Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng thông qua một mô hình hoạt động của nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện - nhóm tháng mười

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 33 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN (Quận Tây Hồ)
**************
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ
LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015)

Tên đề tài:TẠO DỰNG NIỀM TIN VÀ TRÁCH NHIỆM CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA MỘT MƠ HÌNH HOẠT
ĐỘNG CỦA NHĨM HỌC SINH, SINH VIÊN TÌNH NGUYỆN - NHÓM THÁNG MƯỜI
Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
- Thạc sỹ Nguyễn Thị Hương Thủy
- Đơn vị công tác:
Trường THPT Chu Văn An

TÁC GIẢ
Phùng Minh ChâuLớp: 11 Văn
Trường: THPT Chu Văn An
Nguyễn Hoài LinhLớp: 11 Văn
Trường: THPT Chu Văn An

Hà Nội, tháng 11 năm 2014


Mục lục
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
2.
Lịch sử vấn đề nghiên cứu


3.
Mục đích nghiên cứu
4.
Thời gian, địa điểm, đối tượng & phạm vi nghiên cứu
5.
Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
1.
CHƯƠNG I: Vài nét tổng quan nghiên cứu vấn đề xây dựng niềm
tin và trách nhiệm cộng đồng thơng qua mơ hình hoạt động của nhóm
học sinh, sinh viên tình nguyện
1. Các khái niệm liên quan
2.
Cơ chế xây dựng niềm tin và mối quan hệ giữa niềm tin cá nhân và trách
nhiệm cộng đồng
3.
Nguyên nhân ra đời của các nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện
2.
CHƯƠNG II: Khảo sát hoạt động thuộc mơ hình
1.
Sự ra đời của Nhóm Tháng Mười
2.
Mơ hình cơ cấu và tổ chức của Nhóm Tháng Mười
3.
Mơ tả các hoạt động của Nhóm Tháng Mười
3.
CHƯƠNG III: Phân tích & đánh giá hiệu quả
1. Khi niềm tin trở lại
2. Nơi chúng mình là một gia đình
3. Khi ta tìm được mình giữa cộng đồng

4. Tóm lược
PHẦN KẾT LUẬN & HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
1.
Kết luận
2.
Hướng nghiên cứu tiếp theo
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO & PHỤ LỤC

Phần 1: Lý do chọn đề tài


Từ xưa đến nay, con người ln là tổng hịa của các mối quan hệ xã hội. Mối
quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội về bản chất
xuất phát từ quan hệ tình cảm, sự tương quan về ý thức. Trong đó, niềm tin
ln là một phương thức, là nền tảng để người ta có thể dựa vào nhau, thấu
hiểu nhau và yêu thương nhau.
2 Thế nhưng, trong xã hội hiện đại ngày nay, khi các yếu tố vật chất phát triển
ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, cùng với ý thức cá nhân, cá tính
của mỗi con người ngày càng rõ rệt hơn, mối quan hệ cộng đồng cũng vì thế
mà mờ nhạt hơn. Con người dần dần sống thu vào “thế giới riêng” của chính
mình, chỉ quan tâm đến bản thân mình mà quên đi mất những giá trị cộng
đồng. Một bộ phận có xu hướng sống “ảo”, thờ ơ với nhau, vô trách nhiệm
với cộng đồng,… Khi xa cách nhau, khơng thấu hiểu lẫn nhau, thì con người
dần dần mất niềm tin vào nhau, sống dè chừng và cảnh giác hơn. Khi đó, con
người sẽ tự rũ bỏ ý thức trách nhiệm với cộng đồng, trở nên bàng quan với
cộng đồng.
3 Mỗi ngày, trên báo mạng xuất hiện rất nhiều những cái “tít” “giật gân”:
người ta có thể sẵn sàng giết nhau, làm tổn thương nhau bởi cái “nhìn đểu”,
“liếc xéo”; sẵn sàng chà đạp lên nhau để vụ lợi cho mình; thờ ơ trước những
mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống,… Thậm chí chính chúng ta cũng đã

từng chứng kiến bên ngồi kia những ánh mắt vơ tâm, thờ ơ của mọi người
đối với một người gặp tai nạn giao thơng, những vụ “thanh tốn” đẫm máu
giữa người với người,… Đặc biệt, những vấn đề này có xu hướng gia tăng ở
độ tuổi trên dưới 18 - độ tuổi đang có sự phát triển tâm lí phức tạp.Những
bài báo xuất hiện hàng ngày, hàng giờ như càng khắc sâu trong chúng ta
một giả định: “Dường như chính ta cũng đang mất niềm tin vào con người,
vào cộng đồng xung quanh!”. Những điều ấy đã thôi thúc chúng tôi đi sâu
vào nghiên cứu, tự đặt câu hỏi cho vấn đề vốn cấp bách này:
Trong xã hội ngày nay, lòng tin có thực sự tồn tại và thực sự cịn cần
thiết hay khơng? Nếu có, ta cần phải làm gì để bảo vệ, gây dựng lại lòng tin
đang dần mất đi ấy?
Để trả lời một cách thấu đáo, nhóm tác giả đã quyết định thực hiện một đề
tài nghiên cứu khoa học: “TẠO DỰNG NIỀM TIN VÀ TRÁCH NHIỆM CỘNG
ĐỒNG THÔNG QUA MỘT MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHĨM HỌC SINH,
SINH VIÊN TÌNH NGUYỆN - NHĨM THÁNG MƯỜI” cho cộng đồng học sinh,
sinh viên hiện nay.
1


Phần 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và điểm mới, điểm sáng tạo của đề
tài
1
Mục đíchnghiên cứu
Nghiên cứu một mơ hình hoạt động của “nhóm học sinh, sinh viên
tình nguyện” cụ thể để tìm ra nguyên nhân cốt lõi của sự mất lòng tin giữa
con người với con người. Từ đó hình thành cơ chế xây dựng niềm tin và
mối quan hệ giữa niềm tin cá nhân và trách nhiệm cộng đồng.
Nghiên cứu giải pháp cho việc tạo dựng niềm tin và trách nhiệm
cộng đồng.
2

Thời gian, địa điểm, đối tượng & phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 9 - 2014 đến nay
Địa điểm: Hà Nội
Đối tượng: Nhóm Tháng Mười
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1
Phương pháp chọn mẫu
3.2
Phương pháp quan sát có tham gia
3.3
Phương pháp nghiên cứu trường hợp
3.4
Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu
3.5
Phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu
4 Tính mới của đề tài
Nếu như các đề tài trước đây tập trung nghiên cứu và khảo sát niềm tin
trong mối quan hệ gia đình, mối quan hệ xã hội theo góc độ nghề nghiệp, phân
bố dân cư,… hoặc mới chỉ nhìn niềm tin ở góc độ của “niềm tin tôn giáo” và
“niềm tin khoa học” thì điểm mới của đề tài này chính là việc gắn khái niệm
“niềm tin” cùng “trách nhiệm” cộng đồng; với đối tượng là học sinh, sinh viên lực lượng chính quyết định tương lai của đất nước nhưng lại có sự phát triển
tâm lý rất phức tạp, rất cần được tạo dựng niềm tin và trách nhiệm với cộng
đồng.
5
Tính sáng tạo của đề tài
Tính sáng tạo của đề tài này chính là việc khảo sát trực tiếp một mơ hình cụ
thể - mơ hình hoạt động của Nhóm Tháng Mười - nhóm tình nguyện mà chúng
tơi đã trực tiếp tham gia. Hiện nay, cộng đồng giới trẻ tìm đến nhau, liên kết với
nhau tạo thành một nhóm với rất nhiều cách thức và mục đích, nhưng dù với
cách thức, mục đích nào thì hoạt động này vẫn phải dẫn đến mục đích chung, đó

là tạo ra một sân chơi lành mạnh cho mọi người và hướng đến lợi ích cộng
đồng. Chính vì thế, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài ở hoạt động rất phổ
biến ấy của cộng đồng giới trẻ.


