Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

VÀNG VÀ KIM LOẠI QUÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.28 KB, 34 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
VÀNG VÀ KIM LOẠI QUÝ
Giáo viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện:
Th.S Hoàng Thọ Phú 1. K084040509 Nguyễn Cảnh Hoàng
2. K084040488 Nguyễn Huỳnh Duyên
3. K084040513 Nguyễn Lâm Liên Hương
4. K084040536 Bồ Thị Kim Ngân
5. K084040543 Nguyễn Thị Hồng Nguyên
6. K084040544 Nguyễn Thị Thảo Nguyên
7. K084040554 Phạm Lê Phúc
8. K084040577 Huỳnh Thị Ngọc Thúy
9. K084040590 Trần Thị Kiều Trinh
10. K084040592 Đỗ Thị Cẩm Tú
11. K084040606 Trương Ngọc Ý
12. K084040608 Huỳnh Kim Yến
2
1. Lịch sử khai thác và dự đoán trữ lượng vàng
Lịch sử phát triển vàng từ một kim loại đơn thuần trở thành thước đo giá trị
trải qua một bề dày với những sự kiện đáng nhớ và có ý nghĩa đối với lịch sử phát
triển loài người nói chung và hệ thống tiền tệ nói riêng. Vì vậy, trước khi đi vào
nội dung phân tích sâu về các yếu tố tác động lên giá vàng và tác động của vàng
lên thị trường tài chính chúng tôi tiến hành phân tích về lịch sử phát triển và quy
trình khai thác vàng.
1.1 Lịch sử phát triển
Năm 3600 trước công nguyên khối vàng đầu tiên được nung chảy do những
người thợ vàng ở Hy Lạp. Họ nung quặng vàng để lấy được vàng từ bên trong.
Năm 2600 trước công nguyên đồ trang sức bằng vàng đầu tiên được ra đời
(là một chiếc vòng cổ làm từ đá carnelian xanh da trời có gắn những miếng vàng
hình chiếc lá) do thợ vàng người Iraq làm ra.


Năm 564 trước công nguyên đồng tiền vàng đầu tiên xuất hiện mang tên
Croesids, nó trở thành đơn vị tiền tệ được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn
thế giới.
Năm 1300 Hệ thống tiêu chuẩn về vàng đầu tiên trên thế giới nhằm nghiên
cứu và đảm bảo chất lượng các kim loại quý được thành lập ở London.
Năm 1717 Anh đề ra chế độ bản vị vàng, chính phủ định giá 1 ounce vàng =
77 shilling và 10,5 xu.
Năm 1933 Roosevelt ra lệnh cấm đổi USD ra vàng. Việc xuất khẩu và nắm
giữ vàng tư nhân bị cấm hoàn toàn.
Năm 1939 chiến tranh thế giới lần 2 làm thị trường vàng phải đóng cửa. Sau
đó, cả thế giới quay về hệ thống tỉ giá hối đoái cố định, lần này là cố định các đơn
vị tiền tệ theo đồng USD và giá vàng cũng được tính theo USD.
Năm 1944 hội nghị Bretton Woods thiết lập nền tảng cho hệ thống tiền tệ
sau chiến tranh. Giá vàng được quy định ở mức 35 USD/ounce, các đồng tiền khác
được niêm yết với tỉ giá cố định so với đồng USD, từ đó hình thành nên chế độ
bản vị trao đổi bằng vàng.
Năm 1971 hệ thống Bretton Woods đã chấm dứt, đình chỉ việc quy đổi USD
ra vàng và cả thế thế giới theo chế độ tỷ giá thả nổi như hiện nay.
3
Năm 1999, 15 ngân hàng trung ương châu Âu vàng là thành phần trong dự
trữ quốc gia.
Năm 2004 Quỹ đầu tư vàng SPDR® ra đời. Từ đây, thị trường chuyển sang
một hướng đầu tư vàng mới tiên tiến, an toàn và dễ dàng hơn.
Điểm qua những cột mốc quan trọng ấy trong lịch sử phát triển của kim loại
vàng để thấy được những bước tiến của kim loại này từ chỗ chỉ là một kim loại
phục vụ mục đích làm đồ trang sức, vật dụng cho hoàng tộc… đã trở thành thước
đó giá trị trong hệ thống tiền tệ. Trải qua khoảng thời gian rất dài mấy ngàn năm
từ khi được phát hiện cho đến tận bây giờ, vàng luôn chứng tỏ giá trị vững bền
của nó. Vì có giá trị cao nên trong lịch sử đã có không ít những cuộc tranh giành
đẫm máu. Mỗi giai đoạn phát triển của kinh tế thế giới đều có những sự kiện lớn

