Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Báo cáo bảo tồn đa dạng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.4 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BÀI BÁO CÁO MÔN
THỰC TẬP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
Nội dung
QUẨN XÃ CỎ NĂNG
TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
Ngành: Khoa học Môi trường
Nhóm 2, sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Văn Cương
2. Dương Võ Nhi
3. Nguyễn Văn Nu Em
4. Mai Thị Như Ý
5. Nguyễn Thị Kim Lan
Đồng Tháp, 11/2014
Mục lục
Nội dung 1
Mục lục 2
I.Khái quát chung 2
II.Giới thiệu về loài cỏ năng 4
1.Diện tích 4
2.Thành phần loài 5
III.Đặc điểm cỏ năng 5
1.Cấu tạo, đặc điểm sinh trưởng và sinh sản 5
2.Một số đặc tính nổi trọi của quần xã cỏ năng 8
IV.Những tác động và hậu quả đến quần xã cỏ năng 9
1.Tác động 9
1.1Tác động tự nhiên 9
1.2 Tác động do con người 11
2.Hậu quả 13
V.Giá trị và một số biện pháp quản lí, bảo tồn quần xã cỏ năng 14
1.Giá trị đa dạng sinh học 14


1.1Giá trị kinh tế trực tiếp 14
2.Biện pháp quản lí, bảo tồn quần xã cỏ năng tại vườn 14
VI.Nhận xét đánh giá và kiến nghị 15
1.Nhận xét đánh giá 15
Hệ thống các chính sách quản lí, bảo tồn quần xã cỏ năng 15
2.Kiến nghị 16
Tài liệu tham khảo 17
I. Khái quát chung
2
Đa dạng sinh học là thuật ngữ dùng để mô tả sự phong phú và đa dạng của
giới tự nhiên. Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống tự mọi
nguồn, trong các hệ sinh thái trên đất liền, dưới biển và các hệ sinh thái dưới
nước khác và mọi tổng hợp sinh thái mà chúng tạo nên.
Vậy, bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Bảo tồn đa dạng dinh học là việc quản
lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và hệ sinh thái
nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của
chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai.
Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình
tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống, sự thịnh vượng của loài
người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Theo ước tính giá trị của tài
nguyên đa dạng sinh học trong các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản
hàng năm cung cấp cho Việt Nam khoảng 2 tỷ đô la (theo Kế hoạch hành động
đa dạng sinh học của Việt Nam -1995). Vậy để tìm hiểu rõ hơn về đa dạng sinh
học thì nhóm 2 đã lựa chọn địa điểm khảo sát là Vườn quốc gia Tràm Chim
thuộc thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng tháp.
Tràm Chim là một hệ sinh thái đất ngập nước đặc sắc của tỉnh Đồng Tháp.
Vườn quốc gia Tràm Chim còn là nơi lưu giữ 130 loài thực vật của hệ sinh thái
đất ngập nước Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp) với sáu kiểu sinh thái đặc trưng
trong số các quần xã đó, quần xã cỏ năn là một trong những quần giữ vai trò
quan trọng cho hệ sinh thái đất ngập nước của vườn quốc gia Tràm Chim.