Phần 3: Quá trình nghiên cứu và kết quả
1
CHƯƠNG I: Vài nét tổng quan nghiên cứu vấn đề tạo dựng niềm
tin và trách nhiệm cộng đồng thơng qua mơ hình hoạt động của nhóm
học sinh, sinh viên tình nguyện
1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1 Niềm tin là gì?
Theo từ điển tiếng Việt: “Niềm tin là trạng thái tình cảm cụ thể của con
người”; “Đặt hoàn toàn hy vọng vào người nào hay cái gì đó; cho là đúng sự thật,
là có thật; nghĩa là rất có thể sẽ như vậy; tới mức có thể dựa hẳn vào, trơng cậy
vào”.
1.1.2 Trách nhiệm cộng đồng là gì?
Theo từ điển tiếng Việt: “Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc
phải nhận lấy về mình”.
1.1.3 Các nhóm sinh viên, học sinh tình nguyện là gì?
Đây là khái niệm chúng tơi sử dụng để chỉ một bộ phận trong giới trẻ tạo thành
các nhóm hoạt động trên cơ sở có cùng sở thích, quan điểm, lý tưởng sống và
hướng đến lợi ích cộng đồng.
1.2 Cơ chế xây dựng niềm tin và mối quan hệ giữa niềm tin cá nhân và
trách nhiệm cộng đồng
1.2.1 Cơ chế xây dựng niềm tin
Với quy mô của một báo cáo nghiên cứu của học sinh (1), chúng tôi xin
được tóm tắt một cách khái quát về cơ chế này qua từng bước như sau:
+
Trước tiên ta phải hiểu cặn kẽ và sâu sắc vấn đề. Khi ta hiểu một cách

rành rọt, ta mới có thể xây dựng một niềm tin đúng đắn vào vấn đề ấy.
+
Phân tích điều mình hiểu, nghiền ngẫm để rút ra được “ý” và
“nghĩa” của vấn đề

“Nghĩa” là phần hiện tượng, nội dung được thể hiện rõ ràng ra bên
ngồi.

“Ý” là phần nội dung ẩn chứa trong “nghĩa”, là ý tứ, bản chất, nội
hàm bên trong của vấn đề.
1 Tham khảo chi tiết: Nguyễn Ngọc Phú, Bàn về niềm tin cá nhân, Tạp chí Tâm lý học, N 2 (4-2000), (tr.14-20)


Tự mình đấu tranh để thực hiện khơng chỉ đúng “nghĩa” mà còn
đúng cả “ý”. Nếu chỉ thực hiện theo “nghĩa” của vấn đề thì ta chỉ làm theo,
tuân theo; cịn để thực hiện đúng “ý” thì địi hỏi con người phải đấu tranh
với chính mình, điều chỉnh lại bản thân, xuất phát từ cái tâm mong muốn
được làm theo đúng cái “ý” ấy.
¦
Khi ta hiểu cặn kẽ vấn đề, biết đấu tranh, điều chỉnh bản thân để
thực hiện đúng “ý” và “nghĩa” một cách thực tâm thì tự bản thân ta sẽ khơi
dậy niềm tin vào vấn đề ấy cho chính mình.
+

Mối quan hệ giữa niềm tin và trách nhiệm cộng đồng
Khi con người có lịng tin vào những người xung quanh, vào cộng đồng thì
con người mới có trách nhiệm.Cịn một khi con người đã khơng tin thì sẽ chỉ làm
theo nội quy chứ trách nhiệm ấy không xuất phát từ trong tâm.
Khi con người xây dựng niềm tin trong cộng đồng thì con người mới có thể
có được ý thức trọn vẹn về giá trị của bản thân và vai trò của cá nhân với cộng

đồng.
1.3 Nguyên nhân ra đời của các nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện
Trước đây đã xuất hiện nhiều những “mơ hình hoạt động nhóm nhằm xây dựng
niềm tin và trách nhiệm cho cộng đồng”như: Tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường; các
tổ chức công tác xã hội quy mô lớn như quỹ Tấm lịng Việt của Đài truyền hình Việt
Nam,… Các hoạt động này đã tạo được những ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng bởi
sự chuyên nghiệp và có nguồn tài trợ vững chắc.Thế nhưng, trong thời gian trở lại đây,
tuy hoạt động của các tổ chức này vẫn được duy trì,song khơng tạo được sức ảnh
hưởng sâu rộng như trước, thay vào đó là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của “các
nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện”. Sự thay đổi này khẳng định những mặt hạn
chế của các tổ chức quy mơ lớn khiến nó khơng cịn là mơ hình duy nhất phù hợp với
xã hội ngày nay nữa bởi những lí do sau đây:

Phần lớn lựa chọn những cá nhân năng động,có kinh nghiệm hoạt
động nhóm, đội, bỏ qua những cá nhân có tính cách hướng nội, ít kinh
nghiệm, mà chính những cá nhân này mới thật sự cần được trau dồikĩ
năngcơng tác xã hội.

Vì hoạt động theo quy mô lớn nên các tổ chức này không dễ tác động
đến bản thân mỗi cá nhân, khơng giúp họ tự giácnhận thức được trách nhiệm
củamình, thậm chí, một số người chỉ tham giađể lấy thành tích,“giấy chứng
nhận”chứ chưa thực sự có tâm huyết và trách nhiệm với hoạt động mà mình
tham gia.
1.2.2


Hoạt động theo một cái khung có sẵn,“bắt buộc”, mỗi cá nhânchỉ
việc làm theo, khơng có cơ hội và khơng dám tự chia sẻ, đóng góp ý kiến cá
nhân.
→ Chính vì thế, các hoạt động Đồn, Đội này khơng thể phát huy triệt để năng

lực của cá nhân, đồng thời cá nhân rất dễ rũ bỏ trách nhiệm của mình với hoạt
động tập thể; nghiêm trọng hơn sẽ tạo nên lối sống “vô trách nhiệm”với cộng đồng xã
hội.
→ Sự ra đời của các“nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện” đã khắc phục được
những hạn chế của những tổ chức hoạt động nhóm truyền thống như Đồn, Đội.
Mơ hình này đã tạo ra sự liên kết “bình đẳng”, cùng nhau xây dựng, cùng
nhau hoạt động, từ đó “phủ sóng”được tất cả những cá nhân, khiến họ chủ động
hơn trong cuộc sống, trong các hoạt động xã hội, đồng thời niềm tin cũng như
trách nhiệm của họ được tạo dựng một vững chắc hơn.
Trong thời gian gần đây, số lượng các “nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện” ra
đời ngày một gia tăng, mặc dù vẫn còn ở dạng tự phát, chưa mang tính quy mơ,
chun nghiệp nhưcác tổ chức lớn, nhưng rõ ràng nó đã thể hiện được sự nỗ lực của
mỗi cá nhân trongviệc xây dựng nhân cách của chính mình, đồng thời tạo dựng niềm
tin và trách nhiệm cộng đồng.Có thể kể đến:

Dự án Tủ sách Hạt vừng của trường THPT Chu Văn An là dự án lập
tủ sách cho các em nhỏ khó khăn; bao gồm chuỗi hoạt độngDu ca nhằm gắn
kết cộng đồng học sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Câu lạc bộ tình nguyện HOPE xuất phát từ một nhóm tình nguyện
trong cộng đồng mạng xã hội Zing Me với đối tượng hướng tới là trẻ em và
người khuyết tật cùng khẩu hiệu “Chăm sóc - Yêu thương - Chia sẻ”.
Nhóm Tháng Mười là một trong rất nhiều mơ hình “nhóm học sinh, sinh viên tình
nguyện”. Đặc biệt, chúng tơi đã trực tiếp tham gia hoạt động Nhóm, vì thế, chúng tơi
quyết định chọn Nhóm Tháng Mười là đối tượng nghiên cứu mơ hình hoạt động này.


CHƯƠNG II: Khảo sát hoạt động thuộc mơ hình
2.1 Sự ra đời của Nhóm Tháng Mười
Sự ra đời của Nhóm Tháng Mười là tập hợp của tất cả những điều bất ngờ, tình

cờ, là một chuỗi liên tiếp của những điều “kì lạ”và“kì diệu”.Đó là khoảng thời gian
màcác thành viên lớp 10 Văn - trường THPT Chu Văn An mới bỡ ngỡ làm quen, học
tập với nhau trong một mơi trường mới. Khi đó, để có thể hiểu nhau, gắn kết hơn, cả
lớp quyết định sẽ thực hiệnmột chuyến giao lưu đến Khoa U Bướu - Bệnh viện Nhi
Trung Ương. Nhưng cuối cùng, kết quả chúng tôi nhận được lại chính là nền móng của
một nhóm hoạt động tình nguyện - Nhóm Tháng Mười.
2


Hơm ấy, khơng chỉ có lớp 10 Văn, mà cịn có lớp 11 Tin - trường THPT Chu Văn
An cùng cơ giáo và các học trị cũ. Mọi người đều rất háo hức, bởi họ nhận lời tham
gia chỉ để vui vẻ, để chơi đùa, để làm thay đổi một ngày Chủ Nhật vốn rất đỗi nhàm
chán,... Chúng tôi đã cùng hoạt động, cùng chia sẻ một cách vui vẻ với các bệnh nhi,
dù còn bỡ ngỡ, gượng gạo.

