MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta từ ngàn xưa, lúa nếp được gieo trồng để phục vụ nhu cầu về lễ hội,
chế biến của người dân. Trong những năm gần đây, khi lương thực đã dư thừa, đời
sống đã được nâng lên, nhiều sản phẩm được làm từ lúa nếp đa dạng hơn, vì vậy
yêu cầu sản lượng lúa nếp được tăng lên.
Để tăng sản lượng lúa nếp hàng năm, cũng như tăng giá trị sản xuất lúa thì
công tác nghiên cứu chọn tạo giống lúa nếp có năng suất khá, thời gian sinh trưởng
ngắn, nhưng chất lượng cao là điều rất cần thiết; trong đó việc nghiên cứu, đánh giá
nguồn vật liệu khởi đầu là khâu rất quan trọng trong công tác chọn tạo giống lúa nói
chung và lúa nếp nói riêng. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:“
Nghiên cứu vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo giống lúa nếp ở miền Bắc
Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo giống nếp có thời
gian sinh trưởng ngắn, năng suất và chất lượng cao cho các tỉnh miền Bắc.
3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra khảo sát tình hình sản xuất lúa nếp ở một số tỉnh vùng đồng bằng
sông Hồng trên cơ sở đó, định hướng công tác nghiên cứu chọn tạo giống lúa nếp.
- Đánh giá được đa dạng di truyền thông qua một số chỉ tiêu hình thái của
nguồn vật liệu khởi đầu.
- Xác định được khả năng kết hợp về một số tính trạng của một số giống lúa
nếp và ứng dụng trong công tác chọn tạo giống lúa nếp.
- Tuyển chọn giống nếp mới năng suất cao, chất lượng khá, chống chịu với
sâu bệnh hại chính.
- Khảo nghiệm, đánh giá khả năng thích ứng của giống nếp mới được chọn
tạo tại một số vùng sinh thái, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Đánh giá được tình hình sản xuất lúa nếp ở một số tỉnh vùng ĐBSH
- Đánh giá được mức độ đa dạng di truyền tập đoàn giống nếp.
- Kết quả nghiên cứu đã xác định được khả năng kết hợp chung, khả năng kết
hợp riêng và hiệu ứng lai thuận nghịch về một số tính trạng nông sinh học quan
trọng của các giống lúa nếp tham gia thí nghiệm phục vụ cho công tác chọn tạo
giống lúa nếp mới.
- Chọn tạo được giống lúa nếp mới triển vọng N31 có những đặc tính ưu việt
như thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất khá, chất lượng khá và bổ sung giống lúa
nếp vào sản xuất.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
1
- Phân tích được tính đa dạng di truyền của vật liệu khởi đầu của tập đoàn giống
lúa nếp gieo trồng tại Bộ môn chọn tạo giống lúa đặc sản, Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển lúa thuần, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
- Xác định các vật liệu khởi đầu có khả năng kết hợp tốt với một số tình trạng
cụ thể, làm cơ sở cho việc chọn tạo giống lúa mới có năng suất chất lượng cao.
- Xác định tính thích nghi, tính chống chịu của giống nếp mới (N31) làm căn cứ
khoa học để quyết định đưa giống ra sản xuất.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Bằng việc ứng dụng kết quả đánh giá vật liệu đã chọn tạo thành công giống lúa
nếp N31, ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao, đang được khảo nghiệm và mở rộng
diện tích gieo trồng tại một số điểm sản xuất, được nông dân chấp nhận.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số giống lúa nếp cổ truyền, giống nhập nội và giống cải tiến.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và một số tỉnh
miền Bắc.
Đề tài bắt đầu từ năm 2006 đến năm 2013, trên cơ sở kế thừa những kết quả
nghiên cứu từ năm 2005.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm 126 trang: Phần mở đầu 3 trang, Chương 1: Tổng Quan tài
liệu nghiên cứu và cơ sở khoa học của đề tài : 43 trang, Chương 2: Nội dung, vật
liệu và phương pháp nghiên cứu 8 trang, Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo
luận 70 trang, Phần kết luận và đề nghị 2 trang. Bên cạnh đó, luận án có 71 bảng số
liệu, 9 hình vẽ, 7 hình ảnh minh họa và 2 công trình có liên quan đến luận án đã
công bố, 104 tài liệu tham khảo trong và ngoài nước. Ngoài ra Luận án còn phần
phụ lục bao gồm các bảng số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa nếp của các
tỉnh vùng ĐBSH giai đoạn 2005-2010, giá trị trung bình các giống và tổ hợp lai về
một số tính trạng trong các thí nghiệm, kết quả xử lý thống kê
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Luận án đã tham khảo và tổng kết 104 tài liệu, trong đó có 47 tài liệu trong nước
và 57 tài liệu nước ngoài với các nội dung liên quan gồm:
1.1. Nghiên cứu chung về cây lúa, lúa nếp
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa, lúa nếp
1.1.2. Một số tính trạng nông sinh học đặc trưng của cây lúa tẻ và lúa nếp.
1.1.3. Phân loại cây lúa
1.2. Nghiên cứu đa dạng di truyền phục vụ công tác chọn tạo giống lúa
1.2.1. Tình hình nghiên cứu đa dạng di truyền cây lúa trên thế giới
2
1.2.2. Nghiên cứu đa dạng di truyền cây lúa ở Việt Nam
1.3. Lai diallel trong công tác chọn tạo giống lúa mới
1.3.1. Đánh giá khả năng kết hợp, tác động tương hỗ bằng phương pháp lai
diallel dựa trên mô hình toán thống kê sinh học của B Griffing (1956).
1.3.2. Đánh giá khả năng kết hợp chung
1.3.3. Khả năng kết hợp riêng
1.3.4. Tác động tương hỗ
1.4. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
1.5. Tình hình sản xuất, nghiên cứu chọn tạo lúa nếp ở trên thế giới và trong
nước
1.5.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu chọn tạo lúa nếp trên thế giới
1.5.2. Tình hình sản xuất và sử dụng lúa nếp ở trong nước
1.5.3. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo lúa nếp ở trong nước
Tóm lại:
Mặc dù tỷ lệ diện ích gieo cấy lúa nếp trên cả nước nói chung và các tỉnh
miền bắc nói riêng thấp, nhưng giá trị kinh tế của lúa nếp thường cao hơn so với lúa
tẻ, gạo nếp ngoài việc dùng cho việc nấu ăn sáng hàng ngày của nhiều người dân,
gạo nếp còn dùng làm chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như bánh các
loại, rượu…. Những năm trở lại đây nhu cầu về các sản phẩm từ lúa nếp ngày càng
tăng. Tuy nhiên, cả số lượng giống và diện tích các giống lúa đặc sản, lúa nếp trong
cả nước tăng nhưng chưa đáng kể. Như vậy, có thể thấy rằng việc nghiên cứu chọn
tạo và sản xuất lúa nếp vẫn chưa được quan tâm nhiều.
Công tác đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo gống
lúa đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên việc nghiên cứu,
đánh giá tập đoàn lúa nếp phục vụ công tác nghiên cứu chọn tạo giống, đặc biệt
việc xác định khả năng kết hợp của một số tính trạng nông sinh học của các giống
lúa nếp phục vụ công tác chọn tạo giống lúa nếp mới còn rất hạn chế. Trong phạm
vi đề tài này chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết một số vấn đề còn hạn
chế trên
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu:
Gồm 48 giống lúa nếp bao gồm giống lúa nếp địa phương, giống nhập nội và
giống lúa nếp cải tiến được thu thập từ Trung tâm Tài nguyên Di truyền thực vật, Công
ty giống và các viện nghiên cứu… (phụ lục 8 ).
9 giống lúa nếp đại diện cho các nhóm giống lúa nếp địa phương, giống nhập
3
nội và giống cải tiến (phụ lục 9) để thực hiện lai diallen và 72 tổ hợp lai thuận và
lai nghịch thế hệ F1.
2.2. Nội dung nghiên cứu của luận án
- Điều tra tình hình sản xuất lúa nếp tại các tỉnh vùng ĐBSH
- Đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu, phân tích đa dạng di truyền ở cấp độ
hình thái và thời gian sinh trưởng nguồn vật liệu khởi đầu thông qua một số đặc
điểm nông sinh học phục vụ công tác lai tạo giống lúa nếp mới.
- Đánh giá khả năng kết hợp về một số tính trạng liên quan tới yếu tố cấu
thành năng suất của một số dòng, giống lúa nếp.
- Tuyển chọn và khảo nghiệm một số dòng, giống lúa nếp triển vọng; Đánh
giá tính thích nghi của một số giống lúa nếp mới được tuyển chọn thông qua thí
nghiệm.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
* Điều tra tình hình sản xuất lúa nếp ở các tỉnh vùng ĐBSH bằng phương
pháp thu thập số liệu thứ cấp tại Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh
vùng ĐBSH bằng các phiếu điều tra.
