Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

đánh giá tình hình cận thị của hs trường thpt phan đình phùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.99 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG: THPT Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
**************
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ
LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015).
Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG CẬN THỊ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG
Lĩnh vực: Y KHOA VÀ KHOA HỌC SỨC KHỎE
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
- TS. Vương Văn Quý
- Đơn vị công tác:
BV mắt Hitech 55 Hàm Long
TÁC GIẢ:
1. Nguyễn Huy Cường Lớp: 12Q2
Trường: THPT Phan Đình Phùng
2. Trịnh Hồng Quân Lớp: 12Q2
Trường: THPT Phan Đình Phùng
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
1
MỤC LỤC
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ………………………… ……….3
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ………… 4
PHẦN III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ …………5
I. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU …………………………………5
II. GIẢI PHÁP – Nghiên cứu tiếp đến 3/2015 ………………….16
PHẦN IV: KẾT LUẬN
…………………………………………… 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………… 20
2
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Cận thị nói chung, đặc biệt là tật cận thị ở tuổi học đường nói riêng đã
được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, cận thị chiếm
tỷ lệ cao và là một trong các nguyên nhân chính gây giảm thị lực trên toàn
thế giới, nó đã trở thành vấn đề sức khỏe của cộng đồng,ở châu Á cận thị
chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới và đang có xu hướng tăng như ở Đài Loan,
Singapore, Hồng Kong, Trung Quốc…
Ở Việt nam , trong những năm gần đây tỷ lệ cận thị cũng có chiều
hướng gia tăng. Hiện có tới 3 triệu học sinh (độ tuổi 6-17) bị mắc các cận thị
cần được chỉnh kính, trong đó 2/3 là bị cận thị. Tỷ lệ cận thị ngày càng tăng
nhanh, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị.
Cận thị đã và đang nổi lên trở thành một trong những vấn đề bức xúc,
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, học tập và tương lai của các học sinh.
Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin trên thế giới, Việt Nam cũng
đang trên đà phát triển và hội nhâp, vì vậy chương trình học của học sinh
ngày càng nặng nề, học, đọc sách và tìm kiếm thông tin trên mạng internet
nhiều đồng thời các trò chơi điện tử, chương trình ti vi ngày càng phong
phú. Học sinh sử dụng mắt trong cự ly gần quá nhiều sẽ là những điều kiện
thuận lợi là cho tỷ cận thị học đường ngày càng tăng nhanh. Khi đánh giá về
cận thị của học sinh phổ thông tác giả Hà Huy Tài đã nhận định “trẻ em càng
học nhiều càng dễ bị mắc cận thị và càng tăng nhanh số kính”.
Thế nhưng hiện nay Việt Nam chưa có một đánh giá điều tra tầm vóc
quốc gia về cận thị.
Vì vậy nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện đề tài “ Đánh giá tình
trạng cận thị của học sinh trường PTTH Phan Đình Phùng”
3
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
I. TỔNG QUAN
1. Tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Tìm hiểu về mắt.
- Tìm hiểu về một số bệnh về mắt phổ biến trong học đường.

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng của mắt.
- Tìm hiểu về một số phương pháp đo thị lực.
2. Đánh giá tình trạng cận thị của học sinh trường THPT Phan Đình
Phùng
Sử dụng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn trực tiếp để khảo sát tình trạng
cận thị học đường cũng như thu thập dữ liệu về điều kiện sử dụng mắt của
học sinh trường THPT Phan Đình Phùng.
Có tổng cộng 1871/1913 học sinh của ba khối 10, 11, 12 trường THPT
Phan Đình Phùng đồng ý tham gia.
II. II . ĐIỂM MỚI VÀ SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI
1. Về quy mô
Cụ thể hóa vấn đề cận thị học đường, vốn là một vấn đề mang tính toàn
cầu để tìm hướng giải quyết hiệu quả trên phạm vi học đường.
2. Về mục tiêu
Nổi bật tầm quan trọng của việc khám sàng lọc thị lực trong học đường
cũng như việc tuyên truyền và phổ biến tầm quan trọng của việc bảo vệ thị
lực cho đối tượng học sinh để từ đó giảm thiểu tỷ lệ cận thị học đường.
3. Về giải pháp:
Đưa ra một số giải pháp mới, đơn giản và có tính hiệu quả cao phù hợp
áp dụng trong môi trường học đường.
4
PHẦN III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
I. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
a/ Tổng quan về mắt
Mắt nhìn được một vật nào đó là do ánh sáng chiếu vào vật đó phát ra
các tia phản xạ, các tia này xuyên qua không khí và các môi trường trong
suốt của mắt để tới và tạo ảnh trên võng mạc. Các môi trường trong suốt của
mắt bao gồm: Giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch kính.
b/ Các bệnh lý về mắt thường gặp
+> Cận thị:

