Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu bệnh cầu trùng đường tiêu hoá ở thỏ tại thành phố hải phòng, tỉnh hải dương và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.86 KB, 27 trang )


1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN



VŨ ĐỨC HẠNH




NGHIÊN CỨU BỆNH CẦU TRÙNG ĐƢỜNG TIÊU HOÁ Ở THỎ
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG, TỈNH HẢI DƢƠNG
VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ

Chuyên ngành: Ký sinh trùng và vi sinh vật học thú y
Mã số: 62 64 01 04





TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP






THÁI NGUYÊN, 2013



2
Công trình được hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN



Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan
2. TS. Nguyễn Văn Quang



Phản biện 1:……………………………
Phản biện 2:……………………………
Phản biện 3:……………………………



Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm Luận án
cấp cơ sở họp tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Vào hồi:… giờ……ngày……tháng… năm 2013






Có thể tìm luận án tại:
- Thƣ viện Quốc gia

- Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên

3
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1. Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Trương Thị Tính, Vũ Đức
Hạnh, Nguyễn Thị Bích Ngà (2011), “Một số đặc điểm dịch tễ
bệnh cầu trùng thỏ ở Thành phố Hải Phòng và biện pháp phòng
trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 9 [150] 2011, tr.
23-28.
2. Vũ Đức Hạnh, Nguyễn Thị Kim Lan và Nguyễn Văn Quang
(2013), “Tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn thỏ của thành phố
Hải Phòng và tỉnh Hải Dương”, Tạp chí khoa học thú y, Tập
XX. Số 1, tr. 55-59.
3. Vũ Đức Hạnh, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thu Trang
(2003) “Một số đặc điểm của bệnh cầu trùng ở thỏ gây nhiễm
với Eimeria stiedae”, Tạp chí khoa học thú y, Tập XX. Số 5, tr.
67 – 75.

1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thỏ đang được quan tâm
phát triển với nhiều mô hình trang trại, gia trại. Những năm gần đây,
nước ta đã nhập nhiều loại giống thỏ cho năng suất cao như thỏ
Newzealand, thỏ Panon, thỏ Califonia….
Nuôi thỏ không những góp phần cải thiện đời sống mà còn giúp
người nông dân thoát nghèo. Tuy nhiên, chăn nuôi thỏ còn gặp một

số khó khăn, trong đó bệnh tật ở thỏ là một nguyên nhân gây thiệt hại
đáng kể. Bệnh cầu trùng là một bệnh phổ biến nhất ở thỏ. Bệnh do
đơn bào giống Eimeria gây nên, các triệu chứng điển hình của bệnh
là giảm ăn, suy nhược, rối loạn tiêu hóa, viêm mũi, viêm mí mắt,
thiếu máu (Lê Văn Năm, 2006). Đề cập đến tác hại của bệnh, Johan
và cs (1988) cho biết: Bệnh có thể làm thỏ hấp thụ thức ăn kém hơn 7
- 8% và tăng trọng thấp hơn 40 – 350 g trong suốt thời gian vỗ béo,
cuối cùng làm thỏ chết. Bệnh cầu trùng thỏ có thể phát sinh thành
những ổ dịch lớn, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn
nuôi, tỷ lệ thỏ chết lên tới 70 - 100% (Phạm Sỹ Lăng, 2006). Trong
những năm gần đây, nghề chăn nuôi thỏ ở Hải Phòng và Hải Dương
khá phát triển. Song, việc nghiên cứu về tình hình nhiễm cầu trùng
thỏ và đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh cầu trùng
thỏ tại Hải Phòng và Hải Dương chưa được chú ý, vì vậy cũng chưa
có biện pháp phòng trị cầu trùng cho thỏ hiệu quả.
Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tế chăn nuôi thỏ ở thành
phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương, chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu bệnh cầu trùng đường tiêu hoá ở thỏ tại thành phố
Hải Phòng, tỉnh Hải Dương và biện pháp phòng trị”.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học có giá trị về đặc
điểm dịch tễ học, bệnh lý và lâm sàng, quy trình phòng và trị bệnh
cầu trùng cho thỏ, có một số đóng góp mới cho khoa học.

2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn
nuôi thỏ áp dụng quy trình phòng và trị bệnh cầu trùng, nhằm hạn
chế tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ, hạn chế thiệt hại do cầu

trùng gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành
chăn nuôi thỏ phát triển bền vững.
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm dịch
tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng, trị bệnh cầu trùng cho thỏ
ở một số quận, huyện của thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương.
- Xây dựng được quy trình phòng, trị bệnh cầu trùng cho thỏ có
hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi cho các hộ chăn nuôi, các
trang trại chăn nuôi thỏ.
4. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án chính gồm 107 trang, trong đó: Mở đầu 2 trang; Chương
1: Tổng quan tài liệu 38 trang; Chương 2: Đối tượng, vật liệu, nội dung
và phương pháp nghiên cứu 10 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và
thảo luận 55 trang; Kết luận và đề nghị 2 trang. Luận án có 32 bảng, 8
biểu đồ, 1 đồ thị, 34 ảnh (cấu trúc từ 61 ảnh mầu). Tài liệu tham khảo
13 trang, trong đó có: 54 tài liệu tiếng việt, 3 tài liệu dịch, 82 tài liệu
tiếng nước ngoài, 3 tài liệu từ Internet.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Cầu trùng là động vật đơn bào có hình tròn, hình trứng, hình bầu
dục (phụ thuộc vào từng loài cầu trùng). Cầu trùng ký sinh chủ yếu ở
tế bào biểu mô ruột của nhiều loài gia súc, gia cầm và cả ở người.
Phân loại cầu trùng ở gia súc, gia cầm chủ yếu dựa vào đặc điểm về
hình thái, kích thước, màu sắc, vị trí ký sinh, thời gian sinh bào tử.
Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện được 25
loài Eimeria ký sinh và gây bệnh cho thỏ. Theo Toula F. H. và cs
(1998), tỷ lệ các loài cầu trùng gây bệnh cho thỏ như sau: E.
perforans (65%), E. magna (45%), E. stiedae (25%), E. exigua (20%)
và E. piriformis (10%). Có 90% thỏ bị nhiễm 2 hoặc 3 loài cầu trùng.
Grés V. và cs (2003) đã kiểm tra 254 thỏ hoang tại Pháp phát hiện

thấy 10 loài cầu trùng ký sinh là: E. perforans, E. flavescens, E.

3
pirifomis, E. exigua, E. media, E. magna, E. coecicola, E. stiedae, E.
roobroucki, E. intestinalis.
Khi thỏ mắc bị bệnh cầu trùng thường biểu hiện các triệu chứng rõ
nhất là vào thời kỳ tách thỏ con khỏi thỏ mẹ và chuyển sang nuôi bằng
thức ăn bình thường và có triệu chứng như: chướng bụng, đầy hơi, tích
nước xoang bụng. Vàng da, vàng niêm mạc mắt, mũi, họng. Thỏ con
thường bị ở thể cấp tính, nhưng thỏ lớn thường bị ở thể mãn
tính….Nhìn chung, khi thỏ bị bệnh cầu trùng nếu không được điều trị
kịp thời thường chết trong tình trạng thiếu máu, ỉa chảy và suy kiệt.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thỏ các lứa tuổi nuôi tại hộ chăn nuôi, trại gia đình và tập thể ở
một số huyện, quận của thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
* Vật liệu nghiên cứu
- 3618 mẫu phân tươi của thỏ ở các lứa tuổi.
- 2611 mẫu đáy lồng và nền chuồng, mẫu nạo vét máng ăn, mẫu lau
núm vú thỏ mẹ, mẫu nước uống, mẫu thức ăn (thức ăn tinh, thức ăn
xanh) và mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi thỏ (dùng để xét
nghiệm Oocyst cầu trùng).
- Thỏ con 30 và 45 ngày tuổi khoẻ mạnh để gây nhiễm cầu trùng
- Thỏ bị bệnh cầu trùng trên thực địa
- Bệnh phẩm của thỏ bị bệnh cầu trùng (máu, ruột non, ruột già, gan)
- Oocyst cầu trùng phân lập từ phân thỏ để bố trí các thí nghiệm:

* Dụng cụ hoá chất
- Kính hiển vi quang học Labophot – 2 gắn máy ảnh và màn hình,
buồng đếm Mc. Master, máy Xenia phân tích các chỉ số sinh lý máu
- Máy cắt tế bào Microtom, hệ thống nhuộm Hematoxilin- eosin
- Các loại thuốc phòng, trị cầu trùng: Hancoc, Novazuril, Baycox 5%

4
- Hoá chất và các dụng cụ thí nghiệm khác.
2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện ở các hộ chăn nuôi, các trại chăn nuôi thỏ
gia đình và tập thể với các quy mô khác nhau ở một số huyện, quận
thuộc thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương.
- Địa điểm triển khai thí nghiệm và xét nghiệm mẫu:
+ Bộ môn bệnh động vật và chẩn đoán bệnh, Phòng thí nghiệm ký
sinh trùng – Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm -
Đại học Thái Nguyên.
+ Chi cục thú y thành phố Hải Phòng
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ 6/2010 đến tháng 12/2012
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng ở thỏ tại
thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dƣơng
2.3.1.1. Nghiên cứu tình hình nhiễm cầu trùng ở thỏ
- Thành phần loài cầu trùng ký sinh ở thỏ tại thành phố Hải Phòng
và tỉnh Hải Dương
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ ở một số quận, huyện của
thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oocyst cầu trùng theo tuổi thỏ.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oocyst cầu trùng theo mùa vụ.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oocyst cầu trùng theo tình trạng vệ

sinh thú y
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oocyst cầu trùng theo quy mô đàn thỏ
2.3.1.2. Nghiên cứu Oocyst cầu trùng thỏ ở ngoại cảnh
- Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở nền chuồng, máng ăn và khu vực
xung quanh chuồng thỏ.
- Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng trong thức ăn của thỏ
- Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng trong nước uống của thỏ.
- Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở vú của thỏ mẹ.
- Thời gian Oocyst phát triển thành Oocyst có sức gây bệnh trong
phân thỏ ở ngoại cảnh.
- Khả năng sống của Oocyst gây bệnh trong phân thỏ ở ngoại cảnh.
2.3.2. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của bệnh cầu trùng thỏ
2.3.2.1. Đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của thỏ gây nhiễm cầu trùng
trong phòng thí nghiệm

5
Phân lập cầu trùng Eimeria stiedae gây bệnh cho thỏ của thành
phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương để gây nhiễm cho thỏ thí nghiệm.
2.3.2.2. Đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của thỏ bị cầu trùng trên thực địa
2.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng cho thỏ
2.3.3.1. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh cầu trùng thỏ
2.3.3.2. Thử nghiệm quy trình phòng trừ bệnh cầu trùng cho thỏ
- Điều tra thực trạng áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh cầu trùng
thỏ ở các quận, huyện của thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương
- Thử nghiệm biện pháp phòng bệnh cầu trùng thỏ
- Đề xuất và ứng dụng quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh cầu
trùng thỏ
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Định danh loài cầu trùng theo khóa phân loại của Levine N. D (1985).
- Thu nhận Oocyst của cầu trùng Eimeria stiedae bằng phương pháp

Darling. Nuôi Oocyst trong dung dịch Bichromat kali 2,5% có lắc đảo
thường xuyên để Oocyst phát triển thành Oocyst có sức gây bệnh.
- Bố trí điều tra và lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu phân tầng.
Thu thập và bảo quản mẫu theo phương pháp thường quy.
- Xét nghiệm mẫu theo phương pháp Fullerborn và phương pháp
Darling
- Đánh giá cường độ nhiễm cầu trùng bằng phương pháp đếm
Oocyst trên buồng đếm Mc.Master.
- Mổ khám thỏ theo phương pháp mổ khám toàn diện cơ quan tiêu
hoá. Quan sát bệnh tích đại thể bằng mắt thường và kính lúp. Làm
tiêu bản vi thể theo phương pháp cắt cúp tổ chức, nhuộm Hemotoxin
– eosin đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học.
- Các chỉ tiêu số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, hàm lượng
huyết sắc tố và công thức bạch cầu của thỏ được xác định trên máy
Xenia (Pháp).
Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học
(Nguyễn Văn Thiện 2008) trên phần mềm Excel 2003 và phần mềm
Minitab 14.

6
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH CẦU TRÙNG
Ở THỎ TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG VÀ TỈNH HẢI DƢƠNG
3.1.1. Định danh thành phần loài cầu trùng ký sinh ở thỏ tại
thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dƣơng
Bảng 3.1. Các loài cầu trùng ký sinh ở thỏ tại thành phố Hải
Phòng và tỉnh Hải Dƣơng

hiệu

loài
Oocyst
Số
Oocyst
theo
dõi
Kích thƣớc Oocyst (µm)
Hình thái,
màu sắc
Thời gian phát
triển thành
Oocyst có sức gây
bệnh (giờ)
Kết luận
loài cầu
trùng

Chiều dài
(
x
mX
)
Chiều rộng
(
x
mX 
)
O1
10
15,3 ± 0,26

15,3 ± 0,26
Hình tròn, màu
vàng nhạt, không
có lỗ noãn
36 - 48
E. exigua
O2
10
39,4 ± 0,27
20,6 ± 0,37
Hình bầu dục, màu
vàng nâu, lỗ noãn
ở phần rộng của
noãn nang
72 - 96
E.
irresidua
O3
10
34,6 ± 0,16
19,5 ± 0,22
Hình bầu dục, màu
vàng da cam hoặc
vàng nâu, lỗ noãn
to, rõ, vỏ ngoài dày
72 - 96
E.
magna
O4
10

20,7 ± 0,26
15,3 ± 0,26
Hình elip, trong
suốt, không màu,
lỗ noãn nhỏ
24 - 48
E.
perforans
O5
10
34,5 ± 0,17
18,5 ± 0,17
Hình bầu dục, màu
vàng nâu, lỗ noãn
ở phần hẹp của
noãn nang
60 - 72
E.
stiedae
O6
10
24,5 ± 0,17
19,5 ± 0,22
Hình elip, màu da
cam, lỗ noãn to
48 - 52
E. media
O7
10
25,6 ± 0,16

14,6 ± 0,16
Hình trứng, màu
vàng nhạt, lỗ noãn

72 - 96
E.
intestinalis
O8
10
25,6 ± 0,16
18,3 ± 0,21
Hình quả lê, màu
vàng nâu, lỗ noãn
nằm ở phần hẹp
của noãn nang
36 - 48
E.
piriformis
- Ghi chú:E. = Eimeria
Bảng 3.1 cho thấy: bằng việc quan sát hình thái, màu sắc, đo kích
thước và theo dõi thời gian sinh bào tử của các loại Oocyst phân lập
được, đối chiếu với mô tả của Levine N. D. (1985), chúng tôi đã định