Đây là nơi cư trú, sinh sống cho nhiều loại động vật quý hiếm và là nơi di
trú, kiếm ăn của sếu đầu đỏ mà loài sếu này có tên trong danh sách đỏ Việt Nam
và Thế giới, đang được các tổ chức quốc tế tài trợ để duy trì và phát triển.
3
 Sơ lược về lịch sử hình thành vườn quốc gia Tràm Chim
- Năm 1985, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp thành lập Công Ty Nông Lâm
Ngư Trường Tràm Chim với mục đích là trồng tràm, khai thác thủy sản đồng
thời giữ lại được một phần hình ảnh của Đồng Tháp Mười xa xưa.
- Năm 1986, loài sếu đầu đỏ (chim Hạc) được phát hiện ở Tràm Chim. Năm
199 trở thành khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tràm Chim cấp tỉnh, nhằm bảo tồn loài
sếu đầu đỏ.
- Năm 1994, Tràm Chim trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên cấp Quốc Gia,
theo Quyết định số 47/TTg ngày 02/02/1994 của Thủ tướng Chính Phủ.
- Năm 1998, khu Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim trở thành Vườn Quốc
gia Tràm Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg, ngày 29/12/1998 của
Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu:
+ Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long thành một mẫu chuẩn quốc gia về hệ sinh thái đất ngập nước vùng lụt
kín Đồng Tháp Mười.
+ Bảo tồn những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghiên cứu, khai thác
hợp lý hệ sinh thái của vùng vì lợi ích quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ môi
trường sinh thái chung của vùng Đông Nam Á.
- Ngày 2/2/2012 Tràm Chim được công nhận thành khu Ramsar thứ 4 của
Việt Nam là khu 2000 trên thế giới. Điều kiện tự nhiên địa hình nhìn chung là
thấp trũng, nơi cao nhất là 2,3 m, nơi thấp nhất là 0,4 m (so với mực nước biển
Tây Nam Bộ).
II. Giới thiệu về loài cỏ năng
1. Diện tích
Đồng cỏ năng (Eleocharis sp.) chiếm diện tích khoảng 2.968 ha, tạo thành
một trong những thảm cỏ rộng lớn, bao gồm:

• Đồng cỏ năng kim (Eleocharis atropurpurea) chiếm khoảng 235 ha. Đây
là bãi ăn của loài chim sếu.
4
• Năng ống (Eleocharis dulcis), chiếm khoảng 1.277 ha, và hợp với các
loài khác tạo thành các quần xã thực vật: năng kim – năng ống; năng kim - cỏ
ống; năng ống - cỏ ống, chiếm khoảng 937 ha; năng ống - cỏ ống - lúa ma
khoảng 443 ha; năng ống – cỏ ống – cơ chỉ khoảng 72 ha.
2. Thành phần loài
Những loài chim thường gặp: sếu (Grus antigone), cò trắng (Egretta
garzetta), cò bợ (Ardeola bacclus), trích cồ, trích đất, vịt trời (Anas
poecilorhyncha), le khoang cổ (Nettapus coromandelianus), diệc lửa (Ardea
purpurea), diệc xám (Ardea cinerea), cò lửa (Ixobrychus sinensis), cò lép, điêng
điểng.
Đa dạng sinh học của vườn vô cùng phong phú, bao gồm hơn 230 loài
chim (như điêng điểng, rồng rộc, ngang cánh trắng, cò thìa, bồ nông chân sám,
cò trắng Trung Quốc) và hơn 130 loài cá. Trong đó, sếu đầu đỏ thu hút sự quan
tâm nhiều nhất, hàng năm di cư đến vườn khoảng từ cuối tháng 1 đến giữa tháng
5. Hiện sếu đầu đỏ đang bị xếp vào loài đang gặp nguy hiểm trong Sách đỏ của
IUCN.
Những nơi có địa hình thấp và ngập nước quanh năm thì xen lẫn trong
quần xã năng là những loài thực vật thủy sinh như nhỉ cán vàng, súng ma, rong
đuôi chồn, rau càng, mồm mốc, cỏ ống, sen Quần xã cỏ năng là nơi kiếm ăn
của các loài tiêu biểu như sếu, giang sen và già đẫy, đồng thời quần xã sen, lúa
ma, mồm mốc và quần xã rừng tràm thích nghi cho các loài chim khác về ăn,
sinh sống và làm tổ.
Ngoài ra còn có các loài chim mới xuất hiện đáng chú ý như: le khoang
cổ, nhát hoa và gà lôi nước hiện có trong vườn.
III. Đặc điểm cỏ năng
1. Cấu tạo, đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
Đặc điểm: Chi Cỏ năng (danh pháp khoa học: Eleocharis) là một chi thực

