Đề bài: Tìm hiểu thông tin về thị trường lao động.
Bài làm
I. Lời mở đầu.
Thị trường lao động là vấn đề quan tâm của tất cả các bộ phận, các
nhóm xã hội đặc biệt các cá nhân trong độ tuổi lao động. Hiện nay chúng
ta nghe rất nhiều thông tin như: “Một nghịch lý trong thị trường lao
động là vừa thiếu, vừa thừa lao động - người thất nghiệp gia tăng
nhưng doanh nghiệp cũng vẫn không tuyển được lao động, Thị trường
lao động Việt Nam: thiếu vẫn thiếu và thừa vẫn thừa, hiện tượng thừa
thầy thiếu thợ”. Tại sao vậy? đó không chỉ là câu hỏi chỉ dành cho các bậc
quản lý mà cho mọi người: nhà giáo dục, người lao động,…
Việt Nam có tỷ lệ lao động thất nghiệp thấp và đang ở thời kỳ dân số
vàng. Đó là lợi thế vì Việt Nam không phải đối mặt với tình trạng dân số
già, khan hiếm lao động trẻ. Nhờ vậy, Chính phủ Việt Nam sẽ tiết kiệm
được nguồn chi để đầu tư phát triển thị trường lao động. Tuy nhiên, Việt
Nam đang đứng trước thách thức phải chuyển đổi cơ cấu lao động-từ
thâm dụng (sử dụng nhiều lao động phổ thông, tay nghề thấp) sang lao
động tinh có kỹ năng, tay nghề kỹ thuật cao.
Để phát triển thị trường lao động theo hướng năng động, tạo nhiều cơ
hội việc làm bền vững, thu nhập ổn định thì Việt Nam phải phải làm gì?
Nghiên cứu về thị trường lao động là chúng ta đang trang bị hành trang
cho bản thân trước khi trở thành lực lượng lao động chính, từ đó có những
định hướng, sự chuẩn bị cho bản thân trước những thách thức của xã hội.
Đối với các nhà quản lý, nhà giáo dục nghiên cứu thị trường lao động
là sự chuẩn bị tốt nhất cho nguồn nhân lực trong tương lai và giải quyết
những thắc mắc và vấn nạn trên.
II. Nội dung.
1. Lao động và thị trường lao động.
Lao động là gì?
Lao động, trong kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản
xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người
có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp
hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ
khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao
động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả
cho người lao động. Mức tiền công chính là mức giá của lao động.
Thị trường lao động:
Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường,
trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự
do và một bên là người có nhu cầu sử dụng lao động. Sự trao đổi này
được thoả thuận trên cơ sở mối quan hệ lao động như tiền lương, tiền
công, điều kiện làm việc...thông qua một hợp đồng làm việc bằng văn
bản hay bằng miệng.
2.Thị trường lao động Việt Nam hiện nay.
Dân số Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng nhưng lại tồn tại rất
nhiều bất cập.
(số liệu về dân số và lao động của tổng cục thống kê)
Thị trường lao động ở Việt Nam mất cân đối nghiêm trọng
giữa cung và cầu. Chất lượng lao động và năng suất lao động thấp. 2/3
trong tổng số việc làm không bền vững… Đó là những vấn đề được xới
lên tại Hội thảo đề án phát triển thị trường lao động Việt Nam (2011-
2020) do Bộ LĐTB-XH và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa tổ chức
tại TPHCM.
∗ Việc làm thiếu bền vững
Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị
trường lao động ở Việt Nam phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng,
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thế nhưng, do mới hình thành
và phát triển chưa đồng bộ, nên thị trường lao động Việt Nam đang bộc lộ
nhiều yếu điểm lẫn mâu thuẫn, trong đó nghiêm trọng nhất là mất cân
bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp. Trong khi chúng ta dư
thừa sức lao động ở nông thôn thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp, các
ngành dịch vụ trung cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng.
Phân tích về thực trạng thừa thiếu việc làm, GS-TS Nguyễn Bá
Ngọc (Phó Viện trưởng Viện Khoa học lao động - xã hội) cho rằng, tổng
việc làm của nền kinh tế tăng nhưng chưa tương xứng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Cụ thể, những năm vừa qua hệ số co giãn việc làm ở nước
ta chỉ đạt mức trung bình 0,28% (tức là khi GDP tăng thêm 1% thì việc
làm chỉ tăng 0,28%), so với các nước trong khu vực hệ số co giãn việc
làm còn thấp. Điều này có nghĩa là tăng trưởng chưa tạo ra nhiều việc
làm, đem lại lợi ích cho người lao động.