gắn với sự phát triển của vàng.
1.2 Chế độ bản vị vàng cổ điển
Tại Mỹ, quyết định chuyển đổi từ USD ra vàng mà không chuyển đổi ra
bạc vào năm 1879 là bước ngoặt quan trọng cho sự ra đời của hệ thống bản vị
vàng. Nhưng đến năm 1900, hệ thống này mới được chính thức phê chuẩn thông
qua Đạo luật bản vị vàng. Trong khoảng thời gian 30 năm từ 1880 đến 1914, hệ
thống bản vị vàng đã phát triển và thống trị ở hầu hết các quốc gia, nó đã liên kết
chặt chẽ các quốc gia với nhau cũng như giữa các nước thống trị và các nước
thuộc địa.
Hệ thống bản vị vàng thực chất là chế độ tỷ giá cố định dựa trên tỉ lệ ngang
giá vàng của mỗi đồng tiền quốc gia. Hệ thống này hoạt động dựa trên 3 nguyên
tắc:
• Thứ nhất, dưới chế độ bản vị vàng, các quốc gia ấn định giá trị đồng
tiền của mình với vàng, hay nói cách khác là chính phủ ấn định giá vàng
tính bằng tiền quốc gia, đồng thời sẵn sàng không hạn chế mua và bán
vàng tại mức giá đã ấn định. Tỉ giá hối đoái giữa các đồng tiền của các
quốc gia được xác định thông qua vàng.
• Thứ hai, dưới chế độ bản vị vàng, xuất và nhập khẩu vàng giữa các
quốc gia được tự do hoạt động. Do vàng được chu chuyển tự do giữa
4
các quốc gia với nhau nên tỷ giá trao đồi thực tế trên thị trường tự do
không biến động đáng kể so với bản vị vàng.
• Thứ ba, dưới chế độ bản vị vàng, NHTW luôn phải duy trì 1 lượng vàng
dự trữ trong mối quan hệ trực tiếp với số tiền phát hành, tức tiền do
NHTW phát hành được “bảo đảm bằng vàng 100%” và tiền được
chuyển đổi tự do không hạn chế ra vàng.
Qua đó, ta có thể thấy trong chế độ bản vị vàng, lượng vàng dự trữ của 1
quốc gia quyết định lượng cung tiền của quốc gia đó. Chính phủ điều tiết mức
cung tiền nội địa theo cùng chiều với dòng lưu chuyển vàng, khi dòng vàng nhập
vào tăng (cán cân thanh toán thặng dư và được thanh toán bằng vàng) thì dự trữ