vật, bao gồm khoảng 200 - 250 loài trong họ Cói (Cyperaceae). Chúng được gọi
5
chung là (cỏ/củ) năn(g). Nói chung, cỏ năng là các loài cỏ dại có thân đặc,
thường sống thủy sinh.
Chúng có các lá bị suy giảm xung quanh phần gốc của thân; những cái
trông giống như lá trên thực tế là thân nhưng chúng thực hiện phần lớn các chức
năng quang hợp cho cây.
Một số loài có thân luôn luôn mọc ngầm dưới nước. Các loài này có xu
hướng sử dụng cơ chế cố định cacbon C3. Các hoa mọc thành các bông con tụ
tập dày. Phần lớn các loài mọc lên từ các thân rễ, và vài loài có thân củ. Phần
lớn các loài trông khá giống nhau, với một cụm hoa ở trên đầu của phần thân
đơn. Eleocharis được tìm thấy khắp mọi nơi trên thế giới. Một trong những loài
được biết đến nhiều nhất tại VQG Tràm Chim là Cỏ năng ống (Eleocharis
dulcis) và góp phần không nhỏ là một bộ phận Cỏ năng kim. Trong đó:
Năng kim (Eleocharis ochrostachys Steud).
Cây thân thảo nhiều năm, có thân rễ và có củ nhỏ. Thân mảnh, hình trụ
hay hơi có cạnh, mọc thành bụi thưa, cao 20-60cm, to 2-3 mm. Lá tiêu giảm,
còn bẹ. Bông chét hình trụ ít hay nhiều hoa, vảy có hình gần chữ nhật, hơi bầu,
dài 4 - 5 mm, rộng 2-3,5 mm, đỉnh tù, đáy hơi lượn và lồi, 2 cạnh bên gần song
song, một gân giữa nổi rõ, màu nâu.
Bao hoa 5-7 mảnh, dài gấp 2-3 lần quả, phía trên có lông cứng hướng
xuống. Quả hình trứng ngược hay bầu dục rộng, dẹp, 2 mặt lồi, dài 1,5-2mm,
rộng 1-1,5mm, có gân dọc, màu vàng; góc vòi nhụy hình tháp; đầu nhụy xẻ.
Mùa ra hoa, quả tháng 9 - 11. Cây mọc nhiều ở Đồng Tháp, ruộng nhiều phèn ở
vùng Tràm Chim, đất ẩm, lầy. Cây năng kim bắt đầu cho củ vào đầu mùa khô
(tháng 1) cho đến tháng 5 thì cây tàn lụi. Trong thời gian cây cho củ thì Sếu đầu
đỏ bắt đầu bay về vì củ năng kim là thức ăn chủ yếu của Sếu.
Cỏ năng phát triển theo những nơi tập trung dinh dưỡng từ nguồn phù sa
dồi dào tạo nên những củ năng kim no tròn, khi mùa khô là thức ăn khoái khẩu
cho loài sếu đầu đỏ. Đa số các loại thực vật quí hiếm đang phát triển rải khắp ở