7
danh được 8 loài cầu trùng ký sinh ở thỏ nuôi tại thành phố Hải Phòng
và tỉnh Hải Dương. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả xác
định loài cầu trùng thỏ của Nguyễn Quang Sức (1994) trên đàn thỏ
New Zealand nuôi ở trung tâm dê và thỏ Sơn Tây – Hà Tây.
3.1.2. Nghiên cứu tình hình nhiễm cầu trùng ở thỏ tại Hải Phòng
và Hải Dƣơng

3.1.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ nuôi tại một số
địa phương thuộc thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương
Bảng 3.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm cầu trùng ở thỏ
tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dƣơng
Địa phƣơng
Số mẫu
kiểm
tra
(con)
Số mẫu
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Cƣờng độ nhiễm (Số Oocyst/gam phân)
Tỉnh,
thành
Huyện, quận
≤ 7000
>7000 -
10000
>10000-
15000
>15000
Hải
Phòng
Kiến Thuỵ
353
297

84,14
119
40,07
68
22,90
57
19,19
53
17,85
Thuỷ Nguyên
293
231
78,84
107
46,32
73
31,60
41
17,75
10
4,33
Tiên Lãng
557
489
87,79
219
44,79
99
20,25
109

22,29
62
12,68
Vĩnh Bảo
598
491
82,11
243
49,49
104
21,18
133
27,09
11
2,24
Anh Dương
218
172
78,90
52
30,23
59
34,30
39
22,67
22
12,79
Dương Kinh
196
177

90,31
65
36,72
42
23,73
34
19,21
36
20,34
Tính chung
2215
1857
83,84
805
43,35
445
23,96
413
22,24
194
10,45
Hải
Dƣơng
Kinh Môn
135
121
89,63
49
40,50
31

25,62
25
20,66
16
13,22
Thanh Hà
412
275
66,75
122
44,36
79
28,73
60
21,82
14
5,09
Kim Thành
314
213
67,83
78
36,62
60
28,17
65
30,52
10
4,69
Tứ Kỳ

278
211
75,90
97
45,97
51
24,17
51
24,17
12
5,69
Ninh Giang
264
173
65,53
62
35,84
49
28,32
49
28,32
13
7,51
Tính chung
1403
993
70,78
408
41,09
270

27,19
250
25,18
65
6,55
Tính chung
2 tỉnh, thành
3618
2850
78,77
1213
42,56
715
25,09
663
23,26
259
9,09
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, thỏ ở các địa phương nghiên cứu đều
nhiễm cầu trùng. Tuy nhiên, tỷ lệ và cường độ nhiễm ở mỗi địa
phương là khác nhau.
- Về tỷ lệ nhiễm: Qua kiểm tra 3618 mẫu phân thỏ thu thập ngẫu
nhiên tại 11 quận, huyện của 2 tỉnh, thành Hải Dương và Hải Phòng
thấy có 2850 mẫu nhiễm, tỷ lệ nhiễm là 78,77%. So sánh giữa 2 địa
phương được điều tra chúng tôi thấy, tỷ lệ này có sự khác nhau, thỏ ở
Hải Phòng có tỷ lệ nhiễm cầu trùng (83,84) cao hơn Hải Dương
(70,78%) và quận Dương Kinh của Hải Phòng có tỷ lệ nhiễm cao nhất

8
là (90,31%), huyện Ninh Giang của tỉnh Hải Dương có tỷ lệ nhiễm

thấp nhất (65,53%).
- Về cường độ nhiễm:
Thỏ nuôi ở 2 địa phương đều nhiễm cầu trùng ở cường độ từ nhẹ
đến rất nặng. Trong tổng số 2850 mẫu phân thỏ nhiễm cầu trùng, có
1213 mẫu nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 42,56%; 715 mẫu
nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 25,09%; 663 mẫu nhiễm ở
cường độ nặng, chiếm 23,26% và 157 mẫu nhiễm ở cường độ rất
nặng, chiếm 9,09%.
Như vậy, với kết quả trên ta thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở thành
phố Hải Phòng cao hơn tỉnh Hải Dương và cường độ nhiễm rất nặng
cũng cao hơn.
3.1.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi thỏ
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm cầu trùng thỏ theo lứa tuổi
Lứa tuổi
(tuần tuổi)
Số mẫu
kiểm tra
(mẫu)
Số mẫu
nhiễm
(mẫu)
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Cƣờng độ nhiễm (Số Oocyst/gam phân)
≤ 7000
>7000 -
10000
>10000-
15000

>15000
≤ 4
856
542
63,32
209
38,56
159
29,34
109
20,11
65
11,99
> 4 – 8
977
837
85,67
309
36,92
221
26,40
219
26,16
88
10,51
> 8 – 12
898
813
90,53
321

39,48
212
26,08
211
25,95
69
8,49
> 12
887
658
74,18
374
56,84
123
18,69
124
18,84
37
5,62
Tính chung
3618
2850
78,77
1213
42,56
715
25,09
663
23,26
259

9,09
Bảng 3.3 cho thấy:
- Về tỷ lệ nhiễm: thỏ ở các lứa tuổi đều nhiễm cầu trùng, tuy
nhiên các giai đoạn tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau: thỏ giai
đoạn > 8 – 12 tuần tuổi có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất (90,53%),
tiếp đến là giai đoạn > 4 – 8 tuần tuổi (85,67%), > 12 tuần tuổi
(74,18%) và thấp nhất là thỏ giai đoạn ≤ 4 tuần tuổi (63,32%).
- Về cường độ nhiễm:
+ Ở cường độ nhiễm rất nặng cao nhất là thỏ ở lứa tuổi ≤ 4 là
11,99%, thấp nhất là ở lứa tuổi > 12 tuần tuổi.
Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất ở thỏ > 4 - 12 tuần tuổi.
Do vậy, người chăn nuôi cần đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng thuốc
phòng bệnh cầu trùng cho thỏ ở giai đoạn này. Song song với việc

9
dùng thuốc, người chăn nuôi cũng cần chú ý giữ gìn vệ sinh chuồng
nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng đàn thỏ tốt để nâng cao sức đề kháng, giảm
khả năng mắc bệnh cho thỏ, từ đó tăng năng suất chăn nuôi thỏ.
3.1.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo mùa vụ
Theo Đỗ Dương Thái và cs (1978), nhiệt độ và ẩm độ không khí có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ký sinh trùng ở ngoại cảnh. Vì
vậy, chúng tôi đã xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo mùa
vụ. Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm cầu trùng thỏ theo mùa vụ
Năm
Mùa vụ
Số mẫu
kiểm
tra
(mẫu)

Số mẫu
nhiễm
(mẫu)
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Cƣờng độ nhiễm (Số Oocyst/gam phân)
≤ 7000
>7000 -
10000
>10000-
15000
>15000
2010
Thu - Đông
819
602
73,50
318
52,82
103
17,1
1
158
26,2
5
23
3,82
2011


Xuân- Hè
764
697
91,23
283
40,60
201
28,8
4
117
16,7
9
96
13,7
7
Thu Đông
947
616
65,05
270
43,83
115
18,6
7
195
31,6
6
36
5,84
2012

Xuân- Hè
1088
935
85,94
342
36,58
296
31,6
6
193
20,6
4
104
11,1
2
Tính
chung 3
năm
Thu-Đông
1766
1218
68,97
588
48,28
218
17,9
0
353
28,9
8

59
4,84
Xuân- Hè
1852
1632
88,12
625
38,30
497
30,4
5
310
19,0
0
200
12,2
5
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy: Ở vụ Xuân - Hè: trong 1852 thỏ kiểm
tra, có 1632 thỏ nhiễm cầu trùng, chiếm 88,12%. Trong đó có 19,00%
nhiễm ở cường độ nặng; 12,25% nhiễm ở cường độ rất nặng.
Ở Thu - Đông: qua kiểm tra phân của 1766 thỏ, phát hiện thấy
1218 thỏ nhiễm cầu trùng, tỷ lệ nhiễm là 68,97%. Trong đó thỏ
nhiễm ở cường độ nặng là 28,98% và 4,48% là tỷ lệ nhiễm của thỏ ở
cường độ rất nặng.
Qua bảng 3.4, chúng tôi có nhận xét: tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu
trùng ở vụ Xuân - Hè luôn cao hơn vụ Thu - Đông. Quy luật này
được lặp đi lặp lại tại các quận huyện của 2 tỉnh, thành phố.

