Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại Khánh Hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.92 KB, 80 trang )

MỞ ĐẦU
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) là loài cá nổi, ưa hoạt
động, dễ nuôi, có khả năng nuôi với mật độ cao trong lồng hoặc trong ao ở cả thủy
vực nước lợ và nước mặn. Đây là đối tượng có tốc độ sinh trưởng khá nhanh và giá trị
kinh tế cao được thị trường trong và ngoài nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài
Loan, Singapo… ưa chuộng, giá bán tại thị trường trong nước từ 80.000 – 100.000
đồng/kg, giá trên thị trường thế giới từ 6 – 8 USD/kg và cá phi lê từ 25 – 35 USD/kg.
Khánh Hoà và một số tỉnh Nam Trung bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi như
nguồn nước biển luôn trong sạch, độ mặn cao ổn định, có nhiều đảo nhỏ, eo vịnh kín
gió, diện tích mặt nước ven biển phong phú, người dân có nhiều kinh nghiệm về nuôi
hải sản. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất giống các đối tượng cá biển cũng
như phát triển nuôi các đối tượng này nói riêng và hải sản nói chung. Theo kế hoạch
của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến năm 2010 Khánh Hòa phấn đấu đạt
diện tích nuôi cá biển là 250 ha và 130 lồng, sản lượng 1.200 tấn. Tuy nhiên, năm
2008 diện tích nuôi cá biển đã đạt khoảng 600 ha và 125 lồng với tổng sản lượng cá
nước mặn, lợ đạt khoảng 7.000 tấn, trong đó cá chẽm chiếm trên 5.000 tấn, còn lại là
các đối tượng khác như cá mú, cá giò, cá hồng, cá chim,… Mặt khác, nghề nuôi cá
chẽm, tôm sú, tôm thẻ chân trắng lúc này gặp nhiều khó khăn về thị trường, dịch
bệnh, trong khi giá cá mú giống lại quá cao và nguồn cung cấp không đủ. Do vậy, cá
chim vây vàng có thể trở thành đối tượng đầy tiềm năng để thay thế một phần cho
những đối tượng trên, vừa góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi vừa giúp người nuôi
ổn định công ăn việc làm. Hiện nay, nguồn cá chim giống ở tỉnh Khánh Hòa phải
nhập từ Trung Quốc và Đài Loan về nuôi chủ yếu bằng lồng trên biển và cho ăn bằng
cá tạp, sau 1 năm nuôi cá có thể đạt 1 kg. Tuy nhiên, con giống nhập từ nước ngoài về
thường đắt, nguồn cung cấp không ổn định, tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi
thường thấp do ảnh hưởng khi vận chuyển và không thích ứng ngay được với môi
trường nuôi mới.
Hiện nay, Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh đã thành công trong việc nhập
công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng. Tuy nhiên, số lượng con giống sản xuất
ra còn ít không đáp ứng đủ nhu cầu nuôi. Mặt khác, công nghệ sản xuất giống này sử
dụng thức ăn tươi sống nuôi trong ao làm thức ăn cho ấu trùng cá và ương giống theo


1
2 giai đoạn trong bể sau chuyển ra ao. Do vậy, khó kiểm soát dịch bệnh hoặc môi
trường nuôi nên tỷ lệ sống của cá ương thấp và không ổn định. Bên cạnh đó, công
nghệ này cũng rất khó áp dụng vào các trại sản xuất giống hải sản mà không có hệ
thống ao nuôi thức ăn sống và ương cá giống. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần nghiên
cứu quy trình sản xuất giống cá chim vây vàng cho phù hợp với điều kiện của các trại
sản xuất giống hải sản mà địa phương đang có nhằm sản xuất ra số lượng con giống
đủ lớn và đảm bảo chất lượng cung cấp cho người nuôi trong tỉnh cũng như các tỉnh
lân cận.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi đã được UBND tỉnh Khánh
Hòa, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh
Hòa xét duyệt đồng ý cấp kinh phí cho phép thực hiện đề tài “Thử nghiệm sản xuất
giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại Khánh Hoà”
theo Hợp đồng khoa học và công nghệ Số 704/HĐ-KHCN ký ngày 08/10/2009.
Mục tiêu: Thử nghiệm nuôi vỗ, cho đẻ cá chim vây vàng, ấp nở trứng và ương
nuôi ấu trùng, cá giống. Trên cơ sở các thông số kỹ thuật thu được, đề xuất qui trình
sản xuất giống cá chim vây vàng phù hợp với điều kiện ở Khánh Hòa.
Các nội dung chính của đề tài:
1. Tuyển chọn, nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ
2. Cho đẻ và ấp nở trứng cá chim vây vàng
3. Kỹ thuật ương nuôi cá bột từ mới nở đến 30 ngày tuổi (1,5 – 2 cm)
4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương, chế độ tập chuyển đổi thức ăn và hàm
lượng n-3 HUFA trong thức ăn sống lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá con.
5. Kỹ thuật ương nuôi cá giống từ 30 ngày tuổi (1,5 – 2 cm) đến cỡ 4 – 5 cm
6. Nghiên cứu phòng, trị một số bệnh thường gặp ở cá chim vây vàng
7. Sơ bộ tính toán giá thành con giống
2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cá chim vây vàng
1.1.1 Phân loại và phân bố

Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) hay còn gọi là cá sòng
mũi hếch, tên tiếng Anh là snubnose pompano, hệ thống phân loại của loài cá này như
sau (theo />Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ : Carangidae
Giống : Trachinotus
Loài : Trachinotus blochii (Lacepede, 1801)
Cá chim vây vàng được tìm thấy nhiều ở vùng biển mở thuộc Thái Bình
Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Tại khu vực châu Á cá chim vây vàng
phân bố ở Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Đây là loài cá
nổi, ưa hoạt động, sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng mặt thuộc vùng biển ấm. Cá
giống thường sống thành đàn quanh các vũng, vịnh và cửa sông có đáy cát hoặc cát
bùn, đến cỡ trưởng thành cá di cư ra sống độc lập ở ngoài khơi xa bờ quanh các ran
san hô, đá ngầm có độ sâu từ 7 m nước trở lại. Đây cũng là loài rộng muối, có thể
sống được ở độ mặn từ 3 – 33 ppt, nhiệt độ thích hợp từ 22 – 28
o
C, nhu cầu oxy hòa
tan trên 2,5 ppm. Mặc dù là loài ăn mồi thiên về động vật, song trong quá trình nuôi
cá chim vây vàng không ăn thịt đồng loại, có thể nuôi được với mật độ cao, cá cũng
sử dụng tốt các loại thức ăn công nghiệp và là loài có giá trị kinh tế (giá bán từ 4 – 6
USD/kg) nên đã trở thành đối tượng nuôi hấp dẫn ở nhiều nước thuộc châu Á – Thái
Bình Dương (Nguyễn Hữu Phụng và CTV, 1995; Lan và CTV, 2007; Juniyanto và
CTV, 2008).
1.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Cá chim vây vàng ăn tạp thiên về động vật, cường độ bắt mồi của cá mạnh, đặc
biệt là lúc chiều tối. Thức ăn ưa thích của cá trưởng thành ngoài tự nhiên là các loài
3
động vật thân mềm như mực, hai mảnh vỏ và giáp xác. Giai đoạn nhỏ thức ăn chủ yếu
là động vật phù du như luân trùng, copepoda, cỡ cá lớn hơn ăn các loài tôm, cá nhỏ và