vàng tăng dẫn đến lượng cung tăng và ngược lại.
Trong những năm 1880-1914, chế độ bản vị vàng được nhìn nhận như 1 hệ
thống hoạt động hoàn hảo, với những quy tắc lưu thông tiền tệ được áp dụng
tương đối phổ biến và triệt để ở các quốc gia. Tuy nhiên, khi chiến tranh thế giới
thứ nhất bùng nổ, các quốc gia tham chiến cần có tiền để tài trợ cho chiến tranh
dẫn đến việc phát hành tiền mà không cần đảm bảo bằng vàng như quy tắc của hệ
thống, dòng lưu chuyển vàng cũng không được tự do như trước nữa, điều này dẫn
đến sự suy đổ của hệ thống bản vị vàng.
Tuy nhiên, chế độ bản vị vàng vẫn được công nhận là chế độ hoạt động
hoàn hảo nhất cho đến thời điểm này với những ưu điểm:
• Giúp cho thương mại và đầu tư thế giới phát triển và hưng thịnh. Điều
này được chứng minh trong thời kì 1880-1914, với hàng rào thương mại
được gỡ bỏ hoàn toàn và kiểm soát ngoại hối và chu chuyển vốn ít khi
được áp dụng cộng với việc không có 1 sự phá giá hay nâng giá giữa
các đồng tiền của các quốc gia lớn trên thế giới đã giúp cho thị trường
vốn quốc tế phát triển với trung tâm là London.
• Khuyến khích phân công lao động quốc tế, giúp gia tăng phúc lợi thế
giới. Trong chế độ bản vị vàng, các nhà đầu tư gần như được đảm bảo
chắc chắn trước những rủi ro vế tỉ giá, điều này khiến cho thương mại
5
và đầu tư thế giới phát triển, luồng vốn lưu chuyển tự do giữa các quốc
gia để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất.
• Cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán vận hành trơn tru. Với cơ chế
dòng vàng – giá cả như đã nêu trên, những bất cân đối trong cán cân
thanh toán của các quốc gia sẽ tự động được điều chỉnh về trạng thái
cân bằng. Trong trường hợp các quốc gia tuân thủ những quy tắc của hệ
thống, cơ chế dòng vàng - giá cả trên sẽ vận hành 1 các trơn tru và hiệu
quả.
• Mâu thuẫn quyền lợi giữa các quốc gia ít khi xảy ra. Vì có sự tác động
của cơ chế dòng vàng - giá cả nên những thâm hụt hay thặng dư trong

cán cân thanh toán của 1 quốc gia được điều chỉnh 1 cách tự động theo
quan hệ cung cầu phổ biến, do đó, trong thời kì này ít khi xảy ra những
mâu thuẫn về quyền lợi giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, chế độ bản vị vàng cũng tồn tại 1 số hạn chế:
• Nền kinh tế thường xuyên phải trải qua sự bất ổn định vì cơ chế điều
chỉnh cán cân thanh toán thông qua sự thay đổi mức giá cả, lãi suất, thu
nhập và thất nghiệp.
• Quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế phải trải qua thời kì
kinh tế đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp cao; trong khi đó quốc gia có thặng
dư cán cân thanh toán thì phải trải qua thời kì lạm phát.
• Những mỏ vàng có thể được phát hiện bất cứ lúc nào, do đó làm tăng
lượng cung ứng tiền và có thể dẫn đến tình trạng lạm phát. Ngược lại, ở
những quốc gia khan hiếm vàng thì sẽ bị hạn chế lượng cung ứng tiền,
và trở thành nguyên nhân gây kìm hãm nền kinh tế.
• Mặt khác, trong chế độ bản vị vàng không có những cơ chế ràng buộc
các quốc gia phải tuân thủ các quy tắc của hệ thống nên trên thực tế,
quy tắc về đảm bảo số tiền phát hành trên cơ sở lượng vàng dự trữ
thường bị bỏ qua.
• Với cơ chế điều chỉnh thông qua dòng vàng lưu chuyển tự do giữa các
quốc gia và việc phát hành tiền dựa trên lượng vàng dự trữ khiến cho
6
việc điều hành của NHTW kém linh động, vai trò của NHTW trong nền
kinh tế cũng không rõ nét.
1.3 Hệ thống Bretton Woods:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Châu Âu bị tàn phá nặng nề, nền
kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Tuy nhiên, vào thời điểm này,
tiềm lực kinh tế của nước Mỹ lại trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trong vòng 2
thập kỉ đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ là trung tâm kinh tế tài chính duy
nhất của thế giới. Đặc biệt, Mỹ nắm đến gần 75% trữ lượng vàng thế giới. Nhằm
khôi phục nền kinh tế thế giới, cải tổ hệ thống tiền tệ quốc tế tránh được những sai