Là mắt có công suất khúc xạ quá cao so với chiều dài trục nhãn cầu
nên các tia sáng song song từ vô cực sẽ hội tụ trước võng mạc tạo ra ảnh
nhòe trên võng mạc. Mắt cận thị có viễn điểm và cận điểm gần hơn mắt
chính thị nên người cận thị nhìn vật ở gần còn rõ, nhìn xa thì mờ.
5
Ảnh rơi trước võng mạc
• Phân loại:
Có nhiều cách phân loại cận thị:
+ Theo các thể lâm sang có thể phân thành:
- Cận thị đơn thuần (simple myopia)
- Cận thị thoái hóa (degenerative myopia)
- Cận thị giả (pseudo myopia)
- Cận thị trong bóng tối (nocturmal myopia)
- Cận thị mắc phải (acquired myopia or induced myopia)
+ Theo mức độ cận thị:
- Cận thị nhẹ <3 đi-ốp
- Cận thi trung bình 3-6 đi-ốp
- Cận thị nặng >6 đi-ốp
+ Theo tuổi xuất hiện cận thị:
- Cận thị bẩm sinh
- Cận thị trẻ em (cận thị xuất hiện trước tuổi 20): trong đó có cận thị học
đường là cận thị xuất hiện ở độ tuổi đi học. (*)
- Cận thị ở người lớn (tuổi xuất hiện cận thị từ 20-40)
- Cận thị muộn (xuất hiện ở tuổi >40)
+ Theo các yếu tố giải phẫu có thể phân thành:
- Cận thị do trục: trục nhãn cầu dài hơn bình thường
- Cận thị chỉ số: do tăng chỉ số khúc xạ của thể thủy tinh
- Cận thị do giác mạc: do giác mạc thay đổi bán kính cong
6
• Tiến triển của cận thị:

Khi sinh ra chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ cận thị, đến tuổi đi học khoảng 6
tuổi thì tỉ lệ cận thị bắt đầu tăng, chủ yếu là do sự phát triển trục nhãn cầu.
Đến tuổi 15-16 cận thị tiến triểm chậm lại hoặc dừng hẳn, khoảng
75% trẻ em ổn định khúc xạ ở tuổi 15-16, còn một số tiếp tục tiến triển đến
lức tuổi 20 hoặc 30.
+> Viễn thị:
Mắt viễn thị là mắt có công suất khúc xạ thấp hơn so với chiều dài
trục nhãn cầu nên các tia sáng song song từ vô cực sẽ hội tụ sau võng mạc
cũng tạo ra một ảnh nhòe trên võng mạc, tương tự tia sáng suất phát từ một
điểm trên võng mạc sẽ phân kỳ khi ra khỏi mắt, như vậy viễn điểm của mắt
là một viễn điểm ảo ở sau nhãn cầu.
Ảnh rơi sau võng mạc
Mắt viễn thị có viễn điểm ở sau nhãn cầu và cận điểm cũng xa hơn
mắt chính thị nên người viễn thị nhìn vật ở gần cũng như ở xa đều mờ.
Mắt viễn thị luôn phải điều tiết để đưa ảnh về đúng trên võng mạc cả
khi nhìn gần lẫn nhìn xa.
+> Loạn thị:
Mắt loạn thị là mắt có công suất khúc xạ không đều nhau ở các kinh
tuyến do sự thay đổi độ cong của giác mạc hoặc thể thủy tinh ở các kinh
tuyến này khác nhau làm cho các tia sáng song song từ vô cực không hội tụ
ở một điểm duy nhất mà hội tụ theo hai tiêu tuyến, tiêu tuyến trước là của
kinh tuyến có công suất khúc xạ mạnh hơn.
7

