Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Phân tích các hình thức trả lương trong doanh nghiệp thương mại liên hệ thực tiễn về hình thức trả lương theo sản phẩm tại nhà máy sợi Đồng Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.07 KB, 23 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết trong cơ chế thị trường như hiện nay, lao động là một yếu tố
không thể thiếu được trong quá trình hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nó
là hoạt động có ý thức của con người và luôn mang tính sáng tạo. Đi đôi với lao động
là tiền lương- một công cụ mà nếu được nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng đúng đắn
thì nó sẽ là đòn bẩy kích thích người lao động phát huy hết khả năng và sự nhiệt huyết
của mình trong công việc. Theo đó sẽ nâng cao được hiệu quả và năng suất lao động -
điều mà các doanh hướng đến. Với tầm quan trọng đó, nhóm 2 đã nghiên cứu đề tài: “
Phân tích các hình thức trả lương trong doanh nghiệp thương mại. Liên hệ thực
tiễn về hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy sợi Đồng Văn”
Đề tàiđược nghiên cứu nhằmcủng cố hành trang tri thức về kinh tế doanh nghiệp
thương mại, đặc biệt là vấn đề trả lương cho lao động, từ đó tìm ra những biện pháp
nhằm nâng cao công tác trả lương, hoàn thiện hình thức trả lương sao cho phù hợp
vớiđiều kiện sản xuất vàđặcđiểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Đề tàiđược hoàn thành dựa trên sự đóng góp của các thành viên trong nhóm với
phương pháp khảo sát, phân tích, nghiên cứudựa trên những tài liệu hiện có của Tổng
công ty dệt may Hà Nội với 3 nội dung chủ yếu:
Chương I: Các hình thức trả lương của doanh nghiệp thương mại
Chương II: Phân tích thực trạng công tác trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy sợi
Đồng Văn.
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại
Nhà máy sợi Đồng Văn.
1
2
CHƯƠNG I:
CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 TIỀN LƯƠNG.
1.1.1: Khái niệm và bản chất của tiền lương trong thương mại
Tiền lương là một phạm trù gắn liền với phạm trù lao động. Song lao động là một


phạm trù vĩnh viễn, còn tiền lương là một phạm trù lịch sử, nó đời và phát triển trong
nền kinh tế hàng hóa. Tiền lương là một hình thức trả công lao động. Để đo lường hao
phí lao động trong sản xuất hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm người ta chỉ lao động trong
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm người ta chỉ có thể sử dụng thước đo giá trị thông qua
tiền tệ, vì vậy khi trả công cho người lao động ta sử dụng hình thức tiền lương.
Trong điều kiện còn sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiền lương chính là giá cả sức lao
động, được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng
lao động, do lao động cung cầu về người lao đông trên thị trường quyết định và được
trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả lao động. Song khác với trao đổi
hàng hóa bình thường, tiền lương là một phạ trù thuộc lĩnh vực phân phối do đó nó
phải xuất phát từ yêu cầu của xã hội và do các quy luật của xã hội quyết định.Do vậy
nguyên tắc trả lương , mức lương cụ thể của người lao động cao hay thấp trước hết
phải phụ thuôc vào trình độ phát triển của nền kinh tế của đất nước trong thời kì lịch sử
nhất định.
Khi xác định chính sách tiền lương thì phải xuất phát từ các yêu cầu sau đây:
-Một là tiền lương phải được giải quyết trong phạm vi toàn bộ kinh tế quốc dân do các
thành phần kinh tế theo yêu cầu cơ chế thị trường.
-Hai là trong sản xuất kinh doanh thì phải xe xét ở hai phương diện: tiền lương là sự
biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất kinh doanh ,do đó phải tính đúng, tính đủ các
2
3
yếu tố hợp thành tiền lương, có như vậy mới tính đúng gía thành của sản xuất kinh
doanh và góp phần củng cố chế độ hạch toán kinh doanh.
-Mặt khác tiền lương là một bộ phận thu nhập của doanh nghiệp phân phối cho người
lao động, bởi vậy nguồn tiền lương phải do chính các doanh nghiệp tạo ra từ các kết
quả kinh doanh. Trả lương phải kết hợp hài hòa ba lợi ích:
+Đảm bảo cho donh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ với Nhà nước
+Đảm bảo duy trì và phát triển doanh nghiệp: bảo đả vốn, tái tạo tài sản cố định.
+Đảm bảo đời sống của người lao động
1.1.2. Chức năng của tiền lương

