Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Mồ mả và trách nhiệm bồi thường do xâm phạm mồ mả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.76 KB, 18 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế kéo theo theo đó là
những tìn ngưỡng dị đoan xấu cũng vì thế mà phát triển, dẫn đến những
hành vi xấu của một bộ phận con người, một trong sô đó là tình trạng xâm
phạm mồ mả trở nên phổ biến, những cá nhân xấu đã xâm phạm đến mồ mả
của người chết để lấy đi những tài sản mà người thân thích của người chết
để tại ngôi mộ, hoặc cũng có trường hợp xâm phạm mồ mả của người chết,
cũng như thi thể của người do hiện tượng sét đánh để lấy đi bàn tay bị sét
đánh hòng thuận tiện cho việc trộm cắp cho việc trộm cắp tài sản, dựa theo
một tín ngưỡng dị đoan.
Những vấn đề được nêu ở trên đang là những bức xúc của người dân được
dư luận hết sức quan tâm. Cho dù ai đó có hành vi xâm phạm mồ mả của
người chết là do lỗi cố ý hay vô ý đều khiến cho dư luận xã hội hết sức quan
tâm, đặc biệt là ở các địa phương và các miền quê. Nhưng hành vi xâm
phạm mồ mả đó có bị pháp luật xử lý hay không hoặc xử lý thì phải xử lý ra
sao, trách nhiệm bồi thường như thế nào, đó là vấn đề mà em chọn để tìm
hiểu trong đề tài này. Chính do những bức xúc, bất cập về tình trạng xâm
phạm mồ mả trong xã hội hiện vì thế việc nghiên cứu “Mồ mả và trách
nhiệm bồi thường do xâm phạm mồ mả” là một yêu cầu mang tính cấp thiết
để người dân có thể nhận thức rõ hơn các quy định pháp luật của nhà nước.
1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ
1. Các khái niệm liện quan
a. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Quyền nhân thân và quyền tài sản của cá nhân, pháp nhân, chủ thể
khác luôn được pháp luật bảo vệ. Hệ thống pháp luật của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật có vai trò khác nhau trong
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cảu các chủ thể. Khi một chủ thể có
hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của các


chủ thể được pháp luật bảo vệ chủ thể gây thiệt hại có thể phải gánh chịu
hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi cảu mình gây ra. Dưới góc độ pháp luật
dân sự, hậu quả pháp lý đó là tách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của
mình gây ra cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập rất sớm trong hệ thống
pháp luật của nước ta. Tuy nhiên, chỉ đến khi BLDS 1995 ra đời thì các quy
định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới được quy định một cách chi
tiết. Tiếp đó, BLDS 2005 hoàn thiện hơn nữa các quy định về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Điều 604, BLDS 2005 quy định:
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏa,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm
phậm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi
thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”
2
Như vậy theo quy định tại Điều 604, BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi người có hành vi trái pháp luật
có lỗi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, trong
những trường hợp đặc biệt nếu pháp luật quy định người gây thiệt hại phải
bồi thường thiệt hại kể cả khi không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cũng phát sinh kể cả khi không có lỗi của người gây thiệt hại. Dưới gọc
độ khoa học pháp lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này
gọi là trách nhiệm nâng cao.
Có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại tách
nhiệm pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do phát luật quy định
khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo

vệ.
b. Khái niệm “mồ mả”
Trong tín ngưỡng của nhiều dân tộc cũng như các tôn giáo khác nhau,
mồ mả không đơn thuần chỉ là “nơi chôn cất thi thể” mà nó là nơi linh hồn
của ông bà, tổ tiên, những người thân đã khuất an nghỉ. Ở Việt Nam, qua
một vài phong tục truyền thống như: cúng ông bà tổ tiên, tảo mộ… có thể
thấy mồ mả luôn là một nơi linh thiêng, có vị trí đặc biệt quan trọng trong
tiềm thức mỗi người Việt Nam.
Tại Nghị định số 35/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 3 năm
2005 về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang không có khái niệm “mồ
mả”, chỉ có khái niệm: “Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một
người”. (khoản 4 Điều 2)
Mồ mả và thi thể có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng không thể
đồng nhất hai khái niệm này. Mồ mả là vật chất chứa đựng thi thể, hài cốt.
3
Ngược lại, một vật chất chỉ được coi là mồ mả khi nó chứa đựng thi thể, hài
cốt. Ở một số nơi có phong tục thờ vong, khi không thể tìm được thi thể, hài
cốt thì người thân thường lập nên một nơi gọi là “mồ mả” như một hình thức
trấn an tâm lý, để không cảm thấy tội lỗi với người đã mất. Tuy nhiên hình
thức này không được xem là mồ mả.
Như vậy, chúng ra có thể đưa ra khái niệm mồ mả như sau:
Mồ mả là dạng vật chất được sử dụng với mục đích chôn cất thi thể,
hài cốt của người chết.
c. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Qua việc phân tích khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và
khái niệm mồ mả, có thể thấy hành vi trái pháp luật của các chủ thể nhất
định xâm phạm tới nơi chôn cất thi hài, xương cốt của người chết sẽ phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một loại
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Hành vi xâm phạm mồ mả

