Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá giò, Rachycentron canadum (Linnaeus, 1766), giai đoạn ương giống từ 3 3,5 cm lên 10 12 cm tại Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 98 trang )

irang i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN QUANG NGỌC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN, THỨC ĂN
LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CỦA CÁ GIÒ (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766)
GIAI ĐOẠN ƯƠNG GIỐNG TỪ 3 – 3,5 cm LÊN 10 - 12 cm
TẠI KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Nha Trang - 2007
iirang ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN QUANG NGỌC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN, THỨC ĂN
LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CỦA CÁ GIÒ (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766)
GIAI ĐOẠN ƯƠNG GIỐNG TỪ 3 - 3,5 cm LÊN 10 - 12 cm
TẠI KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số: 60.62.70
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đình Mão
Nha Trang - 2007
iiirang iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công


trình nào.
Trần Quang Ngọc
ivrang iv
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gởi đến Ban Giám Hiệu, khoa Nuôi trồng Thủy sản -
Trường Đại học Nha Trang sự kính trọng, lòng tự hào đã được làm việc, học tập và
nghiên cứu tại trường trong những năm qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy hướng dẫn TS. Nguyễn Đình Mão đã tận
tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá
trình học và thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quí thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến
thức và kinh nghiệm quí báu cho tôi trong suốt thời gian học tập ở lớp cao học Nuôi
trồng thuỷ sản khoá 2004 – 2007.
Nhân đây tôi xin cảm ơn Đảng Ủy, Ban Giám Đốc và toàn thể đồng nghiệp ở
Chi Nhánh Ven Biển, Trung Tâm Nhiệt Đới Việt - Nga đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi để tôi có thể hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập cũng như hoàn thành đề tài.
vrang v
KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
W: Khối lượng
TL: Chiều dài toàn thân
g: Gam
mg: Miligam
mm: Milimet
cm: Centimet
‰ : Phần ngàn.
V: thể tích.
20%P: Nghiệm thức thức ăn tự chế có 20% protein
25%P: Nghiệm thức thức ăn tự chế có 25 %protein

30%P: Nghiệm thức thức ăn tự chế có 30 %protein
35%P: Nghiệm thức thức ăn tự chế có 35 %protein
40%P: Nghiệm thức thức ăn tự chế có 40 %protein
Inve: Nghiệm thức thức ăn viên dùng ương giống cá biển của công ty Inve
Cá tươi: Nghiệm thức thức ăn cá nục
L
F
: Chiều dài cá lúc kết thúc thí nghiệm
W
F:
Khối lượng cá lúc kết thúc thí nghiệm
L
25:
Chiều dài cá sau 25 ngày ương (cũng chính là L
F
)
W
25
: Khối lượng cá sau 25 ngày ương (cũng chính là W
F
)
%GR
L
, %GR
W
: Tốc độ sinh trưởng % về chiều dài và khối lượng
ADG
L
, ADG
W

: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài và khối lượng
SGR
L
, SGR
W
: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài và khối lượng
SR: Tỷ lệ sống của cá
virang vi
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Ký hiệu, chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 S l c đ c đi m sinh h c c a đ i t ng nghiên c uơ ượ ặ ể ọ ủ ố ượ ứ 3
1.1.1. V trí phân lo iị ạ 3
1.1.2. c đi m hình tháiĐặ ể 4
1.1.3. c đi m phân bĐặ ể ố 4
1.1.4. c đi m sinh tr ngĐặ ể ưở 5
1.1.5. c đi m sinh h c sinh s nĐặ ể ọ ả 7
1.1.6. c đi m dinh d ngĐặ ể ưỡ 7
1.2. Nh ng nghiên c u v kh n ng thích nghi c a cá giò v i đ m nữ ứ ề ả ă ủ ớ ộ ặ 8
1.3. Nh ng nghiên c u v dinh d ng và th c nữ ứ ề ưỡ ứ ă 9
1.4. Nh ng nghiên c u v k thu t s n xu t gi ng, ng và nuôi th ng ữ ứ ề ỹ ậ ả ấ ố ươ ươ
ph m cá giò trên th gi i và Vi t Namẩ ế ớ ệ 14
1.4.1. Tình hình nghiên c u trên th gi iứ ế ớ 14

