Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.97 KB, 6 trang )

Một số kinh nghiệm làm thế nào để giúp học sinh rèn luyện viết đúng chính tả
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường tiểu học là nơi đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người
mới có trình độ văn hoá và cũng là nơi có trách nhiệm rèn luyện cho các em
việc giữ gìn và sử dụng đúng ngôn ngữ Tiếng Việt.Chính từ nơi đây nhà
trường đã đào tạo nền móng đầu tiên cho học sinh biết gữi gìn, biết bảo vệ
và phát triển ngôn ngữ của dân tộc. Vì vậy dạy cho học sinh về tiếng việt
một cách cơ bản có hệ thống là một điều hết sức quan trọng. Trong quá trình
giảng dạy môn Tiếng Việt điều cơ bản nhất là làm thế nào cho học sinh, đọc
đúng biết dùng từ chính xác, đặt câu đúng ngữ pháp. Biết sử dụng đúng nội
dung để diển đạt những điều mình muốn nói bằng các ngôn ngữ thích hợp,
chính xác làm cho người đọc, người nghe hiểu được dể dàng.
Vì vậy trang bị cho học sinh một hệ thống tri thức ngôn ngữ của
Tiếng Việt qua các kĩ năng đọc, nói, viết để làm công cụ cho các môn khoa
học khác, làm công cụ giao tiếp trong xã hội.
Đặc biệt trong thời gian gần đây giáo dục cho học sinh về môn Tiếng
Việt đã được chú trọng, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế,sự tiếp thu của học
sinh còn có mức độ.Tình trạng học sinh phát âm chưa được chuẩn,việc rèn
cho học sinh viết đúng chính tả để diển đạt nội dung đúng là một điều hết
sức quan trọng.Tình trạng viết sai lỗi chính tả của học sinh còn nhiều.Tình
trạng này do các em phát âm không chuẩn, không đúng, nghe không chính
xác dẫn đến viết sai lỗi chính tả.
Làm thế nào để các em biết phát âm đúng, viết đúng chính tả, viết
đúng ngữ pháp Tiếng Việt.Biết phân biệt nghĩa được các từ đó là điều băn
khoăn, lo lắng đối với người làm công tác giáo dục. Vậy việc rèn luyện
chính tả cho học sinh là vấn đề cần thiết nhất tạo cho học sinh viết đúng chữ
Việt.Hiện nay trình độ học sinh nắm và viết Tiếng Việt còn thấp.Bên cạnh
những học sinh viết đúng nói rõ ràng mạch lạc, còn có học sinh chưa biết
dùng và viết đúng Tiếng Việt một cách thành thạo để diễn đạt ý nghỉ của
mình, nhiều em phát âm sai, viết sai chính tả, dùng từ không đúng, không
biết đặt câu, chấm câu do không nắm vững Tiếng Việt, nên lời nói, lời văn


của các em còn rời rạc.Tất nhiên là giáo viên ai cũng dễ dàng nhận thấy
những sai sót đó.
I.Thuận lợi – Khó khăn:
1.Thuận lợi: Số lượng học sinh vừa đủ, đi học đúng độ tuổi, các em
chăm chỉ học, học lực của các em đồng đều, chữ viết rõ ràng, phần lớn
các em biết trình bày.
Phụ huynh quan tâm đến con em chu đáo, nhiệt tình.
2.Khó khăn: Hoàn cảnh gia đình những em ở thôn cam phú 3 thuộc
gia đình hộ nghèo nên một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con
em mình.
Giáo viên thể hiện: Lê Thị Thanh Hoa
1
Một số kinh nghiệm làm thế nào để giúp học sinh rèn luyện viết đúng chính tả
Một số em do ảnh hưởng phương ngữ của địa phương nên phát âm sai
dẫn đến khi các em viết còn sai nhiều.
Do các em tiếp xúc với đời sống xung quanh người ta phát âm không
đúng.
Địa bàn học sinh ở rộng, không tập trung, bố mẹ thường đi làm ăn xa nên
phần nào cũng ảnh hưởng đến khi giáo viên đi thực tế đến phụ huynh.
II. Phương pháp:
Về phương pháp rèn luyện :Làm thế nào để giúp học sinh rèn luện viết
đúng chính tả .Tôi chú trọng hai phương pháp lớn.
1.Phương pháp khảo sát điều tra.
Phương pháp này nhằm bắt lỗi của học sinh thường hay mắc phải.Thống
kê lại toàn bộ những lỗi học sinh hay mắc phải sai lầm khi viết hoặc khi phát
âm thường không chuẩn theo từng vùng, từng điạ phương, nói theo thói
quen,theo kiểu “nói thế nào viết thế ấy”
2.Phương pháp luyện tập
Phương pháp này nhằm rèn luyện cho học sinh thành thạo về khâu phát
âm đúng để từ đó phát âm chuẩn và viết đúng từ, câu.Phân biệt được dấu hỏi