6
các khu A1, đến A5 của vườn và phát triển ở các vùng trũng, ao, hồ, kênh,
mương.
Khi cây tàn lụi thì Sếu cũng rời khỏi nơi đây. Vì vậy muốn duy trì số
lượng Sếu về VQG hàng năm thì cần có những biện pháp phát triển bền vững
cây năng kim này.
Củ cây năng kim Sếu đầu đỏ
Năng ống (Eleocharis dulcis (Burm.f.) Hensch.)
Còn gọi là năng ngọt. Cây thân thảo nhiều năm, có thân rễ (có khi có củ
nhỏ hình cầu dẹp bên dưới). Thân hình trụ, cao 0,4-1,5m, rộng 3-5mm, có màng
ngăn ngang. Lá tiêu giảm, còn bẹ ngắn. Bông chét? hình trụ, dài 1,5-6cm, bằng
hoặc rộng hơn thân, có nhiều hoa, vảy hình chữ nhật hay tam giác, có một gân
giữa nổi rõ và nhiều gân bên, màu nâu nhạt, xếp sát bên. Bao hoa 6-8 mảnh, bằng
hay dài gấp đôi quả, có lông cứng hướng xuống. Quả hình trứng ngược hay bầu
dục, dẹp, hai mặt lồi, đầu nhụy xẻ 2-3. Năng ống ra hoa quả từ tháng 3-12.
7
Năng ống ra hoa
Vào mùa lũ thân năng ống có thể dài ra nhiều mét. Cây thường mọc thuần
trên đất phèn hoặc gặp rải rác trong kênh nước phèn. Loài này thường gặp trong
nước ngọt, lợ cho đến mặn. Điều đó chứng tỏ loài năng ống có biên độ sinh thái
về độ mặn rộng. Năng ống khi sống trong môi trường nước hoặc nơi có độ ẩm
cao, cây sinh trưởng tốt, thân cây to và rất dài có khi dài từ 2-4m.
2. Một số đặc tính nổi trọi của quần xã cỏ năng
Cỏ năng kim có tên khoa học là Eleocharis atropurpurea. Do hình dáng
nhỏ nhắn, lại không có cành nhánh sum sê nên không có khả năng cạnh tranh
với các loài cỏ khác. Vì vậy, cỏ năng kim chỉ có thể sống được ở những nơi
khắc nghiệt mà các loài cây khác không thể mọc được. Chẳng hạn như trên đất
phèn nặng, khi độ chua và hàm lượng độc chất cao hơn đất bình thường hàng
ngàn lần thì chỉ có mỗi cỏ năng kim là sống được.
Dù trong điều kiện khắc nghiệt như thế nhưng cỏ năng kim lại có một sức

sống phi thường. Khi mùa khô bắt đầu, hạt tranh thủ mọc mầm và cọng cỏ lớn
lên trong điều kiện độ phèn, độ độc gia tăng mỗi ngày và lượng nước trong đất
lại giảm nhanh chóng do nắng nóng, gió và bốc hơi.
Dù vậy cỏ năng kim vẫn cố sống để vừa nhân thêm mật độ, vừa tích lũy
chất dinh dưỡng để ra hoa, kết trái và đồng thời còn tạo củ trong đất. Để rồi chỉ
trong khoảng hai tháng của mùa khô, cỏ năn kim đã kịp hoàn tất một vòng đời!
8
Đây cũng là lúc mà mặt đất đã bị khô khốc, trông chẳng khác gì một vùng đất
chết.
Nhưng nếu quan sát kỹ thì trên lớp đất mặt khô khốc đó lại có hàng triệu
hạt cỏ năng kim, chúng sẵn sàng trôi theo dòng nước để có thể định cư ở những
vùng đất khắc nghiệt khác. Chỉ cách mặt đất khoảng hai lóng tay, hàng ngàn củ
cỏ năng kim đang nằm chờ đến mùa sau để nảy mầm và gầy dựng lại màu xanh
cho mặt đất.
Trong giai đoạn khắc nghiệt của môi trường đó, những loài sinh vật bé
nhỏ như con kiến, con dế, con chuột đã biết đào lấy củ cỏ năn kim như là nguồn
dinh dưỡng duy nhất để duy trì cuộc sống. Ngay cả loài sếu đầu đỏ, với con
trưởng thành nặng năm bảy ký, cũng phải cặm cụi đào tìm những củ năn kim
nhỏ li ti để làm thức ăn sinh sống qua ngày. Đáng ngạc nhiên hơn là loài sếu đầu
đỏ này đã phải bay hàng ngàn cây số để về đây ăn củ năn kim!
Như vậy củ cỏ năng kim là nguồn thức ăn duy nhất cho toàn bộ hệ sinh
thái trong giai đoạn mùa khô khắc nghiệt trên vùng đất phèn nặng. Thiếu chúng
thì các loài khác sẽ không thể tồn tại. Vì vậy, người ta xem cỏ năn kim như là
loài chủ lực (keystone species) cho hệ sinh thái này.
IV. Những tác động và hậu quả đến quần xã cỏ năng
1. Tác động
1.1 Tác động tự nhiên
Cháy rừng