10
3.1.3.2. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở đáy lồng (chuồng) nuôi thỏ

Kết quả bảng 3.8 cho thấy:
- Về tỷ lệ nhiễm:
Đối với Hải Phòng, trong tổng số 258 mẫu đáy lồng thỏ kiểm tra
có 175 mẫu xét nghiệm thấy Oocyst cầu trùng, chiếm 67,83%. Đối
với Hải Dương, xét nghiệm 222 mẫu đáy lồng thỏ có 134 mẫu xét
nghiệm thấy Oocyst cầu trùng, chiếm 60,36%
- Về số Oocyst trên một vi trường: số Oocyst cầu trùng của các
mẫu đáy lồng nuôi thỏ cũng có sự khác nhau giữa các địa phương
nhưng không đảng kể và giao động trong khoảng (6,59±0,3 –
11,89±0,53)
Bảng 3.8. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở đáy lồng (chuồng) nuôi thỏ
Địa phƣơng
Số mẫu
kiểm tra
(mẫu)
Số mẫu
nhiễm
(mẫu)
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Số Oocyst/
vi trƣờng
(
x
mX 
)
Tỉnh, thành
Quận, huỵên
Hải Phòng

Kiến Thuỵ
45
29
64,44
6,59±0,31
Thuỷ Nguyên
53
33
62,26
9,57±3,30
Tiên Lãng
47
31
65,96
6,87±0,34
Vĩnh Bảo
43
31
72,09
8,27±0,39
An Dương
41
28
68,29
11,18±0,53
Dương Kinh
29
23
79,31
11,89±0,53

Tính chung
258
175
67,83

Hải Dƣơng
Kinh Môn
39
27
69,23
8,57±0,56
Thanh Hà
51
29
56,86
10,17±0,41
Kim Thành
44
27
61,36
9,88±0,40
Tứ Kỳ
47
27
57,45
9,30±0,49
Ninh Giang
41
24
58,54

6,60±0,40
Tính chung
222
134
60,36

Kết quả ở bảng 3.7 và 3.8, cho thấy: nền chuồng thỏ bị ô nhiễm
Oocyst cầu trùng nhiều hơn rõ rệt và số Oocyst/ vi trường cũng cao hơn
rất nhiều so với mẫu đáy lồng nuôi thỏ. Điều này có nghĩa là, khi nuôi
thỏ lồng, các chất thải (phân, nước tiểu) dễ thoát ra khỏi đáy lồng, thuận
tiện hơn cho việc vệ sinh trong quá trình chăn nuôi. Đồng thời, với kiểu
nuôi lồng, thỏ không phải tiếp xúc với nền chuồng ẩm ướt và ô nhiễm
nên hạn chế được sự cảm nhiễm bệnh, trong đó có bệnh cầu trùng.
3.1.3.3. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng trong thức ăn của thỏ
Kết quả bảng 3.9 cho thấy:

11
- Về tỷ lệ nhiễm: Đối với Hải Phòng, trong tổng số 220 mẫu thức
ăn kiểm tra có 102 mẫu xét nghiệm thấy Oocyst cầu trùng, chiếm
46,36%; tỷ lệ nhiễm cao nhất đối với số mẫu thu ở Dương Kinh
(56,41%), thấp nhất ở huyện Thuỷ Nguyên (38,71%). Đối với tỉnh
Hải Dương kiểm tra 159 mẫu thức ăn, thấy có 65 mẫu nhiễm, chiếm
tỷ lệ 40,88%. Trong đó, huyện Kinh Môn có mẫu thức ăn nhiễm cao
nhất (51,35%), thấp nhất là Tứ Kỳ (29,03%).
- Về số Oocyst/ vi trường: số Oocyst cầu trùng đếm được trong các
mẫu thức ăn nuôi thỏ cũng có sự khác nhau giữa địa phương, nhưng sự
khác nhau không nhiều (3,25 ± 0,35 đến 5,54 ± 0,87 Oocyst/ vi trường).
Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng của các mẫu
thức ăn của thỏ ở thành phố Hải Phòng cao hơn tỉnh Hải Dương. Qua
thực tế khảo sát chúng tôi thấy chăn nuôi thỏ ở tỉnh Hải Dương phát

triển và quy mô lớn hơn ở thành phố Hải Phòng, do đó người chăn
nuôi thỏ phần nào đã có sự quan tâm đến kỹ thuật và chú ý đến vệ
sinh thức ăn, sử dụng thuốc phòng bệnh cho thỏ hơn.
Bảng 3.9. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng trong thức ăn của thỏ
Địa phƣơng
Số mẫu
kiểm tra
(mẫu)
Số mẫu
nhiễm
(mẫu)
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Số Oocyst/
vi trƣờng
(
x
mX
)
Tỉnh
thành
Huỵên, quận
Hải Phòng
Kiến Thuỵ
31
16
51,61
4,60±0,51
Thuỷ Nguyên

31
12
38,71
3,25±0,35
Tiên Lãng
45
19
42,22
5,21±0,47
Vĩnh Bảo
41
18
43,90
4,14±0,39
An Dương
33
15
45,45
4,43±0,32
Dương Kinh
39
22
56,41
4,25±0,51
Tính chung
220
102
46,36

Hải Dƣơng

Kinh Môn
37
19
51,35
5,36±0,86
Thanh Hà
38
13
34,21
4,58±0,85
Kim Thành
24
11
45,83
5,54±0,87
Tứ Kỳ
31
9
29,03
4,89±0,82
Ninh Giang
29
13
44,83
3,92±0,16
Tính chung
159
65
40,88


Bảng 3.15 cho thấy:
- Lô thí nghiệm I:
Đến ngày thứ 15 chưa thấy Oocyst chết. Sang ngày thứ 20 có
40,48% số Oocyst bị chết và 100% số Oocyst chết ở ngày thứ 35.
- Lô thí nghiệm II:

12
Sau 30 ngày chưa thấy Oocyst chết. Đến ngày thứ 35 có 19,86%,
ở ngày thứ 65 và chết 100% ở ngày thứ 65. Theo dõi sự biến đổi của
Oocyst gây bệnh thấy: lớp vỏ ngoài mỏng dần, các bào tử con mờ
nhạt dần. Dần dần các thể bào tử và các túi bào tử bị tan rữa, chỉ còn
lớp vỏ bên ngoài méo mó hoặc nứt vỡ.
Bảng 3.15. Thời gian sống của Oocyst cầu trùng thỏ có sức gây
bệnh trong phân thỏ ở ngoại cảnh
Lô thí
nghiệm
Điều kiện mẫu
Ngày
theo dõi
Tổng số Oocyst/
vi trƣờng
(
x
mX
)
Số Oocyst chết/
vi trƣờng
(
x
mX