Trong các doanh nghiệp thương mại cũng như các doanh nghiệp khác của nền kinh tế
quốc dân, tiền lương thữ hiện hai chức năng
a, Về phương diện xã hội:
Tiền lương là phương tiện tái sản xuất cho xã hội.
Để tái sản suất sức lao động ,tiền lương phải đảm bảo tiêu dùng cá nhân của nguời lao
động và gia đình họ.
Để thực hiện nguyên tắc này ,trong chính sách tiền lương phải:
+ Nhà nước phải quy định mức lương tối thiểu.
 Mức lương tối thiểu phải đảm bảo nuối sống người lao động và gia
đình họ.
 Mức lương tối thiểu là nền tảng cho chính sách tiền lương và việc trả
lương trong các doanh nghiệp, bởi vậy nó phải được thể chế bằng
chính sách, luật pháp và phải buộc mọi nguời mọi doanh nghiệp khi
sử dụng lao động phải thực hiện.
 Để xác định mức lương tối thiểu thì cần phải tính đúng, tính đủ các
yếu tố hợp thành tiền lương như nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, học phí, đi lại
 Mức lương tối thiểu được ấn định theo mức giá sinh hoạt, đảm bảo
cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao
3
4
động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy
tái sản xuất sức lao động mở rộng và được làm căn cứ để tính mức
lương cho các loại lao động khác.
+ Nhà nước xây dựng mức lương cơ bản: mức lương cơ bản phải được xác định
trên cơ sở mức giá hàng vật phẩm tiêu dùng trong từng thời kì, bởi vậy khi giá cả có
từng biến động, đặc biệt là khi tốc độ lạm phát cao phải điều chỉnh tiền lương cho phù
hợp để đảm bảo đời sống của người lao động.
b. Về phương diện kinh tế:
-Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích lợi ích vật chất của người lao

động, làm cho họ vì lợi ích vật chất của bản thân và gia đình mình với lao động cách
tích cực với chất lượng và kết quả ngày càng cao
-Để trở thành đòn bẩy kinh tế, việc trả lương phải gắn liền với kết quả lao động: Làm
nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, có sức lao động không là không hưởng. Bội số của
tiền lương phải phản ánh đúng sự khác biệt trong tiền lương giữa lao động có trình độ
thấp đã được hình thành trong quá trình lao động.
1.1.3. Ý nghĩa của tiền lương
Tiền lương có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp và người lao động
• Đối với doanh nghiệp
 Tiền lương là một khoản chi phí bắt buộc, do đó muốn nâng cao lợi
nhuận và hạ giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp phải biết quản lý và
tiết kiệm chi phí tiền lương
 Tiền lương cao là một phương tiện rất hiệu quả để thu hút lao động có tay
nghề cao và tạo ra lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp
 Tiền lương còn là phương tiện kích thích và động viên người lao động rất
có hiệu quả, tạo nên sự thành công và hình ảnh đẹp của doanh nghiệp
trên thị trường.
• Đối với người lao động
4
5
 Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của người lao động, là phương tiện
để duy trì sự tồn tại và phát triển của người lao động cũng như gia đình
họ.
 Tiền lương ở mức độ nào đó là một bằng chứng cụ thể thể hiện giá trị của
người lao động, thể hiện uy tín và địa vị của người này trong xã hội và
gia đình họ. Từ đó người ta có thể tự đánh giá được giá trị của bản thân
mình và có quyền tự hào khi có tiền lương cao.
1.2. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp thương mại
Trong các doanh nghiệp thương mại hiện nay đang áp dụng 2 hình thức trả lương phổ
biến nhất đó là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian.

1.2.1. Trả lương theo thời gian:
-Áp dụng theo hình thức này, tiền lương để trả người lao động được tính trên cơ sở thời
gian làm việc thực thế và trình độ thành thạo nghề nghiệp của họ. Để trả lương theo
thời gian thì căn cứ vào 3 yếu tố sau:
+ Ngày công thực thế của người lao động;
+ Đơn giá tiền lương tính theo ngày công;
+ Hệ số tiền lương ( hệ số cấp bậc công việc);
-Tiền lương theo thời gian cũng có 2 loại: trả lương theo thời gian giản đơn và trả
lương theo thời gian có thưởng:
+ Trả lương theo tiền lương giản đơn là tiền lương mỗi nhân viên thương mại nhận
được ,do mức lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế nhiều hay ít quyết định.
Ví dụ: Công nhân trong bộ phận đóng thùng sản phẩm mì Colusa – Miliket hay là mì tôm
Thiên Hương sẽ được trả lương theo thời gian giản đơn vì năng suất đóng gói (bao giấy) do
máy móc định sẵn trước.
5
6
Một ngày lương của công nhân (chính thức- người công nhân đã đảm bảo trình độ làm
việc ổn định) ở bộ phận này theo mức căn bản: 120.000VNĐ/ngày (8 tiếng làm việc chia làm
2 trong 3ca:sáng/chiều/tối, được hỗ trợ 1 bữa ăn), hệ số lương 1.25
Số lương thực nhận của công nhân A = 120.000*số ngày công đi làm*1.25
+ Tiền lương theo thời gian có thưởng: Tiền lương của nhân viên doanh ngiệp kinh tế
thương mại được kết hợp giữa trả theo tiền lương giản đơn và những khỏan tiền lương
đạt được do vượt các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng đã quy định:
VD: Công nhân A tham gia đợt đăng kí tự nguyện làm tăng cường 1 giờ làm khi
công ty thực hiện kế hoạch gia tăng sản xuất sẽ được thưởng 20.000VNĐ/ 1 ngày tham
gia làm tăng cường + 1 thùng mì/ tháng tham gia làm tăng cường.
Số lương thực nhận của công nhân A = 120.000*số ngày công đi làm*1.25 + mức
thưởng đã định.
-Hình thức trả lương theo thời gian:
+ có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, thu nhập của người lao động ổn định.