c/ Yếu tố ảnh hưởng:
+ Cường độ chiếu sáng lớp học: chiếu sáng có một vị trí quan trọng
trong vệ sinh học đường, chiếu sáng không đủ sẽ ảnh hưởng rất xấu tới các
quá trình sinh học của cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy chiếu sáng tồi có
khả năng dẫn tới giảm cường độ trao đổi chất. Các chức năng thị giác tỉ lệ
thuận với cường độ chiếu sáng như: thị lực (khả năng phân biệt các vật của

mắt), thời gian nhận biết (thời gian nhỏ nhất để nhận biết vật), cảm nhận tối
sáng (khả năng phân biệt cường độ chiếu sáng khác nhau). Theo một số
nghiên cứu cho thấy khi làm việc bằng mắt trong thời gian 3 giờ với độ
chiếu sáng là 30-50lux thì sự ổn định thị giác giảm 37% so với cường độ ánh
sáng từ 200-300lux chỉ giảm còn 10-15%.
+ Kích thước bàn ghế: Trong thời gian học tại trường, các em có thể
xuất hiện mệt mỏi vì phải học liên tục ở tư thế không thoải mái, căng thẳng,
mắt phỉa làm việc nhiều do đó phòng học phải đảm bảo chiếu sáng tốt,
bàn ghế phải phù hợp để các em có thể học tập tốt.
- Các yếu tố nguy cơ khác như trẻ đẻ non, trọng lượng mới sinh thấp,
chiều cao, cá tính và suy dinh dưỡng: có các bằng chứng rõ ràng về mối liên
quan giữa trẻ đẻ non, cân nặng thấp với Tật khúc xạ, nhưng chưa có bằng
chứng thuyết phục đối với mối liên quan giữa Tật khúc xạ với chiều cao, cá
tính hoặc suy dinh dưỡng.
d/ Một số phương pháp chuẩn đoán tật khúc xạ
- Các phương pháp chủ quan:
+ Test thử thị lực kèm kính lỗ
Thử thị lực nhìn xa và thử thị lực nhìn gần: Thị lực nhìn xa là một
thông số quan trọng trong lâm sàng, nó không những giúp để chuẩn đoán mà
còn để theo dõi, tiên lượng bệnh.
8
Khi thị lực nhìn xa không kính của bệnh nhân dưới 7/10 cần phải cho
bệnh nhân thử kính lỗ. Đường kính của lỗ từ 1-1,5mm, tốt nhất là 1,2mm.
Có thể làm 1 hoặc nhiều lỗ trên 1 tấm chắn để thử.
Thử kính lỗ là cách tốt nhất để xác định con mắt có thị lực kém do
TKX hay không. Nếu thị lực với kính lỗ tăng là do mắc TKX, tuy nhiên với
các TKX cao thì thị lực qua kính lỗ ít tăng. Nếu thị lực với kính lỗ không
tăng có thể do mắt bị nhược thị hoặc có bệnh lý tại mắt. Kính lỗ còn sơ bộ
phát hiện được mắt cận thị hay viễn thị bằng cách đưa kính lỗ từ vị trí gần
mắt ra xa mắt, nếu thấy vật nhỏ đi là mắt bị cận thị, ngược lại nếu thấy vật to