* Các thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo giáo trình phương pháp thí
nghiệm của Phạm Chí Thành (1986) [39]:
- Thí nghiệm tập đoàn được bố trí theo phương pháp tuần tự không lặp lại.
- Lai diallel: thực hiện lai vòng, các cặp lai tiến hành kiểu lai đơn. Các giống
lúa nếp chọn làm vật liệu lai diallen được bố trí gieo cấy ở 5 thời vụ khác nhau, mỗi
thời vụ cách nhau 7 ngày để thực hiện lai diallen.
- Thí nghiệm so sánh dòng giống triển vọng: được bố trí theo khối ngẫu nhiên
đầy đủ (RCB), 3 lần lặp lại.
Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm MS.Excel và IRRISTAT VER
5.0, đánh giá khoảng các di truyền của tập đoàn lúa nếp qua một số tính trạng hình
thái theo NTSYSpc2.1.
- Phân tích lai diallel theo hệ thống 1 (Griphing1) bao gồm các con lai F1 của
lai thuận, lai nghịch và các giống bố mẹ của chúng để tạo ra P
2
tổ hợp lai (P là số
giống bố mẹ tham gia lai diallel).
- Chỉ số thích nghi của các giống thí nghiệm được xử lí theo chương trình ổn
định của Nguyễn Đình Hiền, theo mô hình toán học của Eberhart S.A và Russel
W.A. (1966) .
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: tại Viện KHNN Việt Nam và một số tỉnh miền Bắc.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2005-2013 cụ thể như sau:
Năm 2005: Đánh giá tập đoàn công tác tại Thanh Trì, Hà Nội
4
Năm 2006: Tiếp tục đánh giá tập đoàn công tác, gieo cấy các giống bố mẹ để
thực hiện phép lai diallel
Năm 2007: Đánh giá các con lai F1 và bố mẹ của chúng từ đó đánh giá khả
năng kết hợp về một số tính trạng liên quan tới yếu tố cấu thành năng suất của các
giống bố mẹ tham gia lai diallel, đánh giá, chọn lọc thế hệ F2
Năm 2008: Đánh giá, chọn lọc các thế hệ F3, F4
Năm 2009: Đánh giá, chọn lọc các thế hệ F5, F6
Vụ xuân 2010: Đánh giá, chọn lọc các thế hệ F7 (Chọn được một số dòng
thuần)
Vụ mùa 2010: Thực hiện thí nghiệm so sánh một số dòng triển vọng tại
Thanh Trì Hà Nội, thực hiện điều tra tình hình sản xuất lúa nếp ở các tỉnh vùng
ĐBSH
Năm 2011: Thực hiện thí nghiệm so sánh một số dòng triển vọng tại Thanh Trì
Hà Nội
Năm 2012 Thực hiện thí nghiệm so sánh một số dòng triển vọng tại Thanh Trì
Hà Nội; Ân Thi, Khoái Châu Hưng Yên.
Vụ Xuân 2013: Khảo nghiệm Quốc gia (VCU) giống N31
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất lúa nếp ở các tỉnh vùng đồng bằng
sông Hồng từ năm 2005-2010
Qua số liệu hình 3.1, 3.2, 3.3 và 3.4 cho thấy diện tích, năng suất, sản lượng
lúa nếp ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng có xu hướng tăng ở cả vụ Xuân và
vụ Mùa. Điều này cũng chứng tỏ rằng nhu cầu sản xuất lúa nếp ngày càng tăng
nhằm nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất lúa, đồng thời trong những năm gần
đây công tác chọn tạo giống lúa nếp có năng cao đã được các nhà khoa học quan
tâm hơn. Các địa phương đều có mong muốn, và đề xuất cần có những giống lúa
nếp mới có năng suất gần tương đương với các giống lúa N97, IRi352, N98, có thời
gian sinh trưởng ngắn nhưng chất lượng được cải tiến hơn (xôi dẻo, có mùi thơm)
để mở rộng diện tích gieo cấy lúa nếp có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã
đáp ứng được một phần yêu cầu sản xuất hiện nay như việc chọn tạo giống lúa nếp
có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất khá, chất lượng khá (xôi dẻo, thơm).
3.2. Kết quả đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu.
Tổng số 48 dòng, giống lúa nếp được thu thập từ nơi lưu giữ tại Trung tâm tài
nguyên Di truyền thực vật, viện Di truyền nông nghiệp, trường Đại Học Nông nghiệp
Hà Nội đại diện cho các nhóm giống lúa nếp cổ truyền địa phương, nếp nhập nội và
giống nếp cải tiển (Phụ lục 5).
3.2.1. Kết quả đánh giá tập đoàn các giống lúa nếp vụ mùa 2005.
3.2.1.1. Kết quả đánh giá đa dạng di truyền của tập đoàn các giống lúa nếp thông
qua một số tính trạng hình thái ở vụ mùa 2005.
5
Kết quả đánh giá một số tính trạng hình thái của các giống lúa nếp trong tập
đoàn ở vụ mùa 2005 ở phụ lục 9.
Thông qua số liệu đánh giá các chỉ tiêu hình thái, chúng tôi đã phân tích quan
hệ di truyền của 48 giống lúa nếp trong tập đoàn. Kết quả được thể hiện ở hình 3.5.
Qua hình 3.5 cho thấy: với hệ số tương đồng 0,99, tập đoàn công tác các
giống lúa nếp có thể chia thành 4 nhóm chính:
Nhóm I gồm 15 giống; trong nhóm I được chia ra làm hai nhóm phụ; nhóm
phụ thứ nhất gồm 4 giống G1, G39, G42 và G43; nhóm phụ thứ 2 gồm 11 giống:
G9, G13, G32, G38, G24,G36, G37, G33, G41, G14 và G31
Nhóm II gồm 3 giống: G34, G35 và G40.
Nhóm III gồm 3 giống: G2, G4 và G3.
Nhóm IV gồm 27 giống, được chia thành 3 nhóm phụ; nhóm phụ thứ nhất
gồm 7 giống: G5, G7, G19, G11, G20, G23 và G48; nhóm phụ thứ 2 gồm 19 giống:
G6, G22, G25, G28, G29, G10, G18, G46, G30, G45, G12 G26, G27, G44, G47,
G15, G17, G16 và G21; nhóm phụ thứ 3 có 1 giống G8.
3.2.1.2. Kết quả đánh giá tình hình sâu bệnh hại của một số loại sâu bệnh hại
chính trong điều kiện tự nhiên, độ thuần, tính trạng mùi thơm của các giống lúa
trong tập đoàn công tác vụ mùa 2005 tại Thanh Trì, Hà Nội.
Kết quả đánh giá được thể hiện qua bảng 3.1cho thấy:
- Trong tập đoàn 48 giống lúa nếp có 7 giống lúa nếp không có mùi thơm gồm
các giống: Nếp Cao cây, Nếp thấp cây, Nếp ruộng, IRi352, N87-2, N97 và giống Nếp
N97-10; 40 giống lúa còn lại đều có mùi thơm. Các giống trong tập đoàn đều có độ
thuần tốt (điểm 1).
- Đối với sâu đục thân: trong 48 giống trong thí nghiệm có 6 giống bị ảnh hưởng
ở điểm 1-3 gồm: giống IRi352, N87-2, N97, nếp Nhung, nếp Hòa Bình và N97-10; 21
giống bị ảnh hưởng ở điểm 3; 12 giống bị ảnh hưởng ở điểm 3-5 và có 9 giống bị ảnh
hưởng ở điểm 5.
- Đối với sâu cuốn lá: có 6 giống bị ảnh hưởng ở điểm 1-3; 41 giống nhiễm ở
điểm 3 và 1 giống nhiễm ở điểm 5.
- Đối với rầy nâu: có 29 giống bị ảnh hưởng ở điểm 3 và 15 giống bị ảnh
hưởng ở điểm 3-5 và 4 giống bị ảnh hưởng ở điểm 5.
- Đối với bệnh bạc lá: có 34 giống bị ảnh hưởng ở điểm 1-3; 13 giống bị ảnh
hưởng ở điểm 3 và có 1 giống bị ảnh hưởng ở điểm 3-5
- Đối với bệnh khô vằn: có 21 giống nhiễm ở điểm 3; 25 giống nhiễm ở điểm 3-5
và có 2 giống nhiễm ở điểm 5 (nếp thơm cao bằng và nếp địa phương).
3.2.2. Kết quả đánh giá tập đoàn các giống lúa nếp vụ mùa 2006
3.2.2.1. Kết quả đánh giá đa dạng di truyền của tập đoàn các giống lúa nếp thông
qua một số tính trạng hình thái ở vụ mùa 2006
Kết quả đánh giá một số tính trạng hình thái của các giống lúa nếp trong tập
đoàn ở vụ mùa 2006 (phụ lục10).