Lớp 10 Văn và lớp 11 Tin - Trường THPT Chu Văn An tại khoa U bướu - Bệnh viện
Nhi TW
Kể từ đó, chúng tơi bắt đầu liên lạc với nhau, cùng
chia sẻ, cùng tạo nên nhiều tình bạn mới. Và, từ sự chia
sẻ của một anh chàng sinh viên về ước mơ mở một quán
ăn từ thiện, chúng tôi đã bắt đầu nhen nhóm thực hiện ý
tưởng về hoạt động bán bánh Hamburger từ thiện - hoạt
động “Love Burger”. Trong quá trình chuẩn bị vào những ngày đầu tháng Mười,
chúng tơi mới nhận ra rằng chúng tơi là một nhóm, khát khao là một nhóm, để cùng
làm việc, cùng sẻ chia với nhau.
Và Nhóm Tháng Mười đã ra đời như thế.
Cũng từ lúc ấy, chúng tơi cũng nhận ra rằng Nhóm Tháng Mười là tập hợp của rất
nhiều con người đặc biệt, thật khác mà cũng thật giống nhau:họ bước chân vào cuộc
sống với sự hoang mang, khơng lí tưởng, chẳng ước mơ. Họ sống một cuộc sống nhàn
Logo chính nhạt, sống Tháng Mười chỉ tồn tại, có người sống mà chỉ cần “một bộ đồ chơi điện tử để

thức của Nhóm như thể
chơi trong suốt 4 năm đại học, sau đó kiếm một việc gì đó cho qua ngày”. Cũng có rất
nhiều người trong số họ rất hăm hở, có ước mơ, nhưng đã sớm phải chịu những sự va
đập, cay đắng của cuộc sống. Có những người thiếu thốn tình thương của gia đình, có
những người chẳng bao giờ thốt khỏi vỏ ốc cơ đơn,… Đơn giản, bởi họ thiếu những
tình yêu thương, thiếu niềm tin vào cuộc sống, thiếu những điểm tựa vững chãi cho
riêng mình.
Thế nhưng, đơi khi hạnh phúc chỉ giản đơn được tạo thành từ những điều khơng
trọn vẹn. Chính vì cơ đơn, lạc lõng, mất niềm tin nên họ ln có một sự trăn trở với
cuộc đời, ln có khát khao tìm kiếm một điểm tựa giữa đời. Và trên con đường đi tìm


niềm tin đầy mãnh liệt mà cũng lắm mệt mỏi ấy, chúng tơi đã tìm thấy nhau. Ở bên
nhau, chúng tôi được che chở và yêu thương, được thực hiện ước mơ của một người và
cũng là ước mơ của cả Nhóm. Con số “10” chỉ có thể trọn vẹn khi nó khơng chỉ bao
gồm con số “1”- người “thủ lĩnh” dám ước mơ, dám đứng đầu dẫn dắt Nhóm thực
hiện ước mơ, mà còn là tập hợp của biết bao nhiêu con số “0” vơ hình và thầm lặng,
nhưng chính họ mới là những người biến ước mơ thành sự thật.

Khẩu hiệu của Nhóm Tháng Mười
Nhóm Tháng Mười đã được tạo ra như vậy, thật tình cờ và rất đỗi tự nhiên,bởi
những con người chưa hề trọn vẹn, với những điều chưa hề trọn vẹn, nhưng luôn chứa
đựng những khát khao được làm cho nó trở nên trọn vẹn hơn. Chúng tơi chưa bao giờ
nghĩ rằng mình sẽ tự thành lập ra một nhóm nào, cũng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm
được nhiều việc đến thế, chỉ đơn giản chúng tôi thấy vui vẻ khi ở cạnh nhau, được vô
tư, tự do khi được làm việc cùng nhau, để rồi cùng hiểu nhau, cùng xây dựng nên niềm
tin, xây dựng nên một ngơi nhà chung “Nơi chúng mình là một gia đình”- một gia
đình Tháng Mười.
2.2 Mơ hình, cơ cấu và tổ chức của Nhóm Tháng Mười


Hoạt động theo các ban:



Nhóm Tháng Mười là Nhóm tình nguyện bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2013 với tổng số 30 thành viên chủ chốt và một cô giáo cố vấn, được phân thành
các ban:
- Ban Nhân sự với 5 thành viên: Quản lý về nhân sự và công việc của Nhóm,
đảm bảo mọi thành viên có lượng cơng việc tương tự nhau, từ đó nhìn ra
được điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên để có thể điều chỉnh sao
cho hợp lý.
- Ban Dự án với 2 thành viên: Đề xuất những dự án để Nhóm thực hiện, viết
báo cáo cho mỗi một dự án.
- Ban Truyền thơng với 12 thành viên: Có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh của
Nhóm trên các phương tiện truyền thơng, các trang mạng xã hội và những
nơi mà Nhóm đến; thực hiện các công việc kỹ thuật: chụp ảnh, quay clip,….
- Ban Hậu cần với 10 thành viên: Phụ trách các khoản chi tiêu của Nhóm,
quản lý tài chính và giúp các ban khác.
Ngoài 30 thành viên chủ chốt, ở mỗi hoạt động của Nhóm, chúng tơi cịn tuyển
thêm các tình nguyện viên cho mỗi ban để vừa quảng bá được hình ảnh của Nhóm, vừa
tăng thêm số lượng nhân sự cho Nhóm.

Hoạt động theo dự án:
Trong mỗi dự án, các thành viên trong các ban sẽ phân ra để thực hiện chuyên về
một dự án của mình. Đồng thời, ở các dự án này, Nhóm sẽ tập trung các cộng tác viên
để làm cho công việc hiệu quả hơn.

→ Với mơ hình, cơ cấu và tổ chức trên, các thành viên trong Nhóm Tháng
Mười ln có sự qua lại, gắn kết và giúp đỡ, chia sẻ nhiệm vụ với nhau.
2.3 Mơ tả các hoạt động của Nhóm Tháng Mười
2.3.1 Dự án: Mang yêu thương đến bệnh viện

“Tình yêu lớn lên nhờ cho đi. Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu
thương duy nhất mà chúng ta giữ được.” - Elbert Hubbard
Bệnh viện là nơicứu rỗi con người vượt qua bệnh tật, ốm đau, những cũng chính
là nơi con người thấy cô đơn nhất, sợ hãi nhất, lạc lõng nhất, khác người nhất.Đây
là nơi ta vẫn thường nghĩ đến với những điều “tiêu cực”, “mầm bệnh”,“rủi ro”, là nơi
ta ít quan tâm và thường xa lánh. “Để yêu thương một người giống mình thì dễ,


nhưng để hiểu một người khác mình thì rất khó”. Chúng ta có thể dễ thơng cảm cho
những người giống mình, nhưng khơng dễ thốt khỏi cảm giác “ghê sợ”, “xa lánh”
đối với những người “khác”mình, những người “khơng bình thường”. Suy nghĩ ấy
khơng sai, nó là bản tính tự nhiên của con người, nhưng nó rất dễ khiến con người
ta ngày càng xa nhau hơn. Với dự án
“Mang yêu thương đến bệnh viện”,
chúng tơi thật sự muốn mang tình yêu tới
những tâm hồn còn lưng chừng, dở dang
ấy, tạo dựng niềm tin, dù ít ỏi đến với
những số phận đang từng ngày chống chọi
với bệnh tật. Mong rằng, những chiếc cầu
vồng yêu thương của chúng tôi sẽ làm sáng
lên sắc trắng của bệnh viện - sắc trắng đơn
điệu và nhạt nhịa; mong rằng, tình u thương được san sẻ ấy sẽ là liều thuốc quý
giá chúng tôi gửi tặng cho họ và cho cả chính bản thân mình.