ra là mắt viễn thị.
+ Mặt đồng hồ Parent
Nếu bệnh nhân thử kính cận hoặc viễn mà không đạt thị lực tối đa, có
thể do loạn thị. Đặt trước mắt bệnh nhân kính cầu (+1 đi-ốp) sao cho thị lực
giảm còn 0,2-0,3 sau đó cho nhìn vào mặt đồng hồ Parent, nếu bệnh nhân có
tật loạn thị sẽ thấy các đường đậm nhạt không đều nhau. Đường kinh tuyến
đạm nhất mà bệnh nhân nhìn thấy vuông góc với đường kinh tuyến mờ nhất
thì đó là loạn thị đều, đường đậm nhất, rõ nhất là kinh tuyến chính, còn kinh
tuyến vuông góc với nó là trục của loạn thị.
+ Sử dụng kính khe
Sử dụng khe hở của kính để xác định trục chính của loạn thị đều, khi
đưa đúng khe vào trục chính của mắt loạn thị thì ảnh của vật sẽ rõ nhất do
đường tiêu chính nằm sát võng mạ còn đường tiêu có công suất nhỏ hơn bị
triệt tiêu.
+ Kính trụ chéo Jackson
Có thể phát hiện nhanh loạn thị. Kính trụ chéo Jackson thường được
dùng để chỉnh trục và công suất của kính trụ. Ngoài ra kính còn được sử
dụng để chỉnh công suất của kính cầu và trục trụ cho đến khi tìm được thị
lực tốt nhất.
9
+ Cân bằng hai mắt và test +1
Khâu cuối cùng trong thử kính là cân bằng hai mắt để xác định chắc
chắn rằng điều tiết của cả hai mắt đã giãn tương đương nhau khi thử kính
cho 2 mắt, giúp bệnh nhân nhìn dễ chịu nhất. Có thể làm mờ mắt bằng kính
cộng hoặc sử dụng lăng kính để xác định cân bằng 2 mất với thị lực sau
chỉnh kính phải tương đương nhau giữa 2 mắt.
- Phương pháp khách quan:
+ Soi bóng đồng tử
Soi bóng đồng tử là phương pháp ra đời sớm nhất cho phép đánh giá
một cách khách quan cận thị hình cầu, loạn thị đều hay không đều, vẩn đục

của môi trường quang học. Dụng cụ dùng để soi cũng ngày một hoàn thiện,
ngày nay thường sử dụng máy Retinoscope. Trước khi soi phải làm giãn
điều tiết bằng kính cộng hoặc bệnh nhân định thị vào một vật tiêu ở xa hoặc
liệt điều tiết bằng thuốc như Atropin 0,5% hoặc Cyclogyl 1% Soi bóng
đồng tử là phương pháp đo khúc xạ rất chính xác và có giá trị chuẩn đoán
tốt.
+ Máy đo khúc xạ tự động
Máy đo khúc xạ tự động do sử dụng những tiến bộ mới của điện tử và
vi tính, máy đo khúc xạ theo đường kinh tuyến rồi tự động tìm ra điểm trung
hòa. Do sử dụng tia hồng ngoại nên bệnh nhân không bị chói mắt, giảm điều
tiết nhưng bản thân máy cũng có thể cho kết quả sai lệch do phối hợp không
tốt từ bệnh nhân hay đồng tử nhỏ dưới 2mm.
2. Phương pháp nghiên cứu
a/ Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với nghiên cứu định lượng.
• Các bước tiến hành:
- Phát mẫu điều tra nghiên cứu, phỏng vấn học sinh với phiếu điều tra
thiết kế sẵn.
- Lấy thông tin trong sổ theo dõi sức khỏe của học sinh hàng năm
10
• Mẫu điều tra:
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH TẬT KHÚC XẠ
I/ THÔNG TIN CHUNG
- Họ và tên học sinh:…………………………………………………….
- Giới tính: Nam  Nữ 
- Tuổi:………………………Lớp: ……………………………….
II/ KHÁM
Thị lực không kính: ( TL<7/10) Đeo kính: Có  Không 
- Tại sao không đeo kính: …………………………………….
III/ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

1- Yếu tố gia đình
*/ Có bố hoặc mẹ mắc cận thị 
*/ Cả bố và mẹ mắc cận thị 
*/ Không ai mắc 
2-Thời gian sử dụng mắt hàng ngày
*/ >8h  4-8h  < 4h 
*/ Học bài quá 60p mà không nghỉ 
*/ Xem tivi và chơi điện tử >2h/ ngày 
*/ Xem tivi và chơi điện tử <2h/ ngày 
*/ Chơi ngoài trời (Thể thao, dạo) từ 2h/ ngày 
3- Tư thế ngồi học ( Đúng: từ mắt đến bàn >=35cm)  không đúng 
Có nằm đọc sách hàng ngày? Có  Không 
4- Ánh sáng:
*/ Lớp học : Đủ ánh sáng >300lux  Không đủ ánh sáng 
Trên lớp nhìn bảng có bị lóa không? Có  Không 
Ánh sáng ở nhà: Bàn học có gần cửa chiếu ánh sáng không?
Có  Không 
Có đèn bàn riêng không? Có  không 
5- Tuổi xuất hiện cận thị:
11
> 6 tuổi 6-10 tuổi 11-15 tuổi 16- 17 tuổi
b/ Cỡ mẫu
Tất cả học sinh trường PTTH Phan Đình Phùng có đủ tiêu chuẩn tham
gia nghiên cứu
c/ Thu thập và xử lý số liệu
- Thu thập số liệu: Phỏng vấn dựa vào bộ câu hỏi định lượng đã được
thiết kế sẵn.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS
3. Kết quả nghiên cứu
a/ Tổng quát