6
Kết quả phân tích quan hệ di truyền của 48 giống lúa nếp trong tập đoàn dựa
trên một số chỉ tiêu hình thái được thể hiện ở hình 3.6 cho thấy: trong tập đoàn
giống lúa nếp, các giống có các đặc điểm hình thái gần nhau như: nhóm giống có số
ký hiệu G15, G16, và G17; nhóm giống G12, G26, G27, G44; nhóm giống G10,
G18, G30, G46; nhóm giống G6, G22, G25, G28, G29; nhóm giống G2, G4, G3;
nhóm giống G34, G35 và G40; nhóm giống G24, G37, G36, G33, G41; nhóm
giống G9, G32, G38, G13…
Coefficient
0.979 0.981 0.982 0.983 0.985 0.986 0.987 0.989 0.990 0.991 0.993 0.994 0.996 0.997 0.998 1.000
G10
G1
G39
G42
G43
G9
G32
G38
G13
G24
G37
G36
G33
G41
G31
G14
G34
G35
G40
G2
G4
G3
G5
G7
G19
G11
G20
G23
G48
G6
G22
G25
G28
G29
G10
G18
G30
G46
G45
G12
G26
G27
G44
G47
G15
G16
G17
G21
G8
Hình 3.6. Quan hệ di truyền của 48 giống lúa nếp trong tập đoàncông tác vụ
mùa 2006
7
Tuy nhiên, với hệ số tương đồng 0,99 trong tập đoàn công tác vụ mùa 2006
cũng có thể chia thành 4 nhóm chính:
Nhóm I gồm 15 giống; trong nhóm I đựơc chia ra làm hai nhóm phụ; nhóm
phụ thứ nhất gồm 4 giống G1, G39, G42 và G43; nhóm phụ thứ 2 gồm 11 giống:
G9, G32, G38, G13, G24, G37, G36, G33, G41, G31và G14
Nhóm II gồm 3 giống: G34, G35 và G40.
Nhóm III gồm 3 giống: G2, G4 và G3.
Nhóm IV gồm 27 giống, được chia thành 3 nhóm phụ; nhóm phụ thứ nhất
gồm 7 giống: G5, G7, G19, G11, G20, G23 và G48; nhóm phụ thứ 2 gồm 19 giống:
G6, G22, G25, G28, G29, G10, G18, G30, G46, G45, G12 G26, G27, G44, G47,
G15, G16, G17 và G21; nhóm phụ thứ 3 có 1 giống G8.
Kết quả phân nhóm thông qua hệ số tương đồng của các giống lúa nếp trong tập
đoàn công tác vụ mùa 2006 cũng cho kết quả tương tự như vụ mùa 2005.
3.2.4. Một số đặc điểm chính của 9 giống tham gia thí nghiệm lai diallel
năm 2006 tại Thanh Trì, Hà Nội
Căn cứ vào kết quả đánh giá tập đoàn công tác vụ mùa 2005 đã xác định
được 9 giống lúa tham gia thí nghiệm lai diallel ở vụ mùa 2006 (danh sách ở phụ
lục 11) đại diện cho bốn nhóm chính (nhóm I, nhóm II, nhóm III và nhóm IV),
đồng thời cũng đại diện cho các nhóm giống lúa có nguồn gốc khác nhau như giống
cải tiến, chọn lọc từ giống địa phương, cổ truyền và nhập nội, cụ thể như sau:
1. Giống N87-2: đại diện nhóm số II, đây là giống lúa nếp được chọn lọc từ
dòng nhập nội từ IRRI năm 1987, giống có năng suất cao, độ thuần tốt, ngắn ngày
nhưng chất lượng còn hạn chế, xôi dẻo nhưng không thơm
2. Giống Nếp nương: Đại diện nhóm giống số IV, là giống lúa nếp cổ truyền địa
phương, gieo cấy chủ yếu ở các tỉnh miền núi, giống có thời gian sinh trưởng dài ngày,
độ thuần tốt, năng suất thấp, chất lượng tốt, xôi dẻo, thơm.
3. Giống Nếp DT22: Đại diện cho nhóm giống số I, là giống lúa cải tiến,
giống có thời gian sinh trưởng trung ngày, năng suất trung bình, chất lượng tốt, xôi
dẻo, thơm
4. Giống Nếp 415: Đại diện cho nhóm giống số I, là giống lúa cải tiến, giống
có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn ngày, độ thuần tốt, năng suất trung bình,
chất lượng tốt, xôi rẻo, thơm.
5. Giống Nếp TK90: Đại diện cho nhóm giống số I, là giống lúa đươc chọn
lọc từ giống nếp địa phương, giống có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn ngày, độ
thuần tốt, năng suất trung bình, chất lượng tốt, xôi dẻo, thơm.
6. Giống Nếp gà gáy: Đại diện nhóm giống số IV, là giống lúa nếp cổ truyền
địa phương, giống có thời gian sinh trưởng dài ngày, độ thuần tốt, năng suất thấp,
chất lượng tốt, xôi dẻo, thơm.
8
7. Giống Nếp thơm Cao Bằng: Đại diện nhóm giống số I, là giống lúa nếp cổ
truyền địa phương, giống có thời gian sinh trưởng dài ngày, độ thuần tốt, năng suất
thấp, chất lượng tốt, xôi dẻo, thơm.
8. Giống Nếp Mây: Đại diện nhóm giống số III, là giống lúa nếp cổ truyền
địa phương, giống có thời gian sinh trưởng dài ngày, độ thuần tốt, năng suất thấp,
chất lượng tốt, xôi dẻo, thơm.
9. Giống Nếp Hòa Bình: Đại diện nhóm giống số IV, là giống lúa nếp cổ
truyền địa phương, giống có thời gian sinh trưởng trung ngày, độ thuần tốt, năng
suất thấp, chất lượng tốt, xôi dẻo, thơm.
3.3. Kết quả phân tích phương sai khả năng kết hợp chung, khả năng kết hợp
riêng và tác động tương hỗ đối với một số tính trạng nông sinh học của các
giống lúa nếp tham gia thí nghiệm ở vụ xuân 2007 tại Thanh Trì Hà Nội
Trong đề tài tập trung phân tích một số đặc tính nông sinh học quan trọng,
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa bố mẹ và các con lai
thế hệ F1 ở vụ xuân 2007.
3.3.1. Tính trạng số bông/khóm
* Phương sai khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng của giống
bố mẹ về tính trạng số bông/khóm thể hiện qua bảng 3.8.
Bảng 3.8. Bảng phân tích phương sai khả năng kết hợp chung và khả năng kết
hợp riêng của giống bố mẹ về tính trạng số bông/khóm
ở vụ xuân 2007 tại Thanh Trì, Hà Nội
Giống
Tham số
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Phương sai
KNKHC
0,314 0,026 0,003 0,001 0,016 -0,000 0,134 0,001 0,131
Phương sai
KNKHR
0,285 0,225 0,305 0,084 0,029 0,116 0,059 0,048 0,071
Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy: giống số 1 vừa có phương sai khả năng kết hợp
chung cao, vừa có phương sai khả năng kết hợp riêng cao. Do đó có thể sử dụng
giống này trong các cặp lai đơn với hàng loạt các giống khác nhằm nâng cao về số
bông/khóm. Các giống số 3; 2 và 6 có phương sai khả năng kết hợp riêng cao về
tính trạng này thì những tổ hợp lai có sự tham gia của các giống này sẽ tạo nên các
con lai có ưu thế lai cao về số bông/khóm.
Bảng 3.8 còn cho thấy rõ phương sai khả năng kết hợp chung nhỏ hơn
phương sai khả năng kết hợp riêng ở hầu hết các giống trừ giống số 1 và 9 về số
bông/khóm. Điều này chứng tỏ vai trò của các gen không cộng tính chiếm ưu thế
trong việc di truyền tính trạng số bông/khóm. Do vậy, trong công tác chọn tạo
giống nhằm nâng cao hiệu quả số bông/khóm hướng sử dụng phương pháp chọn
giống cá thể có thể cho hiệu quả cao.
Kết quả nghiên cứu này cũng hoàn toàn phù hợp với các kết quả của nhiều
9
tác giả nghiên cứu lúa đã công bố như: Hoàng Văn Phần (1991) [30], Lê Thị Dự
(2000) [7]
3.3.2. Số hạt chắc/bông
* Phương sai khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng của giống
bố mẹ về tính trạng số hạt chắc/bông được thể hiện qua bảng 3.14.