+ có nhược điểm là trả lương lao động không gắn liền với kết quả lao động do đó
không kích thích kịp thời đối với người lao động. Mặt khác doanh nghiệp sẽ không tính
đúng, tính đủ các hao phí lao động sống và giá thành sản suất kinh doanh. Bởi vậy,
hình thức trả lương theo thời gian chỉ được áp dụng đối với nhân viên hành chính sự
nghiệp, nhân viên văn phường, hoặc là các công việc đòi hỏi chất lượng hơn số lượng.
1.2.2. Trả lương theo sản phẩm
-Áp dụng theo hình thức này thì trả cho người lao động được tính tóan căn cứ vào số
lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành.
6
7
-Tiền lương theo sản phẩm được xây dựng trên cơ sở định mức lao động, đó là mức sản
xuất trung bình tiên tiến mà phần đông các người lao động có thể đạt tới, đảm bảo tốc
độ tăng tiên lương tương xứng với tốc độ tăng năng suất lao động tiên tiến, thúc đẩy
người lao động chậm tiến và kích thích người lao động quan tâm tới kết quả lao động
của mình, tìm mọi cách để tăng năng suất lao động của mình để tăng thu nhập.
-Có hai hình thức trả lương theo sản phẩm:
+ Khoán theo sản phẩm: Được áp dụng trong điều kiện có định ức lao động, trên
cơ sở định mức người lao động giao khoán cho cá nhân người lao động và tính
đơn giá tiền lương. Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch kinh
doanh được chọn là tổng sản phẩm bằng hiện vật, thường được áp dụng đối với
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một hoặc một số loại có thể quy đổi như xi
măng, vật liệu xây dựng, thép, ruwoju, bia, xăng dầu Trong thương mại hình
thức này còn được áo dụng cho nhiều khâu công việc khác nhau trong kinh
doanh như: bảo quản hàng hóa, phân loại, bao gói chọn lọc, chỉnh lý và vận
chuyển hàng hóa. Quỹ tiền lương được khoán và trả như sau:
Tổng tiền lương phải trả =(số sản phẩm) * (đơn giá tiền lương/sản phẩm)
Ví dụ :
Xí Nghiệp Thành Nam thuê nhân công có tay nghề may vắt xổ cho sản phẩm khăn
mặt: 400 VNĐ/sản phẩm chuẩn (không bị lỗi), lương nhận vào cuối tháng
Công nhân A sẽ có mức lương thực

nhận = ∑ Số sản phẩm đạt chuẩn đã
hoàn thành trong tháng* 400VNĐ
+ Khoán lương theo khối lượng công việc: được thực hiện trong điều kiện không
có định mức lao động và không khóan đến tận người lao động. Trong các doanh
7
8
nghiệp thương mại thì hình thức này được dùng phổ biến dưới hình thức trả lương
theo doanh số-một hình thức trả lương theo sản phẩm nhưng sản phẩm của doanh
nghiệp được biểu hiện trong doanh số bán hàng trong một đơn vị thời gian. Tổng
quỹ lương được tính như sau:
Tổng quỹ lương phải trả bằng= Doanh số thực hiện * Đơn giá tiền lương
Trong đó đơn giá tiền lương được tính trên cơ sở doanh số định mức
được giao đầu năm (Doanh số kế toán)
Ví dụ :
Lương cơ bản mỗi tháng cho nhân viên
quan hệ khách hàng tại ngân hàng ACB
dao động ở mức 4,5 triệu đồng, còn vị
trí giao dịch viên tại nhà băng trên
khoảng 6 triệu đồng mỗi tháng.
8
Tại Ngân hàng ACB, một số nhân viên cho biết, cứ 6 tháng nhà băng này lại điều
chỉnh tăng lương một lần, dựa theo năng lực cá nhân từng người thể hiện qua doanh số
dao dịch, mỗi đợt tăng 10-20% lương cơ bản. Vị trí tuyển nhiều nhất là chuyên viên
quan hệ khách hàng có mức lương bình quân 4 triệu đồng mỗi tháng.
"Thu nhập phụ thuộc vào năng lực từng cá nhân, nhưng nếu cả phòng mà hoàn thành
đủ hoặc vượt chỉ tiêu thì mức tăng lương sẽ còn cao hơn", một nhân viên ACB chia sẻ.
Người này cho biết, hiện, mức lương cứng của anh vào khoảng 4 triệu đồng mỗi tháng,
chưa kể lương kinh doanh, và đã tăng 3 lần kể từ thời điểm vào ngân hàng.Cũng theo
anh này, mức lương bình quân cho vị trí giao dịch viên ở các ngân hàng cũng có sự
khác nhau. Trong đó, một nhân viên giao dịch tại quầy của ACB sẽ có lương trung bình