(?) dấu ngã(~) từ đó giúp các em viết đúng chính tả.
3.Đối tượng nghiên cứu:
Là những học sinh lớp 5A do tôi phụ trách ngay bước đầu đã viết và
đã thực hành từ buổi học đầu tiên và kĩ năng luyện viết chính tả của các em
còn chậm , nhiều em viết sai nhiều như em Hoà, Quang, Hải ,Thái, Cương,
Thanh....Cho nên tôi luôn trăn trở là làm thế nào để giúp các em đó rèn luyện
viết đúng chính tả.
4.Phạm vi nghiên cứu:
Nhũng vấn đề nghiên cứu của tôi là những em học sinh lớp 5A do tôi chủ
nhiệm và trực tiếp giảng dạy ở thời kì cuối bậc tiểu học tạo điều kiện cho các
em học các lớp trên phải biết phát âm đúng, viết chính tả đúng và viết đúng
ngữ pháp Tiếng Việt.
III. Giải pháp:
Việc rèn luyện kỹ năng nghe, đọc nó là điều kiện cần thiết để giúp các
em rèn luyện viết đúng chính tả. Vì vậy rèn luyện đọc cho học sinh viết đúng
chính tả đã đạt ra trong sự suy nghĩ của tôi là một giáo viên giảng dạy bậc
Tiểu học. Làm thế nào đây để sau này các em lên lớp trên có một vốn từ ngữ
nhất định nói, viết đúng đúng chính tả là điều tôi đang quan tâm đến. Lớp
5A tôi chủ nhiệm 20 học sinh trong đó có 12 em nam, 8 em nữ, các em tiếp
xúc chậm, chữ viết lại cẩu thả, không rõ ràng. Hơn nữa các em lại sống ở
vùng nông thôn, phần lớn hay sử dụng các từ địa phương nên khi viết các
em lại sử dụng loại từ này không hợp nghĩa. Tính không cẩn thận, địa bàn lại
không tập trung, sau khi nhận công tác chủ nhiệm lớp, ngay từ tuần đầu tôi
đã nắm bắt chất lượng học tập của các em, qua những lần chấm bài tôi đã
phát hiện ra các em viết chính tả sai nỗi, viết không đúng từ một cách trầm
Giáo viên thể hiện: Lê Thị Thanh Hoa
2
Một số kinh nghiệm làm thế nào để giúp học sinh rèn luyện viết đúng chính tả
trọng. Bên cạnh viết sai lỗi chính tả có những em đã mắc phải từ lớp dưới
thậm chí các em đọc còn đánh vần từng từ, phát âm không chuẩn như em

Quang, Thanh Hoà. Từ tình hình thực tế như vậy tôi quyết định giúp các em
chữ viết không đúng chính tả qua từng bài học, và qua môn Tiếng việt.
Bước 1:
Tôi phân chia các đối tượng theo từng nhóm tuỳ theo các em mắc phải
lỗi. Từ khảo sát thực tế tôi đã rút ra được các lỗi chính tả do các em mắc
phải sau:
- Lỗi chưa phân biệt các dấu hỏi, ngã.
- Lỗi do vi phạm các quy tắc về chính tả.
- Lỗi các phần khó như viết các vần có nguyên âm đôi uê, uơ, ua, ... ênh,
ươn, ương ...
- Lỗi do viết tắt.
- Lỗi do phát âm sai về phụ âm đầu như: L, N, D, Gi, X, S
- Lỗi do không nhớ chính xác, hay quên mặt chữ nên đành chấp nhận nói sao
viết vậy.
Ví dụ: ngẫn ngơ
Nghe: nge
Hay i là bán âm: thi sĩ, y tá
Bước 2:
Nguyên nhân của sự mắc lỗi chính tả từ khi viết.
Trong loại lỗi trên các em thường mắc phải loại lỗi sau:
Sai viết các phụ âm đầu: C/K/Q, Ng/Ngh, D/Gi/R
Sở dĩ các em có sự lẫn lộn ở các chữ K/C/Q do các em không nắm
chắc quy tắc viết chính tả hiện nay ta đang sử dụng.
Trường hợp phân biệt giữa Gi và D mang tính võ đoán, cùng một âm
đệm nhưng có khi viết là u, khi thì viết là o.
Loại lỗi chính tả riêng từng loại vùng dễ thấy hơn cái cụ thể của
phương ngữ, vùng được học sinh thể hiện ngay sau bài viết của mình. Hệ
thống âm vị của từng vùng ngôn ngữ so với âm vị chuẩn có một số nét khác
nhau. Những sự sai khác ấy được học sinh thể hiện ra trong chữ viết của
mình và như vậy cũng đã phạm lỗi chính tả. Những lỗi trên của học sinh khi