1.4.2. Tình hình nghiên c u Vi t Namứ ở ệ 17
viirang vii
Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. i t ng, th i gian và đ a đi m nghiên c uĐố ượ ờ ị ể ứ 19
2.2. B trí thí nghi m nh h ng c a đ m n lên sinh tr ng và t l ố ệ ả ưở ủ ộ ặ ưở ỷ ệ
s ng c a cá giò giai đo n ng gi ng t 3 - 3,5 cm lên 10 - 12 cmố ủ ạ ươ ố ừ 19
2.2.1. H th ng thí nghi mệ ố ệ 20
2.2.2. Cá thí nghi mệ 21
2.2.3. Th c nứ ă 22
2.2.4. Ch đ qu n lý ch m sócế ộ ả ă 22
2.3. B trí thí nghi m nh h ng c a th c n lên sinh tr ng và t l ố ệ ả ưở ủ ứ ă ưở ỷ ệ
s ng c a cá giò giai đo n ng gi ng t 3 - 3,5 cm lên 10 - 12 cmố ủ ạ ươ ố ừ 23
2.3.1. H th ng thí nghi mệ ố ệ 23
2.3.2. Cá thí nghi mệ 24
2.3.3. Th c nứ ă 24
2.3.4. Ch đ qu n lý ch m sócế ộ ả ă 26
Ch đ ch m sóc, qu n lý đ c th c hi n gi ng nh đã ti n hành thí ế ộ ă ả ượ ự ệ ố ư ế ở
nghi m đ m n. thí nghi m này, n c đ c tu n hoàn liên t c trong ệ ộ ặ Ở ệ ướ ượ ầ ụ
c h th ng nên sau khi siphon s c p b sung n c vào b l c sinh ả ệ ố ẽ ấ ổ ướ ể ọ
h c ch không c p tr c ti p vào b nuôi. Ch đ thay n c c ng ọ ứ ấ ự ế ể ế ộ ướ ũ
không ph i thay đ nh k mà ch b sung l ng n c m t đi do b c h i ả ị ỳ ỉ ổ ượ ướ ấ ố ơ
hay do quá trình thao tác 26
2.4. Ph ng pháp thu th p s li uươ ậ ố ệ 27
2.5. Ph ng pháp phân tích s li uươ ố ệ 29
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
viiirang viii
3.1 nh h ng c a đ m n lên sinh tr ng và t l s ng c a cá giò giai Ả ưở ủ ộ ặ ưở ỷ ệ ố ủ
đo n ng gi ng t 3 - 3,5 cm lên 10 - 12 cmạ ươ ố ừ 30
3.1.1 i u ki n môi tr ng các b thí nghi m đ m nĐ ề ệ ườ ể ệ ộ ặ 30
3.1.2 nh h ng c a đ m n lên sinh tr ng c a cáẢ ưở ủ ộ ặ ưở ủ 31

3.1.3. nh h ng c a đ m n lên t l s ng c a cáẢ ưở ủ ộ ặ ỷ ệ ố ủ 37
3.2. nh h ng c a th c n lên sinh tr ng và t l s ng c a cá giò giai Ả ưở ủ ứ ă ưở ỷ ệ ố ủ
đo n ng gi ng t 3 - 3,5 cm lên 10 - 12 cmạ ươ ố ừ 39
3.2.1 i u ki n môi tr ng c a các b thí nghi m th c nĐ ề ệ ườ ủ ể ệ ứ ă 39
3.2.2 Th c n thí nghi mứ ă ệ 39
3.2.3. nh h ng c a th c n lên sinh tr ng c a cáẢ ưở ủ ứ ă ưở ủ 41
Khi so sánh t c đ sinh tr ng c a thí nghi m v a thu đ c v i k t ố ộ ưở ủ ệ ừ ượ ớ ế
qu c a các tác gi trên th gi i ta th y cá giò có t c đ sinh tr ng đ c ả ủ ả ế ớ ấ ở ố ộ ưở ặ
tr ng v kh i l ng gi m d n theo quá trình phát tri n c a cá. giai ư ề ố ượ ả ầ ể ủ Ở
đo n cá b t, t c đ sinh tr ng r t cao và gi m d n khi b c sang giai ạ ộ ố ộ ưở ấ ả ầ ướ
đo n ng cá gi ng (b ng 3.8).ạ ươ ố ả 48
3.2.4 nh h ng c a th c n lên t l s ng c a cáẢ ưở ủ ứ ă ỷ ệ ố ủ 48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 50
1. K t lu nế ậ 50
2. xu t ý ki nĐề ấ ế 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
ixrang ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.2: Nhu cầu dinh dưỡng của cá giò [6] 10
Bảng 2.1: Thành phần sinh hóa của nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn tự chế (%) 24
Bảng 2.2: Tỷ lệ các loại nguyên liệu để sản xuất thức ăn tự chế (%) 25
Bảng 3.1 : Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm độ mặn sau 25
ngày ương 30
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài của cá ương ở các mức độ mặn sau
25 ngày ương 33
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng của cá ương ở các mức độ mặn
sau 25 ngày ương 35
Bảng 3.4: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm thức ăn sau 25
ngày ương 39

Bảng 3.5: Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của các loại thức ăn (%) 40
xrang x
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài của cá ương bằng các loại thức ăn
sau 25 ngày ương 43
Bảng 3.7: Các chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng của cá ương bằng các loại thức ăn
sau 25 ngày ương 46
Bảng 3.8: Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng cá giò ở các giai đoạn 47
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Cá Giò (Rachycentron canadum) 4
Hình 1.2: Qui trình sản xuất thức ăn viên nổi cho cá 13
Hình 2.1 : Sơ đồ bố trí thí nghiệm các mức độ mặn 19
Hình 2.2: Hệ thống bể thí nghiệm 20
Hình 2.3: Cá giống thí nghiệm 21
Hình 2.4 : Sơ đồ bố trí thí nghiệm các loại thức ăn 23
Hình 2.5: Hệ thống bể thí nghiệm 24
Hình 2.6: Các bước sản xuất thức ăn tự chế 26
Hình 3.1: Sinh trưởng về chiều dài của cá ở các mức độ mặn 32
Hình 3.2: Chiều dài của cá sau 25 ngày ương ở các mức độ mặn 32
Hình 3.3: Sinh trưởng về khối lượng của cá ương ở các mức độ mặn 34
Hình 3.4: Khối lượng của cá sau 25 ngày ương ở các mức độ mặn 34
Hình 3.5: Tỷ lệ sống của cá sau 25 ngày ương ở các mức độ mặn 38
xirang xi
Hình 3.6: Sinh trưởng về chiều dài của cá ương bằng các loại thức ăn 42
Hình 3.7: Chiều dài của cá sau 25 ngày ương bằng các loại thức ăn 42
Hình 3.8: Sinh trưởng về khối lượng của cá ương bằng các loại thức ăn 45
Hình 3.9: Khối lượng của cá sau 25 ngày ương bằng các loại thức ăn 45
Hình 3.10: Tỷ lệ sống của cá sau 25 ngày ương bằng các loại thức ăn 48
1rang 1
MỞ ĐẦU