Trường PTTH Phan Đình Phùng gồm 1913 học sinh, khối 10 có 608 học
sinh, khối 11 có 603 học sinh, khối 12 có 665 học sinh. Nhóm nghiên cứu đã
lấy thông tin được 1871 học sinh. Đây là độ tuổi đang phát triển mạnh cùng
với số lượng bài học và thời gian học tương đối nhiều nên thời gian sử dụng
mắt nhìn gần rất nhiều vì thế nguy cơ mắc cận thị.
b/ Yếu tố gia đình
Trong số 878 học sinh mắc cận thị thì các học sinh có bố mẹ đều
không mắc cận thị chiểm tỷ lệ khá cao (69.23%), trong khi đó các học sinh
có bố hoặc mẹ hoặc cả 2 bố mẹ đều mắc cận thị chiếm tỷ lệ 30.77%, tỷ lệ
này cho thấy yếu tố di truyền không phải là yếu tố quyết định vào việc mắc
cận thị ở lứa tuổi học đường.
12
c/ Yếu tố sử dụng mắt
- Có 65.83% học sinh xem TV và chơi điện tử trên 2h liên tục/ ngày,
còn 65.86% học sinh có hoạt động thể thao và ngoài trời trên 2h/ngày không
mắc cận thị. Nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ sai số p < 0.01.
Mắc cận thị Không mắc cận thị
p
Số lượng % Số lượng %
Xem TV+ Chơi điện
tử>2h/ngày
578 65.83 339 34.14
0.000
Hoạt động ngoài
trời>2h/ngày
300 34.17 654 65.86
Tổng cộng 878 100 993 100
- Tỷ lệ mắc cận thị ở nhóm có tư thế ngồi học chưa đúng: 63.44%, cao
hơn nhóm có tư thế ngồi học đúng: 36.56% Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p < 0,01.

Mắc cận thị
Không mắc
cận thị
Tổng
p
Tư thế ngồi học
đúng: mắt đến
Số lượng 321 677
998
% 36.56 68.18 53.34
0.000
Tư thế ngồi học
chưa đúng
Số lượng 557 316 873
% 63.44 31.82 46.66
Tổng cộng 878 993
d/ Yếu tố ngoại cảnh
Các học sinh ngồi học ở bàn không có ánh sáng chiếu hoặc có đèn bàn
riêng mắc cận thị chiếm 58.68% còn các học sinh có bàn học có ánh sáng
chiếu hoặc có đèn bàn riêng không mắc cận thị chiếm 57.93% với p < 0,01
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Mắc cận thị Không mắc cận Tổng p
13
thị
Bàn học có AS
chiếu hoặc có đèn
bàn riêng
Số
lượng
557 767 1324

% 63.64 72.24 29.24
0.000
Bàn học không có
AS chiếu hoặc
đèn bàn riêng
Số
lượng
321 226 547
% 36.56 22.76 70.76
Tổng cộng 878 993
4. Khuyến nghị chung
a/ Nghỉ ngơi thị giác từng lúc
Đây là động tác đơn giản nhưng rất hữu ích, giúp mắt được thư giãn.
Cứ làm việc khoảng 20 phút, bạn nên để mắt nhìn xa một đến 2 phút, hoặc
nhắm mắt lại 30 giây đến một phút. Nếu cảm giác bị mờ nhoè đi, cần cho
mắt nghỉ lâu hơn.
Con người cũng cần chủ động kiểm soát việc chớp mắt.
Mát xa cho mắt: có thể ngồi nhắm mắt dùng ngón trỏ và ngón giữa,
tay nào đặt vào mắt bên đó xoa nhẹ nhàng theo vòng tròn từ mi trên xuống
mi dưới từ 10-20 lần.
Không nên làm việc bằng mắt quá 45 phút, học sinh cần ra sân chơi
và tập thể dục giữa các tiết học, tránh đọc truyện, chơi game trong giờ giải
lao. Trong ngày, mỗi người nên có thời gian thư giãn nhất định cho đôi mắt
bằng cách tập nhìn xa hoặc thể dục vui chơi ở những nơi thoáng rộng.
b/ Chú ý đến ánh sáng
Phòng học hoặc nơi làm việc nên được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh
sáng tự nhiên. Nếu không phải duy trì đủ ánh sáng bằng hệ thống đèn chiếu
sáng ở các góc độ, tránh việc học, đọc bị khuất bóng do thiếu đèn.
c/ Đọc và viết đúng khoảng cách quy định
Khoảng cách đọc sách và viết với học sinh lớn là 30-40 cm. Học sinh

