Diễn đàn dạy và học:
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
Đề tài :
Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cặp phụ âm đầu d / gi
Các dấu thanh : hỏi ( ? ) , ngã (~)
I. §Æt vÊn ®Ò :
Phân môn chính tả trong nhà trường tiểu học rất quan trọng là cơ sở cho học sinh học lên các
lớp trên . Dạy chính tả là nhằm giúp học sinh có hiểu biết về quy tắc chính tả cũng như thói
quen viết đúng chính tả . Viết đúng chính tả chứng tỏ đó là người có trình độ văn hóa về mặt
ngôn ngữ . Đồng thời để nâng cao chất lượng dạy và học , viết chính tả đúng ,đẹp cũng góp
phần làm cho những bài viết của học sinh đạt điểm cao và còn góp phần khích lệ học sinh ham
học .Ngòai ra chữ viết còn phải đúng kiểu chữ , đúng ký mã , bên cạnh còn bắt buộc học sinh
nắm đúng luËt chính tả . Chữ viết đẹp , đúng chính tả góp phần rèn luyện cho học sinh một số
phẩm chất tốt như tính cẩn thận , tinh thần kỷ luật , óc thẩm mỹ , lòng tự trọng , bồi dưỡng cho
các em lòng yêu quý chữ viết Tiếng Việt , không những ở phân môn chính tả mà còn ở những
môn học khác . Vì vậy mục đich chính mà trong năm học qua , tôi đã chú ý nhiều đến việc rèn
luyện môn chính tả cho học sinh và chọn đề tài cho môn chính tả . Vì năng lực còn hạn hẹp tôi
xin giới hạn ở trọng điểm cặp phụ âm đầu d/gi - các dấu thanh ? / ~.
II.Th ùc tr ¹ng :
Đầu năm học 2008-2009 , tôi được BGH trường phân công dạy lớp 5 , lớp 5 của tôi gồm có 30
học sinh , trong đó 3,3%học sinh giỏi , 33,3% học sinh khá , 40% học sinh trung bình , còn lại
là học sinh yếu .
1.Thuận lợi :
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu và bạn bè đồng nghiệp . Trường lớp khang
trang ,đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ .
-Bản thân yêu nghề , tận tụy vì học sinh thân yêu
-Các em yêu thích học tập
2. Kh ã kh ¨n :
Diễn đàn dạy và học:
Bên cạnh nh÷ng thuËn lîi ®ã vẫn còn một số tồn tại trong việc giảng dạy của tôi . nhất là trong
môn chính tả , các em học sinh dân tộc viết sai rất nhiều đối với cặp phụ âm đầu d / gi ; dấu
thanh ? ~.
III.Giải quyết vấn đề :
1. Kế hoạch và biện pháp chung :
Xuất phát từ tình hình thực tế trên , để hình thành kỹ năng viết chính tả thành thạo cho học sinh
và nâng cao chất lượng cho giờ chính tả , tôi đã làm những việc sau đây :
Đối với bản thân tôi để đáp ứng phần kiến thức và nhận thức lúc nào tôi cũng học hỏi ở đồng
nhgiệp , các thầy cô giáo lâu năm trong nghề và tham khảo tài liệu để trang bị cho mình những
kiến thức về ngữ âm học .Nếu thầy cô đọc đúng thì trò viết đúng và ngược lại thầy cô đọc sai
thì rò viết sai . Bên cạnh đó tôi đặc biệt quan tâm đến phương ngôn trong chính tả . Bởi vì tiếng
địa phương ở từng vùng có ảnh hưởng rất lớn đến việc viết chính tả . Do đó khi dạy chính tả tôi
vận dụng những điều đã học hỏi được ở các bậc thầy cô cùng tư liệu tham khảo được và nắm
được tình hình lỗi phổ biến của học sinh ở địa phương mình để giúp học sinh phát hiện những
đặc điểm của từng lọai lỗi trên hoặc mẹo chính tả để các em ghi nhớ một cách có hệ thống .
Vậy muốn vận dụng những việc đã học hỏi được để thực hành những điều cơ bản khi dạy môn
chính tả cho học sinh lớp tôi .
Lớp tôi hầu hết là người dân tộc hay mắc lỗi những cặp phụ âm đầu d / gi , dấu ? ~ . Từ đó , tôi
xác định được một số lỗi chính tả đặc thù mà tôi cần phải lưu ý để giúp học sinh giảm bớt viết
sai bằng hình thức sau :
Việc thứ nhất tôi giúp các em nắm được quy tắc chính tả khi nói và viết . Tôi không câu nệ bất
cứ lúc nào hoặc trong trường hợp nào , chỉ cần có dịp cô trò quây quần bên nhau , tiếp xúc
nhau .