)
Tỷ lệ chết
(%)
I
(n=10)
Phân để tự
nhiên ở điều
kiện t
0
và A
0

không khí bình
thường
10 - 15
45,27±1,38
0
0,00
20
37,13±1,62
15,03±0,64
40,48
25
42,17±1,38
34,77±1,38
82,45
30
38,50±1,46
36,27±1,43
94,20

35
40,10±1,37
40,10±1,37
100
II
(n=10)
Phân để tự
nhiên ở điều
kiện t
0
và A
0

không khí bình
thường, bổ sung
nước để duy trì
mẫu phân luôn
ướt
10 - 20
40,70±1,38
0
0,00
21- 30
45,60±1,16
0
0,00
35
42,80±1,51
8,50±0,30
19,86

40
50,50±0,74
16,20±0,33
32,08
45
44,17±1,32
22,30±0,66
50,49
50
41,90±1,51
26,13±0,94
62,37
55
46,23±1,49
34,50±1,38
74,62
60
43,10±1,50
36,47±1,13
84,60
65
44,80±1,32
44,80±1,32
100
Từ kết quả bảng 3.15 chúng tôi có nhận xét: dưới tác động của
ánh sáng tự nhiên, mẫu phân sẽ khô nhanh hơn, không đảm bảo ẩm
độ, làm cho Oocyst gây bệnh chết nhanh hơn. Ngược lại, ở điều kiện
ẩm độ của phân cao (phân luôn ướt nhão) Oocyst gây bệnh có khả
năng tồn tại đến ngày thứ 65.
3.2. ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ, LÂM SÀNG CỦA BỆNH CẦU TRÙNG THỎ

3.2.1. Đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh cầu trùng ở thỏ gây
nhiễm loài E. stiedae
3.2.1.1. Thời gian và diễn biến thải Oocyst sau gây nhiễm cầu
trùng E. stiedae
Bảng 3.16 cho thấy:
Đợt gây nhiễm: sau gây nhiễm (SGN) 7 - 8 ngày thấy cả 13 thỏ đều
thải Oocyst theo phân. Điều này có nghĩa là thời gian cầu trùng hoàn
thành vòng đời trong đường tiêu hóa của thỏ là 7 – 8 ngày. Từ ngày thứ
28 trở đi không còn thỏ nào thải Oocyst. Điều này có nghĩa là, nếu thỏ

13
chỉ nhiễm cầu trùng một lần và không bị nhiễm tiếp tục thì sau 28 ngày
thỏ sẽ thải hết Oocyst và không còn cầu trùng ký sinh. Song, tổn thương
do cầu trùng gây ra ở ruột, gan và mật rất nặng và khó hồi phục. Với kết
quả này cho thấy, khi gây nhiễm với liều cao Oocyst thì số Oocyst bài
ra theo phân cao hơn rất nhiều so với dùng liều gây nhiễm thấp.
Bảng 3.16. Thời gian thỏ gây nhiễm bắt đầu thải Oocyst
và diễn biến thải Oocyst của thỏ sau gây nhiễm
Đợt
gây
nhiễm
Số TT thỏ
gây nhiễm
Số lƣợng
Oocyst
gây nhiễm
Thời gian bắt
đầu thải Oocyst
SGN (ngày)
Số Oocyst/g phân/ngày sau gây nhiễm

( )
7 – 13
ngày
14 – 20
ngày
21 – 27
ngày
28 – 31
ngày
1
1
5.000
8
12.508,57
± 715,41
9.782,13
± 937,53
1.870,05
± 178,78
0
2
7
23.218,48
± 781,65
15.901,86
± 1346,98
3.219,14
± 151,12
0
3

7
33.953,14
± 1009,85
24.489,00
± 1772,46
-
-
2
1
10.000
8
22.159,14
± 850,82
13.828,81
± 819,49
2.968,95
± 453,47
0
2
7
26.230,29
±1166,72
15.162,57
±1033,87
3.114,00
±11773
0
3
7
29.193,14

±1207,81
14.872,43
±699,33
2.679,86
±138,18
0
3
1
15.000
7
19.870,52 ±
680,52
14.734,19
± 1392,10
3.671,24
± 365,03
0
2
7
20.402,71
±739,83
16.171,29
±381,02
2.595,14
±180,66
0
3
8
27.238,86
±2267,07

18.682,14
±1770,87
1.945,29
±15,99
0
4
7
42.198,24
± 1181,90
31.768,67
± 229,40
-
-
4
1
20.000
8
43.213,71
±1692,39
26.708,14
±1738,51
1.376,23
±212,21
-
2
8
45.238,86
±1599,50
32.138,00
±1389,46

-
-
3
7
44.999,71
±1826,34
30.217,71
±1758,22
1.563±
19,23
-
Đối
chứng
4 đợt
13 thỏ
0
-
0
0
0
0
3.2.1.2. Biểu hiện lâm sàng của thỏ sau gây nhiễm cầu trùng E. stiedae
Qua bảng 3.17 cho thấy, trong đợt gây nhiễm 1 có thỏ số 1 không
có biểu hiện lâm sàng rõ ràng, chỉ thấy kém ăn, hay nằm. Đối với thỏ
x
mX

14
2 và 3 ăn thất thường, lông xù, ủ rũ hay nằm một chỗ. Niêm mạc nhợt
nhạt, phân sệt từ ngày thứ 10 – 12 sau gây nhiễm.

Đợt 2, cả 3 thỏ đều không tăng trọng, ăn kém và hay nằm, lông
xù, niêm mạc nhợt nhạt.
Bảng 3.17. Triệu chứng của thỏ gây nhiễm cầu trùng
Đợt
gây
nhiễm
TT thỏ
gây
nhiễm
Biểu hiện lâm sàng
Khối lƣợng thỏ (kg)
Trước
ngày
GN
15
ngày
SGN
30
ngày
SGN

1
1
- Không có biểu hiện lâm sàng
0,4
0,7
1
2
- Giảm tăng trọng, ăn kém, lông xù, ủ rũ hay
nằm.

- Phân nát (từ ngày 12 SGN)
0,5
0,4
0,3
3
- Giảm tăng trọng, ăn thất thường, lông xù, ủ
rũ hay nằm, niêm mạc nhợt nhạt
- Phân nát (từ ngày thứ 8), phân đen lỏng (từ
ngày thứ 10 SGN)
- Chết ở ngày 23 SGN
0,5
0,3
-
2
1
Không tăng trọng, ăn kém, hay nằm, lông xù,
niêm mạc nhợt nhạt
0,9
0,9
0,9
2
0,8
0,8
0,8
3
0,9
0,9
0,9
3
1

- Giảm tăng trọng, ăn thất thường, lông xù, ủ
rũ hay nằm, niêm mạc nhợt nhạt
- Phân sệt (từ ngày thứ 10 đến ngày 14 SGN).
Thỏ 4 chết ở ngày 26 SGN
0,9
0,7
0,5
2
0,8
0,7
0,6
3
0,9
0,7
0,5
4
0,9
0,5
-
4
1
- Giảm tăng trọng, ăn thất thường, lông xù, ủ
rũ hay nằm một chỗ, niêm mạc nhợt nhạt,
chướng bụng đầy hơi
- Phân sệt (từ ngày thứ 8), phân lỏng (từ ngày
thứ 10 đến ngày18 SGN), phân đen, nhầy,
thối khắm
- 01 thỏ chết ở ngày 24 SGN; 02 thỏ chết ở
ngày 28 và 29 SGN
0,8

0,5
-
2
0,9
0,5
-
3
0,9
0,6
-
Đối
chứng
4 đợt
13 thỏ
Không có triệu chứng lâm sàng
0,48±
0,03
0,85±
0,05
1,32±
0,07
Ghi chú: SGN – sau gây nhiễm
Đợt 3 và 4, với liều gây nhiễm cao thấy triệu chứng rõ rệt như:
giảm tăng trọng, ăn thất thường, lông xù, ủ rũ hay nằm, niêm mạc
nhợt nhạt, chướng bụng đầy hơi. Phân lỏng, đen, nhầy, thối khắm.