nhỏ tuổi đọc cách khoảng 25cm. Việc đọc hoặc viết quá gần sẽ làm hệ thống
thị giác phải nỗ lực điều tiết, làm mỏi mệt, gia tăng độ cận thị.
Nếu làm việc trên màn hình vi tính nên để khoảng cách 60cm để giảm
thấp khả năng mắt phải điều tiết và những ảnh hưởng xấu của ánh sáng màn
hình.
14
d/ Tư thế
Tư thế ngay ngắn lưng và cổ thẳng sẽ giúp phòng tránh mỏi mệt và gù
vẹo cột sống. Cần tránh nằm khi đọc sách vì điều đó sẽ gây ra hiện tượng
mắt khó khăn khi quy tụ, điều tiết, rất dễ mỏi và nhức mắt; tránh đọc sách
khi đi tàu xe vì khoảng cách đọc bị thay đổi liên tục khi rung lắc rất có hại
cho mắt.
e/ Xem truyền hình
Con người chỉ nên xem truyền hình với thời lượng vừa phải khoảng
một tiếng mỗi ngày. Nếu có các cận thị thì bạn nên đeo kính khi xem. TV
cần để ở khoảng cách gấp 4 lần đường chéo của màn hình và không tắt đèn
khi xem.
f/ Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng dưỡng chất giúp nuôi dưỡng
một đôi mắt sáng và mạnh khỏe. Các vi chất như vitamin A, E, C, chất
khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá biển, trứng giúp duy trì các môi
trường trong suốt của mắt, giúp mắt tăng khả năng điều tiết, chống thoái hoá
võng mạc và hoàng điểm của mắt. Một số trường hợp cận thị tiến triển
nhanh có thể bổ sung dưỡng chất bằng các loại thuốc bổ mắt thông dụng.
g/ Khám mắt định kỳ
Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt định kỳ mỗi 6 tháng để
được chỉnh cận thị và tư vấn cụ thể khi gặp những vấn đề về mắt.
Cuối mỗi lớp học nên treo 1 bảng thị lực đánh dấu ở mức 7/70 để học
sinh có thể tự kiểm tra, nếu thấy đứng cách 5m mà bịt từng mắt một nhìn chỉ
được từ 7/10 trở lên thì nên đi khám bác sỹ chuyên khoa.

II. GIẢI PHÁP
15
Từ nghiên cứu đánh giá tình trạng cận thị cho đối tượng học sinh Phan
Đình Phùng mà nhóm chúng tôi thực hiện, có thể rút ra kết luận rằng vấn đề
cận thị học đường trong trường THPT Phan Đình Phùng nói riêng và Việt
Nam nói chung đang là một vấn đề thực sự cần được lưu tâm.
Tuy nhiên, thực tế rằng hiện nay xã hội cũng như nhà trường chưa có
sự chú trọng đúng mức cho việc phòng ngừa và giải quyết tình trạng cận thị
học đường.
Thế nên, nhóm chúng tôi quyết định thực một số nghiên cứu để đi sâu
vào việc tìm ra giải pháp để giảm thiểu tỷ lệ mắc cận thị học đường. Sau đây
là một số giải pháp đạt được trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi sẽ tiếp
tục nghiên cứu đến tháng 3/2015 nhằm tăng tính hiệu quả cũng như tính khả
thi của những giải pháp được đề ra.
1. Bảng thị lực tại lớp học
- Mục đích: Để cho học sinh kiểm soát được mức độ cận thị của bản
thân cũng như phát hiện sớm tình trạng tăng số kính.
- Cách thực hiện:
+ Sử dụng một tấm bảng đo thị lực đơn giản.
+ Đặt tại một vị trí trong lớp học sao cho ánh sáng vừa đủ để kiểm tra
cũng như có đủ khoảng trống cho học sinh sử dụng.
+ Học sinh khi sử dụng:
• Đứng cách bảng đo thị lực 5 mét.
• Nhìn bằng một bên mắt (có thể nhắm mắt lại hoặc lấy vật khác che
một mắt đi).
• Từ vạch xanh trở đi, nếu mắt không xác định được hướng quay của
chữ E thì tức là cần phải đi gặp bác sĩ nhãn khoa để tư vấn chỉnh
độ kính mắt.
Mẫu bảng đo thị lực đơn giản
16