Ví dụ trong giờ ra chơi cô trò gặp gỡ nhau cùng nói chuyện . Tôi hỏi các em thường ở nhà có
hay làm cá giúp đỡ bố mẹ không ? dùng cái gì để làm cá ? Học sinh trả lời “ dao “ . Xong tôi
lại đố chữ “ dao “ có phụ âm đầu là âm nào ? hoặc tôi đố các em tiếng nào có nghĩa khác với
tiếng “ dao “ mà có phụ âm đầu là âm “ gi “ ? đố em nào biết ? Thế là cô trò chúng tôi cùng
nhau xác định để tìm từ có tiếng “ giao “ . Ví dụ : giao việc , giao nhau , giao tuyến , giao thiệp
, giao thông . . . . Trong tất cả các môn học tôi đều tận dụng để đạt được mục đích của mình là
làm sao cho các em viết đúng chính tả . Ví dụ như tron giờ tập đọc , có từ “ da trời “ .; tôi hỏi
học sinh có tiếng “ da “ nào khác phụ âm đầu “ gi “ không ? Như vậy lần lượt học sinh tìm
được từ : “ gia dình “ , “quốc gia “ , “ gia súc “ . Tương tự trong những giờ từ ngữ chẳng hạn
như bài “ từ gần nghĩa “ các em lại so sánh tìm những tiếng “ giang “ hoặc “ dang “ sau đó học
sinh đọc lại và viết lên bảng cho tôi xem , lúc đó tôi hướng dẫn các em tìm hiểu nghĩa của các
từ trong câu để các em khắc sâu hơn . Nhưng đến tiết tả chính tả thì tôi giải nghĩa và cho học
Diễn đàn dạy và học:
sinh so sánh từ . Ví dụ như “ cơn bão “ , “ dạy bảo “ rồi phân tích . Bên cạnh phần uốn nắn cho
học sinh dân tộc phát âm tôi cũng không xem nhẹ bởi đây là phần quan trọng , tôi phải phân
tích và so sánh cho học sinh nắm rõ một cách chính xác trước khi viết chính tả . Để tránh
trường hợp các em đọc sao ghi vậy. Đối với học sinh tiểu học , đặc biệt là học sinh lớp 5 , ngòai
việc rèn kỹ năng đọc , nghe , viết . Trước hết các em còn phải hiểu nghĩa và phân biệt rõ ràng
các từ có phụ âm đầu d / gi . Dấu thanh ? , ~ . học sinh phát âm chính xác thì mới viết đúng
chính tả . Các em sẽ gặp nhiều thuận lợi cho quá trình học tập ở lớp trên và giao tiếp bằng văn
tự trong sinh hoạt xã hội .
Ngoài ra về mặt tâm lí học sinh bậc tiểu học , việc đạt điểm tốt cũng có một phần tác động
không nhỏ đối với các em . Vì thế thông qua dạy học , tôi thường tổ chức các họat động ngòai
lớp , ngoài trường , tạo cơ hội cho học sinh tích cực họat động học tập , vui chơi ; như tôi cho
các em chia nhóm để tìm từ ngữ có phụ âm đầu d / gi . Dấu ?/~ . Nhóm nào tìm đúng và nhanh
tôi cho điểm tối đa . Trong giờ học tôi cũng lồng hgép những trò chơi có yêu cầu so sánh trên
nhằm giúp học sinh khắc sâu vào trí nhớ , nắm vững kiến thức hơn khi viết chính tả .
2. Biện pháp cụ thể :
Đối với giáo viên cần phải phát âm chuẩn và rõ ràng . Kịp thời sửa lỗi mà học sinh dân tộc
thường phát âm sai do sự nhầm lẫn .
Tạo không khí học mà chơi – chơi mà học nhưng không lệch trọng điểm .
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành tìm hiểu để nắm kỹ từng đối tượng học sinh qua đó tôi
đưa ra biện pháp sửa sai cho học sinh
Để tránh tình trạng các em đọc sao viết vậy , trước khi viết chính tả vào vở tôi cho học sinh
luyện viết vào bảng con ; kết hợp phát âm những tiếng có phụ âm đầu là “ d “ và “ gi “ và ghi
nhớ mẹo sau :
-Trong từ Hán – Việt , các từ mang thanh ngã , thanh nặng thì bắt đầu bằng D . Các từ mang
thanh hỏi , thanh sắc thì bắt đầu bằng Gi
Ví dụ : dạhương , dũng cảm , giải thích , giám sát , . . .
-Trong từ láy Tiếng Việt nếu tiếng thứ nhất có âm đầu L thì tiếng thứ hai viết là D
Ví dụ : lim dim , lò dò , lỏ , dở , . . .
.Bên cạnh đó tôi cũng hướng dẫn học sinh nắm kĩ về luật hỏi , ngã
a. Phân biệt ? / ~ trong từ láy Tiếng Việt .