7 triệu đồng mỗi tháng. Trong 2 năm vừa qua, nhà băng đã tăng lương cho vị trí này
của anh 3 lần do doanh số dao dịch vừa đảm bảo chỉ tiêu đề ra và tăng đều, mỗi lần
ước tính 15%,nhân viên này nói.
-Ưu điểm nổi bật của hình thức trả lương theo doanh số là việc trả lương kết hợp trình
độ chuyên môn với kết quả lao động của họ.
o Nếu tập thể lao động có tay nghề cao, mức lương cơ bản cao thì có đơn giá tiền
lương cao.
o Trong điều kiện đơn giá tiền lương như nhau thì tập thể nào có đạt doanh số cao
thì tổng quỹ tiền lương lớn hơn. Bởi vậy cần kích thích được họ không ngừng
nâng cao tay nghề để nâng cao bậc lương cơ bản, mặt khác là cho người lao
động quan tâm nhiều hơn đến kết quả lao động của mình
-Song hình thức trả lương này chỉ phù hợp với điều kiện thị trường ổn định, giá cả
không có sự đột biến, khiến người lao động chạy theo doanh số xem nhẹ việc kinh
doanh những măt hàng có giá trị thấp, hao phí lao động cao. Bởi vậy khi áp dụng hình
thức trả lương theo doanh số các doanh nghiệp cần phải chú ý những điều sau:
+ Khi giao doanh số định mức ( hoặc doanh số kế hoạch) phải xác định rõ kết
cấu mặt hàng kinh doanh.
+ Phải có quy ước về chất lượng phục vụ, về văn minh thương mại.
1.2.3. Hình thức trả lương hỗn hợp:
-Đây là một cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa trả lương theo thời gian và trả lương theo
sản phẩm. Áp dụng theo hình thức trả lương này thì tiền lương của người lao động
được chia làm 2 bộ phận:
+ Một bộ phận cứng:Bộ phận này tương đối ổn định, đảm bảo mức thu nhập tối
thiểu cho người lao động ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ. Bộ
phận này được qui định theo bậc lương cơ bản và ngày công làm việc của người
lao động mỗi tháng.
+ Bộ phận biến động: Tùy thuộc vào năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động
của từng cá nhân lao động và kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp
-Hình thức trả lương theo thu nhập trong các doanh nghiệp thương mại hiện nay
thường là hình thức trả lương hỗn hợp này.

-Theo hình thức này quỹ lương khoán được tính như sau:
Quỹ tiền lương phải trả=Thu nhập tính lương thực tế x Đơn giá tiền lương
CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
CÔNG TÁCTRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM
TẠINHÀ MÁY SỢI ĐỒNG VĂN – HANOSIMEX.
2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM NHÀ MÁY SỢI
ĐỒNG VĂN – HANOSIMEX.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy sợi Đồng Văn.
 Nhà máy sợi Đồng Văn là một công ty thành viên của Tổng công ty dệt may
Hà Nội.
 Địa chỉ: Khu CN Đồng Văn 2, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
 Dự án nhà máy Sợi Đồng Văn sau 7,5 tháng xây dựng và lắp máy đã đi vào
hoạt động từ tháng 4/2013
 Diện tích nhà xưởng: 11,628 m2
• Năng lực sản xuất: Sợi đơn: 4.500 Tấn/năm - 30.000 cọc sợi
• Máy móc thiết bị: Được nhập từ các hãng nổi tiếng như: Truetzschler, Muratec,
Rieter, Toyota……
• Nguồn nguyên liệu: Bông: Nhập từ Mỹ, Uzbekistan, Tây Phi….
• Các mặt hàng chính:Sợi 100% cotton chải thô, chải kỹ chất lượng cao Ne 30-60.
2.1.2. Đặc điểm chung trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy :
Nhà máy thực hiện chế độ quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng, chế độ
một thủ trưởng, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động.
2.1.3. Đặc điểm lao động của Nhà máy:
2.1.3.1. Cơ cấu lao động của Nhà máy
- Sử dụng 260 lao động,
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Nhà máy
STT Lao động Số lượng 12/2013
Tổng số lao động : 260
Phân loại theo trình độ:

1 Trên đại học 1
2 Đại học 3
3 Cao đẳng 2
4 Trung cấp 254
Phân loại theo đối tượng:
1 Tỷ lệ lao động gián tiếp 5
2 Tỷ lệ lao động trực tiếp 255
Phân loại theo gới tính:
1 Lao động nữ 180
2 Lao động nam 60
(Nguồn: Phòng TCHC)
2.1.3.2. Tình hình sử dụng thời gian lao động
Lao động của Nhà máy được chia làm hai khối như sau:
• Khối công nhân sản xuất:
• Công nhân sản xuất làm việc theo 3 ca nên thời gian lao động của công nhân thực
hiện theo đúng quy định của nhà nước – ngày làm việc 8 tiếng. Trường hợp cần
thiết do đơn đặt hàng gấp thì phải tăng ca, kíp cho kịp giao hàng.
Thời gian các ca được chia ra như sau:
+Ca sáng: từ 6h=> 14h;
+ Ca chiều: từ 14h=> 22 giờ
+ Ca đêm: từ 22h=> 6 h sáng hôm sau.
Một ngày nghỉ để đổi ca sau đó lại tiếp tục.
• Khối quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ:
Làm việc theo giờ hành chính:
- Sáng từ 7h30 đến 12 giờ;
- Chiều từ 13h đến 16h30. (44 giờ/tuần),
Chiều thứ bảy và ngày chủ nhật nghỉ.
Công nghệ sản xuất sợi của nhà máy
Bông + XơPE
Xé trộn

Chải thô
Cúi chải
Kéo sợi thô
Kéo sợi con
Đánh ống
Ghép cúi
Đậu xe
Đánh ống
Sợi xe thành phẩm
Sợi đơn thành phẩm
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sợi của nhà máy
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN
PHẨMTẠI NHÀ MÁY.
2.2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm hiện nay ở Nhà máy sợi Đồng Văn.
-Nhà máy áp dụng hình thức trả lương cho người lao động tính bằng khối lượng sản
phẩm đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá
tiền lương tính cho công việc đó. Hình thức này áp dụng cho công nhân đứng máy,
nhóm công nhân đứng máy, có thể xác định được khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.
-Ngoài ra, nhà máy sử dụng các tiêu chuẩn thực hiện công việc để đánh giá, phân hạng
thành tích cá nhân. Trong đó tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các chỉ tiêu,
tiêu chí để thể hiện các yêu cầu của việc hoàn thành một công việc cả về số lượng và chất
lượng. Đó chính là các mốc để chuẩn bị cho việc đo lường tình trạng, hiệu quả thực hiện
công việc của người lao động.
Ở Nhà máy sợi Đồng Văn, tiêu chuẩn thực hiện công việcđược xácđịnh dựa vào các
tiêu chí chủ yếu sau:
o Số ngày công.
o Chấp hành nội quy, quy chế của công ty.
o Hoàn thành công việc được giao.
o Sự hợp tác trong quá trình làm việc.
-Sau đó, nhà máy tiến hànhđo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức tiêu

chuẩn. Sựđo lường thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn là cơ sởđể
doanh nghiệp xácđịnh hệ số năng suất của mỗi cá nhân người lao động.
-Hệ số năng suấtcủa mỗi cá nhân người lao độngở cácđơn vị, bộ phận, tổ nhóm sản
xuất, các phương tiện thiết bị, các phòng ban chức năng nghiệp vụ do tổ trưởng các
phòng ban xác định và công khai cho từng người trong tổ, nhóm hoặc phương tiện,
thiết bị, phòng ban do mình phụ trách.
-Việc xácđịnh hệ số năng suất cho mỗi cá nhân người lao động cầnđảm bảo tính khách
quan và chính xác căn cứ vào mứcđộđóng góp vào kết quả hoàn thành công việcđược
giao, đồng thời phải xétđến mứcđộ khó khăn, phức tạp, tính trách nhiệmở mỗi loại
công việc mà ngườiđó thực hiện ( năng suất, chất lượng, hiệu quả) theo các tiêu chí cụ
thể dưới đây:
Hạng Tiêu chí Hệ số
(s)
A
o Đảm báo đủ ngày công quy định (26 ngày/tháng).
o Chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà máy.
o Hoàn thành mọi việc được giao trước thời hạn
quy định.
o - Có tinh thần tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp
trong công việc chung.
1,
25
B o Đủ ngày công quy định.
o Chấp hành kỷ luật lao động tốt.
o Hoàn thành đầy đủ khối lượng công việc được
giao.
1,12
o - Có quan hệ hợp tác, đoàn kết nội bộ tốt.
C
o Đủ ngày công quy định.