mảnh vụn hữu cơ. Trong điều kiện nuôi, thức ăn cho cá con ngoài sinh vật phù du
(tảo, luân trùng và ấu trùng Artemia), sau giai đoạn này cá được tập chuyển đổi từ
thức ăn sống sang thức ăn tổng hợp, giai đoạn nuôi thương phẩm cá cũng sử dụng tốt
các loại thức ăn công nghiệp hoặc cá tạp. Trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, thức ăn
được sử dụng là cá tạp, mực, thức ăn tổng hợp dạng viên, để nâng cao chất lượng
trứng và ấu trùng người ta còn bổ sung thêm vitamin E, C và B vào thức ăn cho cá bố
mẹ trước mùa sinh sản khoảng một tháng (Juniyanto và CTV, 2008).
Tốc độ sinh trưởng của cá chim vây vàng tương đối nhanh, kích thước cơ thể
lớn nhất bắt gặp ngoài tự nhiên là 3.400 g. Cá sinh trưởng chậm ở giai đoạn đầu và
tăng nhanh sau khi đạt cỡ 50 g trở lên, nhưng tốc độ sinh trưởng lại chậm lại khi cá
đạt cỡ trên 1.000 g. Cá con 1 ngày tuổi có chiều dài 2 mm, sau 35 ngày nuôi đạt cỡ 34
mm. Cỡ cá 4,9 – 6,7 g nuôi bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein 47% và
lipid 15% sau 1 tháng cá đạt cỡ 14,4 – 26,5 g. Trong nuôi thương phẩm bằng lồng trên
biển, cá giống cỡ 19 – 26 g cho ăn bằng thức ăn công nghiệp hàm lượng protein 43%
sau 5 tháng nuôi cá đạt khối tượng từ 608 – 610 g (Lan và CTV, 2007). Trường hợp
nuôi bằng cá tạp, sau 10 – 12 tháng nuôi từ cỡ 10 – 15 g cá có thể đạt 800 – 1.000 g.
Tùy thuộc vào điều kiện nuôi (chế độ dinh dưỡng, môi trường, đặc biệt là nhiệt độ
nước) sau 2 – 3 năm nuôi cá sẽ đạt cỡ trưởng thành (1.600 – 2.000 g) và một số con
có thể thành thục tham gia sinh sản (Juniyanto và CTV, 2008).
1.1.3 Một số đặc điểm sinh học sinh sản
Mùa vụ sinh sản ngoài tự nhiên của cá chim vây vàng ở vùng địa lý khác nhau
là khác nhau. Ví dụ, ở Trung Quốc mùa vụ sinh sản từ tháng 4 đến tháng 9, trong khi
tại Đài Loan lại có thể cho cá sinh sản nhân tạo từ tháng 3 đến tháng 10. Quá trình
sinh sản của cá chim vây vàng không tuân theo chu kỳ trăng hàng tháng như nhiều
loài cá biển khác (Juniyanto và CTV, 2008).
Tuổi và kích thước thành thục lần đầu của cá chim vây vàng ngoài tự nhiên
tương đối muộn, cá thành thục ở tuổi 7+ - 8+ . Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi nhân
tạo cá có thể thành thục sớm hơn. Theo Juniyanto và CTV (2008), trong điều kiện
nuôi nhốt để cá đạt được cỡ thành thục và trở thành cá bố mẹ phải mất khoảng 3 năm,
4

khi đó khối lượng cơ thể đạt từ 1,8 – 2,5 kg. Thực tế cho thấy cá chim vây vàng nuôi
lồng bằng thức ăn công nghiệp tại vùng biển Khánh Hòa có tuổi thành thục sớm hơn
(khoảng 15 – 16 tháng nuôi) và kích cỡ cũng nhỏ hơn (từ 1,5 – 1,7 kg). Như vậy tuổi
và kích thước thành thục của cá chim vây vàng phụ thuộc rất lớn vào vùng địa lý và
các điều kiện nuôi khác. So với nhiều loài cá biển khác (cá mú, cá chẽm, cá măng, cá
chim Florida) thì sức sinh sản của cá chim vây vàng thấp hơn. Sức sinh sản tuyệt đối
của cá chim vây vàng dao động từ 400.000 – 600.000 trứng/cá cái, khi cá bố mẹ được
kích thích sinh sản bằng hormone thì số lượng trứng của mỗi đợt đẻ thường chiếm
khoảng 60 – 70% lượng trứng trong buồng trứng. Cá chim vây vàng là loài đẻ trứng
nổi, trứng sau khi đẻ sẽ nổi trong môi trường nước nhờ giọt dầu, đường kính trứng sau
khi trương nước 0,80 – 0,85 mm, sau khi đẻ trứng không thụ tinh sẽ chìm xuống đáy
(Juniyanto và CTV, 2008).
1.2 Tình hình nghề nuôi cá biển trên thế giới
Nghề nuôi cá biển trên thế giới bắt đầu phát triển từ những năm 1970, sản lượng
cá nước mặn, nước lợ nuôi năm 2004 là 4.299.000 tấn đạt giá trị 13.297 triệu USD
chiếm 9,5% tổng sản lượng và 21% về giá trị động vật thủy sản nuôi. Trong đó chiếm
ưu thế là các loài cá nước lạnh như cá hồi, cá tráp và cá chẽm châu Âu, chỉ tính riêng
nhóm cá hồi (salmon, trout, smelt) đã chiếm 1.978.109 tấn (năm 2002 là 1.791.061
tấn) (FAO, 2007). Mặc dù vậy, nhóm cá nước ấm như cá mú, cá chẽm, cá giò và cá
cam cũng chiếm sản lượng đáng kể.
Nhóm cá nước ấm như cá mú, cá chẽm, cá cam, cá tráp, cá hồng, cá chim v.v,
…được nuôi chủ yếu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Sản lượng cá biển ở
châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng trung bình 10%/năm trong 10 năm trở lại đây
và năm 2005 đạt 1.143.719 tấn, giá trị 4,1 tỷ USD. Trong đó nước có sản lượng cá
biển lớn nhất là Trung Quốc với 659.000 tấn, đạt 662 triệu USD, tiếp theo là Nhật Bản
với 256.000 tấn, Indonesia đạt 19.000 tấn. Mặc dù sản lượng cá biển nuôi không lớn,
nhưng Đài Loan lại là nước có nền công nghiệp sản xuất giống cá biển hàng đầu châu
Á, nước này đã sản xuất được con giống nhân tạo của trên 90% trong tổng số hơn 60
loài cá biển nuôi, nguồn cá giống này chủ yếu được xuất khẩu sang các nước như

Malaysia, Singapore, Úc và Việt Nam. Nhìn chung, nuôi cá biển ở khu vực châu Á –
5
Thái Bình Dương thường phát triển với quy mô nhỏ và tập trung vào những đối tượng
có giá trị kinh tế như cá mú, cá chẽm, cá giò. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi với quy
mô nhỏ thường ảnh hưởng đến tính bền vững của nghề nuôi do nguồn giống nhân tạo
thiếu, nhiều loài vẫn sử dụng giống thu gom từ tự nhiên; thức ăn sử dụng chủ yếu là
cá tạp, thức ăn tổng hợp được sử dụng rất hạn chế, đặc biệt là các trang trại quy mô
nhỏ, nên ảnh hưởng lớn đến môi trường vùng ven bờ (Rimmer, 2008).
Nhóm cá nước lạnh như cá hồi, cá tráp, cá chẽm châu Âu, cá bơn, cá tuyết, …
được nuôi nhiều ở các các nước châu Âu và châu Mỹ như Nauy, Chi Lê, Canada, Hy
Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, … trong đó cá hồi Đại Tây Dương chiếm sản lượng chủ yếu. Đối
với nhóm cá này thường được nuôi với quy mô lớn, nguồn giống được sản xuất nhân
tạo, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, công nghệ nuôi hiện đại nên năng suất
nuôi rất cao.
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) được sản xuất giống đầu tiên tại Đài
Loan vào năm 1989 (Yeh và CTV), sau đó công nghệ sản xuất giống lan rộng ra nhiều
nước như Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Mặc dù dễ nuôi, giá trị kinh tế cao và
được coi là đối tượng nuôi quan trọng ở nhiều nước như Đài Loan, Trung Quốc, Hồng
Kông, Malaysia, Singapore, song sản lượng cá chim vây vàng nuôi trên thế giới lại
chiếm tỷ lệ không đáng kể (FAO, 2007).
1.3Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi cá chim vây vàng trên thế giới
Hiện nay, các loài thuộc giống cá chim được nuôi khá phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới vì chúng có giá trị kinh tế cao và nguồn giống cung cấp khá chủ động, ví
dụ: loài Trachinotus carolinus được nuôi nhiều ở các nước Bắc Trung Mỹ, đặc biệt là
ở Mỹ (Main và CTV, 2007); loài Trachinotus ovatus được nuôi nhiều ở Đài Loan,
Trung Quốc (Ho và CTV, 2005); loài cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) được
nuôi nhiều ở các nước như Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia,
Singapore và Việt Nam (Yeh và CTV, 1998; Thái Thanh Bình và CTV, 2008).
Cá chim vây vàng được nuôi bằng nhiều hình thức như nuôi lồng, ao đất. Nhiều
nghiên cứu về nuôi thương phẩm các loài cá chim thuộc giống Trachinotus đã được