Việt Nam với hơn 400.000 ha vũng, vịnh, đầm, phá có tiềm năng rất lớn để
phát triển nuôi cá biển. Nhưng cho đến nay thì việc khai thác và sử dụng còn rất hạn
chế. Theo kế hoạch của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, chỉ tiêu cho giai đoạn 2000 -
2010 là phát triển nuôi cá lồng, bè đạt số lượng 40.000 lồng bè với thể tích trung
bình mỗi lồng, bè khoảng 27 m
3
và đặt ra mục tiêu đến năm 2010 sản lượng cá biển
đạt đến mức 200.000 tấn [8].
Trong các loài cá biển đang được nuôi, cá giò (Rachycentron canadum) được
xem là đối tượng nuôi mới với nhiều ưu điểm nên có triển vọng rất lớn trở thành đối
tượng nuôi chính của nghề nuôi cá biển ở nước ta. Cá giò có tốc độ sinh trưởng
nhanh, từ cỡ cá giống 30 g có thể đạt được 6 - 8 kg sau 1 năm nuôi lồng trên biển.
Cá có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nuôi, chịu được điều kiện sóng gió nên
rất thích hợp cho phát triển nuôi lồng, bè xa bờ [3]
Cá giò đã được nuôi rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Đài Loan, cá
giò là đối tượng nuôi chính với hình thức nuôi lồng trên biển, sản lượng ước tính đạt
được khoảng 5.000 tấn trong năm 2004 [26]. Việt Nam được xem là quốc gia có
tiềm năng phát triển mạnh về nghề nuôi cá giò. Năm 1999, Viện Hải Sản và Viện
Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I đã nghiên cứu và bước đầu thành công trong
sinh sản nhân tạo, ương giống và nuôi thương phẩm loài cá này.
Tuy nhiên, số lượng cá giò giống sản xuất ra còn rất hạn chế, chưa đáp ứng
đủ cho nhu cầu nuôi thương phẩm ngày càng tăng trên thị trường. Đến năm 2004,
mỗi năm chúng ta chỉ sản xuất được 250.000 con cá giò giống với tỷ lệ sống từ cá
bột lên cá giống (5 - 6 cm) đạt trung bình 5% [5]. Trong khi đó, năm 1999 Đài Loan
đã sản xuất được hơn 5 triệu con cá giò giống, với tỷ lệ sống từ cá bột lên cá giống
(5 -6 cm) khoảng 10% [28], [43]. Nguyên nhân chính ở đây là chúng ta chưa thực
sự hoàn thiện qui trình sản xuất, ương và nuôi cá giò.
2rang 2
Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc nghiên cứu chuyên sâu hơn về điều kiện
môi trường sống, nhu cầu dinh dưỡng và các loại thức ăn của cá giò ở từng giai

đoạn phát triển là vấn đề hết sức cấp thiết. Nó sẽ là cơ sở để hoàn thiện qui trình,
nâng cao tỷ lệ sống, tăng tốc độ sinh trưởng và mang lại hiệu quả cho việc ương
nuôi cá giò.
Được sự đồng ý của Trường Đại Học Nha Trang, khoa Nuôi trồng Thủy sản
chúng tôi đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ
sống của cá giò, Rachycentron canadum (Linnaeus, 1766), giai đoạn ương giống
từ 3 - 3,5 cm lên 10 - 12 cm tại Khánh Hòa.”
Với các nội dung nghiên cứu sau:
1- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
giò giai đoạn ương giống từ 3 - 3,5 cm lên 10 - 12 cm tại Khánh Hòa.
2- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
giò giai đoạn ương giống từ 3 - 3,5 cm lên 10 - 12 cm tại Khánh Hòa.
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm dữ liệu khoa học về đặc điểm
môi trường sống, đặc điểm dinh dưỡng của cá giò và là cơ sở để hoàn thiện qui trình
ương nuôi cá giò, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nghề nuôi cá giò ở Việt
Nam.
3rang 3
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Vị trí phân loại
Cá giò có tên khoa học là Rachycentron canadum có vị trí phân loại như sau:
Nghành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Rachycentridae
Giống: Rachycentron
Loài: Rachycentron canadum (Linnaeus, 1766)
Cá giò ban đầu được Linnaeus (1766) đặt tên là Gasterosteus canadus. Sau
đó nó được đặt lại là Rachycentron canadum (Linnaeus, 1766). Ngoài ra còn có các