viết chính tả do không nắm vững quy tắc. Các em chưa nắm được hệ thống
chính tả chuẩn.
Tóm lại:
Từ khi khảo sát thực tế về việc học sinh phạm sai lầm trong việc nắm phải
các lỗi chính tả, và từ những nguyên nhân dẫn đến sự sai lầm đó tôi đã đi
đến hướng dẫn học sinh khắc phục như sau:
Bước 3:
Cách khắc phục lỗi chính tả khi viết:
- Lỗi không phân biệt dấu hỏi, dấu ngã, đối với lỗi này có thể cho học sinh
dùng phương pháp liên tưởng
Giáo viên thể hiện: Lê Thị Thanh Hoa
3
Một số kinh nghiệm làm thế nào để giúp học sinh rèn luyện viết đúng chính tả
Ban tan
Bảo: dưỡng Bão: bùng
vệ tố
- Phương pháp đối lập
Ví dụ: Nhỡ nhàng, mỡ màng
- Dùng quy luật trầm bổng
Cho học sinh nắm vững các thanh cao và các thanh thấp, thanh thấp
gồm những thanh huyền, hỏi, ngã, nặng. Nếu bên phải thanh cao gồm những
thanh hỏi, thanh ngã, thanh không cho học sinh nắm được trong từ kép hay
thanh điệu kết hợp với nhau theo quy tắc sau:
+ Sự kết hợp các thanh không dấu hỏi, thanh ngã, thanh không.
+ Sự kết hợp giữa các thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng.
Cho các em thấy được trong các từ ghép, từ láy thường thấy sự kết hợp các
thanh điệu sau:
+ Không - Sắc - Hỏi: Lo lắng, chăm chỉ
+ Hỏi – Không - Hỏi: Thoả thuê
+Sắc- không-hỏi: Chứa chan,rác rưởi.

+ Huyền- nặng- huyền: Nhẵn nhụi, đỡ đần.
+ Nặng- huyền: Lạ lùng.
Đối với những lỗi do phát âm sai giáo tôi phải đọc chuẩn phát âm
đúng cho các em nắm bắt để các em viết đúng,cần lựa chọn các loại âm, vần
thanh hỏi, ngã địa phương thường phát âm sai chuẩn, xây dựng thành các
câu hoặc đoạn bắt học sinh nói đi nói lại nhiều lần các câu và đoạn đó. Khi
chữa cách phát âm sai về phụ âm đầu S/X và từ địa phương tôi có thể cho
các em tập nói các từ như: Học sinh – xinh sắn, nhà sàn- cụ già, sửa chữa....
Cần cho các em luyện đọc từng tiếng khó, đây là khâu trọng tâm giúp học
sinh viết đúng những âm ngữ cần viết.
Ví dụ đọc: Giữ trẻ, thú dữ, để dành tiền, giành độc lập.....
Giúp cho học sinh phân biệt các chữ cần viết.
Ví dụ: Chó dữ, thú dữ, dữ ở đây có nghĩa là hung bạo.
Để phân biệt nghĩa của từ tôi có thể cho các em đặt câu: Nhân dân ta
quyết tâm giữ vững nền độc lập mới giành được.
Những chữ khó cần cho các em luyện viết nhiều lần. Đối với những chữ
khó, giáo viên cần đọc từng từ, nhóm từ cho học sinh viết.
Tôi luôn gần gũi, động viên và đọc chậm, theo giỏi khi các em viết. Thường
xuyên chấm bài các em đó và tuyên dương kịp thời ở cuối tiết học.Cuối tuần
vào tiết sinh hoạt ngoài những em học tiến bộ tôi thường tuyên dương những
em viết đẹp, tiến bộ và đưa về chỉ tiêu thi đua viết đúng,thi đua về vở sạch,
chữ đẹp đối với từng cá nhân,từng tổ rồi tổng hợp cuối tháng để khen.
Bên cạnh đó khi các em viết bài tôi thường nhắc cho các em nhớ luật chính
tả, xem mẫu chữ của tôi viết và các mẫu chữ đã trang trí ở lớp học. Song tư
thế ngồi viết, cách cầm bút của các em và tạo lớp học thoải mái cũng là khâu
Giáo viên thể hiện: Lê Thị Thanh Hoa
4
Một số kinh nghiệm làm thế nào để giúp học sinh rèn luyện viết đúng chính tả
quan trọng mà tôi không thể bỏ qua.Trường hợp như em Hoà, em Quang viết
sai nhiều lỗi và cách trình bày chưa đúng ngoài tiết học tôi còn giao mỗi