lầm trước đây, cũng như tạo ra 1 trật tự tiền tệ quốc tế mới để tránh sự tan rã các
mối quan hệ tiền tệ trên phạm vi quốc tế vào những năm 1930, một hội nghị đã
được tổ chức tại Bretton Woods, New Hampshire, Mỹ với sự tham gia của 730 đại
biểu tới từ 44 quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Đức…Tại hội
nghị này, hệ thống Bretton Woods đã được phê chuẩn cùng với sự ra đời của 2 tổ
chức tài chính quốc tế:
• Quỹ tiền tệ (IMF) có nhiệm vụ theo dõi, giám sát hoạt động của hệ
thống tiền tệ quốc tế.
• Ngân hàng thế giới (WB) có nhiệm vụ hỗ trợ cho các nước Châu Âu
phục hồi nền kinh tế để cho vay lại với lãi suất thấp ở những nước
nghèo, kém phát triển nhằm giúp họ phát triển nền kinh tế.
Tại hội nghị Bretton Woods, các quốc gia đã đồng ý những quy định của
hệ thống tiền tệ quốc tế:
• Thứ nhất, hệ thống tỉ giá cố định nhưng có thể điều chỉnh. Hệ thống
Bretton Woods quy định các quốc gia ấn định tỉ giá trung tâm của đồng
nội tệ với USD và tỉ giá này chỉ được phép dao động trong khoảng +/-
1%. Bên cạnh đó, các quốc gia phải đồng ý chuyển đổi không hạn chế
đồng nội tệ ra USD và ngược lại tại các mức tỉ giá đã được ấn định cho
các giao dịch trên tài khoản vãng lai.
7
• Thứ 2, các quốc gia thành viên sẽ đóng góp vốn vào quỹ của IMF với tỉ
lệ ¼ là bằng vàng và ¾ là bằng bản tệ để hình thành nên quỹ tiền tệ
IMF. Căn cứ vào tỉ lệ vốn góp của mỗi quốc gia, IMF cung cấp mỗi
quốc gia 1 hạn mức tín dụng. Khi 1 quốc gia thành viên gặp khó khăn
về thâm hụt cán cân thanh tóan, họ sẽ được rút lần đầu là 25% hạ mức
tín dụng, sau đó, những quốc gia nào chấp nhận những chính sách kinh
tế do IMF đưa ra sẽ được rút vốn 4 lần tiếp theo, mỗi lần là 5% hạn mức
tín dụng.
• Thứ 3, khi gặp những bất cân đối nghiêm trọng trong cán cân thanh toán
các quốc gia có thể thay đổi tỉ giá trung tâm. Tuy nhiên, nếu mức thay

đổi vượt quá 10% thì phải được sự đồng ý của IMF.
Hệ thống Bretton Woods sụp đổ, giống như chế độ bản vị vàng trước đó,
bởi vì các nước thành viên đã không tuân theo các thỏa thuận nữa. Về phần mình,
Mỹ bắt đầu từ những năm 1960 làm suy yếu độ tin cậy các cam kết của nước này
đối với giá vàng cố định. Còn phía Đức cũng đã vô hiệu hóa việc tích lũy tài sản
dự trữ bằng cách triệt tiêu các hoạt động thị trường mở. Trong khi đó Mỹ từ chối
thay đổi các chính sách của mình theo đòi hỏi của Đức và giữ quan điểm là nếu
Đức không muốn tích lũy USD thì Đức phải thả nổi tỷ giá hối đoái và chấp thuận
đồng tiền lên giá. Cuối cùng điều này đã xảy ra vào năm 1971.
1.4 Khai thác, vận chuyển vàng
Hiện nay trên thế giới không còn phân biệt giữa vàng miếng và vàng
nguyên liệu nữa, nhưng trong biểu thuế nhập khẩu của VN còn phân biệt: thuế
nhập khẩu vàng miếng là 1% và vàng nguyên liệu (vàng hạt) là 0.5%. Các doanh
nghiệp Việt Nam đã phải thực hiện việc nhập khẩu vàng nguyên liệu hạt để tránh
mức thuế suất 1%. Thực tế đó dẫn đến một nghịch lý là khi doanh nghiệp Việt
Nam có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu, người bán nước ngoài phải gia công
vàng miếng thành vàng nguyên liệu dưới dạng hạt. Do phải cộng thêm chi phí gia
công từ vàng miếng sang vàng hạt, mức giá nhập khẩu vàng hạt vì thế cũng cao
hơn so với giá vàng miếng
8
Hiện nay, nước ta chủ yếu nhập vàng nguyên liệu (vàng hạt), sau đó các
doanh nghiệp kinh doanh vàng như SJC, SBJ…mới đúc thành vàng miếng theo
mẫu và tiêu chuẩn. Ngoài nguồn vàng từ nhập khẩu vàng nguyên liệu, VN còn có
những Công ty khai thác vàng.
Quy trình khai thác vàng
Những vỉa đá nằm sâu trong lòng núi Công ty khai thác vàng mở cửa hầm,
nổ mìn phá đá tìm quặng đưa vào nhà máy xay nghiền và dùng hóa chất cyanua để
đưa ra sàn đãi lọc vàng ra khỏi đất đá.
Những hạt vàng mịn được thu gom sau rồi cho vào lò luyện vàng. Những hạt
vàng được đưa vào lò luyện với nhiệt độ cao hơn 2.000 độ sẽ chảy ra nước. Sau