Số liệu bảng 3.14 cho thấy: các giống số 1; 2; 5 và 6 vừa có phương sai khả
năng kết hợp chung cao, vừa có phương sai khả năng kết hợp riêng cao. Vì vậy, cần
sử dụng các giống này trong các cặp lai đơn với các giống khác nhằm nâng cao số
hạt chắc/bông. Những giống còn lại như giống số 3; 4; 8; 9 và 7 có phương sai khả
năng kết hợp riêng cao về tính trạng này. Do đó, trong những tổ hợp lai cụ thể có sự
tham gia của các giống này sẽ tạo nên các con lai có ưu thế lai cao về số hạt
chắc/bông.
Bảng 3.14. Bảng phân tích phương sai khả năng kết hợp chung và khả năng kết
hợp riêng của giống bố mẹ về tính trạng số hạt chắc/bông ở vụ xuân 2007 tại
Thanh Trì, Hà Nội
Giống
Tham số
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Phương sai
KNKHC
35,041 81,085 22,467 11,619 47,693 58,811 10,879 8,216 4,112
Phương sai
KNKHR
477,92
0
182,38
7
182,59
3
157,44
0
95,813
226,32
2
98,283
287,19
4
164,552
Bảng 3.14 còn cho thấy: phương sai khả năng kết hợp chung nhỏ hơn phương
sai khả năng kết hợp riêng ở tất cả các giống về số hạt chắc/bông. Điều này chứng tỏ
vai trò của các gen không cộng tính chiếm ưu thế trong việc di truyền tính trạng số
hạt chắc/bông. Do vậy trong công tác chọn tạo giống nhằm nâng cao số hạt
chắc/bông có thể sử dụng phương pháp chọn giống cá thể để cho hiệu quả cao.
3.3.3. Khối lượng 1.000 hạt (g)
* Phương sai khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng của giống
bố mẹ về tính trạng khối lượng 1.000 hạt:
Qua số liệu bảng 3.20 cho thấy: các giống số 1, 2, 5 và 3 vừa có phương sai
khả năng kết hợp chung cao, vừa có phương sai khả năng kết hợp riêng cao. Cần sử
dụng các giống này trong các cặp lai đơn với các giống khác nhằm nâng cao khối
lượng 1.000 hạt.
Bảng 3.20 còn cho thấy: phương sai khả năng kết hợp chung lớn hơn phương
sai khả năng kết hợp riêng ở tất cả các giống về khối lượng 1.000 hạt. Điều này
chứng tỏ vai trò của các gen cộng tính chiếm ưu thế trong việc di truyền tính trạng
này. Do vậy cần áp dụng phương pháp chọn giống hỗn hợp đối với các tổ hợp lai từ
các giống bố mẹ trên sẽ cho hiệu quả hơn trong việc chọn giống theo tính trạng
này.
Bảng 3.20. Bảng phân tích phương sai khả năng kết hợp chung và khả năng kết
hợp riêng của giống bố mẹ về tính trạng khối lượng 1.000 hạt ở vụ xuân 2007 tại
Thanh Trì, Hà Nội
10
Giống
Tham số
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Phương sai
KNKHC
1,958 0,770 0,883 0,513 0,895 0,256 0,151 0,028 0,020
Phương sai
KNKHR
0,346 0,249 0,124 0,075 0,162 0,076 0,077 0,133 0,170
3.3.4. Tính trạng chiều dài bông (cm)
* Phương sai khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng của giống
bố mẹ về tính trạng chiều dài bông:
Số liệu bảng 3.26 cho thấy: giống số 1 có phương sai khả năng kết hợp
chung cao. Vậy hướng sử dụng giống này trong các cặp lai nhằm nâng cao chiều
dài bông. Các giống số 8; 6; 2 và 3 có phương sai khả năng kết hợp riêng cao về
tính trạng này. Do đó, trong những tổ hợp lai cụ thể có sự tham gia của các giống
này sẽ tạo nên các con lai có ưu thế lai cao về chiều dài bông.
Bảng 3.26 cũng cho thấy rõ phương sai khả năng kết hợp chung nhỏ hơn
phương sai khả năng kết hợp riêng ở hầu hết các giống, trừ giống số 1 về chiều dài
bông. Điều này chứng tỏ vai trò của các gen không cộng tính chiếm ưu thế trong việc
di truyền tính trạng chiều dài bông. Trong công tác chọn tạo giống nhằm nâng cao
hiệu quả chiều dài bông có thể sử dụng phương pháp chọn giống cá thể là phù hợp.
Bảng 3.26. Bảng phân tích phương sai khả năng kết hợp chung và khả năng kết
hợp riêng của giống bố mẹ về tính trạng chiều dài bông
ở vụ xuân 2007 tại Thanh Trì, Hà Nội
Giống
Tham số
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Phương sai
KNKHC
0,5
00
0,105
-
0,009
0,103 0,126 0,051 0,005 0,091 0,090
Phương sai
KNKHR
0,1
34
0,718 0,520 0,115 0,168 0,904 0,353 1,120 0,249
3.3.5. Tính trạng chiều cao cây lúa (cm)
* Phương sai khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng của giống
bố mẹ về tính trạng chiều cao cây:
Số liệu ở bảng 3.32 cho thấy: các giống số 2; 4; 8; 6; 5 và 7 có phương sai khả
năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng cao. Vì vậy, cần khai thác sử dụng các
giống này trong các cặp lai đơn với hàng loạt các giống khác để tạo ra các con lai có
ưu thế lai cao về chiều cao cây. Các giống còn lại như số 1; 3; và 9 có phương sai
khả năng kết hợp riêng lớn hơn phương sai khả năng kết hợp chung. Cho nên sử
dụng các giống này trong những tổ hợp lai cụ thể sẽ tạo ra các con lai có ưu thế lại
cao về tính trạng chiều cao cây.
Bên cạnh đó, phương sai khả năng kết hợp chung nhỏ hơn phương sai khả
năng kết hợp riêng ở các giống số 1; 3; 5; 9 về chiều cao cây. Điều này chứng tỏ
11
vai trò của các gen không cộng tính chiếm ưu thế trong việc di truyền tính trạng
chiều cao cây đối với các giống này. Do vậy trong công tác chọn tạo giống nhằm
nâng cao hiệu quả chiều cao cây cần sử dụng phương pháp chọn giống cá thể là phù
hợp và hiệu quả. Còn các giống số 2, 4, 6, 7 và 8 có phương sai khả năng kết hợp
chung cao hơn phương sai khả năng kết hợp riêng do vậy vai trò của các gen cộng
tính chiếm ưu thế trong sự di truyền tính trạng chiều cao cây. Phương pháp chọn
giống thích hợp đối với các tổ hợp lai mà các giống này tạo ra là chọn hỗn hợp.
Bảng 3.32. Phương sai khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng của
giống bố mẹ về tính trạng chiều cao cây ở vụ xuân 2007
tại Thanh Trì, Hà Nội
Giống
Tham số
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Phương sai
KNKHC
0,054
27,05
4
0,081
24,66
9
10,58
3
19,01
3
16,37
1
24,88
4
2,965
Phương sai
KNKHR
20,53
4
11,84
8
14,09
9
20,25
4
10,58
7
13,92
4
10,34
4
16,67
9
4,866
3.3.6. Thời gian sinh trưởng (ngày)
* Kết quả phân tích phương sai khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng
của giống bố mẹ về tính trạng thời gian sinh trưởng được thể hiện qua bảng 3.38.:
Bảng 3.38. Bảng phân tích phương sai khả năng kết hợp chung và khả năng kết
hợp riêng của giống bố mẹ về tính trạng thời gian sinh trưởng ở vụ xuân 2007 tại
Thanh Trì, Hà Nội
Giống
Tham số
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Phương sai
KNKHC
5,475 2,930 0,399 1,085 0,012 0,110 3,249 7,973 0,643
Phương sai
KNKHR
7,839
14,61
6
5,491 5,432 5,934 1,153 2,551 2,939 1,586
Kết quả trình bày ở bảng 3.38 cho thấy các giống số 1; 2; 7 và 8 vừa có phương sai
khả năng kết hợp chung cao, vừa có phương sai khả năng kết hợp riêng cao. Vậy có thể
sử dụng các giống này trong các cặp lai đơn với hàng loạt các giống khác nhằm kéo dài
thời gian sinh trưởng. Bảng 3.38 còn cho thấy: phương sai khả năng kết hợp chung
lớn hơn phương sai khả năng kết hợp riêng ở các giống số 7 và 8 về thời gian sinh
trưởng. Điều này chứng tỏ vai trò của các gen cộng tính chiếm ưu thế trong việc di
truyền tính trạng này. Các giống còn lại như giống số 1; 2; 3; 4; 5; 6 và 9 có
phương sai khả năng kết hợp riêng cao hơn phương sai khả năng kết hợp chung.