o Tuy có tham gia công việc chung của phòng
nhưng mức độ hoàn thành công việc chưa cao,
chất lượng yêu cầu ở mức độ thấp.
o - Chấp hành nội quy lao động
1,00
D
o Chưa đủ ngày công quy định ( nghỉ dưới 5 ngày/
tháng)
o Mức độ hoàn thành công việc chưa cao, chất
lượng không đạt yêu cầu.
o - Chấp hành nội quy lao động chưa tốt.
0,80
E
o Chưa đủ ngày công quy định ( nghỉ trên 5 ngày/
tháng).
o Trong quý, làm việc không hiệu quả tức là không
công khai công việc chuyên môn cụ thể (đối với
cán bộ quản lý) hoặc không tham gia hoạt động
xuất nhập khẩu của phòng ( với cán bộ khối
nghiệp vụ).
o - Vi phạm quy định của công ty như: đi muộn về
sớm, nghỉ không lý do, chơi cờ bạc tại cơ quan
( việc này do trưởng các đơn vị quyết định trên cơ
sở mức độ vi phạm của CBCNV thuộc đơn vị
mình).
0,40
Kết quảđánh giá thực hiện công việc của Tổng công ty được sử dụng chủ yếu trong
vấnđề LƯƠNG cho người lao động. Cụ thể: Có 2 hình thức trả lương sản phẩm :
2.2.1.1. Trả lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế:
TN của người LĐ = Lương S.P ngày + Lương S.P đêm + Lương thời gian khác (phép, lễ)


Lương S.P ngày = SL ngày x Đơn giá theo CL x H.số PP-TN x H.số đ.chỉnh
Lương S.P đêm = Lương S.P ngày + phụ cấp đêm.
 Ví dụ: Công nhân A chạy 2 mặt hàng Ne45 và Ne30 có cả công ngày và
công đêm (hệ số đêm 1,45)
=> lương của công nhân A được tính như sau:
Lương CNA= [[( SL Ne45 ngày + SL Ne45 đêm x 1,45 ) x Đơn giá Ne45)] +
[(SL Ne30 ngày + SL Ne30 đêm x 1,45) x Đơn giá Ne30]] x Hạng thành tích của công
nhân A + Lương thời gian khác.
Theo cách tính lương như thế ta có:
Bảng 2.6: Bảng lương tháng 6/2013 của tổ Máyống tựđộng.
STT Tên
Ne45PE Ne30PE
Hạng
thành
thích
Lương thực
lĩnh
SL
ngày
(kg)
SL
đêm
(kg)
SL ngày
(kg)
SL đêm
(kg)
1 Khương Minh Trí 350 400 250 150 1.12 2,705,737.97
2 Mai Văn Dực 250 400 350 150 1.12 2,672,536.69

3 Lê Hoàng Hiệp 500 300 550 300 1.25 4,021,853.05
4 Lê Văn Dũng 600 350 400 250 1.25 3,990,059.68
5 Nguyễn Kim Lừng 350 400 250 150 1.12 2,705,737.97
6 Trần Anh Tuấn 250 400 350 150 1.12 2,672,536.69
7 Nguyến Văn Thắng 500 300 550 300 1.25 4,021,853.05
8 Trần Quang Anh 600 350 400 250 1.25 3,990,059.68
9 Lê Xuân Trường 350 400 250 150 1.12 2,705,737.97
10 Vũ Hải Anh 250 400 350 150 1.12 2,672,536.69
 Nhận xét : Hình thức trả lương này không những thúc đẩy công nhân phấn
đấu hoàn thành công việc nhanh chóng mà còn phấn đấu vượt mức sản
lượng, giúp nhà máy hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất của nhà máy giao
cho. Bên cạnh đó sẽ nảy sinh việc công nhân làm nhanh, ẩu để lấy thành
tích số lượng mà chất lượng sản phẩm không được đảm bảo. Do đó, đòi hỏi
phải có sự phân công công việc rõ ràng, kiểm soát chất lượng sản phẩm chặt
chẽ.
2.2.1.2. Trả lương theo sản phẩm tập thể:
+ Tính tiền lương của tổđược lĩnh:
Qlg nhóm= ΣQi*Pi
Trong đó :
 + Qi :sản lượng mặt hàng i;
 + Pi: đơn giá sản phẩm i.
+ Tiền lương 1 điểm:
L