công bố. Ở Mỹ cá chim Trachinotus carolinus được nuôi từ năm 1952 trong ao đất
với năng suất 270-438kg/ha/133 ngày nuôi. Thức ăn cho cá chủ yếu là cá tạp tự đánh
bắt (Cuevas 1978, Watanabe 1994). McMaster (2003) thí nghiệm nuôi cá chim vây
6
vàng ở nồng độ muối 19‰, cá được cho ăn bằng thức ăn của Aquafeed (Protein =
43%, lipit= 10%), sau 4 tháng nuôi từ cỡ giống thả 10 g cá đạt khối lượng 110 g. Lazo
và CTV (1998) đã nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein từ 35 – 45% lên sinh
trưởng của cá chim Trachinotus carolinus cho thấy hàm lượng protein thích hợp trong
thức ăn cho cá chim là 45%. Tương tự, nghiên cứu của Tatuman & CTV (2004) cũng
cho rằng hàm lượng protein tối thiểu cho cá chim Trachinotus ovatus sinh trưởng
nhanh nhất là 45%.
Theo Chou (1997) cá chim vây vàng là đối tượng nuôi chính ở Singapore. Cá
giống được nhập từ Đài Loan, thức ăn cho cá chủ yếu vẫn là cá tạp. Thouard (1989)
thí nghiệm nuôi cá chim Trachinotus goodie ở Pháp bằng thức ăn công nghiệp và cá
tạp trong lồng. Cỡ cá thả 15g, cho ăn thức ăn công nghiệp với hàm protein 50%, sau 5
tháng nuôi cá đạt cỡ 300g. Cá ăn thức ăn cá tạp đạt 260g, tỷ lệ sống từ 83-90%. Lan
và CTV (2007) đã thử nghiệm ương giống cá chim vây vàng cỡ 4,9 – 6,7 g, thả nuôi
trong lồng trên biển với mật độ 222 con/m
3
, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng
viên có hàm lượng protein 47% và lipid 15%, sau 30 ngày ương cá đạt cỡ 14,4 – 26,5
g, tỷ lệ sống 90%, năng suất 2,8 – 5,3 kg cá giống/m
3
, hệ số FCR từ 0,89 – 1,86; sau
đó các tác giả này lại thử nghiệm nuôi thương phẩm với cỡ giống 19 – 26 g và cá
được thả nuôi trong các lồng có thể tích 100 m
3
với mật độ 96 con/m
3
, cá được cho ăn

bằng thức ăn công nghiệp (protein 43% và lipid 12%), sau 146 ngày nuôi cá đạt cỡ từ
577 – 640 g, tỷ lệ sống 99,2 – 99,5%, năng suất đạt 54,6 – 61,3 kg/m
3
, hệ số FCR từ
2,43 – 2,76.
Cá chim là loài nuôi phổ biến ở Đài Loan, năm 1986 Lâm Liệt Đường đã thu
gom 126 con cá chim vây vàng loại nhỏ, loại vừa và lớn nuôi chung với nhau. Năm
1989 bắt đầu thực nghiệm cho sinh sản nhân tạo, qua 5 lần tiêm kích dục tố và có 4
lần cho đẻ thành công, tổng số lượng trúng thu được trên 900 vạn trứng trong đó trứng
thụ tinh trên 500 vạn trứng, qua nhiều hình thức thực nghiệm ương nuôi cuối cùng thu
được 38,6 vạn giống kích cỡ 2 – 3 cm. Đây là lần đầu tiên sinh sản nhân tạo cá chim
vây vàng thành công, đến năm 1997 Đài Loan có 20 trại sản xuất giống cá chim vây
vàng với sản lượng giống đạt 38 triệu con cỡ 2 – 3 cm để phục vụ cho nhu cầu nuôi
trong nước và xuất khẩu, giá con giống từ 0,04 – 0,06 USD/con, và tính đến năm 2001
nước này đã sản xuất được giống nhân tạo của 45/60 loài cá biển nuôi, trong đó có
7
một số loài thuộc giống cá chim như Trachinotus blochii, T. falcatus và T. ovatus
(Yeh và CTV, 1998; Liao và CTV, 2001).
Năm 1993, Trung tâm chuyển giao công nghệ trường Đại học Trung Sơn kết
hợp với Trạm nghiên cứu giống thuỷ sản Quảng Đông - Trung Quốc nghiên cứu cho
sinh sản nhân tạo thành công cá chim vây vàng trên qui mô nhỏ (ương nuôi ấu trùng
trong bể xi măng). Năm 1998 trung tâm kết hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn
giống Thuỷ sản Thắng Lợi - Hải Nam - Trung Quốc nghiên cứu thành công sản xuất
giống nhân tạo trên qui mô lớn (ương nuôi ấu trùng trong ao đất và bể xi măng).
Ở Indonesia, trước đây cá chim vây vàng được nhập giống từ Đài Loan về
nuôi. Từ nguồn cá nuôi thương phẩm này, Trung tâm phát triển biển Batam đã tuyển
chọn được đàn cá bố mẹ và nuôi vỗ với tỷ lệ đực: cái là 1: 1 trong lồng bằng thức là
cá tạp kết hợp với mực, thức ăn công nghiệp có bổ sung vitamin E, C, B, cho ăn từ 3
– 5% khối lượng thân, hiện đã cho sinh sản nhân tạo thành công bằng cách tiêm kích
dục tố HCG 250 IU kết hợp với Fibrogen 50 IU, tỷ lệ nở của trứng từ 60 – 70%. Ấu

trùng được đưa vào ương trong các bể xi măng có thể tích 10 m
3
với mật độ từ 10 – 15
ấu trùng/L, thức ăn sử dụng là tảo đơn bào (Nannochloropsis sp), luân trùng, ấu trùng
artemia và thức ăn tổng hợp, sau 35 ngày ương cá đạt cỡ 3,0 – 3,5 cm, tỷ lệ sống từ 20
– 25%, và vấn đề khó khăn hiện nay là mật độ ương thấp và tỷ lệ dị hình ở cá giống
vẫn cao (5%) (Juniyanto và CTV, 2008).
Trong những năm gần đây, bên cạnh cá chim vây vàng thì nhiều loài khác
trong giống cá chim được các tác giả quan tâm nghiên cứu sản xuất giống. Ho và CTV
(2005) cho biết, cá bố mẹ của loài Trachinotus ovatus cỡ 2,8 – 7,6 kg, được tiêm bằng
hormone HCG 1000 – 1600 IU kết hợp với 30 – 50 mcg sGnRH-A/kg, cá đã đẻ sau
10 – 16 giờ kể từ khi tiêm, lượng trứng thu được từ 1,6 – 36,0 triệu/120 – 180 cá bố
mẹ, tỷ lệ thụ tinh từ 55 – 77%, ở điều kiện nhiệt độ nước 24 – 25
o
C, độ mặn 32 ppt
sau 32 – 33 giờ kể từ khi thụ tinh trứng nở ra ấu trùng. Khi mới nở ấu trùng có chiều
dài từ 2,8 mm, sau 40 ngày ương đạt 38,8 mm và sau 80 ngày đạt cỡ 89,4 mm. Main
và CTV (2007) nghiên cứu trên loài Trachinotus carolinus cho thấy, cá bố mẹ cho ăn
bằng thức ăn tổng hợp mặc dù sinh trưởng nhanh nhưng sức sinh sản thấp hơn và tỷ lệ
trứng thụ tinh (0 – 91%) kém ổn định hơn so với cá cho ăn bằng cá tạp và mực. Trong
các biện pháp kích thích cá sinh sản như điều chỉnh môi trường, tiêm hormone (HCG
8
và GnLH) thì tỷ lệ sống của cá con 10 ngày tuổi của nhóm cá tiêm hormone thấp hơn
so với nhóm cá bố mẹ không tiêm, tuy nhiên nhóm tiêm hormone lại có sức sinh sản
cao hơn và nhóm tiêm bằng HCG cho số lượng trứng nhiều hơn nhóm tiêm bằng
GnLH kết hợp với DOM. Cũng nhóm tác giả này kích thích cho cá bố mẹ (khối lượng
từ 1,2 – 1,7 kg) sinh sản bằng cách tiêm hormone HCG với liều lượng 1000IU/kg cá
cái và liều lượng cho cá đực bằng ½ cá cái cho thấy, cá đẻ trứng sau 40 – 48 giờ kể từ
khi tiêm, số lượng trứng đạt 5,3 triệu/30 cá bố mẹ, tỷ lệ thụ tinh từ19,3 – 48,2%, ở
nhiệt độ 26