Hoạt động 1: Sáng Chủ Nhật bỡ ngỡ ởkhoa U Bướu - Bệnh
Viện Nhi TW
Đây chính là hoạt động tiền đề để sáng lập ra Nhóm Tháng Mười, bởi chuyến
hành trình ấy vơ hình đã gây dựngniềm tintrong chúng tơi, để có thể làm một điều
gì đó cho cuộc sống, vì thế, nó trở thành một kí ức khơng thể qn của mỗi người.
Tham gia chuyến đi, chúng tơi chỉ nghĩđó là một hoạt động ngoại khóa, một

hoạt động tình nguyện đơn thuần: đó là việc mình qun tiền hoặc vật chất để ủng
hộ cho người nghèo, khốn khổ hơn mình. Vì vậy, mọi người bảo nhau mang tiền đi
để mua một xuất cơm cho mỗi bệnh nhi, ai có truyện, có đồ chơi thì mang đi…
Bước vào căn phịng tĩnh lặng và đầy mùi thuốc sát trùng, chúng tôi đã lo lắng:
Phải làm thế nào để bắt chuyện với các em? Làm thế nào để các em khơng khó chịu
về sự xuất hiện của mình?Đã bao lần vào bệnh việnthăm người ốm, nhưng chưa bao
giờ chúng tơi có cảm giác thương cảm đến thế như đối với những đứa trẻ ốm yếu
này.
Và mọi kế hoạch đã đổ bể, các em còn quá nhỏ, không thể ăn được những xuất
cơm của chúng tôi; hơn nữa, số người tham gia không đủ để thăm cả khoa bệnh.
Thế làtất cả bắt đầu“tự biên tự diễn”: người thì tất bật đi mua cháo, người thì thay
phiên nhau thăm các nơi. Mọi người bảo nhau, cùng diễn kịch, cùng hát, cùng đọc
truyện cho các em nghe- những việc mà thường ngày chẳng mấy ai làm, nhưng hình
như vì thế mà nó đã kéo chúng tơi lại gần các em hơn.Những cậu con trai lớp Tin,
mọi ngày vẫn nghịch ngợm,bây giờ cũng trở nên nhẹ nhàng, ân cần một cách ngô
nghê.


Kết quả của chuyến đi ấy khác xa so với dự định ban đầu của chúng tôi: không
bài bản nhưng rất chân thật. Chúng tơi khơng biết các em có vui khơng, hay chỉ thấy
phiềntối, nhưng bản thân chúng tơi thì thực sự đã rất vui. Đó lần đầu tiên chúng
tôi được tiếp xúc trực tiếp với cái gọi là “nghèo”, là “khổ”,… và có lẽ cũng là lần đầu
tiên chúng tôi biết rằng: Yêu thương không chỉ là nhận lại!

Hoạt động 2:Đêm Giáng Sinh kì diệu tạikhoa Nhi - Bệnh viện
Bạch Mai
Nhóm Tháng Mười đến với khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai vào ngày Giáng
Sinh cuối năm 2013. Trước đó, các thành viên đều đang rất bận rộn với những công
việc cá nhân, bởi là học sinh, sinh viên như chúng tơi thì cuối năm ln là những
ngày thi cử bận rộn nhất. Nhưng chúng tôi đã cố gắng thực hiện một ngày lễ Giáng

sinh ấm áp và gần gũi cho các em nhỏ tại Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai.
Ngày lễ Giáng Sinh, đối với người Phương Tây luôn là một ngày lễ trong đại, bởi
khi đó, dù là ai, dù ở đâu cũng sẽ trở về ngơi nhà thân u đồn tụ cùng gia đình. Với
ý nghĩa ấy, chúng tôi muốn dành cho tất cả các em nhỏ ởKhoa Nhi - Bệnh viện
Bạch Mai một món quà thật ý nghĩa, để các em vơi nỗi cơ đơn khi xa nhà, xa gia
đình, giữ vững niềm tin vào cuộc sống, để các em hiểu rằng ở trên đời vẫn còn
những điều đáng sống, đáng ước mơ, đáng thực hiện.
Ngun cả một ngày hơm đó, chúng tơi đã tự mình hồn thành gần 100 tấm
thiệp handmade và rất nhiều bánh quy để mang
tặng các em nhỏ ở bệnh viện(có bạn đã thức trắng
cả một đêm để làm 200 cái bánh cookie).Tối ấy,
những câu chuyện cổ tích được kể, những vở kịch
được đóng,“ơng già Nơ - en”mặc bộ đồ đỏ với bộ
râu trắng cùng túi quà cũng xuất hiện. “Ơng già
Nơ - en” ấy khơng béo như ơng già Nơ - en trong
truyện cổ tích, cũng khơng cưỡi cỗ xe tuần lộc,
nhưng hình như ai cũng tin“ơng già Nơ - en” có
thật, và ơng đang ở đây. Có một bệnh nhi ở khoa
khác, dù mai đã là ngày em phải phẫu thuật,
nhưng vì bố mất sớm, mẹ phải đi làm kiếm tiền
dưới quê chưa thể lên chăm em được, em chỉ khao
khát được gặp ông già Nô - en một lần. Hình ảnh người bà đã già cõng đứa cháu bé
bỏng xuống với khao khát nhỏ nhoi được gặp ông già Nô - en đã khiến chúng tôi
không khỏi xúc động. Và cuối cùng, em đã được gặp “ơng già Nơ - en” thật sự.“Ơng
già Nơ - en” đã ôm em, chúc em những lời chúc tốt đẹp để em có thể yên tâm thực
hiện ca mổ của mình. Thế mới biết trên đời này thật lắm những cảnh đời éo le,


nhưng chỉ cần một hành động nhỏ cũng có thể xây đắp niềm tin cho những tâm hồn
héo hon ấy. Những điều kì diệu nối tiếp diệu kì,cảm giác như có ai đó đã gieo niềm

tin vào những điều kì diệu trong chúng tơi, để rồi đêm đó, chúng tơi đã mang niềm
tin kì diệu ấy lan tỏa khắp nơi.

Hoạt động 3: Hoạt động tại khoa tan máu di truyền - Viện
Huyết học và truyền máu TW

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 - 6 - 2014 ngập tràn tiếng hát và
tiếng cười
Khoa tan máu di truyền - Viện Huyết học và truyền máu TW là nơi nghiên
cứu và chữa trị cho những bệnh nhân bị bệnh về “di truyền máu”,những con người
phải chịu đựng nhiều đợt truyền máu khó khăn, tốn kém, chính vì căn bệnh dai
dẳng, nhưng khơng nguy hiểm đến tính mạng, nên ít được mọi người quan tâm,
chia sẻ.

Những món đồ chơi handmade mà Nhóm đã chuẩn bị

Ơng già No - en của Nhóm Tháng Mười

tại Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai máu
Đến với Khoa tan

di truyền, Nhóm Tháng Mười đã có một kế hoạch
chuẩn bị kỹ càng! Chúng tôi đã làm rất nhiều thiệp handmade, quà tặng, đồ chơi
cho các em nhỏ và cảm thấy bất ngờ vì có những món q tưởng chừngkhơng có
giá trị với những đứa trẻ lành lặn, lại trở thành một điều hứng thú và mê mẩn đối
với những đứa trẻ nơi đây.Có lẽ, từ bé phải tiếp xúc với khơng gian chật hẹp của
phịng bệnh, của thuốc men, nên chẳng bao giờ các em được vui vẻ với những món
đồ chơi “xa xỉ” như vậy.
Giờ đây, việc giao lưu, chia sẻ với người khác khơng cịn là vấn đề khó khăn đối
với các thành viên trong nhóm nữa, chúng tơi đã có những khoảng thời gian vui

chơi cùng các em, hỏi thăm, chia sẻ với gia đình, người thân của các em, không chỉ
để các em lạc quan hơn mà cịn để chúng tơi hiểu hơn về những mảnh đời bất hạnh.