synonym khác như Apolectus niger Bloch 1793, Scomber niger Bloch 1793,
Naucrates niger Bloch 1793, Elacate nigra Bloch 1793, Centronotus gardenii
Lacépède 1801, Centronotus spinosus Mitchill 1815, Rachycentron typus Kaup
1826, Elacate motta Cuvier and Valenciennes 1829, Elacate atlantica Cuvier and
Valenciennes 1832, Elacate bivittata Cuvier and Valenciennes 1832, Elacate
malabarica Cuvier and Valenciennes 1832, Elacate pondiceriana Cuvier and
Valenciennes 1832, Meloderma nigerrima Swainson 1839, Naucrates niger
Swainson 1839, Elacate falcipinnis Gosse 1851, Thynnus canadensis Gronow 1854,
Elacate nigra Gunther 1860, Rachycentron canadus Jordan and Evermann 1896, và
Rachycentron pondicerrianum Jordan 1905.
Tên thường gọi: Cá giò có rất nhiều tên. Tên Việt Nam là cá giò, cá bớp. Tên
tiếng Anh thông thường của cá giò là Cobia, Blacking fish, Ling, Crabeater. Ngoài
ra cá giò còn có các tên khác như Jaman (Malaysia), Cobie (Tây Ban Nha), Peixe-
4rang 4
sargento (Bồ đào Nha), Mafou (Pháp), Offiziersfisch (Đức), Okakala (Phần Lan),
Rachica (Ba Lan), Sugi (Nhật Bản), Takho (Somali). [1],[10],[19] [38]
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Thân cá có hình thuôn dài, gần như ống. Đầu hơi dẹp bằng. Miệng rộng, hàm
dưới nhô dài hơn hàm trên. Có 2 vây lưng, vây lưng thứ nhất rất ngắn, có 7 - 9 tia
vây cứng độc lập với nhau, giữa các gai cứng không liên kết bằng màng vây; vây
lưng thứ hai dài, phía trước nhô cao lên; vây ngực nhọn; vây hậu môn đồng dạng
với vây lưng thứ hai. Khởi điểm của vây hậu môn ở phía sau khởi điểm của vây
lưng thứ hai. Mép sau vây đuôi hình lưỡi liềm, thùy trên dài hơn thùy dưới. Vảy
nhỏ, dính chặt vào da. Đường bên hoàn toàn, hơi lượn sóng ở phía trước. Lườn và
bên sườn có màu nâu đen, với hai sọc mảnh màu bạc. Bụng màu vàng nhạt [1], [10].
Hình 1.1: Cá Giò (Rachycentron canadum)
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Cá giò là loài cá nổi, phân bố rộng, xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, từ
vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới tới những vùng nước ấm của biển ôn đới. Chúng
xuất hiện ở Nova Scotia (Canada), phía nam Argentina, vùng ven bờ của Mỹ từ

phía nam Vịnh Chesapeake đến Mexico. Vào đầu mùa xuân, chúng di cư đến vùng
phía bắc của Đại Tây Dương. Ở phía đông Đại Tây Dương, cá giò phân bố từ
Marốc tới Nam Phi và ở phía tây Thái Bình Dương cá phân bố từ Nhật Bản đến Úc
[15], [39].
5rang 5
Ở những vùng nước lạnh, chúng chỉ xuất hiện vào những tháng ấm trong
năm và di chuyển ra ngoài khơi xa trong những tháng lạnh. Ngư dân thường đánh
bắt được ở những vùng nước có nhiệt độ 16,8 đến 32
o
C. Nhiệt độ 37,7
o
C có thể gây
chết cá giò giống, ở 18,3
o
C cá giò giống không bắt mồi và cá không thể chịu được
khi nhiệt độ giảm xuống thấp hơn 17,7
o
C. Tuy nhiên, cá giò vẫn xuất hiện ở vịnh
Chesapeake khi nhiệt độ nước giảm đến 19
o
C [34], [35]. Theo Delbols (2005), cá
giò có thể nuôi được ở điều kiện nhiệt độ 16 - 22
o
C, nhiệt độ thích hợp nhất cho
sinh trưởng là 30
o
C [21].
Hầu hết trứng và ấu trùng cá giò được tìm thấy ở vùng nước xa bờ, đến giai
đoạn con giống lớn chúng di chuyển vào vùng biển nông gần bờ, vùng cửa sông,
cửa lạch, những khu đảo ngang, vịnh cạn. Ở giai đoạn trưởng thành, chúng sống ở

ven bờ và thềm lục địa và những vùng nước có độ sâu 50m. Cá giò phân bố ở
những vùng có nền đáy bùn, đá, cát và những vùng có rạn đá san hô [39].
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
Cá giò có thể đạt tới khối lượng tối đa 68 kg; chiều dài trung bình 50 - 120
cm, tối đa có thể đạt tới 200 cm. Tuổi thọ tối đa của cá giò đánh bắt được ở vịnh
Mexico khoảng 9 - 11 năm tuổi, trong khi đó ở Bắc Carolina tuổi thọ tối đa của cá
từ 13 đến 14 năm tuổi [25], [39].
Cá giò có tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Cá cái phát triển nhanh và kích thước
lớn hơn cá đực. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng không giống nhau ở cá
đực và cá cái. Shaffer và cộng sự (1989) đã tổng hợp và đưa ra một số công thức về
mối tương quan giữa chiều dài, khối lượng và tuổi cá trong quá trình phát triển của
cá ở môi trường tự nhiên (bảng 1.1) [39].
Theo Su (2000) trong điều kiện nuôi lồng bè, cá giò có tốc độ sinh trưởng
nhanh, từ cỡ cá giống 30 g có thể đạt được 6 - 8 kg sau 1 năm nuôi lồng trên biển.
Cá có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nuôi, chịu được điều kiện sóng gió nên
rất thích hợp cho phát triển nuôi lồng, bè xa bờ [3]. Ở Việt Nam, cá giò từ cỡ cá
6rang 6
giống 10 - 12 cm, sau 1 năm nuôi bằng thức ăn cá tạp, cá giò có thể đạt khối lượng
4 - 5 kg với hệ số thức ăn 8 - 10 [42].
Bảng 1.1: Công thức tương quan giữa chiều dài, khối lượng và tuổi cá [39]
Tương quan Công thức Yếu tố Nguồn gốc

Tác giả
Khối lượng
-tuổi, 10 - 131
ngày tuổi.
Log W= 4,36
Log X - 4,318
W: khối lượng
(mg).