Hiện cả nước vẫn còn trên 50% lao động làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là một nước kém phát triển
và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn trầm trọng (chiếm tỷ trọng
gần 97% trong tổng số lao động thiếu việc làm chung).
Mặc dù, sự chuyển dịch cơ cấu lao động đã có tín hiệu tích cực
nhưng chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc phân phối,
sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế mất cân đối. Cụ thể, ở khu
vực ngoài nhà nước sử dụng (trên 87%) lao động xã hội, nhưng đại bộ
phận làm việc ở hộ cá thể, sản xuất nhỏ phân tán, phi chính thức với trình
độ công nghệ, phương thức sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp.
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ việc làm không bền vững chiếm tỷ lệ
2/3 hoặc 3/4. Tình trạng việc làm khu vực phi chính thức (chiếm tỷ lệ
70% trong tổng số việc làm) nhưng không được hưởng chính sách an sinh
xã hội, luôn đối mặt với việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, ít được bảo vệ.
Đó là cái vòng luẩn quẩn trong bức tranh chung của thị trường lao động
Việt Nam: chất lượng lao động thấp dẫn đến lương thấp, năng suất lao
động thấp và cuối cùng cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Thị trường lao động Việt Nam vẫn sử dụng nhiều lao động phổ
thông tay nghề thấp.
∗ Xóa bỏ rào cản hành chính.
Mặc dù cơ chế và chính sách tiền lương đã đổi mới và nhiều lần
điều chỉnh theo định hướng thị trường, nhưng mức lương tối thiểu và cơ
bản mới chỉ đáp ứng 60%-65% nhu cầu cơ bản của người lao động (thấp
hơn mức lương trả trên thị trường, gần với ngưỡng nghèo). Nhìn chung,
hệ thống thang bảng lương hiện hành rườm rà, phức tạp và chưa theo kịp
sự phát triển của thị trường sức lao động.
Nhiều ý kiến cho rằng muốn phát triển thị trường lao động bền
vững trong 10 năm tới thì phải có quan điểm, định hướng đúng và quan
tâm giải quyết những tồn tại, bất ổn của nó.
Ông Trần Văn Thiện, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển
nguồn nhân lực (ĐH Kinh tế) đặt vấn đề: nếu coi sức lao động là hàng
hóa đặc biệt, nhà nước không nên can thiệp sâu, để nó tự vận hành, đáp
ứng yêu cầu hội nhập thị trường lao động quốc tế.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng hiện có rất nhiều rào cản về hành chính
đang cản trở sự phát triển, lưu thông của thị trường lao động. Vì thế, việc
xóa bỏ các rào cản hành chính, phân khúc thị trường lao động cần được
xem xét và hướng tới giảm dần sự can thiệp của nhà nước.
Ở vai trò quản lý, điều tiết thị trường lao động, Nhà nước cần đầu
tư thích đáng vào phát triển cơ sở hạ tầng của thị trường lao động (cập
nhật thông tin, tư vấn giới thiệu việc làm, kết nối cung cầu về lao
động…); phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội thông qua
giáo dục, đào tạo nghề nghiệp; hỗ trợ lao động yếu thế tham gia vào thị
trường lao động.
Khi đã tạo được sân chơi bình đẳng cho người lao động trong thị
trường lao động, chúng ta sẽ giải được bài toán nhân lực: giá nhân công
cao, việc làm ổn định, năng suất lao động tăng, kinh tế phát triển bền
vững.
Một nghịch lý trong thị trường lao động là vừa thiếu, vừa
thừa lao động - người thất nghiệp gia tăng nhưng doanh nghiệp cũng vẫn
không tuyển được lao động.
Tình hình kinh tế khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc
lâm vào tình trạng khó khăn; buộc doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản
xuất và cắt giảm lao động làm cho hàng ngàn người rơi vào tình trạng thất
nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng không tuyển được lao
động do lạm phát tăng cao, mức lương không đủ sống nên không thu hút
được lao động.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, hiện có 20%
doanh nghiệp bị phá sản, 60% giảm doanh số và phải cắt giảm lao động,
số còn lại hoạt động khó khăn.