Ngày Hội đọc sách 14 - 9 - 2014 cùng những điều đặc biệt khó
tả
Với mong muốn lập một tủ sách dành riêng cho những bệnh nhi ở Khoa tan
máu di truyền - Viện Huyết học và truyền máu TW,Ngày hội đọc sáchđã ra


đời. Chuỗi sự kiện này bắt đầu từ những
cuốn sách qun góp cho Nhóm, vì thế,
một tủ sách được lập ra. So với những
hoạt động trước, với Ngày hội đọc sách
lần này, chúng tơi đã tìm được thêm
nhiều tình nguyện viên để giúp Nhóm và
việc này thực sự rất có hiệu quả.

Poster của Ngày hội Đọc sách - Nhóm Tháng Mười
Hơn thế nữa, chúng tôi cảm thấy rất vui khi biết được sau ba tháng kể từ ngày
đầu chúng tôi đến viện Huyết học, các em nhỏ vẫn còn nhớ chúng tơi, vẫn cịn nhớ
tới cái tên Nhóm Tháng Mười. Khoảnh khắc khi chúng tơi bước vào phịng bệnh
được các em nhận ra, được các em reo lên:“A, Nhóm Tháng Mười!” thật là đặc biệt,
chúng tôi được thấy lại những tấm thiệp mà Nhóm đã từng tặng cho các em trong
ngày Quốc tế Thiếu Nhi. Nhìn cách mà các em reo lên, cách mà các em nâng niu
những tấm thiệp - những món q nhỏ bé của chúng tơi, cách mà các em đặt niềm
tin vào cuộc sống, chúng tôi lại càng vững tin hơn vào con đường đi mà mình đã
Nụ cười của các em nhỏ tại Khoa tan máu di truyền
chọn, con đường để gắn kết mọi người lại nhau, con đường mà chúng tôi đã nhiều
- Viện Huyết học và Truyền máu TW
lần thất bại, nhưng chúng tôi vẫn đang đi, sẽ đi đến cùng, bởi chúng tơi tin: Một khi

đã đi, thì nhất định sẽ tới nơi.
2.3.2 Dự án: “Love Burger” và các chuyến tình nguyện xa
“Một cuộc hành trình thực sự được tính khơng phải bằng dặm, mà bằng
những người bạn.” -Tim Cahill

Hoạt động:“Love Burger” - “Sẻ chia burger, ước mơ kết nối !”
Tiếp sau thành công của chuyến đi đến Bệnh viện Nhi TW, Nhóm đã lên kế hoạch
tạo ra một chuỗi hoạt động từ thiện gây quĩ lâu dài mang tên “Love Burger”, và
cũng nhờ hoạt động này mà Tổ chức Nhóm Tháng Mười đã chính thức được ra đời.
Dự án “Love Burger”là chương trình mà ở đó, bạn có thể đến thưởng thức
những món đồ ăn ngon là những chiếc burger và hồn tồn có thể trả tiền để mua


những chiếc burger cho những người khác. Những chiếc burger mua thêm ấy sẽ
được dành cho những trẻ em và người già khó khăn.
Hoạt động này xuất phát từ ý tưởng của một thành viên trong Nhóm, với ước
mơ mở một quán ăn từ thiện. Có lẽ, chúng ta đã quá quen thuộc với việc bỏ tiền vào
hòm từ thiện, sau đó ban tổ chức sẽ mang hịm tiền đi làm từ thiện. Nhưng nếu làm
như vậy, những người luôn nhận được tiền từ người lạ sẽ có cảm giác mình ở một
địa vị thấp kém hơn và như vậy càng khiến họ tự ti về hồn cảnh của mình hơn.
Chính vì thế, dự án “Love Burger”đã quyết định sử dụng bánh burger thay vì tiền
để làm từ thiện.Vì vậy, hoạt động này sẽ giúp mọi người hiểu được được ý nghĩa
thực sự của hoạt động “từ thiện”, “từ thiện” khơng phải là cho đi một thứ gì, mà là
chia sẻ u thương.Từ đó, chúng tơi muốn tạo ra một không gian gắn kết mọi người
trong cộng đồng một cách tự nhiên nhất, đồng thời có thể gây quỹ từ thiện cho các
chương trình tình nguyện lên Ba Vì, Mộc Châu về sau của Nhóm.

Chúng tơi sử dụng bánh burger với mong
muốn thứ bánh nhiều tầng ấy sẽ đem lại
ước mơ, khát khao của người làm đến

người nhận. Có thể, một chiếc burger sẽ không đủ để làm cho người ta no và cũng
không làm cho người ta đỡ khổ, nhưng một cái bánh burger hồn tồn có thể nhen
nhóm ước mơ, thắp lên ước mơ cho mọi người. Đó là lý do vì sao, dự án phải là
“Love Burger: Sẻ chia burger, ước mơ kết nối!” và phải là chia sẻ, chứ không
phải cho.(To share, not to give)

Hoạt động liên quan: Các chuyến tình nguyện xa
Nhóm đã có những chuyến đi lên Ba Vì, Mộc Châu và Điện Biên để cùng chia sẻ
với các em nhỏ nơi đây.
Trung tâm Bảo trợ Xã hội số 4 Ba Vì, Trường Dân tộc Nội trú Mộc Châu, Trung
tâm Bảo trợ Xã hội Thành phố Điện Biên là những nơi không thiếu những đồn từ
thiện, đồn tình nguyện, thậm chí có những đồn đã quay trở đi trở lại rất nhiều


lần. Nhưng ở những nơi ấy, Nhóm Tháng Mười thường để lại dấu ấn rất sâu đậm
bởi mục đích của chúng tôi không phảiđến chỉ để cho họ quần áo, sách vở, lại càng
khơng có tiền để cho họ mà chúng tôi đã sống với họ, cùng ăn, cùng ngủ với họ, cùng
hoạt động, cùng vui chơi với họ. Điều làm các em nhỏ những nơi ấy thấy thú vị đó là
Poster vận động ủng hộ quyên góp cho chuyến đi
chỉ trong khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ thôi nhưng chúng tôi đã làm được 300 - 400
lên Điện Biên vào cuối tháng 7 - 2014
chiếc bánh burger. Hơn nữa, nhờ việc sinh hoạt cùng
khiến các em cũng thấy mình khơng q xa lạ với chúng
tơi, bởi chúng tơi cũng làm việc như các em, cũng dậy
sớm như các em…. Không chỉ các em nhỏ mà mọi
người ở những nơi này đều nhận ra rằng những cô
cậu thành phố như chúng tơi cũng rất biết hịa đồng,
rất biết chịu khó!
Đêm lửa trại của Nhóm tại trường Dân tộc Nội


Cuộc trị chuyện thú vị của Nhóm với các

trú Mộc Châu (từ ngày 17 - 19/1/2014)

em nhỏ tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội Số 4
- Ba Vì vào ngày 1/12/2013

Hoạt động: Làm thiệp Handmade gây quỹ cho chuyến đi lên
Điện Biên
Vấn đề tài chính ln là vấn đề rất quan trọng với Nhóm, bởi đối với những sinh
viên, học sinh như chúng tơi, thì việc trang trải cho cuộc sống của chính mình đã là
khó khăn, huống chi là tổ chức các hoạt động tình nguyện, chính vì thế mục đích của
Nhóm là phải tổ chức hoạt động gây quỹ tình nguyện.
Những tấm thiệp ln là vật rất
có ý nghĩa, nó ln là thứ để người
ta có thể gửi gắm những niềm yêu
thương nhất dành cho nhau,
những điều mà có khi ở trước mặt
ngại ngùng khơng dám nói. Những
tấm thiệp thường đi kèm với
những hộp quà tặng trong ngày
sinh nhật, ngày lễ, hay chỉ đơn giản
là trao nhau, hoặc nó có thể mất cả



chuyến hành trình một vịng Trái đất để đến được tay nhau. Nhưng dù bằng cách
này hay cách khác, những tấm thiệp luôn ẩn chứa những niềm thương, niềm yêu,
những gì đẹp đẽ nhất mà con người dành cho nhau, luôn là những điều gắn kết mọi
người với nhau. Hơn nữa, bởiNhóm đã có những khoảng thời gian và kinh nghiệm