Điều này chứng tỏ vai trò của các gen không cộng tính chiếm ưu thế trong việc di
truyền tính trạng này.
3.3.7. Tính trạng năng suất khóm (g)
12
* Kết quả phân tích phương sai khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng
của giống bố mẹ về tính trạng năng suất khóm:
Số liệu ở bảng 3.44 cho thấy: các giống số 1 và 5 vừa có phương sai khả
năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng cao. Vậy có thể sử dụng giống này
trong các cặp lai với hàng loạt các giống khác nhằm nâng cao năng suất khóm. Các
giống số 3; 8 có phương sai khả năng kết hợp riêng cao về tính trạng này. Do đó,
trong những tổ hợp lai cụ thể có sự tham gia của các giống này sẽ tạo nên các con
lai có ưu thế lai cao về năng suất khóm.
Bảng 3.44 cũng cho thấy rõ: phương sai khả năng kết hợp chung nhỏ hơn
phương sai khả năng kết hợp riêng ở tất cả các giống về năng suất khóm. Điều này
chứng tỏ vai trò của các gen không cộng tính chiếm ưu thế trong việc di truyền tính
trạng năng suất khóm. Do vậy trong công tác chọn tạo giống nhằm nâng cao hiệu
quả năng suất khóm cần sử dụng phương pháp chọn lọc cá thể là phù hợp và hiệu
quả.
Bảng 3.44. Phương sai khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng của
giống bố mẹ về tính trạng năng suất khóm ở vụ xuân 2007
tại Thanh Trì, Hà Nội
Giống
Tham số
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Phương sai
KNKHC
2,810 0,446 0,063 0,006 1,670 1,354 0,283 0,535 0,041
Phương sai
KNKHR
23,34
0
3,928
14,21
3
4,761 3,634 6,379 3,561 8,493 4,316
* Tổng hợp giá trị KNKHC, phương sai KNKHC và phương sai KNKHR của
các giống lúa tham gia lai diallel đối với một số tính trạng liên quan đến yếu tố cấu
thành năng suất vụ xuân 2007 tại Thanh Trì Hà Nội được thể hiện qua bảng 3.46.
Qua bảng 3.46 cho thấy: các giống lúa nếp N87-2, DT22 và TK90 có giá trị
KNKHC cao ở tính trạng số hạt chắc/bông (5,940; 4,770; 6,93 theo thứ tự) và tính trạng
năng suất khóm (1,676; 0,250 và 1,292 theo thứ tự) . Điều này có ý nghĩa rất lớn trong
việc sử dụng các giống N87-2, DT22, TK90 để lai với các giống lúa nếp khác nhằm tạo
ra tổ hợp có ưu thế lai cao về những tính trạng này.
Cũng qua số liệu bảng 3.46 cho thấy: phương sai KNKHC ở hầu hết các
giống bố mẹ đối với tính trạng số hạt chắc/bông , số bông /khóm và năng suất
khóm đều nhỏ hơn phương sai KNKHR. Điều này cho thấy: định hướng trong công
tác chọn giống có số hạt chắc/bông, số bông /khóm và năng suất khóm cao từ các tổ
hợp lai của những giống bố mẹ trên nên sử dụng phương pháp chọn lọc cá thể sẽ có
khả năng cho hiệu quả chọn lọc cao hơn. Riêng đối với tính trạng khối lượng 1.000
hạt, phương sai KNKHC ở hầu hết các giống bố mẹ đều cao hơn phương sai
13
KNKHR. Điều này cho thấy: định hướng trong công tác chọn giống có khối lượng
1.000 hạt cao từ các tổ hợp lai của những giống bố mẹ trên nên sử dụng phương
pháp chọn lọc hỗn hệ sẽ có khả năng cho hiệu quả chọn lọc cao hơn.
Bảng 3.46. Tổng hợp KNKHC, phương sai KHKHC và phương sai KNKHR của
các giống lúa nếp trong thí nghiệm về một số tính trạng liên quan đến yếu tố cấu
thành năng suất ở vụ xuân 2007 tại Thanh Trì, Hà Nội
Giống
Tính trạng
N87-2
N.
nương
DT22 N415 N. TK90
N.gà
gáy
Nếp
thơm
CB
Nếp
Mây
N. Hòa
Bình
số
bông/
khóm
KNKHC 0,560 0,160 -0,050 0,040 -0,130 -0,01 -0,370 -0,030 -0,180
Phương
sai (PS)
KNKHC
0,314 0,026 0,003 0,001 0,016 -0,000 0,134 0,001 0,131
PS
KNKHR
0,285 0,225 0,305 0,084 0,029 0,116 0,059 0,048 0,071
số hạt
chắc/
bông
KNKHC 5,94 -9,02 4,77 -3,45 6,93 -7,69
3,34
-2,91 2,09
PS
KNKHC
35,041 81,085 22,467 11,619 47,693 58,811 10,879 8,216 4,112
PS
KNKHR
477,920 182,387 182,593 157,440 95,813 226,322 98,283 287,194 164,552
KL.
1.000
hạt
KNKHC -1,400 0,878 -0,941
0,717
0,947 0,508
-0,391
-0,172
-0,146
PS
KNKHC
1,958 0,770 0,883 0,513 0,895 0,256 0,151 0,028 0,020
PS
KNKHR
0,346 0,249 0,124 0,075 0,162 0,076 0,077 0,133 0,170
NS.
khóm
KNKHC 1,676 -0,668 0,250 0,080 1,292 -1,164 -0,532 -0,731 -0,204
PS
KNKHC
2,810 0,446 0,063 0,006 1,670 1,354 0,283 0,535 0,041
PS
KNKHR
23,340 3,928 14,213 4,761 3,634 6,379 3,561 8,493 4,316
3.4. Kết quả chọn tạo giống lúa nếp khảo nghiệm N31 có thời gian sinh trưởng
ngắn, chất lượng tốt
3.4.1. Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo
Kế thừa kết quả xác định khả năng kết hợp chung và kết hợp riêng của các giống
lúa nếp nghiên cứu, bằng phương pháp lai diallel, chúng tôi đã tuyển chọn được một số
dòng/giống có triển vọng, nổi bật là giống lúa nếp mới triển vọng N31.
Giống N31có nguồn gốc từ tổ hợp lai DT22/N87-2. Giống lúa DT22 có năng
suất trung bình, thời gian sinh trưởng trung ngày, chất lượng tốt, xôi dẻo, thơm,
(thuộc nhóm I), giống N87-2 có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chất
lượng còn hạn chế, xôi dẻo nhưng không thơm (thuộc nhóm II trong phân nhóm đa
dạng di truyền của tập đoàn công tác 48 giống dựa trên 14 tính trạng hình thái).
14
Kết quả phân tích khả năng kết hợp qua lai diallel cho thấy: giống N87-2 và DT22
có giá trị khả năng kết hợp riêng đối với tính trạng số bông/khóm, số hạt chắc/bông
và năng suất khóm cao là 1,267; 30,152 và 9,361 tương ứng, đồng thời giá trị tác
động tương hỗ của hai giống trên tương đối nhỏ là 0,017; 4,017 và 0,635 do vậy
khả năng chọn tạo ra giống lúa có năng suất cao, chất lượng từ tổ hợp lai giữa
giống DT22 và N87-2 là có cơ sở.
Giống lúa nếp khảo nghiệm N31 được chọn tạo từ tổ hợp lai DT22/N87-2 từ
vụ mùa 2006. Đến vụ xuân 2010 (thế hệ F7) chọn được dòng thuần và đưa vào thí
nghiệm so sánh giống từ vụ mùa 2010 (thế hệ F8), và gửi khảo nghiệm quốc gia từ
vụ xuân 2013. Giống lúa nếp N31 có thời gian sinh trưởng ở vụ mùa từ 105-110
ngày, ở vụ xuân 125-135 ngày, giống có năng suất khá, cứng cây, khả năng chống
đổ khá (tương tự như giống N87-2). Giống có chất lượng tốt, xôi dẻo, thơm (tương
tự như giống DT22).
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tác giả giống nếp N31
3.4.2.1. Kết quả thí nghiệm so sánh giống tại Thanh Trì- Hà Nội vụ Mùa 2010,
Xuân 2011 và Mùa 2011.
Vật liệu gồm 9 dòng/giống lúa nếp, trong đó có 7 dòng/giống lúa nếp mới chọn tạo
và 2 giống quốc gia làm đối chứng là giống nếp N97 (ngắn ngày, năng suất khá) và
giống nếp BM9603 (chất lượng) (bảng 3.54).
* Một số đặc điểm nông học của giống lúa nếp khảo nghiệm N31 trong vụ
mùa 2010, xuân 2011 và vụ mùa 2011
- Thời gian sinh trưởng: giống lúa nếp N31 có thời gian sinh trưởng vụ mùa
từ 107-108 ngày, (ngắn hơn so với giống BM9603 khoảng 7 ngày), vụ xuân là 153
ngày, tương tự giống nếp đối chứng N97.