luôn luôn là hành vi có lỗi thể hiện dưới dạng hành động của người xâm
phạm.
Như vậy, có thể khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm mồ mả như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một loại
trách nhiệm pháp lý, theo đó người có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới
mồ mả phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
2. Tính chất đặc biệt của “bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả”
Việc làm rõ những quyền nhân thân và quyền tài sản của người bị
xâm phạm do hành vi xâm phạm mổ mả gây ra là việc làm cần thiết và quan
trọng. Vì chỉ khi xác định được hành vi xâm phạm mồ mả, các quyền nhân
thân và tài sản của người bị xâm phạm thì mới có căn cứ xác định trách
4
nhiệm dân sự của người có hành vi xâm phạm mồ mả. Trách nhiệm bồi
thường thiệt hai, các khoản bồi thường, mức độ bồi thường thiệt hại của
người có hành vi xâm phạm mồ mả phải được dựa trên cơ sở pháp lí để toàn
án có căn cứ buộc người có hành vi xâm phạm mồ mả phải bồi thường cho
người bị thiệt hại. Theo nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự ngoài hợp
đồng, bồi thường thiệt hại di mồm mả bị xâm phạm được xác định dựa trên
các yếu tố sau:
Thứ nhất, mồ mả là nơi mai tang thi thể hoặc hài cốt cá nhân, theo đó
mồ mả là quyền nhân thân gắn liền vĩnh viễn với người chết, không thể
chuyền dịch và không thể thay đổi cho người khác. Mồ mả cũng là quyền
nhân thân của những người thân thích, người trong dòng tộc của người có
mồ ảm đó. Tính chất hai mặt của quyền nhân thân liên quan đến mồ mả cũng
là đặc điểm khác biệt so với các quyền nhân thân khác của cá nhân khi còn
sống, do vậy cần thiết phải làm rõ thuộc tính này để có căn cứ pháp lí khi
xác định trách nhiệm dân sự của người xâm phạm mổ mả;
Thứ hai, hành vi xâm phạm mồ mả luôn luôn là hành vi trái pháp luật;
Thứ ba, người được bồi thường thiệt hại là những người thân thích của

cá nhân có mổ mả đó
Thứ tư, thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là tài sản, do vậy
hành vi xâm phạm thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là hành vi
xâm phạm tài sản mà là hành vi xâm phạm quyền nhân thân gắn với thi thể,
mồ mả của cá nhân;
Thứ năm, bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả mà thực chất là
bồi thường những chi phí để hạn chế, khắc phục thiệt hai.
II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ
MẢ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH
5
1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi
xâm phạm mồ mả
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thỏa mãn các căn
cứ do phát luật quy định. Bộ luật Dân sự năm 2005 không quy định cụ thể
các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm. Tuy nhiên nhiên chúng ra có thể
dựa trên cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập tại
Điều 307 và Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó thì có bốn căn cứ
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả nói riêng, đó là các
căn cứ sau:
- Có thiệt hại xảy ra;
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật;
- Có lỗi của người gây thiệt hại
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy
ra;
Căn cứ vào những điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng chúng ta sẽ xem xét những điều kiện để phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
a. Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi

mục đích của việc áp dụng dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khôi
phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó, không có thiệt hại thì
không đặt vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các khác.
Khoản 1 Điều 307 BLDS năm 2005 quy định:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần”.
6
Thiệt hại được xác định bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về
tinh thần.
Điều 629 BLDS năm 2005 quy định:“Cá nhân, pháp nhân, chủ thể
khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại…”
Như vậy trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm có
thể thấy, thiệt hại là yếu tố đầu tiên được xác định.
Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏa, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.
Thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả có thể bao gồm những thiệt hại như
sau:
-Thiệt hại do mồ mả bị sạt lún,
-Thiệt hại do mồ mả bị san lấp
-Thiệt hại do việc một phần của mồ mả bị xâm phạm (như hư hỏng
bìa ghi tên người chết, gây nhầm lẫn cho người thân thích của người chết)…
Như vậy, thiệt hại trong bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là
những tổn thất vật chất thực tế tính được thành tiền do việc xâm phạm đến
mồ mả. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên cấu thành nên trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
b. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
Như chúng ta đã biết về ý nghĩa tâm linh, tinh thần của mồ mả gắn với
những yếu tố phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo đối với những người
còn sống vì thế vấn đề bảo vệ mồ mả của người chết đã được đặt ra, cho dù
ở bất cứ một xã hội nào cũng được quan tâm đặc biệt. Ở nước ta, Pháp luật

có những quy định về bảo vệ mồ mả của cá nhân nhằm ngăn chặn, trừng trị
người có hành vi xâm phạm mồ mả của cá nhân. Điều 246 Bộ luật Hình sự
năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) có quy định:
7

×