cùng làm thiệp để tặng cho các em nhỏ trong các chuyến đi tình nguyện của mình,
nên Nhóm Tháng Mười đã quyết định chọn những tấm thiệp handmade làm sản
phẩm bán nhằm gây quỹ cho các hoạt động sắp tới của Nhóm.
Những tấm thiệp handmade được cắt tỉa tỉ mỉ, trang trí sinh động, đẹp mắt là nỗ
lực và thànhquả trong cả một mùa hè của Nhóm. Những chiếc thiệp nhỏ nhắn với
vô vàn những chủ đề khác nhau: từ World Cup, hoạt hình, đến con người; cùng
những câu slogan ý nghĩa; và đặc biệt luôn đi kèm với logo của Nhóm Tháng Mười
khơng chỉ là sự chăm chút, nỗ lực mà còn là niềm đam mê, sáng tạo của các thành
viên trong Nhóm, với khát khao gửi gắm niềm tin và tình yêu thương đến tất cả mọi
người.
Những tấm thiệp này được bày bán trên trang facebook chính thức của Nhóm
Tháng Mười ( và đã được đơng đảo
mọi người ủng hộ. 150 tấm thiệp đã được làm ra và bán hết chỉ trong một khoảng
thời gian ngắn! Kết quả này thực sự là một sự bất ngờ đối với chúng tôi, chứng tỏ
niềm tin của mọi người dành cho Nhóm Tháng Mười ngày càng lớn, tạo động lực,
khiến chúng tơi vững tâm hơn để thực hiện mục đích của mình. Hoạt động làm thiệp
đã khiến cho mùa hè đầu tiên của Nhóm trở nên ý nghĩa, chúng tơi khơng cịn cảm
thấy nhàn tẻ và vơ vị với những ngày hè đơn điệu, chơi bời, chúng tơi thấy mình
trưởng thành hơn, Nhóm Tháng Mười vì thế cũng gắn bó với nhau hơn, tạo nên
mùa hè khơng hề “nóng”, nó ấm áp tình thương, ấm áp niềm tin vào cộng đồng.

Hoạt động:Một cốc nước chanh - Một nụ cười (22 - 7 - 2014)
“Chúng ta khơng cười vì chúng ta hạnh phúc - chúng ta hạnh phúc vì chúng ta
cười.” - William James


Qua một thời gian khá dài hoạt động, Nhóm Tháng Mười đã tập hợp được một
số lượng lớn tình nguyện viên tham gia, chính vì vậy, Nhóm đã tổ chức hoạt động
“Một cốc nước chanh - Một nụ cười”, đồng thời cũng là buổi gặp gỡ và giao lưu
dành cho các thành viên trong Nhóm, giúp mọi người có thể hiểu thêm về nhau.

Ban Nhân sự
Cố vấn
Hoạt động được diễn ra vào ngày 22 - 7 - 2014 tại vườn hoa Lý Thái Tổ với sự tham
gia của đông đảo tình nguyện viên, với khẩu hiệu “Life gave us lemons so we
exchange them for a smile” (Cuộc sống cho tôi ly nước chanh và tơi đổi lại cho nó
một nụ cười hạnh phúc).
Ln mang trong mình ý nghĩ “u thương đôi khi là cho đi, và cho đi để nhận
lại thật nhiều”, chúng tôi đã “cho đi” rất nhiều những cốc nước chanh u thương!
Ly nước chanh chẳng có gì to tát , và những sinh viên, học sinh như chúng tơi cũng
chẳng có gì to tát để mà “cho đi”, nhưng điều ý nghĩa nhất mà chúng tơi có thể “cho
đi” là mùi vị của ly nước chanh ấy, mùi vị của yêu thương và tin tưởng. Giữa trời
tháng 7 nóng bức, chúng tơi đã trao đi những cốc nước chanh mát lạnh và tin chắc
rằng mình đã “nhận lại” được những nụ cười ấm áp, thương yêu.
Ngoài ra, hoạt động này một phần cũng
giúp Nhóm khảo sát niềm tin cộng đồng,
đánh giá mức độ tin cậy giữa con người
với con người. Một ngày nọ, giả sử có
người đưa cho bạn một cốc nước chanh và
nói với bạn đó là hoạt động từ thiện thì
bạn có sẵn sàng uống nó khơng? Chúng tơi
đốn rằng chưa chắc phân nửa trong số
chúng ta có thể sẵn sàng cầm cốc nước
chanh ấy lên uống mà không mảy may nghi ngờ. Một cốc nước chanh có thể khơng
đáng là bao, nhưng để chạm được đến niềm tin và trái tim mỗi người thì rất khó
khăn. Đây cũng là trăn trở của Nhóm trong suốt thời gian hoạt động, khi Nhóm
chưa thể đánh thức những niềm tin vào con người ngày nay. Chúng tôi nhận thấy
những người có sự tin tưởng vào hoạt động này (đã uống nước chanh) đa phần ở
độ tuổi thanh niên và tuổi già - độ tuổi dễ đặt niềm tin nhất! Nhưng vẫn còn rất rất
nhiều người, đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động, vẫn cịn ngập ngừng,
chưa tin và chưa ủng hộ chúng tôi. Điều đó khơng đáng trách, bởi bản tính của con

người là sự nghi ngờ, để bảo vệ chính mình, xây “hàng rào” để bảo vệ lợi ích cá
nhân. Ai trong số chúng ta cũng sẽ một lần có những “hàng rào” như vậy trong cuộc
đời, thế nhưng, để sống trong một công đồng, không chỉ tồn tại mà để phát triển,
con người ta đôi khi cần phải phá những “hàng rào” ấy, tự tìm đến nhau, tin tưởng
ở nhau bởi, chỉ có tin tưởng mới có thể làm nên tình u thương chân thành và bền


vững! Đây cũng là khó khăn lớn nhất của Nhóm, khi Nhóm vẫn chưa thể xây dựng
được một mơ hình chun nghiệp, quy mơ, mơ hình mà mọi người có thể luôn tin
tưởng khi đến và trở đi với đầy ắp những yêu thương.
2.3.3 Dự án: Hội quán Tâm lí Nhóm Tháng Mười
“Chúng ta đều là thiên thần chỉ có một chiếc cánh, và ta phải ôm lấy lẫn nhau để
học bay.” - Khuyết danh
Từ những con người bị mất niềm tin,
mất phương hướng, cô đơn, lạc lõng,
những thành viên của Nhóm Tháng Mười
đã tập hợp lại thành một gia đình chung.
Nhận thức được niềm tin khơng chỉ của
riêng mình, mà niềm tin của cả cộng đồng
đang dần mất đi, con người đang dần
quênmất sợi dây liên hệ với cộng đồng,
Nhóm Tháng Mười đã xây dựng một câu
lạc bộ tâm lí dành cho tất cả mọi người mang tên: Hội quán Tâm lí.

Poster những lần tổ chức Hội quán Tâm lí - Nhóm Tháng Mười
Mục đích của dự án này là tạo ra một không gian nhỏ, tập hợp mọi người lại để
tin tưởng, để sẻ chia, để hiểu nhau và để yêu thương nhau.Hội quán Tâm lí là nơi để
gặp gỡ và giao lưu của những con người xa lạ nhưng lại mang trong mình những tâm
sự giống nhau. Hội quán được tổ chức một tháng một lần, và mỗi lần là một chủ đề
khác nhau, những tâm sự khác nhau, những nỗi đau khác nhau, những mặc cảm khác

nhau. Đây là nơi tất cả mọi người có thể đến để chia sẻ tâm sự của mình cho người
khác, lắng nghe người khác,... Hội qn có thể sẽ khơng thể giải quyết hết được những
khúc mắc, mâu thuẫn trong tâm lí, trong cuộc sống, nhưng Hội quán sẽ giúp ta sẽ được
sống là chính mình, sống với những nỗi đau của mình và đồng cảm với người khác,
khiến ta trân trọng và yêu thương con người, tin tưởng con người và tin tưởng cuộc
sống hơn.