- Độ cứng cây: giống lúa nếp N31 có khả năng chống đổ khá (điểm 1), tương
đương với giống nếp N97 nhưng khá hơn so với giống nếp BM9603.
- Chiều cao cây: Giống nếp N31 có chiều cao cây từ 119- 122 cm (cao hơn
giống BM9603 khoảng 2-3 cm).
- Sức sống của mạ: Giống N31 có sức sống mạ ở mức trung bình (điểm 5)
tương đương với giống đối chứng N97 và BM9603 (bảng 3.48).
* Kết quả theo dõi một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống
lúa nếp N31 ở vụ mùa 2010
Qua số liệu bảng 3.49 cho thấy: Số bông/m
2
:: giống lúa nếp N31 có số bông/m
2
là 291, cao hơn so với hai giống đối chứng: N97 (256 bông) và BM9603 (259 bông).
- Số hạt/bông: giống nếp N31 có số hạt/bông đạt 130 hạt, cao hơn cả giống đối
chứng 1 và giống đối chứng 2.
- Tỷ lệ hạt chắc của giống N31 có tỷ lệ hạt chắc đạt 91,7%, tương đương với
giống đối chứng N97 (90,4%), và cao hơn so với giống đối chứng BM9603.
- Khối lượng 1.000 hạt của giống N31: 23,2 g, giống đối chứng N97 (24,4g) và
giống đối chứng BM9603 (29,1g).
15
Năng suất thực thu của giống N31 có năng suất thực tế cao, đạt 64,74 tạ/ha, cao
hơn so với giống đối chứng BM903 khoảng 17,3%, và tương đương với giống đối
chứng N97 (64,31 tạ/ha).
* Kết quả xác định một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống N31 ở
vụ xuân 2011.
Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống N31 ở vụ xuân 2011 được
tổng hợp qua các số liệu bảng 3.50.
Kết quả ở bảng 3.50 cho thấy: ở vụ xuân 2011, giống lúa nếp N31 có số bông/m2
đạt 297; giống đối chứng N97 (298 bông/m
2
); giống đối chứng BM9603 (273
bông/m
2
).
- Số hạt/bông: giống N31 có số hạt/bông đạt 140 hạt, cao hơn 2 đối chứng;
BM9603 (129 hạt/bông) và N97 (135 hạt/bông).
- Tỷ lệ hạt chắc: giống N31 có tỷ lệ hạt chắc đạt 90,8%, tương đương 2 giống đối
chứng : N97 (90,4%) và BM9603 (89,57%).
- Năng suất thực thu: giống N31 có năng suất thực thu cao nhất, đạt 67,71 tạ/ha,
cao hơn so với giống đối chứng BM903 khoảng 21,6%, và tương đương với giống đối
chứng N97 (65,81 tạ/ha).
* Kết quả xác định một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống N31 ở vụ
mùa 2011.
Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống N31 ở vụ mùa 2011 được
tổng hợp qua các số liệu bảng 3.51.
Qua số liệu bảng 3.51 cho thấy:
- Số bông/m2: trong vụ mùa 2011, giống lúa nếp N31 có số bông/m2 khoảng
287, cao hơn so với 2 đối chứng : N97 (276 bông) và giống BM9603 (244 bông).
- Số hạt/bông: giống N31 có số hạt/bông đạt khoảng 135 hạt, cao hơn so với giống
đối chứng BM9603 (121 hạt) và tương tự so với giống đối chứng N97(135 hạt).
- Tỷ lệ hạt chắc của giống N31 đạt 90,71%; tương đương với 2 giống đối chứng:
N97 (89,82%) và BM9603 (88,36%).
- Khối lượng 1.000 hạt: giống N31 có khối lượng 1.000 hạt đạt 23g thấp hơn
giống đối chứng N97 (24,9g) và giống đối chứng BM9603 (29,5g).
- Năng suất thực thu của giống N31 đạt 65,23 tạ/ha, cao hơn so với giống đối
chứng BM9603 (53,65 tạ/ha) là 21,6%, và tương đương với giống đối chứng N97
(63,23 tạ/ha).
*Kết quả đánh giá tình hình sâu bệnh hại chính của giống N31 trong thí nghiệm ở
vụ mùa 2010, xuân 2011 và vụ mùa 2011 (bảng 3.52; bảng 3.53 và bảng 3.54)
Qua kết quả đánh giá ở vụ mùa 2010, xuân 2011 và vụ xùa 2011 tại Thanh
Trì - Hà Nội cho thấy: trong điều kiện tự nhiên, giống lúa nếp N31 nhiễm nhẹ với
một số loại sâu bệnh hại chính như bệnh đạo ôn, bạc lá, khô vằn, rầy nâu, sâu cuốn
lá nhỏ và sâu đục thân (mức nhiễm từ điểm 1-3).
16
* Kết quả đánh giá chất lượng cơm của các dòng /giống lúa mới vụ mùa 2010.
Kết quả đánh giá được trình bày tại bảng 3.55 cho thấy: giống lúa nếp N31 có
mùi thơm tương tự như giống nếp BM9603, và có các đặc tính khác như độ mềm, độ
dính, độ trắng, độ bóng và độ ngon cũng tương tự như giống đối chứng về chất lượng
cao như giống nếp BM9603.
Bảng 3.55. Đánh giá chất lượng cơm một số dòng/giống lúa mới
vụ mùa 2010 (điểm)
Tên giống Mùi Độ mềm Độ dính
Độ
trắng
Độ
bóng
Độ
ngon
N97 (đ/c1) 1 4 5 4 4 3
N08 1 4 5 5 3 3
N202 4 4 5 5 3 5
BM9603(đ/c1) 4 4 5 4 5 4
N23 2 4 5 5 4 4
N25 1 4 5 4 5 3
N27 3 4 4 4 5 4
N30 3 4 5 4 5 4
N31 4 4 5 4 4 4
3.4.2.2. Kết quả khảo nghiệm giống N31 tại một số điểm thí nghiệm năm 2012
Năm 2012 giống lúa nếp N31 được khảo tại 3 địa điểm: xã Đa Lộc, Ân Thi, Hưng
Yên; xã Thuần Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên và xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội.
*Năng suất thực thu: của giống N31 tại các điểm khảo nghiệm năm 2012
được thể hiện qua bảng 3.56.
Kết quả ở bảng 3.56 cho thấy: ở các điểm khảo nghiệm, giống N31 cho năng
suất cao hơn giống BM9603 (đ/c2) ở mức có ý nghĩa 95% và tương đương với giống
N97 (đ/c1); năng suất giống nếp N31 đạt từ 62,12 tạ/ha đến 63,21 tạ/ha (trung bình đạt
61,62 tạ/ha) ở vụ xuân; từ 56,81 tạ/ha đến 59,72 tạ/ha (trung bình đạt 58,30 tạ/ha) ở vụ
mùa.
Bảng 3.56. Năng suất thực thu của giống N31 tại các điểm khảo nghiệm năm 2012 (ĐVT:
tạ/ha)
Địa điểm
Ân Thi,
Hưng Yên
Thanh Trì,
Hà Nội
Khoái
Châu, Hưng
Yên
Trung Bình
Tên giống Vụ Xuân 2012
N97 (đ/c1) 62,18 62,12 63,21 62,50
BM9603 (đ/c2) 52,12 53,62 54,56 53,43
N202 52,86 54,02 55,12 54,00
N31 60,65 62,48 61,72 61,62
17
CV (%) 3,2 3,6 3,2
LSD (0,05) 3,12 4,21 3,73
Vụ Mùa 2012
N97(đ/c1) 56,81 59,72 58,94 58,49
BM9603(đ/c2) 49,26 52,14 50,24 50,55
N202 51,48 52,82 52,46 52,25
N31 57,62 58,56 58,72 58,30
CV (%) 3,6 2,1 2,9
LSD (0,05) 3,87 2,36 3,20
*Chỉ số thích nghi (b
i
) về năng suất của giống lúa nếp N31 ở vụ xuân và vụ
mùa tại ba điểm thí nghiệm (Ân Thi, Khoái Châu- Hưng Yên và Thanh Trì- Hà Nội)
- Ở vụ xuân 2012: Qua thí nghiệm tại 3 điểm cho thấy: giống lúa nếp N31 và
N97 có chỉ số thích nghi b
i
là 0,76 và 0,52, đều nhỏ hơn 1, do vậy 2 giống lúa này
cho năng suất cao hơn trong điều kiện khó khăn (bảng 3.57).