2. Lớp học tiêu chuẩn
- Mục đích: Tạo ra lớp học đạt mức tiêu chuẩn về ánh sáng, cơ sở vật
chất, không gian học tập, …. nhằm cải thiện và ngăn ngừa tình trạng mắc và
tăng cận thị học đường.
- Lớp học tiêu chuẩn:
17
+ Về ánh sáng:
Ánh sáng đạt mức tiêu chuẩn là hệ thống ánh sáng ở mức 200-300
lux, được phân bố trong lớp học sao cho dàn trải đủ ánh sáng ra toàn lớp,
không có vị trí nào quá sáng hoặc quá tối dễ gây ảnh hưởng đến mắt.
+ Về cơ sở vật chất:
Bàn ghế: Bàn ghế phù hợp với lứa tuổi đối tượng sử dụng (không quá
cao/thấp) gây ánh hưởng đến tư thế ngồi khi viết bài cũng như không thoải
mái khi sử dụng.
Bảng: Đạt tiêu chuẩn về chất lượng, không quá bóng hoặc quá tối.
Phấn/Bút dạ: Sử dụng các loại phấn/bút rõ màu, không quá mờ hoặc
tối dễ đến ảnh hưởng thị lực cho học sinh.
Góc kiểm tra thị lực: Ở vị trí thuận tiện sử dụng, không gây trở ngại
cho việc học và dạy của giáo viên và học sinh.
- Ưu điểm: Lớp học tiêu chuẩn không chỉ giúp cải thiện và nâng cao
chất lượng thị lực mà đồng thời hỗ trợ nâng cao điều kiện học tập, từ đó
nâng cao kết quả học tập cũng như sức khỏe chung của học sinh.
3. Chuyên môn hóa khám sàng lọc thị lực học đường:
- Lý do: Vì tầm quan trọng của việc khám và tư vấn nhãn khoa trong
học đường trong việc giảm thiểu và phòng tránh mắc cận thị học đường.
- Mục đích: Tách biệt và chuyên môn hóa khám sàng lọc thị lực ra khỏi
khám sức khỏe định kỳ của trường học.
- Phương pháp:
Trường học thực hiện liên kết với các phòng khám nhãn khoa có uy
tín để thực hiện việc khám sức khỏe chuyên môn về sàng lọc thị lực.