9

Cháy rừng luôn là vấn đề rất đuợc quan tâm, bởi hậu quả của nó rất
nghiêm trọng: những cánh đồng cỏ năng bị suy thoái, kéo theo cảnh quan sinh
thái bị phá vỡ, mất nguồn thức ăn, ảnh hưởng đến cuộc sống tự nhiên của rất
nhiều loài động thực vật.
Đó cũng là nguyên nhân làm giảm mạnh nhiều loài chim quý hiếm ở
Tràm Chim trong đó có loài siếu đầu đỏ và một số loài đặc hữu khác.
Sự xâm lấn của các loài ngoại lai.
Vườn quốc gia Tràm Chim đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự xâm lấn
của cây mai dương (Mimosa pigra) - một loài thực vật có hạt tồn tại kéo dài hơn
15năm, đã được Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp
trong 100 loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.
Đồng thời, VQG còn phát hiện sự xâm nhập của ốc bưu vàng và lục bình.
Nếu kiểm soát không chặt chẽ thì toàn bộ Vườn quốc gia sẽ bị loài này xâm lấn
triệt để, sự đa dạng sinh học sẽ mất đi hoàn toàn.
10
Cây mai dương
ốc bưu vàng
Lục bình
Bởi những loài này có sức sống cao, khó tiêu diệt và đặc biệt chúng phát
triển rất tốt trong điều kiện mùa nước lũ về, lúc này có một loài khác tại VQG
cũng đang phát triển đó là quần xã cỏ năng. Các loài ngoại lai có thể trực tiếp
phá hủy cơ thể cỏ năng hay cạnh tranh nguồn chất dinh dưỡng, ánh sáng và diện
tích hiện tại.
1.2 Tác động do con người
Quần xã cỏ năng phát triển theo môi trường và đặc điểm sinh thái đặc thù
của tự nhiên. Các tác động của con người như đào kênh, xẽ mương, xây đập làm
thay đổi môi trường sinh thái của năng.
Ảnh hưởng do khai thác.
Đa số nguời dân sống xung quanh VQG Tràm Chim là những nông dân
nghèo, mưu sinh chủ yếu bằng việc khai thác nguồn lợi từ Vườn quốc gia. Chế

độ bảo vệ nghiêm ngặt trong nhiều năm qua đã dẫn tới xung đột gay gắt giữa
Vườn quốc gia và cộng đồng cư dân.
Mặt dù hằng năm lãnh đạo của vườn đã xem xét và cho phép một ít người
dân được phép khai thác hợp lý ở vườn nhưng người dân vẫn thiếu ý thức làm
ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học ở vườn, Vườn quốc gia cũng đã không tránh
được sự khai thác qúa mức của con người, dẫn đến sự suy kiệt tài nguyên như
cá, củi, cỏ, Người dân "đột nhập" vào vườn cũng thường xảy ra. Chỉ cần đi
thuyền vào hái hoa sen, ngó sen, và hoa súng. Họ còn dùng xung điện khai thác
thủy sản, sử dụng hóa chất để bẫy chuột, cua ốc
11
Ngoài ra, khu vực Tràm Chim, vùng đất từng được coi là thế giới rộng lớn
của sếu đầu đỏ thì cách đây khoảng hai mươi năm, tình trạng phá rừng và săn
bắt vô tội vạ đã khiến đàn sếu không còn đất sống, phải tìm đến những vùng đất
khác.
Ảnh hưởng của nguồn nước.
Do sự phát triển hệ thống kênh đào rộng khắp và những thay đổi của sông
Mêkông, dẫn đến chế độ thủy văn toàn vùng Đồng Tháp Mười đã thay đổi, làm
thu hẹp diện tích đồng cỏ năng, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sếu đầu đỏ,
dẫn đến mật độ cá thể của loài chim này bị giảm hàng năm. Việc quản lý mực
nước trong vườn hiện nay rất khó khăn; bởi lẽ: nếu giữ mực nước thấp quá thì
dễ dẫn đến cháy rừng; còn nếu giữ mực nước cao liên tục, rừng tràm khó cháy
nhưng cây cỏ năng bị ngập nước sẽ không có củ để dẫn dụ đàn sếu.
Ngoài ra, việc đào ao nuôi tôm, cá và trồng lúa của nguời dân ở xung
quanh VQG cũng có thể ảnh huởng đến nguồn nuớc của vùng do nuớc rò rĩ từ
bên ngòai vào trong vườn, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt của lòai
chim nơi đây.
Du lịch sinh thái.
Vấn đề phát triển du lịch sinh thái ở VQG Tràm Chim là vấn đề cần quan
tâm, cần phải làm sao cho vừa mang lại lợi ích cho cộng đồng, đóng góp cho
bảo tồn mà không gây tác hại lên hệ sinh thái.