X: tuổi (ngày)
Cá nuôi Hasler và cộng
sự, 1975
Chiều dài -
tuổi, 10-131
ngày tuổi
Log L = 1,425
LogX - 0,587
L: Chiều dài (cm)
X: tuổi (ngày)
Cá nuôi Richard
Khối lượng -
tuổi, cá đực
W = 21,3 (1 -
e
-0,28t
)
3,088
W: khối lượng
(kg).
T: tuổi (năm)
Cá tự nhiên

Chesapeake
Richard
Khối lượng -
tuổi, cá cái
W = 54,5 (1-
e
-0,225t

)
3,088
W: khối lượng
(kg).
T: tuổi (năm)
Cá tự nhiên

Chesapeake
Hasler và cộng
sự, 1975
Chiều dài -
tuổi, cá đực
FL = 121(1-
e
-0,28 (t+0,06)
)
FL: chiều dài
(cm).
t: tuổi (năm)
Cá tự nhiên

Chesapeake
Richard,1977
Chiều dài,
tuổi, cá cái
FL = 164 (1-
e
-0,226 (t+0,08)
FL: chiều dài
(cm).

t: tuổi (năm)
Cá tự nhiên

Chesapeake
Richard, 1977
Chiều dài,
khối lượng,
10-131 ngày
tuổi
Log W =
2,4035 LogL -
1,3007
W: khối lượng
(mg)
L: chiều dài (mm)
Cá nuôi Hasler và cộng
sự, 1975
Chiều dài,
khối lượng, cá
cái
Log W =
2,79LogL -
4,57
W: khối lượng
(kg)
L: chiều dài (cm)
Cá tự nhiên Darracott,
1977
Chiều dài,
khối lượng, cá

đực
Log W =
3,15 LogL
-5,19
W: khối lượng
(kg)
L: chiều dài (cm)
Cá tự nhiên
ở Tanzania
Darracott,
1977
Chiều dài,
khối lượng, cá
đực và cá cái
Log W =
2,83 LogL -
4,58
W: khối lượng
(kg)
L: chiều dài (cm)
Cá tự nhiên
ở Tanzania
Darracott,
1977
7rang 7
1.1.5. Đặc điểm sinh học sinh sản
Cá giò là loài sinh sản đơn tính, khi thành thục con đực có kích thước nhỏ
hơn con cái. Cá giò đực ở vịnh Chesapeake thành thục sớm nhất ở năm thứ hai, có
kích thước 51,8 cm, khối lượng 1,14 kg. Con cái thành thục sớm nhất ở năm thứ 3
có chiều dài 69,6 cm, khối lượng 3,27 kg [34], [35], [39]. Ở Việt Nam, cá giò bố mẹ

có thể đánh bắt tự nhiên hoặc chọn lọc từ đàn cá nuôi. Hầu hết cá bố mẹ có thể tham
gia sinh sản ở 2
+
, nhưng tốt nhất là 3 năm tuổi. Mùa vụ sinh sản của cá giò diễn ra
hai lần trong năm vào tháng 4 - 5 và tháng 9 - 10 [44]. Cá giò sinh sản từ khoảng
tháng 6 - 8 ở vùng biển gần vịnh Chesapeake; ở vùng Bắc Carolina vào tháng 5 - 6;
và ở vùng vịnh Mexico từ tháng 4 - 9. Chu kỳ cá đẻ là sau 9 - 12 ngày, cá đẻ 15 - 20
lần trong mùa sinh sản [16], [39]. Trong điều kiện sinh sản nhân tạo ở Đài Loan, cá
được chuyển vào ao nuôi phát dục khoảng tháng 1 và có thể đẻ từ tháng 3 đến tháng
8 [25].
Tỷ lệ đực cái thông thường là 1:1. Ở vịnh Chesapeake, tỷ lệ đực: cái là 1 :
1,54 (n = 257), trong khi đó ở vịnh Mexico và vùng đông nam nước Mỹ thì tỷ lệ là
1 : 1,2 (n = 301) [39].
1.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá giò là loài cá dữ. Giai đoạn cá bột, chúng sử dụng thức ăn là động vật phù
du, đặc biệt là giáp xác chân mái chèo. Trong tự nhiên, ở giai đoạn cá giống và
trưởng thành thì cá giò sử dụng nhiều loài cá, giáp xác để làm thức ăn, trong đó ưa
thích nhất là cua và tôm [39].
Những nghiên cứu ở vùng phía bắc Vịnh Mexico bởi Franks và cộng sự
(1996) đã chỉ ra cá (Anchoa sp) chiếm ưu thế trong khẩu phần thức ăn của cá giò
giống (TL: 236 - 440 mm). Mayer và Franks (1996) cũng tìm thấy giáp xác, chủ yếu
là cua, chiếm đến 79,1% trong dạ dày và 77,6% tổng lượng thức ăn của cá giò (TL:
373 - 1.530 mm) ở phía bắc vịnh Mexico. Khi cá giò trưởng thành, thức ăn chủ yếu
8rang 8
là cá (chiếm 58,5% trong dạ dày, khoảng 20,3% tổng lượng thức ăn). Ví dụ tỷ lệ
thức ăn trong dạ dày cá giò (TL: 1.150 - 1.530 mm ) chiếm tới 84,4% [14].
1.2. Những nghiên cứu về khả năng thích nghi của cá giò với độ mặn
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về khả năng thích nghi của cá giò ở các
mức độ mặn khác nhau. Cá giò sống tốt ở độ mặn 22,5 - 44,5 ‰, nhưng chúng có
thể thích nghi ở độ mặn thấp hơn [39].