Hội qn Tâm lí đã tổ chức thành cơng bốn lần vào một tối thứ bảy mỗi tháng
tại Quán café Maya, mỗi lần là một chủ đề khác nhau: Nỗi cô đơn, Áp lực, Yêu đơn
phương và Ước mơ.Số lượng người tham gia khá đông, đa phần là học sinh, sinh viên những người trong độ tuổi chưa trưởng thành về mặt tâm lí. Điều đó chứng tỏ sức lan
tỏa không nhỏ của Hội quán đã trở thành một không gian tin tưởng dành cho tất cả mọi
người. Hoạt động của Hội quán tâm lí đã một lần nữa khẳng định với chúng tôi rằng
niềm tin của con người chưa bao giờ cạn, chưa bao giờ bị mất đi, chỉ có điều ta có khát
khao sống với nó, khơi dậy nó, muốn tin và muốn u thương hay khơng?
→ Qua một chuỗi các hoạt động như vậy, dù chỉ xuất phát từ ước mong đã
được ấp ủ từ rất lâu của một số thành viên trong nhóm chứ khơng hề có kế hoạch
cụ thể, nhưng mỗi chúng tơi đều đã hiểu rằng: sống trong một cộng đồng được gắn
kết bằng niềm tin, bằng yêu thương luôn là điều vô cùng quý giá và ý nghĩa. Chúng
tôi nhận ra rằng chỉ cần tin tưởng, chỉ cần yêu thương một điều gì đó, dù chỉ là nhỏ
nhoi, dù chỉ là bé mọn trong cuộc sống, dù chỉ là trao một nụ cười, một cái ôm thật
chặt, một bàn tày vỗ về, một cử chỉ âu yếm cũng khiến trái tim mọi người xích lại
gần nhau hơn, khiến bản thân chúng tơi tin tưởng hơn, u thương cuộc sống của
chính mình hơn. Khơng có trái tim nào yếu đuối thực sự, khơng có số phận nào bất
hạnh hồn tồn, khơng có tâm hồn nào cơ đơn tuyệt đối, chỉ có điều chúng ta có
đánh thức được sức mạnh, niềm hạnh phúc, sự tin tưởng, khát khao sống và được
sống, yêu và được yêu của mỗi con người hay khơng mà thơi. Nhóm Tháng Mười
khơng chỉ cịn là một mong ước của một cá nhân, mà đó là trách nhiệm của cả một
tập thể, là công việc mà chúng tôi nên làm, phải làm và sẽ làm.
CHƯƠNG III: Phân tích & đánh giá hiệu quả

Với những hoạt động đa dạng đã làm được trong thời gian một năm vừa qua,
Nhóm Tháng Mười đã từng bước xây dựng được niềm tin và trách nhiệm cộng
đồng cho khơng chỉ cho những số phận, những hồn cảnh khó khăn, bất hạnh mà
Nhóm đã hướng tới mà cịn tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng cho nhiều
thành viên của Nhóm. Để đánh giá về sự khơi dậy niềm tin, trách nhiệm cộng đồng
với từng đối tượng, từng khía cạnh, từng mức độ ảnh hưởng khác nhau, chúng tơi
xin đi vào phân tích những trường hợp điển hình.
3.1 Khi niềm tin trở lại
Trường hợp đầu tiên chúng tơi muốn nói đến là một trong những trường hợp
rất điển hình cho việc tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cho bản thân mình, đó là
trường hợp của M. cũng chính là người “thủ lĩnh” của Nhóm Tháng Mười.
Ấn tượng đầu tiên mà ai cũng có thể bắt gặp ở M. chính là một vẻ ngồi rất
“kì lạ”,“khác người”. Trước đây, anh ln là một người ít nói, thậm chí khơng nói.
3


Anh rụt rè trước mặt mọi người, lặng lẽ, âm thầm, khơng giao tiếp, khơng chia sẻ,
khơng hịa vào những đám đông.
Qua lời kể của cô giáo chúng tôi, trước đây anh thường sống trong trạng thái
trầm cảm. Anh là một người cơ đơn, cơ lập, ít bạn bè, ít mối quan hệ. Anh ln đeo
tai nghe mọi lúc có thể. Anh đã từng chia sẻ với cô rằng: “… em chỉ cần một bộ đồ
chơi điện tử để chơi trong 4 năm đại học, sau đó kiếm một việc làm gì đósống cho
qua ngày…”. Cuộc sống của M. rất nhàn nhạt, khơng có mục tiêu, lí tưởng và dường
như tách biệt với cuộc sống hiện thực
Thế nhưng khi dự án “Love Burger” được triển khai thì cũng là khi chúng tơi
nhìn thấy sự thay đổi của M. trong cách ứng xử với mọi người xung quanh. Khi
thuyết trình dự án “Love Burger” với chúng tôi, anh đã rất cố gắng để ngẩng cao
đầu, cố gắng nói một cách to, rõ ràng về ý tưởng và kế hoạch cho hoạt động này.
Thậm chí, khi được mọi người hỏi lại, phản bác lại thì anh vẫn dõng dạc, tự tin trả
lời. Ai nấy đều ngạc nhiên, đến nỗi có người phải thốt lên rằng: “Ơi, anh ấy biết nói

à?” bởi khơng ai có thể ngờ đến sự thay đổi ấy của anh.
Nhưng khơng vì thế mà mọi người xa lánh, chê cười anh; ngược lại, mọi
người đã tự nguyện giúp cho ý tưởng ấy của anh thành hiện thực. Họ nghe theo,
làm theo một chàng trai “bình thường”, một chàng trai từ trước giờ khơng có
“tiếng nói”, khơng ai nghĩ ngợi rằng anh là ai, không ai đong đếm xem anh đã làm
được những gì, khơng ai soi sét xem anh có kinh nghiệm hay chưa. Điều đó khiến
anh nỗ lực và cố gắng trong mọi khâu chuẩn bị cho chương trình “Love Burger”,
chỉ đạo mọi người làm việc một cách rất nhiệt tình, chi chút, có trách nhiệm. Mặc dù
trải qua rất nhiều khó khăn, mặc dù ngày diễn ra “Love Burger” là ngày mà cơn
bão Haiyan được dự báo sẽ đổ bộ vàoHà Nội, mặc dù ai nấy đều lo lắng, nhưng anh
đã khơng từ bỏ, khơng nản chí và đã tạo ra một “Love Burger” rất thành công.
Anh M. có thể được coi là một trong những “thủ lĩnh” của Nhóm Tháng Mười
chính là bởi bản thân con người ấy đầy khát khao, đầy quyết tâm, đầy hoài bão. Và
khi anh thực hiện ước mơ, khát khao đã khiến cho mọi người tin vào anh, tin vào
“Love Burger”, tin rằng một khi đã có ước mơ và cố gắng, nỗ lực thực hiện ước mơ
thì điều gì cũng có thể làm được và làm tốt. Tất cả mọi người đã vì tấm gương ấy
mà làm theo, đồn kết lại với nhau để xây dựng nên một nhóm mang tên Nhóm
Tháng Mười.
Qua đó, ta có thể thấy sự thay đổi một cách rõ ràng của M. trong khoảng thời
gian thực hiện dự án “Love Burger”. Bản thân anh vốn là người ln có ước mơ,
hồi bão, có chí hướng, ln ấp ủ những dự định cho riêng mình và cho mọi người,
ln có sự bao dung, khát khao được chia sẻ với mọi người, thế nhưng, bởi sự cô
đơn, lạc lõng, khơng thể tìm cho mình được một điểm tựa, khơng có ai che chở đã


khiến anh ln có sự “đổ vỡ”, “hụt hẫng”, mất niềm tin vào mọi người xung quanh
và cả bản thân mình. Anh đã thể hiện nó bằng một sự hận đời, lánh đời, xa lánh mọi
người, tự cơ lập chính bản thân mình, khơng giao tiếp, khơng nói chuyện, ln đeo
tai nghe mọi lúc có thể. Âm nhạc cho anh sống một thế giới khác, một thế giới mà
khi bật nút Start lên thì anh như bị cuốn theo từng lời hát, bắt đầu sống một thế

giới của riêng mình. Nếu âm nhạc khiến cho mọi người thư giãn, thì đối với anh, nó
là một thế giới cơ lập, một thế giới mà anh không cần thiết phải lắng tai nghe, bận
tâm điều gì, và ngược lại mọi người cũng không thể với tới được thế giới ấy.
Thế nhưng, khi đến với Nhóm Tháng Mười, anh đã có những người bạn,
những người đồng sự, những người có cùng lí tưởng, những người cho anh chỗ
dựa, điểm tựa vững chãi, thôi thúc và giúp anh thực hiện ước mơ, hoài bão của
mình, khơi gợi trong anh một niềm tin và trách nhiệm với chính cuộc đời mình,
chính ước mơ của mình. Và khi nhận thức được niềm tin, trách nhiệm bị bỏ quên,
bản thân anh đã tác động lại tất cả mọi người, chia sẻ niềm tin ấy với mọi người,
gắn kết mọi người lại để cùng thực hiện dự án “Love Burger”, bắt đầu những chuỗi
hoạt động tình nguyện của Nhóm Tháng Mười.

