Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

skkn ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.84 KB, 5 trang )

diễn đàn dạy và học
ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN SINH HỌC THPT
1. Khái niệm bản đồ tư duy:
Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép
nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến
thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết
với sự tư duy tích cực.
2. Ưu điểm của BĐTD:
phát huy tối đa tiềm năng tư duy, ghi nhớ của bộ não, giúp HS hiểu và nhớ lâu bài học, hỗ
trợ hiệu quả các phương pháp dạy học.◊- Kiến thức được trình bày cô đọng tổng quát, các
nội dung được hệ thống liên kết với nhau, sử dụng hình ảnh, màu sắc sinh động, toàn bộ ý
của sơ đồ có thể "nhìn thấy"
- Tiết kiệm thời gian vì nó chỉ tận dụng các từ khóa.
Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS.◊- BĐTD là sơ đồ mở, việc thiết
kế không yêu cầu khắt khe chi tiết như bản đồ địa lý, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh,
mỗi người vẽ 1 kiểu khác nhau
có thể vận dụng với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các trường hiện nay.◊- Phương
tiện thiết kế bản đồ tư duy khá đơn giản, dễ tìm, kinh tế: giấy, bìa, bảng phụ, bút chì màu,
phấn màu hoặc dùng phần mếm
- Phát triển năng khiếu hội họa, sở thích mỗi người, được tự do chọn màu sắc, đường nét, tự
sáng tác nên những BĐTD, thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày của từng cá nhân nên cáng
yêu quý vá trân trọng “ tác phẩm trí tuệ” của mình.
- Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.
HS có thể tương tác với bạn học của mình và với GV. ◊- Sử dụng BĐTD trong dạy học
nhóm đã phát huy được tính sáng tạo, tối đa hoá khả năng của mỗi cá nhân đồng thời kết
hợp sức mạnh cá nhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một
cách hiệu quả. BĐTD tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển
chính mình một cách hoàn thiện hơn.
- Qua hoạt động thuyết trình BĐTD vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một
cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh
dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh nước ta hiện nay.


3. Một số loại bản đồ tư duy:
a. BĐTD theo Đề Cương( BĐTD Tổng Quát)
- Dạng BĐTD này mang 1 cái nhìn tổng quát về tòan bộ môn học
Nên tạo BĐTD theo Đề Cương cho mỗi môn học.◊- Chúng giúp HS có khái niệm về số
lượng kiến thức HS phải chuẩn bị chi kì thi
b. BĐTD theo chương.
1
diễn đàn dạy và học
- Đối với những chương ngắn khỏang 10- 12 trang, có thể tập trung tất cả các thông tin trên
1 BĐTD.
- Đối với chương dài có thể cần 2- 3 trang BĐTD và đánh dấu các trang là : chương 1-1,
chương 1-2, chương 1-3, ….
c. BĐTD theo bài, đọan :
- Mỗi BĐTD dùng để tóm tắt 1 bài hoặc 1 trích đọan trong sách.
- Tiết kiệm thời gian ôn lại những thông tin cần thiết mà không cần đọc lại
- Có thể vẽ những BĐTD tí hon trên giấy nhỏ và dán vào sách giáo khoa.
4. Một số hướng dẫn khi vẽ BĐTD:
- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm:
* Quy tắc:
+ Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn
từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. hình ảnh càng hấp dẫn sẽ giúp húng ta tập
trung được vào chủ đề và làm cho não bộ họat động hưng phấn và làm việc hiệu quả hơn.
+ Sử dụng màu sắc hợp lý. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình
ảnh, tạo cảm giác vui vẻ, sống động làm tăng khả năng sáng tạo của người dùng.
+ Có thể bổ sung từ ngữ vào hình ảnh chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
- Bước 2: Vẽ các nhánh chính( cấp 1) đến hình ảnh trung tâm và vẽ thêm các tiêu đề phụ:
* Quy tắc:
+ Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn
+ Tiêu đề phụ được vẽ gắn liền với trung tâm
+ Được viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật

+ Chỉ tận dụng các tứ khóa và hình ảnh trên mỗi nhánh. Mỗi từ/ảnh nên đứng độc lập và
được nằm trên mỗi nhánh.
- Bước 3: Nối các nhánh nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến
nhánh cấp hai, bằng các đường kẻ và thêm các chi tiết hỗ trợ.
* Quy tắc:
+. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ
não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng.
+ Luôn để các nhánh của BĐTD gấp khúc tự nhiên làm cho BĐTD cuốn hút và không bị
nhàm chán.
+ Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
+ Các nhánh của 1 ý nên tỏa ra từ 1 điểm và có cùng 1 màu
+ Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
2
diễn đàn dạy và học
- Bước 4: Có thể thêm nhiều hình ảnh giúp các ý quan trọng thêm nổi bật và lưu vào trí nhớ
tốt hơn
5. Một số ví dụ minh họa:
BẢN ĐỒ TƯ DUY THEO BÀI
Bài 1: Gen , Mã di truyền và quá trình nhân đội ADN- SGK Sinh học 12 cơ bản).
Phương pháp học tập có hiệu quả
Trong quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ
nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn
giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn
giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng
là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố
thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ
ba, thứ tư nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao
cho có hiệu quả.
3
diễn đàn dạy và học

Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn thứ nhất:Trước khi học
Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp
theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng
tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột
nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn học nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn
giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một
mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần
bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm
lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy
phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.
Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là:
Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ.
Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một
tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn
nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt
nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê
học tập.
2. Giai đoạn thứ hai:Trong quá trình học
Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai
đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:
Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp
dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải
chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt
mình trước hai sự lựa chọn.
+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các
môn khác.
4
diễn đàn dạy và học
+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách

vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.
Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai
nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong
một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp
dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?
3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong
Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại
những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng
minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý mà bạn vừa học xong hoặc
làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết
của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ
dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa.
Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.

TỔ SINH - PBC
5

×