15
Đợt 3 có 1 thỏ chết SGN 26 ngày; đợt 4 sau 29 gây nhiễm cả 3 thỏ
đều chết.
Theo dõi 13 thỏ ở lô đối chứng không thấy thỏ nào có triệu chứng

lâm sàng.
3.2.1.3. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học của thỏ sau gây nhiễm
cầu trùng E. stiedae
Bảng 3.18. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học
của thỏ bị bệnh cầu trùng
Chỉ tiêu huyết học
Thỏ đối chứng
(
x
mX
)
(n=13)
Thỏ gây nhiễm
(
x
mX
)
(n=13)
Mức ý nghĩa
(P)
Số lượng hồng cầu
(triệu/mm
3
máu)
6,01 ± 0,10
5,11 ± 0,05
<0,01
Số lượng bạch cầu
(nghìn/mm
3

máu)
7,96 ± 0,03
8,30 ± 0,02
<0,01
Hàm lượng huyết sắc tố
(g%)
11,47 ± 0,14
9,39 ± 0,15
<0,01
Bảng 3.18 cho thấy
Các chỉ tiêu huyết học của thỏ đối chứng đều nằm trong giới hạn
sinh lý bình bình thường.
So sánh giữa thỏ đối chứng và thỏ bị bệnh cầu trùng do gây
nhiễm, chúng tôi thấy: số lượng hồng cầu trung bình của nhóm thỏ bị
bệnh đều thấp hơn số lượng hồng cầu trung bình của nhóm thỏ đối
chứng. Số lượng bạch cầu trung bình của nhóm thỏ bị bệnh cao hơn
so với nhóm thỏ đối chứng. Hàm lượng huyết sắc tố trung bình của
nhóm thỏ bị bệnh thấp hơn so với nhóm thỏ đối chứng.
Sự giảm số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố và tăng số
lượng bạch cầu ở thỏ bị bệnh cầu trùng là rất rõ rệt (P<0,01).
* Sự thay đổi công thức bạch cầu giữa thỏ gây nhiễm và đối chứng
Bảng 3.19. Sự thay đổi công thức bạch cầu của thỏ gây nhiễm cầu trùng
Loại bạch cầu
Thỏ đối chứng
(
x
mX
) %
n = 13
Thỏ gây nhiễm

(
x
mX
) %
n = 13
Mức ý nghĩa
(P)
Trung tính
29,17 ± 0,32
25,56 ± 0,58
<0,01
Ái toan
0,96 ± 0,01
1,34 ± 0,03
<0,01
Ái kiềm
4,96 ± 0,42
4,83 ± 0,02
<0,05
Lâm ba cầu
59,15 ± 0,18
61,50 ± 0,20
<0,01
Đơn nhân lớn
3,96 ± 0,01
4,27 ± 0,02
<0,01

16
Bảng 3.19 cho thấy:

- Công thức bạch cầu của thỏ khoẻ (nhóm đối chứng) nằm trong
giới hạn sinh lý bình thường.
- Công thức bạch cầu của nhóm thỏ bị bệnh (nhóm gây nhiễm) là:
tỷ lệ trung tính của nhóm thỏ bị bệnh giảm thấp so với thỏ khoẻ
(25,56% so với 29,17%).
Như vậy, công thức bạch cầu của thỏ bị bệnh do gây nhiễm có sự
thay đổi so với thỏ đối chứng: tỷ lệ bạch cầu trung tính và ái kiềm
giảm; tỷ lệ lâm ba cầu, bạch đơn nhân lớn và và bạch cầu ái toan đều
tăng. Sự sai khác này là rất rõ rệt (P<0,01).
3.2.1.4. Bệnh tích đại thể của thỏ gây nhiễm cầu trùng E. stiedae
* Bệnh tích đại thể của thỏ gây nhiễm cầu trùng
Bảng 3.20: Bệnh tích đại thể của thỏ gây nhiễm cầu trùng E. stiedae
Đợt gây
nhiễm
TT thỏ gây
nhiễm
Biểu hiện lâm sàng

Đợt 1
1
Bệnh tích không rõ rệt
2
Niêm mạc manh tràng dày lên và có xuất huyết
3
Xác chết gầy, manh tràng thấy nhiều điểm nốt hoại tử
mầu trắng
Đợt 2
1
Niêm mạc trực tràng dày. Ruột non có nhiều nốt hoại tử
trắng. Mật sưng, gan có nhiều điểm hoại tử trắng.

2
3
Đợt 3
1
Niêm mạc manh tràng dày, xuất huyết, hậu môn đỏ và
loét, gan có nhiều điểm hoại tử trắng.
2
3
4
Đợt 4
1
Xác chết gầy, ruột xoăn lại. Niêm mạc manh tràng dày,
có nhiều điểm hoại tử trắng ruột non có nhiều nốt hoại
tử trắng. Gan có nhiều điểm hoại tử trắng. Mật sưng to.
2
3
Đối chứng
4 đợt
13 thỏ
Không có triệu chứng lâm sàng
Bảng 3.20 cho thấy: Áp dụng phương pháp mổ khám phi toàn
diện, kết quả như sau: đối với thỏ 1 ở đợt thí nghiệm 1 bệnh tích
không điển hình; thỏ 2 đều thấy niêm mạc manh tràng dầy lên và có
hiện tượng xuất huyết. Ở đợt 3 thấy manh tràng xuất huyết, hậu môn
đỏ và loét. Đối với đợt 4 sau gây nhiễm 29 ngày thấy thỏ chết, mổ
khám thấy ruột xoăn, niêm mạc manh tràng dày, có điểm hoại tử
trắng, gan có nhiều điểm hoại tử trắng.

17
Như vậy, bệnh tích điển hình của thỏ bị bệnh cầu trùng thấy rõ ở

ruột và gan. Kết quả này phù hợp với mô tả của Kolapxki N. A và cs
(1980); Đinh Văn Bình và cs (2005).
* Những biến đổi vi thể ở cơ quan tiêu hoá của thỏ gây nhiễm cầu trùng
Bảng 3.21. Bệnh tích vi thể của thỏ gây nhiễm cầu trùng
Nguồn gốc
tiêu bản
Số tiêu bản
nghiên cứu
Số tiêu bản
có biến đổi vi
thể
Tỷ lệ
(%)
Biến đổi vi thể
Gan
13
9
69,23
Tế bào gan bị hoại tử;
Các Schizont và đại
phối tử tập trung thành
đám trong nhu mô gan.
Manh tràng
13
11
84,62
Biểu mô phủ long tróc;
tế bào viêm xâm nhập
mô đệm tập trung
thành nang; tế bào

viêm xâm nhập mô
đệm chủ yếu là bạch
cầu ái toan; mô đệm
xuất huyết mạnh; Các
đại phối tử xâm nhập
vào lớp biểu mô; Các
Schizont xâm nhập vào
lớp biểu mô của manh
tràng, kết tràng và phá
vỡ lớp biểu mô.
Kết tràng
13
6
46,15
Kết quả bảng 3.21 cho thấy:
Bệnh tích vi thể tập trung ở một số phần của ruột già và ở gan, tỉ
lệ tiêu bản có bệnh tích nhiều nhất là ở manh tràng (84,62%), sau đó
là ở gan (69,23%) và thấp nhất ở kết tràng (46,15%).
3.2.2.2. Tỷ lệ thỏ nhiễm cầu trùng trên thực địa có triệu chứng lâm sàng
Kết quả bảng 3.24 cho thấy:
Trong tổng số 1857 thỏ nhiễm cầu trùng tại thành phố Hải Phòng
có 557 thỏ có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh, tỷ lệ có triệu
chứng trong số thỏ nhiễm cầu trùng là 29,99%. Trong 993 thỏ nhiễm
cầu trùng của tỉnh Hải Dương có 375 thỏ có triệu chứng lâm sàng, tỷ lệ
37,76%. Triệu chứng thỏ gầy yếu, lông xù, lười vận động là cao nhất
(khoảng 50 - 60%), thấp hơn là triệu chứng niêm mạc mắt nhợt nhạt
(khoảng 35 – 45%). Nhiều thỏ bị tiêu chảy, phân màu đen, thối khắm