Nếu phát triển du lịch không bền vững có thể gây ra các tác động tiêu cực
tới môi trường như: tác động đến cảnh quan, đến động thực vật đặc biệt là Sếu
đầu đỏ, tới nguồn nước và môi trường của vườn quốc gia.
Trong sinh hoạt: Cụ thể, nhiều cánh đồng cỏ năng, thế giới riêng của sếu
đầu đỏ đã bị thay thế bởi những cánh đồng lúa, đồng tôm của nông dân.
Nguyên nhân là do nhiều người dân vẫn lén lút khai thác cỏ năng để làm
nguyên liệu dệt chiếu, đan đồ thủ công mỹ nghệ.
12
2. Hậu quả
Trong suốt thời gian qua, nhiều nơi người ta đã dốc hết công sức cho việc
đào kênh, xẻ mương, đắp đê giữ nước để giảm rủi ro cháy của đồng cỏ, rừng
tràm, nhằm mục đích giữ chân loài sếu đầu đỏ.
Sự xáo trộn này đã làm cho chất lượng đất và nước bị thay đổi nên diện
tích cỏ năng kim cũng giảm dần mỗi năm. Kết quả là từ hơn cả ngàn con sếu đầu
đỏ về đây mỗi năm, nay chỉ còn chưa tới một trăm con.
Tiến sĩ Dương Văn Nỉ cho biết thêm, trong thời gian từ 2009 - 2013, đã
có sự thay đổi lớn về diện tích của các quần xã thực vật trong VQG Tràm Chim.
Thay đổi lớn nhất là quần xã tràm. Năm 2009 chỉ có 1.900 ha nhưng đến năm
2013 đã tăng lên hơn 2.200 ha, và một phần nhỏ quần xã lúa ma, từ 27 ha đến
nay đã tăng lên 37 ha. Quần xã có diện tích giảm đáng kể nhất là quần xã cỏ
năng.
Nếu như thời điểm năm 2009 toàn VQG có hơn 1.100 ha thì đến năm
2013 diện tích đồng cỏ năng chỉ còn khoảng 600 ha. “Vì vậy, để duy trì đa dạng
sinh học trong VQG Tràm Chim, diện tích tràm phải được kiểm soát do tốc độ
xâm lấn của quần xã tràm rất nhanh và rất mạnh, hơn cả tốc độ xâm lấn của
quần xã cây mai dương, nếu không kiểm soát được thì trong tương lai, diện tích
đồng cỏ năng sẽ liên tục giảm”.
Nói về tác hại của tình trạng những đàn sếu đầu đỏ theo nhau dời bỏ
những địa phương nơi đây, Hội Sếu quốc tế cho rằng, sếu đầu đỏ là loài vật đặc
trưng của hệ sinh thái phèn mặn nơi đây. Khi chúng bỏ đi có nghĩa là môi