đó, những “chảo” vàng nóng đỏ được công nhân 'rót' ra khuôn hình chữ nhật thành
những thỏi vàng nguyên chất và thêm một công đoạn chế biến thành phẩm.
Việc xay quặng, tách vàng, luyện vàng thành khối và xuất khẩu là cả một qui
trình công nghiệp khép kín, được bảo vệ nghiêm ngặt bởi hệ thống an ninh vòng
trong, vòng ngoài. Công đoạn cuối cùng không được thực hiện ở nhà máy khai
thác vàng, mà được thực hiện ở một nơi “bí mật” nào đó ít người được biết đến.
Hiện sản lượng vàng khai thác tại mỏ vàng đang là “ẩn số” và là tài liệu
“mật” không được công bố chính thức. Mỗi năm, lượng vàng khai thác được bao
nhiêu, xuất khẩu như thế nào chẳng mấy ai biết.

1.5 Việc kiểm soát xuất khẩu, nhập khẩu vàng ở Việt Nam.
Các văn bản sử dụng:
• Dự thảo “Quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng”
• Nghị định 95/2011/NĐ-CP
• Thông tư 111/2011/TT-BTC
• Quyết định 39/2006/QĐ-BTC
1.5.1 Trang sức, mỹ nghệ
Việc xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng vàng từ 20K (tương
đương hàm lượng 83,3%) trở lên phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Việc
9
xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng vàng dưới 20K không phải xin
phép Ngân hàng Nhà nước.
Việc nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ thực hiện theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ để tham gia triển lãm,
hội chợ quốc tế thực hiện theo quy định của Chính phủ về hội chợ, triển lãm quốc
tế.
1.5.2 Vàng miếng, vàng nguyên liệu
Ngân hàng Nhà nước tổ chức hoặc cấp phép hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu vàng nguyên liệu.

Hoạt động xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước
được áp dụng mức thuế suất thuế xuất, nhập khẩu là 0%.
Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ thị trường trong
nước và xuất khẩu được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu
vàng nguyên liệu.
Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ
nghệ với nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép tạm nhập vàng
nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp giấy phép nhập khẩu vàng
nguyên liệu trong năm kế hoạch cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
căn cứ vào năng lực sản xuất và báo cáo tình hình xuất khẩu vàng trang sức, mỹ
nghệ của năm trước.
Doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng được Ngân hàng Nhà nước cấp
Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác được.
Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng có nhu
cầu nhập khẩu vàng khai thác ở nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét
cấp Giấy phép nhập khẩu vàng.
10
Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vẩy
hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm thực hiện
theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện, trình tự, thủ tục và hồ sơ cấp
Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
1.5.3 Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân
Đối với việc nhập khẩu vàng phi mậu dịch: người xuất cảnh, nhập cảnh
mang từ dưới 300 gram vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng, thỏi, khối, vàng
nguyên liệu không phải khai báo; mang từ 300 gram đến dưới 1 kg phải khai báo
trên tờ khai hành lý; mang trên 1 kg phải khai hải quan, đồng thời phải có giấy
phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với người xuất cảnh) hoặc gửi phần
vượt tại kho hải quan (đối với người nhập cảnh).