-Viết dấu ~ nếu một trong hai tiếng của từ láy có dấu huyền hoặc dấu nặng .
Diễn đàn dạy và học:
- Nếu hai tiếng đều có thanh giống nhau cần dựa vào tiếng gốc để xác định dùng ? hay ~
- Viết dấu ? nếu một trong hai tiếng của từ láy có dấu sắc hoặc không dấu .
Ví dụ : Suồng sã , nghĩ ngợi , lủng củng , cũ kĩ , bướng bỉnh , lẻ loi , . . .
b. Phân biệt ? / ~ trong từ Hán – Việt
- Các từ Hán – Việt có phụ âm đầu là M , N , Nh , V , L , D , Ng / Ngh đều viết dấu ~ theo luật :
“ Mình nên nhớ viết liền dấu ngã “
Ví dụ : M : mãn khóa , mẫu số , . . .
N : truy nã , nỗ lực , . . .
Nh : nhẫn nại , nhiễm độc , . . .
V : vũ lực , vãng lai , . . .
L : lãnh đạo , lễ độ , . . .
D : dã man , bồi dưỡng , . . .
Ng / Ngh : nhân nghĩa , ngôn ngữ , . . .
Ngoài ra giáo viên còn phải cung cấp một số dạng bài tập chính tả
* Điền vào chỗ trống d hay gi :
Cái . . .ỏ . . .a dẻ
Giành . . .ụm cô . . .áo
* Đặt dấu x trước từ viết đúng
Ngoan ngoản Võn vẹn Tỉ mĩ
Ngoan ngoãn Vỏn vẹn Tỉ mỉ
* Viết 10 từ láy có tiếng mang thanh ? va 10 từ láy có tiếng mang thanh ~
Đồng thời giúp các em sửa chữa trong những giờ viết chính tả nếu những từ ngữ nào có phụ âm
đầu và dấu thanh trên , tôi gọi những em đó đứng lên phát âm , phân tích và giải nghĩa từ .
Khâu thi đua đọc đúng , rõ , phát âm chuẩn tôi cũng tận dụng trong giờ chính tả . Những em
D Trọng , Cúp , Rốt , Thiện , Dung , Dzân tôi đặc biệt quan tâm và chú ý nhiều nhất .
Diễn đàn dạy và học:
IV. Kết quả đạt được :
Nhờ áp dụng biện pháp trên mà các em không còn viết sai chính tả ở phụ âm đầu d / gi , viết
đúng dấu hỏi / ngã . Nhìn chung lớp tôi chủ nhiệm giữa kì I học đạt 87% trên trung bình .
V. Bài học kinh nghiệm :
Sau thời gian áp dụng và nghiên cứu , tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm như sau :
- Muốn dạy học sinh viết chính tả , giáo viên phải tìm cho đúng nguyên nhân viết sai chính tả
của từng học sinh . Học sinh của mình hay viết sai chính tả ở âm nào ? Thanh nào ? Thuộc địa
bàn nào ? Sau đó lựa chọn nội dung và phương pháp rèn chính tả hợp lí để giúp các em từng
bước . Đòi hỏi giáo viên phải kiên trì trong thời gian , thậm chí trong cả năm học để các em đạt
được mục đích .
- Điều chủ yếu là giáo viên phải phát âm đúng , rõ ràng , viết đúng thì mới dạy đúng cho học
sinh . Bởi vì chữ viết và ngôn ngữ đọc của giáo viên cũng chính là chữ mẫu cho học sinh noi
theo .
- Ngòai ra giáo viên còn phải cải tiến cách dạy sao cho sát đối tượng , hướng dẫn các em tỷ mỉ
hơn , kết hợp hình ảnh trực quan , sử dụng vốn sống của học sinh giúp cho việc ghi nhớ lâu dài
hơn . Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra và ghi lại kết quả theo dõi cụ thể những tiến bộ của
học sinh để có biện pháp động viên và uốn nắn thêm .
- Song song rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh . Ở bất cứ môi trường nào , môn học
nào ta cũng đều sửa lỗi chính tả cho học sinh bằng cách hướng cho các em phát âm đúng rồi sẽ
viết đúng . Qua đó giáo viên cần khuyến khích , động viên cho các em đạt điểm tốt , hướng cho
các em con đường phấn đấu và ý chí để thực hiện ước mơ , đạt cả hai mặt : “ Vừa hồng vừa
chuyên “
…… , ngày 11 tháng 09 năm ……
Diễn đàn dạy và học:
Người thực hiện
Tài liệu tham khảo :
- Tự điển chính tả NXB thành phố Hồ Chí Minh
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 NXB đại học sư phạm Hà Nội
- Tiếng Việt thực hành NXB thành phố Hồ Chí Minh