Hassler và Rainville (1975) đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy trứng cá
giò có thể nở ở độ mặn 19 ‰ nhưng nếu giảm độ mặn xuống còn 13 ‰ thì tỷ lệ nở
sẽ giảm xuống và tăng tỷ lệ cá bột bị dị hình. Năm 2004, Atwood và cộng sự thử
nghiệm cho cá giò thuần hóa độ mặn 20 ‰, sau đó độ mặn được giảm từ từ với mức
2 ‰/ngày. Kết quả thu được, cá bắt đầu chết ở độ mặn 8 ‰ và chết hoàn toàn ở độ
mặn 2 ‰. Faulk (2005) đã tiến hành thí nghiệm khả năng thích nghi với sự thay đổi
của độ mặn của cá giò ở các ngày tuổi khác nhau và kết luận cá giò 13 ngày tuổi sau
khi nở có thể nuôi được ở độ mặn 15 ‰ [22] Theo Holt (2007), khả năng thích nghi
với độ mặn thấp của cá giò kích thước lớn tốt hơn nhiều so với cá giò kích thước
nhỏ [24].
Denson và cộng sự (2003) đã nuôi cá giò ở nước lợ, có độ mặn 5 - 15 ‰, kết
quả tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng thấp hơn so với cá nuôi ở nước biển có độ mặn
30 ‰ [22]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Resley (2005) khi thử nghiệm ương
nuôi cá giò trong hệ thống tuần hoàn ở các mức độ mặn khác nhau thì khác khác
hoàn toàn. Cá giò giống (6 g) nuôi ở điều kiện độ mặn 5 ‰ sinh trưởng tốt hơn so
với cá nuôi ở độ mặn 15 ‰ và 30 ‰. Tuy nhiên tỷ lệ sống của cá nuôi ở độ mặn 5
‰ đạt được 68,3%, thấp hơn so với tỷ lệ sống của cá nuôi ở hai mức độ mặn kia (90
- 92,5%). Ông kết luận cá giò có thể sống được ở điều kiện độ mặn thấp, khoảng 5
‰, nhưng cần có những nghiên cứu sâu hơn về dinh dưỡng, các loại vitamin,
khoáng bổ sung vào thức ăn để có được tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống cao [36].
9rang 9
Nhìn chung các nghiên cứu về khả năng thích nghi của cá giò với độ mặn chỉ
mới đưa ra những kết luận chung chung, chưa thực sự nghiên cứu chi tiết về vấn đề
này. Trong qui trình sản xuất giống và ương nuôi cá giò, giai đoạn sau 20 ngày tuổi
thường được ương trong ao đất với qui trình nước xanh. Trong điều kiện nước ta,
diện tích mặt nước thích hợp để ương cá giò giống có rất nhiều, tuy nhiên hầu hết
nằm ở khu vực cửa sông, có điều kiện độ mặn thay đổi rất bất thường, nhất là vào
mùa mưa. Do đó rất cần những nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của cá giò
giống ở các mức độ mặn khác nhau để có thể qui hoạch vùng nuôi thích hợp cho
việc ương cá giò giống, cũng như việc quản lý độ mặn trong ao ương cá ở mức

thích hợp nhất cho sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá giò.
1.3. Những nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn
Những nghiên cứu về dinh dưỡng đã đánh giá protein là thành phần rất quan
trọng của thức ăn, được coi là “vật chất xây dựng” để xây dựng nên các tổ chức mô,
cơ quan trong cơ thể động vật và để hình thành nên các chất có hoạt tính cao như
emzyme, hormone hay các sản phẩm khác [2]. Sinh trưởng của cá liên quan đến sự
sắp xếp các mô cơ, mô mỡ, biểu mô và mô liên kết. Tỷ lệ của protein hoặc lipit nằm
trong các mô này phụ thuộc phần lớn vào khẩu phần thức ăn mà cá sử dụng. Các
nhu cầu protein của cá không chỉ đòi hỏi về lượng mà nó còn cần đến sự cân bằng
của các amino acid thiết yếu và không thiết yếu [12].
Trong nghiên cứu dinh dưỡng, người ta đưa ra hai khái niệm nhu cầu protein
cho duy trì và cho tăng trưởng. Nhu cầu protein thường được xác định khác nhau
cho các loài cá khác nhau. So với động vật trên cạn thì các động vật thủy sinh
thường có nhu cầu protein cao hơn, ví dụ nhu cầu protein của một số loài cá biển ở
giai đoạn con giống như cá mú từ 40 - 50%, cá măng 40% [2].
Cũng như nhiều loài cá khác, nhu cầu protein của cá giò rất cao, nhất là giai
đoạn cá giống. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới công bố về nhu cầu
10rang 10
dinh dưỡng của cá giò, nhưng vẫn còn nhiều khác nhau giữa các kết quả nghiên
cứu.
Nguyễn Tiến Lực và cộng sự (2004) đã nghiên cứu và đưa ra nhu cầu dinh
dưỡng của cá giò ở các giai đoạn phát triển (bảng 1.2)[6]
Bảng 1.2: Nhu cầu dinh dưỡng của cá giò [6]
Khối lượng cá (g) Protein (%) Năng lượng
(Kcal/Kg)
Lipit (%)
1-10 45-50 2.850-3.180 5-10
10-50 40-45 2.850-3.180 5-10
50-100 35-40 2.850-3.180 5-10
100-500 30-35 2.850-3.180 5-10