Lời cảm ơn và quảng bá dự án “Love Burger” của M. trên trang cá nhân
Đến bây giờ, sau khi tìm lại cho mình những niềm tin, hồi bão, anh đã tự bước
đi theo một con đường mới, con đường mà anh đã chọn. Anh đã đi làm, tự thiết kế
và bán áo, sống tự lập, cố gắng làm việc để ni dưỡng hồi bão của chính mình.
Vừa mới đây, khi tham gia vào dự án “Làm phim 48h”, mặc dù là nhóm làm phim trẻ
nhất, “nghiệp dư” nhất nhưng nhóm làm phim của anh đã nhận được rất nhiều đề
cử giải thưởng và lọt vào top 8 bộ phim ấn tượng nhất trong tổng số 75 bộ phim


tham gia. Cuối cùng dù không nhận được giải thưởng nào, nhưng những gì đã đạt
được và khơng đạt được đã thôi thúc anh đi đến tận cùng đam mê của mình. Anh đã
quyết định bỏ dở 2 năm học đại học để thi vào khoa quay phim của Trường Đại học
Sân khấu và Điện ảnh. Mọi người cũng dần tin tưởng vào anh. Bố mẹ đã chấp nhận
anh với ngoại hình “khác thường” bởi họ biết rằng đó là cách sống mà con mình đã
chọn; họ nhìn nhận anh với hình ảnh người con trai đã trưởng thành, có thể sống tự
lập.
Nếu để nói rằng anh khơng cơ đơn nữa là sai, nhưng sự thay đổi ấy chính là nỗ
lực rất lớn của anh, là niềm tin và trách nhiệm của anh với chính bản thân mình để

chứng tỏ cho mọi người thấy, anh vẫn có thể đủ mạnh mẽ để tự đứng dậy sau
những cô đơn, vấp váp của cuộc đời.
3.2 Nơi chúng mình là một gia đình
Có thể nói, mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái là một trong những vấn đề rất
phức tạp và để lại những sang chấn tâm lí khơng nhỏ cho con người. Khi xã hội
ngày càng có nhiều biến động, khi cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng phong
phú và phát triển hơn thì vấn đề về cuộc sống gia đình, sự chênh lệch của cách nhìn
nhận giữa những người cùng sống trong một gia đình ngày càng tăng lên. Và cơ gái
O. trong câu chuyện dưới đây chính là một trong rất nhiều nạn nhân của những
mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, giữa cha mẹ và con cái.
Đây là một cơ gái có hồn cảnh gia đình éo le: ba mẹ li dị từ khi chị còn rất
nhỏ; một mình hai mẹ con sống lủi thủi với nhau, đến lúc mẹ không đủ khả năng
nuôi dạy chị được nữa thì chị phải chuyển ra Hà Nội sống với họ hàng. Xa ba mẹ
chính vào cái tuổi 12, tuổi bắt đầu hình thành suy nghĩ, tuổi nhạy cảm nhất, cần
được phát triển theo đúng hướng, sớm phải sống cuộc sống tự lập đã khiến trong
chị luôn cảm thấy thiếu thốn tình cảm từ gia đình.Khơng tin tưởng vào con người
xung quanh, không tin tưởng vào cuộc sống của chính mình, cảm thấy bất lực với
cuộc sống, cảm giác mình như người thừa. Tất cả những điều ấy đã hình thành nên
tâm lí cay nghiệt, đay đả cuộc sống, hận thù cuộc đời. Nhưng cũng vì vậy mà dường
như trong sâu thẳm trong tâm hồn chị là một sự khát khao yêu thương, khát khao
chia sẻ tình thương với mọi người đến cháy bỏng. Chính vì vậy, chị ln là người chi
chút, quan tâm đến người khác, cốt để có thể cảm nhận được tình thương dở dang,
thiếu thốn từ lâu. Nhưng khao khát quá mà đôi khi tham lam, khơng có điểm dừng,
khiến người khác khó chịu; điều ấy lại một lần nữa khiến chị mệt mỏi và chán nản
hơn, nghĩ rằng cuộc đời luôn bất công, nghĩ rằng mình chẳng thể có được nổi một
thứ gì trên đời.
Thế nhưng khi vào Nhóm Tháng Mười, chị nhận ra rằng cuộc sống cịn có rất
nhiều người u thương mình và rất nhiều người để mình có thể u thương. Mọi



người luôn coi trọng chị như một người chị đảm đang, và chị cũng yêu thương mọi
người như những người thân, anh chị em trong gia đình. Vào Nhóm, biết được rằng
bên cạnh mình cịn rất nhiều số phận, hồn cảnh khác nhau, chị mới nhận ra không
thể lấy hận thù để xoa dịu nỗi đau, mà chỉ có yêu thương mới lấp đầy được yêu
thương. Nhóm Tháng Mười trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
của chị, trở thành gia đình mà chị ln khao khát bấy lâu, trở thành điểm tựa để chị
tin tưởng, để chị dựa vào những lúc vấp váp, khó khăn. Đến bây giờ, dù khơng thể
quan tâm đến Nhóm như trước, dù cịn phải bước đi trên con đường riêng của
mình, nhưng chỉ cần có điểm tựa là Nhóm, chị ln có thể tự đứng dậy mỗi lúc vấp
ngã, để mọi người tin vào chị và để chị tin vào chính mình.
Khác với O., câu chuyện nhỏ về chàng trai T.- không chỉ là nạn nhân của những
mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, mà cịn là hạt nhân trong chính những mâu
thuẫn ấy, đồng thời cũng là hình ảnh tiêu biểu cho rất nhiều người trẻ hiện nay. Đó
là một chàng trai ln được nhìn nhận là người thơng mình và học rất giỏi. Bố mẹ
luôn nghĩ rằng anh sinh ra là để học giỏi và luôn phải cố gắng, nỗ lực học tập. Chính
vì q nhiều áp lực, q nhiều tác động của gia đình, thầy cơ, bạn bè nên bản thân là
người dễ bị tổn thương, có nhiều biến động trong tâm lí, nhưng khơng thể dễ dàng
nói ra, không thể dễ dàng chia sẻ cho bố mẹ. Có những lúc anh đã từng nói với bố mẹ
về những vấn đề của chính mình, nhưng bố mẹ anh chỉ coi đó là việc ảnh hưởng đến
chuyện học tập, không đáng phải quan tâm. Từ áp lực không thể giải tỏa cùng
người thân, bạn bè đã khiến anh buộc phải giải tỏa với chính mình: tự làm đau
mình, tự dằn vặt mình; rất nhiều lần anh đã tự rạch tay mà bố mẹ không hề biết,
đứng trên lan can để thử cảm giác chết là như thế nào,… Đây thực sự là trường hợp
có diễn biến tâm lí rất nguy hiểm; trước sự tác động, áp lực của hoàn cảnh khác
quan, nhất là của chính gia đình, người thân có thể dẫn tới những hành động rất
tiêu cực. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của gia đình, sự tác động của gia đình gây
ra những tác động khơng nhỏ đến tâm lí mỗi con người.
Cho đến anh tìm được điểm tựa là Nhóm Tháng Mười… Dù chỉ là sự theo dõi từ
xa, nhưng anh tìm được ý nghĩa cuộc sống thơng qua những hoạt động của Nhóm
mang lại. Và anh đã tự nguyện ra nhập vào Nhóm. Chính những hoạt động mà anh

đã làm cùng Nhóm đã giúp anh quên đi áp lực, nhận ra rằng mình vẫn cịn có những
cách lựa chọn khác để giải tỏa áp lực. Ở Nhóm Tháng Mười, anh gặp được những
con người cùng hồn cảnh, anh nhận ra trên đời khơng chỉ mình mới có những nỗi
áp lực, khủng hoảng tâm lí mà cịn có rất nhiều người như thế; điều đó thơi thúc
anh tự nhìn nhận và điều chỉnh tâm lí và hành động của mình mình theo một hướng
tích cực hơn. Anh trở nên lạc quan hơn, bắt đầu chia sẻ tâm sự của mình với mọi
người nhiều hơn. Cụ thể là anh đã từng chia sẻ tâm sự của mình với bố, với mong


×