18
(khoảng 30 - 40%). Triệu chứng chướng bụng, đầy hơi chiếm khoảng

25 - 30% số thỏ bị bệnh. Một số thỏ còn có triệu chứng đái nhiều, nước
tiểu màu trắng đục (khoảng 10 - 15%).
Bảng 3.24. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của thỏ bị bệnh cầu trùng
trên thực địa
Địa phƣơng
Số thỏ
nhiễm cầu
trùng
(con)
Số thỏ
có triệu
chứng
(con)
Tỷ lệ
(%)
Biểu hiện lâm sàng
Tỉnh,
thành
Huyện, quận
Hải
Phòng
Thuỷ Nguyên
297
96
32,32
- Thỏ gầy yếu, lông
xù, lười vận động
(khoảng 50 - 60%).
- Niêm mạc mắt nhợt
nhạt (khoảng 35 –

45%).
- Tiêu chảy, phân đen,
thối khắm (khoảng 30
- 40%).
- Bụng chướng hơi
(khoảng 25 - 30%).
- Đái nhiều, nước tiểu
màu trắng đục (khoảng
10 - 15%).
Vĩnh Bảo
231
51
22,08
Tiên Lãng
489
151
30,88
Kiến Thuỵ
491
141
28,72
An Dương
172
57
33,14
Dương Kinh
177
61
34,46
Tính chung

1857
557
29,99
Hải
Dƣơng
Kinh Môn
121
55
45,45
Thanh Hà
275
87
31,64
Kim Thành
213
89
41,78
Tứ Kỳ
211
77
36,49
Ninh Giang
173
67
38,73
Tính chung
993
375
37,76
Tuy nhiên, những triệu chứng nói trên cũng là những triệu chứng

chung của nhiều bệnh khác. Vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào triệu chứng
lâm sàng thì việc chẩn đoán rất khó khăn, kết quả chẩn đoán không
chính xác, dẫn đến việc điều trị không hiệu quả.
3.2.2.3. Bệnh tích của thỏ bị bệnh cầu trùng trên thực địa
Bảng 3.26 cho thấy: tỷ lệ thỏ có bệnh tích ở các phần của ruột non,
ruột già và ở gan khác nhau. Bệnh tích cầu trùng thấy ở ruột già nhiều
và nặng, tỷ lệ bệnh tích ở ruột thấp hơn (ở không tràng là 26,42%, hồi
tràng là 11,92%), trong khi tỷ lệ ở manh tràng là 50,26%, ở kết tràng
là 34,72% và gan, mật là 36,79%.
Bệnh tích do cầu trùng gây ra ở gan rất điển hình, nhất là khi bệnh
ở thể nặng (gan hoại tử, xơ gan). Kolapxki N.A., Paskin (1980).

19
Bảng 3.26. Bệnh tích ở các phần của hệ tiêu hoá thỏ
Vị trí kiểm
tra
Số thỏ mổ
khám
(con)
Số thỏ có
bệnh tích
(con)
Tỷ lệ có
bệnh tích
(%)
Bệnh tích đại thể
Không tràng
193
51
26,42

Niêm mạc thủy thũng, phủ
dịch nhầy, đôi chỗ xuất huyết
Hồi tràng
23
11,92
Niêm mạc thủy thũng, chỗ tiếp
giáp manh tràng có nhiều ổ hoại
tử mầu trắng, to bằng hạt đậu
Manh tràng
97
50,26
Niêm mạc sung huyết, đôi
chỗ xuất huyết, có nhiều điểm
hoặc vùng hoại tử màu trắng
xám ăn sâu vào tận màng thanh
mạc,
Kết tràng
67
34,72
Gan, mật
71
36,79
Có nhiều ổ hoại tử trắng to
bằng hạt đậu trên bề mặt và
trong gan; túi mật sưng to, ống
dẫn mật giãn rộng
3.3. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG THỎ
3.3.1. Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc trị cầu trùng cho thỏ
Bảng 3.27. Hiệu lực của thuốc trị cầu trùng cho thỏ thí nghiệm
Thuốc điều trị

(Liều lượng)
Thứ tự
thỏ điều
trị
Số Oocyst/gam phân
trƣớc khi dùng thuốc
Số Oocyst/gam phân sau
khi dùng thuốc
10 ngày
15 ngày
Novazuril
(2ml/lít nước
uống, dùng liên
tục 3 ngày)
1
12.740,67 ± 582,3
0
0
2
14.594,00 ± 602,16
0
0
3
12.034,00 ± 90,47
0
0
4
13.214,00 ± 273,08
0
0

5
17.280,67 ± 1079,05
0
0
Baycox 5%
(2ml/lít nước
uống, dùng liên
tục 3 ngày)
1
12.642,00 ± 356,07
0
0
2
13.814,00 ± 616,37
0
0
3
16.285,00 ± 398,54
0
0
4
12.800,00 ± 707,58
0
0
5
11.809,67 ±1324,54
0
0
Hancoc
(2ml/lít nước

uống, dùng liên
tục 5 ngày)
1
15.832,67 ± 2178,91
0
0
2
18.314,87 ± 640,84
1.030,33±
46,37
0
3
14.647,33 ± 1356,68
0
0
4
13.067,33 ± 857,16
0
0
5
12.740,67 ± 1478,81
0
0

20
Kết quả bảng 3.27 cho thấy:
- Thuốc Novazuril và Baycox 5%: liều 2 ml/ 1lít nước uống, dùng
liên tục 3 ngày điều trị cho 5 thỏ nhiễm cầu trùng với cường độ nặng.
Sau khi dùng thuốc, kiểm tra lại phân ở ngày thứ 10 không thấy thỏ
nào còn Oocyst cầu trùng. Hiệu lực điều trị đạt 100%.