= Qlg nhóm/ Tổng điểm nhóm
+ Tiền lương cá nhân:
L
CN
=Tiền lương 1 điểm* Số điểm *Hạng thành tích +Lương TG khác
+ Phương pháp cho điểmđược tiến hành như sau:

Mỗi công nhân làmđược 100 kg sẽđược 10 điểm
Theo cách tính lương như thế ta có:
Bảng 2.3: Bảng lương tháng 6/2013 của tổ sản xuất sợi 300D.
STT Họ và tên Điểm Hạng Tiền thực lĩnh

1
Đặng Thu Trang
25
0.00

1.12
1,888,89
3.89

2
Nguyễn Thị Huế
25
0.00

1.12
1,888,89
3.89

3
Lê Thu Trà
35
0.00

1.25
2,951,39

6.71

4
Lê Thị Lý
30
0.00

1.25
2,529,76
8.61

5
Mai Ánh Tuyết
35
0.00

1.25
2,951,39
6.71

6
Trần Thị Lý
21
0.00

0.80
1,133,33
6.34

7

Nguyễn Thị Hoa
23
0.00

1.00
1,551,59
1.41

8
Phạm Thị Tuyết
22
0.00

1.00
1,484,13
0.92
Nhận xét: Hình thức trả lương này quán triệtđầyđủ hơn nguyên tắc trả theo số lượng,
chất lượng lao động. Hình thức này có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần
hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ. Nhưng bên
cạnhđó hình thức này cũng có hạn chế khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân,
vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả làm việc chung của cả tổ, chứ không trực tiếp phụ
thuộc vào kết quả làm việc của bản thân họ.
2.2.2. Chế độ thưởng:
+ Thưởng khuyến khích ngày công cao:
Trong tháng đi làm đủ số ngày công theo quy định của lịch đổi ca, không nghỉ
quá 2 công phép trong tháng. Mức :100 000 đ/ người/ tháng
+ Thưởng nâng cao tay nghề : Biết sử dụng 2 loại thiết bị. Mức : 100 000đ/
tháng
+ Thưởng hoàn thành KH:
Hoàn thành từ 110-120% Mức: 100 000 đ/thángTrên 120%: 150 000 đ/ tháng

+ Thưởng năm:
Thu nhập thưởng = {Mức lương tính thưởng] x [Mức thưởng] x [ Số tháng được phân
loại A,B] - Tháng loại A : hệ số 1; Tháng loại B : hệ số 0,6
+ Thưởng ngày lễ :Thưởng lễ, tết, thành lập Tổng công ty
Tất cả tiền thưởng trên đều trích từ nguồn quỹ tiền lương
CHƯƠNG III:
NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM
Ở NHÀ MÁY SỢI ĐỒNG VĂN
-Công tác quản lý tiền lương là một nội dung trọng yếu trong công tác quản lý doanh
nghiệp. Nó có mối quan hệ mật thiết với các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Công tác quản lý tiền lương ngoài mục tiêu hợp lý hoá chi phí sản xuất còn cóý
nghĩa phát huy tính tích cực chủđộng sáng tạo của người lao động.
-Để phù hợp với những biếnđổi của sản xuất vàđời sống trong kinh tế thị trường công
tác quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp cầnđược cải tiến và hoàn thiện không
ngừng, đảm bảo thực hiệnđược vai tròđòn bẩy kinh tế của tiền lương.
3.1. Hoàn thiện chương trình đánh giá thực hiện công việc:
Đánh giá thực hiện công việc rất quan trọng trong việc xếp hạng thành tích của các
nhân viên trong tổng công ty. Từđó, Tổng công ty sẽ có sựđánh giá chính xác và tiến
hành trả lương cho công nhân được công bằng hơn. Việc đánh giá công bằng sẽ khuyến
khíchđược công nhân viên đi làmđầyđủ, đúng giờ, gắng hoàn thành công việcđược
giao và có tinh thần giúpđỡđồng nghiệp cùng hoàn thành công việc. Ngoài ra còn
tạođộng lựcđể công nhân viên phấnđấu tích cực sang tạo trong công việc.
3.2. Hoàn thiện công tác định mức lao động.
Trong hình thức trả lương theo sản phẩm, đơn giá tiền lương được xây dựng trên
cơ sở khoa học là các định mức , do vậy việc xây dựngđịnh mức lao động kỹ càng
chính xác là hết sức quan trọng.
+ Để có một hệ thốngđịnh mức lao động hợp lý và chính xác thì tổngnhà máy
phải cóđược cácđiều kiện sau.
- Phải cóđược mộtđội ngũ cán bộ làm công tácđịnh mức hiểu biết một cáchđầyđủ