o
C, độ mặn 36 ppt, sau 24 kể từ khi thụ tinh trứng nở ra ấu trùng.
Qua những nghiên cứu ở trên cho thấy, cá chim vây vàng có tốc độ sinh
trưởng tương đối nhanh, dễ dàng sử dụng các loại thức ăn do con người cung cấp, có
thể nuôi với mật độ dày, tỷ lệ sống, năng suất nuôi cao. Do có giá trị kinh tế cao, dễ
nuôi nên cá chim vây vàng được coi là đối tượng nuôi quan trọng ở nhiều nước, điều
này cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nhằm phát triển kỹ
thuật sản xuất giống nhân tạo phục vụ cho nhu cầu của người nuôi. Tuy nhiên các tác
giả này vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất
lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống.
1.4 Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển trong nước
1.4.1 Tình hình chung về sản xuất giống và nuôi cá biển
Ở nước ta, nuôi trồng thủy sản đóng vài trò quan trọng trong phát triển kinh tế
và đã được FAO đánh giá là một trong những hoạt động hiệu quả giúp xoá đói giảm
nghèo. Năm 2005, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cả nước đạt 1.437.350 tấn, chủ yếu
là cá nước ngọt và tôm nước lợ, trong đó sản lượng cá biển và cá nước lợ là 57.739
tấn (FAO, 2006). Mặc dù vậy, nước ta có điều kiện rất thuận lợi để phát triển nghề
nuôi cá biển nhờ vào nhiều yếu tố thuận lợi bao gồm có nhiều loài cá nước lợ, mặn
phân bố, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao đã được phát triển nuôi như cá
mú, cá chẽm, cá tráp, cá hồng, cá giò và cá măng; diện tích mặt nước cho nuôi lợ, mặn
phong phú, và đa dạng có thể phát triển nuôi lồng bè, nuôi đăng hoặc nuôi trong ao;
nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm về nuôi hải sản; cùng với thành công
của nhiều công trình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối
tượng cá biển có giá trị kinh tế. Với tiềm năng như vậy, Việt Nam đặt chỉ tiêu phấn
đấu cho năm 2010 là sản xuất được 200.000 tấn cá biển. Tuy nhiên, so với nuôi các
9
đối tượng khác thì nuôi cá biển phát triển tương đối chậm, tính đến năm 2005, sản
lượng cá biển nuôi mới chỉ đạt được khoảng 1,8% (3.510 tấn) so với mục tiêu đề ra,
nguyên nhân chủ yếu là do thiếu con giống, công nghệ nuôi lạc hậu và khó khăn về thị
trường nên hiệu quả không cao (Bộ Thủy sản, 2006).

Nghề nuôi cá biển ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu vào những năm 1990 khi một
số nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số loài cá biển bước đầu
thành công, so với các nước khác trong khu vực thì nghề nuôi cá biển ở nước ta phát
triển tương đối muộn. Các đối tượng nuôi chính là cá mú (Epinephelus spp), cá chẽm
(Lates calcarifer), cá giò (Rachycentron canadum) và cá hồng (Lutjanus spp), cá đù đỏ
(Sciaenops ocellatus),… và thường được nuôi với quy mô nhỏ bằng lồng trên biển và
trong các ao nước lợ, mặn. Năm 1999, cả nước có 346 lồng nuôi cá biển với sản lượng
52 tấn, đến năm 2005 tăng lên 16.319 lồng đạt sản lượng 3.510 tấn, các tỉnh nuôi chủ
yếu là Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hoà và Bà Rịa – Vũng Tàu. Nguồn
giống cá biển cho nuôi thương phẩm chủ yếu được thu gom từ tự nhiên và cho ăn bằng
thức ăn là cá tạp, năng suất nuôi lồng từ 8 – 10 kg/m
3
, hệ số thức ăn từ 4 – 17. Hiện nay,
bên cạnh kiểu lồng nuôi truyền thống (cỡ 27 – 100 m
3
), đã có một số doanh nghiệp
trong và ngoài nước đầu tư nuôi cá lồng với quy mô công nghiệp tại các tỉnh Quảng
Ninh, Khánh Hoà và Bà Rịa – Vũng Tàu, các lồng nổi cỡ lớn với thể tích từ vài trăm
đến hàng ngàn mét khối (kiểu lồng Na Uy), khung lồng làm bằng nhựa HDPE có thể
chịu được sóng gió cấp 9, cấp 10, kiểu lồng này thường được dùng để nuôi cá giò, cá đù
đỏ (cá hồng Mỹ), sử dụng thức ăn công nghiệp. Với công nghệ tiên tiến này đã mở ra
hướng mới cho việc phát triển nuôi cá lồng trên biển với quy mô lớn ở nước ta (Tuan và
CTV 2000, Bộ Thuỷ sản, 2006).
Cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu thành công về sản xuất
giống và nuôi thương phẩm một số loài cá biển như: cá chẽm (Nguyễn Tuần và CTV,
2001; Nguyễn Duy Hoan & Võ Ngọc Thám, 2000), cá đù đỏ (Đỗ Văn Ninh và CTV,
2001), cá giò, cá mú (Đỗ Văn Khương và CTV, 2001; Đào Mạnh Sơn & Đỗ Văn
Nguyên, 1998) và cá chẽm mõm nhọn (Nguyễn Trọng Nho, 2003; Nguyễn Trọng Nho
& Tạ Khắc Thường, 2004). Những kết quả nghiên cứu này, đã giúp chúng ta cơ bản
chủ động sản xuất giống nhân tạo một số loài cá biển. Tính đến năm 2005, cả nước