4. Tuyên truyền cho học sinh
- Mục đích: Nhằm nâng cao ý thức của học sinh về vấn đề cận thị học
đường.
- Phương pháp: Tổ chức một số sự kiện hoặc buổi giao lưu giữa học
sinh và bác sĩ nhằm tuyên truyền cũng như phổ biến các kiến thức cần thiết
về cận thị học đường và phòng tránh mắc phải cận thị học đường.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
18
1. Về kết quả nghiên cứu
Qua kết quả điều tra của 1871 học sinh trường PTTH Phan Đình
Phùng, nữ có 993 học sinh (61.11%), nam có 728 học sinh (38.89%). Trong
đó có 878 học sinh mắc cận thị chiếm tỷ lệ 46.93%, tỷ lệ này khá cao nhưng
phù hợp với các nghiên cứu trước đó.
- Trong số 878 học sinh mắc cận thị thì có 63.03% học sinh xem TV và
chơi điện tử trên 2h liên tục/ ngày, trong số học sinh không mắc cận thị có
68.55% học sinh có hoạt động thể thao và ngoài trời trên 2h/ ngày.
- Tỷ lệ 63.80% số học sinh ngồi học không đúng tư thế ( Khoảng cách
từ mắt tới mặt bàn < 35cm) mắc cận thị, 67.84% số học sinh ngồi học đúng
tư thế không mắc cận thị.
- Học sinh ngồi học ở bàn không có ánh sáng chiếu hoặc có đèn bàn
riêng mắc cận thị chiếm 58.68% còn các học sinh có bàn học có ánh sáng
chiếu hoặc có đèn bàn riêng không mắc cận thị chiếm 57.93%
- Tỷ lệ học sinh học sinh ở lứa tuổi 11-14 phát hiện tật khúc xa khá cao
chiếm 46.77%, học sinh 6-10 tuổi chiếm tỷ lệ 37.09%
2. Về giải pháp đề xuất
So sánh với các phương pháp phát hiện và chuẩn đoán được áp dụng
trên thực tế có thể thấy những giải pháp đề xuất đơn giản hơn, dễ làm hơn,
chi phí thấp hơn, có tính phổ cập cao hơn và phù hợp hơn để áp dụng vào
môi trường học đường.
Các giải pháp đề xuất sẽ tiếp tục nghiên cứu cho đến tháng 3/ 2015.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
1. Avetisov S.E. (1990) “ Myopia in childrend”. Vest Ophthalmol; Tr 32-44
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2001), “Nghiên cứu tình hình cận thị và cong
vẹo cột sống ở học sinh thành phố Hà Nội- Thực trạng và đề xuất giải
pháp”. Báo cáo kết quả đề tài khoa học cấp Bộ Mã số B2000: Tr 47-89
3. Bộ Môn Mắt Trường ĐHY Hà Nội (2006) Thực hành nhãn khoa, Nhà
xuất bản y học Hà Nội, Tr 96-131
4. Bộ Khoa học công nghệ (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1/2008)
5. Hà Huy Tài (2000) “ Tình hình cận thị ở học sinh phổ thông” Nội san
nhãn khoa số 3; Tr 90-3
6. ICEE (2008) Refraction Manual. (Nguyễn Đức Anh dịch) Bệnh Viện
Mắt Trung ương
7. Mai Quốc Tùng & Cs “Tật khúc xạ ở học sinh phổ thông tỉnh Bắc Cạn
năm 2007” Tạp chí nghiên cứu y học 72(1)-2011. Tr 100- 105
8. Nguyễn Thị Mai Lý & Nguyễn Đức Anh (2012) “Đặc điểm của cận thị
trẻ em và một số yếu tố liên quan đến sự tiến triển cận thị” Tạp chí
nghiên cứu y học 89(3)-2012. Tr 135-140.
9. Phạm Hồng Quang & Phạm Văn Tần (2011). “ Cận thị ở học sinh và
yếu tố ảnh hưởng tại bốn trường THCS thành phố Bắc Ninh năm 2010”.
Tạp chí nghiên cứu y học 73(2)-2011. Tr 112- 116
10. Parssinen O and lyyra A.L (1993) “ Myopia myopic progression
among schoolchilrend: a three – yearfollow-up study” Invest Ophthalmol
Ví Sci. 34(9): Tr2794-802
11. Quy định Bộ Y tế về vệ sinh trường học.
12. Trần Thị Hải Yến & Cs (2006). “ Kết quả khảo sát khúc xạ ở học sinh
đầu cấp tại TP Hồ Chí Minh” Nhãn khoa Việt Nam. Số 7(05), Tr 45-55
13. Vũ Bích Thủy (2003) “Đánh giá các phương pháp xác định khúc xạ và
điều chỉnh kính ở trẻ em. Luận văn tiến sỹ y học
14. Vũ Thị Hoàng Lan & Nguyễn Thị Minh Thái (2012) “ Thực trạng cận

thị học đường và một số yếu tố liên quan tại trường THCS Phan Chu
Trinh, quận Ba Đình Hà Nội năm 2010” Tạp chí y tế công cộng số 26,
12-2012. Tr23-27
15. Walline J.J,Jones L. A and Sinnott L.T. (2009) “corneal Reshapin and
Myopia Progression”. Br J Ophthalmol.
20

×