• Áp thuế
Các loại vàng, kể cả vàng mạ bạch kim, loại chưa gia công hoặc ở dạng bán
thành phẩm, dạng bột có hàm lượng dưới 99,9% áp dụng thuế suất 10% như hiện
nay. (Thông tư 111 /2011/TT-BTC)
Riêng đối với các sản phẩm bằng vàng, đồ kỹ nghệ vàng, vàng trang sức,
hoặc kim loại dát phủ vàng, bạc kim loại quý, có hàm lượng từ 80% trở lên, đồng
loạt áp dụng thuế suất 10%, thay cho mức 0% hiện nay. (Thông tư 111 /2011/TT-
BTC ).
Việc cá nhân mang vàng miếng về nước làm quà (không có mục đích buôn
bán) thuộc trường hợp nhập khẩu vàng phi mậu dịch. Thuế suất thuế nhập khẩu
vàng (các loại vàng không phải dạng tiền tệ, dưới dạng bột; dạng chưa gia công
khác như dạng khối, thỏi và thanh đúc..; dạng bán thành phẩm khác (dạng que,
thanh, hình, lá và dải..); dạng tiền tệ cùng chung mức thuế suất thuế nhập khẩu
0,5%. (Quyết định 39/2006/QĐ-BTC ngày 15/8/2006 của Bộ Tài chính)
• Xử phạt (Nghị định 95/2011/NĐ-CP)
11
Hành vi “Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ, vàng mà không có giấy
phép của Ngân hàng Nhà nước” thì bị phạt từ 300-500 triệu đồng.
Ngoài bị phạt tiền, các tổ chức kinh doanh vàng có hành vi kinh doanh,
mua bán vàng không đúng quy định của pháp luật còn có thể bị tước Giấy phép
hoạt động kinh doanh vàng thời hạn 12 tháng khi vi phạm lần đầu và tước không
thời hạn khi tái phạm…
1.6 Hiện trạng khai thác vàng ở Việt Nam
Trước tình hình giá vàng biến động mạnh với xu hướng tăng nhanh trong
những năm gần đây, việc khai thác vàng ngày càng được chú ý và trở nên “rầm
rộ”.
Với trữ lượng hơn 20 tấn vàng tại hai mỏ vàng lớn nhất ở hai huyện Phú
Ninh và Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đang được liên doanh với nước ngoài tổ
chức khai thác và chế biến sâu để phát triển kinh tế. Đó là chủ trương của tỉnh
Quảng Nam xác định trong vòng 5 năm đến.