sản xuất được khoảng 3,3 triệu con giống cá biển các loại, trong đó cá chẽm là
800.000 con giống cỡ 30 – 40 mm, cá mú 1.300.000 con cỡ 40 – 100 mm, cá đù đỏ
10
700.000 con cỡ 50 mm, 600.000 con cá giò cỡ 70 – 90 mm và chỉ đáp ứng được
11,8% (28 triệu con vào năm 2005) nhu cầu con giống cho người nuôi. Nguyên nhân
chủ yếu là chưa có các trại sản xuất giống đại trà, mà con giống chủ yếu được sản xuất
tại các trại thực nghiệm của các Trường Đại học và Viện Nghiên cứu Thuỷ sản, mặt
khác công nghệ sản xuất giống cá biển còn rất hạn chế nên chưa đủ giống cho nhu cầu
nuôi.
Nhìn chung nghề nuôi cá biển ở nước ta những năm gần đây phát triển khá
nhanh và đạt được kết quả đáng khích lệ. Mặc dù trong nước đã sản xuất được con
giống nhân tạo một số loài cá biển như cá chẽm, cá mú, cá giò và cá hồng Mỹ, nhưng
số lượng vẫn rất hạn chế không đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi. Trong khi, nguồn giống
thu từ tự nhiên không đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng, giống nhập từ các
nước khác về giá lại cao, tỷ lệ sống khi ương nuôi thấp do môi trường nuôi thay đổi.
Bên cạnh đó, công nghệ nuôi lạc hậu, chủ yếu sử dụng cá tạp làm thức ăn dẫn đến ô
nhiễm môi trường,dịch bệnh bùng phát và không ổn định thị trường tiêu thụ hẹp nên
hiệu quả nuôi vẫn chưa cao. Do vậy, để nghề nuôi cá biển phát triển bền vững và đạt
được những chỉ tiêu đề ra (sản lượng năm 2010 đạt 200.000 tấn) thì bên cạnh việc mở
rộng thị trường, nghiên cứu phát triển sản xuất thức ăn công nghiệp thay thế cho cá tạp
thì chúng ta cần tập trung vào khâu giải quyết con giống.
1.4.2 Tình hình sản xuất giống và nuôi cá chim vây vàng
Cá chim vây vàng là đối tượng dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao, mặc dù có
phân bố tự nhiên ở vùng biển Việt Nam nhưng rất ít khi bắt gặp. Nhận thức được tiềm
năng của đối tượng này, nhiều người nuôi cá lồng ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng
và Khánh Hòa đã nhập giống từ Đài Loan về nuôi, thức ăn sử dụng chủ yếu là cá tạp,
sau thời gian nuôi khoảng 10 – 12 tháng cá đạt cỡ thương phẩm 800 – 1000 g. Năm
2004, Phân Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung bộ đã tiến hành nhập cá
hương cá chim vây vàng về nuôi. Cá được cho ăn bằng cá tạp, sau 6 tháng nuôi cá đạt
khối lượng trung bình 545g/con và sau 9 tháng nuôi đạt 722g. Năm 2005 Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ
thuật nuôi thương phẩm và tạo đàn cá hậu bị của 5 loài cá biển kinh tế” trong đó có cá
chim vây vàng. Kết quả của đề tài cho thấy sau 6 tháng nuôi cá chim vây bằng thức ăn
công nghiệp Proconco và cá tạp, với cỡ cá thả là 22g cá đạt 450g, so với thức ăn là cá
11
tạp thì cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp sinh trưởng chậm hơn (Lê Xân, 2007). Theo
Lê Xân (2007), cá chim vây vàng giống cỡ 22 g nuôi trong lồng có thể tích 20 m
3
với
3 mật độ nuôi là 330, 460 và 600con/lồng đạt tỷ lệ sống từ 58,6 – 68,2%, khối lượng
từ 461,2 – 470,2 g và tác giả cũng cho biết ở mật độ nuôi càng cao tỷ lệ sống, tốc độ
sinh trưởng thấp và tỷ lệ phân đàn cao hơn so với mật độ thấp. Trong khi đó, cá chim
vây vàng giống cỡ 21,1 g được sản xuất tại địa phương nuôi trong ao đất tại Quảng
Ninh bằng thức ăn công nghiệp nhập từ Trung Quốc với mật độ 1,5 và 2,5 con/m
2
, sau
thời gian nuôi 3 tháng cá đạt khối lượng 257 – 261 g, tỷ lệ sống 95 – 96% (Thái
Thanh Bình & Trần Thanh, 2008) và cao hơn so với cá nuôi trong lồng bằng nguồn
giống nhập từ Đài Loan. Qua đó cho thấy, việc giống nhập từ các nước khác về ngoài
giá giống cao thì tỷ lệ sống khi ương, nuôi cũng thấp thấp do môi trường nuôi thay đổi.
Để chủ động trong việc sản xuất con giống, năm 2006 Trường Cao đẳng Thủy
sản Bắc Ninh đã thực hiện thành công dự án “Nhập công nghệ sản xuất giống cá chim
vây vàng”. Cá bố mẹ đã thành thục có khối lượng từ 2 – 6 kg/con được nhập từ Trung
Quốc (nước chuyển giao công nghệ) về nuôi vỗ bằng thức ăn là cá tạp. Qua 2 lần nhập
cá bố mẹ cho thấy tỷ lệ sống của cá rất thấp sau 1 tháng nuôi (đợt 1: chết 39/40 con, đợt
2: chết 30/40 con) do thời gian vận chuyển lâu và thay đổi môi trường nuôi. Những cá
bố mẹ còn lại khi thành thục được kích thích sinh sản bằng hormone HCG 1000 IU và
20 µg LRHa/kg cá. Ấu trùng được ương trong bể xi măng với mật độ từ 10 – 15 con/L,
cho ăn bằng luân trùng và ấu trùng copepoda nuôi từ ao, khi cá đạt cỡ cá hương thì đưa
ra ao ương thành cá giống lớn hơn. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cá bố mẹ từ 2,5 –

25%, tỷ lệ thành thục > 63,5%, tỷ lệ đẻ > 73,3%, tỷ lệ thụ tinh 15,3 – 80%, tỷ lệ nở 28 –
56%, tỷ lệ sống của cá hương 31 – 35% và cá giống là 50 – 62,5%; khi kết thúc dự án
Trường đã sản xuất được 104.486 con cá giống cỡ 4 – 6 cm (Ngô Vĩnh Hạnh, 2007).
Tuy nhiên, công nghệ nhập cũng có những hạn chế như (1) tỷ lệ sống của cá bố mẹ
nhập về thấp; (2) tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở không ổn định; (3) khó kiểm soát sự lây lan
bệnh dịch và chủ động được nguồn thức ăn tươi sống; (4) công nghệ này chỉ có thể áp
dụng được ở các tỉnh phía bắc như Quảng Ninh nơi có điều kiện sinh thái gần giống với
các tỉnh phía nam Trung Quốc. Do vậy, nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo
cá chim vây vàng tại các tỉnh Nam Trung bộ, nơi có điều kiện sinh thái và tiềm năng to
lớn để phát triển nghề nuôi cá biển là rất cần thiết.
12
Như vậy, để đa dạng hóa đối tượng nuôi và sản xuất được 400 triệu con giống
cá biển vào năm 2010 theo chỉ tiêu của Bộ Thuỷ sản (2006) đề ra, nhằm đáp ứng đủ
nhu cầu con giống với chất lượng tốt cho người nuôi thì việc tập trung đầu tư cho
nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá biển nói chung và
cá chim vây vàng nói riêng cho người nuôi lúc này là rất quan trọng để đạt mục tiêu
trên.
13
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801).
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
- Từ ngày 01/10/2009 đến ngày 30/09/2011.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
- Nuôi vỗ cá bố mẹ, kích thích cá đẻ và ương cá hương (2 – 3 cm) lên cá giống (4
– 6 cm) tại lồng nuôi của Trạm Nghiên cứu Nuôi biển thuộc Khoa Nuôi trồng
Thủy sản, Đại học Nha Trang, đặt tại Vũng Ngán, Vĩnh Nguyên, Nha Trang,
Khánh Hòa.
- Nuôi thức ăn tươi sống, ấp nở trứng cá, ương cá bột lên cá hương và cá hương

lên cá giống trong bể xi măng được thực hiện tại Trại sản xuất giống Hải sản,
Đường Đệ, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa.
2.2 Sơ đồ nội dung nghiên cứu
14
Ương nuôi cá bột mới nở
lên cỡ 1,5 – 2 cm
Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng
tại Khánh Hòa
Nuôi vỗ thành thục cá
bố mẹ và cho đẻ
Thu trứng và ấp nở
trứng cá
Nuôi thức ăn sống: tảo,
luân trùng, Artemia
Làm giàu thức ăn sống:
luân trùng, Artemia
Thức ăn tổng hợp NRD
với các cỡ hạt khác nhau
Nghiên cứu ảnh hưởng
của mật độ ương, chế độ
tập chuyển đổi thức ăn và
nồng độ DHA Protein
Selco làm giàu thức ăn
sống lên sinh trưởng và tỷ
lệ sống của cá con.
Ương nuôi cá giống cỡ
1,5 – 2 cm lên 4 – 5 cm
Sơ bộ tính toán giá thành con giống
Phân tích và kết luận
Các loại hormone sinh

sản và liều lượng sử
dụng
Thức ăn: cá tạp, mục,
tôm bổ sung vitamin
Phòng và trị một số bệnh
thường gặp
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Tuyển chọn, nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ và ấp nở trứng
Hình 2.2: Sơ đồ nghiên cứu nuôi vỗ, cho đẻ và ấp nở trứng
2.3.1.1 Tạo đàn cá bố mẹ và nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ bằng lồng
- Nguồn cá bố mẹ được tuyển chọn từ các lồng nuôi thương phẩm tại Khánh Hòa,
khối lượng > 1,7 kg/con và đã đạt cỡ trưởng thành, không bị sây sát, dị hình và
nhiễm bệnh.
- Cá bố mẹ được nuôi vỗ trong lồng có kích thước 64 m
3
(4 x 4 x 4 m), kích thước
mắt lưới 2a = 6 cm. Thức ăn cho cá bố mẹ giai đoạn nuôi vỗ là cá mối, cá nục,
15
Kích thích cá sinh sản
bằng hormone
Nguồn cá bố mẹ tuyển chọn từ lồng nuôi
thương phẩm
Nuôi vỗ thành thục bằng
lồng trên biển
Tuyển chọn cá bố mẹ
cho đẻ
Loại hormone
Liều lượng hormone
Thu trứng và ấp nở