trường hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi này đã có những tác động tiêu cực tới
chúng.
Ngoài ra, khi đàn sếu đầu đỏ bỏ đi, nhiều loài sinh vật khác cũng dần bỏ
đi theo do sự biến đổi của chuỗi thức ăn và những tác động cộng sinh lên sinh
vật. Nghĩa là, xét về lâu dài, không chỉ riêng đàn sếu đầu đỏ mà hệ thống sinh
vật của vùng nước ngập phèn mặn cùng với những loài sinh vật khác cũng đang
dần cạn kiệt.
13
V. Giá trị và một số biện pháp quản lí, bảo tồn quần xã cỏ năng
1. Giá trị đa dạng sinh học
1.1 Giá trị kinh tế trực tiếp
Giá trị sử dụng cho tiêu thụ được đánh giá bao gồm: dùng làm chất
đốt khi phơi khô, dùng làm thức ăn, nguyên liệu, dược liệu,….
Giá trị sử dụng cho sản xuất: thông qua việc buôn bán các sản phẩm
được làm bằng nguyên liệu cỏ năng (nón, giỏ xách,…)
1.2 Giá trị kinh tế gián tiếp
Giá trị sinh thái: là cơ sở sinh tồn cho một số loài trong mạng lưới
thức ăn hiện tại, là nhân tố quan trọng để duy trì các quá trình sinh thái cơ bản
như: quang hợp, mối quan hệ giữa các loài, điều hòa nguồn nước, điều hòa khí
hậu, giữ lại các nguồn vật chất dinh dưỡng từ lũ…góp phần tạo ra các dịch vụ
nghỉ ngơi và du lịch sinh thái.
Giá trị giáo dục và khoa học: cung cấp nguồn dữ liệu cho các nhà
khoa học chuyên ngành và những người yêu thích sinh thai học tìm hiểu về hệ
sinh thái. Từ đó giúp con người hiểu rõ hơn về giá trị của đa dạng sinh học.
2. Biện pháp quản lí, bảo tồn quần xã cỏ năng tại vườn.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim cho biết,
tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển bền vững Vườn
Tràm Chim giai đoạn 2013-2020 với tổng kinh phí hơn 207 tỷ đồng. Trong
nguồn vốn đó, kinh phí giám sát, bảo tồn các quần xã thực vật, chim sếu đầu đỏ
và các loài chim nước, các sinh cảnh đất ngập nước và điều tra, kiểm kê xây

dựng bảng danh mục và bộ tiêu bản các loài động, thực vật, đặc biệt là đối với
các loài nguy cấp, quý, hiếm là hơn 7 tỷ đồng.
Các cán bộ, nhân viên của Vườn Tràm Chim cũng đề xuất các giải pháp
bảo tồn và sử dụng bền vững các loại thực vật, các loài thủy sản, chim nước ;
quy hoạch đầu tư vườn sưu tập thực vật với diện tích 2ha; xây dựng phòng bảo
quản và trưng bày tiêu bản động, thực vật; nghiên cứu sự biến đổi của hệ sinh
thái trảng cỏ năng, các tác động và đề xuất giải pháp duy trì bảo vệ ổn định hệ
sinh thái và kiểm kê sự đa dạng sinh học của Vườn Tràm Chim.
Vườn Quốc gia Tràm Chim hiện có 130 loài thực vật, đặc biệt hiện nay có
8 loại thực vật được vườn ưu tiên bảo tồn như cây gáo vàng, cà giâm, sen, lúa
ma (lúa trời), năng kim, ráng gạt nai, dây chọi và cỏ bắc. Đây là các loài thực
14
vật được ghi vào sách đỏ Việt Nam là loài quý hiếm. Tại Vườn Tràm Chim cũng
có 130 loài cá, trong đó có 17 loài quý, hiếm ghi vào sách đỏ Việt Nam và nhiều
loài cá có giá trị kinh tế cao như cá hô, cá còm, cá lóc bông, cá duồng, cá mang
rổ, cá ét mọi, duồng bay, ngựa nam, cá lóc, cá thát lát, trê trắng, trê vàng, rô
đồng, cá lóc đồng
Tại vườn còn có 231 loài chim nước với 32 loài quý hiếm đang được ưu
tiên bảo tồn như sếu đầu đỏ, ngan cánh trắng, cò thìa, ô tác (công đất, công
sấm), đại bàng đen, bồ nông chân xám, cò lạo Ấn Độ, giang sen, cò nhạn Để
bảo tồn loài sếu - loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam, Vườn Quốc gia Tràm
Chim có kế hoạch bổ sung thức ăn cho sếu là lúa. Vườn thực hiện việc bổ sung
thức ăn cho sếu vào các tháng cuối mùa khô.
Việc bảo tồn cỏ năng không chỉ có lợi ích cho toàn Xã hội mà còn có ý
nghĩa lâu dài cho những thế hệ mai sau bởi đây là loài vật có giá trị cao trong
bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường tự nhiên bền vững. Như việc Giáo dục ý
thức trách nhiệm cũng như tinh thần tự giác của người dân trong vùng tạo điều
kiện sống trong sạch cho đàn sếu khi đến mùa di trú. Đó chính là việc làm bức
thiết bởi không chỉ có ý nghĩa với đàn sếu mà còn với cả con người cũng như hệ
sinh thái ngập mặn đặc trưng của vùng đất này.