Trung tâm giới thiệu việc làm TP HCM cho biết: Từ đầu năm đến
nay đã có hơn 70.000 người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, tương đương
với số lượng đăng ký thất nghiệp của cả năm 2010.
Bên cạnh số người thất nghiệp gia tăng do doanh nghiệp thu hẹp
sản xuất, giảm nhân lực thì vấn đề lạm phát tăng cao, lương công nhân
không được cải thiện cũng khiến một số lớn công nhân nghỉ việc và làm
cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động. Tình hình này dẫn
đến một nghịch lý trong thị trường lao động là vừa thiếu, vừa thừa lao
động – người thất nghiệp gia tăng nhưng doanh nghiệp cũng vẫn không
tuyển được lao động.
Ông Nguyễn Tấn Định, Phó ban quản lý KCN-KCX TP HCM cho
biết: Hiện nay, ở các khu công nghiệp rất nhiều doanh nghiệp đăng tuyển
lao động với số lượng lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp thiếu
hụt lao động thật sự và đăng tuyển lao động thì cũng có rất nhiều doanh
nghiệp chỉ đăng tuyển “ảo” để thể hiện quy mô hoạt động của mình còn
thực tế số tuyển thấp hơn nhiều so với số đăng tuyển. Có những doanh
nghiệp đủ lao động vẫn để bảng đăng tuyển lao động để thể hiện quy mô
hoạt động của mình.
Vì vậy, người lao động nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định thay
đổi chỗ làm và nên tập trung tâm huyết, đầu tư học hỏi và ổn định chỗ
làm để tự tạo cơ hội phát triển cho mình, thay vì mất thời gian, công sức
và cả chi phí để “nhảy việc”.
Thị trường lao động Việt Nam thiếu vẫn thiếu và thừa vẫn thừa:
Thị trường lao động tại Việt Nam trong năm 2011 còn tồn tại nhiều
nghịch lý, như tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, chưa thoát khỏi sự mất
cân đối về cung cầu, mang tính chất địa phương, cục bộ, khiến doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động.
Tình trạng này đang được báo chí trong nước lên tiếng báo động và
cho đó là một sự chênh lệch khá lớn, vì hiện giờ trong Nam thiếu lao
động, còn ngoài Bắc thì lại có thừa.
∗ Thiếu lao động có nghề, thừa lao động không nghề
Thiếu trầm trọng lao động chuyên môn
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, 68% doanh
nghiệp không hài lòng với khả năng và kiến thức của đội ngủ cán bộ kỹ
thuật.
Nhân lực có trình độ chuyên môn khan hiếm là tình trạng chung
đồng thời là bài tóan nan giải của các ban ngành sản xuất công nghiệp.
Tại nhiều địa phương hiện có tình trạng dư lao động, trong lúc tỷ lệ
thất nghiệp cao, nơi khác lại thiếu hụt nguồn lao động, nhất là những
ngành cần có kỹ thuật tương đối cao. Đó là tình trạng của “Thiếu lao động
có nghề, thừa lao động không nghề”.
Cái đó là khuyết điểm của công tác đào tạo cho người lao động từ
nhiều năm nay, thế lại còn có trường hợp là ở một số tỉnh miền Nam, lao
động có tay nghề nhưng người ta lại bỏ về địa phương khác, bởi vì ở
những nơi đó, tiền lương không đủ sống, các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt,
giải trí, bảo hộ, y tế… của người lao động không được bảo đảm, cho nên
người lao động có tay nghề, người ta cũng bỏ. Doanh nghiệp ở một số nơi
có lao động tay nghề nhưng người ta bỏ, nên lại đi tuyển người mới vào,
cũng không được.
Vấn đề có lao động hay không, liên quan đến việc người lao động
tay nghề ấy có phù hợp với nơi tuyển dụng, có cần thiết hay không, thứ
hai nữa là những điều kiện làm việc, cung cấp cho người lao động có thỏa
mãn được yêu cầu của người ta không, thì dù rằng có tay nghề, người ta
cũng bỏ đi nơi khác. Anh phải đi tuyển những người lao động có tay nghề
khác, nhưng chưa chắc đã tuyển được.
Làm sao phải đẩy mạnh việc đào tạo lao động, cái chung nhất là
phải đào tạo theo yêu cầu của thị trường, chứ không phải đào tạo theo
sách vở, bài bản, trường lớp. Đào tạo lao động gắn với sử dụng, ở từng
ngành nghề, từng địa phương khác nhau.