trứng
Các chỉ tiêu cần xác định:
Tỷ lệ thành thục và sức sinh sản
Thời gian phát triển phôi
Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, kích thước miệng cá bột mới mở
Phân tích và kết luận
Các loại thuốc bổ sung:
vitamin E, C, B,…
Các loại thức ăn cho cá
bố mẹ: cá tạp, mực, tôm
mực, tôm biển kết hợp bổ sung vitamin B, C, E 1 lần/tuần, khẩu phần thức ăn hàng
ngày từ 6 - 8% khối lượng thân.
- Hàng ngày kiểm tra các thông số môi trường lồng nuôi như: nhiệt độ, độ mặn, pH,
oxy hòa tan, , hoạt động bắt mồi của cá và vệ sinh lồng nuôi. Định kỳ 10 ngày
tắm cá bằng nước ngọt để phòng bệnh.
- Định kỳ kiểm tra mức độ thành thục của cá bố mẹ để có kế hoạch cho đẻ.
2.3.1.2 Kích thích cho cá đẻ
- Thử nghiệm cho cá đẻ bằng cách tiêm hormone (kích dục tố): Sử dụng hỗn hợp
hormone LRHa 20 µg kết hợp với HCG 1000 IU/kg cá hoặc sử dụng HCG 1200
IU/kg cá để tiêm kích thích cá sinh sản.
- Cá sau khi tiêm được chuyển vào giai có mắt lưới 300µm để cho đẻ, giai này được
đặt trong lồng ngoài biển.
2.3.1.3 Thu và âp nở trứng
- Trứng cá sau khi đẻ được vớt bằng vợt có kích thước mắt lưới 500µm, trứng sau
khi thu được rửa bằng nước biển lọc sạch và đóng bao oxy chuyển vào trại trong
đất liền để ấp.
- Trứng được ấp nở trong bể composite có thể tích từ 500 – 1000 L/bể. Mật độ
trứng ấp: 500 – 1000 trứng/L. Hoặc thả trứng trực tiếp vào bể ương với mật độ từ
30 – 50 trứng/L, khi cá nở tiến hành ương luôn trong bể này.
2.3.2 Kỹ thuật ương nuôi cá bột mới nở đến 30 ngày tuổi (1,5 – 2 cm)


16
Ương nuôi cá bột mới nở đến 30 ngày tuổi (1,5 – 2 cm)
Cá bột mới nở
Kết quả sinh trưởng, tỷ lệ
sống và mức độ phân đàn
Phân tích và kết luận
Nuôi thức ăn tươi sống
(tảo, luân trùng)
Ấp nở artemia
Làm giàu thức ăn tươi
sống
Mật độ ương nuôi
Chế độ cho ăn
Quản lý chất lượng
nước
Phòng trị bệnh
Hình 2.3: Sơ đồ nghiên cứu ương nuôi cá bột mới nở đến 30 ngày tuổi
2.3.2.1 Nuôi thức ăn tươi sống
- Nuôi tảo giống bằng túi nylon 50-60 L/túi, sau đó chuyển sang bể composite 1-2
m3/bể. Sử dụng hóa chất môi trường F/2 để làm phân bón nuôi tảo.
- Nuôi luân trùng trong bể composite 1-2 m
3
/bể, cho ăn tảo hoặc men bánh mì.
- Làm giàu thức ăn tươi sống (luân trùng, ấu trùng Artemia) bằng DHA Protein
Selco với nồng độ từ 150 – 350 ppm nhằm tăng cường dinh dưỡng cho thức ăn
trước khi cho cá bột ăn
2.3.2.2 Ương nuôi cá bột mới nở lên cỡ 1,5 - 2 cm
- Cá bột mới nở được ương trong bể xi măng 4 – 6 m3/bể, mật độ thả 15 – 20 con/L
- Sử dụng thức ăn: Luân trùng, ấu trùng nauplius Artemia, được làm giàu bằng DHA

Protein Selco và thức ăn tổng hợp NRD của hãng INVE Thái Lan, cỡ từ 300 – 1200 µm.
- Theo dõi các yếu tố môi trường trong bể ương như: nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy,
- Định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học như Mazzal, các loại hóa chất như:
Chlorine, H
2
O
2
…để quản lý môi trường, vệ sinh bể, phòng và trị bệnh.
2.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương, chế độ tập chuyển đổi thức ăn và
hàm lượng DHA Protein Selco làm giàu thức ăn sống lên sinh trưởng và tỷ lệ sống
của cá con
17
Ảnh hưởng của mật độ ương, chế độ cho ăn và hàm lượng DHA Protein Selco
làm giàu thức ăn sống lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá con
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng
của mật độ ương: 15, 30,
45, 60 con/L
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng
của chế độ tập chuyển đổi
thức ăn
Các chỉ tiêu đánh giá:
Tốc độ tăng trưởng và mức độ phân đàn
Tỷ lệ sống và dị hình của cá ương
Phân tích và kết luận
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng
của hàm lượng DHA Protein
Selco làm giàu thức ăn sống
Hình 2.4: Sơ đồ nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi, chế độ cho ăn và hàm lượng DHA
Protein Selco làm giàu thức ăn sống lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá con
2.3.3.1 Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá con

Thí nghiệm đuợc bố trí với các mật độ 15, 30, 45 và 60 ấu trùng cá/L, mỗi nghiệm
thức được lặp lại 3 lần. Cá được ương trong các bể composite nhỏ thể tích 100 L và
nước được tuần hoàn qua hệ thống bể lọc sinh học. Tảo được cấp vào bể ương từ ngày
đầu tiên cho đến ngày thứ 15, luân trung cho ăn từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 15 với mật
độ 15 – 30 cá thể/mL, ấu trùng Artemia cho ăn từ ngày thứ 13 đến ngày 23 với mật
độ 0,5 – 5 cá thể/mL, thời gian thí nghiệm kéo dài 23 ngày.
2.3.3.2 Ảnh hưởng của chế độ tập chuyển đổi thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống
của cá con
Thí nghiệm được bố trí với 5 nghiệm thức (NT) tập chuyển đổi từ thức ăn sống
(Artemia) sang thức ăn tổng hợp NRD ở các thời điểm là 17, 19, 21, 23, 25 ngày sau
khi nở với mục đích tìm ra thời điểm tập chuyển đổi thức ăn thích hợp nhất nhằm rút
ngắn thời gian sử dụng ấu trùng Artemia. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, thời
gian thí nghiệm kéo dài 20 ngày từ ngày tuổi thứ 13 đến 33.
Ấu trùng cá được nuôi trong bể xi măng đến 12 ngày tuổi khi đã bắt đầu ăn
được ấu trùng Artemia thì tiến hành thu để bố trí thí nghiệm. Cá 13 ngày tuổi có chiều
dài trung bình 4,45 ± 0,81 mm, khối lượng 2,71 ± 0,29 mg thả nuôi với mật độ 5
con/L. Luân trùng cho ăn đến ngày tuổi thứ 19 ở tất cả các nghiệm thức với mật độ 15
– 20 con/mL, ấu trùng Artemia bắt đầu cho ăn từ ngày thứ 13 với mật độ 0,5 – 5,0 cá
thể/mL.
Ở NT1 khi cá đạt 17 ngày tuổi, NT 2 cá đạt 19 ngày tuổi, NT3 cá 21 ngày tuổi,
NT4 cá 23 ngày tuổi, NT5 cá 25 ngày tuổi thì bắt đầu tập cho ăn thức ăn tổng hợp
NRD cỡ hạt 300 – 500 µm của INVE, Thái Lan. Ngày đầu tiên tập ăn thức ăn tổng
hợp 1lần/ngày vào lúc 7 giờ và vẫn giữ nguyên lượng ấu trùng Artemia cung cấp vào
bể thí nghiệm và cho ăn 4 lần/ngày. Hai ngày tiếp theo, tập cho ấu trùng cá ăn thức ăn
tổng hợp 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ và 14 giờ, thời gian mỗi lần tập cho ăn kéo dài
khoảng 1 giờ và cho ăn ấu trùng Artemia vào lúc 8 giờ và 15 giờ. Ba ngày tiếp theo
thời gian tập cho ăn kéo dài từ 7 giờ đến 10 giờ và 14 – 16 giờ, cho ăn ấu trùng
18
Artemia 2 lần/ngày vào lúc 10 giờ 30 và 16 giờ 30. Ba ngày kế tiếp tập cho ăn từ 7 –
16 giờ, cho ăn ấu trùng Artemia 1 lần/ngày vào lúc 16 giờ 30. Các ngày kế tiếp cho ăn