- Thuốc Hancoc: liều 2 ml/ 1lít nước uống, dùng liên tục 5 ngày
điều trị cho 5 thỏ nhiễm cầu trùng ở cường độ nặng. Sau khi dùng
thuốc, kiểm tra lại phân ở ngày thứ 10 thấy có 4 thỏ không còn
Oocyst cầu trùng, tỷ lệ đạt 80%. Sau 15 ngày, kiểm tra lại phân thấy
cả 5 thỏ đều sạch Oocyst cầu trùng. Hiệu lực điều trị đạt 100%.
Từ kết quả trên, chúng tôi có nhận xét: Sử dụng 3 loại thuốc trên
điều trị cầu trùng cho thỏ thí nghiệm đều cho kết quả cao. Hiệu lực
điều trị của thuốc Novazuril và Baycox 5% đạt 100% sau 10 ngày
điều trị và thuốc Hancoc đạt 100% sau 15 ngày điều trị.
Sau thí nghiệm trên, chúng tôi đã thử nghiệm 3 loại thuốc cầu
trùng cho thỏ trên thực địa với số lượng thỏ nhiều hơn để có những
đánh giá chắc chắn hơn về hiệu lực của thuốc.
Kết quả xác định hiệu lực của thuốc trị cầu trùng cho thỏ trên thực
địa được trình bày ở bảng 3.28.
Bảng 3.28. Thử nghiệm thuốc trị cầu trùng cho thỏ trên thực địa
Tên thuốc

Liều

Liệu trình
Novazuril
Baycox 5%
Hancoc
2 ml/lít
nƣớc uống
2 ml/lít
nƣớc uống
2 ml/lít
nƣớc uống
3 ngày

3 ngày
5 ngày
Trƣớc
điều trị
Số thỏ nhiễm
50
50
50
Số Oocyst/1g
phân (
x
mX
)
12.748,59
±204,80
13.652,30
±317,68
15.638,33
±227,04
Sau điều
trị 10
ngày
Số thỏ còn
Oocyst (con)
4
1
5
Số Oocyst/1g
phân (
x

mX
)
2.739,50
±140,37
2.032,67
± 43,97
2.983,20
±230,10
Số thỏ sạch
Oocyst (con)
46
49
45
Tỷ lệ sạch
Oocyst (%)
92,00
98,00
90,00
Kết quả bảng 3.28 cho thấy:
Qua thử nghiệm thuốc trị cầu trùng cho thỏ, chúng tôi thấy, cả 3
thuốc Novazuril, Baycox 5%, Hancoc đều có thể sử dụng điều trị

21
bệnh cầu trùng cho thỏ, Hiệu lực điều trị bệnh triệt để đạt từ 90% -
98%. Trong đó, Baycox 5% (trong 100 ml có chứa 5 g Toltrazuril,
liều lượng 2 ml/ 1lit nước uống, dùng liên tục 3 ngày) cho hiệu lực
điều trị cao nhất (98%). Vì vây, các cơ sở và người chăn nuôi nên lựa
chọn thuốc Baycox 5% để phòng trị bệnh cầu trùng thỏ
3.3.2. Nghiên cứu thử nghiệm biện pháp phòng bệnh cầu trùng
cho thỏ

3.3.2.1. Thực trạng áp dụng biện pháp phòng bệnh cầu trùng cho thỏ
tại một số quận, huyện của thánh phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương
Bảng 3.29. Thực trạng áp dụng biện pháp phòng bệnh
cầu trùng trong chăn nuôi thỏ ở Hải Dƣơng và Hải Phòng
Biện pháp áp dụng


Tỉnh, thành
Dùng thuốc
phòng trị
Ủ phân
Thực hiện
vệ sinh
thú y
Chăm sóc
nuôi dƣỡng
tốt
Hải
Dƣơng
Số hộ điều tra (hộ)
36
36
36
36
Số hộ áp dụng (hộ)
7
5
8
9
Tỷ lệ (%)

19,44
13,89
22,22
25,00
Hải
Phòng
Số hộ điều tra (hộ)
57
57
57
57
Số hộ áp dụng (hộ)
8
9
11
14
Tỷ lệ (%)
14,04
15,79
19,30
24,56
Tính
chung 2
tỉnh,
thành
Số hộ điều tra (hộ)
93
93
93
93

Số hộ áp dụng (hộ)
15
14
19
23
Tỷ lệ (%)
16,13
15,05
20,43
24,73
Kết quả ở bảng 3.29 cho thấy:
Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng bệnh cầu trùng trong
chăn nuôi thỏ ở Hải Dương và Hải Phòng là không cao. Đối với dùng
thuốc phòng trị là 16,13%, ủ phân 15,05%, 20,43% là thực hiện vệ
sinh thú y và chăm sóc nuôi dưỡng tốt là 24,73%.
Từ kết quả trên, chúng tôi có nhận xét: tỷ lệ hộ áp dụng các biện
pháp phòng bệnh cầu trùng đường tiêu hoá cho thỏ ở tỉnh Hải Dương
và thành phố hải Phòng còn thấp. Quy mô chăn nuôi và sự phát triển
của nghề chăn nuôi thỏ có ảnh hưởng rõ rệt đến việc áp dụng các
biện pháp phòng bệnh cầu trùng đường tiêu hoá cho thỏ. Vì vậy, cần
khuyến cáo để người chăn nuôi thỏ quan tâm hơn để công tác phòng
chống bệnh cầu trùng cho thỏ đạt hiệu quả cao.

22
3.3.2.2. Thử nghiệm biện pháp phòng bệnh cầu trùng cho thỏ
* Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng sau 2 tháng thử nghiệm
biện pháp phòng bệnh
Kết quả bảng 3.32 cho thấy:
- Ở đợt I: Sau 2 tháng thử nghiệm, thỏ ở lô thử nghiệm và lô đối
chứng đều bị nhiễm cầu trùng. Thỏ lô thử nghiệm chỉ nhiễm với tỷ lệ

29,03%, trong khi lô đối chứng nhiễm tới 84,62%. Thỏ ở lô thử
nghiệm nhiễm nhiều ở cường độ nhẹ (85,19%), số còn lại nhiễm ở
cường độ trung bình (14,81%); trong khi đó lô đối chứng có 20,78%
số thỏ nhiễm ở cường độ nặng và 5,19% nhiễm ở cường độ rất nặng.
- Ở đợt II: Sau 2 tháng thử nghiệm thỏ ở lô thử nghiệm có tỷ lệ
nhiễm tăng đến 25,93%, trong khi đó lô đối chứng nhiễm tới 78,10%.
Thỏ ở lô thử nghiệm chủ yếu nhiễm cầu trùng ở thể nhẹ (77,14%)
và trung bình (22,86%), trong khi đó ở lô đối chứng có tới 22,43%
thỏ nhiễm ở cường độ nặng và 9,35% nhiễm ở cường độ nặng.
Bảng 3.32. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm cầu trùng của thỏ sau 2
tháng thử nghiệm biện pháp phòng bệnh



Diễn giải
Đợt I
Đợt II
Thử
nghiệm
Đối
chứng
Mức ý
nghĩa
(P)
Thử
nghiệm
Đối
chứng
Mức ý
nghĩa (P)

Số thỏ kiểm tra (con)
93
91

135
137

Số thỏ nhiễm
27
77

35
107

Tỷ lệ nhiễm (%)
29,03
84,62
0,001
25,93
78,10
0,001
Cƣờng
độ (%)
≤ 7000
Oocyst/ g phân
85,19
44,16
0,001
77,14
41,12

0,001
>7000 -10000
Oocyst/g phân
14,81
29,87
0,001
22,86
27,10
0,001
>10000-15000
Oocyst/g phân
0
20,78
0,001
0,00
22,43
0,001
>15000
Oocyst/g phân
0
5,19
0,001
0,00
9,35
0,001
Ghi chú: Đợt I: Bắt đầu từ thỏ sơ sinh
Đợt II: Bắt đầu với thỏ 4 tuần tuổi
Sự khác nhau về tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng giữa lô thử
nghiệm và lô đối chứng của 2 đợt thí nghiệm là rất rõ rệt (P< 0,001).
Như vậy, sau 2 tháng thử nghiệm biện pháp phòng bệnh cầu trùng

cho thỏ sơ sinh và thỏ trên 4 tuần tuổi, tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu

×