Bảng 3.57. Chỉ số thích nghi của giống lúa nếp N31 ở vụ xuân 2012 tại Ân Thi,
Khoái Châu- Hưng Yên và Thanh Trì -Hà Nội
TT Giống
Năng suất trung
bình (tạ/ha)
b
i
1
N97 (đ/c 1)
62,50 0,52
2
BM9603 (đ/c 2)
53,43 1,43
3
N202
54,00 1,29
4 N31 61,62 0,76
- Ở vụ mùa 2012: Kết quả đánh giá cho thấy giống lúa nếp N31 có chỉ số
thích nghi b
i
là 0,51 nhỏ hơn 1, do vậy giống này phát huy tốt về năng suất trong
điều kiện khó khăn; Trong khi đó, các giống BM9603 và N97 có chỉ số thích nghi
(b
i
) là 1,35 và 1,47, đều lớn hơn 1, do vậy hai giống này có khả năng phát huy tốt
trong điều kiện thâm canh.
Bảng 3.58. Chỉ số thích nghi của giống lúa nếp N31 ở vụ mùa 2012
tại Ân Thi, Khoái Châu- Hưng Yên và Thanh Trì -Hà Nội
Giống
Năng suất trung bình
(tạ/ha)
b
i
N97 (đ/c1)
58,49 1,47
BM9603 (đ/c2)
50,55 1,35
N202
52,25 0,68
N31
58,30 0,51
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm quốc gia giống lúa nếp N31 ở vụ xuân 2013
(Áp dụng theo QCVN01-55: 2011/BNNPTNT[32])
18
Kết quả khảo nghiệm được thể hiện qua các bảng 3.59, 3.60 và bảng 3.61.
Bảng 3.59. Đặc điểm nông học của giống lúa nếp N31 ở vụ xuân 2013
TT Tên giống
Sức
sống
mạ
(điểm)
Độ dài
GĐ trỗ
(điểm)
Độ
thoát cổ
bông
(điểm)
Độ
cứng
cây
(điểm)
Độ tàn
lá
(điểm)
Độ
rụng
hạt
(điểm)
Chiều
cao
cây
(cm)
TGST
(ngày)
1
Nếp N97
(đ/c1)
5 5
1 1
5 5 107,3 128
2
Nếp N31
5 5
1 1
5 5
121,
5 126
3
Nếp N202
5 5
1 1
5 5 105,3 126
4
Nếp NT16
5 5
1 1
5 5 102,3 124
5
TK90
(đ/c 2)
5 5
1 1
5 5 109,5 128
6
BCS99
5 5
1 1
5 5 102,0 127
7
ĐH6
5 5
1 1
5 9 101,5 127
8
NV2
5 5
1 1
5 5 114,4 126
9
NV3
5 5
1 1
5 5 113,7 130
10
NV4
5 9
1 1
5 5 127,8 129
11
Nếp thơm
Hưng Yên
5 5
1 1
5 5 105,2 127
(Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, Sản phẩm cây trồng Quốc gia
Số liệu ở bảng 3.59 cho thấy: giống lúa nếp N31 có sức sống mạ ở mức trung
bình (điểm 5), có khả năng trỗ thoát tốt (điểm 1), có khả năng chống đổ (điểm 1),
tương đương với giống nếp N97. Giống lúa nếp N31 có chiều cao cây trung bình
(121,5 cm), có thời gian sinh trưởng (126 ngày) tương đương so với giống N97,
TK90.
Kết quả đánh giá độ thuần đồng ruộng và mức độ nhiễm sâu bệnh hại của
giống lúa nếp N31 được thể hiện ở bảng 3.60
Bảng 3.60. Độ thuần và mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống lúa nếp N31
ở vụ xuân 2013 (điểm)
TT Tên giống
Độ
thuần
Bệnh
đạo ôn
hại lá
Bệnh
đạo ôn
cổ
bông
Bệnh
bạc lá
Bệnh
khô
vằn
Bệnh
đốm
nâu
Sâu
đục
thân
Sâu
cuốn
lá
Rầy
nâu
1 Nếp N97
1 3 1 1 3 1 1 1 1
2 Nếp N31
1 3 3 3 3 1 1 1 1
3
Nếp
N202
3 3 3 1 3 1 1 1 1
4 Nếp
1 3 3 1 3 1 1 1 1
19
NT16
5 TK90
1 2 1 1 3 1 3 1 3
6 BCS99
1 2 1 1 3 1 1 1 1
7 ĐH6
1 3 3 1 5 3 1 1 3
8 NV2
1 2 1 1 3 1 1 1 3
9 NV3
1 3 3 3 5 1 1 1 3
10 NV4
3 2 1 1 5 1 3 1 1
11
Nếp thơm
Hưng Yên
1 3 3 1 5 1 1 1 1
(Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, Sản phẩm cây trồng Quốc gia)
Qua bảng 3.60 cho thấy: giống lúa nếp N31 có độ thuần đồng ruộng tốt (điểm
1); giống lúa nếp N31 nhiễm nhẹ với một số loại sâu bệnh hại chính như bệnh đạo ôn
hại lá, bệnh đạo ôn hại lá, bệnh đạo ôn cổ bông, bạc lá, khô vằn (điểm 3); bệnh đốm
nâu, sâu đục thân, rầy nâu và sâu cuốn lá (điểm 1).
Năng suất thực thu của giống lúa nếp N31 qua các điểm khảo nghiệm được
thể hiện qua bảng 3.61.
Số liệu ở bảng 3.61 cho thấy: năng suất trung bình tại 8 điểm khảo nghiệm
của giống N31 đạt 53,62 tạ /ha, tương đương so với giống nếp N97 (56,29 tạ/ha) và
cao hơn so với giống nếp TK 90 khoảng 4,17 tạ/ha. Ở hầu hết các điểm khảo
nghiệm, giống lúa nếp N31 đều cho năng suất cao hơn giống đối chứng TK90.
Giống lúa nếp N31 cho năng suất cao nhất tại Hải Dương (63,10 tạ/ha), sau đó đến
điểm khảo nghiệm tại Bắc Giang (59,33 tạ/ha); tại Hưng Yên (53,21 tạ/ha). Giống
lúa nếp N31 đã được Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng
Quốc gia đánh giá là giống khảo nghiệm vụ đầu có nhiều đặc điểm tốt.
Bảng 3.61. Năng suất thực thu của giống giống lúa nếp N31 ở vụ xuân 2013 ở
các điểm khảo nghiệm ( Đơn vị tính: tạ/ha)
TT Tên
giống
Điểm khảo nghiệm
Bình
quân
Hưng
Yên
Hải
Dương
Thái
Bình
Thanh
Hoá
Bắc
Giang
Hà
Tĩnh
Nghệ
An
Hòa
Bình
1 Nếp N97 51,40 67,78 52,83 47,47 56,67 57,60 56,87 59,67 56,29
2 Nếp N31 53,21 63,10 48,07 44,97 59,33 58,50 51,77 50,00 53,62
3 Nếp
N202
46,77 57,24 55,43 46,13 54,67 55,20 56,93 56,00 53,55
4 Nếp
NT16
49,60 66,08 50,70 52,07 55,33 55,10 55,89 53,33 54,76
5 BCS99 52,69 66,52 66,73 44,60 61,67 49,00 55,53 53,67 56,30
20
6 TK90 45,19 59,71 45,50 40,77 46,33 58,00 56,10 44,00 49,45
7 ĐH6 42,60 54,53 49,10 37,13 50,00 59,00 42,63 58,00 49,12
8 NV2 49,66 51,06 60,90 36,30 48,33 56,00 55,92 41,33 49,94
9 NV3 51,58 57,23 42,10 40,77 57,33 57,00 42,10 40,67 48,60
10 NV4 37,16 52,26 35,17 29,23 43,33 51,00 36,30 42,00 40,81
11
Nếp thơm
Hưng Yên
51,90 65,11 41,20 46,23 58,67 56,00 51,83 51,67 52,83
CV(%) 5,5 7,1 5,6 6,2 5,2 7,1 7,4 7,2
LSD (
0,05
) 4,54 7,30 4,76 4,49 5,53 6,94 6,71 6,17
(Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, Sản phẩm cây trồng Quốc gia)
Giống N31 là giống lúa nếp thơm nhưng có năng suất tương đương với giống
nếp đối chứng N97 (là giống nếp dẻo không thơm). Giống lúa nếp N31 có chất
lượng tương đương nhưng năng suất cao hơn TK90 trên 8 %. Việc tổ hợp được các
tính trạng thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao (tương đương N97), hạt tròn,
thơm và nhiễm nhẹ với một số loại sâu bệnh hại chính vào giống lúa nếp N31 là
minh chứng rõ nét về thành công của lai tạo có định hướng và chọn lọc theo mục
tiêu đề ra.