hoàn toàn bằng thức ăn tổng hợp NRD.
Ở NT 4 khi cá đạt 23 ngày tuổi và NT5 cá đạt 25 ngày tuổi thì 2 ngày đầu tiên
tập chuyển đổi sang thức ăn tổng hợp NRD vẫn giữ nguyên lượng ấu trùng Artemia
cung cấp vào các bể với mật độ 0,2 – 0,5 con/ mL. Hai ngày tiếp tập cho ăn từ 7 giờ
đến 8 giờ và 14 giờ đến 15 giờ, cho ăn ấu trùng Artemia vào lúc 10 giờ và 16 giờ. Hai
ngày kế tiếp tập cho ăn từ 7 giờ đến 10 giờ và từ 14 giờ đến 16 giờ, cho ăn ấu trùng
Artemia vào lúc 11 giờ và 17 giờ, ngày kế tiếp tập cho ăn từ 7 giờ đến 16 giờ, cho ăn
ấu trùng Artemia 1 lần vào lúc 16 giờ 30, ngày kế tiếp cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn
tổng hợp.
Sau 20 ngày nuôi khi kết thúc thí nghiệm tiến hành xác định các chỉ tiêu như:
chiều dài, khối lượng trung bình cá thể, mức độ phân đàn và tỷ lệ sống.
2.3.3.3 Ảnh hưởng của nồng độ DHA Protein Selco làm giàu thức ăn sống lên sinh
trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của cá con
Ấu trùng cá chim vây vàng mới nở có kích thước 2,91 ± 0,09 mm được bố trí
vào hệ thống bể ương có thể tích 100 L với mật độ 30 con/L (3.000 con/bể), hệ thống
bể này kết nối với hệ thống bể lọc sinh học tuần hoàn nước để đảm bảo điều kiện môi
trường giữa các nghiệm thức là như nhau.
Thí nghiệm được bố trí với 8 nghiệm thức làm giàu thức ăn tươi sống (luân
trùng, artemia) bằng DHA Protein Selco với các nồng độ 0, 50, 100, 150, 200, 250,
300 và 350 ppm trong thời gian 12 giờ trước khi cho cá ăn. Tảo Nannochloropsis
oculata mật độ 6 – 8 x 10
6
tế bào/mL được cấp vào bể ương từ ngày thứ 1 đến ngày
thứ 16 vào buổi sáng với lượng 2 L/bể/ngày. Luân trùng được cho ăn từ ngày thứ 3
đến ngày thứ 16 với mật độ 10 – 20 cá thể/mL cấp 2 lần/ngày vào đầu buổi sáng và
chiều. Ấu trùng Artemia được cho ăn từ ngày thứ 13 cho đến khi cá sử dụng được
hoàn toàn thức ăn tổng hợp, ấu trùng Artemia cho ăn 2 lần/ngày với mật độ 0,5 – 5,0
cá thể/mL. Từ ngày thứ 23 trở đi bắt đầu tập cho cá ăn thức ăn tổng hợp NRD cho đến
khi kết thúc thí nghiệm. Thí nghiệm kéo dài 33 ngày, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
Các chỉ tiêu đánh giá là sinh trưởng, tỷ lệ sống, phân đàn và tỷ lệ dị hình.

19
2.3.4 Kỹ thuật ương nuôi cá giống từ 30 ngày tuổi (1,5 – 2 cm) đến cỡ 4 – 5 cm
2.3.4.1 Ương trong bể xi măng
- Cá cỡ 1,5 – 2 cm được ương trong bể xi măng với mật độ từ 1000 – 1500 con/m
3
.
- Thức ăn sử dụng: thức ăn tổng hợp NRD của hãng INVE Thái Lan. Theo dõi các
yếu tố môi trường trong bể ương như: nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan, NH3-N.
- Định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học Mazzal, các loại hóa chất như: Chlorine,
formalin, H
2
O
2,
…để quản lý môi trường, vệ sinh bể, phòng và trị bệnh.
2.3.4.2 Ương trong lồng trên biển:
Cá cỡ 2 – 3 cm được ương trong lồng trên biển đặt tại Vũng Ngán, Nha Trang,
lưới làm lồng ương cá có kích thước mắt lưới từ 2a = 0,5 – 2 cm. Mật độ cá thả từ 100
– 500 con/m
3
. Thức ăn sử dụng là thức ăn tổng hợp NRD của INVE, Thái Lan và thức
ăn cho cá biển của Công ty Uni-President. Theo dõi các yếu tố môi trường trong bể
ương như: nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan, … và định kỳ thay lưới lồng, tắm nước
ngọt phòng bệnh cho cá.
Hình 2.5: Sơ đồ nghiên cứu ương nuôi cá giống từ cỡ 2– 2,5 cm đến cỡ 4 – 5 cm

2.3.5 Nghiên cứu phòng, trị một số bệnh thường gặp ở cá chim vây vàng
20
Ương nuôi cá giống từ cỡ 1,5 – 2 cm lên cỡ 4 – 5 cm
Cá giống cỡ 1,5 – 2 cm
Kết quả về sinh trưởng,

tỷ lệ sống, mức độ phân
đàn và hệ số FCR
- Chuẩn bị bể ương
- Mật độ thả
- Thức ăn và chế độ cho
ăn
- Quản lý môi trường bể
ương
- Phòng trị bệnh
- Thiết kế lồng ương
- Mật độ ương
- Thức ăn và chế độ cho
ăn
- Quản lý lồng ương
- Phòng trị bệnh
-
Phân tích và kết luận
Ương trong bể xi măng Ương bằng lồng trên
biển
Trong quá trình nuôi cá bố mẹ, ấp nở trứng, ương nuôi cá bột, cá giống nếu gặp một
số bệnh lở loét, nấm, ký sinh trùng,… sẽ được thu mẫu xác định tác nhân gây bệnh để đề
ra biện pháp phòng trị có hiệu quả. Các thông tin liên quan đến quá trình phòng trị bệnh
như: thời gian tắm, loại thuốc và nồng độ sử dụng, tình trạng cá sau khi xử lý thuốc sẽ
được ghi chép để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phòng, trị hiệu quả.
2.3.6 Sơ bộ tính toán giá thành con giống
- Trên cơ sở tính toán giá khấu hao đàn cá bố mẹ, lồng nuôi, công nhân, tổng chi
cho thức ăn cá bố mẹ,… và số lượng trứng thụ tinh thu được để tính giá thành của
một trứng thụ tinh.
- Trên cơ sở tính giá trứng thụ tinh, chi phí thức ăn (tổng hợp và tươi sống), khấu
hao tài sản cố định, lương công nhân, v.v… và số lượng cá giống sản xuất/m3 bể

để tính giá thành của một con cá giống cỡ 2 – 3 cm.
- Trên cơ sở tính giá của cá giống cỡ 1,5 – 2 cm, chi phí thức ăn, khấu hao tài sản cố
định, lương công nhân, v.v… và số lượng cá giống sản xuất/m
3
bể hoặc lồng để
tính giá thành của một con cá giống cỡ 4 - 5 cm
2.4 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
2.4.1 Phương pháp xác định các thông số môi trường
- Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế bách phân, chính xác đến 1
o
C. Và máy WQC-22A
(Water Quality Checker) chính xác đến 0,01
o
C. 2 lần/ngày, 6h và 15h.
- Độ pH: Độ pH đo bằng máy WQC-22A chính xác đến 0,01. 2 lần/ngày, 6h và 15h.
- Độ mặn: Đo bằng Salimeter, chính xác đến 1%o. 1 lần/ngày lúc 15h.
- Oxy hòa tan: Đo bằng máy WQC-22A chính xác đến 0,01mg/l. 2 lần/ngày, 6h và 15h
- Hàm lượng amonia tổng số kiểm tra bằng test NH
4
+
/NH
3
của Đức định kỳ hàng tuần
kiểm tra 1 lần.
2.4.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản
2.4.2.1 Tỷ lệ thành thục (%):
21
Tỷ lệ thành thục (%) được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số cá bố mẹ thành
thục trên tổng số cá kiểm tra. Cá thành thục được xác định khi kiểm tra cá cái có trứng
tròn, hạt rời và kích thước 400 – 500 µm, cá đực có sẹ trắng đục.