tuần hai em đó luyện viết một bài chính tả vào vở riêng, đầu tuần đem đến
tôi kiểm tra và tôi thường trao đổi phụ huynh phối hợp để làm từ đó hai em
viết khá tiến bộ
IV. Kiểm nghiệm tự nhận xét kết quả:
Trong quá trình đứng lớp, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận
thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Bản thân các em cũng ý thức hơn khi viết bài
nên bài viết ít mắc lỗi chính tả. Những em trước kia thường sai 9, 10 lỗi như
em Quang, Hoà, Hải thì nay chỉ còn 3 đến 4 lỗi, những em trước kia sai 5, 6
lỗi như em Thanh, Cương, Thái nay không còn sai hoặc chỉ còn sai 1, 2
lỗi ... Học sinh biết trình bày đẹp, đúng, biết giữ vở sạch, viết chữ đẹp nên
lớp tôi qua các đợt kiểm tra đều được đánh giá là lớp dẫn đầu. Tuy rằng đây
chỉ là kết quả hết sức khiêm tốn và việc làm thế nào để học sinh viết đúng
chính tả là một quá trình lâu dài, song tôi cảm thấy rất vui vì công việc của
mình làm bước đầu có kết quả.
V.Bài học kinh nghiệm
Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân gây lỗi, từ đó
đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết, không thể thiếu trong quá
trình dạy học Tiếng Việt.Nhưng không chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục
là có thể thực hiện một cách có hiệu quả .Sữa chữa khắc phục lỗi chính tả
của học sinh là một quá trình lâu dài đòi hỏi giáo viên phải kiên trì,bền bỉ,
không được nóng vội .Bởi vì có học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng
cũng có những học sinh thì sự tiến bộ diễn ra rất chậm,.Nếu giáo viên không
biết chờ đợi, nôn nóng thì chắc chắn sẽ thất bại.Ngay từ khi các em mới làm
quen với tiếng việt, giáo viên nên hướng dẫn các em tỉ mỉ về các quy tắc
chính tả,quy tắc kết hợp từ...tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn
đến sai sót.
Trong quá trình giảng dạy, tôi luyện cho các em đọc đúng các đấu
câu, đúng ngữ điệu, luyện đọc các phụ âm vần, thanh, phát hiện ra những
khó khăn, vướng mắc hoặc những lỗi do các em hay mắc phải để kịp thời
sữa chữa, uốn nắn giúp cho các em viết đúng chính tả.Tôi luôn quan sát,

kiểm tra, động viên, tuyên dương kịp thời... Như ta đã từng nghe câu nói:”Ở
đâu có thầy giỏi, ở đó có trò giỏi”.Vì vậy tôi cần phải không ngừng học hỏi,
tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ tay nghề.Có nắm chắc kiến
thức,tôi mới có thể giúp học sinh chữa lỗi và khắc phục lỗi một cách có hiệu
quả.
VI. Đề xuất
Tổ chức thi luyện viết đẹp ở khối lớp và giáo viên toàn trường để khơi
dậy tính thi đua trong việc viết đúng chính tả, viết đẹp.
Giáo viên dạy đầu cấp cần quan tâm hơn đến việc học sinh viết đúng
và đẹp.
Giáo viên thể hiện: Lê Thị Thanh Hoa
5

×