Giai đoạn cá bột, cá giò sử dụng thức ăn là luân trùng, động vật phù du
hoang dã (thành phần chính là giáp xác chân mái chèo) và Artemia [23], [28], [39].
Gaumet và cộng sự, (2005) đã nghiên cứu sản xuất giống cá giò bằng thức ăn là
luân trùng trong thời gian 3 ngày sau khi cá nở và Artemia được làm giàu để nuôi cá
từ ngày thứ 5, bắt đầu từ ngày thứ 16 cá được luyện để có thể sử dụng thức ăn tổng
hợp, đến ngày thứ 23 cá bắt đầu sử dụng thức ăn viên loại 500-800 µm. Kết quả thu
được tỷ lệ sống đến khi cá được 26 ngày tuổi là 4,7% [23]. Lê Xân (2005) cũng đã
thành công trong sản xuất giống cá giò theo chế độ cho ăn là: Cho cá ăn luân trùng
thời gian 12 ngày sau khi cá nở. Artemia được sử dụng để cho ăn từ ngày thứ 7 đến
ngày thứ 20 sau khi cá nở. Bắt đầu luyện cá sử dụng thức ăn tổng hợp từ ngày thứ
17 - 18 sau khi nở [44]. Nhìn chung hầu hết các tác giả đều bắt đầu luyện cho cá sử
dụng thức ăn tổng hợp trước khi chuyển sang giai đoạn ương cá giống. Đây là một
thao tác kỹ thuật rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của
cá ở giai đoạn ương giống.
Thức ăn sử dụng trong ương giống cá giò ở Đài Loan là cá tạp, thức ăn viên
ẩm, thức ăn viên khô và kết hợp các loại với nhau. Hàm lượng protein thích hợp
nhất trong thức ăn cho cá giò là 45% protein và 12% lipit. Tỷ lệ cho ăn là 20% khối
lượng thân [28].
11rang 11
Để tìm được mức protein khẩu phần tối ưu, Chou và cộng sự (2001) đã thử
nghiệm ương cá giò giống (33 g) bằng các loại thức ăn có hàm lượng protein từ
36% đến 60%, thu được kết quả là các loại thức ăn có hàm lượng protein tương ứng
các mức 44%, 48% và 52% cá tăng trưởng nhanh nhất và hệ số tiêu tốn thức ăn nhỏ
nhất [18].
Craig (2005) cũng nghiên cứu ương giống cá giò bằng các loại thức ăn có
hàm lượng protein ở 2 mức 40% và 50% và lipit ở 3 mức 6%, 12% và 18%. Kết quả
là không tìm thấy sự khác nhau có ý nghĩa về tăng trưởng của cá, hiệu quả sử dụng
thức ăn giữa 6 loại thức ăn nói trên [20].
Theo Kaiser (2005), thức ăn sử dụng để nuôi cá giò ở Đài Loan có hàm
lượng protein thô 42 - 45%, hệ số thức ăn là 1,5 : 1, trong khi hệ số thức ăn trong

các dự án nuôi trong hệ thống bể tuần hoàn là 1 : 1 [26], [27].
Trong các thành phần sản xuất thức ăn cá, nguồn protein sử dụng thường từ
bột cá nên chi phí cao. Do đó xu hướng trong phát triển thức ăn thủy sản là kết hợp
các nguồn năng lượng khác vào trong khẩu phần của cá, trong đó protein thực vật
được xem là một sự thay thế cần thiết và thích hợp nhất. Ngoài ra, còn có thể phối
kết hợp khẩu phần protein có nguồn gốc khác như: cá tạp, phế phẩm của các cơ sở
chế biến gia súc, thủy sản nhằm mục đích giảm nguồn protein từ cá và hạ giá thành
sản phẩm.
Chen (2005) đã nghiên cứu mức tối đa mà thành phần thay thế có nguồn gốc
từ thực vật trong sản xuất thức ăn mà không có ảnh hưởng đến chất lượng của thức
ăn. Các thí nghiệm đã thực hiện thay thế 0 - 60% protein bằng bột đậu nành. Kết
quả cho thấy cá giò phát triển rất tốt khi sử dụng thức ăn có tỷ lệ thay thế là 20% và
mức tối đa có thể thay thế mà không làm giảm đi chất lượng thức ăn là không quá
40% [17].
Còn Lunger (2006) thử nghiệm ương giống cá giò (11,5g) bằng các loại thức
ăn có hàm lượng protein là 40% và 11% lipit, trong đó sử dụng nguyên liệu có
12rang 12
nguồn gốc thực vật để thay thế 25%, 50%, 75% và 100% bột cá, thành phần chính
tạo protein cho thức ăn. Kết quả nghiên cứu khẳng định có thể thay thế 25% protein
có nguồn gốc thực vật cho bột cá để sản xuất thức ăn mà không ảnh hưởng đến sinh
trưởng, hệ số thức ăn của cá giò [30].
Lê Xân (2005) đã sử dụng thức ăn tổng hợp để ương giống cá giò từ 25 ngày
tuổi. Thành phần chính của thức ăn tổng hợp gồm 47% cá tươi xay nhuyễn, 25%
bột cá (45% protein), 15% bột đậu nành, cám gạo… và 3% vitamin, khoáng. Kết
quả thu được ở giai đoạn ương giống từ 25 ngày tuổi đến 50 ngày tuổi đạt được tỷ
lệ sống 40 -50% [13], [44]
Cá giò giống (11cm) được ương thử nghiệm trong lồng bằng các loại thức ăn
khác nhau là cá tươi xay, thức ăn viên ẩm (30,6% và 34,2% protein) đã cho kết luận
là cá giò giống sau 65 ngày tuổi sử dụng thức ăn viên ẩm cho tốc độ tăng trưởng tốt
hơn so với sử dụng thức ăn là cá tươi xay nhuyễn [4]