2.4.2.2 Sức sinh sản thực tế (số trứng/kg cá cái):
Sức sinh sản thực tế (trứng/kg cá cái) được xác định bằng tổng số trứng thu được
trên tổng số khối lượng (kg) cá mẹ tiêm kích thích cho đẻ.
2.4.2.3 Tỷ lệ thụ tinh (%):
Tỷ lệ thụ tinh được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của số trứng thụ tinh trên số
trứng kiểm tra. Số lượng trứng đưa đi kiểm tra tỷ lệ thu tinh tối thiểu là 150 trứng.
2.4.2.4 Tỷ lệ nở (%):
Để xác định tỷ lệ nở, 100 trứng thụ tinh được đếm đưa vào ấp trong xô 2 L, sau
khi cá nở đếm số lượng cá bột mới nở và tỷ lệ nở được xác định bằng tỷ lệ phần trăn
của số cá bột nở ra trên số trứng thụ tinh.
2.4.2.5 Xác định số lượng ấu trùng, kích thước trứng, giọt dầu, cá bột, cỡ miệng:
Số lượng ấu trùng được xác định thông qua phương pháp định lượng thể tích;
kích thước trứng, giọt dầu, cá bột, cỡ miệng được kiểm tra trên kính hiển vi quang học
có gắn thước đo chia vạch với độ phóng đại 40 lần.
2.4.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng, phân đàn, tỷ lệ sống, dị
hình và hệ số FCR
2.4.3.1 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng:
Tùy mục đích của từng nội dung nghiên cứu định kỳ lấy mẫu cá để kiểm tra sinh
trưởng. Số lượng cá để cân và đo chiều dài toàn thân mỗi lần được lấy ngẫu nhiên 30
con/lần, số cá này trước khi kiểm tra được gây mê trong khoảng 0,5 – 1,0 phút bằng loại
thuốc mê Etylen Glycon Mono-Phenylether với nồng độ 300 ppm. Cá được cân khối
lượng bằng cân điện tử với độ chính xác 0,1 mg đối với ấu trùng cá và 0,01 g đơi với cá
giống và đo chiều dài bằng giấy kẻ ô ly có độ chính xác 1 mm. Để xác định khẩu phần
ăn (% BW- khối lượng thân cá) và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), lượng thức ăn hàng
ngày của mỗi mương đều được cân trước và sau mỗi ngày (mỗi lần) cho ăn.
Công thức tính các chỉ tiêu:
22
- Tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGR: %/ngày) về khối lượng của cá được xác định
theo công thức:
SGR


(%/ngày) = (lnW
2
– lnW
1
) x 100%/(t
2
– t
1
)
- Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài (DLG: mm/ngày):
DLG (mm/ngày) = (L
2
– L
1
)/(t
2
– t
1
)
Trong đó: W
1
, W
2
, L
1
, L
2
lần lượt là khối lượng, chiều dài ở thời điểm kiểm tra t
1

, t
2
.
- Mức độ phân đàn về chiều dài (CV
L
): CV
L
(%) =
X
S
x 100
Trong đó: CV: hệ số phân đàn, S: độ lệch chuẩn của chiều dài,
X
: trung bình của chiều dài
- Tỷ lệ dị hình (%) được tính bằng tỷ lệ phần trăm của số cá bị dị hình kiểm tra trên
tổng số cá kiểm tra. Cá dị hình được xác định là những cá thể bị vẹo hàm, cong thân,
mất xương nắp mang.
- Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) = khối lượng thức ăn cho ăn/ khối lượng cá gia tăng
- Khẩu phần ăn hàng ngày (DFC: %BW) được tính theo công thức:
DFC (%BW) = lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày x 100%/ sinh khối cá ở thời điểm cho ăn
2.4.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh hóa
Mẫu thức ăn cho cá bố mẹ (cá tạp, mực, tôm), trứng cá chim vây vàng, thức ăn
sống (luân trùng, ấu trùng Artemia), ấu trùng cá chim 13 và 23 ngày tuổi sau khi thu
được lưu giữ ngay trong tủ đông sâu (-85
o
C). Hàm lượng protein trong thức ăn của cá
bố mẹ, thành phần và hàm lượng axit béo của thức ăn cá bố mẹ, trứng, ấu trùng cá và
thức ăn sống được thuê phân tích tại Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường,
Trường Đại học Nha Trang. Các chỉ tiêu (protein, lipid, acid béo, tro, độ ẩm) được
phân tích theo các phương pháp sau:

- Phân tích hàm lượng protein theo phương pháp Kjeldalh.
- Phân tích hàm lượng lipid theo phương pháp Bligh – Dyer/Folch
- Phân tích độ ẩm theo phương pháp Karl Fischer
- Phân tích hàm lượng tro theo phương pháp nung ở nhiệt độ cao
- Phân tích hàm lượng acid béo theo phương pháp sắc ký khí
2.4.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
23
Toàn bộ số liệu thu được tính toán và vẽ đồ thị trên phần mềm excell. Số liệu ở
các thí nghiệm xử lý trên phần mềm SPSS 12.01 for window. Sử dụng hàm phân tích
phương sai một nhân tố (oneway – ANOVA) và Ducan test để kiểm định sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) của các thông số giữa các nghiệm thức trong từng thí
nghiêm. Số liệu được trình bày trong báo cáo là giá trị trung bình (TB) ± độ lệch
chuẩn (SD).
24
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tuyển chọn, nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ
3.1.1 Nguồn cá bố mẹ và kết quả tuyển chọn
Nguồn cá bố mẹ mua đợt 1 (tháng 6/2009) được tuyển chọn từ lồng nuôi cá
chim vây vàng thương phẩm của Công ty Marine Farms Việt Nam, đặt tại Đầm Môn,
Vạn Ninh, Khánh Hòa. Cá bố mẹ đã nuôi sang năm thứ 3, chiều dài trung bình 50,7
cm, khối lượng 2,1 kg/con, cá không bị bệnh, dị hình dị dạng và hoàn toàn khỏe
mạnh. Số lượng cá bố mẹ tuyển chọn về nuôi đợt 1 là 50 con, cá được vận chuyển
theo phương pháp hở bằng ô tô và thuyền từ Đầm Môn, Vạn Nình về Vũng Ngán,
Nha Trang trong khoảng thời gian 4 giờ, tỷ lệ sống khi vận chuyển đạt 100%.
Đợt 2 (tháng 11/2009), cá bố mẹ được tuyển chọn và mua của người nuôi
thương phẩm tại khu vực Vũng Ngán, tổng số lượng là 100 con cá chim vây vàng 2
năm tuổi, chiều dài trung bình 48,7 cm, khối lượng 1,7 kg/con, cá khỏe mạnh, không
bị bệnh và dị hình. Cá được vận chuyển về bè nuôi vỗ bằng thuyền thông thủy, tỷ lệ
sống khi vận chuyển là 100%.
Bảng 3.1: Nguồn, tuổi, số lượng, chiều dài và khối lượng cá bố mẹ khi tuyển chọn

Chỉ tiêu Đợt 1 (tháng 6/2009) Đợt 2 (tháng 11/2009)
Nguồn cá bố mẹ Công ty Marine Farrms Lồng nuôi tại Vũng Ngán
Tuổi (năm) 3 2
Số lượng (con) 50 100
Chiều dài trung bình (cm) 50,7 48,7
Khối lượng trung bình (kg) 2,1 1,7
3.1.2 Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá chim vây vàng bằng lồng trên biển
3.1.2.1 Vị trí và điều kiện môi trường khu vực đặt lồng nuôi cá bố mẹ
Lồng nuôi vỗ được đặt tại khu vực Vũng Ngán, vịnh Nha Trang, Khánh Hòa.
Đây thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa song lại có những đặc điểm riêng biệt
của khí hậu biến. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,7°C. So với các tỉnh, thành phía
Bắc (từ Đèo Cả trở ra) và phía Nam (từ ghềnh Đá Bạc trở vào), khí hậu ở Khánh Hòa
tương đối ôn hòa hơn. Nơi đây thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa ngắn, kéo dài trong khoảng 3 tháng từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 12, tập
trung chủ yếu vào tháng 10 và 11, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 -
1800mm. Từ tháng 1 đến tháng 8 là mùa khô với tổng số giờ nắng trung bình hàng
năm là 2.600 giờ. Khánh Hòa cũng là vùng ít gió bão, nếu có thường cũng ít và
25

×