về sản phẩm và dây chuyền chế tạo sản phẩm, thông thạo các công đoạn trong từng
bước công việc.
- Đội ngũ cán bộđịnh mức và công nhân lao động phải có tinh thần trách nhiệm
trong việcđịnh mức, cán bộđịnh mức phải làm việc nhiệt tình và hết sức khách quan,
công nhân phải làm việcđúng năng lực khi xây dựngđịnh mức.
- Phải cóđược phương pháp xây dựngđịnh mức phù hợp vớiđiều kiện sản xuất của
Tổng công ty nhưng phảiđảm bảo tính khoa học và tiên tiến.
- Cóđượcđầyđủ cácđiều kiện vật chất phục vụ cho công tác xây dựngđịnh mức.
+ Về cácđiều kiện phục vụ cho công tácđịnh mức:
Nhà máy cần xây dựng cho cán bộđịnh mức vị trí theo dõi bấm giờ kínđểđảm bảo
rằng công nhân bị bấm giờ không biết được mìnhđang bị bấm giờ và trang bịđầyđủ cho
đội ngũ cánđịnh mức nhưđồng hồ bấm giây, các phương tiện ghi chép….
3.3. Cải tiến phương pháp cho điểm trong hình thức trả lương theo sản phẩm
tập thể.
Trong cách chia lương cho từng công nhân ở trong tổ ( sau khi cóđược tổng tiền
lương của cả tổ) chưa được chính xác và công bằng bởi theo như cách cho điểm của tổ,
cứ làm được 100 kg thì mỗi công nhân sẽđược 10 điểm.
3.4. Hoàn thiện các điều kiện trả lương theo sản phẩm:
3.4.1. Về công tác cung cấp nguyên vật liệu
Một số biện pháp đặt ra:
+ Trang bị thêm cho các phân xưởng thiết bị chiếu sang và thiết bị thông gióđểđảm
bảo cho công nhân làm việcđược dễ chịu hơn trong điều kiện thời tiếtở ViệtNam.
+ Bên cạnhđó cần tổ chức cho công nhân thời gian nghỉ trong thời gian làm việc.
3.4.2 Hoàn thiện công tác thống kê.
- Tiến hành theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm và khả năng tiết kiệm vật tư
nguyên vật liệu của từng công đoạn sản xuất.
- Theo dõi tình hình vi phạm về chất lượng sản phẩm trong ca sản phẩm, nội quy
an toàn lao động
3.5. Hoàn thiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân.
- Tổ chức các buổi học tập, tìm hiểu về tổng công ty, về các chếđộ tổ chức tiền

lương, nhân sự
- Sử dụng cácđòn bẩy kinh tế như tiền thưởng, tiền phụ cấp cho các hoạtđộng
nghiên cứu sang tạo, ứng dụng trong sản xuất, việc tìm ra các biện pháp tăng năng suất,
tiết kiệm nguyên vật liệu…
* Hiệu quả của việc hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm:
Hoàn thiện công tác trả lương có tác dụng thúcđẩy sản xuất phát triển. Việc hoàn
thiện hệ thống cấp bậc công việc, định mức lao độngđúngđắn theo trìnhđộ tay nghềvà
yêu cầu của công việcđã khắc phụcđược tình trạng lãng phí trong sản xuất và
tạođượcđộgn lực cho người công nhân thực sự gắn người công nhân với sản xuất.
Hoàn thiệnđơn giá sản phẩm nâng cao hơn tiền lương theo sản phẩmđiều này làm
cho công nhân càng muốn được sử dụng hình thức trả lương nàyđối với họ, làm cho
hình thức trả lương theo sản phẩm phát huy được hết cácưu điểm của mình …
KẾT LUẬN
Công tác trả lương hiện nay là một vấnđề lớnđối với toàn xã hội cũng nhưđối với
cácđơn vị sản xuất kinh doanh. Trong công tác trả lương củađơn vị việc xây dựngđược
một hình thức trả lương trả thưởng hợp lýđảm bảo cóý nghĩa là xây dựngđược một
hình thức trả lương, đảm bảo kết hợp hài hoà cả ba lợiích “ Lợiích cá nhân -* Lợiích
tập thể - Lợiích xã hội”.
Đối với các doanh nghiệp tiền lương chỉ phát huy tác dụng khi nóđược sử dụng
hợp lý phù hợp với cácđiều kiện thực tế của doanh nghiệp. Vì vậy, đối với các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp nói chung và Nhà máy sợi Đồng Văn nói
riêng vấnđềđổi mới và hoàn thiện công tác trả lương cho công nhân viên chức là một
yêu cầu cần thiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế lao động - TrườngĐại học Kinh tế Quốc dân.
2. Giáo trình Kinh tế doanh nghiệp Thương mại - TrườngĐại học Thương Mại.
3. Báo, tạp chí về tiền lương.

×