Nhìn chung, nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho cá giò ở các giai đoạn đã
được rất nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu và đưa ra những kết luận, đánh giá
quan trọng. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu lại tập trung chủ yếu và
hai giai đoạn là cá bột và cá giống lớn. Những nghiên cứu về thức ăn tổng hợp cho
nuôi cá giò chủ yếu tập trung ở giai đoạn con giống lớn (>10 cm) vì giai đoạn này
cá sử dụng lượng thức ăn lớn nên việc hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng của cá sẽ có ý
nghĩa quan trọng về hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên những nghiên cứu nhu cầu dinh
dưỡng, cũng như loại thức ăn phù hợp cho giai đoạn con giống nhỏ (2 - 10 cm) là
rất cần thiết. Lượng thức ăn cá sử dụng trong giai đoạn này không lớn, nhưng có
ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và sức khỏe của cá ở các giai đoạn phát triển tiếp
theo. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn sử dụng thức ăn tươi sống và giai
đoạn sử dụng hoàn toàn thức ăn tổng hợp.
Để tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, sản xuất thức ăn cá giò, Nguyễn Tiến Lực
và cộng sự (2004) đã nghiên cứu đặc điểm tiêu hóa và hệ emzym cá giò. Cá giò có
13rang 13
tuyến tiêu hóa chủ yếu là tuyến ruột tịt, đó là những mấu lồi nằm trên đoạn ruột non
tiết ra protease kiêm đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Trong
tuyến ruột tịt và ruột tịt cá giò có mặt đồng thời protease, trypsin và chymotrypsin.
Từ những nghiên cứu cơ bản, ông cũng đã đưa ra qui trình công nghệ sản xuất thức
ăn viên nổi cho cá (hình 1.2) [6].
Để sản xuất thức ăn tự chế, phải biết được nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng
nuôi và các nguyên liệu để từ đó có thể tính toán công thức thức ăn, đó là quá trình
tính toán phối hợp các thành phần nguyên liệu khác nhau. Ví dụ công thức thức ăn
cho cá chẽm (Lates calcarifer) gồm 42% bột cá, 9% bột đậu nành, 5% bột mực,
10% bột tôm, 7,75% bột mì, 2,88% dầu cá, 4% dầu đậu nành, 2% vitamin premix,
14,55% cám gạo. Từ công thức trên sản xuất được thức ăn có hàm lượng các chất
dinh dưỡng tính theo % vật chất khô gồm: 43% protein thô, 9% mỡ thô (lipit), 12%
xơ thô (gluxit), 25% các chất không chứa Nitơ, 11% tro [2].
Hình 1.2: Qui trình sản xuất thức ăn viên nổi cho cá
Nghiền mịnPhân loạiNguyên liệu

Trộn ẩm
Tạo viên nổi
Dầu
Sấy
Đóng gói
Sàng
Làm nguội
14rang 14
1.4. Những nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất giống, ương và nuôi thương phẩm
cá giò trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Những nghiên cứu đầu tiên về cá giò được tiến hành vào năm 1975 bằng
cách thu vớt trứng tự nhiên ở vùng bờ biển Bắc Carolina. Kết quả là cá giò được
đánh giá là một đối tượng nuôi rất tốt bởi vì tốc độ sinh trưởng nhanh và chất lượng
thịt ngon. Những nghiên cứu tiếp theo được tiến hành vào thập kỷ 80 và đầu thập kỷ
90 ở Mỹ, Đài Loan. Thành công đầu tiên về sinh sản nhân tạo được thực hiện vào
đầu những năm 1990 ở Đài Loan. Đến khoảng 1997, kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá
giò đã phổ biến khá rộng rãi ở Đài Loan, cung cấp một lượng lớn con giống cho
phát triển nuôi thương phẩm và nuôi lồng trên biển [25] [28].
Đài Loan là nước đi đầu trong lĩnh vực sản xuất giống và nuôi cá giò thương
phẩm. Cá giò được sinh sản nhân tạo đầu tiên vào năm 1992, đến năm 1997 kỹ
thuật sản xuất giống đã phát triển phổ biến. Cá giò sản xuất giống ở qui mô thương
mại ở Đài Loan và Trung Quốc bằng phương pháp bán thâm canh trong ao đất.
Năm 1999, Đài Loan đã sản xuất được 5 triệu con cá giò giống phục vụ nhu cầu
nuôi thương phẩm trong nước và xuất khẩu sang các nước khác. Cá giò nhanh
chóng trở thành đối tượng nuôi phổ biến ở Đài Loan, chiếm 80% lồng nuôi biển với
sản lượng ước tính khoảng 1.500 tấn năm 1999. Những thành công ban đầu về nuôi
cá giò đã thúc đẩy nghề nuôi lồng biển của Đài Loan phát triển mạnh [25], [28 ].
Ở Mỹ, những nghiên cứu về sinh sản nhân tạo thành công đầu tiên vào năm
1996 ở Phòng nghiên cứu thực nghiệm vùng ven vịnh của Trường đại học Nam

Mississippi. Giữa năm 2000 và 2006, Virginia, Texas, Nam Carolina và Florida đã
báo cáo thành công trong sinh sản nhân tạo cá giò bằng hormone hoặc sử dụng
cường độ ánh sáng, nhiệt độ nước để kích thích sinh sản. Orhun (2005) đã thành
công trong sinh sản nhân tạo cá giò, tỷ lệ sống từ cá bột đến cỡ 2,5 cm đạt được
khoảng 10% [33]. Schwarz và cộng sự (2005) cũng đã báo cáo những kết quả thành

×