Theo điều tra, tại các vùng sản xuất, N97 được bán với giá 8.000 đồng/kg,
N31 và TK90 được bán với giá 9.500 đồng/kg. Với năng suất thu được tại Trung
tâm KKNG & SPCTQG và giá bán trên có thể tính hiệu quả kinh tế của việc gieo
trồng giống lúa nếp N31 so với 2 giống nếp quốc gia tại bảng 3.62.
Bảng 3.62. Hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp N31 so với 2 giống lúa nếp quốc gia
N97 và TK90.
Chỉ tiêu
Giống
Năng suất
(tạ/ha)
Giá
(đồng/kg)
Thành tiến
(triệu đồng)
So với đ/c1
(%)
So với đ/c2
(%)
N97 (đ/c1) 56,29 8.000 45,03 100,0 95,9
TK90(đ/c2) 49,45 9.500 46,98 104,3 100,0
N31 53,62 9.500 50,94 113,1 108,4
Qua bảng 3.62 cho thấy: gieo cấy giống nếp N31 cho giá trị kinh tế cao hơn
so với gieo cấy giống N97 là 13,1 % và tăng so với giống TK90 là 8,4 %.
*Chỉ số thích nghi (b
i
):
21
Chỉ số thích nghi (bi) của giống lúa nếp N31 ở vụ xuân 2013 qua đánh giá tại 8
điểm khảo nghiệm trong hệ thống khảo nghiệm Quốc gia được thể hiện qua bảng 3.63.
Số liệu bảng 3.63 cho thấy: các giống lúa nếp N31, N97 có chỉ số thích nghi b
i
tương ứng là:1,08 và 1,03 gần tương đương với 1 do vậy giống N31 có tính thích nghi
tốt, tương đương với giống đối chứng N97.
Bảng 3.63. Chỉ số thích nghi của giống N31 ở vụ xuân 2013 qua khảo nghiệm
Quốc gia
TT Tên giống
NSTB (tạ/ha) b
i
1 Nếp N97 56,29
1,03
2 Nếp N31 53,62
1,08
3 Nếp N202 53,55
0,63
4 Nếp NT16 54,76
0,77
5 BCS99 56,30
0,89
6 TK90 49,45
1,14
7 ĐH6 49,12
1.08
8 NV2 49,94
0,76
9 NV3 48,60
1,11
10 NV4 40,81
1,40
11 Nếp thơm Hưng Yên 52,83
1,11
3.4.4. Kết quả phân tích chất lượng giống lúa nếp N31 vụ xuân 2013
Kết quả phân tích chất lượng giống lúa nếp N31 vụ xuân 2013 được thể hiện ở
bảng 3.64.
Bảng 3.64. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng của giống lúa N31 vụ
Xuân 2013
STT
Tên
giống
Tỷ lệ
trắng trong
(%)
Độ
bạc bụng
Hàm lượng
Amyloze
(%CK)
Chiều
dài hạt
(mm)
Tỷ lệ
Dài/
Rộng
Nhiệt
trở hồ
Độ
bền gel
Hương
thơm
gạo lật
1* TK 90 Dạng đục Nếp 5,56 5,68 1,93 TB Mềm Thơm
2 N97 Dạng đục Nếp 3,97 5,54 1,94
TB
Mềm
Không
thơm
3 DT22 Dạng đục Nếp 2,56 4,96 1,67
TB
Mềm Thơm
4 BM9603 Dạng đục Nếp 5,42 5,73 1,92 Cao Mềm Thơm
5 N87-2 Dạng đục Nếp 3,19 5,29 2,00 TB Mềm
Không
thơm
22
STT
Tên
giống
Tỷ lệ
trắng trong
(%)
Độ
bạc bụng
Hàm lượng
Amyloze
(%CK)
Chiều
dài hạt
(mm)
Tỷ lệ
Dài/
Rộng
Nhiệt
trở hồ
Độ
bền gel
Hương
thơm
gạo lật
6 N31 Dạng đục Nếp 5,23 4,75 1,66 Cao Mềm Thơm
7 N202 Dạng đục Nếp 4,82 4,76 1,70 Cao Mềm Thơm
(Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, Sản phẩm cây trồng Quốc gia vụ xuân 2013)
(*): Trích từ nguồn số liệu khảo nghiệm vụ mùa 2012 của Trung Tâm KKNG, SPCT QG.
Kết quả phân tích tại trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng
Quốc gia cho thấy: giống lúa nếp N31 có hàm lượng amyloze 5,23%, tuy có cao hơn so
với giố ng DT22 (2,56%) nhưng tương đương với giống nếp BM9603 (5,42%). Giống
N31 có dạ ng hạt tròn, đáp ứng đượ c thị hiếu của người dân, có tỷ lệ dài/rộng = 1,66,
giống có độ bền thể gen mềm, có mùi thơm, đây là đặc tính rất quý củ a giống lúa nếp
N31.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Từ các kết quả đã nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
1. Kết quả điều tra khảo sát tình hình sản xuất lúa nếp ở một số tỉnh vùng
đồng bằng sông Hồng cho thấy: Tỷ lệ sản xuất lúa nếp đạt 4,4 - 9,7% diện tích gieo
cấy ở các tỉnh. Diện tích gieo trồng lúa nếp ở vụ mùa (6,5 -9,7%) lớn hơn diện tích
trồng ở vụ xuân (4,4 -7,7%). Diện tích giống lúa nếp dẻo, không thơm như: N97,
IRi352, N98, chiếm 72% diện tích lúa nếp gieo trồng ở các tỉnh miền Bắc. Các
giống nếp thơm được gieo trồng phổ biến gồm: nếp Cái hoa vàng, BM9603, Nếp
415, DT22, ĐN20, TK90 chiếm ít diện tích trong khi nhu cầu rất lớn trong tiêu
dùng.
2. Kết quả đánh giá đa dạng di truyền tập đoàn lúa nếp thông qua một số tính
trạng hình thái cho thấy: với hệ số tương đồng 0,99, tập đoàn công tác gồm 48
giống có thể chia thành 4 nhóm chính:
Nhóm I gồm 15 giống: Nếp thơm Cao Bằng, TK109, Nếp ĐS101 và Nếp
97-10; Nếp nhung, Nếp cũ, Nếp TK90, DT21, Nếp Hải Phòng, N415, DT22, Điền
nhi 20, BM9603, Nếp thấp cây và Nếp chiêm
Nhóm II gồm 3 giống: IRi352, N87-2 và N97.
Nhóm III gồm 3 giống: Nếp Mây, Nếp địa phương, Nếp đồi.
Nhóm IV gồm 27 giống, Nếp tan, Nếp Trắng, Nếp gà gáy, Nếp Bắc, Nếp hoa
vàng, Nếp Hòa Bình, Nếp cau, Khẩu nua, Nếp Vũ hội, Nếp lý, Nếp rồng hòa bình,
23
Nếp đền hùng, Nếp hoa vàng thụy ninh, Nếp khẩu phái, Nếp hoa vàng kinh niên,
Nếp cẩm nương, Nếp bóc, Nếp ruộng, Nếp dầu hương, Nếp lá xanh, TN110, Nếp
xoắn, Khẩu Lếch, Nếp Bắc hoa vàng, Nếp nương và Nếp cao cây
3. Từ kết qủa đánh giá các vật liệu, đã tuyển chọn được 9 giống nếp có
nhiều đặc điểm nông học tốt được sử dụng để lai diallel phục vụ cho công tác tạo
giống lúa nếp mới trong đó:
- Giống N87-2 có khả năng kết hợp chung cao về đặc điểm số bông/ khóm,
hạt chắc/ bông, khối lượng ngàn hạt và năng suất trên khóm nhưng lại có khả năng
kết hợp chung thấp về đặc tính thời gian sinh trưởng.
- Giống DT22, TK90 là các giống nếp thơm có khả năng kết hợp chung cao
về các tính trạng năng suất liên quan đến năng suất hạt trên khóm. Đây là các vật
liệu quý cho công tác tạo giống nếp theo mục tiêu của đề tài.
4. Kết quả xác định khả năng kết hợp của một số giống lúa nếp chúng tôi đã
chọn tạo thành công giống lúa nếp N31 có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất
cao, có mùi thơm, được Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng
Quốc gia đánh giá là giống khảo nghiệm vụ đầu có nhiều đặc điểm tốt, có chỉ số
thích nghi (bi=1,08) gần tương đương giống đối chứng N97 (bi = 1,03).
2. Đề nghị
1. Để chọn tạo giống lúa nếp kết hợp được nhiều đặc điểm nông học quý nên sử
dụng các giống: N87-2, DT22, TK90…tham gia làm vật liệu lai tạo.
2. Tiếp tục khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất dòng N31 và các dòng triển
vọng khác nhằm phục vụ kịp thời yêu cầu của sản xuất.
24