Chỉ tính riêng tại hai khu mỏ đã được liên doanh với nước ngoài xây dựng
nhà máy chế biến vàng tại mỏ vàng Bồng Miêu huyện Phú Ninh và mỏ vàng Đắk
Sa tại huyện Phước Sơn đã xác định trữ lượng gần 20 tấn vàng thành phẩm.
Trong đó mỏ Bồng Miêu khoảng 12,388 tấnvà Đăk Sa khoảng 7,21 tấn. Đó
là chưa kể hàng chục điểm mỏ khác đã được cấp phép khai thác tại Phước Sơn,
Tiên Phước...với trữ lượng khảo sát hàng trăm tấn vàng.
Theo thống kê của UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện có 100 giấy phép
do Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Công thương và UBND tỉnh Quảng Nam cấp
thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản còn hiệu lực, riêng khai thác vàng chiếm
đến 36 giấy phép.
Điều đáng quan tâm hiện nay là tình trạng khai thác khoáng sản trái phép,
chủ yếu là khai thác vàng vẫn còn diễn ra tràn lan tại địa bàn các tỉnh như: Bắc
Cạn, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắc Lắc – Kon Tum…vẫn chưa được
kiểm soát. Ban đầu, những người dân bản địa với vật dụng thô sơ đào đãi bằng thủ
công. Do việc khai thác mang lại lợi nhuận cao, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đóng
những con tàu lớn, dùng máy móc hiện đại vào khai thác. Đa số đều không đăng
ký với cấp có thẩm quyền.
12
Chẳng hạn như việc khai thác vàng sa khoáng trái phép ở Đắk Glei khác
với mọi năm, đào đãi vàng đã được “hiện đại hóa” gần như tất cả các khâu và
“nhân dân địa phương kết hợp với một số người vùng khác đến lén khai thác trái
phép”, đa phần người trực tiếp khai thác là dân địa phương nhưng chỉ là làm thuê
cho người vùng khác. Bên cạnh việc đầu tư máy móc hoặc ứng vốn, họ còn tổ
chức thu mua vàng cho dân nên rất khó phát hiện, và tình trạng ngày càng phức
tạp.
Đối với tỉnh Nghệ An, người dân còn sử dụng tàu tự đóng (gọi là tàu Cuốc)
đưa vào khai thác trái phép trên các tuyến trên sông Hiếu. Ban đầu, những người
dân bản địa với vật dụng thô sơ đào đãi bằng thủ công. Do việc khai thác mang lại
lợi nhuận cao, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đóng những con tàu lớn, dùng máy
móc hiện đại vào khai thác. Đa số đều không đăng ký với cấp có thẩm quyền.

Thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính trong vòng hơn 20 năm qua, tình trạng khai
thác vàng trái phép đã làm thất thoát khoảng hàng trăm tấn vàng. Đó là chưa tính
đến việc tàn phá rừng đầu nguồn, ô nhiễm nguồn nước do chất độc hại từ khai
thác vàng thải ra.
1.7 Dự trữ trữ lượng vàng:
Theo ước tính của Gold Field Mineral Services , tổng lượng vàng khai thác
trên thế giới từ xưa đến nay ( 31/12/2010) là 166.000 tấn (đến năm 2000 là 140.000
tấn và từ đó đến nay mỗi năm tăng khoảng 2.600 tấn).
Theo hãng tin CNBC, các ngân hàng trung ương, định chế tài chính quốc tế và
chính phủ các nước được cho là đang nắm 16,5% tổng lượng vàng của thế giới, vào
khoảng 30.160 tấn.
Dưới đây là 10 quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính nắm giữ lượng vàng
nhiều nhất thế giới, theo công bố của hãng tin CNBC trên cơ sở báo cáo tháng 7/2011
của Hội đồng Vàng Thế giới.
1. Mỹ
Giá trị: 459,04 tỷ USD
Tổng dự trữ: 8.965,6 tấn
13
2. Đức
Giá trị: 191,89 tỷ USD
Tổng dự trữ: 3.747,9 tấn
3. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
Giá trị: 158,77 tỷ USD
Tổng dự trữ: 3.101,3 tấn
4. Italy
Giá trị: 138,33 tỷ USD
Tổng dự trữ: 2.701,9 tấn
5. Pháp
Giá trị: 137,4 tỷ USD
Tổng dự trữ: 2.683,8 tấn

6. Trung Quốc
Giá trị: 59,47 tỷ USD
Tổng dự trữ: 1.161,6 tấn
7. Thụy Sỹ
Giá trị: 58,68 tỷ USD
Tổng dự trữ: 1.146,2 tấn
8. Nga
Giá trị: 46,85 tỷ USD
Tổng dự trữ: 915,2 tấn
9. Nhật Bản
Giá trị: 43,17 tỷ USD
Tổng dự trữ: 843,3 tấn
10.Hà Lan
Giá trị: 34,56 tỷ USD
Tổng dự trữ: 674,9 tấn
Ước tính chỉ còn khoảng 50.000 tấn vàng vẫn nằm trong các mỏ.
Hình 1: Tỷ trọng vàng thế giới
1.8 Cung và cầu vàng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×