có nguồn gốc từ sinh sản nhân tạo và đã đạt 1 tháng tuổi,
kích cỡ trung bình: > 18mm, kích thước đồng đều và màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh,
không bị bệnh phồng mắt và vi khuẩn dạng sợi ký sinh.
2.2.4. Thí nghiệm ảnh hưởng mật độ nuôi.
 Thức ăn là Nauplii của Artemia (mật độ 5 – 7 con/mL), bổ sung vi tảo
Nannochloropsis oculata mật độ 10
6
tb/mL để ổn định môi trường và làm thức ăn cho
Artemia.
 Bố trí thí nghiệm với 4 nghiệm thức. Mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần.
♦ Nghiệm thức 1: cá nuôi với mật độ 2 con/ L.
♦ Nghiệm thức 2: cá nuôi với mật độ 3 con/L.
♦ Nghiệm thức 3: cá nuôi với mật độ 4 con/L.
♦ Nghiệm thức 4: cá nuôi với mật độ 5 con/L.
2.2.5. Thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn đối với cá thương mại
 Mật độ phù hợp từ kết quả của thí nghiêm trên (3 con/L).
 Thí nghiệm các thang độ mặn gồm 8 nghiệm thức: 5‰, 10‰, 15‰,
20‰, 25‰, 30‰, 35‰, 40‰. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Hình 7: Sơ đồ bố trí thí nghiệm mật độ nuôi
Xác định được mật độ nuôi phù hợp
Nước đã xử lý Cá đủ điều kiện thí nghiệm
Thí nghiệm mật độ
Xác định tỷ lệ sống, đo tốc độ tăng trưởng. Xử lý số liệu
2 con/L 4 con/L3 con/L 5 con/L

16
 Thức ăn là Nauplii của Artemia (mật độ 5 – 7 con/mL), bổ sung vi tảo
Nannochloropsis oculata mật độ 10
6
tb/mL để ổn định môi trường và làm thức ăn cho
Artemia.
2.2.6. Thí nghiệm ảnh hưởng của các loại thức ăn
 Mật độ thả: 3con/L.
Bố trí thí nghiệm với 4 nghiệm thức. Mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần
♦ Nghi
ệm thức 1
Tôm tươi (lột vỏ, xay nhuyễn) kết hợp với Astaxanthin
(100 mg kg
-1
).
♦ Nghi
ệm thức 2
Thức ăn tổng hợp (Lansy-Shrimp) kết hợp với
Astaxanthin (100 mg kg
-1
).
♦ Nghi
ệm thức 3
Artemia khô (Nga) kết hợp với Astaxanthin (100 mg kg
1
).
♦ Nghi
ệm thức 4
Nauplii của Artemia (đối chứng).
Nước đã xử lý Cá đủ điều kiện thí nghiệm

Thí nghiệm độ mặn
5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 25‰ 30‰ 40‰
Xác định tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng. Xử lý số liệu
Xác định được độ mặn phù hợp
35‰
Hình 8: Sơ đồ bố trí thí nghiệm độ mặn
17
Thí nghiệm dinh dưỡng
Thức ăn tổng
hợp +
Astaxanthin
Xác định màu sắc, tỷ lệ sống, đo tốc độ tăng trưởng. Xử lý số liệu
Xác định được công thức thức thức ăn tạo màu cho cá
Nước đã xử lý Cá đủ điều kiện thí nghiệm
Tôm +
Astaxanthin
Nauplii của
Artemia
Artemia (khô)+
Astaxanthin
Hình 9: Sơ đồ bố trí thí nghiệm các loại thức ăn
18
Phương pháp tách chiết và xác định hàm lượng carotenoid tổng số, hàm
lượng Astaxanthin
Li tâm
Dịch chiết
Na
2
SO
4

khan
Xác định
Astaxanthin


Vortex
Li tâm
Dịch chiết aceton
Xác định
Carotenoid
Dung môi ete
dầu mỏ
Dung môi ete
dầu mỏ
3 lần
Cá Khoang Cổ Đỏ
Vortex
Dung môi aceton
3 lần
Hình 10: Sơ đồ quy trình tách chiết Carotenoid và Astaxanthin
19

×