VI. Nhận xét đánh giá và kiến nghị
1. Nhận xét đánh giá
Hệ thống các chính sách quản lí, bảo tồn quần xã cỏ năng
• Quản lý thủy văn: xây dựng 6 cống điều tiết nước ở khu A1, A2.
• Xây dựng đê bao cống, đập.
• Đo mực nước hàng ngày tại các điểm thước nước
• Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của các loài chim trong vườn.
• Thực hiện ngiên cứu khoa học, kết hợp với các tổ chức các quỹ bảo trợ
thế giới,…
• Kiểm soát các loài ngoại lai.
15
• Hợp tác và chia sẽ tài nguyên.
• Tuyên truyền lớp bảo vệ môi trường.
• Phòng chống cháy rừng: Do diện tích cả vườn quốc gia tương đối rộng
lớn nên công tác tổ chức quản lý vá bảo tồn đa dạng sinh học là công việc cấp
thiết và chuẩn bị chu đáo. Ở vườn quốc gia tràm chim đã hoạt động được nhiều
phương pháp đáng kể để bảo vệ tính đa dạng của vườn quốc gia đặt biệt là công
tác phòng cháy chữa cháy: Xây dựng 19 trạm bảo vệ, các biển báo và 4 đài quan
sát. Tuần tra bảo vệ các lớp biểu bì dễ cháy vào mùa khô. Đốt cỏ chủ động vào
mùa khô ( đốt bỏ từ 500 – 800 ha vào mùa khô hằng năm ) Xử phạt các hành vi
vi phạm vào rừng. Trang bị dụng cụ máy móc, thiết bị chữa cháy.
2. Kiến nghị
• Cần có các giải pháp làm tăng số lượng cỏ năn qua các năm.
• Hạn chế sử dụng các sản phẩm từ cỏ năng và tác động và chúng thông qua
các loại hình dịch vụ du lịch.
• Bảo vệ môi trường sống đối với loài cỏ này.
• Nâng cao nhận thức của mọi người đối với loài cỏ này để thấy rõ giá trị
của nó với chính họ và cả vườn quốc gia.
• Các biện pháp thu hút các loài sống cộng sinh với quần xã giúp nâng khả
năng mở rộng diện tích, phát triển tốt.

• Thường xuyên tiến hành công tác điều tra, nghiên cứu đối tượng này về
một số đặc tính nổi trọi của chúng (thay thế thức ăn cho các loài động vật khác,
mối quan hệ dinh dưỡng).
• Ưu tiên phát triển quần xã cỏ năn cả về môi trường sống và diện tích.
16
Tài liệu tham khảo
/>ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwN3fwMLA0
dnC2cTV19nwyADU_2CbEdFAJmsY04!/?
WCM_PI=1&WCM_PI=1&WCM_GLOBAL_CONTEXT=%2Fwps%2Fwcm
%2Fconnect%2FSKHCN2%2Fsitskhcn%2Fsitatintucsukien
%2Fsitavandequantam
%2F20140911+hien+tuong&PC_7_UTFFLUD40GO080AC8C4EMC1RG6_W
CM_Page.5ba7308043d27d2abd09bd519069047b=6
/>name=News&file=article&sid=995342#ixzz3Lz77Sprm
doc tin tuc www.xaluan.com
diệc lữa
17

×